Tải bản đầy đủ (.pdf) (67 trang)

Chiến dịch tây nguyên đòn chiến lược mở màn tổng tiến công và nổi dậy xuân 1975

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.07 MB, 67 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC TÂY BẮC

BÀN THỊ HUỆ

CHIẾN DỊCH TÂY NGUYÊN - ĐÒN CHIẾN LƢỢC
MỞ MÀN TỔNG TIẾN CÔNG VÀ NỔI DẬY XUÂN 1975

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

SƠN LA, NĂM 2015


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC TÂY BẮC

BÀN THỊ HUỆ

CHIẾN DỊCH TÂY NGUYÊN - ĐÒN CHIẾN LƢỢC
MỞ MÀN TỔNG TIẾN CÔNG VÀ NỔI DẬY XUÂN 1975

Chuyên ngành: Lịch Sử Việt Nam

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Ngƣời hƣớng dẫn: ThS. Bùi Mạnh Thắng

SƠN LA, NĂM 2015


Lời cảm ơn
Em xin chân thành cảm ơn thầy giáo - Th.S Bùi Mạnh Thắng, người đã tận


tình hướng dẫn, chỉ bảo và giúp đỡ em trong quá trình nghiên cứu và hoàn thành
khóa luận.
Em xin gửi lời cảm ơn tới các thầy, cô giáo trong Khoa Sử - Địa, Thư
viện Trường Đại học Tây Bắc, Thư viện tỉnh Sơn La đã nhiệt tình giúp đỡ em
trong quá trình thực hiện khóa luận này.
Qua đây em cũng xin gửi lời cảm ơn tới tập thể lớp K52 Đại học Sư phạm
Lịch sử và các bạn đã giúp đỡ em trong quá trình thực hiện khóa luận này.
Để khóa luận được hoàn thiện, em rất mong nhận được sự chỉ bảo, góp ý
của quý thầy cô và các bạn sinh viên.
Em xin chân thành cảm ơn!
Sơn La, tháng 5 năm 2015
Tác giả

Bàn Thị Huệ


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU .............................................................................................................. 1
1. Lý do chọn đề tài ............................................................................................... 1
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề ................................................................................ 2
3. Đối tượng, nhiệm vụ, phạm vi nghiên cứu ....................................................... 4
3.1. Đối tượng nghiên cứu..................................................................................... 4
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu ..................................................................................... 4
3.3. Phạm vi nghiên cứu vấn đề ............................................................................ 4
4. Nguồn tư liệu và phương pháp nghiên cứu ....................................................... 4
4.1. Nguồn tư liệu .................................................................................................. 4
4.2. Phương pháp nghiên cứu ................................................................................ 4
5. Bố cục của khóa luận ........................................................................................ 4
Chƣơng 1. TÌNH HÌNH MIỀN NAM SAU HIỆP ĐỊNH PARI 1973 VÀ
CHỦ TRƢƠNG GIẢI PHÓNG TÂY NGUYÊN CỦA TRUNG ƢƠNG ....... 5

1.1. Tương quan lực lượng giữa ta và địch trên chiến trường miền Nam sau Hiệp
định Pari ................................................................................................................ 5
1.1.1. Phía chính quyền Sài Gòn ........................................................................... 5
1.1.2. Về phía ta .................................................................................................. 13
1.2. Tương quan lực lượng ở Tây Nguyên .......................................................... 18
1.2.1. Phía địch .................................................................................................... 18
1.2.2. Phía ta ........................................................................................................ 21
1.3. Chủ trương, kế hoạch giải phóng Tây Nguyên của Trung ương ................. 21
Chƣơng 2. DIỄN BIẾN CHIẾN DỊCH TÂY NGUYÊN (TỪ NGÀY 4/3 ĐẾN
NGÀY 3/4/1975)................................................................................................. 24
2.1. Quá trình chuẩn bị và xây dựng thế trận chiến dịch .................................... 24
2.1.1. Quá trình chuẩn bị ..................................................................................... 24
2.1.2. Xây dựng thế trận ...................................................................................... 26
2.2. Buôn Ma Thuột trận đánh mở màn then chốt của chiến dịch ...................... 29
2.3. Truy kích, tiêu diệt địch và giải phóng Tây Nguyên ................................... 38
Chƣơng 3. KẾT QUẢ, Ý NGHĨA CỦA CHIẾN DỊCH TÂY NGUYÊN ..... 45
3.1. Kết quả của chiến dịch ................................................................................. 45
3.2. Ý nghĩa của chiến dịch ................................................................................. 47
KẾT LUẬN ........................................................................................................ 59
PHỤ LỤC ........................................................................................................... 60
TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................ 63


MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Hiệp định Pari chấm dứt chiến tranh, lập lại hòa bình ở Việt Nam được kí
kết năm 1973 đánh dấu sự chấm dứt can thiệp quân sự của Hoa Kỳ về mặt
“danh nghĩa” ở miền Nam Việt Nam. Tuy nhiên, với bản chất của một nước đế
quốc có tham vọng bành trướng và làm bá chủ thế giới, giới cầm quyền của Mỹ
vẫn tiếp tục nuôi ảo tưởng và hi vọng đối với chính quyền Nguyễn Văn Thiệu

với mục đích là ngăn cản nước ta được hoàn toàn độc lập thống nhất. Được sự
viện trợ về quân sự của chính quyền Hoa Kỳ, chế độ Sài Gòn đã thực hiện
những kế hoạch “bình định, lấn chiếm” với âm mưu phá hoại Hiệp định Pari.
Đứng trước âm mưu và thủ đoạn mới của kẻ thù, nhiệm vụ của nhân dân ta đó
là phải đánh bại âm mưu của chúng, tiếp tục thực hiện cuộc cách mạng dân
tộc dân chủ nhân dân ở miền Nam.
Mong muốn của toàn thể nhân dân miền Nam cũng như của cả dân tộc đó
là giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất đất nước. Với quyết tâm đó, nhân
dân ta dưới sự lãnh đạo của Đảng đã đánh bại kế hoạch bình định và lấn chiếm
của chính quyền Sài Gòn mà đứng sau là đế quốc Mỹ “đến giữa năm 1974 trở
đi, thì việc tiến hành bình định và lấn chiếm không còn được tiến hành như ở
giai đoạn trước. Thay vào đó chỉ còn những cuộc hành quân bị động ứng phó
với sự tiến công của quân và dân ta” [4;9].
Nhận thấy tình hình trên chiến trường miền Nam chuyển biến có lợi cho
cách mạng, nhân dân ta liên tiếp tấn công địch, bên cạnh đó tình hình địch ngày
càng suy yếu do mất đi chỗ dựa vào quân đội viễn chinh Mỹ cũng như nguồn
viện trợ ngày càng bị cắt giảm. Tại Hội nghị Bộ Chính trị (từ ngày 30/9/1974
đến ngày 7/10/1974) và Hội nghị Bộ Chính trị mở rộng (từ ngày 18/12/1974 đến
ngày 8/1/1975) dựa trên những báo cáo về tình hình địch, ta trên chiến trường
miền Nam, đã bàn đến kế hoạch giải phóng hoàn toàn miền Nam thống nhất tổ
quốc. Khi Bộ Chính trị mở rộng đang họp nhận được tin thắng lợi của quân dân
ta ở Đường 14 Phước Long (ngày 6/1/1975). Với chiến thắng Phước Long và
tình hình chiến trường sau chiến thắng Phước Long đã giúp Bộ Chính trị củng
cố thêm quyết tâm chiến lược, bổ sung và hoàn chỉnh kế hoạch giải phóng hoàn
toàn miền Nam trong vòng 2 năm 1975, 1976.
Trên tinh thần của quyết tâm chiến lược, kế hoạch giải phóng hoàn toàn
miền Nam của Bộ Chính trị đã đề ra, Bộ Tổng tham mưu đã đưa ra kế hoạch
1



tấn công chiến lược năm 1975. Sau khi xem xét kĩ lưỡng, Bộ Chính trị đã
nhất trí “chọn Tây Nguyên làm chiến trường chủ yếu trong cuộc tổng tiến
công lớn và rộng khắp năm 1975, đồng thời chỉ rõ phải mở ra ở Buôn Ma
Thuật và Tuy Hòa” [5;8]. Chấp hành sự chỉ đạo của Bộ Chính trị cùng với sự
chỉ đạo đúng đắn của Thường trực Quân ủy Trung ương, quân và dân Tây
Nguyên đã giành thắng lợi to lớn và vẻ vang, gây ra sự rối loạn, sụp đổ cho
quân đội của chính quyền Sài Gòn. Thắng lợi của quân dân ta ở Tây Nguyên
đã tạo cơ sở, tiền đề quan trọng để Bộ Chính trị bổ sung quyết tâm chiến
lược, hạ quyết tâm giải phóng Sài Gòn và hoàn toàn miền Nam trước mùa
mưa (trước tháng 5 năm 1975).
Chiến thắng Tây Nguyên đã tạo tiền đề quan trọng cho nhân dân ta giành
thắng lợi trong cuộc Tổng tiến công và nổi dậy mùa Xuân 1975. Với vai trò, ý
nghĩa quan trọng của chiến thắng Tây Nguyên trong quá trình thống nhất tổ
quốc. Em mạnh dạn lựa chọn đề tài “Chiến dịch Tây Nguyên - Đòn chiến lược
mở màn Tổng tiến công và nổi dậy Xuân 1975” làm khóa luận tốt nghiệp. Khóa
luận được thực hiện có ý nghĩa khoa học và thực tiễn sau:
Về mặt khoa học:
+ Góp phần làm thúc đẩy tinh thần khẩn trương, khí thế của những ngày
tháng 3 lịch sử trong công cuộc chuẩn bị cho chiến dịch Tây Nguyên cũng như
cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Xuân 1975.
+ Góp phần nói lên vai trò, ý nghĩa lịch sử quan trọng của chiến thắng
Tây Nguyên trong cuộc Tống tiến công và nổi dậy Xuân 1975.
+ Góp phần làm rõ thêm nghệ thuật chiến tranh nhân dân của Đảng ta
trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước.
Về mặt thực tiễn:
+ Bổ sung nguồn tư liệu về cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước hào
hùng của dân tộc.
+ Góp phần giáo dục truyền thống yêu nước và lòng tự hào dân tộc cho
thế hệ trẻ được sinh ra sau ngày miền Nam giải phóng.
+ Làm tài liệu tham khảo và giảng dạy trong học phần lịch sử Việt Nam

hiện đại ở các trường phổ thông.
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Cho đến nay, có nhiều tác phẩm, công trình nghiên cứu đề cập đến một số
khía cạnh của chiến thắng Tây Nguyên trong cuộc Tổng tiến công và nổi dậy
Xuân 1975. Cụ thể:
2


Năm 1976, cuốn “Đại thắng Mùa Xuân” của Đại tướng Văn Tiến Dũng
đã đề cập đến chiến thắng của cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Mùa Xuân năm
1975. Trong tác phẩm tác giả đã đề cập đến chiến thắng Tây Nguyên nhưng vẫn
chưa được đề cập một cách cụ thể, chi tiết…
Năm 1977, tác phẩm “Chiến dịch Tây Nguyên đại thắng” của Trung
tướng Hoàng Minh Thảo, Tư lệnh Chiến dịch Tây Nguyên được Nhà xuất bản
Quân đội nhân dân phát hành, nghiên cứu về vị trí chiến lược, những diễn biến
chủ yếu của chiến dịch từ ngày chuẩn bị đến ngày kết thúc và ý nghĩa của chiến
dịch. Mặc dù, đây chỉ là những ý kiến bước đầu của một cá nhân nhưng với
nhãn quan của một vị chỉ huy có kinh nghiệm phong phú từng trải qua hai cuộc
chiến tranh giải phóng dân tộc. Tác giả đã đưa đến những lý giải, những nhận
xét, đánh giá về chiến thắng của chiến dịch Tây Nguyên. Mặc dù, có những
đánh giá đúng đắn về chiến thắng Tây Nguyên nhưng đây chỉ là ý kiến cá nhân
chưa phản ánh toàn bộ ý nghĩa, tầm quan trọng của chiến thắng Tây Nguyên.
Năm 2005, cuốn “Chiến dịch Hồ Chí Minh trang sử vàng qua các trận
đánh” do Nhà xuất bản Quân đội nhân dân xuất bản có đề cập đến chiến dịch
Tây Nguyên với diễn biến của chiến dịch này. Tuy nhiên, tác phẩm chưa đề cập
rõ về cuộc truy kích của quân và dân ta khi địch rút chạy ở đây. Đồng thời, cũng
đã đề cập đến ý nghĩa, tầm quan trọng chiến thắng Tây Nguyên đối với cuộc
Tổng tiến công Xuân 1975, nhưng mà chỉ dừng lại ở mức độ sơ lược chưa được
chi tiết, cụ thể.
Năm 2008, tác phẩm “Lịch sử kháng chiến chống Mỹ, cứu nước (1954 1975) tập VIII toàn thắng” do Viện Lịch sử quân sự Việt Nam nghiên cứu, xuất

bản đã đề cập đến cuộc đấu tranh chống đế quốc Mỹ từ sau Hiệp định Pari đến
khi kết thúc Chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử. Trong tác phẩm, các tác giả đã đề
cập đến quá trình đấu tranh của nhân dân ta từ sau Hiệp định Pari cũng như quá
trình chuẩn bị cho chiến thắng cuối cùng của nhân ta. Chiến thắng Tây Nguyên
đã được đề cập nhưng chưa được làm rõ.
Ngoài những tác phẩm trên đây còn rất nhiều tác phẩm, bài nghiên cứu
của các tác giả, nhà nghiên cứu khác về Chiến dịch Tây Nguyên với các vấn đề
khác nhau. Tuy nhiên, cho đến nay vẫn chưa có công trình nghiên cứu nào đề
cập tới vấn đề này một cách hoàn chỉnh, hệ thống… Nhưng tất cả những công
trình trên đã góp phần định hướng và là nguồn tài liệu tham khảo quý để em đi
vào nghiên cứu đề tài này.
3


3. Đối tƣợng, nhiệm vụ, phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Khóa luận tập trung làm rõ: chiến thắng Tây Nguyên trong cuộc Tổng tiến
công và nổi dậy Mùa Xuân 1975.
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
Khóa luận hướng tới nhiệm vụ như sau:
+ Tình hình miền Nam sau Hiệp định Pari 1973 và chủ trương giải phóng
Tây Nguyên của Trung ương.
+ Diễn biến Chiến dịch Tây Nguyên (từ ngày 4/3 đến ngày 3/4/1975).
+ Kết quả, ý nghĩa của Chiến dịch Tây Nguyên.
3.3. Phạm vi nghiên cứu vấn đề
+ Về thời gian: Khóa luận tập trung nghiên cứu trong năm 1974 - 1975.
+ Về không gian: Khóa luận tập trung nghiên cứu trên địa bàn Tây Nguyên.
4. Nguồn tƣ liệu và phƣơng pháp nghiên cứu
4.1. Nguồn tư liệu
Để hoàn thành khóa luận, em dựa vào những nguồn tài liệu sau:

+ Các tài liệu thông sử: Đại cương lịch sử Việt Nam tập III, Lịch sử kháng
chiến chống Mỹ cứu nước (1954 - 1975) toàn thắng, tập VIII…
+ Các công trình nghiên cứu khác như: hồi ký, bài viết của nhân chứng lịch
sử từng tham gia chiến dịch Tây Nguyên…
+ Các tài liệu liên quan đến cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Xuân 1975.
4.2. Phương pháp nghiên cứu
Khóa luận kết hợp hai phương pháp: phương pháp lịch sử và phương pháp
lôgic dựa trên cơ sở phương pháp luận của Chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ
Chí Minh về sử học.
Ngoài ra, khóa luận còn sử dụng những phương pháp chuyên ngành: so
sánh, đối chiếu…
5. Bố cục của khóa luận
Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Tài liệu tham khảo, Phụ lục, khóa luận được
kết cấu thành 3 chương:
Chương 1. Tình hình Việt Nam sau Hiệp định Pari và chủ trương giải
phóng Tây Nguyên của Trung ương
Chương 2. Diễn biến Chiến dịch Tây Nguyên (từ ngày 4/3 đến ngày 3/4/1975)
Chương 3. Kết quả, ý nghĩa của Chiến dịch Tây Nguyên
4


Chƣơng 1
TÌNH HÌNH MIỀN NAM SAU HIỆP ĐỊNH PARI 1973 VÀ CHỦ
TRƢƠNG GIẢI PHÓNG TÂY NGUYÊN CỦA TRUNG ƢƠNG
1.1. Tƣơng quan lực lƣợng giữa ta và địch trên chiến trƣờng miền Nam sau
Hiệp định Pari
1.1.1. Phía chính quyền Sài Gòn
Sự thất bại toàn diện của cuộc tập kích bằng máy bay chiến lược B52 vào
Hà Nội, Hải Phòng trong những ngày cuối năm 1972, buộc đế quốc Mỹ ngồi vào
bàn đàm phán ở Pari và kí kết Hiệp định chấm dứt chiến tranh và lập lại hòa bình ở

Việt Nam. Hiệp định Pari được kí kết ngày 27/1/1973, Hoa Kỳ đã cam kết về việc
chấm dứt cuộc chiến tranh xâm lược miền Nam Việt Nam, rút hết quân Mỹ và
quân đồng minh ra khỏi miền Nam Việt Nam, cam kết tôn trọng độc lập, chủ
quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ, quyền tự quyết của nhân dân Việt Nam,
chấm dứt mọi sự dính líu quân sự và can thiệp vào công việc nội bộ của miền Nam
Việt Nam. Hiệp định Pari về vấn đề chấm dứt chiến tranh lập lại hòa bình ở Việt
Nam là bằng chứng đanh thép về tinh thần quả cảm của nhân dân Việt Nam. Từ
đây cách mạng Việt Nam tiến thêm một bước mới trong công cuộc giải phóng dân
tộc, thống nhất đất nước.
Mặc dù Hiệp định Pari vừa kí kết còn chưa được ráo mực, đế quốc Mỹ
tiến hành thực hiện âm mưu để chống phá cách mạng Việt Nam. Chúng tiếp
tục viện trợ cho chính quyền Sài Gòn nhằm xây dựng một lực lượng mạnh,
một con đập ngăn đe chủ nghĩa cộng sản ở miền Nam Việt Nam.
Chúng chủ trương ra sức phá hoại Hiệp định Pari bằng cách tiếp tục thực
hiện chiến lược “Việt Nam hóa chiến tranh”, chủ trương nhất quán của chúng là
ra sức phá hoại Hiệp định, tiến hành “một kiểu chiến tranh” chống phá cách
mạng bằng biện pháp chiến lược “lấn chiếm và bình định” được chúng gọi là
“tràn ngập lãnh thổ” [2;498].
Khi Hiệp định Pari được kí kết, chính quyền Hoa Kỳ vẫn tiếp tục viện trợ
cho chính quyền miền Nam Việt Nam. Tại cuộc hội đàm ở San Clemente, hai
bên đã ra thông cáo chung, trong đó, phía Mỹ tái khẳng định cam kết tiếp tục
viện trợ cho chính quyền Sài Gòn và Mỹ sẽ trả đũa không thương tiếc với mọi vi
phạm lệnh ngừng bắn. Mỹ đã chuyển giao các căn cứ quân sự của quân đội Mỹ
trên lãnh thổ miền Nam Việt Nam cho chính quyền Sài Gòn trong khi đó trong
những điều kiện của Hiệp định Pari thì chúng cần phải bị phá hủy. Ngoài ra số
5


lượng máy bay chiến đấu quân đội Hoa Kỳ không chuyển về nước mà phân tán
sang các căn cứ quân sự ở Thái Lan nhằm sẵn sàng chi viện cho quân đội Sài

Gòn và can thiệp vào miền Nam Việt Nam khi cần thiết. Bên cạnh đó, từ cuối
năm 1972 đầu năm 1973 khi nhận thấy sự thất bại ngày càng rõ của mình trên
chiến trường miền Nam, phía Hoa Kỳ đã chuyển gấp cho quân đội Sài Gòn các
vật tư chiến tranh với “tổng cộng 700 máy bay các loại, 500 khẩu pháo, 400 xe
tăng, xe bọc thép, bổ sung dự trữ vật tư chiến tranh là 2 triệu tấn và những viện
trợ khác trị giá lên tới 2.670 triệu đô la (năm 1973)” [13;12].
Sau khi Hiệp định Pari được kí kết, Mỹ tiếp tục đưa thêm vào miền Nam
90 máy bay, 100 khẩu pháo và một khối lượng các phương tiện chiến tranh.
Nhằm che mắt cũng như đánh lừa dư luận thế giới, ngoài mặt Mỹ tuyên bố rút
hết quân và các cố vấn quân sự của Mỹ về nước. Nhưng bên cạnh đó chúng vẫn
hoạt động dưới các vỏ bọc. Bộ Chỉ huy và viện trợ quân sự Mỹ ở Việt Nam MACV (Military Asstance and Command in Vietnam) giờ được đổi thành cơ
quan tùy viên quân sự Mỹ ở Việt Nam: DAO (Defence Attache Office). Các cố
vấn quân sự Mỹ chuyển sang hoạt động khoác áo dân sự dưới sự chỉ huy của
Đại sứ quán Mỹ. Tổ chức và nhân viên tình báo CIA tại miền Nam Việt Nam
cũng chuyển sang hoạt động dưới danh nghĩa của tổ chức viện trợ và phát triển USAID (United states Agency International Development). Tổng số cố vấn quân
sự và dân sự Mỹ ở miền Nam tính đến giữa năm 1973, có tới 24.000 người. Việc
duy trì một lực lượng đông đảo cố quân sự ở mọi cấp, mọi ngành từ trung ương
tới các địa phương, gồm cả hệ thống dân sự và quân sự, chính quyền Hoa Kỳ
vẫn tiếp tục can thiệp sâu vào công việc nội bộ của miền Nam Việt Nam, quyết
định mọi chủ trương lớn về quân sự, kinh tế, chính trị và bố trí nhân sự cao cấp
trong chính quyền và quân đội Sài Gòn.
Ngoài việc vẫn tiếp tục can thiệp vào công việc nội bộ của miền Nam Việt
Nam thì chính quyền Mỹ vẫn tiếp tục duy trì lực lượng quân sự của Mỹ có tính
chất răn đe ở khu vực Đông Nam Á và Châu Á - Thái Bình Dương nhằm có thể
can thiệp vào Việt Nam lúc cần thiết với các lực lượng có mặt ở đông bắc Thái
Lan, Guam, Philippin và Hạm đội 7. Bên cạnh đó, Hoa Kỳ còn thực hiện những
biện pháp ngoại giao xảo quyệt nhằm hạn chế sự chi viện của các nước xã hội chủ
nghĩa anh em cho Việt Nam trong cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc bằng cách,
xúc tiến mạnh mẽ con bài ngoại giao thân thiện với cả Liên Xô và Trung Quốc,
khoét sâu mâu thuẫn giữa hai cường quốc này để nhằm hạn chế tới mức thấp nhất

sự ủng hộ và giúp đỡ của hai nước đối với sự nghiệp kháng chiến của dân tộc Việt
6


Nam. Với các hoạt động ngoại giao xảo quyệt của phía Mỹ đã tạo ra những khó
khăn và ảnh hưởng nhất định tới cuộc kháng chiến của nhân dân ta.
Được sự tăng viện, khuyến khích và cam kết từ chính quyền Mỹ, chính
quyền Sài Gòn ngay từ đầu đã ngang nhiên vi phạm các điều khoản của hiệp
định Pari (1973). Chúng tiến hành các hoạt động quân sự nhằm cải thiện tình hình,
mở rộng vùng chiếm đóng, tăng cường nhanh chóng sức mạnh quân sự cho Việt
Nam Cộng hòa. Dưới sự chỉ đạo, chỉ huy trực tiếp của đội quân cố vấn Mỹ khoác
áo dân sự, chính quyền Sài Gòn tiếp tục thực hiện chiến lược “Việt Nam hóa chiến
tranh”, chủ trương nhất quán của chúng là ra sức phá hoại Hiệp định Pari, tiến hành
“một kiểu chiến tranh” chống phá cách mạng bằng biện pháp chiến lược “lấn chiếm
và bình định” được gọi là “tràn ngập lãnh thổ”. Chính quyền Sài Gòn ráo riết xúc
tiến thực hiện kế hoạch chiến tranh 3 năm (1973 - 1975) hòng lấn chiếm vùng giải
phóng, tiêu diệt các lực lượng vũ trang cách mạng miền Nam tiến tới xóa bỏ tình
trạng hai chính quyền, hai quân đội và 3 lực lượng hiện có ở miền Nam, độc chiếm
và biến miền Nam trở thành thuộc địa kiểu mới của Mỹ.
Theo thống kê mà Bộ Tổng tham mưu quân đội Sài Gòn đưa ra thì trong
năm 1973 chúng đã mở trên một vạn cuộc hành quân lấn chiếm từ cấp trung
đoàn trở lên, trong đó phần lớn là các cuộc hành quân thuộc cấp tiểu đoàn trở
lên, đặc biệt là có 50 cuộc từ 5 tiểu đoàn trở lên. Ngoài dùng lực lượng quân đội,
chính quyền Sài Gòn còn sử dụng lực lượng cảnh sát phục vụ cho kế hoạch bình
định lấn chiếm của mình. Cũng từ nguồn tin của Bộ Tổng Tham mưu ngụy quân
thì “trong năm 1973, địch còn tiến hành 49.676 cuộc hành quân cảnh sát trên
chiến trường miền Nam” [13;13]. Có kế hoạch mới, cùng sự cố gắng của mình
chính quyền ngụy quyền Sài Gòn địch đã thành công phần nào đó trong việc
kiểm soát, lấn chiếm nhiều vùng giải phóng: “chúng đã kiểm soát được 11.430
ấp, trong đó có 5.008 ấp loại A với số dân là 19.049.000 người” [10;13].

Ở từng khu vực cụ thể chính quyền Sài Gòn và cố vấn Mỹ áp dụng nhiều
biện pháp và mở các cuộc càn quét khác nhau nhằm lấn chiếm các vùng giải
phóng của ta. Phía bắc giáp với miền Bắc xã hội chủ nghĩa chúng tập trung một
lực lượng lớn nhằm phòng ngự sự đe dọa từ miền Bắc. Ở Trị - Thiên - Huế, địch
tập trung tới 51.000 quân (33.000 quân chủ lực, 18.000 quân địa phương, cảnh
sát, phòng vệ dân sự) mở hàng trăm cuộc tiến công càn quét, lấn chiếm. Tại
Quảng Trị, từ ngày 27/1 đến 31/1/1973, chúng huy động 2 lữ đoàn bộ binh, 2
thiết đoàn thiết giáp, 3 tiểu đoàn pháo binh, 5 chiến hạm, 72 chiếc máy bay B52
chi viện, mở cuộc hành quân sóng thần tái chiếm Cửa Việt. Từ ngày 6 đến 19/3,
7


địch tiếp tục huy động 2.500 quân thuộc Lữ đoàn 147 và một số đơn vị tăng
cường mở các cuộc hành quân chiếm lại các lõm căn cứ của ta ở Hải Lăng Triệu Phong. Tới tháng 4/1973, địch nối thông lại các tuyến đường sắt Huế - Đà
Nẵng và hình thành tuyến phòng ngự theo hình vòng cung hòng ngăn chặn và
đẩy lùi các cuộc tiến công của lực lượng cách mạng từ các hướng bắc, tây xuống
khu vực đồng bằng và Thành phố Huế. Tuyến phòng ngự mới này của địch bao
bọc một vùng quan trọng, gồm đồng bằng Thừa Thiên và phần còn lại của đồng
bằng Quảng Trị và được bố trí thành ba tuyến: bắc, tây, tây nam Huế.
Tuyến phòng ngự phía bắc kéo dài từ Thanh Hội đến bắc Cổ Thành, qua
động Ông Do, các điểm cao 367, 300, khoảng 60 km. Tuyến phòng ngự phía tây
bao gồm các điểm cao Cổ Bi, Núi Gió, Sơn Na, Chúc Mao. Phía phòng ngự phía
tây nam Huế kéo dài từ Mỏ Tàu, Ly Hy, qua các điểm cao 224, 303 Kim Sắc.
Còn ở các khu vực khác chúng thẳng tay mở các cuộc càn quét, giết hại
đồng bào ta, khủng bố tinh thần của nhân dân ta để cho nhân dân không còn đòi
thực thi Hiệp định Pari “Trên địa bàn khu 5, chỉ tính trong tháng 1/1973, ở Phú
Yên, quân đội Sài Gòn mở 449 cuộc hành quân càn quét vào vùng giải phóng,
bắn hơn 54.000 quả đạn pháo và ném hàng nghìn quả bom vào làm cháy 559
nhà, phá hủy 710 tấn lúa gạo của nhân dân” [13;15]. Chỉ trong vòng 6 tháng
đầu năm 1973, ở nhiều địa phương trên địa bàn khu 5, địch đã lấn chiếm được

những vùng ta vừa mới mở trước ngày lệnh ngừng bắn có hiệu lực và cả một số
khu vực mà nhiều năm trước đây, cho dù có tập trung đánh phá quyết liệt, nhưng
chúng cũng không thể nào lấn chiếm được. Tính riêng chỉ 5 tỉnh: Quảng Đà,
Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định, Phú Yên, địch đã chiếm đóng thêm 450
chốt điểm và cụm chốt điểm.
Ở khu 8, từ sáng sớm ngày 28/1/1973, địch đã xua quân tiến công, lấn
chiếm, giành giật quyết liệt với ta ở hai bên đường 4 và các đường ven thành
phố Mỹ Tho. Miền Đông Nam Bộ, ngay khi hiệp định có hiệu lực, địch tăng
cường các hoạt động chiến tranh tâm lý đi đôi với đàn áp, khủng bố, phủ nhận
các quyền tự do, dân chủ…
Trên mặt trận quân sự, chúng dồn sức mở nhiều cuộc tiến công lấn chiếm
nhằm vào các địa bàn xung yếu, các trục đường giao thông quan trọng, giành
đất, giành dân; mở rộng phạm vi kiểm soát khu vực đường số 7 Bến Cát, đường
số 2 Bà Rịa - Long Khánh, đường số 23 Long Tân - Long Phước - Bà Rịa,
đường xe lửa Hưng Lộc - Gia Ray (Long Khánh)… Những khu vực này, ngay
khi vừa lấn chiếm, địch lập tức ủi phá địa hình, xóa “thế da báo” hòng chiếm
8


đóng lâu dài. Ở Thủ Dầu Một, trung tuần tháng 2/1973, địch tiến công lấn chiếm
và cho lực lượng đốt phá các cánh rừng ở Cò Mi (Lái Thiêu), Vĩnh Lợi (Châu
Thành), bố trí hàng chục chốt trên đường 14, dọc theo sông Đồng Nai để bảo vệ
Sân bay Biên Hòa và làm bàn đạp tiến công mở rộng vùng kiểm soát. Cuộc
chiến diễn ra ngày càng khốc liệt do âm mưu và hành động phá hoại hiệp định
của chính quyền và quân đội Sài Gòn, đặc biệt ở các vùng đông dân cư có ý
nghĩa chiến lược. Trên tuyến vành đai phòng thủ Sài Gòn, các khu vực trọng yếu
ven thị xã Tây Ninh, đường số 10, tây bắc Hậu Nghĩa, đông - tây đường số 2,
bắc chi khu Đức Thạch, Bà Rịa…, do ta lúng túng sai lầm trong nhận thức và
hành động, nên chỉ hơn hai tháng sau khi Hiệp định Pari được kí kết, nhiều vùng
ta mới giải phóng được trước ngày 27/1/1973 ở miền Đông Nam Bộ gần như

mất vào tay quân đội Sài Gòn.
Tại miền Tây Nam Bộ, ngày 28/1/1973, cuộc mít tinh chào mừng Hiệp
định Pari của 36.000 quần chúng Cần Thơ bị địch đàn áp. Ngày 2/2, Bộ Tư lệnh
vùng 4 và Quân đoàn 4 quân đội Sài Gòn tuyên bố “trên hòa bình, dưới chiến
tranh”, sẵn sàng bắn chết tại chỗ bất cứ những ai công khai chào mừng Hiệp định
Pari, đòi hòa bình, những binh lính nào bỏ trốn, chúng buộc các gia đình trong
vùng chính quyền Sài Gòn kiểm soát phải treo cờ ba sọc trước nhà và các phương
tiện xuồng ghe. Cuối tháng 4/1973, địch tiếp tục huy động tới 46 tiểu đoàn đánh
chiếm vùng giải phóng của ta thuộc các huyện: Long Mỹ, Gò Quao, Giồng
Riềng… Có thể nói, trên địa bàn miền Tây Nam Bộ, với số quân vượt trội so với
lực lượng cách mạng, chỉ trong thời gian ngắn, địch đã chiếm thêm một vùng khá
rộng lớn, đóng thêm 78 đồn và 105 chốt dã ngoại.
Ngoài những hoạt động về quân sự để có thể đàn áp phong trào cách
mạng, tiêu diệt phong trào kháng chiến của nhân dân ta bằng “bình định, lấn
chiếm”. Chính quyền Nguyễn Văn Thiệu còn thẳng tay đàn áp các đảng phái đối
lập nhằm thiết lập chế độ độc tài, tránh hiệp thương tổng tuyển cử. Như đẩy
mạnh cuộc hành quân lấn chiếm, bình định vùng giải phóng, chính quyền và
quân đội Sài Gòn đồng thời thẳng tay đàn áp, khủng bố những đảng phái đối lập
và những người yêu nước, tiến bộ muốn thực hiện hòa bình, hòa hợp dân tộc.
Ngày 16/5/1973, Nguyễn Văn Thiệu ra lệnh giải tán 26 đảng và tổ chức chính
trị; ra lệnh bắn bỏ bất cứ ai “kêu gọi nhân dân biểu tình, những ai gây mất trật
tự và hô hào kẻ khác theo Chủ nghĩa Cộng Sản” [12;593]. Bắt giam đối với
những người thuộc phe đối lập và trung lập, những người mà chúng cho là
khuyến khích việc gây rối hoặc xúi giục dân chúng từ những vùng do chính
9


quyền Sài Gòn kiểm soát sang các vùng giải phóng làm ăn, sinh sống. Đối với
các ban liên hiệp quân sự các bên, chúng tìm mọi cách gây khó khăn, ngăn chặn
việc thực thi nhiệm vụ, thậm chí còn đe dọa khủng bố các nhân viên; rút quyền

ưu đãi bất khả xâm phạm đối với các thành viên thuộc phái đoàn Việt Nam Dân
chủ Cộng hòa miền Nam Việt Nam, cắt điện thoại, cắt điện và nước sinh hoạt.
Tuy nhiên, những cố gắng của chính quyền Ních xơn và chính quyền Sài
Gòn là những cố gắng cuối cùng của chúng trong việc chống phá sự thống nhất
của đất nước ta. Sau Hiệp định Pari về chấm dứt chiến tranh lập lại hòa bình ở
Việt Nam, nước Mỹ cũng có sự suy yếu của mình. Từ sau Hiệp định Pari được
kí kết, Mỹ liên tiếp lâm vào một loạt vấn đề nan giải về chính trị, kinh tế, quân
sự, đối ngoại… Cuộc chiến tranh Việt Nam đã gây ra cho nước Mỹ những khó
khăn chồng chất cả về kinh tế, chính trị, quân sự và ngoại giao. Cuộc khủng
hoảng kinh tế trong những năm 1969 đến năm 1971 ở Mỹ vừa lắng xuống thì lại
diễn ra cuộc khủng hoảng trong hai năm 1973 và 1974 khiến cho tình trạng nhập
siêu, thất nghiệp, lạm phát ngày càng tăng lên, làm nhức nhối đời sống kinh tế,
xã hội Mỹ. Phong trào phản đối cuộc chiến tranh ở Việt Nam đã lôi cuốn hàng
triệu người Mỹ tham gia gồm đủ các thành phần. Trên trường quốc tế, vị thế của
nước Mỹ cũng bị ảnh hưởng sâu sắc do những tác động của cuộc chiến tranh
Việt Nam. Nhật Bản, Tây Âu và Liên Xô lần lượt vươn lên vượt Mỹ trong một
số lĩnh vực công nghiệp như: khoa học - kỹ thuật quân sự, khai thác than đá, dầu
mỏ… Không những vậy, Tây Âu và Nhật Bản còn phản đối quyết liệt chính
sách của Mỹ ở Trung Đông; Hy Lạp rút khỏi khối NATO, khối SEATO do Mỹ
lập ra đứng trước nguy cơ tan vỡ. Tháng 9/1973, khối cộng đồng chung châu Âu
(EEC) chống lại một số chính sách độc quyền của Mỹ. Phong trào chống chiến
tranh của một số nước không liên kết, phong trào giải phóng dân tộc tiếp tục
phát triển mạnh mẽ trên khắp thế giới làm cho giới chính quyền Mỹ càng thêm
lúng túng. Chưa bao giờ, nước Mỹ phải đối diện với một loạt vấn đề nóng bỏng
và bị phản ứng như thời điểm này. Trong khi đó, mâu thuẫn trong nội bộ giới cầm
quyền Mỹ tiếp tục có những diễn biến mới. “Những cuộc xét xử Oatơghết, triển
khai đầy đủ vào tháng 3/1973, củng cố sự sẵn sàng và khả năng của Quốc hội
thách thức chính quyền” [7;245]. Ngày 30/4/1973, Ních xơn buộc phải cho hai trợ
lý cao cấp của mình là H.R Hanđơman và Giônơlisơman từ chức vì bị tố cáo là
liên quan tới vụ bê bối Oatơghết. Từ ngày 4 đến ngày 14 và 15/5/1973, Hạ viện

và Thượng nghị viện đã tiến hành bỏ phiếu yêu cầu chính phủ Mỹ chấm dứt mọi
10


hoạt động quân sự tại ba nước Đông Dương và không được thực hiện bất cứ
khoản viện trợ quân sự nào cho Campuchia và Lào.
Ở miền Nam, mặc dù trước và sau khi hiệp định được kí kết, Mỹ tăng
cường đưa vũ khí, phương tiện chiến tranh nhưng việc quân Mỹ và quân một số
nước đồng minh của Mỹ rút, đã tạo nên khoảng trống đối với ngụy quân, ngụy
quyền Sài Gòn khiến so sánh lực lượng nghiêng hẳn về phía quân và dân Việt
Nam. Những khó khăn trong và ngoài nước buộc Quốc hội Mỹ phải cắt giảm
viện trợ cho ngụy quyền Sài Gòn. Để đối phó, chính quyền Ních xơn tìm cách
thuyết phục Quốc hộ bỏ phiếu về những khoản viện trợ bổ sung cho chính quyền
Thiệu. Thủ đoạn thuyết phục là tạo ra những chứng cớ Quân giải phóng tiếp tục
chiến tranh.
Tháng 6/1974, tướng Giôn Mơrây điện cho Lầu Nam Góc: “Nếu viện trợ
còn 750 triệu đô la, Sài Gòn chỉ còn khả năng bảo vệ một phần đất đai. Nếu
xuống thấp nữa có nghĩa là xóa bỏ Cộng hòa Việt Nam” [12;599].
Tháng 9/1974, Bộ Tổng tham mưu ngụy trình với Nguyễn Văn Thiệu:
Nếu Mỹ viện trợ 1,4 tỷ đô la, họ sẽ kiểm soát được toàn miền Nam; 1,1 tỷ đô la
sẽ mất một nửa Quân khu I (từ Quảng Trị tới Quảng Ngãi); nếu 900 triệu đô la
sẽ mất toàn bộ Quân khu I và vài tỉnh Quân khu III (từ Bình Định đến Bình
Thuận và Tây Nguyên); còn nếu chỉ có 750 triệu đô la thì chỉ có thể kiểm soát
được một nửa Quân khu III từ Biên Hòa đến đồng bằng Sông Cửu Long.
Thực tế không diễn ra hoàn toàn như nhận định của Mỹ - Ngụy nhưng nó
phản ánh một sự thật là sức chiến đấu của quân ngụy phụ thuộc vào một phần
lớn vào viện trợ của Mỹ. “So với tháng 3/1969, thời kỳ số lượng quân Mỹ và
quân một số nước đồng minh của Mỹ lên tới đỉnh cao, thì đến năm 1973, bộ
binh địch giảm 43%, pháo binh giảm 34%, thiết giáp giảm 52%, không quân
giảm 67%. Hơn nữa do gặp khó khăn về nhiên liệu nên sức cơ động của quân

đội Sài Gòn giảm đi 50%. Hàng nghìn máy bay không hoạt động được vì thiếu
nhiên liệu và phụ tùng thay thế” [11;26].
Về phía chính quyền Sài Gòn, để lấp “chỗ trống” về quân số sau khi quân
đội Mỹ và chư hầu rút, năm 1973, Bộ Quốc phòng quân đội Việt Nam Cộng hòa
vẫn chủ trương duy trì lực lượng 1,1 triệu quân chủ lực và địa phương. Do vậy,
bên cạnh việc khẩn trương bắt lính, thay đổi quân số các quân binh chủng (ưu
tiên đặc biệt cho các binh chủng kỹ thuật), địch cũng rất coi trọng việc củng cố,
phát triển địa phương quân: đưa 20 - 40% sĩ quan và nhân viên quân sự xuống
cơ sở, đồng thời nâng lực lượng phòng vệ dân sự lên mức 1 triệu quân với 25%
11


có trang bị vũ khí… Tất cả các biện pháp trên nhằm tạo nên sức mạnh quân sự
ưu thế để chúng thực hiện chỉ tiêu đến cuối năm 1973 kiểm soát bình định được
11.000 trên tổng số 13.000 ấp trên toàn miền Nam. Mặt khác, để khắc phục khó
khăn về ngân sách do quân Mỹ và đồng minh phải rút quân, chính quyền Sài
Gòn quyết định “tăng thuế, kiểm soát chặt chẽ việc lưu thông lương thực, thực
phẩm, khai thác lâm hải sản, di dân, lập ra nhiều khu kinh tế, đồng thời với kêu
gọi các nước tư bản đầu tư vào miền Nam” [9;34 - 35].
Việc Mỹ cắt giảm viện trợ kinh tế và quân sự cho chính quyền Nguyễn
Văn Thiệu đã khiến sức chiến đấu của quân đội Sài Gòn chẳng những giảm mà
còn đẩy tình hình kinh tế, xã hội của chế độ Sài Gòn càng lâm vào tình trạng
khó khăn. Trong vùng ngụy quyền kiểm soát giá cả ngày càng tăng vọt, nhất là
dầu và gạo. Hai triệu người bị thất nghiệp. Để đối phó với nạn lạm phát, ngày
1/7/1973, Thiệu cho ban hành thuế “trị giá gia tăng” (T.V.A). Biện pháp này
làm cho giá cả càng tăng, đời sống nhân dân thêm điêu đứng, nhất là người lao
động. Ngày 13/7/1973, hơn 500.000 biểu tình đòi bỏ thuế T.V.A. Ngày
9/8/1973, Thiệu phải nhượng bộ, ra quyết định hủy bỏ thuế này trong một số
ngành. Với cuộc khủng hoảng kinh tế ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống gia đình
binh sĩ ngụy. Bởi thu nhập của gia đình binh sĩ dựa vào dịch vụ quân đội Mỹ lúc

này đã không còn. Giá gạo tăng, thu hút khoảng 2/3 tiền lương tháng của họ.
Tinh thần binh sĩ giảm sút mạnh, nạn đào ngũ tăng nhanh và phong trào đấu
tranh chống bắt lính của nhân dân làm cho quân ngụy ngày càng thiếu hụt về
quân số. Tuy nhiên do thực hiện kế hoạch “chiến tranh diện địa” và “tràn ngập
lãnh thổ” làm cho quân ngụy phải căng mỏng trên những địa bàn quá rộng, làm
giảm sức chiến đấu khi cần đối phó với chủ lực cơ động của Quân giải phóng.
Những khó khăn về quân sự, kinh tế, chính trị và những thất bại trên chiến
trường khoét sâu thêm những mâu thuẫn vốn có trong nội bộ ngụy quyền Sài
Gòn. Phong trào chống tham nhũng; chống chính sách độc tài, hiếu chiến của
Thiệu, đòi Thiệu từ chức; đòi thi hành Hiệp định Pari chấm dứt chiến tranh lập
lại hòa bình, thả tù chính trị; đòi công ăn việc làm; cứu đói ngày càng lan rộng
trong nhiều tầng lớp và các giáo phái, kể cả một số phần tử tay sai Mỹ. Nguyễn
Cao Kỳ và các địch thủ của Thiệu âm mưu lật đổ Thiệu. Tòa thánh Vaticăng
cũng lên án Thiệu, để tạo uy tín mới cho chính sách “canh tân hòa giải”.
Như vậy, sau gần 2 năm kí kết Hiệp định Pari cả chính quyền Hoa Kỳ và
chính quyền Sài Gòn gặp nhiều khó khăn. Chúng không những sa sút về tinh
thần cho chiến dịch mà còn lúng túng cả về phương thức tác chiến. Từ đây so
12


sánh tương quan lực lượng giữa ta và chính quyền có sự thay đổi có lợi cho cách
mạng Việt Nam có thể đi tới thống nhất đất nước.
1.1.2. Về phía ta
Với thắng lợi to lớn, toàn diện trong năm 1972 và Hiệp định Pari được kí
kết ngày 27/1/1973 đã tạo ra bước ngoặt căn bản, toàn diện cho cách mạng nước
ta. Từ đây sự nghiệp kháng chiến chống Mỹ cứu nước bước sang một giai đoạn
phát triển mới, giờ đây nhân dân ta chỉ còn đối đầu trực tiếp với bọn tay sai
“bám đuôi” Mỹ phản cách mạng.
Tuy nhiên, sau Hiệp định Pari một vấn đề lớn đặt ra cho Đảng, nhân dân
ta là liệu đế quốc Mỹ và chính quyền Sài Gòn có nghiêm chỉnh thực thi Hiệp

định như chúng đã cam kết trong hiệp định hay không? Hay là chúng lại có
những bước đi mới nhằm phá hoại hiệp định để ngăn cẳn sự thống nhất của đất
nước ta. Điều đó là một dấu hỏi vô cùng cấp thiết đối với nhân dân ta cũng như
nhân dân yêu chuộng hòa bình trên thế giới.
Trên thực tế, trước khi kí kết Hiệp ước hòa bình với ta, đế quốc Mỹ và tay
sai đã có những hoạt động chuẩn bị cho việc phá hoại Hiệp định Pari. Khi Hiệp
định Pari có hiệu lực, mặc dù ta đã có những dự kiến địch sẽ tổ chức phá hoại
Hiệp định nhưng công tác tư tưởng và tổ chức còn nhiều sơ hở. Có nhiều cán bộ
và nhân dân ta có nhiều hướng tin vào khả năng thi hành Hiệp định cũng giống
như sau khi ta kí kết Hiệp định Giơnevơ với Pháp trước đó. Trái với mong
muốn của đông đảo quần chúng nhân dân, chúng không những không thực thi
hiệp định mà còn vi phạm trắng trợn những điều khoản của Hiệp định Pari, cho
nên trên chiến trường vẫn chưa im tiếng súng.
Khi Hiệp định Pari được kí kết, Ban Chấp hành Trung ương Đảng và Chính
phủ nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ra lời kêu gọi đồng bào ta trên cả hai miền
cần phải: “Tăng cường đoàn kết, luôn luôn đề cao cảnh giác, ra sức phấn đấu để
củng cố những thắng lợi đã giành được, giữ vững hòa bình lâu dài, hoàn thành độc
lập, dân chủ ở miền Nam, tiến tới hòa bình thống nhất Tổ quốc” [13;27].
Cuối tháng 1/1973, Bộ Chính trị họp đề ra chủ trương: “Kiên quyết giữ
vững hòa bình, không chủ động gây ra xung đột quân sự, gây ra nội chiến, ra
sức phát huy thắng lợi đã giành được, củng cố và tăng cường thế lực mọi mặt,
tranh thủ thuận lợi mới, khả năng mới để đưa cách mạng tiến lên bằng cao trào
chính trị, có lực lượng vũ trang làm hậu thuẫn” nhưng “nhất thiết lực lượng vũ
trang ta phải mạnh và luôn luôn sẵn sàng chiến đấu. Bất kể trong tình huống
nào, địch gây hấn trở lại nhất định phải bị giáng trả đích đáng và ta sẽ giành
13


được thắng lợi hoàn toàn” [13;28]. Đồng thời trong tháng 1, Bộ Chính trị cũng
thông qua nghị quyết của Quân ủy Trung ương dự kiến sự phát triển tình hình và

xây dựng nhiệm vụ các lực lượng vũ trang sau khi kí hiệp định. “Nghị quyết cho
rằng địch sẽ vi phạm Hiệp định Pari ở nhiều mức độ, các lực lượng vũ trang
cần chuẩn bị sẵn sàng đối phó với các cuộc tiến công quân sự của địch, đồng
thời cùng toàn dân đấu tranh đòi ngụy quyền Sài Gòn nghiêm chỉnh thực hiện
hiệp định” [12;603].
Những ngày cuối tháng 3/1973, khi những toán lính Mỹ cuối cùng rút
khỏi Việt Nam thì Bộ Chính trị Ban Chấp Trung ương Đảng ta họp hội nghị mở
rộng nhằm đánh giá tình hình miền Nam. Hội nghị đã đưa ra những kết luận
quan trọng nhằm đánh giá tình hình nước ta sau hiệp định Pari, thời cơ và cơ hội
đến với cách mạng Việt Nam. Đồng chí Lê Duẩn khẳng định “Mỹ đã thực sự rút
quân nhưng chưa chấm dứt dính líu, ngụy còn ngoan cố phá hoại hiệp định. Ta
cần tranh thủ xây dựng lực lượng mọi mặt ở miền Nam, miền Bắc, quy trách
nhiệm của Mỹ, buộc đối phương phải thi hành Hiệp định Pari” [4;55].
Trên mặt trận đấu tranh ngoại giao, chúng ta khẩn trương thúc đẩy công
tác chuẩn bị họp Hội nghị quốc tế về Việt Nam ở Pari nhằm góp phần xác lập
vững chắc cơ sở pháp lý của Hiệp định Pari. Sau một quá trình tích cực chuẩn
bị, ngày 2/3/1973, Hội nghị quốc tế về Việt Nam gồm bốn bên tham gia kí Hiệp
định Pari gồm: Hoa Kỳ, Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, Việt Nam Cộng hòa,
Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam; bốn nước
thường trực Hội đồng bảo an Liên hợp quốc: Liên Xô, Trung Quốc, Anh, Pháp;
bốn nước trong Ủy ban kiểm soát và giám sát quốc tế: Ba Lan, Canađa,
Hunggari, Inđônêxia và Tổng thư kí Liên hợp quốc đã ký vào bản Định ước ghi
nhận và bảo đảm thi hành Hiệp định Pari. Đây là một thắng lợi lớn về ngoại giao
của Việt Nam.
Trên mặt trận quân sự, trong khi chúng ta nghiêm chỉnh chấp hành lệnh
ngưng bắn, thi hành các điều khoản đã kí kết thì phía Mỹ và chính quyền Sài
Gòn liên tiếp mở hàng chục cuộc hành quân nhằm giành dân, chiếm đất, mở
rộng địa bàn kiểm soát. Trên thực tế, thời gian đầu, hành động tiến công, lấn
chiếm của quân đội Sài Gòn làm cho vùng giải phóng của ta ngày càng bị thu
hẹp; thậm chí chúng còn ngang nhiên sử dụng các loại máy bay, xe tăng, xe thiết

giáp sơn ký hiệu của Ủy ban quốc tế, Ủy ban liên hiệp quân sự xâm phạm vùng
giải phóng của ta, trong khi không ngớt vu cáo ta vi phạm hiệp định.
14


Trước những hành động vi phạm các điều khoản Hiệp định Pari một cách
có hệ thống và ngày càng nghiêm trọng của Mỹ và chính quyền, quân đội Sài
Gòn, cuộc họp Bộ Chính trị Ban Chấp hành Trung ương Đảng mở rộng ngày
24/5/1973, bàn về các vấn đề cách mạng miền Nam, đã chỉ rõ: “Trong khi địch
dùng hành động quân sự đánh ta, ta vẫn cần phải chủ động tiến công địch, kết
hợp đấu tranh quân sự với đấu tranh chính trị và pháp lý… Tiến công quân sự
bằng phản công của ta là chủ động, chỉ có qua đó mà từng bước đánh bại mọi
hành động vi phạm của địch” [4;56].
Quán triệt Nghị quyết của Bộ Chính trị mở rộng, Quân ủy Trung ương đã
kịp thời chỉ đạo các chiến trường: “Tiến công quân sự bằng phản công của quân
ta là chủ động tiến công, chủ động phản công, không phòng ngự đơn thuần.
Không những phản công ở địa bàn địch tiến công ta, mà còn hiệp đồng với các
lực lượng chính trị, quân sự, binh vận phản công ở các địa bàn khác, nơi ta có
chủ lực mạnh” [4;67].
Hội nghị lần thứ 21 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng họp ở Hà Nội
đã đưa ra hàng loạt các vấn đề lớn, có tính cấp thiết và từng bước giải quyết
như: liệu chính quyền Sài Gòn có nghiêm chỉnh thi hành Hiệp định Pari đã kí
hay không? Ta có thể đi đến thống nhất đất nước bằng còn đường hòa bình hay
không?... Bên cạnh đó, Hội nghị còn khẳng định “Con đường của cách mạng
miền Nam là con đường bạo lực cách mạng. Bất kể trong tình hình nào, ta cũng
phải nắm vững thời cơ, giữ vững đường lối chiến lược tiến công và chỉ đạo linh
hoạt để đưa cách mạng miền Nam tiến lên” [13;52].
Cũng tại Hội nghị này, Ban Chấp hành Trung ương đã đề ra nhiệm vụ
trước mắt của cách mạng miền Nam là đẩy mạnh đấu tranh trên cả ba mặt trận:
chính trị, quân sự, ngoại giao; nhiệm vụ của miền Bắc là ra sức chi viện chiến

trường, phục hồi phát triển kinh tế, làm cho miền Bắc luôn luôn là chỗ dựa vững
chắc của cách mạng miền Nam nhằm hoàn thành sự nghiệp giải phóng miền
Nam, thống nhất Tổ quốc.
Quán triệt tinh thần của Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng lần
thứ 21, toàn thể nhân dân và các lực lượng vũ trang trên khắp chiến trường miền
Nam đẩy mạnh các hoạt động phản công và tiến công đánh trả lại các cuộc hành
quân lấn chiến của quân đội Sài Gòn. Bảo vệ nhân dân, bảo vệ địa bàn, bảo tồn
lực lượng cách mạng; tăng cường thế trận chiến tranh nhân dân trên cả ba mặt
trận chiến lược, củng cố và mở rộng vùng giải phóng.
15


Trên chiến trường Trị - Thiên - Huế, đầu tháng 7/1973, Thường vụ Quân
ủy chủ trương: “Phải làm chuyển biến mạnh mẽ tư tưởng tấn công trong các lực
lượng vũ trang với nội dung và yêu cầu mới, là duy trì áp lực mạnh với địch,
buộc chúng phải thi hành hiệp định.
Cụ thể là:
- Kiên quyết đánh trả địch vi phạm hiệp định, bảo vệ vững chắc các vùng
giải phóng và vùng do ta làm chủ.
- Tấn công và phát triển cải thiện thế trận ở vùng giáp ranh.
- Mở rộng hành lang, hỗ trợ cho phong trào đồng bằng phát triển.” [13;53]
Khu ủy khu 5, quán triệt tinh thần Hội nghị Trung ương Đảng lần thứ 21
và chỉ đạo của Bộ Chính trị, tháng 7/1973, Khu ủy đã tổ chức họp hội nghị rút
kinh nghiệm; đồng thời triển khai thực hiện nhiệm vụ mới trong thời gian tiếp
theo. Hội nghị đã thẳng thắn phê bình tư tưởng hữu khuynh, không phán đoán
được âm mưu thâm hiểm của kẻ thù, đồng thời vạch ra những phương án đấu
tranh nhằm tránh thiệt hại về cán bộ, chiến sĩ. Ngoài ra, Hội nghị còn xác định
nhiệm vụ trọng tâm của toàn khu trong giai đoạn tới là “Ra sức đánh bại bình
định lấn chiếm của địch, giành dân, giữ đất, mở rộng quyền làm chủ, phát triển
thực lực của ta” [13;58].

Ở Tây Nguyên, Đảng ủy Mặt trận Tây Nguyên cũng chủ trương: “Nhanh
chóng xây dựng căn cứ và vùng giải phóng, xây dựng hậu phương quân đội, đặc
biệt là xây dựng kinh tế, phát triển sản xuất tăng nhanh tiềm lực kinh tế và tiềm
lực quân sự tại chỗ để đánh thắng địch trong bất kì hoàn cảnh nào” [13;66].
Trong năm 1973, vượt qua những vấp váp, khuyết điểm ban đầu, dưới sự
lãnh đạo đúng đắn, kịp thời của Trung ương Đảng và các cấp ủy địa phương,
quân và dân ta trên các chiến trường miền Nam đã nỗ lực cao độ, vừa chiến đấu
chống địch càn quét, lấn chiếm, vừa tạo sự ổn định về tư tưởng, tổ chức, mau
chóng triển khai thế trận phản công và tiến công của địch. Chính nhờ sự chuyển
hướng kịp thời, đúng lúc giúp quân và dân miền Tây Nam Bộ đánh tan cuộc
hành quân lấn chiếm lâu dài nhất của 75 tiểu đoàn địch ở Chương Thiện.
Năm 1973, khép lại với những thắng lợi quan trọng của quân và dân ta trên
toàn chiến trường miền Nam; cục diện chiến trường xoay chuyển ngày càng có lợi
cho ta, bất lợi cho địch. Bên cạnh đó những thuận lợi mới cơ bản thúc đẩy phong
trào đấu tranh chính trị vươn dậy mạnh mẽ, vững chắc. Đây cũng là những điều
kiện thuận lợi thúc đẩy cuộc kháng chiến của ta tiến lên giành nhiều thắng lợi.
16


Thắng lợi của quân và dân ta trong nửa cuối năm 1973 là điều tất yếu cho
sự chiến đấu dũng cảm của nhân dân ta chống lại âm mưu, thủ đoạn của chính
quyền Sài Gòn. Điều này đã tạo thêm điều kiện thuận lợi mới cho sự phát triển
của cách mạng miền Nam, cho sự nghiệp kháng chiến chống Mỹ cứu nước.
Để đáp ứng những chuyển biến mới của chiến trường miền Nam, đồng
thời thực hiện thắng lợi nhiệm vụ mà Nghị quyết lần thứ 21 của Hội nghị Ban
Chấp hành Trung ương Đảng đã đề ra từ tháng 10/1973, Bộ Chính trị và Quân
ủy Trung ương đã họp bàn. Sau nhiều cuộc họp bàn, Quân ủy Trung ương đã
xác định nhiệm vụ của quân và dân ta trong năm 1974 là: “Tiếp tục đẩy mạnh
tiến công đánh bại một bước quan trọng của kế hoạch bình định lấn chiếm phân
tuyến của địch, giành dân, giành quyền làm chủ ở đồng bằng và vùng ven đông

dân, nhiều của; từng bước đưa phong trào đấu tranh chính trị ở thành thị tiến
lên; đồng thời chuẩn bị lực lượng, cơ sở, tạo điều kiện và thời cơ đẩy tới cao
trào cách mạng” [13;91 - 92].
Tiếp thu sự chỉ đạo của Trung ương, Trung ương Cục miền Nam đã chỉ
đạo cho các chiến trường, các quân khu chủ động tiến công địch trong năm 1974
với mục tiêu “Quyết tâm đánh bại một bước quan trọng kế hoạch bình định mới
của địch, thu hồi về cơ bản vùng giải phóng và tranh chấp mạnh trước ngày
28/1/1973, đồng thời, tùy điều kiện từng nơi, ra sức mở rộng thêm vùng giải
phóng và tranh chấp mới, mở rộng diện lỏng kìm, giành quyền làm chủ với
nhiều mức độ ở vùng nông thôn do địch kiểm soát, song song với tăng cường
phát triển thực lực của ta về mọi mặt, làm cho hậu phương của địch bị thu hẹp
và luôn không ổn định” [13;92 - 93].
Thực hiện tốt sự chỉ đạo của Bộ Chính trị, Quân ủy Trung ương và Trung
ương Cục miền Nam, các chiến trường, các quân khu chủ động tiến công địch giành
được nhiều thắng lợi to lớn, làm thất bại âm mưu của ngụy quyền Sài Gòn. Những
kết quả của quân dân miền Nam chứng tỏ một điều: đó là khả năng tái chiếm những
vị trí, những địa bàn trọng yếu của quân đội Sài Gòn giờ đây suy giảm mạnh. Bên
cạnh đó, tại các đô thị khắp miền Nam, chế độ Sài Gòn ngày càng lún sâu vào khủng
hoảng và phong trào đấu tranh chính trị của ta ngày càng phát triển.
Bên cạnh việc đẩy mạnh công tác chống âm mưu phá hoại của đến quốc
Mỹ và tay sai, quân và dân ta tích cực khắc phục hậu quả chiến tranh phá hoại
của Hoa Kỳ ở miền Bắc, ra sức sản xuất chi viện cho chiến trường miền Nam để
đánh thắng bọn tay sai. Trong hoàn cảnh đó, những kết quả và thành tựu của
nhân dân miền Bắc hết sức quan trọng, những thành tựu đó được thể hiện qua
17


Báo cáo chính trị của Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam tại
Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IV.
Hiệp định Pari vừa được kí kết thì ngay từ tháng 3/1973, đoàn cán bộ

Tổng cục Hậu cần đã đi thực tế chiến trường miền Nam để chuẩn bị kế hoạch
chi viện trong vòng 3 năm từ 1973 - 1975. Điều này đã cho thấy tầm quan trọng
của công tác Hậu cần trong việc đánh bại âm mưu mới của kẻ thù cũng như
trong việc đáp ứng nhu cầu cho quá trình cuộc Tổng tiến công và nổi dậy sau
này của quân và dân miền Nam.
Trong thời gian này ta đã đưa vào chiến trường miền Nam số lượng bộ
đội và khí tài lớn: “đến tháng 9/1973, hậu phương lớn miền Bắc đã đưa vào
chiến trường miền Nam 140.000 tấn hàng, nhiều gấp 4 lần năm 1972. Trong số
các mặt hàng này, có 80.000 tấn hàng quân sực và 10.000 tấn hàng dự trữ (chủ
yếu là vũ khí). Bên cạnh đó, nửa đầu năm 1973, hơn 10 vạn cán bộ chiến sĩ cùng
nhiều sư đoàn, trung đoàn pháo binh, xe tăng, xe thiết giáp từ miền Bắc hành
quân vào Nam, bổ sung cho chiến trường” [13;161]. “Trong các năm 1973 1975, ta chuyển vào Quân khu Trị Thiên đến 29.139 tấn vật chất, trong đó có
2.000 tấn vũ khí, đạn dược. Ở chiến trường Quân khu 5, từ năm 1973 đến đầu
năm 1975, lực lượng vũ trang đã nhận được 77.036 tấn hàng (trong đó 10.689
tấn vũ khí, đạn dược; 5.296 tấn xăng dầu, 36.331 tấn lương thực, thực phẩm”
[6;38 - 39].
Với những vũ khí, bộ đội mà miền Bắc chi viện đã giúp quân và dân ở
chiến trường miền Nam phá tan âm mưu của địch, từng bước đấu tranh để đi đến
đấu tranh giải phóng miền Nam thống nhất đất nước. Sự chi viện của hậu
phương lớn miền Bắc đã làm thay đổi tình hình ở miền Nam, quân dân ta đủ sức
mạnh tiến tới những trận đánh quyết định giải phóng hoàn hoàn miền Nam
thống nhất đất nước.
1.2. Tƣơng quan lực lƣợng ở Tây Nguyên
1.2.1. Phía địch
Tây Nguyên thuộc dải đất phía tây miền Trung Trung Bộ, là vùng cao
nguyên, rừng núi nối tiếp nhau theo hướng bắc nam. Bắc Tây Nguyên, núi cao
rừng rậm hiểm trở, nam Tây Nguyên (từ đường 19 trở vào) địa hình bằng phẳng
hơn. Tây Nguyên gồm các tỉnh Kon Tum, Gia Lai, Đắc Lắc, Phú Bổn, Quảng
Đức. Đường 14 dọc từ bắc xuống nam, nối các thị xã của Tây Nguyên xuống
miền Đông Nam Bộ. Các con đường 21, 19, 7 nối Tây Nguyên với các tỉnh đồng

bằng ven biển, trong đó đường 7 có đoạn hư hỏng nặng, lâu ngày không sử dụng.
18


Tây Nguyên có hai sông lớn là sông Sê San và sông Sê Rê Pốc. Vào mùa mưa,
dòng chảy của sông rất lớn, nên việc cơ động các phương tiện rất khó khăn.
Tây Nguyên là vùng chiến lược quan trọng, vì vậy Mỹ - Ngụy đã biến
Tây Nguyên thành một căn cứ chiến lược lớn hòng đè bẹp phong trào cách mạng
của ba nước Đông Dương, ngăn chặn sự chi viện của ta từ miền Bắc vào và từ
rừng núi xuống đồng bằng. Sở chỉ huy Quân đoàn 2, Quân khu 2 ngụy được đặt
ở Plâycu. Dọc theo biên giới Nam - Campuchia là các trại biệt kích, dọc theo
đường 14 là hệ thống các căn cứ quân sự dày đặc trong đó có các căn cứ cấp sư
đoàn và quân đoàn được tổ chức vững chắc thành tuyến phòng ngự cơ bản làm
nòng cốt cho hệ thống phòng thủ của địch ở Tây Nguyên. Trên các trục đường
ngang như 19, 21 cũng được địch tổ chức thành tuyến phòng thủ mạnh để đảm
bảo giao thông từ Tây Nguyên xuống đồng bằng. Toàn bộ lực lượng địch ở Tây
nguyên có Sư đoàn bộ binh 23 (3 trung đoàn: 44, 45 và 53, 7 tiểu đoàn biệt động
quân (21, 22, 23, 24, 45, 4, 6), 36 tiểu đoàn bảo an, 4 thiết đoàn thiết giáp, 230
khẩu pháo, Sư đoàn 6 không quân với 150 máy bay các loại. Nhìn tổng thể, địch
bố trí mạnh ở phía bắc, còn khu vực phía nam được xem như là hậu phương,
chúng bố trí lực lượng mỏng hơn.
So với các tuyến phòng ngự chiến lược khác, chỉ có tuyến phòng ngự
chiến lược do quân khu 2 ngụy đảm nhiệm là có thể đứng tương đối vững chắc
và có chiều sâu vừa phải. Tuyến này gồm vùng Tây Nguyên và các tỉnh ven biển
miền Trung, từ Bình Định vào tới Hàm Tân. Cách tổ chức chiến trường của địch
ở đây đã tạo ra thế trận phòng ngự chiến lược hai dải, hai tuyến. Tây Nguyên là
tuyến phòng ngự thứ nhất, các tỉnh ven biển là tuyến phòng ngự thứ hai và cũng
là tuyến cuối cùng.
Tuy chỉ là một tuyến nằm trong phạm vi Quân khu 2 ngụy, song do thế
đứng của nó, Tây Nguyên lại là chiến trường có vị trí quan trọng đặc biệt. Mỹ ngụy đã tiến hành phòng ngự chiến dịch ở Tây Nguyên, ngoài mục đích là

chiếm đóng lâu dài, còn dùng Tây Nguyên làm khu vực án ngữ để ngăn chặn ta
ở phía tây và tây - bắc, làm cánh cửa phía tây để bảo đảm cho các tỉnh ven biển
miền Trung, đồng thời làm bức bình phong phía tây - bắc để che trở cho miền
Đông Nam Bộ. Tuyến Tây Nguyên bị phá vỡ thì các tỉnh ven biển sẽ bị uy hiếp
trực tiếp và có thể bị mất ngay theo, nếu như không có lực lượng dự bị chiến
lược hùng hậu chiếm giữ hoặc phản kích. Mất Tây nguyên không những thế trận
phòng ngự của địch ở quân khu 1 bị rung động mà quân địch ở miền Đông Nam
Bộ cũng bị đe dọa. Chính vì vậy trong khi tích cực thực hiện chiến lược chung là
19


“quét và giữ”, đi đôi với biện pháp lấy bình định và lấn chiếm làm chủ yếu, địch
còn ra sức tăng cường củng cố phòng ngự ở Tây Nguyên: tổ chức phòng ngự
khu vực gồm các cụm điểm tựa, các khu căn cứ, thị trấn, thị xã và các tuyến giao
thông… liên kết với nhau. Toàn quân khu 2 ngụy có 2 sư đoàn bộ binh chủ lực,
7 liên đoàn biệt động quân, 5 thiết đoàn xe tăng - xe bọc thép, thì riêng ở Tây
Nguyên chúng đã bố trí tới 1 sư đoàn bộ binh chủ lực, 7 liên đoàn biệt động
quân và 4 thiết đoàn xe tăng - xe bọc thép. Sở chỉ huy quân đoàn 2 cũng đặt ở
Tây Nguyên (Plâycu).
Như vậy, Tây Nguyên rõ ràng là một địa bàn chiến lược hiểm yếu trong thế
trận phòng ngự chiến lược chung của Mỹ - ngụy ở miền Nam. Nhưng, nếu xét về
lực lượng phòng giữ thì Tây Nguyên lại là một chiến trường yếu so với các tuyến
phòng ngự chiến lược khác, mặc dù chúng đã dải phần lớn quân chủ lực của quân
khu 2 ra bố trí ở đây.
Quân khu 2 có 2 sư đoàn chủ lực và 7 liên đoàn biệt động quân; 14 tiểu
đoàn và một số đại đội, trung đội pháo gồm 328 khẩu; 5 thiết đoàn và 13 chi
đội xe tăng - xe bọc thép gồm 477 xe, 2 sư đoàn không quân gồm 138 máy
bay chiến đấu. Lực lượng địch ở Quân khu 2 không nhiều nhưng chúng đã rải
ra trên Tây Nguyên một sư đoàn chủ lực cùng Sở chỉ huy Quân đoàn 2, 7 liên
đoàn quân biệt động, 36 tiểu đoàn bảo an, 4 thiết đoàn, 230 khẩu pháo, 1 sư

đoàn không quân.
Với số quân đó, địch đã ra sức củng cố thế trận phòng ngự, đưa quân chủ
lực và quân biệt động chiếm các điểm cao, khống chế xung quanh các thị xã, thị
trấn, trên các trục giao thông, xây đắp công sự trận địa, đặt vật cẳn đi đôi với
hành quân lùng sục, càn quét và lấn chiếm, kết hợp với các hoạt động gián điệp,
biệt kích, thám báo, trinh sát trên không. Khi phát hiện ta hoặc phán đoán nghi
ngờ ta có thể tiến công, chúng lập tức đưa lực lượng đến phòng ngự dự phòng,
kết hợp vớ các thủ đoạn tập kích hỏa lực của máy bay và của pháo binh.
Khoảng trung tuần tháng 1/1975, địch đã phán đoán ta mở chiến dịch ở
bắc Tây Nguyên, đánh vào Kon Tum là chủ yếu, chúng liền sử dụng các liên
đoàn biệt động quân số 22, 6, 23, 24, 21 lên phòng giữ Kon Tum. Sau khi triển
khai dự phòng, nghe ngóng điều tra thấy ta không hoạt động gì lớn, đến tháng
2/1975, chúng phán đoán ta đánh Plâycu là chủ yếu, chúng lại sử dụng liên đoàn
biệt động quân, trung đoàn 44 và trung đoàn 45 thuộc sư đoàn 23 lên tăng cường
giữ Plâycu. Khi được tin đồn ta sẽ đánh lớn ở Tây Nguyên và Buôn Ma Thuột,
20


chúng vội vàng đưa Trung đoàn 53 (thiếu) ra lùng sục khu vực Buôn Hồ, tiếp đó
ra phía nam Đức Lập và đưa Trung đoàn 45 xuống Cầm Ga.
1.2.2. Phía ta
Sau ngày Hiệp định Pari được kí kết, Bộ Chính trị, Quân ủy Trung ương
đã tập trung chỉ đạo quân và dân mặt trận Tây Nguyên triển khai các bước chuẩn
bị, sẵn sàng đón thời cơ mới. Để mở rộng vùng giải phóng, tạo thế đúng chân
cho các đơn vị chủ lực của ta, sau khi đánh chiếm căn cứ Chư Nghé ở phía tây
thị xã Plâycu, tháng 4/1974, Sư đoàn 320A tiếp tục tiến công các căn cứ Lệ
Ngọc, 711 và 601. Tháng 5/1974, Trung đoàn 25 đánh chiếm Ea Súp, giải phóng
một vùng khá rộng lớn ở phía tây vùng đất nằm giữa hai tỉnh Gia Lai và Đắc
Lắc, dồn quân địch vào sát các thị trấn thị xã.
Trên hướng Kon Tum, tháng 3/1974, Sư đoàn 10 mở cuộc tiến công địch

ở cao điểm Kon Rốc, tiêu diệt một tiểu đoàn và 2 đại đội. Tiếp đó, hai quận lỵ
Đắc Pét và Mang Đen cũng bị Sư đoàn 10 đánh chiếm. Phối hợp với đòn tiến
công của bộ đội chủ lực, bộ đội địa phương Kon Tum bức rút địch ở quận lỵ
Măng Bút, ép địch sát vào thị xã Kon Tum, giải phóng một vùng phía bắc thị xã
Kon Tum, tạo ra thế đứng chân vững chắc cho các đơn vị quân giải phóng.
Trước yêu cầu của nhiệm vụ trong thời kỳ mới, từ tháng 6/1974, Đảng ủy
Mặt trận Tây Nguyên đã ra nghị quyết về xây dựng khối chủ lực Tây Nguyên
theo hướng tổ chức thành quân đoàn chiến dịch, đảm bảo cho khối chủ lực này
có khả năng tác chiến hiệp đồng binh chủng và có sức cơ động cao. Theo hướng
đó, các sư đoàn bộ binh được bổ sung thêm quân số và tăng thêm trung đoàn
pháo binh. Lực lượng pháo binh của mặt trận được tổ chức thành 2 trung đoàn
hoàn chỉnh. Lực lượng phòng không được tổ chức thành 2 trung đoàn (234 và
575). Trung đoàn 198 đặc công, Trung đoàn 273 xe tăng, Trung đoàn 29 thông
tin đều được bổ sung thêm quân số, vũ khí,trang bị, khí tài hiện đại. Đảm bảo
đường cơ động và đường vận chuyển vật chất từ bắc xuống nam Tây Nguyên.
Những yếu tố trên góp phần nâng cao sức mạnh chiến đấu của bộ đội ta.
1.3. Chủ trƣơng, kế hoạch giải phóng Tây Nguyên của Trung ƣơng
Những thắng lợi liên tiếp của quân và dân ta cuối năm 1974 đặc biệt là
chiến thắng đường số 14 - Phước Long ngày 6/1/1975 đã cho thấy sự suy yếu
của chính quyền Sài Gòn. Bên cạnh đó tình hình thế giới đã có những thuận lợi
cho cách mạng Việt Nam khi Mỹ ngày càng suy giảm vị thế trên trường quốc tế
và nhân dân yêu chuộng hòa bình trên thế giới ủng hộ cho cách mạng Việt Nam.
21


×