Tải bản đầy đủ (.docx) (52 trang)

Tình hình sử dụng thức ăn công nghiệp trong nuôi trồng thủy sản tại huyện phong điền, tỉnh thừa thiên huế

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (473.02 KB, 52 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM
Khoa Thủy sản

BÁO CÁO

TỐT NGHIỆP
TÊN ĐỀ TÀI:
Tình hình sử dụng thức ăn công nghiệp trong nuôi trồng thủy
sản tại huyện Phong Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế

Sinh viên thực tập: Nguyễn Thiện An
Lớp: Cao Đẳng Thủy Sản 47
Giáo viên hướng dẫn: T.S Ngô Hữu Toàn
Bộ môn: Cơ sở thủy sản

Huế, 2016


TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM
Khoa Thủy sản

BÁO CÁO

TỐT NGHIỆP
TÊN ĐỀ TÀI:
Tình hình sử dụng thức ăn công nghiệp trong nuôi trồng thủy
sản tại huyện Phong Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế

Sinh viên thực tập: Nguyễn Thiện An
Lớp: Cao Đẳng Thủy Sản 47
Giáo viên hướng dẫn: T.S Ngô Hữu Toàn


Bộ môn: Cơ sở thủy sản
Địa điểm: Huyện Phong Điền, Tỉnh Thừa Thiên Huế
Thời gian: Từ 14-03-2016 đến 22-05-2016

Huế, 2016



LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành báo cáo tốt nghiệp này tôi xin bày tỏ lòng biết ơn tới thầy
giáo TS. Ngô Hữu Toàn đã tận tình trực tiếp hướng dẫn tôi trong suốt thời gian
thực tập và hoàn thành báo cáo.
Tôi xin chân thành cảm ơn quý Thầy Cô giáo trường Đại Học Nông Lâm
Huế đã truyền đạt kiến thức cho tôi trong suốt quá trình học tập tại trường.
Tôi xin chân thành cảm ơn các hộ nuôi trồng thủy sản, lãnh đạo và tập thể
cán bộ Ủy ban Nhân dân Huyện Phong Điền.
Cuối cùng tôi xin gửi lời cảm ơn đến gia đình, người thân, bạn bè đã động
viên tôi trong suốt quá trình thực tập và nghiên cứu.
Do hạn hẹp về thời gian và lần đầu tiên báo cáo nên không tránh khỏi
những thiếu sót. Rất mong sự thông cảm và ý kiến đóng góp của quý thầy cô, cơ
quan và bạn bè để báo cáo hoàn thiện hơn.
Xin chân thành cám ơn!
Huế, tháng 6 năm 2016
Sinh viên

Nguyễn Thiện An

MỤC LỤC
PHẦN 1: MỞ ĐẦU
1.1. Tính cấp thiết của đề tài

1.2. Mục tiêu đề tài


PHẦN 2: TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1. Thức ăn công nghiệp dùng trong nuôi trồng thủy sản
2.1.1. Khái niệm
2.1.2. Tiêu chuẩn chất lượng của thức ăn công nghiệp.
2.1.3. Các quy định pháp lý đối với thức ăn công nghiệp.
2.2. Các nguyên liệu sử dụng để sản xuất thức ăn công nghiệp.
2.2.1. Nguyên liệu giàu protein.
2.2.2. Nguyên liệu giàu năng lượng.
2.2.3. Nguyên liệu là các thức ăn bổ sung.
2.3. Sản xuất thức ăn công nghiệp.
2.3.1. Khái niệm.
2.3.2. Các nguyên tắc cơ bản trong sản xuất thức ăn công nghiệp.
2.2.3. Các phương pháp chế biến thức ăn thủy sản.
2.4. Sử dụng thức ăn công nghiệp trong nuôi trồng thủy sản.
2.4.1. Sử dụng thức ăn định kỳ
2.4.2. Sử dụng thức ăn theo nhu cầu
2.5. Bảo quản thức ăn công nghiệp trông nuôi trồng thủy sản.
PHẦN 3: NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1. Đối tượng nghiên cứu
3.2. Thời gian và địa điểm nghiên cứu
3.2.1. Thời gian nghiên cứu
3.2.2. Địa điểm nghiên cứu
3.3. Nội dung nghiên cứu
3.4. Phương pháp nghiên cứu
3.4.1. Phương pháp thu thập thông tin thứ cấp
3.4.2. Phương pháp thu thập thông tin sơ cấp
3.4.2.1. Phương pháp chọn điểm nghiên cứu

3.4.2.2.Phương pháp chọn mẫu nghiên cứu


3.4.2.3. Phương pháp phỏng vấn chính thức.
3.4.2.4. Phương pháp phỏng vấn bán chính thức.
3.4.2.5. Phương pháp quan sát.
3.5. Phương pháp xử lý số liệu
PHẦN 4: KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN
4.1. Các loại thức ăn công nghiệp có mặt tại đại lý bán thức ăn thủy sản ở
huyện Phong Điền
4.1.1. Thức ăn nuôi tôm
4.1.2 Thức ăn nuôi cá
4.2. Tình hình sử dụng thức ăn công nghiệp của một số hộ dân và đại lý
thức ăn nuôi trồng thủy sản trên địa bàn Phong Điền
PHẦN 5: KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ
5.1. Kết luận
5.2. Đề nghị
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC


DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
DE: Năng lượng tiêu hóa
HACCP: Hazard Analysis Critical Control Points (Phân tích mối nguy và
điểm kiểm soát giới han).
FCR: Hệ số chuyển đổi thức ăn
ME: Năng lượng trao đổi
NN và PTNT: Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
NTTS: Nuôi trồng thủy sản
ISO: Internation Organization for Standardization (Tiêu chuẩn về vệ sinh

an toàn thực phẩm).
TACN: Thức ăn công nghiệp
UBND: Ủy ban nhân dân
VNĐ: Việt Nam đồng


DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU
Bảng 1: Mối quan hệ giữa độ ẩm của thức ăn với sự phát triển của côn
trùng và vi sinh vật.
Bảng 2: Kích thước của viên thức ăn công nghiệp cho cá
Bảng 3: Chỉ tiêu cảm quan của thức ăn viên nuôi tôm sú theo tiêu chuẩn
ngành 28 TCN 102:2004
Bảng 4: Tóm tắt các phương pháp chế biến thức ăn hạt
Bảng 5: Tình hình sử dụng thức ăn công nghiệp ở các hộ điều tra
Bảng 6: Các loại thức ăn công được các hộ điều tra sử dụng nuôi tôm, cá
Bảng 7: Đánh giá của người dân về giá cả của các loại thức ăn
Bảng 8: Các nguồn thông tin về TACN tại địa bàn nghiên cứu


DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 1: Những vấn đề quan tâm nhất của người dân khi sử dụng các loại
thức ăn công nghiệp
Biểu đồ 2: Tình hình tiêu thụ thức ăn trong những năm gần đây


PHẦN THỨ NHẤT
MỞ ĐẦU
1.1.

Tính cấp thiết của đề tài

Trong những năm gần đây, ngành thuỷ sản Việt Nam đã không ngừng phát
triển kể cả sản lượng khai thác, nuôi trồng, chế biến và xuất khẩu thuỷ sản. Ở
tỉnh Thừa Thiên Huế ngành nuôi trồng thủy sản rất được chú trọng phát triển và
đạt được những thành tựu đáng kể. Bên cạnh vấn đề chất lượng giống, chăm sóc
quản lý tốt thì thức ăn là một trong những nhân tố hàng đầu quyết định năng suất
của một vụ nuôi. Thức ăn đóng vai trò quan trọng và chiếm tỉ lệ cao trong chi
phí nuôi thâm canh các đối tượng thủy sản (50% - 60% tổng chi phí). Tiết kiệm
chi phí thức ăn là tăng đáng kể lợi nhuận. Để đáp ứng nhu cầu về thức ăn cho
động vật thủy sản thì việc lựa chọn và sử dụng thức ăn là một vấn đề đáng quan
tâm, đặc biệt là việc sử dụng thức ăn công nghiệp.
Do sống trong môi trường nước nên trong quá trình nuôi sẽ có nhiều điều
kiện bất lợi xảy ra như: thiên tai, dịch bệnh... ảnh hưởng rất lớn đến việc quản lý
khối lượng thức ăn hằng ngày, dẫn tới việc lãng phí thức ăn, ảnh hưỡng tới môi
trường nước, năng suất và lợi nhuận của người nuôi.
Thực trạng những năm gần đây trên địa bàn Thừa Thiên Huế nói chung và
huyện Phong Điền nói riêng, xuất hiện nhiều loại thức ăn công nghiệp của nhiều
hảng sản xuất khác nhau. Việc quản bá sản phẩm cùng với việc tranh dành thị
trường đã làm cho các hộ NTTS bối rối, không biết chọn loại TACN nào để sử
dụng trong NTTS.
Chính vì vậy, được sự đồng ý của nhà Trường, Ban chủ nhiệm Khoa Thủy
Sản và thầy giáo hướng dẫn tôi thực hiện dề tài: “TÌNH HÌNH SỬ DỤNG
THỨC ĂN CÔNG NGHIỆP TRONG NUÔI TRỒNG THỦY SẢN TẠI
HUYỆN PHONG ĐIỀN, TỈNH THỪA THIÊN HUẾ” nhằm biết được tình hình
sử dụng thức ăn công nghiệp ở khu vực này, từ đó đề xuất một số phương pháp
sử dụng thức ăn công nghiệp nhằm tiết kiệm chi phí và mang lại hiệu quả cao
cho người nuôi.

1.2.

Mục tiêu của đề tài

- Xác định được các loại thức ăn công nghiệp có bán ở các khu vực huyện
Phong Điền Thừa Thiên Huế.
- Tình hình sử dụng thức ăn công nghiệp của các hộ nuôi trồng thủy sản ở
huyện Phong Điền, Thừa Thiên Huế



PHẦN THỨ HAI
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.3. Thức ăn công nghiệp dùng trong nuôi trồng thủy sản
2.1.1. Khái niệm
Thức ăn công nghiệp là một hỗn hợp thức ăn bao gồm một số nguyên liệu
dã qua chế biến và phối hợp theo công thức của nhà chế tạo, đáp ứng nhu cầu
dinh dưỡng của tôm cá.
Thức ăn công nghiệp gồm 2 loại là hỗn hợp hoàn chỉnh và hỗn hợp bổ
sung:
- Hỗn hợp hoàn chỉnh: Đầy đủ các chất dinh dưỡng, khi cho ăn không cần bổ
sung thêm bất cứ một thành phần nào khác (dùng trong hệ thống nuôi công
nghiệp).
- Hỗn hợp bổ sung: là thức ăn chưa hoàn chỉnh, chỉ bổ sung thêm một số chất
dinh dưỡng cần thiết như vitamin, chất khoáng...
Có nhiều dạng thức ăn công nghiệp cho tôm cá như dạng khô, dạng ướt;
trong đó lại chia làm dạng bột hay viên, dạng mảnh hay hạt..., mỗi dạng đòi hỏi
một công nghệ sản xuất riêng. Để đạt yêu cầu hợp khẩu vị, dễ ăn, phát huy được
hiệu quả sử dụng cao nhất mà người ta thường chế biến thức ăn công nghiệp
theo các dạng sau:
- Thức ăn dạng bột: Hạt thức ăn nhỏ, mịn bột, dùng để nuôi ấu trùng.
- Thức ăn dạng hạt nhỏ: Thức ăn bột được trộn với nước, chất kết dính ép nén
thành hạt nhỏ, dạng thức ăn này ít tan trong nước, thường được dùng để nuôi cá
chình, tôm.

- Thức ăn dạng viên ướt: Các thành phần nguyên liệu được nghiền thành bột, trộn
thêm nước và chất kết dính, dùng máy ép thành những viên thức ăn tùy theo yêu
cầu kích thước. Thức ăn này hàm lượng nước khoảng 30%, chế biến đến đâu
cho ăn đến đấy.
- Thức ăn dạng viên khô: Thức ăn này bị mất đi một phần vitamin do trong quá
trình chế biến bị nhiệt độ cao phá hủy. Thức ăn này hàm lượng nước ít dễ bão
quản.
- Thức ăn dạng viên nở: Trên cơ sở thức ăn viên khô, qua công đoạn xử lý ngâm
nở, chế biến dạng thức ăn này cần khoảng 30% tinh bột. Loại thưc ăn này dể nổi
trên nước, tiện cho việc bắt mồi và cho người dễ quản lý.[3], [4], [5].
2.1.2. Tiêu chuẩn chất lượng thức ăn công nghiệp


Độ ẩm: Hàm lượng ảm của thức ăn công nghiệp (dạng khô) rất quan trọng
vì độ ẩm của thức ăn có quan hệ đến sự phát triển của vi sinh vật từ đó ảnh
hưởng đến thời hạn sử dụng. Bản sau đây cho biết mối quan hệ giữa hàm lượng
ẩm của thức ăn đến sự phất triển của vi sinh vật và côn trùng.
Bảng 1: Mối quan hệ giữa độ ẩm của thức ăn với sự phát triển của côn
trùng và vi sinh vật
Độ ẩm thức
ăn

Độ ẩm không

Hậu quả

khí
(%)

(%)


0-8

0 – 30

Không có hoạt động sinh học

9 – 14

30 – 70

Nhiễm côn trùng khi RH>60%

14 – 20

70 – 90

Nhiễm côn trùng và mốc

20 – 25

90 – 95

Mốc và vi khuẩn phát triển

>25

>95

Vi khuẩn tăng và nảy mầm


Kích thước viên thức ăn: Kích thước viên thức ăn phụ thuộc vào loài và
giai đoạn sinh trưởng của tôm, cá.
Ví dụ về kích thước viên thức ăn cho cá ăn được trình bày ở bản 2 như sau:
Bảng 2: Kích thước viên thức ăn công nghiệp cho cá
Cá rô phi
Kích cỡ/tuổi

Cá da trơn
Kích cỡ viên

Trọng lượng
(g)

Hương 1-24
giờ
Hương 2-10
ngày
Hương 10-30
ngày

Dạng lỏng

0,02-0,25

0,4-0,8

500

0,25-1,50


0,8-1,4

500-1000

1,50-5,00

1,4-2,8

500-1500

5,00-20,0

2,8-4,0

1-2

Cá giống

2

P: 1-30 g

3

P: 20-120 g

4

P: 125-250 g

P: >250 g

Kích cỡ viên
(mm)


Tiêu chuẩn cảm quan: Thức ăn phải có đặc trưng của nguyên liệu trong hỗn
hợp có mùi thơm, không có mùi mốc hoặc hôi thối...
Ví dụ:
Bảng 3: Chỉ tiêu cảm quan của thức ăn viên nuôi tôm sú theo tiêu
chuẩn ngành 28 TCN 102:2004.
T

Chỉ tiêu

Yêu cầu

1

Hình dạng bên ngoài

Viên hình trụ hoặc mảnh đều nhau, bề
mặc mịn, kích theo dúng số hiệu của từng
loại thức ăn

2

Màu sắc

Nâu vàng đến nâu, đặc trưng của

nguyên liệu phối chế

3

Mùi vị

Dặc trưng của nguyên liệu phối chế,
không có mùi men mốc và mùi lạ khác

T

Tiêu chuẩn dinh dưỡng: tiêu này phụ thuộc vào loài và giai đoạn sinh
trưởng của tôm, cá. Các tiêu chuẩn thường được quy định là năng lượng (DE
hoặc ME tính theo MJ hay Mcal/kg hỗn hợp), tỷ lệ P/E, protein và một số axit
amin, chất béo và axit béo n-3, một số chất khoáng (Ca,P...), một số vitamin (các
chất này được tính theo % hay g, mg/kg hỗn hợp).
2.1.3. Các quy định pháp lý đối với thức ăn công nghiệp
Việc sử dụng thức ăn công nghiệp (thức ăn viên) phải xem xét đến giá trị
dinh dưỡng, hiệu quả của việc hấp thụ và khả năng sử dụng tốt để từ đó duy trỳ
cuộc sống, ổn định về sau hoặc giúp tôm cá tăng trưởng và duy trì giống. Do đó
thức ăn tốt cần phải xem xét đến các thành phần chính như sau:
- Giá trị dinh dưỡng: phải đảm bảo đầy đủ và phù hợp các chất đạm, chất béo ,
Hydrat cacbon, Vitamin và khoáng chất. Có thể xem xét dựa trên tốc độ tăng
trưởng hàng ngày (ADG) tỷ lệ chuyển đổi thức ăn thành thịt trong từng giai
đoạn tuổi và suốt vụ nuôi và khả năng kháng bệnh của tôm.
- Quy trình sản xuất thức ăn tôm (shrimp feed processing) phải tạo ra sản phẩm
dạt hiệu quả cao nhất để không ảnh hưởng đến môi trường nuôi về sau, do đó
thức ăn tôm được sản xuất ra cần phải:
• Dây chuyền sản xuất phải có khả năng tạo ra nhiều kích cỡ thức ăn: thức ăn
dạng viên nhỏ (Crumble) và lớn (Pellet) để phù hợp với các cỡ tôm, để tôm dễ

bắt mồi và hấp thu tốt (CP 4001-s, 4001, 4002, 4003, 4004-s, và 4005).


• Nhà máy có quy định trong quá trình sản xuất, có nghiên cứu, phất triển sản xuất
và có sản phẩm tốt hơn, giá cả phù hợp và sản phẩm từ nhà máy phải qua kiểm
nghiệm trước khi đến người tiêu dùng.
• Nguyên liệu sản xuất thức ăn tôm phải đảm bảo giá trị dinh dưỡng, không có
độc, phải được nghiền nhuyễn để tôm có thể tiêu hóa nhanh và hấp thụ tốt.
• Giữ mùi thơm để hấp dẫn tôm ăn theo thời gian quy dịnh (2 giờ).
• Khả năng bền trong nước tốt để thức ăn không bị hư, vitamin và khoáng chất
không bbij thất thoát ra bên ngoài và không làm cho đáy ao bị dơ, tuy nhiên mà
có khả năng bền lâu trong nước sẽ làm cho tôm khó bắt mồi vì tôm không thể
đánh mùi được.
Thức ăn công nghiệp là một loại hàng hóa cho nên phải tuân thủ những quy
định của pháp luật của loại hàng hóa này, những quy định này phải được thể
hiện trên nhãn hàng.
Những quy định này gồm:
- Độ ẩm: đối với hỗn hợp khô, độ ẩm được quy định là <14%.
- Hàm lượng tối thiểu của chất dinh dưỡng (đối với cá chất dinh dưỡng quý như
protein, axit amin, chất béo, Ca, P,...) và hàm lượng tối đa các chất dinh dưỡng
(đối với các chất dinh dưỡng gây ảnh hưởng xấu đến sinh trưởng và hiệu suất sử
dụng thức ăn của động vật như tro, các sạn (khoáng không hòa tan trong axit
HCL), chất sơ.
- Các chỉ tiêu vệ sinh an toàn: Bao gồm các chỉ tiêu vi sinh vật gây bệnh và nắm
mốc độc hại (như aflatosin...), các chất hóa học độc hại (như kim loại nặng Pb,
Hg,Cd,...), các thuốc (như kháng sinh...).
- Các quy dịnh về nhãn hàng: nhãn hàng phải ghi tên thương phẩm (đối với những
sản phẩm có bổ sung thuốc kháng sinh, một số nước bắt buộc phải ghi trên nhãn
hàng chữ “có trộn thuốc kháng sinh” (MEDICATED), đối tượng sử dụng, các
phân tích đảm bảo, các nguyên liệu trong hỗn hợp (chỉ ghi tên nguyên liệu

không cần ghi khối lượng hay tỷ lệ), thời hạn sử dụng, tên và địa chỉ sản xuất,
khối lượng tịnh.[10]
2.2. Các nguyên liệu thường sử dụng dể sản xuất thức ăn thủy sản
Nguyên liệu làm thức ăn là nguyên liệu thích hợp dùng để chế biến thức ăn
cho sinh vật. Mỗi thức ăn có thể được cấu thành từ những thành phần hay nguồn
nguyên liệu khác nhau để có được thức ăn cân đối về thành phần dinh dưỡng.
Các nguyên liệu thường sử dụng để sản xuất thức ăn trong NTTS gồm các
nguyên liệu giàu protein, giàu năng lượng và các loại thức ăn bổ sung.
2.2.1. Nguyên liệu giàu protein


Nguyên liệu cung cấp chất đạm là những nguyên liệu mà trong thành phần
có chứa hàm lượng đạm cao. Có hai nguồn nguyên liệu cung cấp chất đạm chính
là nguyên liếu có nguồn gốc thực vật (như bột đậu nành, bánh dầu đậu phụng,...)
và nguyên liệu có nguồn gốc động vật (bột cá, cá tạp, bột huyết, bột thịt
xương,...). những loài ăn động vật thường có nhu cầu đạm động vật cao trong
thức ăn.
2.2.2. Nguyên liệu giàu năng lượng
Nguyên liệu cung cấp năng lượng khá đa dạng và có nguồn gốc động vật và
thực vật. Cám gạo là nguồn nguyên liệu thực vật chứa chất béo và chất bột
đường cao nên cung cấp năng lượng lớn. Có nhiều loại cám gạo được sử dụng
làm thức ăn như cám y, cám lau, cám sấy, cám ly trích dầu,... Các nguồn nguyên
liệu khác nhau như khoai mì, bắp,... Một số nguồn nguyên liệu chứa chất béo
cao như dầu cá, đầu mực,... (nguồn gốc động vật); dầu dừa, dầu bắp, dầu đậu
phộng,... (nguồn gốc thực vật).
2.2.3. Nguyên liệu là các thức ăn bổ sung
Trong chế biến thức ăn còn có thể dùng nhiều nguyên liệu khác nhau. Thức
ăn bổ sung gồm thức ăn bổ sung dinh dưỡng như acid amin, vitamin, protein,
khoáng và thức ăn bổ sung phi dinh dưỡng như chất kết dính (có thể có nguồn
gốc từ tinh bột, carboxylmethyl cellulose-CMC, agar), chất tạo mùi, chất chống

nấm, chất chông oxy hóa, khoáng, enzyme tiêu hóa.
Tóm lại nguyên liệu dùng để chế biến thức ăn cho động vật thủy sản khá đa
dạng, phối trộn hợp lý tỷ lệ giữa các nguồn nguyên liệu với nhau sẽ tạo được
thức ăn phù hợp với nhu cầu dinh dưỡng của đối tượng nuôi và giá thành hợp lý.
2.3. Sản xuất thức ăn công nghiệp
2.3.1. Khái niệm
Thức ăn cho động vật thủy sản là nguyên liệu hay hỗn hợp các nguyên liệu
được phối chế lại với nhau mà sinh vật có thể ăn được và cung cấp năng lượng
và dưỡng chất. Thức ăn thủy sản là thức ăn dùng trong nuôi trồng thủy sản. Hiện
nay có nhiều loại thức ăn khác nhau đang được dùng trong nuôi trồng thủy sản.
Thức ăn nhân tạo là thức ăn được phối chế nhằm đáp ứng cho nuôi một
hay nhiều đối tượng nào đó. Thức ăn viên công nghiệp là thức ăn được sản xuất
theo quy trình công nghiệp cho một đối tượng nuôi cụ thể. Thức ăn tự chế là
thức ăn do người nuôi tự phối chế dựa theo nguồn nguyên liệu sẵn có nhưng có
thể không đáp ứng nhu cầu dinh dưỡng của loài nuôi.


Thức ăn tự nhiên là loại thức ăn có kích thước nhỏ có trong hệ thống nuôi
có thể do phát triển tự nhiên hoặc qua quá trình bón phân cho hệ thống nuôi.
Thức ăn tươi sống cũng là thức ăn có kích thước nhỏ (như luân trùng, tảo,...) mà
được chủ động sản xuất và thả vào hệ thống nuôi.
Sản xuất thức ăn: Là quá trình kết hợp nguyên liệu tạo nên hỗn hợp thức ăn
theo một mục đích cụ thể nào đó trong sản xuất (ví dụ như giá thành/kg thức ăn,
tốc độ tăng tưởng của vật nuôi, hệ số thức ăn, giá thành/kg sinh vật thu hoạch)
hay để đạt được mục đích cụ thể trong nghiên cứu. Phối chế thức ăn là một sự
kết hợp giữa thiết kế công thức thức ăn lý tưởng và sự phù hợp với yêu cầu cụ
thể như đạt tốc độ tăng trưởng nhanh; sinh sản cao và sức khỏe vật nuôi tốt
(FAO, 2001).
2.3.2. Các nguyên tắc căn bản trong sản xuất thức ăn
Chế biến thức ăn cho động vật thủy sản phải dựa vào các nguyên tắc sau:

Thức ăn phải hấp dẫn vật nuôi, chất lượng và giá thành chấp nhận được, sự
ổn định và và an toàn khi dùng; tác động môi trường thấp nhất; và hiệu quả kinh
tế cao. Xây dựng công thức thức ăn cho mỗi loài phải dựa trên cơ sở hiểu biết về
nhu cầu dinh dưỡng của loài, hiểu chi phí và giá trị dinh dưỡng của nguồn
nguyên liệu, và đặc tính vật lý của thức ăn cần chế biến (thức ăn viên nổi, chìm
hay bán nổi). Khi chế biến thức ăn chìm cũng phải lưu ý đến tốc độ chìm của
viên thức ăn, độ bền của viên thức ăn trong nước và chất kết dính cần phải sử
dụng.
2.2.3. Các phương pháp chế biến thức ăn công nghiệp
Thúc ăn công nghiệp thường được chế biến theo các kỹ thuật sau:
Bảng 4: Tóm tắt các phương pháp chế biến thức ăn hạt
Chế biến khô

Chế biến ướt

Khô lạnh

Khô nóng

Nghiền búa

Nổ bỏng

Nghiền

trục

lăn

Xử lý

hồng ngoại
Rang chín
Ép đùn

Các phương pháp chế biến khô:
- Chế biến khô lạnh

Ướt lạnh
tia

Ướt nóng


• Nghiền bằng búa: trong máy nghiền, hạt được đập vỡ bằng hệ thống búa đập, độ
nhỏ của hạt phụ thuộc vào loại hạt, độ ảm của hạt, kích cỡ mặt sàng, tốc độ dòng
hạt lưu chuyển.
• Nghiền bằng trục lăn: Hạt được làm vỡ, bị cán mỏng và nghiền nhỏ bởi các trục
lăn trong máy nghiền. Độ nhỏ của hạt phụ thuộc vào kích cỡ và cấu trúc, tốc độ
vòng quay của con lăn và các yếu tố khác như loại hạt, độ ẩm của hạt.
- Chế biến khô nóng:
• Nổ bỏng: Đây là phương pháp làm giãn nở và phá vở các hạt bằng nhiệt độ và
áp suất cao. Ngô, gọa, cao lương, lúa mì có thể áp dụng nổ bỏng nhưng đại
mạch không thực hiện được. Nhiệt độ nổ bỏng thường là 150 oC nhưng mức độ
bung nổ khác nhau nhiều tùy theo loại hạt và độ ẩm của hạt.
• Phương pháp xử lý tia hòng ngoại: Nhờ tác động của vi sóng, nhiệt độ của hật
tăng nhanh trong khoảng 140-180oC với thời gian vài chục giây tùy theo loại
hạt, tinh bột hạt được gelatin hóa, vitamin được bảo toàn.
• Phương pháp ran chín: Hạt được quay rrong một khoang kim loại chuyển động
theo chu kỳ. Nhiệt độ của hạt trong quá trình ran khoảng 150oC.
• Ép đùn: Hạt được ép qua một syranh trơn, bên trong là một trục có rãnh xoắn.

Lực ma sát tạo ra nhiệt độ khoảng 95oC. Tinh bột được gelatin hóa và được chất
kháng dinh dưỡng cũng bị phá hủy, các chất dinh dưỡng được bảo toàn.
Các phương pháp chế biến ướt:
- Phương pháp ủ hạt ướt: Hạt được ngâm nước đạt hàm lượng nước 25-30% sau
đó đem đi ủ yếm khí 20 ngày. Trong quá trình ủ, các enzym có sẵn trong hạt sẽ
tác động đến tinh bột. Chất lượng của sản phẩm chế biến sẽ phụ thuộc vào loại
hạt, nhiệt độ môi trường và tỷ lệ nước trong hạt.
- Xử lý kiềm: hật được ngâm hoặc phun bằng dung dịch xút nồng độ 2,5-4% phụ
thuộc vào loại hạt. Cũng có thế sử dụng dung dịch amoniac, tuy nhiên phương
pháp này đóng vai trò bão quản nhiều hơn là làm thay đổi tính chất vật lý, hóa
học của hạt.
- Xử lý axit: Xử lý lý axit thường áp dụng cho hạt cốc tươi, axit được dùng là
axetic, propionic, izobutyric, formic, benzoic nhưng phổ biến là axit axetic hoặc
propionic hoặc hỗn hợp từ hai axit này. Tùy theo độ ẩm cảu hạt mà tỷ lệ axit
được dung từ 0,5-3% tính theo khối lượng hạt, độ ẩm càng cao lượng axit càng
nhiều. Ưu điểm của phương pháp xử lý axit là không cần ủ kín (hạt đã ngấm axit
có thể bão quản trong túi polyetylen, trong thùng gỗ), thời gian bão quãn có thể
kéo dài tới một năm. Tác dụng bão quản của hạt vẫn còn duy trì khi đưa hạt ra
khỏi nơi bão quản.
- Phương pháp hấp cán: Trước hết hạt phải chịu tác động bởi hơi nước nóng trong


-

-

-

-


khoảng thời gian từ 3-5 phút, sau đó hạt được nghiền bằng trục lăn.
Hấp và làm vỡ: Phương pháp này hạt được phun một lượng hơi nước nóng trong
khoảng thời gian sao cho độ ẩm của hạt tăng lên 18% (với ngô mất 12 phút, với
hạt gạo mất 25 phút). Nhiệt độ hạt đạt được khoảng 100oC khi đưa vào trục lăn.
Hấp chín áp suất cao: hạt được hấp chín ở nhiệt độ 143oC và áp suất 3 kg/cm2 .
sau khi hấp chín nguyên liệu được làm mát cho đến khi nhiệt độ còn 90 oC và
hấp ẩm còn 20% trước khi cán và nghiền bằng trục lăn.
Phương pháp làm giãn nở: theo phương pháp này hạt được hấp chín trong điều
kiện có hơi nước ở áp suất và nhiệt độ cao (15kg/cm 2, 200oC trong 20 giây).
Dưới áp suất và nhiệt độ cao, hạt biij trương phồng sau đó giãn nở đến mức tối
đa.
Ép viên: Thông thường người ta đưa hơi nước nóng vào khối nguyên liệu để đưa
nhiệt độ lên khoảng 60-94oC, ở nhiệt độ này một phần tinh bột được gelatin hóa.
Nhờ sức ép của trục lăn trên syranh, viên thức ăn được hình thành khi chui qua
các rãnh của thành syranh.[6], [8].
2.4. Sử dụng thức ăn công nghiệp trong nuôi trồng thủy sản
2.4.1. Sử dụng thức ăn định kỳ
Cho ăn định kỳ là phương pháp cho tôm, cá nuôi ăn một số lần nhất định
trong ngày. Thông thường tôm, cá nhỏ ăn nhiều hơn so với tôm, cá lớn mỗi
ngày. Tuy vậy, số lần và thời gian cho ăn tùy thuộc rất nhiều vào loài nuôi và
giai đoạn sinh trưởng. Lượng thức ăn của mỗi lần cho ăn cũng không giống
nhau, những loài có tập tính ăn đêm hay ăn vào lúc trời mát thì thường cho ăn
nhiều hơn vào buối sáng hay chiều mát (ví dụ tôm sú, tôm càng xanh,...). Một số
loài có thể ăn bất cứ lúc nào trong ngày như cá rô phi, cá tra,... Xác định số lần
cho ăn trong ngày phù hợp cho từng loài sẽ góp phần tăng hiệu quả sử dụng thức
ăn và giảm hệ số thức ăn.
2.4.2. Sử dụng thức ăn theo nhu cầu
Cho ăn theo nhu cầu thường phù hợp với các loài ăn nổi như cá rô phi, cá
chép, cá chình,... Khi có nhu cầu sử dụng thức ăn thì cá sẽ tìm đến dụng cụ cho
ăn để lấy thức ăn. Dụng cụ cho ăn sẽ có một hệ thống mà cá có thể chạm vào để

thức ăn rơi xuống và sử dụng.
Ngày nay, còn có hệ thống sử dụng thức ăn tự động, hệ thống được thiết kế
với lập trình cụ thể khi đến thời gian quy định thì một lượng thức ăn sẽ được
phun vào ao nuôi để cá ăn. Nhờ phản xạ có điều kiện mà loài nuôi có thể đến vị
trí cho ăn vào những thời điểm máy phun thức ăn để ăn.


Trong nuôi cá có hình thức cho ăn theo nhu cầu nghĩa là cho ăn đến khi
sinh vật nuôi không ăn được thức ăn nữa.[1], [4]
2.5. Bảo quản thức ăn công nghiệp trong nuôi trồng thủy sản
Thức ăn đóng vai trò hết sức quan trọng trong nuôi thủy sản, nó chiếm tỷ lệ
lớn trong chi phí nuôi và ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng thủy sản. Sự thất
thoát về số lượng của thức ăn trong quá trình bảo quản cũng làm ảnh hưởng tới
quá trình nuôi. Các yếu tố môi trường như mưa, trời ẩm, nhiệt độ và ánh sáng
mặt trời đều có ảnh hưởng tới chất lượng thức ăn. Ngoài ra, các động vật như
chim, chuột, côn trùng, mối mọt cũng gây tác hại đáng kể. Các loài thực vật như
mấn, sự lên men, oxy hóa cũng là các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng thức ăn.
Nếu một trong những điều kiện trên không được tuân thủ, có nghĩa bạn đã
góp phần làm giảm chất lượng thức ăn. Và từ đó gián tiếp làm hại đến sự tăng
trưởng và chất lượng của thủy sản nuôi.
- Nơi cất giữ phải thoáng mát và khô ráo: Thức ăn phải được giữ nơi thoáng mát
và thông gió tốt. Khi sắp xếp nơi chứa thức ăn, phải chú ý đến đảm bảo mưa và
nước không lọt vào kho. Phải có các điểm thông gió (không phải cửa sổ) theo
nguyên tắc thấp ở phía hướng gió hay thổi và cao ở phía đối diện. Mọi cửa ra
vào phải có ngưỡng cao và khi đóng phải kín để ngăn không cho chuột bọ xâm
nhập vào.
- Thời gian bảo quản: Thời gian bảo quản thức ăn tại trại không được quá 2 tháng,
vì các vitamin và chất béo bị phân hóa theo thời gian. Tốt nhất là chỉ nên mua,
phân phối và sử dụng thức ăn trong thời hạn 1 tháng.
- Giá đặt thức ăn: Thức ăn trong kho phải đặt trong giá gỗ và không được đặc trực

tiếp xuống nền xi măng và không tiếp xúc với tường xi măng. Do bề mặt bằng xi
măng thường lạnh hơn không khí bao quanh dễ gây tình trạng ẩm ướt và ngấm
vào thức ăn, từ đó những phần thức ăn tiếp xúc với bề mặt xi măng sẽ tích tụ hơi
ẩm làm cho thức ăn chóng bị móc và hỏng.
- Không để dưới ánh mặt trời: Không để cho ánh sáng chiếu trực tiếp vào thức ăn,
vì sẽ tạo sự chênh lệch nhiệt độ ban ngày vào ban đêm lớn khiến thức ăn chóng
bị hỏng hơn. Ngoài ra, ánh sáng mặt trời còn ảnh hưởng tới chất lượng của các
vitamin và chất béo trong thức ăn.
- Giữ kho sạch: Kho chứa thức ăn phải sạch sẽ. Phải luôn quét sạch trần và sàn
kho. Thức ăn rơi vãi phải được thu dọn sạch, những bao nào bị vỡ hoặc rách thì
phải được dùng trước.
- Nhập trước phải xuất trước: Nguyên tắc nhập trước phải xuất trước phải được
chấp hành nghiêm chỉnh. Nghĩa là bao thức ăn mua về trước phải được sử dụng


trước. Tất nhiên phải bỏ những bao đã bị hỏng và quá hạn.
- Quy định kiểm soát trong kho chứa thức ăn: Các hành vi như ăn uống, ngủ hoặc
hút thuốc trong kho đều phải bị nghiêm cấm.
- Theo dõi việt dùng thức ăn: Việc theo dõi số lượng sử dụng thức ăn cũng hết sức
quan trọng để nắm được số lượng thức ăn mua về và đã dùng. Việc theo dõi bao
gồm theo dõi ngày sản xuất thức ăn ghi trên bao bì và kiểm tra độ bền trong
nước, đồng thời xem có dấu hiêu bị chuột bọ, mối mọt không v.v. Việc kiểm tra
độ bền trong nước nên theo cách lấy một ít mẫu thức ăn cho vào xô nước (tốt
nhất là nước từ ao nuôi) và theo dõi sự tồn tại của viên thưc ăn. Loại thức ăn tốt
phải còn nguyên hình dạng viên thức ăn trong nước từ 2-4 giờ.[12, [16].


PHẦN THỨ BA
NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1. Đối tượng nghiên cứu

Các loại thức ăn công nghiệp sử dụng trong nuôi trồng thủy sản ở huyện
Phong Điền tỉnh Thừa Thiên Huế.
3.2. Thời gian và địa điểm nghiên cứu
3.2.1. Thời gian nghiên cứu
Thời gian: Từ ngày 14/03/2016 đến ngày 22/05/2016
3.2.2. Địa điểm nghiên cứu
Thị trấn Phong Điền và 2 xã đại diện là xã Điền Hương, xã Phong Hải của
huyện Phong Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế
Các hộ kinh doanh và tiêu thụ thức ăn công nghiệp trên địa bàn huyện
Phong điền, tỉnh Thừa Thiên Huế.
3.3. Nội dung nghiên cứu
Tìm hiểu các loại thức ăn công nghiệp đang được bán tại các điểm nghiên
cứu thuộc huyện Phong Điền tỉnh Thừa Thiên Huế.
Đánh giá tình hình tiêu thụ các thức ăn công nghiệp sử dụng trong nuôi
trồng thủy sản tại các cơ sở kinh doanh và hộ gia đình trong khu vực.
3.4. Phương pháp nghiên cứu
3.4.1. Phương pháp thu thập thông tin thứ cấp
Các thông tin về thức ăn công nghiệp được thu thập thông qua các tài liệu
hướng dẫn của các cơ sở sản xuất, các bài báo khoa học nghiên cứu, các tài liệu
lưu trữ và các thông tin được đăng tải trên mạng Internet.
Tiếp cận UBND huyện Phong Điền:
- Báo cáo công tác chuyển đổi mục đích NTTS
- Chương trình hội nghị tổng kết NTTS năm 2015
- Báo cáo tổng kết, phương hướng nhiệm vụ NTTS năm 2016
Tiếp cận người dân: Những hoạt động nuôi trồng thủy sản của người dân.
3.4.2.1. Phương pháp chọn điểm nghiên cứu
Chọn Thị trấn và 2 xã đại diện là xã Điền Hương, xã Phong Hải của huyện


Phong Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế làm địa điểm nghiên cứu.

Thị trấn Phong Điền: là trung tâm của huyện, là nơi giao lưu buôn bán phát
triển, có đường giao thông thuận lợi nên ở thị trấn Phong Điền là nơi tập trung
các đại lý bán thức ăn công nghiệp lớn.
Ở xã Điền Hương và Phong Hải: là 2 xã có vị trí địa lý và điều kiện tự
nhiên thuận lợi để nuôi trồng thủy sản, có thể nuôi các đối tượng ở nước ngọt,
lợ, mặn.
3.4.2.2. Phương pháp chọn mẫu nghiên cứu
Về các đại lý: tất cả các đại lý bán thức ăn công nghiệp tại thị trấn Phong
Điền
Về các các hộ nuôi:’



Số lượng mẫu: 60 hộ thuộc 2 xã Điền Hương và Phong Hải.
Tiêu chí chọn hộ:
Hộ nuôi các đối tượng thủy sản với quy mô lớn
Chọn hộ ngẫu nhiên: Lấy danh sách tên các hộ nuôi trồng thủy sản do xã cấp,
sau đó chọn ngẫu nhiên 60 hộ trong dánh sách (không phân biệt thôn, giàu
nghèo, hình thức nuôi) để điều tra.
3.4.2.3. Phương pháp phỏng vấn chính thức

 Chuẩn bị bảng hỏi:
• Xây dựng bảng hỏi: Dựa vào những yêu cầu cần điều tra để thiết kế bản hỏi.
Bảng hỏi được chia làm 5 phần (thông tin chung về hộ được điều tra, quy mô và
hình thức nuôi, sử dụng con giống, sử dụng thức ăn, giải pháp). Bốn phần đầu
hỏi người nuôi rồi đánh dấu vào bảng hỏi, phần cuối cùng là những câu hỏi, ghi
lại những câu trả lời của người dân, sau này tổng hợp nhằm đưa ra nhưng giải
pháp.
• Điều tra thử: Chọn 2 hộ ngẫu nhiên điều tra thử nhằm tìm ra một số câu hỏi
không hợp lý, một số ngôn từ trong bảng hỏi người dân không hiểu hoặc khó

hiểu để chỉnh sửa bảng hỏi.
 Điều tra phỏng vấn:
• Đối tượng phỏng vấn: Các hộ có nuôi các đối tượng thủy sản.
• Thực hiện phỏng vấn: Phỏng vấn một hộ nuôi mất khoảng 90-120 phút, dẫn đến
một ngày phỏng vấn được 3-4 hộ nuôi. Thời gian phỏng vấn có thể buổi trưa
hoặc buổi tối tùy vào thời gian rảnh của hộ nuôi. Trong quá trình phỏng vấn có
một số hộ nuôi không muốn trả lời và không cho tham quan, chụp ảnh có thể
người dân ngại hoặc là người dân tưởng là người xấu nên không chịu phỏng vấn.


3.4.2.4. Phương pháp phỏng vấn bán chính thức.
 Chuẩn bị nội dung phỏng vấn: chuẩn bị các đề mục và hỏi người dân các vấn đề
xoay quanh đề mục. Dựa theo câu trả lời của người dân để hình thành, phát triển
các câu hỏi phỏng vấn tiếp theo.
 Tiến hành phỏng vấn:
• Đối tượng phỏng vấn: Các đại lý bán thức ăn công nghiệp dùng trong nuôi trồng
thủy sản.
• Thực hiện phỏng vấn: Đến các đại lý trực tiếp phỏng vấn, thời gian phỏng vấn
khoảng 100 phút, một ngày phỏng vấn được 3 hộ. Phỏng vấn vào buổi sáng và
buổi chiều vì thì gian này họ rảnh hơn.
3.4.2.5. Phương pháp quan sát
- Quan sát tình hình bán thức ăn tại các đại lý điều tra.
- Quan sát tình hình sử dụng thức ăn nuôi các đối tượng tại các hộ điều tra.
3.5. Phương pháp xử lý số liệu
Số liệu được thu thập và xử lý bằng phần mềm Microsoft Excel 2010.


PHẦN THỨ TƯ
KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN


4.1. Các loại thức ăn công nghiệp có mặt ở huyện Phong Điền
4.1.1. Thức ăn nuôi tôm
4.1.1.1. Thức ăn VANNAMEI
a) Hình ảnh sản phẩm

b) . Đặc tính sản phẩm
- Thức ăn có hàm lượng chất dinh dưỡng đầy đủ nhất, hoàn chỉnh chất, thơm
ngon nhất, phù hợp tập tính sinh trưởng và bắt mồi của tôm thẻ chân trắng.
- Phù hợp với từng điều kiện và phương thức nuôi khác nhau, giúp người nuôi
giảm thiểu kinh phí nuôi trồng, tôm phát triển đồng đều, tăng trưởng nhanh,
nâng cao hiệu quả nuôi trồng, thu được lợi nhuận cao.
- Trong cùng một điều kiện sống và sinh trưởng, bạn sẽ ngạc nhiên vì thu hoạch
được sản lượng tôm nhiều hơn, thu hoạch sớm hơn những người khác, đàn tôm
nặng ký hơn, khỏe mạnh hơn, bóng đẹp hơn.
- Bổ sung trong công thức phối chế các khoáng chất và Vitamin do đội ngũ
chuyên gia tập đoàn Grobest nghiên cứu ứng dụng có tác dụng đặc biệt đối với
tôm thẻ chân trắng, hấp dẫn tôm bắt mồi nhanh, đảm bảo cung cấp cho tôm
nguồn dinh dưỡng an toàn, phù hợp và cân bằng, đáp ứng tối đa nhu cầu dinh
dưỡng cho từng giai đoạn phát triển của tôm, cung cấp đầy đủ các tổ hợp amino
acid thiết yếu cho tôm thẻ chân trắng.
- Có chất sinh học chuyên dùng cho tôm thẻ chân trắng, xúc tiến tôm lột xác đồng
bộ, tăng cường thể chất và sức đề kháng của tôm, hạn chế phát sinh dịch bệnh,
giúp tôm tăng trưởng nhanh, rút ngắn thời gian nuôi.
- Cải tiến kỹ thuật, nâng cao chất lượng thức ăn, giảm thiểu ô nhiễm chất nước, ô


×