Tải bản đầy đủ (.docx) (15 trang)

Điều tra, thống kê ý kiến sinh viên đối với vấn đề “Trung Quốc hạ đặt trái phép dàn khoan HD981 tại vùng biển Việt Nam” năm 2016

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (155.51 KB, 15 trang )

DH KINH TẾ QUỐC DÂN HN

NGUYÊN LÝ THỐNG KÊ
NHÓM 5
Bản điều tra:
Ý kiến sinh viên đối với vấn đề
“ Trung Quốc hạ đặt trái phép dàn khoan HD-981 tại vùng biển
Việt Nam”


NỘI DUNG
1.

2.

3.

4.

5.

6.

7.

Mục đích điều tra
1.1. Mục đích điều tra
1.2. Yêu cầu điều tra
Đối tượng, đơn vị, phạm vi điều tra
2.1. Đối tượng điều tra
2.2. Đơn vị điều tra


2.3. Phạm vi điều tra
Nội dung điều tra
3.1. Nội dung điều tra
3.2. Phiếu điều tra
Phương pháp điều tra
4.1. Loại điều tra
4.2. Phương pháp nghiên cứu
Thời điểm và thời kỳ điều tra
5.1. Thời điểm điều tra
5.2. Thời kỳ điều tra
Phương pháp xử lý thông tin, tổng hợp và biểu đầu ra
6.1. Nhập tin, kiểm tra, xử lý và tổng hợp số liệu
6.2. Phân tích, công bố kết quả
Biểu điều tra và bản giải thích ghi biểu


1.

MỤC ĐÍCH ĐIỀU TRA
1.1.

Mục đích điều tra
Thu thập, tổng hợp và cung cấp những số liệu và thông tin cho việc :

Nghiên cứu, nắm bắt được suy nghĩ và mức độ quan tâm của sinh viên
trên địa bàn Hà Nội về vấn đề biển Đông

Đề ra kế hoạch và trách nhiệm của mỗi sinh viên trong việc giữ vững
nền an toàn trên biển Đông


Tìm hiểu các cách đánh giá của sinh viên về việc đối phó với Trung
Quốc về vấn đề biển Đông của Nhà nước ta

1.2.

Yêu cầu điều tra

Thu thập số liệu và thông tin một cách khách quan từ sinh viên trên
địa bàn Hà Nội

Đảm bảo phiếu điều tra đáp ứng được mục đích của việc nghiên cứu
thống kê

Rút ra được những bài học cần làm của mỗi sinh viên sau việc nghiên
cứu


2.

ĐỐI TƯỢNG, ĐƠN VỊ, PHẠM VI ĐIỀU TRA
2.1.

Đối tượng điều tra
Là các cá nhân ở độ tuổi 18 trở lên đang tham gia học tập ở các
trường Đại học.

2.2.

Đơn vị điều tra
Các trường đại học trên địa bàn Hà Nội


2.3.

Phạm vi điều tra
Khu vực các trường đại học trên địa bàn Hà Nội
2.3.1.


3.

NỘI DUNG ĐIỀU TRA, PHIẾU ĐIỀU TRA
3.1.

Nội dung điều tra
Cuộc điều tra thu thập thông tin về mức độ nhận thức của sinh viên về
vấn đề Trung Quốc hạ đặt trái phép dàn khoan HD-981 tại vùng biển thuộc
chủ quyền Việt Nam. Nội dung bao gồm:
-

3.2.

Thông tin cá nhân: Tên, tuổi, quê quán, giới tính, trường học.
Hiểu biết về diễn biến xung đột biển đông diễn ra thời gian qua.
Hiểu biết vai trò của biển Đông đối với Việt Nam và các nước
trong khu vực nói riêng cũng như các nước trên thế giới nói chung.
Hiểu biết về tác động, hành động của Trung Quốc đối với các nước
trong khu vực.
Hiểu biết về các xử sự của Việt Nam về việc hạ đặt trái phép giàn
khoan HD-981 của Trung Quốc.
Suy nghĩ lập trường của riêng sinh viên đối với vấn đề này.


Phiều điều tra
Cuộc điều tra sử dụng 01 loại phiếu: Phiếu điều tra ý kiến sinh viên
đối với vấn đề Trung Quốc hạ đặt trái phép giàn khoan HD-981 tại
vùng biển Việt Nam( Mẫu phiếu có tại mục 8 bản điều tra)


4.

THỜI ĐIỂM VÀ THỜI KỲ ĐIỀU TRA
4.1.

Thời điểm điều tra
Bắt đầu từ 15/9/2014.Đây là thời gian đầu năm học mới nên có thể
tiến hành được với hầu hết sinh viên tại các trường học. Khảo sát từ khoảng
8h sáng đến 16h chiều, thời gian học tập tại trường.

4.2.

Thời kỳ điều tra
Từ 15/9 đến hết 30/10 năm 2014 do số lượng các trường đại học trên
địa bàn Hà Nội nhiều và nằm rải rác, cần thời gian để điều tra hiệu quả.


5.

PHƯƠNG PHÁP ĐIỀU TRA
Dựa trên các kiến thức đã học trong môn nguyên lý thống kê kinh tế
và lý thuyết xác suất thống kê:
Nghiên cứu các hiện tượng trên phạm vi số lớn, phát hiện ra các qui

luật cơ bản.
Xem xét, nghiên cứu các hiện tượng trong mối quan hệ biện chứng,
nhân quả.
Xây dựng các phương pháp đo lường, các công thức tính toán mang
tính hệ thống, logic.
Rút ra kết luận, hoạch định chiến lược vĩ mô.
5.1.

Loại điều tra

Căn cứ vào phạm vi của đối tượng được điều tra thực tế là sự quan
tâm của giới trẻ với cách ứng xử của các quốc gia liên quan về vấn đề biển
Đông nên chúng ta chọn loại điểu tra không toàn bộ.
5.2.

Phương pháp nghiên cứu (bảng hỏi online, điều tra gián tiếp, phân tổ,
phân tích thống kê, phương pháp hồi quy thống kê….)Thu thập thông tin theo
hai phương pháp: - Phương pháp gián tiếp: Phương pháp gián tiếp áp dụng đối với đối tượng có thể
tự ghi và trả lời các câu hỏi trong phiếu điều tra. Điều tra viên giới thiệu mục đích, ý nghĩa, nội dung,
cách ghi phiếu và yêu cầu cá nhân điều tra gửi phiếu điều tra về cơ quan điều tra theo đúng nội dung
và thời gian quy định của Phương án điều tra. - Phương pháp phỏng vấn trực tiếp: Điều tra viên trực
tiếp đến tiếp xúc với các cá nhân thuộc đối tượng điều tra giới thiệu mục đích, ý nghĩa, nội dung và
cùng với họ ghi thông tin vào phiếu điều tra. Phương pháp này được áp dụng đối với những cá nhân
thuộc đối tượng điều tra không có khả năng tự ghi được phiếu điều tra. Ngoài ra có thể thu thập
thông tin qua phiếu điều tra online. Trong thực tế, cần kết hợp chặt chẽ các phương pháp nhằm đảm
bảo thu thập đủ, chính xác nội dung thông tin, đảm bảo về thời gian và tiết kiệm về kinh phí.

Thu thập thông tin theo hai phương pháp:
Phương pháp gián tiếp: Phương pháp gián tiếp áp dụng đối với đối tượng có
thể tự ghi và trả lời các câu hỏi trong phiếu điều tra. Điều tra viên giới thiệu mục

đích, ý nghĩa, nội dung, cách ghi phiếu và yêu cầu cá nhân điều tra gửi phiếu điều
tra về cơ quan điều tra theo đúng nội dung và thời gian quy định của Phương án
điều tra.
Phương pháp phỏng vấn trực tiếp: Điều tra viên trực tiếp đến tiếp xúc với
các cá nhân thuộc đối tượng điều tra giới thiệu mục đích, ý nghĩa, nội dung và
cùng với họ ghi thông tin vào phiếu điều tra. Phương pháp này được áp dụng đối


với những cá nhân thuộc đối tượng điều tra không có khả năng tự ghi được phiếu
điều tra.
Ngoài ra có thể thu thập thông tin qua phiếu điều tra online.
Trong thực tế, cần kết hợp chặt chẽ các phương pháp nhằm đảm bảo thu thập
đủ, chính xác nội dung thông tin, đảm bảo về thời gian và tiết kiệm về kinh phí.
6.

PHƯƠNG PHÁP XỬ LÝ THÔNG TIN TỔNG HỢP VÀ BIỂU
ĐẦU RA
6.1.

Nhập tin, kiểm tra, xử lý và tổng hợp số liệu
- Nhập tin số liệu từ phiếu điều tra được thực hiện tại các địa điểm
điều vào máy tính .
- Nghiệm thu số liệu đã nhập tin: các ban quản lý số liệu thống kê
truyền số liệu gốc đã nhập tin về ban nghiệm thu để thực hiện nghiệm
thu qua mạng máy tính. Số liệu sau khi đạt yêu cầu sẽ được khai thác,
tổng hợp.
- Suy rộng kết quả: từ kết quả điều tra, cho biết mức độ nhận thức của
giới trẻ đối với vấn đề biển Đông, biểu hiện thái độ hành động có thể
xảy ra theo khuynh hướng tích cực hay tiêu cực. Từ đó rút ra giải pháp
cụ thể đối với giới trẻ qua vấn đề biển Đông


6.2.

Phân tích, công bố kết quả
Thực hiện tại cơ quan tiến hành điều tra (ví dụ: Tổng cục Thống
kê,....)


7.

BIỀU ĐIỀU TRA VÀ BẢNG GIẢI THÍCH GHI BIỂU

Phiếu điều tra:
Ý KIẾN SINH VIÊN ĐỐI VỚI VẤN ĐỀ
“ TRUNG QUỐC HẠ ĐẶT TRÁI PHÉP DÀN KHOAN HD-981 TẠI VÙNG
BIỂN VIỆT NAM”

A.

Lời nói đầu:

Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa đưa giàn khoan HD-981 vào khu vực Biển
Đông vào ngày 1 tháng 5, 2014, dẫn tới việc nhà nưowowsc Việt Nam ra tuyên bố
phản đối, đồng thời tàu thuyền của hai quốc gia đã có một số va chạm.Việc Trung
Quốc tuyên bố chủ quyền nuốt trọn gần hết biển Đông là "có vấn đề" và những
hành động của nước này đang làm leo thang căng thẳng.
B.

Thông tin điều tra:


I.

Thông tin cá nhân:

1.Tên:
2.Tuổi:
3.Giới tính:
4.Trường:

II.

Thông tin khảo sát:

1.

Bạn có biết đến về vấn đề biển Đông?
o



o

Không

2.
Bạn biết đến vấn đề biển Đông thông qua kênh phương tiện truyền thông
nào?


o


Báo

o

Mạng

o

Tivi

o

Khác: ……………………………………………………………

3.
Theo bạn, biển Đông có phải là vấn đề quan tâm hàng đầu của giới trẻ Việt
Nam?

4.

o

Có.

o

Không.

o


Khác: ……………………………………………………………

Theo bạn, bên Trung Quốc đã làm sai những gì?
o

Đưa giàn khoan vào địa phận biển đảo VN.

o

Đưa giàn khoan vào địa phận biển đảo VN vs mục đích thăm dò trái

phép.
o
Đánh lại lực lượng tuần tra và ngư dân đánh cá của VN khi họ tiến
hành đưa thuyền ra gần chỗ giàn khoan của TQ.

5.

6.

o

Đưa ra những lời lẽ ngụy biện cho hành động của mình trước TG.

o

Buôn bán hàng giả, hàng kém chất lượng.

o


Khác: ……………………………………………………………

Bạn có thái độ thế nào về hành động của Trung Quốc?
o

Bất bình.

o

Bình thường.

o

Không quan tâm.

o

Khác: ……………………………………………………………

Bạn nghĩ thế nào về quan điểm mỗi nước về vấn đề biển Đông?


o
Các nước sử dụng phương pháp an toàn: lên tiếng nhưng chưa thực sự
ủng hộ bên nào.

7.

o


Các nước không đưa ra bất cứ sự can thiệp nào đối với vấn đề này.

o

Các nước đã bày tỏ ý kiến để ủng hộ Việt Nam.

o

Khác: ……………………………………………………………

Chính phủ Việt Nam đã hành động như thế nào?
o

Một cách khôn khéo

o
Cần phải quyết liệt hơn nữa: khiếu nại lên Liên Hiệp Quốc, diễn tập
quân sự với Hoa Kỳ, đi đầu một khối ASEAN thống nhất chống lại Bắc Kinh...
o

Không quan tâm

o

Khác: ……………………………………………………………

8.
Bạn đã nghĩ giải pháp hòa bình mà Chính phủ ta thực hiên đã thỏa đáng
chưa?


9.

o

Rất thỏa đáng.

o

Hài lòng về giải pháp của Chính phủ.

o

Chưa thỏa đáng.

o

Khác: ……………………………………………………………

Bạn nghĩ thế nào về vụ bạo động tại Bình Dương phản đối sự việc này?

o
Đó là những hành vi mất lý trí, gây ảnh hưởng tới nguyện vọng đầu
tư, gây tổn hại mối quan hệ giữa nhân dân các nước

10.

o

Một hành động đúng đắn


o

Không quan tâm

o

Khác………………………………………………………………

Lý do Trung Quốc rút giàn khoan Hải Dương 981?


o

Bão Rammansun

o
Trung Quốc đã phải rút giàn khoan sớm hơn dự định do gặp phải sự
phản đối mạnh mẽ từ người dân Việt Nam và nhân dân thế giới
o
Trung Quốc đã hoàn thành việc khoan, thăm dò và thu thập dữ liệu
ngoài khơi
o

Không quan tâm

o
Khác…………………………………………………………………………………
……………………..
11. Sinh viên Học viện Ngân hàng nói riêng và toàn bộ sinh viên trên đất nước

Việt Nam nói chung có thể làm những gì để phản đối hành động sai trái của Trung
Quốc?
o

Tẩy chay hàng Trung Quốc, bất kể hàng tốt hay không tốt

o

Không xem phim và nghe nhạc Trung Quốc

o

Không đi du lịch sang Trung Quốc dù đã đặt vé

o
Vẫn tiếp tục dùng hàng Trung Quốc vì nó phù hợp với khả năng tài
chính của mình và vẫn tiếp tục xem phim, nghe nhạc và đi du lịch sang Trung
Quốc vì đây vốn thuộc về những giá trị văn hóa tinh thần nhưng cương quyết phản
đối hành động của Trung Quốc
o

Tham gia các cuộc mít-tinh và biểu tình phản đối

o

Không làm gì cả, hành động của mình thì sẽ có ảnh hưởng gì chứ?

o

Thay avatar và cover trên Facebook là hình quốc kỳ Việt Nam


o

Viết bài đăng lên các trang mạng với lời lẽ đầy bức xúc

o

Ủng hộ luận điểm của các nhà sử học về chủ quyền biển đảo Việt

o

Không quan tâm

Nam


o
Khác…………………………………………………………………………………
………………………

12. Sinh viên Học viện Ngân hàng nói chung và sinh viên trên đất nước Việt
Nam nói chung có thể làm những gì để bảo vệ chủ quyền biển đảo dân tộc? (có thể
chọn nhiều phương án)
o

Chăm chỉ học hành, phải học giỏi thì mới giúp được cho đất nước

o

Đi bộ đội


o
Tuyên truyền hành động sai trái cùng những lời lẽ ngụy biện của
Trung Quốc và kêu gọi sự ủng hộ từ những sinh viên yêu chuộng hòa bình trên thế
giới
o

Kêu gọi sự ủng hộ đồng tình của nhân dân thế giới

o
Đến đập phá các nhà máy, xí nghiệp, doanh nghiệp, công ty có liên
quan tới Trung Quốc cho bọn chúng biết lễ độ và đừng có động vào mình
o

Thực hiện tốt chương trình môn học Giáo dục quốc phòng – an ninh

o

Đóng góp ủng hộ về mặt tài chính cho công tác bảo vệ chủ quyền biển

o

Xem Thời sự để cập nhật tin tức

o

Không quan tâm

o


Khác………………………………………………………………

đảo

13. Bạn muốn được một lần ra đảo để ngắm nhìn vùng trời tươi đẹp của Tổ
quốc và cuộc sống sinh hoạt của những người dân cùng các chiến sĩ nơi đó?
o

Đúng vậy

o

Không, tôi không thừa thời gian


C.

o

Tôi sẽ đi nếu như có đơn vị nào đó đứng ra tổ chức

o

Không quan tâm

o

Khác……………………………………………………………...

Kết:


Vấn đề tranh chấp trên biển Đông không chỉ là trách nhiệm của học sinh,
sinh viên mà nó còn là trách nhiệm của toàn Đảng, toàn dân. Chính vì vậy, việc
tuyên truyền để đem lại hiểu biết và ý thức trong công cuộc bảo vệ chủ quyền biển
đảo đối với mỗi công dân Việt Nam là hết sức cần thiết. Thông qua phiếu điều tra ý
kiến sinh viên về vấn đề biển Đông, chúng mình hi vọng lớp trẻ Việt Nam sẽ quan
tâm sâu sắc hơn nữa để góp phần đưa tiếng nói trong việc giữ gìn, bảo vệ chủ
quyền lãnh thổ nói chung và biển đảo Việt Nam nói riêng đến với Thế giới.
Chúng mình xin cảm ơn!




×