Tải bản đầy đủ (.doc) (95 trang)

XÂY DỰNG WEBSITE ĐẤU THẦU TRỰC TUYẾN

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (980.65 KB, 95 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC TRÀ VINH
KHOA KỸ THUẬT VÀ CÔNG NGHỆ

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

XÂY DỰNG WEBSITE
ĐẤU THẦU TRỰC TUYẾN
Giảng viên hướng dẫn:

CN. VÕ THÀNH C

Sinh viên thực hiện:

VÕ THỊ THANH HƯƠNG

Mã số sinh viên:

110108279

Lớp:

ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ THÔNG TIN A

Khóa:

2008 – 2012

Trà Vinh, tháng 8 năm 2012


TRƯỜNG ĐẠI HỌC TRÀ VINH


KHOA KỸ THUẬT VÀ CÔNG NGHỆ

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

XÂY DỰNG WEBSITE
ĐẤU THẦU TRỰC TUYẾN
Giảng viên hướng dẫn:

CN. VÕ THÀNH C

Sinh viên thực hiện:

VÕ THỊ THANH HƯƠNG

Mã số sinh viên:

110108279

Lớp:

ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ THÔNG TIN A

Khóa:

2008 – 2012

Trà Vinh, tháng 8 năm 2012


LỜI MỞ ĐẦU

Trong bất kì nền kinh tế nào, đấu thầu luôn là phương thức hữu hiệu nhất để chủ
đầu tư có thể lựa chọn được những nhà thầu có khả năng tốt nhất và đưa ra mức giá
hợp lý nhất. Đặc biệt trong lĩnh vực mua sắm công, khi nguồn tiền không thuộc sở hữu
của bất cứ cá nhân cụ thể nào, thì việc sử dụng hiệu quả nguồn tiền đó chỉ có thể thực
hiện được thông qua hoạt động đấu thầu.
Thực tế chỉ ra rằng, đấu thầu thông thường ngày càng bộc lộ những hạn chế khó
khắc phục. Chi phí thực hiện cao, sự lách luật, đi đêm của các bên…đang là những
điều cản trở mục tiêu hoạt động đấu thầu. Trong bối cảnh đó, đấu thầu qua mạng là
phương pháp tốt nhất để hạn chế những nhược điểm trên. Rút kinh nghiệm từ những
nước đi trước và được sự trợ giúp nhiệt tình từ phía Hàn Quốc, Việt Nam đang từng
bước triển khai đấu thầu qua mạng để nâng cao hiệu quả của hoạt động đấu thầu. Đây
là một bước đi lớn trong công tác đấu thầu ở nước ta.
Xuất phát từ sự quan trọng của việc ứng dụng đấu thầu qua mạng ở Việt Nam,
tôi đã chọn đề tài “Xây dựng website đấu thầu trực tuyến” làm khóa luận tốt nghiệp.
Trang web được thiết kế trên nền ASP.NET và cơ sở dữ liệu Microsolf SQL Server

2005.
Với sự hướng dẫn tận tình của thầy Võ Thành C, tôi đã hoàn thành khóa luận tốt
nghiệp đúng thời hạn. Tuy đã cố gắng hết sức tìm hiểu, phân tích thiết kế và cài đặt hệ
thống nhưng chắc rằng không tránh khỏi những thiếu sót. Tôi rất mong nhận được sự
thông cảm và góp ý của quý Thầy cô và các bạn.


LỜI CẢM ƠN
Đầu tiên, tôi xin cảm ơn Ban Giám hiệu Trường Đại học Trà Vinh đã tạo cơ hội
cho tôi học tập và nghiên cứu chuyên nghành Công nghệ thông tin; cảm ơn ban chủ
nhiệm Khoa Kỹ thuật và Công nghệ, đã tạo điều kiện cho tôi thực hiện khóa luận tốt
nghiệp; cảm ơn quý thầy cô Bộ môn Công nghệ thông tin đã tận tình giảng dạy, truyền
đạt kinh nghiệm trong suốt thời gian của khóa học. Đặc biệt, tôi xin gửi lời cảm ơn
chân thành đến thầy Võ Thành C, trong thời gian làm khóa luận tốt nghiệp, Thầy đã

tận tình hỗ trợ, tư vấn, định hướng, động viên giúp đỡ tôi hoàn thành đồ án đúng thời
hạn; cảm ơn ThS. Nguyễn Hoàng Duy Thiện, Thầy đã hỗ trợ cung cấp thông tin, biểu
mẫu cần thiết, tài liệu liên quan để hoàn thành khóa luận.
Qua quá trình thực hiện khóa luận, tôi đã có điều kiện tiếp xúc và học hỏi được
nhiều kiến thức mới và hấp dẫn trong lĩnh vực đấu thầu, quy trình đấu thầu trực tiếp và
qua mạng, hiểu rõ hơn về luật đấu thầu ở Việt Nam. Trong quá trình thực hiện khóa
luận tôi đã cố gắng hết mình đưa ra ý tưởng, giải quyết khá đầy đủ và chặt chẻ những
yêu cầu của đề tài, nhưng do kiến thức và kinh nghiệm bản thân còn hạn chế và thời
gian làm khóa luận có hạn nên bài báo cáo chắc chắn sẽ không tránh khỏi những sai
sót. Kính mong nhận được sự góp ý, nhận xét từ phía thầy cô và bạn bè quan tâm đến
khóa luận này để khóa luận ngày càng hoàn thiện hơn có thể áp dụng vào thực tiễn một
cách hiệu quả trong tương lai.
Xin chân thành cảm ơn!.
Sinh viên thực hiện

Võ Thị Thanh Hương


NHẬN XÉT CỦA GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN
..............................................................................................................................................
..............................................................................................................................................
..............................................................................................................................................
..............................................................................................................................................
..............................................................................................................................................
..............................................................................................................................................
..............................................................................................................................................
..............................................................................................................................................
..............................................................................................................................................
..............................................................................................................................................
..............................................................................................................................................

..............................................................................................................................................
..............................................................................................................................................
..............................................................................................................................................
..............................................................................................................................................
..............................................................................................................................................
..............................................................................................................................................
..............................................................................................................................................
..............................................................................................................................................
Trà Vinh, ngày

tháng

năm 2012

Giảng viên hướng dẫn

Võ Thành C


NHẬN XÉT CỦA GIẢNG VIÊN PHẢN BIỆN
..............................................................................................................................................
..............................................................................................................................................
..............................................................................................................................................
..............................................................................................................................................
..............................................................................................................................................
..............................................................................................................................................
..............................................................................................................................................
..............................................................................................................................................
..............................................................................................................................................
..............................................................................................................................................

..............................................................................................................................................
..............................................................................................................................................
..............................................................................................................................................
..............................................................................................................................................
..............................................................................................................................................
..............................................................................................................................................
..............................................................................................................................................
..............................................................................................................................................
..............................................................................................................................................
Trà Vinh, ngày

tháng

năm 2012

Giảng viên phản biện


MỤC LỤC
Chương 1. ĐẶT VẤN ĐỀ...................................................................................1
1.1. Lý do chọn đề tài...................................................................................................1
1.2. Mục đích của đề tài...............................................................................................2
1.2.1. Mục đích.................................................................................................................2
1.2.2. Lợi ích.....................................................................................................................2

Chương 2. CƠ SỞ LÝ THUYẾT.......................................................................3
2.1. Qui trình đấu thầu qua mạng..............................................................................3
2.1.1. Đấu thầu qua mạng.................................................................................................3
2.1.2. Vai trò của đấu thầu qua mạng...............................................................................3
2.1.3. Những ưu điểm nổi bật của đấu thầu qua mạng so với đấu thầu thông thường....4

2.1.4. Qui trình lựa chọn nhà thầu qua mạng...................................................................5
2.2. Phân tích và thiết kế hệ thống thông tin.............................................................7
2.2.1. Tổng quát về quá trình xây dựng hệ thống thông tin.............................................7
2.2.2. Các mô hình trong phân tích – thiết kế hệ thống...................................................8
2.3. Một số khái niệm cơ bản về CSDL và ngôn ngữ truy vấn SQL ....................10
2.3.1. Cơ sở dữ liệu.........................................................................................................10
2.3.2. Ưu điểm của cơ sở dữ liệu....................................................................................10
2.3.3. Ngôn ngữ truy vấn CSDL SQL............................................................................10
2.3.3.1. Câu lệnh chèn dữ liệu vào một bảng............................................................................10
2.3.3.2. Câu lệnh chỉnh sửa dữ liệu trong bảng........................................................................11
2.3.3.3. Câu lệnh xóa dữ liệu trong bảng..................................................................................11
2.3.3.4. Câu lệnh truy vấn (tìm kiếm) dữ liệu trong bảng.........................................................11

2.4. Công cụ viết web.................................................................................................12
2.4.1. Giới thiệu về ASP.NET........................................................................................12
2.4.1.1. Những ưu điểm của ASP.NET.....................................................................................12
2.4.1.2. Quá trình xử lý tập tin ASPX.......................................................................................13

2.4.2. Giới thiệu về SQL server 2005.............................................................................13

Chương 3. PHÂN TÍCH – THIẾT KẾ HỆ THỐNG.....................................16
3.1. Yêu cầu chức năng..............................................................................................16


3.1.1. Yêu cầu lưu trữ.....................................................................................................16
3.1.2. Yêu cầu tra cứu ....................................................................................................16
3.1.3. Yêu cầu tính toán..................................................................................................16
3.2. Yêu cầu phi chức năng.......................................................................................16
3.3. Thiết kế dữ liệu...................................................................................................17
3.3.1. Mô hình thực thể kết hợp (ERD)..........................................................................17

3.3.1.1. Mô hình........................................................................................................................17
3.3.1.2. Danh sách các thực thể................................................................................................17
3.3.1.3. Danh sách các mối kết hợp..........................................................................................18
3.3.1.4. Bảng mô tả các thực thể, mối kết hợp.........................................................................19

3.3.2. Mô hình vật lý.......................................................................................................31
3.3.2.1. Lược đồ cơ sở dữ liệu..................................................................................................31
3.3.2.2. Danh sách các bảng......................................................................................................32
3.3.2.3. Mô tả chi tiết các bảng.................................................................................................33

3.3.3. Ràng buộc toàn vẹn (RBTV)................................................................................41
3.3.3.1. Ràng buộc toàn vẹn có bối cảnh là 1 quan hệ..............................................................41
3.3.3.2. Ràng buộc toàn vẹn có bối cảnh là nhiều quan hệ.......................................................52

3.4. Thiết kế xử lý.......................................................................................................60
3.4.1. Mô hình xử lý.......................................................................................................60
3.4.2. Thủ tục kế nối với cơ sở dữ liệu...........................................................................63
3.5. Thiết kế giao diện................................................................................................65
3.5.1. Thiết kế hệ thống thực đơn...................................................................................65
3.5.1.1. Thực đơn chính............................................................................................................65
3.5.1.2. Thực đơn ngữ cảnh......................................................................................................66

3.5.2. Thiết kế màn hình.................................................................................................68
3.5.2.1. Danh mục các màn hình...............................................................................................68
3.5.2.2. Mô tả chi tiết từng màn hình........................................................................................70
Trang Admin:............................................................................................................................71

Chương 4. CÀI ĐẶT – THỬ NGHIỆM..........................................................79
4.1. Các bước chuẩn bị..............................................................................................79



4.2. Dữ liệu thử nghiệm.............................................................................................79
4.3. Một số kết quả thử nghiệm................................................................................79

Chương 5. KẾT LUẬN VÀ HƯỚNG PHÁT TRIỂN....................................84
5.1. Kết luận...............................................................................................................84
5.1.1. Kết quả đạt được...................................................................................................84
5.1.2. Hạn chế.................................................................................................................84
5.2. Hướng phát triển................................................................................................85

DANH MỤC CỤM TỪ VIẾT TẮT
CSDL:

Cơ sở dữ liệu

ERD:

Mô hình thực thể - kết hợp

DFD:

Lưu đồ dòng dữ liệu

HSMT:

Hồ sơ mời thầu

HSDT:

Hồ sơ dự thầu



Chương 1. ĐẶT VẤN ĐỀ
1.1. Lý do chọn đề tài
Trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế hiện nay, cơ chế thị trường đã thấm sâu
vào đời sống kinh tế Việt Nam. Kể từ khi có Luật Đầu tư nước ngoài vào Việt Nam,
hàng năm có hàng tỉ đô la được các nhà đầu tư nước ngoài đầu tư vào Việt Nam và quá
trình hỗ trợ phát triển chính thức từ các tổ chức đa phương và song phương…Công tác
đấu thầu đã góp phần quan trọng trong các thành tựu.
Thực tế công tác đấu thầu trong những năm qua cho thấy mặc dù các quy định
về đầu tư và đấu thầu chưa mang tính luật hóa cao, song cũng có tác dụng thúc đẩy quá
trình lành mạnh hóa các quan hệ kinh tế. Tuy nhiên việc thực hiện ở các nơi đều mang
nặng tính hình thức, hiện tượng vi phạm còn nhiều, thông tin đấu thầu chưa được công
khai minh bạch, các nhà thầu liên kết quân xanh, quân đỏ, đẩy giá thầu lên cao, thiếu
thông tin đấu thầu, việc lưu trữ, quản lý, khai thác kho thông tin dữ liệu thầu (hồ sơ
giấy) nhiều và gặp nhiều khó khăn, có nhiều vấn đề tiêu cực, lãng phí trong đấu thầu
mua sắm hàng hóa công và đấu thầu xây lắp.
Trong những năm gần đây, ứng dụng của thương mại điện tử đã và đang làm
thay đổi toàn bộ thế giới, các lĩnh vực dịch vụ đang được trực tuyến hóa, trong đó thì
đấu thầu điện tử là một trong những phương thức đang rất được quan tâm vì những khả
năng hữu hiệu mà nó mang lại, vì nếu xây dựng thành công thì sẽ mang lại nhiều lợi
ích cho nước ta trong quá trình xây dựng và phát triển. Hiện nay, giá trị đấu thầu cho
những hạn mục mua sắm công chiếm 40% GDP , điện tử hóa qui trình đấu thầu thể
hiện tính minh bạch công khai và tiết kiệm chi phí so với cách thức thông thường.
Ngoài ra việc đấu thầu qua mạng còn tiện lợi về thời gian và địa lý, tiện lợị tạo và
quản lý văn bản và ngay cả những biểu mẫu của gói thầu và hỗ trợ đa ngôn ngữ.
Đó là lý do vì sao đề tài “Xây dựng website đấu thầu trực tuyến” được tôi chọn
làm khó a luậ n tốt nghiệp.

GVHD: Võ Thành C


1

SVTH: Võ Thị Thanh Hương


1.2. Mục đích của đề tài
1.2.1. Mục đích
Xây dựng website đấu thầu trực tuyến có các chức năng sau:
- Đăng tải tin tức đấu thầu, các thông tin liên quan đến các dự án đấu thầu, tin
tức khác.
- Hiển thị được các danh sách chủ đầu tư, các dự án đấu thầu và thành viên
tham gia đấu thầu.
- Hiển thị được kết quả đấu thầu của từng gói thầu.
- Hiển thị kết quả của việc tìm kiếm, đăng ký, đăng nhập.
* Đối với người truy cập website với chức năng User:
- Cho phép đăng ký thành viên.
- Cho phép xem tin tức đấu thầu, các thông tin liên quan đến các dự án đấu
thầu, gói thầu, các tin tức khác…
- Tìm kiếm thông tin.
- Sau khi đăng ký làm thành viên có thể đấu thầu trực tuyến.
* Đối với người quản trị:
- Quản lý các user: xóa, sửa, nhập thêm User, Admin.
- Cập nhật các thông tin liên quan (gói thầu, dự án, tin tức…), sửa thông tin, xóa
thông tin.
- Hiển thị kết quả đấu thầu.
1.2.2. Lợi ích
- Tìm kiếm và truy xuất thông tin nhanh chóng (khi cần xem thông tin gói thầu,
dự án, chủ đầu tư và các thông tin liên quan).
- Giảm tối đa công sức quản lý, tiết kiệm thời gian, công sức và chi phí tổ chức

các buổi đấu thầu và tham gia đấu thầu.
- Khả năng tìm được đối tác/ chủ đầu tư tốt là vô cùng lớn.
- Tiết kiệm được chi phí quảng cáo.

GVHD: Võ Thành C

2

SVTH: Võ Thị Thanh Hương


Chương 2. CƠ SỞ LÝ THUYẾT
2.1. Qui trình đấu thầu qua mạng
2.1.1. Đấu thầu qua mạng
Đấu thầu qua mạng hay còn gọi là đấu thầu điện tử được hiểu là quá trình
sử dụng hệ thống mạng công nghệ thông tin (internet) và các thiết bị điện toán
để thực hiện lựa chọn nhà thầu theo qui định của pháp lực về đấu thầu. Hệ thống
đấu thầu qua mạng bao gồm hệ thống máy chủ, các thiết bị điện toán (phần
cứng) và các chương trình ứng dụng công nghệ thông tin được cài đặt trên máy
chủ để thực hiện đấu thầu qua mạng.
Đấu thầu qua mạng được thực hiện đối với các gói thầu dịch vụ tư vấn,
mua sắm hàng hóa và xây lắp có hình thức lựa chọn nhà thầu là rộng rãi, đấu
thầu hạn chế và chào hàng cạnh tranh trong nước.
Khi thực hiện đấu thầu qua mạng, các nội dung sau đây của quy trình lựa
chọn nhà thầu được thực hiện qua mạng inernet: Đăng tải kế hoạch đấu thầu;
Thông báo mời nộp hồ sơ quan tâm, thông báo mời sơ tuyển, thông báo mời
thầu, thông báo mời chào hàng; Phát hành hồ sơ mời quan tâm, hồ sơ mời sơ
tuyển, hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu; Nộp hồ sơ quan tâm, hồ sơ dự sơ tuyển,
hồ sơ mời thầu, hồ sơ đề xuất (HSĐX); Mở thầu, mở HSĐX (biên bản mở thầu,
biên bản mở hồ sơ ); Thông báo kết quả lựa chọn nhà thầu; Đăng tải thông tin

về nhà thầu vi phạm luật đấu thầu.[11]
2.1.2. Vai trò của đấu thầu qua mạng
Đấu thầu qua mạng là một giải pháp mới cho chính phủ điện tử trong lĩnh
vực đấu thầu tại Việt Nam. Hệ thống đấu thầu qua mạng có vai trò:
- Tăng cường tính công bằng, công khai, minh bạch và hiệu quả trong
công tác đấu thầu.
- Đưa quy trình đấu thầu dần theo đúng qui trình đấu thầu chuẩn trong
môi trường hiện đại hội nhập kinh tế quốc tế.
- Đảm bảo thực hiện nghiêm túc và tuân thủ chặt chẽ hơn nữa các qui
định của Nhà nước và pháp luật Việt nam về đấu thầu.
GVHD: Võ Thành C

3

SVTH: Võ Thị Thanh Hương


- Tăng cường bảo mật và an toàn thông tin đấu thầu, đảm bảo quy trình
thực hiện đấu thầu luôn được kiểm tra, giám sát chặt chẽ, tránh thất thoát, lãng
phí.
2.1.3. Những ưu điểm nổi bật của đấu thầu qua mạng so với đấu thầu
thông thường
Đấu thầu thông thường có những nhược điểm sau:
- Thời gian thực hiện một hoạt động đấu thầu kéo dài, trung bình là 45
ngày (tùy vào từng loại gói thầu).
- Chưa nhất quán trong quá trình thực hiện các quy trình, thủ tục theo các
quy định về đấu thầu.
- Các đối tượng tham gia trong hoạt động đấu thầu chưa tuân thủ các qui
định về cung cấp thông tin đấu thầu.
- Thông tin chưa được tập trung đầy đủ vào một đầu mối duy nhất.

- Nhà thầu gặp khó khăn trong việc tiếp cận thông tin đấu thầu, hồ sơ mời
thầu,..
- Chi phí đi lại của nhà thầu khi mua HSMT, nộp HSDT, in ấn tài liệu
cao.
Trong khi đó, đấu thầu điện tử hoàn toàn khắc phục hoàn toàn những nhược
điểm trên của đấu thầu thông thường, và còn có những ưu điểm nổi trội hơn rất
nhiều:
• Minh bạch
- Chống gian lận.
- Thúc đẩy tăng số lượng nhà cung cấp.
- Nâng cao chất lượng về các quyết định mua sắm.
- Giám sát việc mua sắm chuyên nghiệp hơn.
- Công khai thông tin.
- Nâng cao tính công bằng và cạnh tranh.
- Có thể theo dõi, giám sát việc thực hiện đấu thầu.
• Hiệu quả chi phí
GVHD: Võ Thành C

4

SVTH: Võ Thị Thanh Hương


- Có được giá tốt nhất.
- Giảm thiểu chi phí giao dịch…
• Thời gian
- Đơn giản hóa/Loại bỏ đi được các công việc lặp đi lặp lại.
- Có thể giao dịch được bất cứ nơi đâu, bất cứ thời gian nào.
- Rút ngắn được chu trình mua sắm.
- Có được các dịch vụ tốt hơn, nhanh hơn.

2.1.4. Qui trình lựa chọn nhà thầu qua mạng

Bước 1: Chủ đầu tư/ bên mời thầu
-

Chuẩn bị hồ sơ pháp lý liên quan:
+ Hồ sơ năng lực của các đơn vị tham gia dự thầu (đối với đấu

thầu hạn chế) và đơn dự thầu
+ Quyết định phê duyệt dự án.
+ Quyết định phê duyệt thiết kế kĩ thuật và dự án (đối với đấu thầu
xây lắp)
+ Quyết định phê duyệt giá (đối với đấu thầu mua sắm hàng hóa).
+ Công văn đồng ý của UBND (đối với đấu thầu hạn chế).
- Lập kế hoạch đấu thầu dự án (đối với dự án nhóm A,B).Riêng dự án
nhóm C đã được duyệt kế hoạch đấu thầu cùng lúc với dự án hoặc kế
-

hoạch đấu thầu gói thầu.
Hồ sơ mời thầu và tiêu chuẩn đánh giá hồ sơ dự thầu.
Trình duyệt các hồ sơ lên Sở kế hoạch đầu tư (KHĐT).

Bước 2: Sở KHĐT
Xem xét, thẩm định (nếu có yêu cẩu sửa chữa thì liên hệ với chủ đầu tư,
nếu không thì trình UBND).
GVHD: Võ Thành C

5

SVTH: Võ Thị Thanh Hương



Bước 3: UBND
Duyệt các hồ sơ do Sở KHĐT trình lên.
Bước 4: Chủ đầu tư/bên mời thầu tổ chức đấu thầu
1. Đấu thầu rộng rãi:
- Lựa chọn danh sách ngắn có sơ tuyển thực hiện như sau:
+ Đăng tải thông báo mời sơ tuyển.
+ Phát hành hồ sơ mời sơ tuyển (HSMST).
+ Nhà thầu nộp HSMST.
+ Bên mời thầu nhận hồ sơ và đóng thầu.
+ Mở HSMST.
+ Đánh giá HSMST.
+ Thông báo kết quả sơ tuyển.
- Thông báo mời thầu.
- Phát hành hồ sơ mời thầu.
- Nhà thầu nộp hồ sơ dự thầu và bảo lãnh dự thầu.
- Bên mời thầu nhận hồ sơ và đóng thầu
- Mở thầu.
2. Đấu thầu hạn chế.
- Lựa chọn danh sách ngắn không sơ tuyển: Bên mời thầu lựa chọn nhà
thầu trong cơ sở dữ liệu nhà thầu trên hệ thống để đưa vào danh sách
3.
-

nhà thầu tham gia đấu thầu hạn chế.
Phát hành hồ sơ mời thầu cho các nhà thầu theo danh sách được duyệt.
Nhà thầu nôp hồ sơ dự thầu và bảo lãnh dự thầu.
Bên mời thầu nhận hồ sơ và đóng thầu.
Mở thầu.

Chào hàng cạnh tranh.
Thông báo mời chào hàng.
Phát hành hồ sơ yêu cầu.
Nhà thầu nộp hồ sơ dự thầu và bảo lãnh dự thầu.
Bên mời thầu nhận hồ sơ và đóng thầu.
Mở thầu.

Bước 5: Chủ đầu tư/bên mời thầu và Tổ chuyên gia tư vấn
-

Đánh giá hồ sơ dự thầu.
Xét thầu.
Yêu cầu nhà thầu hiệu chỉnh sai sót hồ sơ (nếu cần).
Trình duyệt kết quả đấu thầu lên Sở KHĐT (có kiến nghị đơn vị trúng
thầu).

Bước 6: Sở KHĐT
GVHD: Võ Thành C

6

SVTH: Võ Thị Thanh Hương


-

Thẩm định kế quả đấu thầu.
Trình UBND.

Bước 7: UBND

-

Duyệt kết quả đấu thầu.

Bước 8: Chủ đầu tư/Bên mời thầu
-

Công bố kết quả trúng thầu.
Thương thảo ký kết hợp đồng. [5]

2.2. Phân tích và thiết kế hệ thống thông tin
2.2.1. Tổng quát về quá trình xây dựng hệ thống thông tin
Quá trình xây dựng một hệ thống thông tin có thể chia thành nhiều giai
đoạn, mỗi giai đoạn cũng có thể chia làm nhiều bước. Trình tự các bước không tuyến
tính mà có dạng xoáy trôn ốc, hay đơn giản chúng có dạng thác nước.

Nghiên cứu
sơ bộ
Nghiên cứu
khả thi
Nghiên cứu
kỹ thuật
Thiết kế
Lập trình
Bảo trì

Hình 2.1. Mô hình thác nước
-

Nghiên cứu sơ bộ: Là giai đoạn giới thiệu các mục tiêu của điều


tra ban đầu, các bước này yêu cầu phải tiến hành đầu tiên trong công tác điều tra;

GVHD: Võ Thành C

7

SVTH: Võ Thị Thanh Hương


các nhiệm vụ liên quan trong giai đoạn này là: Thu thập dữ liệu thông qua phỏng
vấn, điều tra, các quan sát tổ chức.
-

Nghiên cứu khả thi: Mô tả hệ thống hiện tại, những vấn đề còn tồn

tại trong hệ thống.
-

Nghiên cứu chi tiết: Giai đoạn sau khi đã chọn giải pháp cho hệ

thống thông tin mới
-

Nghiên cứu kỹ thuật: Thỏa thuận về một cơ cấu kỹ thuật (phần

cứng, phần mềm, trình độ, kỹ năng của những người thao tác) và các phương thức
sử dụng.
-


Tạo phần mềm: Là căn cứ vào các tài liệu kỹ thuật từ giai đoạn

nghiên cứu khả thi, các lập trình viên sử dụng các công cụ và ngôn ngữ lập trình đã
thỏa thuận ở bước trước viết và thử nghiệm từng chức năng rồi sau đó ghép và thử
nghiệm các chức năng liên quan.
-

Sử dụng: Còn gọi là kiểm thử chấp nhận. Hệ thống mới được cài

đặt vào môi trường thực sự. Nhiệm vụ của giai đoạn này chủ yếu là trách nhiệm của
những người dùng.
-

Khai thác và bảo trì: Được tiến hành sau khi hệ thống mới vừa

hoạt động, vừa để ý đến các thay đổi trong nội bộ lẫn cá đòi hỏi của môi trường biến
chuyển bên ngoài để thích ứng theo. Nhiệm vụ của giai đoạn này là trách nhiệm của
tất cả các thành phần.[1]
2.2.2. Các mô hình trong phân tích – thiết kế hệ thống
Gồm một mô hình thực thể - kết hợp để mô hình hóa dữ liệu ở mức quan
niệm, một mô hình quan hệ để mô hình hóa dữ liệu ở mức vật lý, và lưu đồ dòng dữ
liệu để mô hình hóa các xử lý của hệ thống.


Mô hình thực thể - kết hợp (ERD) đặc điểm của mô hình này là

giàu ngữ nghĩa, dễ hình dung và được chuẩn hóa bằng những quy tắc chặt chẽ. Xây
dựng dựa trên những khái niệm: Thực thể, mối kết hợp, thuộc tính và các khái niệm
liên quan. Trong mô hình này, thực thể là một phần tử trong mô hình tương ứng với
GVHD: Võ Thành C


8

SVTH: Võ Thị Thanh Hương


lớp đối tượng (các phần tử có cùng một số đặc tính nào đó) thuộc tổ chức trong quá
trình hóa. Thực thể được định danh bằng tên, thường là danh từ mang ý nghĩa của lớp
đối tượng được mô hình hóa; mối kết hợp là phần tử trong mô hình tương ứng với một
mối quan hệ giữa các thực thể tham gia vào quan hệ đó thuộc tổ chức trong quá trình
mô hình hóa. Mối kết hợp được định danh bằng tên, thường là động từ hay tính từ
mang ý nghĩa về mối quan hệ giữa các lớp đối tượng liên quan trong tổ chức. Ngoài ra,
trong mô hình ta còn có các khái niệm như: Thuộc tính (của một thực thể hoặc của một
mối kết hợp) là một phần tử của mô hình tương ứng với một đặc tính của một lớp đối
tượng hoặc một mối quan hệ giữa các đối tượng thuộc tổ chức trong việc mô hình hóa;
bản số của một thực thể đối với một mối kết hợp là cặp (bản số tối thiểu, bản số tối đa);
khóa của một thực thể là một thuộc tính hoặc một số thuộc tính của thực thể, sao cho
với mỗi giá trị của các thuộc tính này, tương ứng một và chỉ một thể hiện của thực thể;
khóa của một mối kết hợp nhận được bằng cách kết hợp khóa của các thực thể tham
gia vào mối kết hợp đó. Tập hợp tất cả các giá trị của các thuộc tính khóa của một mối
kết hợp xác định duy nhất một thể hiện của mối kết hợp đó.


Mô hình quan hệ: Dùng khái niệm quan hệ biểu diễn các lớp đối

tượng cũng như mối liên quan giữa chúng. Ðặc điểm của kiểu mô hình này là nghèo
nàn về ngữ nghĩa, khó diễn đạt cho những người tham gia xây dựng hệ thống thông tin,
đặc biệt là đối với người dùng. Chính vì vậy mà mô hình quan hệ thích hợp với mức
logic về dữ liệu hơn là với mức quan niệm.



Lưu đồ dòng dữ liệu (DFD): Là cách phân tích thành phần xử lý

của một hệ thống thông tin thuộc trường phái các nước Bắc Mỹ. Lưu đồ dòng dữ liệu
biểu diễn sự kết nối giữa các hoạt động của hệ thống, thông qua việc trao đổi dữ liệu
khi hệ thống hoạt động. Trong lưu đồ dòng dữ liệu phải thể hiện những xử lý nào khởi
đầu, xử lý nào phụ thuộc vào những xử lý khác và mỗi xử lý cần những dữ liệu gì. Tùy
từng mức độ mà lưu đồ dòng dữ liệu được phân rã chi tiến dần, đến khi có thể chuyển
cho người lập trình để triển khai. Có thể nói lưu đồ dòng dữ liệu chỉ có hai mức: mức
quan niệm và mức vật lý, không có ranh giới giữa hai mức trên bởi mức logic. Lưu đồ
dòng dữ liệu có các khái niệm: Ô xử lý hay quá trình xử lý, Dữ liệu vào, Dữ liệu ra,
GVHD: Võ Thành C

9

SVTH: Võ Thị Thanh Hương


Nguồn / đích, Kho dữ liệu. Chúng tồn tại ở các cấp: Cấp 0: Cấp thấp nhất, ban đầu có
thể xem toàn bộ hệ thống chỉ bao gồm một ô xử lý; Cấp n có được bằng cách phân rã
mỗi ô xử lý cấp n-1 thành nhiều ô xử lý cấp n.[2]
2.3. Một số khái niệm cơ bản về CSDL và ngôn ngữ truy vấn SQL
2.3.1. Cơ sở dữ liệu
Cơ sở dữ liệu (CSDL) là một hệ thống các thông tin có cấu trúc được lưu
trữ trên các thiết bị như băng từ, đĩa từ… Để có thể thỏa mãn yêu cầu khai thác
đồng thời của nhiều người dùng.
Hệ quản trị CSDL là chương trình dùng để quản lý một CSDL nào đó.
[3]
2.3.2. Ưu điểm của cơ sở dữ liệu
- Có thể giảm bớt dư thừa dữ liệu.

- Tránh được sự không nhất quán trong dữ liệu.
- Dữ liệu lưu trữ có thể được sử dụng chung.
- Có thể đảm bảo được sự tuân thủ các tiêu chuẩn thống nhất.
- Có thể áp dụng được các biện pháp an toàn dữ liệu.
- Có thể giữ được sự toàn vẹn dữ liệu.
- Có thể cân bằng được các yêu cầu đối lập nhau.
- Ý nghĩa của từng liên hệ giữa các loại dữ liệu được nổi bật.
- Có thể đảm bảo tính độc lập dữ liệu cao. [4]
2.3.3. Ngôn ngữ truy vấn CSDL SQL
SQL là một ngôn ngữ được sử dụng trong các ngôn ngữ lập trình để truy
vấn thông tin trong CSDL. Điểm mạnh của ngôn ngữ này là cấu trúc đơn giản,
có thể nhập lệnh vào dưới dạng các chuỗi văn bản, sau đó chuyển câu lệnh tới
các chương trình điều khiển trung gian để truy vấn dữ liệu rồi trả về cho chương
trình. Như vậy, mọi thao tác kết xuất, truy vấn hoàn tòan dễ dàng thông qua việc
điều khiển chuỗi văn bản có chứa câu lệnh SQL.
Một số câu lệnh căn bản:
2.3.3.1. Câu lệnh chèn dữ liệu vào một bảng
Cú pháp:
GVHD: Võ Thành C
INSERT

INTO

(danh_sách_giá_trị)

10
tên_bảng

SVTH: Võ Thị Thanh Hương
(danh_sách_trường) VALUES



Trong đó:
Các từ khóa cố định là INSERT, INTO và VALUES.
tên_bảng là tên của một bảng quan hệ trong CSDL.
danh_sách_trường là danh sách các trường trong bảng quan hệ
được sử dụng để chèn giá trị vào, mỗi trường cách nhau một dấu phẩy.
danh_sách_giá_trị là danh sách các giá trị tương ứng với các
trường, có bao nhiêu trường thì phải chèn vào bấy nhiêu giá trị.
2.3.3.2. Câu lệnh chỉnh sửa dữ liệu trong bảng
Để chỉnh sửa (cập nhật) thông tin trong bảng, ta dùng câu lệnh
UPDATE với cú pháp sau:

UPDATE tên_bảng SET tên_trường1=giá_trị1[, tên_trường_i=giá_trị
[i] WHERE điều_kiện
2.3.3.3. Câu lệnh xóa dữ liệu trong bảng
Để xóa dữ liệu trong bảng, ta dùng câu lệnh DELETE với cú pháp
sau:
DELETE FROM tên_bảng WHERE điều_kiện.
Câu lệnh này sẽ xóa tất cả những bản ghi thỏa mãn điều kiện nằm
sau mệnh đề WHERE.
2.3.3.4. Câu lệnh truy vấn (tìm kiếm) dữ liệu trong bảng
Đây là câu lệnh phức tạp nhất trong nhóm các câu lệnh của SQL.
Cú pháp của lệnh này như sau:
SELECT

[danh_sách_trường]

FROM


[danh_sách_bảng]

WHERE [danh_sách_điều_kiện] [ORDER BY]
[9]
GVHD: Võ Thành C

11

SVTH: Võ Thị Thanh Hương


2.4. Công cụ viết web
2.4.1. Giới thiệu về ASP.NET
ASP.NET là kỹ thuật lập trình và phát triển ứng dụng web ở phía Server
(Server-side) dựa trên nền tảng của Microsoft .Net Frameword.
2.4.1.1. Những ưu điểm của ASP.NET
- ASP.Net cho phép bạn lựa chọn một trong các ngôn ngữ lập
trình mà bạn yêu thích: Visual Basic.Net, J#, C#,…
- Trang ASP.Net được biên dịch trước. Thay vì phải đọc và
thông dịch mỗi khi trang web được yêu cầu, ASP.Net biên dịch những trang
web động thành những tập tin DLL mà Server có thể thi hành nhanh chóng
và hiệu quả. Yếu tố này là một bước nhảy vọt đáng kể so với kỹ thuật thông
dịch của ASP.

Hình 2.2: Quá trình thông dịch ASP.Net
- ASP.Net hỗ trợ mạnh mẽ bộ thư viện phong phú và đa dạng
của .Net Framework, làm việc với XML, Web Server, truy cập cơ sở dữ liệu
qua ADO.Net,…
- ASP.Net sử dụng phong cách lập trình mới: Code behide. Tách
code riêng, giao diện riêng  dễ đọc, dễ quản lý và bảo trì.

- Kiến thức lập trình giống ứng dụng trên Windows.
- Hỗ trợ quản lý trạng thái của các control.
- Tự động phát sinh mã HTML cho các Server Control tương
ứng với từng loại Browser.
GVHD: Võ Thành C

12

SVTH: Võ Thị Thanh Hương


- Triển khai cài đặt.
+ Không cần lock, không cần đăng ký DLL.
+ Cho phép nhiều hình thức cấu hình ứng dụng.
- Hỗ trợ quản lý ứng dụng ở mức toàn cục.
+ Global.aspx có nhiều sự kiện hơn.
+ Quản lý session trên nhiều Server, không cần Cookies.
2.4.1.2. Quá trình xử lý tập tin ASPX
Khi Web Server nhận được yêu cầu từ phía client, nó sẽ tìm
kiếm tập tin được yêu cầu thông qua chuỗi URL được gởi về, sau đó tiến hành xử lý
theo sơ đồ sau:

Hình 2.3: Quá trình xử lý tập tin ASPX.[8]
2.4.2. Giới thiệu về SQL server 2005
Hệ quản trị cơ sở dữ liệu Microsoft SQL Server (MSSQL) là một trong
những hệ quản trị cơ sở dữ liệu thông dụng hiện nay. Đây là hệ quản trị cơ sở
dữ liệu thường được sử dụng với các hệ thống trung bình, với ưu điểm có các
GVHD: Võ Thành C

13


SVTH: Võ Thị Thanh Hương


công cụ quản lý mạnh mẽ giúp cho việc quản lý và bảo trì hệ thống dễ dàng,
hỗ trợ nhiều phương pháp lưu trữ, phân vùng và đánh chỉ mục phục vụ cho
việc tối ưu hóa hiệu năng. Với phiên bản MSSQL 2005 Microsoft đã có những
cải tiến đáng kể nâng cao hiệu năng, tính sẵn sàng của hệ thống , khả năng mở
rộng và bảo mật . Phiên bản mới này còn cung cấp nhiều công cụ cho người
phát triển ứng dụng được tích hợp với bộ Visual Studio do Microsoft cung
cấp. Dưới đây là mô hình về các dịch vụ của SQL server 2005.

Hình 2.4 Các dịch vụ của SQL Server 2005
MSSQL 2005 có 4 dịch vụ lớn: Database Engine, Intergration Service,
Reporting service, Analysis Services. Trong phiên bản MSSQL 2005 này đã có
những cải tiến đáng kể như sau:
• DataBase Engine: được phát triển để thực thi tốt hơn với việc hỗ
trợ cả dữ liệu có cấu trúc và dữ liệu phi cấu trúc (XML).
• Khả năng sẵn sàng của hệ thống được nâng cao hơn vì MSSQL
2005 hỗ trợ các chức năng: cơ sở dữ liệu gương (Database
mirroring), failover clustering, snapshots và khôi phục dữ liệu
nhanh.
• Việc quản lý chỉ mục được thực hiện song song với việc hoạt động
của hệ thống. Người dùng có thể thêm chỉ mục, xây dựng lại chỉ
mục hay xóa một chỉ mục đi trong khi hệ thống vẫn được sử dụng.
GVHD: Võ Thành C

14

SVTH: Võ Thị Thanh Hương



• Chức năng phân vùng dữ liệu được hỗ trợ: Trong phiên bản này
người dùng có thể phân vùng các bảng và chỉ mục cũng như quản lý
phân vùng dữ liệu một cách dễ dàng. Việc hỗ trợ phân vùng dữ liệu
giúp nâng cao hiệu năng hoạt động của hệ thống.
Dịch vụ đồng bộ hóa dữ liệu được mở rộng với việc hỗ trợ mô hình đồng bộ hóa
ngang hàng. Đây là dịch giúp đồng bộ hóa dữ liệu giữa các máy chủ dữ liệu, dịch vụ
này làm khả năng mở rộng của hệ thống được nâng cao. [10]

GVHD: Võ Thành C

15

SVTH: Võ Thị Thanh Hương


Chương 3. PHÂN TÍCH – THIẾT KẾ HỆ THỐNG
3.1. Yêu cầu chức năng
3.1.1. Yêu cầu lưu trữ
Hệ thống website cần lưu trữ một số thông tin vào cơ sở dữ liệu như:
- Thông tin của người dùng (admin, nhà thầu, bên mời thầu, chủ đầu tư).
- Thông tin các kế hoạch đấu thầu.
- Thông tin các thông báo (thông báo mời sơ tuyển, thông tin mời thầu,
kết quả đấu thầu).
- Thông tin các gói thầu.
- Thông tin dự án.
- Thông tin hồ sơ mời thầu (hồ sơ mời thầu, hồ sơ mời sơ tuyển).
- Thông tin câu hỏi.
- Thông tin tin tức.

- Thông tin văn bản.
3.1.2. Yêu cầu tra cứu
Tìm kiếm theo nhiều tiêu chí: tin tức (tiêu đề), văn bản (tên văn bản), kế
hoạch đấu thầu (tên kế hoạch), thông báo mời thầu (tên gói thầu).
3.1.3. Yêu cầu tính toán
Đếm tổng số người truy cập và số người đang truy cập.
3.2. Yêu cầu phi chức năng
- Giao diện: giao diện thân thiện với người dùng.
- Khối lượng lưu trữ: dung lượng nhỏ, không tốn nhiều không gian lưu trữ.
- Thực thi: nhanh, tìm kiếm chính xác.
- Chu trình sống: nội dung linh hoạt, dễ sửa đổi, có tính mở rộng, có khả năng
phát triển trong tương lai.
- Kinh tế: không tốn nhiều chi phí thiết kế và vận hành.
- Bảo mật: có tính bảo mật cao, website phải có sự phân quyền giữa các loại
người dùng: quản trị hệ thống, bên mời thầu, nhà thầu.
GVHD: Võ Thành C

16

SVTH: Võ Thị Thanh Hương


×