Tải bản đầy đủ (.pdf) (104 trang)

Du lịch sinh thái trong vấn đề phát triển kinh tế xã hội từ thực tiễn cù lao chàm, tỉnh quảng nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.99 MB, 104 trang )

VIỆN HÀN LÂM
KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI

NGUYỄN HOÀNG

DU LỊCH SINH THÁI TRONG
PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI TỪ THỰC TIỄN
CÙ LAO CHÀM, TỈNH QUẢNG NAM
Chuyên ngành: VIỆT NAM HỌC
Mã số:

60 22 01 13

LUẬN VĂN THẠC SĨ VIỆT NAM HỌC

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC :
PGS. TS. LẠI PHI HÙNG

HÀ NỘI, 2016


LỜI CẢM ƠN
Tôi xin gửi lời cảm ơn tới các thầy cô giáo, khoa
Việt Nam học và các phòng, ban chức năng trong Học
viện Khoa học xã hội đã tận tình giảng dạy, giúp đỡ và
tạo mọi điều kiện thuận lợi cho tôi trong suốt quá trình
học tập và thực hiện luận văn.
Đặc biệt, tôi xin được tỏ lòng biết ơn chân thành
tới người hướng dẫn khoa học - P G S . TS. Lại Phi
Hùng. Trong thời gian học tập, nghiên cứu và thực hiện


luận văn, em đã nhận được sự chỉ bảo tận tình, chu đáo
về mặt học thuật cũng như những lời động viên, khích lệ
của thầy để tôi có thể hoàn thành luận văn đúng hạn.
Hà Nội, ngày 20 tháng 7 năm 2016
Tác giả luận văn

Nguyễn Hoàng


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu
của riêng tôi. Các số liệu và kết quả nghiên cứu nêu
trong bài tiểu luận là trung thực, được các tác giả cho
phép sử dụng và chưa từng được công bố trong bất kì
công trình nào khác.
Đà Nẵng, ngày 20 tháng 07 năm 2016
Tác giả luận văn

Nguyễn Hoàng


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1
Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ PHÁT TRIỂN DU LỊCH SINH THÁI 6
1.1. Khái niệm về du lịch sinh thái bền vững ................................................... 6
1.2. Những yêu cầu và nguyên tắc cơ bản phát triển du lịch sinh thái ........... 11
1.3. Các tiêu chuẩn đánh giá du lịch sinh thái bền vững ................................ 15
1.4. Kinh nghiệm phát triển du lịch sinh thái của một số quốc gia và bài học
vận dụng cho Việt Nam nói chung và Cù Lao Chàm nói riêng ...................... 17
Chương 2: ẢNH HƯỞNG PHÁT TRIỂN DU LỊCH SINH THÁI ĐẾN

KINH TẾ - XÃ HỘI TẠI CÙ LAO CHÀM ............................................... 29
2.1. Tiềm năng phát triển du lịch sinh thái của Cù Lao Chàm ....................... 29
2.2. Thực trạng phát triển du lịch sinh thái tại CLC ....................................... 42
2.3. Ảnh hưởng phát triển du lịch sinh thái đến kinh tế - xã hội của CLC ..... 48
Chương 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN DU LỊCH SINH THÁI
BỀN VỮNG TẠI CÙ LAO CHÀM ............................................................. 60
3.1. Phương hướng phát triển du lịch tại Cù Lao Chàm ................................. 60
3.2. Giải pháp phát triển du lịch sinh thái bền vững tại Cù Lao Chàm .......... 64
KẾT LUẬN .................................................................................................... 73
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................ 76
PHỤ LỤC ....................................................................................................... 78


DANH MỤC CÁC CHỮ CÁI VIẾT TẮT

CLC:

Cù Lao Chàm

DLST:

Du lịch sinh thái

KBT:

Khu bảo tồn

KBTB:

Khu bảo tồn biển


KDTSQ : Khu dự trữ sinh quyển
TMP:

Tourism Master Plan
Quy hoạch tổng thể du lịch

UNDP:

United Nations Development Programme
Chương trình Phát triển Liên Hợp Quốc

UNWTO United nations world tourism organization
Tổ chức Du lịch thế giới
WTTC

World Tourism and Travel Council
Hội đồng Du lịch Lữ hành thế giới


DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU
Sơ đồ 1.1:

Sự tiếp cận của phát triển bền vững là nền tảng

Trang 7

của Du lịch sinh thái (UNWTO, 2009)
Sơ đồ 1.2:


Sơ đồ cấu trúc DLST của Buckley (1994)

Trang 10

Bảng 2.1 :

Đa dạng sinh học ở khu vực Cù Lao Chàm

Trang 33

Bảng 2.2:

Tổng doanh thu du lịch CLC giai đoạn

Trang 44

2013-2015
Bảng 2.3:

Số hộ kinh doanh lưu trú 2010-2015

Trang 46

Biểu đồ 2.1:

Số lượt khách du lịch đến Cù Lao Chàm từ năm

Trang 43

2009 đến năm 2015

Biểu đồ 2.2:

Thu nhập chính của người dân CLC

Trang 53

Biểu đồ 2.3:

Các hoạt động du lịch người dân tham gia

Trang 54


MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Sự phát triển nhanh và mạnh của ngành công nghiệp không khói trong
những năm vừa qua đã và đang mang lại nguồn thu quan trọng cho các nền
kinh tế. Cũng như các ngành kinh tế khác ngành du lịch ngày càng nhận được
nhiều sự quan tâm và được đặt trong sự phát triển hướng tới tính bền vững.
Dựa trên sự phát triển cân bằng giữa bảo vệ môi trường, phát triển kinh tế du
lịch còn mang lại sự phát triển cho địa phương mà không tác động tiêu cực
đến văn hóa – xã hội, đang trở thành xu thế của thời đại.
Cù Lao Chàm được UNESCO công nhận là Khu dự trữ sinh quyển thế
giới vào năm 2009. Từ đó đến nay, Cù Lao Chàm có bước phát triển mạnh
mẽ, thu hút khá nhiều du khách bởi vẻ đẹp hoang sơ của mình. Sự phát triển
của ngành du lịch góp phần vào sự tăng trưởng và chuyển dịch cơ cấu kinh tế
theo hướng tích cực, tạo việc làm góp phần xóa đói giảm nghèo, nâng cao
chất lượng đời sống nhân dân…
Tuy nhiên, Cù Lao Chàm sau thời gian khai khai thác đưa vào phát
triển du lịch, đang đối diện nhiều vấn đề liên quan phát triển bền vững. Số

lượng du khách ra đảo ngày một tăng trở thành một trong những thách thức
lớn trong việc bảo tồn hệ sinh thái nơi này, nhất là chất lượng dịch vụ bởi hạ
tầng ở Cù Lao Chàm dù được cải thiện nhiều nhưng sẽ khó bảo đảm về nước
sạch, vệ sinh môi trường, kể cả vấn đề lương thực, vấn đề xử lý rác thải,
chống ô nhiễm môi trường cũng gặp nhiều khó khăn, vấn đề khai thác, bảo vệ
và phát huy bản sắc văn hóa địa phương cũng gặp nhiều hạn chế…
Làm thế nào để cân bằng các khía cạnh theo quan niệm bền vững trong
phát triển du lịch sinh thái tại Cù Lao Chàm là nguyên nhân để tác giả lựa
chọn đề tài: Du lịch sinh thái trong vấn đề phát triển kinh tế - xã hội từ
thực tiễn Cù Lao Chàm, tỉnh Quảng Nam làm đề tài luận văn tốt nghiệp
của mình.
1


2. Tình hình nghiên cứu đề tài
Đã có nhiều công trình nghiên cứu và đánh giá DLST nhiều nơi trên thế
giới. Ví dụ như nhà khoa học Matley (1976), Clare Gun (1994) đề xuất các
nguyên tắc, phương pháp, vận dụng kinh nghiệm vào việc tổ chức không gian
du lịch cho các lãnh thổ Hector Ceballos và Lascurain (200 ) người Mexico
nghiên cứu DLST như là một công cụ giúp phát triển bền vững.
Việt Nam, việc nghiên cứu DLST đã được đề cập tới ở nhiều công
trình nghiên cứu của các nhà khoa học như: giáo trình Du lịch sinh thái những vấn đề về lý luận và thực tiễn ở Việt Nam” do PGS.TS. Phạm Trung
Lương chủ biên

Du lịch sinh thái – Ecotourism” do GS - TSKH. Lê Huy

Bá biên soạn …
Bên cạnh đó, nhiều dự án, hội nghị, hội thảo trong nước và quốc tế liên
quan đến DLST cũng được tổ chức như: Hội nghị quốc tế về du lịch bền vững
do Tổng cục Du lịch Việt Nam kết hợp với qu Hanns Seidel tổ chức tại Huế

(199 ) hội thảo Xây dựng chiến lược quốc gia về phát triển DLST tại Việt
Nam” (1999) hội thảo khoa học phát triển bền vững du lịch biển Nha Trang
– Khánh Hòa” (2013) dự án "Xây dựng năng lực cho phát triển Du lịch ở
Việt Nam” của Antonio Machado (2003)...
Những đề tài nghiên cứu trên cùng những báo cáo tham luận trong các
hội nghị, hội thảo đã tổng quan cơ sở lý luận về DLST cũng như đánh giá
tiềm năng phát triển DLST ở Việt Nam, trong đó có tiềm năng phát triển
DLST Cù Lao Chàm.
Bên cạnh đó, luận văn thạc s , khóa luận tốt nghiệp… cũng đã đề cập đến các
khía cạnh trong pháp triển DLST Cù Lao Chàm như: đề tài nghiên cứu Lợi
ích cộng đồng trong hoạt động du lịch tại khu dự trữ sinh quyển Cù Lao
Chàm (2010) của tác giả Chu Mạnh Trinh luận án tiến s chuyên ngành kinh
tế Khai thác tiềm năng DLST Vùng Du lịch Bắc Trung bộ Việt Nam (2012)
của tác giả Đinh Thị Thi, luận văn thạc s Phát triển DLST biển đảo Cù Lao
Chàm – tỉnh Quảng Nam (2012) của tác giả Trần Xuân Mới, … Nhìn chung,
2


những đề tài này đề cập khá đa dạng các khía cạnh, cũng như thực trạng trong
việc phát triển DLST ở Cù Lao Chàm nói chung và KBTB nói riêng… Song
các nghiên cứu trên còn thiên về lý luận, chỉ dừng lại mức độ nghiên cứu
tổng quát đa số các nghiên cứu về DLST chỉ chú tâm đến tài nguyên thiên
nhiên, mà xem nhẹ tài nguyên nhân văn, xem nhẹ nguồn lực văn hóa chưa
làm rõ được mối quan hệ giữa Kinh tế - Môi trường - Văn hóa trong phát triển
DLST.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
3.1. Mục đích nghiên cứu
- Nghiên cứu và làm rõ cơ sở lý thuyết có liên quan về du lịch sinh thái,
đặc biệt du lịch sinh thái bền vững đối với một vùng biển – hải đảo.
- Đề xuất các giải pháp chủ yếu để bảo vệ môi trường biển, văn hóa –

xã hội trên đảo liên quan đến du lịch sinh thái và các giải pháp phát triển du
lịch sinh thái tại đảo Cù Lao Chàm.
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Thu thập tài liệu, phân tích và tổng hợp các lý thuyết liên quan phát
triển du lịch sinh thái, du lịch sinh thái bền vững với biển – đảo.
- Khảo sát tình hình phát triển du lịch sinh thái trên đảo và ảnh hưởng
của nó đến kinh tế, đời sống xã hội người dân, qua đó cho thấy sự chưa hài
hòa, thiếu tính bền vững của phát triển du lịch sinh thái tại đây.
- Khuyến nghị các giải pháp hợp lý để phát triển du lịch sinh thái theo
hướng bền vững ảnh hưởng tích cực đến kinh tế xã hội trên đảo.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
* Đối tượng nghiên cứu: Đối tượng nghiên cứu là du lịch sinh thái với
vấn đề phát triển kinh tế - xã hội tại Cù Lao Chàm, tỉnh Quảng Nam.
* Phạm vi nghiên cứu: Phạm vi nghiên cứu của luận văn được giới hạn
trên không gian thuộc khu vực đảo Cù Lao Chàm và các vùng phụ cận có ảnh
hưởng đến nơi đây.

3


5. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu
5.1. Phương pháp luận nghiên cứu
Tác giả muốn nghiên cứu làm rõ các nội dung lý luận về du lịch sinh
thái, về các nguyên tắc, điều kiện để phát triển du lịch sinh thái bền vững tại
một điểm du lịch nhất định. Thông qua việc phân tích đánh giá thực trạng hoạt
động phát triển du lịch sinh thái trong những năm qua tác động đến phát triển
kinh tế - xã hội trên đảo, cùng với định hướng phát triển du lịch tác giả đưa ra
các giải pháp, trình bày những kiến nghị hỗ trợ thực hiện nhiệm vụ phát triển
du lịch sinh thái trên đảo trong thời gian tới với các cấp liên quan như với Sở
Du lịch, Trung tâm xúc tiến du lịch tỉnh, Ban quản lý, với các doanh nghiệp, và

với người dân và cộng đồng.
5.2. Phương pháp nghiên cứu
5.2.1. Phương pháp nghiên cứu liên ngành
Trong quá trình nghiên cứu tác giả đã vận dụng kiến thức của một số
ngành như địa lý du lịch, sinh thái học, văn hóa học, xã hội học… để làm rõ
hơn cho vấn đề mình nghiên cứu.
5.2.2. Phương pháp khảo sát thực địa
Trong quá trình nghiên cứu, tác giả đã tiến hành nhiều lần thực địa để
thu thập thông tin, tài liệu, chụp ảnh, phỏng vấn, tham quan và đồng thời cũng
đến các điểm du lịch trên Cù Lao Chàm.
5.2.3. Phương pháp điều tra xã hội học
Đối tượng điều tra bằng bảng hỏi bao gồm:
- Các hộ dân địa phương ở cụm đảo Cù Lao Chàm (chủ yếu ở Hòn Lao).
Phương pháp chọn mẫu ngẫu nhiên.
- Các khách du lịch đến tham quan Cù Lao Chàm (khách nội địa và quốc tế).
- Ngoài ra, tác giả luận văn còn điều tra thông qua phỏng vấn trực
tiếp người dân, du khách và chuyên gia du lịch (đơn vị kinh doanh du lịch
ở địa bàn).

4


5.2.4. Phương pháp phân tích thống kê và mô tả
Tác giả sử dụng các nguồn số liệu thứ cấp đáng tin cậy được thu thập từ
Sở VHTT-DL, Trung tâm xúc tiến du lịch, Ban quản lý đảo Cù Lao Chàm. Bên
cạnh đó còn sử dụng các nguồn dữ liệu từ báo, tạp chí, sách, internet... Với các
nguồn dữ liệu này tác giả đã sử dụng phương pháp phân tích thống kê để phân
tích đánh giá thực trạng của hoạt động du lịch sinh thái tác động đến phát triển
kinh tế - xã hội tại địa bàn nghiên cứu.
6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn

6.1. Về lý luận
Khái quát cụ thể, rõ nét hơn về lý thuyết du lịch sinh thái với những đặc
điểm chính của loại hình này, đặc biệt là du lịch sinh thái biển đảo theo hướng
bền vững.
6.2. Về thực tiễn
- Luận văn đã phân tích trên khía cạnh du lịch sinh thái là bộ phận cốt lõi
của phát triển bền vững, hướng đến sự cân bằng của ba khía cạnh kinh tế - xã
hội - môi trường, thay vì hiện nay yếu tố kinh tế đang chủ đạo.
- Trên cơ sở phân tích dữ liệu từ đó đã đề xuất xây dựng các chương
trình du lịch sinh thái phù hợp với định hướng phát triển bền vững
- Trên các cơ sở tính toán và phân tích, tác giả đã đề xuất các giải pháp
thực hiện nhiệm vụ phát triển, trong đó, nhấn mạnh đến sự phát triển cuộc sống
của người dân Cù Lao Chàm trong mối tương quan du lịch sinh thái.
7. Cơ cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu và kết luận, nội dung chính của luận văn gồm 3
chương :
- Chương 1: Cơ sở lý luận về phát triển du lịch sinh thái
- Chương 2: Ảnh hưởng phát triển du lịch sinh thái đến kinh tế - xã
hội tại Cù Lao Chàm
- Chương 3: Một số giải pháp phát triển du lịch sinh thái bền vững tại
Cù Lao Chàm
5


Chương 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ PHÁT TRIỂN DU LỊCH SINH THÁI
1.1. Khái niệm về du lịch sinh thái bền vững
Vai trò của ngành du lịch trong ngành dịch vụ ngày càng rõ nét. Với
những thuận lợi, những mặt tích cực mà phát triển du lịch đem lại thì du lịch
thực sự có khả năng làm thay đổi bộ mặt kinh tế của một quốc gia. Du lịch có

thể đóng vai trò quan trọng trong việc giúp chúng ta đạt các Mục tiêu phát triển
Thiên niên kỷ (Millennium Development Goals) mà Liên hơp quốc đã đề ra từ
năm 2000.
Phát triển bền vững là sự phát triển đáp ứng các nhu cầu của xã hội hiện
tại mà không làm tổn hại đến khả năng đáp ứng nhu cầu của các thế hệ tương
lai (Ủy ban Brundtland, 198 ). Định hướng chiến lược phát triển bền vững ở
Việt Nam (Chương trình nghị sự 21 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư) đã đưa vấn đề
du lịch bền vững (sustainable tourism) là một phần quan trọng của phát triển
bền vững (sustainable development) tại nước ta.
Cách tiếp cận du lịch theo hướng bền vững truyền thống” nhất là đi
theo ba trục nội dung của phát triển bền vững: Kinh tế - Xã hội - Môi trường.
1.1.1. Khái niệm về du lịch bền vững
Hiện nay, trên thế giới vẫn chưa thống nhất quan niệm phát triển du lịch
bền vững. Machado, 2003 đã định ngh a phát triển du lịch bền vững là: Các
hình thức du lịch đáp ứng nhu cầu hiện tại của khách du lịch, ngành du lịch, và
cộng đồng địa phương nhưng không ảnh hưởng tới khả năng đáp ứng nhu cầu
của các thế hệ mai sau. Du lịch khả thi về kinh tế nhưng không phá hủy về tài
nguyên mà tương lai của du lịch phụ thuộc vào đó, đặc biệt là môi trường tự
nhiên và kết cấu xã hội của cộng đồng địa phương” [19, tr.13].
Theo Hội đồng Du lịch Lữ hành Thế giới (WTTC) và Tổ chức Du lịch
Thế giới (UNWTO): Du lịch bền vững là loại hình du lịch đáp ứng được nhu
6


cầu hiện tại của du khách và của những điểm đến mà vẫn bảo đảm và cải thiện
nguồn lực cho tương lai. Du lịch bền vững dẫn tới một phương thức quản lý tất
cả các nguồn lực sao cho thỏa mãn nhu cầu kinh tế, xã hội, thẫm m và vẫn giữ
gìn được sự trọn vẹn của văn hóa và môi trường sống”.

Sơ đồ 1.1: Sự tiếp cận của phát triển bền vững là nền tảng

của Du lịch sinh thái (UNWTO, 2009)
Tóm lại, phát triển du lịch bền vững là một vấn đề không thể thiếu được
trong quá trình đi lên của đất nước nói chung và của ngành du lịch nói riêng.
Tuy nhiên bảo vệ và cải thiện môi trường phải được coi là yếu tố không thể
tách rời của quá trình phát triển.
1.1.2. Khái niệm về du lịch sinh thái bền vững
Du lịch sinh thái” (ecotourism) là một khái niệm tương đối mới và đã
nhanh chóng thu hút được sự quan tâm của nhiều người, hoạt động trong nhiều
l nh vực khác nhau. Khái niệm này, nếu tiếp cận ở những góc độ khác nhau, sẽ
có những cách hiểu khác nhau. Trong đó, cách hiểu DLST là một loại hình du
lịch thiên nhiên là cách hiểu khá phổ biến, mang tính tổng quát. Với cách tiếp
cận này, thì mọi hoạt động của du lịch có liên quan đến thiên nhiên, đều được
hiểu là DLST [1, tr.78].
Du lịch sinh thái có thể được biết đến với nhiều tên gọi khác nhau như:
7


- Du lịch thiên nhiên (Natural Tourism)
- Du lịch dựa vào thiên nhiên (Natural-based on Tourism)
- Du lịch môi trường (Environmental tourism)
- Du lịch đặc thù (Particular tourism)
- Du lịch xanh (Green tourism)
- Du lịch thám hiểm (Adventure Tourism)
- Du lịch bản xứ (Indiginous tourism)
- Du lịch có trách nhiệm ( esponsible tourism)
- Du lịch nhạy cảm (Sensiti ed tourism)
- Du lịch nhà tranh (cottage tourism)
- Du lịch bền vững (Sustainable tourism)
Như vậy ta có thể thấy, DLST bắt nguồn từ du lịch thiên nhiên và du lịch
ngoài trời.

Du lịch sinh thái được quan niệm là một loại hình du lịch bền vững gắn
với môi trường tự nhiên. Định ngh a tương đối hoàn chỉnh về du lịch sinh thái
lần đầu tiên được Hector Ceballos và Lascurain đưa ra năm 198 : “Du lịch
sinh thái là du lịch đến những khu vực tự nhiên còn ít bị thay đổi, với những
mục đích đặc biệt: nghiên cứu, tham quan với ý thức trân trọng thế giới hoang
dã và những giá trị văn hóa được khám phá”. [1, tr.8]
Năm 1993, Allen đưa ra một định ngh a đề cập sâu sát đến l nh vực hoạt
động trách nhiệm của du khách, đó là: “Du lịch sinh thái được phân biệt với
các loại hình du lịch thiên nhiên khác về mức độ giáo dục cao đối với môi
trường và sinh thái, thông qua những hướng dẫn viên có nghiệp vụ lành nghề.
Du lịch sinh thái tạo ra mối quan hệ giữa con người với thiên nhiên hoang dã
đã cùng với ý thức giáo dục để biến bản thân khách du lịch thành những người
đi đầu trong công tác bảo vệ môi trường. Phát triển DLST sẽ làm giảm thiểu
tác động của khách du lịch đến văn hóa và môi trường đảm bảo cho địa
8


phương được hưởng nguồn lợi tài chính do du lịch mang lại và chú trọng đến
những đóng góp tài chính cho việc bảo tồn thiên nhiên”. [1, tr.9]
Định ngh a của hiệp hội du lịch sinh thái quốc tế (TIES): Du lịch sinh
thái là việc đi lại có trách nhiệm tới các cảnh quan thiên nhiên mà bảo tồn
được môi trường và bảo tồn phúc lợi cho người dân địa phương”. [1, tr.10]
Tại Việt Nam, trong hội thảo về Xây dựng chiến lược phát triển DLST
ở Việt Nam” tháng 9 năm 1999 có đưa ra định ngh a về DLST là: “Du lịch
sinh thái là loại hình du lịch dựa vào thiên nhiên và văn hóa bản địa, gắn với
giáo dục môi trường, có đóng góp cho n lực bảo tồn và phát triển bền vững,
với sự tham gia tích cực của cộng đồng địa phương”.
Trong Chương 1 của Luật du lịch năm 2005, tại khoản 19 Điều 4, có
định ngh a khá ngắn gọn về DLST là: Du lịch sinh thái là hình thức du lịch
dựa vào thiên nhiên, gắn với bản sắc văn hóa địa phương với sự tham gia của

cộng đồng nh m phát triển bền vững”.
Theo quy chế quản lí các hoạt động hoạt động du lịch sinh thái tại các
vườn quốc gia, khu bảo tồn thiên nhiên, do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông
thôn ban hành năm 200 , thì Du lịch sinh thái được hiểu là: “Du lịch sinh thái
là hình thức du lịch dựa vào thiên nhiên, gắn với bản sắc văn hóa địa phương
với sự tham gia của cộng đồng dân cư ở địa phương nh m phát triển bền
vững”[2].
Bên cạnh những quan điểm và khái niệm trên còn có nhiều định ngh a
mở rộng về nội dung của DLST:
Trong khi đó, Hiệp hội du lịch Hoa Kì lại định ngh a DLST là du lịch có
mục đích với các khu thiên nhiên, hiểu biết về lịch sử văn hóa và lịch sử tự
nhiên của môi trường, không làm biến đổi tình trạng của hệ sinh thái, đồng
thời ta có cơ hội để phát triển kinh tế, bảo vệ nguồn tài nguyên thiên nhiên và
lợi ích tài chính của cộng đồng địa phương”. [1, tr.79]
9


Hiệp hội DLST ở Australia cho rằng: Du lịch sinh thái là một hình thức
du lịch dựa vào thiên nhiên và định hướng về môi trường tự nhiên và nhân văn,
được quản lí một cách bền vững và có lợi cho sinh thái”. [1, tr.79]
Tổ chức IUCN (Tổ chức bảo tồn thiên nhiên quốc tế tại Việt Nam) định
ngh a: Du lịch sinh thái là loại hình du lịch và tham quan có trách nhiệm với
môi trường tại những vùng còn tương đối nguyên sơ, để thưởng thức và hiểu
biết thiên nhiên (và có k m th o đặc trưng văn hóa quá khứ cũng như hiện tại)
có h trợ đối với bảo tồn, và có ít tác động từ du khách, giúp cho sự tham gia
tích cực có ích cho kinh tế-xã hội của nhân dân địa phương”. [17, tr.77]

Sơ đồ 1.2: Sơ đồ cấu tr c DLST của Buckl y 1 4
(nguồn: [9, tr.1 )
Như vậy ta có thể thấy rằng, mặc dù có những khái niệm cơ bản chung,

song căn cứ vào những đặc thù và mục tiêu phát triển của mỗi quốc gia, tổ
chức quốc tế đều phát triển những định ngh a riêng của mình về DLST.
Từ các định ngh a trên về DLST, có thể khái quát những đặc trưng về
định ngh a của khái niệm này như sau:
- Dựa vào thiên nhiên và các nền văn hóa bản địa, chủ yếu là các khu bảo
tồn thiên nhiên.

10


- Chú trọng vào sự nâng cấp và duy trì thiên nhiên, quản lý tài nguyên
bền vững.
Hỗ trợ cho công tác bảo tồn thiên nhiên. Du lịch sinh thái là một hình
thức du lịch diễn ra trong khu vực tự nhiên (đặc biệt là trong các khu vực cần
được bảo vệ và môi trường xung quanh nó) và kết hợp tìm hiểu bản sắc văn
hóa - xã hội của địa phương có sự quan tâm đến vấn đề môi trường. Nó thúc
đẩy một hệ sinh thái bền vững thông qua một quá trình quản lý môi trường có
sự tham gia của tất cả các bên liên quan.
- Mang lại lợi ích cho cộng đồng địa phương.
- Nâng cao hiểu biết của du khách về môi trường thiên nhiên và văn hóa
bản địa thông qua hoạt động giáo dục diễn giải môi trường. Từ đó, nâng cao
nhận thức tự giác bảo vệ môi trường.
- Đảm bảo cho nhu cầu thưởng thức của các thế hệ mai sau không bị ảnh
hưởng tiêu cực bởi các du khách hôm nay (du lịch sinh thái bền vững). Du lịch
sinh thái thường được xem xét là bộ phận quan trọng nhất của du lịch bền vững.
Du lịch sinh thái bền vững là loại hình du lịch dựa vào thiên nhiên, gắn
với bản sắc văn hoá địa phương với sự tham gia của cộng đồng nhằm đáp ứng
được nhu cầu hiện tại của du khách và của những điểm đến mà vẫn bảo đảm và
cải thiện nguồn lực cho tương lai.
1.2.


Những yêu cầu và nguyên tắc cơ bản phát triển du lịch sinh thái
1.2.1. Những yêu cầu cơ bản để phát triển du lịch sinh thái
1.2.1.1. Yêu cầu 1: Sự tồn tại của các hệ sinh thái tự nhiên.
Với tính đa dạng sinh thái cao, sinh thái tự nhiên được hiểu là sự cộng

sinh của các điều kiện địa lý, khí hậu và động thực vật, bao gồm: sinh thái tự
nhiên (natural ecology), sinh thái động vật (animal ecology), sinh thái thực vật
(plant ecology), sinh thái nông nghiệp (agri - cultural ecology), sinh thái khí
hậu (ecoclimate) và sinh thái nhân văn (human ecology).
11


Đa dạng sinh thái là một bộ phận và là một dạng thứ cấp của đa dạng
sinh học, ngoài thứ cấp của đa dạng di truyền và đa dạng loài. Đa dạng sinh
thái thể hiện ở sự khác nhau của các kiểu cộng sinh tạo nên các cơ thể sống,
mối liên hệ giữa chúng với nhau và với các yếu tố vô sinh có ảnh hưởng trực
tiếp hay gián tiếp lên sự sống như: đất, nước, địa hình, khí hậu..., đó là các hệ
sinh thái (eco - systems) và các nơi trú ngụ, sinh sống của một hoặc nhiều loài
sinh vật (habitats) (Theo công ước đa dạng sinh học được thông qua tại Hội
nghị thượng đỉnh io de Jannero về môi trường, vào ngày 5 tháng

năm 1992

và có hiệu lực từ ngày 29 tháng 12 năm 1993).
Như vậy có thể nói du lịch sinh thái là một loại hình du lịch dựa vào
thiên nhiên (natural - based tourism), chỉ có thể tồn tại và phát triển ở những
nơi có các hệ sinh thái điển hình với tính đa dạng sinh thái cao nói riêng và tính
đa dạng sinh học cao nói chung.
1.2.1.2. Yêu cầu 2: Hướng dẫn viên du lịch sinh thái.

Để đảm bảo tính giáo dục, nâng cao được sự hiểu biết cho khách du lịch
sinh thái, người hướng dẫn ngoài kiến thức ngoại ngữ tốt còn phải là người am
hiểu các đặc điểm sinh thái tự nhiên và văn hoá cộng đồng địa phương. Điều
này rất quan trọng và có ảnh hưởng rất lớn đến hiệu quả của hoạt động du lịch
sinh thái, khác với những loại hình du lịch tự nhiên khác khi du khách có thể tự
mình tìm hiểu hoặc yêu cầu không cao về sự hiểu biết này ở người hướng dẫn
viên. Trong nhiều trường hợp, cần thiết phải cộng tác với người dân địa
phương để có được những hiểu biết tốt nhất, lúc đó người hướng dẫn viên chỉ
đóng vai trò là một người phiên dịch giỏi.
Hoạt động du lịch sinh thái đòi hỏi phải có được người điều hành có
nguyên tắc. Các nhà điều hành du lịch sinh thái phải có được sự cộng tác với
các nhà quản lý các khu bảo tồn thiên nhiên và cộng đồng địa phương nhằm
mục đích đóng góp vào việc bảo vệ một cách lâu dài các giá trị tự nhiên và văn
12


hoá khu vực, cải thiện cuộc sống, nâng cao sự hiểu biết chung giữa người dân
địa phương và du khách.
1.2.1.3. Yêu cầu 3: nh m hạn chế tới mức tối đa các tác động có thể của
hoạt động du lịch sinh thái đến tự nhiên và môi trường.
Theo đó du lịch sinh thái cần được tổ chức với sự tuân thủ chặt chẽ cả
quy định về sức chứa”. Khái niệm sức chứa” được hiểu từ bốn khía cạnh: vật
lý, sinh học, tâm lý và xã hội. Tất cả những khía cạnh này có liên quan tới
lượng khách đến một địa điểm vào cùng một thời điểm.
Đứng trên góc độ vật lý, sức chứa ở đây được hiểu là số lượng tối đa
khách du lịch mà khu vực có thể tiếp nhận. Điều này liên quan đến những tiêu
chuẩn về không gian đối với mỗi du khách cũng như nhu cầu sinh hoạt của họ.
Đứng ở góc độ xã hội, sức chứa là giới hạn về lượng du khách mà tại đó
bắt đầu xuất hiện những tác động tiêu cực của các hoạt động du lịch đến đời
sống văn hoá - xã hội, kinh tế - xã hội của khu vực. Cuộc sống bình thường của

cộng đồng địa phương có cảm giác bị phá vỡ, xâm nhập.
Đứng ở góc độ quản lý, sức chứa được hiểu là lượng khách tối đa mà
khu du lịch có khả năng phục vụ. Nếu lượng khách vượt quá giới hạn này thì
năng lực quản lý của khu du lịch sẽ không đáp ứng được yêu cầu của khách,
làm mất khả năng quản lý và kiểm soát hoạt động của khách, kết quả là sẽ làm
ảnh hưởng đến môi trường và xã hội.
Do khái niệm sức chứa bao gồm cả định tính và định lượng, vì vậy khó
có thể xác định một con số chính xác cho mỗi khu vực. Mặt khác, mỗi khu vực
khác nhau sẽ có chỉ số sức chứa khác nhau. Các chỉ số này chỉ có thể xác định
một cách tương đối bằng phương pháp thực nghiệm.
Để đáp ứng yêu cầu này, cần phải tiến hành nghiên cứu sức chứa của các
địa điểm cụ thể để căn cứ vào đó mà có các quyết định về quản lý. Điều này
cần được tiến hành đối với các nhóm đối tượng khách/thị trường khác nhau,
13


phù hợp tâm lý và quan niệm của họ. Du lịch sinh thái không thể đáp ứng được
các nhu cầu của tất cả cũng như mọi loại khách.
1.2.1.4. Yêu cầu 4: Thoả mãn nhu cầu nâng cao kiến thức và hiểu biết
của khách du lịch.
Việc thoả mãn mong muốn này của khách du lịch sinh thái về những
kinh nghiệm, hiểu biết mới đối với tự nhiên, văn hoá bản địa thường là rất khó
khăn, song lại là yêu cầu cần thiết đối với sự tồn tại lâu dài của ngành du lịch
sinh thái. Vì vậy, những dịch vụ để làm hài lòng du khách có vị trí quan trọng
chỉ đứng sau công tác bảo tồn những gì mà họ quan tâm.
1.2.2. Những nguyên tắc phát triển du lịch sinh thái bền vững
Các cơ sở nền tảng ban đầu làm kim chỉ nam cho hoạt động DLST bao gồm:
- Nghiên cứu và bảo tồn các giá trị thiên nhiên, giá trị văn hóa.
- Tăng cường nội dung giáo dục môi trường.
- Tổ chức đồng bộ và chuyên nghiệp về nghiệp vụ du lịch và lữ hành

nhằm giảm thiểu tối đa các tác động tiêu cực đến môi trường.
- Hướng mọi khả năng đến việc góp phần bảo vệ môi trường.
Từ những cơ sở nền tảng trên, DLST khi hướng đến mục tiêu bền vững
đã xây dựng các nguyên tắc cơ bản sau đây:
1.2.2.1. Sử dụng và bảo vệ tài nguyên một cách bền vững: bao gồm
tài nguyên tự nhiên, tài nguyên nhân văn. Cân đối hài hòa trong việc sử
dụng một cách bền vững nguồn tài nguyên là nền tảng cơ bản nhất của việc
phát triển DLST.
1.2.2.2. Bảo tồn tính đa dạng về tự nhiên, văn hóa,… (chủng loài các hệ
động thực vật, bản sắc văn hóa dân tộc,…) vì DLST lấy bảo tồn là tiêu chí
hàng đầu trong hoạt động, khai thác du lịch chỉ là hoạt động thứ yếu.
1.2.2.3. Thúc đẩy chương trình giáo dục và huấn luyện để cải thiện, quản
lý di sản và các loại tài nguyên thiên nhiên một cách hiệu quả. Tác động giảm
14


thiểu mức tiêu thụ tài nguyên hiện có, giảm thiểu lượng chất thải một cách triệt
để nhằm nâng cao chất lượng môi trường.
1.2.2.4. Trong quá trình khai thác hoạt động DLST, cần phối hợp mục
tiêu hỗ trợ phát triển kinh tế địa phương, vì trách nhiệm của DLST là đóng
góp vào phúc lợi của cộng đồng địa phương như là một sự đầu tư gián tiếp
cho bảo tồn, góp phần tạo tính tương tác bền vững cho hoạt động DLST từ địa
bàn sở tại.
1.2.2.5. Phối hợp lồng ghép hài hòa giữa chiến lược phát triển du lịch
của địa phương, vùng và của quốc gia.
1.2.2.6. Tạo điều kiện thu hút sự tham gia của cộng đồng địa
phương.Với sự tham gia tích cực của cộng đồng sở tại không chỉ đem lại lợi ích
cho riêng cộng đồng, cho môi trường sinh thái mà còn góp phần tăng cường
khả năng đáp ứng tính đa dạng sản phẩm của DLST.
1.2.2.7. Triển khai các họat động tư vấn các nhóm lợi ích và công chúng.

Tư vấn giữa công nghiệp du lịch và cộng đồng địa phương, các tổ chức và cơ
quan nhằm đảm bảo cho sự hợp tác lâu dài cũng như giải quyết các xung đột có
thể nảy sinh.
1.2.2.8. Marketing du lịch một cách trung thực và có trách nhiệm. Phải
cung cấp cho du khách những thông tin đầy đủ và có trách nhiệm nhằm nâng
cao sự tôn trọng của du khách đến môi trường tự nhiên, xã hội và văn hóa khu
du lịch, qua đó góp phần thỏa mãn nhu cầu của du khách.
1.2.2.9. Tổ chức đào tạo các thành viên quản lý, chuyên nghiệp hóa các
nhân viên phục vụ trong họat động kinh doanh du lịch nhằm nâng cao chất
lượng dịch vụ du lịch.
1.3.

Các tiêu chuẩn đánh giá du lịch sinh thái bền vững
Cơ sở để đánh giá sự phát triển bền vững của một chủ thể du lịch là

những tiêu chuẩn hoặc yếu tố được dùng để đánh giá quá trình hoạt động, để so
15


sánh về mặt không gian và thời gian ở phạm vi v mô hoặc vi mô của nền kinh
tế xã hội. Để đánh giá thước đo về du lịch bền vững cần phải đánh giá trên ba
mặt đó là: bền vững về mặt kinh tế, bền vững về mặt xã hội và bền vững về
mặt môi trường
1.3.1. Tiêu chuẩn về kinh tế
Bền vững về mặt kinh tế là phát triển kinh tế nhanh và ổn định trong một
thời gian dài. Tăng trưởng nhanh chưa chắc đã có được phát triển bền vững về
mặt kinh tế. Vì thế chúng ta phải luôn duy trì một tốc độ tăng trưởng ổn định
hợp lý và lâu dài không nên chỉ chú trọng và nhấn mạnh vào tăng trưởng kinh
tế nhanh. Tiêu chuẩn đánh giá là:
- Mức tăng trưởng kinh tế do quá trình phát triển đem lại

- Mức đóng góp cho phát triển kinh tế địa phương.
- Sự phát triển phù hợp với mục tiêu đề ra trong quy hoạch phát triển
kinh tế xã hội của quốc gia và địa phương.
1.3.2. Tiêu chuẩn về xã hội, con người
Tính bền vững đó phải mang tính nhân văn hay nói một cách khác là
phải đem lại phúc lợi và chia sẻ công bằng cho mọi cá nhân trong xã hội. Phát
triển phải được gắn liền với một xã hội ổn định, hoà bình, mở rộng và nâng cao
năng lực lựa chọn cho mọi người cùng với đó là việc nâng cao sự tham gia của
cộng đồng vào quá trình phát triển. Tiêu chuẩn đánh giá là:
- Sự khai thác hợp lý các giá trị văn hóa-xã hội
- Giáo dục, xây dựng, phục hồi và phát triển văn hóa truyền thống của
dân tộc
- Sự hưởng thụ về văn hóa, mức sống và sinh hoạt của cộng động được
cải thiện.

16


1.3.3. Tiêu chuẩn về môi trường
Môi trường sống có ảnh hưởng trực tiếp đến sự sống và sự phát triển của
mỗi cá thể và của cộng đồng, nó bao gồm toàn bộ các điều kiện vật lý, hoá học,
sinh học...và xã hội bao quanh. Bền vững về mặt môi trường là ở đó con người
có cuộc sống chất lượng cao dựa trên nền tảng sinh thái bền vững. Tiêu chuẩn
đánh giá là:
- Mức độ khai thác và bảo vệ tài nguyên.
- Sức chứa của các điểm đến DLST, mật độ phát triển cho phép.
- Quản lý môi trường của những hoạt động phát triển, quản lý chất thải.
- Bảo vệ đa dạng sinh học và hệ sinh thái bằng việc giáo dục nâng cao
nhận thức tôn trọng, bảo vệ và phục hồi hệ sinh thái cho các địa phương tham
gia vào hoạt động phát triển.

Các tiêu chuẩn đánh giá nêu trên có ý ngh a rất quan trọng giúp cho việc
định lượng và định tính về những hoạt động phát triển cho một quốc gia, một
vùng, một tỉnh và từng doanh nghiệp như: giúp cho các nhà hoạch định chiến
lược và đề ra chính sách, xác định nhiệm vụ, mục tiêu phát triển DLST bền
vững giúp đưa ra các quyết định, chương trình hoạt động để đạt được nhiệm
vụ và mục tiêu phát triển bền vững.
1.4.

Kinh nghiệm phát triển du lịch sinh thái của một số quốc gia
Trong năm năm trở lại đây, nhiều quốc gia trong khu vực Đông Nam Á,

với xuất phát điểm và điều kiện kinh tế - xã hội khá tương đồng với Việt Nam,
nhưng với những chính sách đầu tư, cơ chế quản lý thông thoáng cũng như các
biện pháp phát triển DLST thích hợp đã góp phần đưa hoạt động DLST nói
riêng và ngành du lịch nói chung phát triển đạt nhiều kết quả vượt trội. Xem
xét những kinh nghiệm về xây dựng và quản lý thực hiện chiến lược phát triển
DLST của các nước đó có giá trị tham khảo hết sức bổ ích cho nhiều vùng, tỉnh
và nhiều điểm đến DLST của Việt Nam, trong đó có Cù Lao Chàm.
17


1.4.1. Kinh nghiệm từ mô hình OTOP của Thailand
Chương trình kích thích tinh thần kinh doanh tại địa phương nhằm hỗ trợ
đặc biệt các địa phương trong việc sản xuất và tiếp thị các sản phẩm địa
phương trên thị trường Thailand và thế giới - One Town/Tambon One Product
(OTOP) – Theo sáng kiến Bộ Thương Mại Thailand phối hợp với Bộ Du lịch
và Thể thao năm 1999 là một mô hình khá thành công trong phát triển du lịch
sinh thái theo hướng bền vững. Các chính sách được áp dụng tạo nên những
thành công được UNWTO đánh giá và ghi nhận là:
Các làng nghề được hỗ trợ vốn đầu tư từ Chính phủ, được hỗ trợ huấn

luyện và chuyển giao công nghệ, được hỗ trợ các khâu tiếp thị, xúc tiến bán
hàng…
Các trung tâm nghiên cứu và đào tạo nghệ nhân cũng được lập ra.
Các chính sách khuyến khích khôi phục và bảo tồn giá trị văn hóa địa
phương cũng được chú ý. Đặc biệt là việc lưu giữ và chuyển hóa các giá trị này
vào trong các sản phẩm.
Các sản phẩm gắn nhãn OTOP, được trưng bày trong hội chợ thương
mại quốc tế, được hưởng chính sách miễn hoặc giảm thuế. Những sản phẩm
nào từ 3 sao trở lên được chính quyền đặc biệt hỗ trợ, cấp 5 sao được ưu tiên
nhất. Đây là lý do để các sản phẩm không ngừng được cải thiện và nâng cao
chất lượng nhằm nhận được sự hỗ trợ từ Chính phủ.
Thông qua sự khôi phục và phát triển của các làng nghề, việc giữ gìn bản
sắc giá trị tri thức văn hóa truyền thống thực hiện tốt hơn, cũng góp phần tạo
công ăn việc làm cho người dân ở địa phương, …
Phát triển du lịch với các hình thức chợ đường phố (kad), chợ đêm
(night ba aar) giúp các làng nghề giới thiệu và bán sản phẩm của làng mình
cho du khách.

18


Việc nghiên cứu, ứng dụng công nghệ thông tin trong thiết kế sản phẩm,
cải tiến và nâng cao chất lượng các sản phẩm OTOP, xây dựng các trang thông
tin của địa phương… có sự kết hợp giữa các địa phương, doanh nghiệp du lịch
kết hợp với các trường đại học và viện nghiên cứu tạo kết quả cao.
Những doanh nghiệp lữ hành thường xuyên tổ chức các chương trình du
lịch đến các làng nghề để khách du lịch được tận mắt thấy sinh hoạt làng nghề,
quy trình sản xuất các sản phẩm OTOP và có thể tự mình thực hiện tạo ra các
sản phẩm ấy.
Môi trường du lịch thân thiện tại các làng nghề được tạo ra từ đội ngũ

hướng dẫn viên du lịch chuyên nghiệp đến những người dân địa phương luôn
tươi cười, niềm nở.
Phong trào khôi phục lại giá trị nguyên bản của văn hóa và đất nước
Thailand, với trọng tâm là phát triển du lịch sinh thái, gắn du lịch với bảo vệ
môi trường, cảnh quan và các giá trị truyền thống của đất nước được Chính
phủ và các cơ quan hữu quan của Thailand, các tổ chức phi chính phủ kết hợp
thực hiện. Mục tiêu phong trào là nâng cao chất lượng cuộc sống dân cư, bảo
tồn và củng cố nền văn hóa bản địa, khuyến khích động viên dân cư tự quyết
định cách sinh sống của họ, đóng góp cho sự bảo tồn tài nguyên thiên nhiên
và môi trường.
Ban đầu, chương trình áp dụng chính tại Chiang ai và Chiang Mai, nơi
có hoạt động du lịch khá phát triển. Sau đó được đúc kết và nhân rộng cho hơn
0 bản làng văn hóa khác, mang lại những kết quả to lớn và thiết thực. Thông
qua mô hình này rất nhiều làng của Thailand đã trở thành điểm đến DLST hấp
dẫn, cư dân trong vùng nhận thức được du lịch đưa lại kinh tế cho họ, thông
qua đó những giá trị văn hóa, kiến trúc Thailand, những vẻ đẹp nguyên sơ của
thiên nhiên cũng được giữ gìn, …

19


×