Tải bản đầy đủ (.pdf) (12 trang)

RỪNG TRỒNG SẢN XUẤT TRONG CHUỖI GIÁ TRỊ NGÀNH HÀNG GỖ VIỆT NAM

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (338 KB, 12 trang )

RỪNG TRỒNG SẢN XUẤT TRONG CHUỖI GIÁ TRỊ
NGÀNH HÀNG GỖ VIỆT NAM
Trần Thanh Cao, Hoàng Liên Sơn
Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam
TÓM TẮT
Xuất khẩu sản phẩm gỗ Việt Nam phát triển mạnh trong những năm gần đây thể hiện qua kim
ngạch xuất khẩu của năm 2010 với mức tăng trưởng 30% đạt xấp xỉ 3,3 tỷ USD. Tuy nhiên, sản xuất
chế biến gỗ của nước ta phụ thuộc quá nhiều vào nguyên liệu nhập khẩu (chiếm tỷ trọng khoảng
80%). Nguyên nhân là nguồn cung gỗ nguyên liệu từ rừng trồng và khai thác rừng tự nhiên không đáp
ứng được nhu cầu. Đây là bài toán khó trước mắt cũng như lâu dài được đặt ra cho các nhà quản lý.
Chính vì vậy, nghiên cứu xác định vị trí của rừng trồng sản xuất trong chuỗi giá trị của ngành hàng gỗ
Việt Nam là chủ đề quan trọng và rất cần thiết.
Kết quả nghiên cứu cho thấy rừng trồng sản xuất đang đóng vai trò quan trọng trong chuỗi
ngành hàng gỗ tại các vùng Đông Nam Bộ, Tây Nguyên, Duyên Hải Bắc và Nam Trung Bộ và miền
núi phía Bắc. Trồng rừng tại các vùng Đông Nam Bộ và Tây Nguyên có điều kiện thuận lợi hơn về đất
đai so với các tỉnh ở vùng Duyên hải Bắc và Nam Trung Bộ và miền núi phía Bắc. Keo lai và Keo tai
tượng là những loài cây được chọn lựa nhiều nhất, trong khi đó, diện tích Bạch đàn và Keo lá tràm
đang giảm dần. Những loài cây có chu kỳ kinh doanh dài như Thông ba lá, Thông đuôi ngựa, Thông
nhựa có diện tích phân bố lớn ở các tỉnh Lâm Đồng, Lạng Sơn và Quảng Trị. Tuy nhiên, trồng cây
Cao su trên đất lâm nghiệp đang có xu hướng cạnh tranh mạnh mẽ đối với trồng rừng sản xuất trên
phạm vi cả nước.
Các vùng được điều tra đều có nguồn giống và hệ thống vườn ươm cung cấp cây giống đảm
bảo quy định. Vườn ươm tư nhân chiếm tỷ trọng lớn trên thị trường cây giống.
Diện tích đất lâm nghiệp được quy hoạch cho trồng rừng sản xuất phụ thuộc rất nhiều vào chiến
lược lâm nghiệp hiện có của mỗi địa phương. Những vùng có diện tích đất tập trung là Tây Nguyên và
Đông Bắc của miền núi phía Bắc; và ít tập trung ở các tỉnh của vùng Đông Nam Bộ. Mặc dù mức độ
tập trung ở quy mô cấp tỉnh và vùng là vậy, nhưng diện tích bình quân cho mỗi hộ gia đình đều nhỏ lẻ
và manh mún trong các mô hình tổ chức sản xuất trồng rừng. Các chủ hộ gia đình này và tổ chức
được giao quyền sử dụng đất đã chủ động chọn lựa hình thức tổ chức sản xuất để phát triển rừng
trồng.
Năng suất rừng trồng sản xuất trên thực tế còn khá thấp so với mức năng suất có khả năng đạt


được từ các kết quả nghiên cứu khoa học đã đưa ra. Tuy nhiên, các mô hình trồng rừng sản xuất đều
đem lại hiệu quả tài chính dương, ngoại trừ mô hình rừng Thông ba lá ở Lâm Đồng có NPV<0 vì chu
kỳ kinh doanh quá dài. Sản phẩm gỗ rừng trồng phần lớn được cung ứng cho thị trường nguyên liệu
giấy và thị trường dăm xuất khẩu, trong khi đó chất lượng gỗ tròn chưa được coi trọng và chiếm tỷ
trọng không đáng kể (Đường kính gỗ tròn nhỏ nhất được sử dụng là 5cm).
Từ khóa: Rừng trồng sản xuẩt, Chuỗi giá trị, Giá trị hiện tại ròng (NPV), Ngành hàng gỗ
ĐẶT VẤN ĐỀ
Kết quả kim ngạch xuất khẩu ngành chế biến gỗ Việt Nam tăng trưởng liên tục trong những năm
gần đây, năm 2008 là 2,8 tỷ USD đến năm 2010 đã đạt xấp xỉ 3,3 tỷ USD, tăng trưởng 30% (nguồn:
Vietfores.org). Tuy nhiên, lượng gỗ nguyên liệu phải nhập khẩu “ròng” gia tăng trong nhiều năm qua
tương ứng với kim ngạch xuất khẩu, chiếm gần 80% nhu cầu nguyên liệu sản xuất trong nước.
Nguyên nhân được xác định là sự hạn chế về nguồn cung gỗ nguyên liệu ở trong nước, trong khi đó
người trồng rừng trong nước chưa thu được nhiều lợi ích trong quá trình sản xuất và năng lực trồng
rừng sản xuất đạt hiệu quả chưa cao.
Phân tích vị trí của rừng trồng sản xuất trong chuỗi giá trị ngành hàng gỗ theo hướng tiếp cận từ
thị trường theo chuỗi hàng hóa, chuỗi giá trị để có cơ sở đề xuất chính sách phát triển trồng rừng sản
xuất là rất cần thiết. Bởi vì, trồng rừng sản xuất là hoạt động khởi đầu và cũng là mắt xích còn hạn
chế nhất của chuỗi hàng hóa gỗ rừng trồng - Nguồn gỗ nguyên liệu cung không đáp ứng đủ nhu cầu
và lĩnh vực trồng rừng chưa thực sự hấp dẫn đầu tư sản xuất.
Mục tiêu nghiên cứu: Mô tả được vị trí rừng trồng rừng sản xuất trong chuỗi giá trị ngành hàng
gỗ ở Việt Nam.
NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Nội dung nghiên cứu
-

Điều kiện lập địa theo vùng sinh thái cho loài cây lựa chọn,


-


Loài cây và giống cây trồng rừng sản xuất,

-

Diện tích, phân bố rừng trồng sản xuất,

-

Qui mô, mô hình tổ chức quản lý trong trồng rừng sản xuất,

-

Năng suất và hiệu quả tài chính trồng rừng sản xuất,

-

Hiệu quả kinh tế của các mô hình kỹ thuật trồng rừng phổ biến,

-

Chất lượng và phẩm cấp gỗ rừng trồng theo yêu cầu thị trường.

Phạm vi nghiên cứu năm 2010
Loài cây và địa điểm nghiên cứu: Keo lai (Bình Phước, Đồng Nai, Quảng Trị, Quảng Ninh);
Keo tai tượng (Lạng Sơn, Phú Thọ); Bạch đàn Urophylla (Gia Lai, Bình Định); Thông ba lá (Lâm
Đồng).
Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp tiếp cận nghiên cứu vị trí rừng trồng trong chuỗi giá trị ngành hàng gỗ được bắt
đầu từ việc mô tả chuỗi sản phẩm gỗ rừng trồng. Hoạt động trồng rừng có phạm vi địa lý rộng, nhiều
chủ thể tham gia với nhiều thành phần kinh tế khác nhau, nhưng có thể khái quát luồng vật chất của

gỗ rừng trồng như sau.

Khai thác,
thu mua

Trồng rừng

Sơ chế

Tinh chế

Tiêu thụ

Sơ đồ 1: Tổng quát chuỗi hàng hóa gỗ rừng trồng
Tuy nhiên, thông tin của ngành hàng gỗ rừng trồng lại tập trung ở hoạt động tinh chế. Đa số chủ
nhân các nhà máy tinh chế biết được chủng loại gỗ, nguồn gốc của gỗ và địa chỉ tiêu thụ. Vì vậy, đã
tập trung theo hướng tiếp cận này để nghiên cứu vai trò của rừng trồng trong chuỗi giá trị ngành hàng
gỗ. Sơ đồ khái quát hướng tiếp cận thông tin được mô tả như sau:

Trồng rừng

Khai thác,
thu mua

Sơ chế

Tinh chế

Tiêu thụ


Sơ đồ 2: Sơ đồ tiếp cận thông tin
Thu thập thông tin thứ cấp và điều tra hiện trường, bao gồm:
-

Kế thừa kết quả nghiên cứu phân hạng đất trồng rừng;

-

Kế thừa kết quả nghiên cứu về giống cây lâm nghiệp và kỹ thuật lâm sinh;

-

Tham khảo kết quả rà soát 3 loại rừng của các tỉnh;

-

Tham khảo kết quả đánh giá thực hiện chương trình 5 triệu ha rừng của các tỉnh;

-

Điều tra bán định hướng (RRA) và (PRA) bằng phiếu hỏi.

-

Điều tra tăng trưởng và sản lượng rừng trồng; và

-

Phân tích hiệu quả tài chính trồng rừng theo các chỉ tiêu: Lợi nhuận, NPV (với hệ số chiết
khấu 12%) và IRR.


KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN
Điều kiện lập địa theo vùng sinh thái cho loài cây lựa chọn
Bảng 1. Tỷ lệ diện tích đất thích hợp và rất thích hợp cho trồng rừng


Vùng

Tỷ lệ diện tích đất rất thích hợp và thích hợp so với
diện tích đất trống và đất rừng trồng của vùng (%)

TT
Loài cây

Đông Nam Bộ

1

Keo lai

94,88

2

Keo tai tượng

94,88

3


Keo lá tràm

94,64

4

Thông ba lá

Tây Nguyên

Trung tâm

57,67
54,26

63,54

Nguồn: Ngô Đình Quế & cộng sự (2009).
Các yếu tố lập địa ảnh hưởng tới năng suất rừng trồng Keo lai, Keo tai tượng, Keo lá tràm, Thông
ba lá là: Loại đất, độ dốc, độ dày tầng đất, thảm thực bì chỉ thị cho độ phì của đất. Các yếu tố ảnh
hưởng rõ rệt nhất đến sinh trưởng của Bạch đàn urophylla là Độ dày tầng đất, dung trọng đất, hữu cơ
tổng số, Nitơ tổng số (Ngô Đình Quế & cộng sự, 2009).
Kết quả khảo sát một số yếu tố lập địa đang được trồng rừng sản xuất như sau:
Bảng 2. Kết quả khảo sát một số yếu tố lập địa đang được trồng rừng sản xuất

Vùng

Tỉnh (huyện)

Tỷ lệ diện tích

chia theo
nhóm đất phổ
biến (%)

Tỷ lệ diện tích chia theo
độ dày tầng đất (%)

Tỷ lệ diện tích chia theo
địa hình (%)

< 50cm

>50cm

Sử dụng
được cơ
giới

Không sử
dụng được
cơ giới

17,8

82,2

100

0


0

100

96,92

3,08

100

46,38

53,62

100

47,88

52,12

100

28,91

71,09

Bình Phước

Đông
Nam Bộ


(Bình Long; Đồng
Phú)
Đồng Nai
(Xuân Lộc; Định
Quán)
Lâm Đồng

Tây
Nguyên

(Di Linh; Đức Trọng)

X (10,45)

F (100)
F (48,11)

(Mang Yang; An Khê)

X (51,89)

(Vân Canh; Phú Cát)
Quảng Trị
(Cam Lộ)
Quảng Ninh

Đông
Bắc Bộ


F (89,55);

Gia Lai

Bình Định
Duyên
hải
miền
Trung

F (100)

(Hoành Bồ)

X (100)

F (100)

67,43

32,57

F (100)

38,18

61,82

10,91


89,09

66,90

33,10

24,39

75,61

Lạng Sơn

F (66,90)

(Hữu Lũng)

X (33,10)

100


Trung
tâm

Phú Thọ

F (78,86)

(Tam Thanh)


X (21,14)

27,55

72,45

9,74

90,26

Nguồn: Khảo sát và tổng hợp
Số liệu bảng 1 cho thấy lập địa vùng Đông Nam bộ và Tây Nguyên thuận lợi để phát triển
rừng sản xuất với các loài Keo lai, Keo tai tượng, Keo lá tràm và Thông ba lá. Keo tai tượng cũng có
thể phát triển ở vùng Trung tâm.
Số liệu bảng 2 cho thấy đa số đất trồng rừng thuộc nhóm đất đỏ (F) và nhóm đất xám (X).
Hầu hết các loại đất của 2 nhóm này đều thích hợp và rất thích hợp trồng các loài Keo lai, Keo tai
tượng, Keo lá tràm. Độ dày tầng đất ở tỉnh Quảng Trị, Lạng Sơn có nhiều nơi <50cm, không thuận lợi
để phát triển rừng Bạch đàn. Các vùng còn lại thì thuận lợi hơn. Địa hình vùng Đông Nam Bộ thuận
lợi nhất để phát triển rừng sản xuất, kế đến là vùng Tây Nguyên.
Loài cây và giống cây trồng rừng sản xuất
Cơ cấu loài cây trồng rừng sản xuất của các tỉnh
Bảng 3. Cơ cấu loài cây trồng rừng sản xuất của các tỉnh
Vùng

Tỉnh

Bình Phước

Loài cây trồng rừng
phổ biến

Cao su, Keo lai, Điều

Đông
Nam Bộ

Tây
Nguyên

Duyên hải
miền
Trung

Sao đen, Dầu rái, Keo lá tràm,
Xà cừ, Tếch
Cao su, Sao đen, Dầu rái,

Đồng Nai

Keo lai, Điều

Lâm Đồng

Thông ba lá, Keo lai

Cao su, Thông hai lá, Điều

Gia Lai

Bạch đàn Urô, Keo lai


Bời lời, Cao su

Bình Định

Keo lai, Bạch đàn Urô

Keo lá tràm, Xoan ta, Bời lời đỏ

Quảng Trị

Thông nhựa, Keo lai

Keo lá tràm, Cao su, Keo tai tượng,
Bạch đàn các loài, Lát hoa.

Quảng Ninh

Keo lai, Thông đuôi
ngựa

Keo tai tượng, Bạch đàn các loài

Lạng Sơn

Thông đuôi ngựa, Keo
tai tượng

Keo lai, Bạch đàn các loài, Sa mộc, Hồi

Phú Thọ


Keo tai tượng

Bạch đàn các loài, Keo lai

Đông Bắc
Bộ

Trung tâm

Loài cây trồng rừng qui mô nhỏ,
phân tán

Keo lá tràm, Xà cừ, Tếch

Nguồn: Khảo sát và tổng hợp, 2010
Bảng 3 cho thấy trồng rừng sản xuất nguyên liệu gỗ tập trung các loài Keo Lai, Keo tai tượng,
Keo lá tràm, Bạch đàn Urô, Thông ba lá, Thông nhựa và Thông đuôi ngựa.
Các loài cho gỗ lớn như Sao đen, Dầu rái, Tếch, Xà cừ, Xoan ta, Muồn đen ít người trồng.
Cao su đang có xu hướng phát triển ở vùng Đông Nam Bộ, Duyên hải miền Trung và Tây
Nguyên.
Giống cây trồng rừng sản xuất
Nhiều địa phương tăng cường công tác quản lý giống cây rừng theo đúng Quy chế quản lý giống
cây trồng lâm nghiệp của Bộ Nông nghiệp và PTNT.
Tất cả các nguồn giống, chủ nguồn giống đều được cập nhật lên trang Web của Tổng cục Lâm
nghiệp theo địa chỉ - />

Biểu đồ 1: Số lượng vườn ươm đã đăng ký phân theo tỉnh
37


40
35
30
25
20
15
10
5
0

33
26
22
14
3

3

Đồng Nai Lâm Đồng

Gia Lai

3

Bình Định Quảng Trị Lạng Sơn

Quảng
Ninh

Phú Thọ


(Nguồn: />Theo số liệu của Tổng cục Lâm nghiệp, vườn giống được đăng ký theo loài cây như sau:
 Bạch đàn Uro có 20 cơ sở đăng ký, ở vùng Đông Bắc, vùng Trung tâm, Bắc Trung Bộ,
Tây Nguyên.
 Keo lá tràm có 5 cơ sở đăng ký, ở Đồng Nai, Bình Định, Thái Nguyên, Thanh Hóa, Kiên
Giang.
 Keo lai có 52 cơ sở đăng ký khắp cả nước
 Keo tai tượng có 9 cơ sở đăng ký khắp cả nước
 Thông đuôi ngựa có 6 cơ sở đăng ký, tập trung vùng Đông Bắc
 Thông ba lá có 9 cơ sở đăng ký, chỉ có ở Lâm Đồng
Như vậy, giống cây lâm nghiệp được các địa phương quản lý tốt, các loài cây lựa chọn nghiên
cứu đều có nguồn giống được công nhận để cung cấp cho trồng rừng. Tuy nhiên, do thiếu hiểu biết
nên còn một số cơ sở ở các khu vực nông thôn sản xuất giống tự phát, không đảm bảo yêu cầu kỹ
thuật, không được cấp chứng chỉ đủ điều kiện sản xuất, nhưng vẫn được hoạt động.
Các loài keo và bạch đàn có nhiều giống mới được công nhận, trong khi đó các loài thông ít có
giống mới.
Tình hình sử dụng cây giống cho trồng rừng
Qua khảo sát 180 chủ rừng, kết quả cho thấy không rõ nguồn gốc giống cây do không quan
tâm 91%; biết mã hiệu giống 14%.
Bảng 4. Nguồn cung cấp giống cây trồng rừng sản xuất
Nguồn gốc giống cây trồng
Vùng nghiên cứu

Số lượng
mẫu điều
tra (chủ
rừng)

Tự
sản

xuất

Bán
lưu
động

Vườn
ươm

nhân

Vườn
ươm
của Cty
NN

Được
cấp từ
các dự
án

Nguồn
khác

Đông Nam Bộ

40

6


2

17

8

7

-

Tây Nguyên

40

5

-

19

8

8

-

Đông Bắc Bộ và Trung tâm

60


0

0

53

4

3

0

Duyên hải miền Trung

40

3

0

25

12

0

0

180


14

2

114

32

18

0

Tổng
Nguồn: Kết quả khảo sát, 2010.


Trồng rừng sản xuất cho nguyên liệu gỗ tập trung các loài Keo lai, Keo tai tượng, Bạch đàn
Urô, Thông ba lá, Thông nhựa và Thông đuôi ngựa.




Cao su đang có xu hướng phát triển ở vùng Đông Nam Bộ, Duyên hải miền Trung và Tây
Nguyên.



Các vùng đều có nguồn giống và vườn cung cấp cây giống đúng qui định (được cấp giấy
phép). Vườn ươm tư nhân thuộc sở hữu là chủ yếu.




Không ít người trồng rừng chưa biết tầm quan trọng của giống cây, cho nên chưa chủ động
tìm đến những giống tốt, có mã số rõ ràng.

Diện tích, phân bố rừng trồng sản xuất
Theo Quyết định số 2140/QĐ-BNN-TCLN ngày 09/8/2010, tính đến ngày 31/12/2009, cả nước có
2.141.241,2 ha rừng trồng sản xuất. Trong đó rừng trồng có trữ lượng và chưa có trữ lượng là
1.908.768ha.
Bảng 5. Diện tích qui hoạch trồng rừng sản xuất giai đoạn 2008-2010

Vùng

Tỉnh

Diện tích
quy hoạch
rừng sản
xuất 2007
(ha)

(1)

(2)

(3)

Bình Phước

Đông

Nam Bộ

Tây
Nguyên
Duyên
hải miền
Trung
Đông
Bắc Bộ
Tung tâm

Diện tích
quy hoạch
rừng trồng
sản xuất
2007 (ha)

Diện tích
quy hoạch
trồng gỗ
nguyên liệu
(ha)

Diện tích
rừng trồng
sản xuất
2009 (ha)

% DT
trồng/DT qui

hoạch rừng
sản xuất

(4)

(5)

(6)

(7 = 6/4*100)

102.550

12.455

12.455

16.494

132,43

Đồng Nai

37.355

19.532

18.629

20.253


103,69

Lâm Đồng

345.003

31.704

26.444

16.133

50,89

Gia Lai

724.083

127.717

100.000

25.957

20,32

Bình Định

131.148


79.773

69.773

53.868

77,20

Quảng Trị

165.542

78.890

78.890

Lạng Sơn

505.206

366.114

200.865

118.163

32,27

Quảng Ninh


264.965

Phú Thọ

144.700

115.416

70.000

96.682

83,77

Nguồn: Tổng hợp từ qui hoạch 3 loại rừng và số liệu diễn biến tài nguyên rừng các tỉnh
Theo số liệu bảng 5 cho thấy các tỉnh vùng Đông Nam Bộ có ít quỹ đất cho trồng rừng sản xuất.
Các tỉnh Tây Nguyên và phía Bắc có quỹ đất nhiều hơn. Diện tích trồng rừng sản xuất năm 2009 có
sự gia tăng ở các tỉnh Đồng Nai, Bình Phước, điều đó cho thấy đã có sự chuyển đổi từ đất trống đưa
vào quy hoạch trồng rừng sản xuất và có sự chuyển đổi một số diện tích rừng phòng hộ sang rừng
sản xuất.
Qui mô, mô hình tổ chức quản lý trong trồng rừng sản xuất
Qui mô tổ chức sản xuất của các chủ thể tham gia trồng rừng sản xuất
Bảng 6. Qui mô quản lý đất rừng sản xuất theo chủ thể của các địa phương

TT

1

Tỉnh


Bình Phước

Diện tích
BQ của
DNNN (ha)

Diện tích BQ
của BQL
(ha)

3.000

3.000

Diện tích
BQ của DN
FDI (ha)

Diện tích
BQ của DN
tư nhân
(ha)
284

Diện tích của hộ trồng
rừng (ha)
Cao
nhất


Bình
quân

Thấp
nhất

8,00

3,00

0,80


2

Đồng Nai

4.000

1.000

3

Lâm Đồng

22.000

7.300

4


Gia Lai

2.000

4.000

5

Bình Định

5.300

2.700

6

Quảng Trị

7

Phú Thọ

8

Quảng Ninh

9

Lạng Sơn


105,00

2,50

1,50

61,30

12,00

1,00

5,00

2,40

0,46

30,00

13,00

2,40

2,00

1,50

1,00


3,00

0,78

0,07

2,00

1,23

1,00

2,50

1,40

1,00

97

10.000

1.000

3.700

Nguồn: Khảo sát 2010 và kế thừa báo cáo của các tỉnh
Nhìn chung, qui mô sản xuất của các chủ thể kinh tế đều nhỏ lẻ. Qui mô nông hộ ở các tỉnh
phía Bắc nhỏ hơn các tỉnh phía Nam.

Mô hình tổ chức quản lý
Qua khảo sát cho thấy rừng trồng sản xuất có một số mô hình tổ chức quản lý như sau:
a.

Các công ty ngoài quốc doanh (được giao có thu tiền hoặc thuê đất) và nông dân tự đầu tư và tự
quyết định toàn bộ quá trình sản xuất, được hưởng lợi toàn bộ sau thực hiện nghĩa vụ thuế theo
luật định.

b.

Các hộ gia đình nhận khoán đất trồng rừng của Lâm trường hay Ban quản lý rừng tự đầu tư và
tự quyết định toàn bộ quá trình sản xuất. Khi khai thác sản phẩm, chủ rừng thông báo và nộp 5%
sản phẩm đã khai thác cho đơn vị khoán.

c.

Các hộ gia hợp tác với Lâm trường hay Ban quản lý rừng (chủ đất) thông qua hợp đồng, hưởng
lợi theo vốn góp.

d.

Các chủ thể (chủ đất) tham gia dự án hỗ trợ trồng rừng sản xuất phải thực hiện theo dự án và kế
hoạch hàng năm được cơ quan chủ quản phê duyệt. Khi khai thác, chủ dự án phải lập thiết kế
khai thác trình cơ quan chủ quản phê duyệt.

e.

Các lâm trường (Công ty lâm nghiệp - quốc doanh), các Ban quản lý rừng phải lập thiết kế trồng
rừng và khai thác hàng năm trình Sở Nông nghiệp và PTNT phê duyệt để làm cơ sở thực hiện.
Sau khi hoàn thành mỗi khâu công việc phải báo đơn vị chủ quản để tổ chức nghiệm thu làm cơ

sở thanh toán vốn đầu tư. Hầu hết các đơn vị vẫn sử dụng vốn Nhà nước. Giá sàn để bán sản
phẩm do Sở Tài chính phê duyệt.

f.

Một số mô hình liên kết giữa các công ty sử dụng nguyên liệu dăm/giấy với các tổ chức và cá
nhân có đất thông qua hợp đồng hợp đồng liên kết (hay hợp đồng vay vốn / bao tiêu sản phẩm).

g.

Một số mô hình liên kết giữa lâm trường với công ty nước ngoài. Tổ chức thực hiện giống như
liên kết trong nước nhưng tỷ lệ ăn chia sản phẩm tăng thêm cho đơn vị chủ đất.

h.

Mô hình FDI (đầu tư 100% vốn nước ngoài). Chủ đầu tư nước ngoài thuê đất, được quyết định
toàn bộ hoạt động trồng rừng theo dự án đầu tư được duyệt.

i.

Mô hình dịch vụ trồng rừng, khai thác, vận chuyển trọn gói (gần giống như hình thức chìa khóa
trao tay).

j.

Qui mô sản xuất bình quân của các chủ thể (thành phần kinh tế) đều nhỏ lẻ.

k.

Các tổ chức, cá nhân có được quyền sử dụng đất đều được tự chủ về tổ chức sản xuất, trừ các

đơn vị Nhà nước.

Năng suất và hiệu quả tài chính trồng rừng sản xuất
Khoa học công nghệ lâm nghiệp 10 năm gần đây đạt được nhiều thành tựu đáng kể. Kết hợp
giữa cải thiện giống, nhân giống với kỹ thuật thâm canh rừng trồng nâng cao năng suất rừng trồng
các loài chủ yếu keo, bạch đàn, thông…, với các mục tiêu cung cấp gỗ nguyên liệu giấy, dăm, cung
3
cấp gỗ lớn… đạt 20-40m /ha/năm (Nguyễn Hoàng Nghĩa, 2009).


Bảng 7. Năng suất rừng trồng của từ kết nghiên cứu khoa học
Vùng

Loài cây

Giống cây

Năng suất
(m3/ha/năm)

Bình Dương

Keo lai

AH7

34,9

Bình Phước


Bạch đàn lai

UC1

35,3

SM16

35,4

SM7

36,6

AA15

33,6

AA9

32,7

Keo lai

BV5, BV10, BV33

> 25

Keo lá tràm


BVlt25, BVlt83,
BVlt84, BVlt85

20-25

Keo lai

BV5, BV10, BV33

> 32

AM2, AM8

28

AM3

29

Địa điểm

Đông
Nam Bộ

Ghi chú

Bạch đàn trắng
Đồng Nai
Keo lá tràm


Tây
Nguyên

Kon Ch’ro – Gia Lai

Nguyễn Huy
Sơn (2005)

Đông Hà - Quảng Trị
Duyên
hải
miền
Trung

Trung
tâm

Bình Điền Thừa Thiên Huế

Keo lai

Yên Thành - Nghệ An

Keo lai

BV33, BV71,
BV73, BV75

30-35


Tam Thanh - Phú Thọ

Bạch đàn

UU8

23,4

Keo lai

BV33,BV71, BV73,
BV75

30-35

Keo lá tràm

BvVlt25, BVlt83,
BVlt84, BVlt85

20-25

Ba Vì - Hà Nội

Nguồn: Nguyễn Hoàng Nghĩa (2010)

Nguyễn Huy
Sơn (2005)



Bảng 8: Tổng hợp mô hình kỹ thuật phổ biến theo vùng và loài cây lựa chọn
Biện pháp kỹ thuật phổ biến
Vùng

Tỉnh khảo
sát

Loài cây
trồng

Đồng Nai

Keo lai

Thủ công

Bình Phước

Keo lai

Ủi, cày
toàn diện

Gia lai

Bạch đàn

Thủ công

Lâm Đồng


Thông

Bình Định

Chu kỳ
kinh
doanh
(năm)

(m3/ha/
năm)

MAI

Mật độ
(cây/ha)

Chăm sóc

Bón phân

2.220

Cày + sạt cỏ 3 năm;
có tỉa cành

Bón lót NPK;
Bón thúc NPK 2
năm.


Gỗ nhỏ +
dăm/giấy

7

20

1.110

Cày + sạt cỏ + vun
gốc 3 năm; có tỉa
tạo hình, tỉa cành

Bón lót lân; Bón
thúc NPK 2
năm.

Gỗ nhỏ +
dăm/giấy

7

25

Mô U6

2.000

Sạt cỏ 3 năm


Bón lót lân; Bón
thúc lân năm
thứ 2.

Dăm/giấy

7

15

Thủ công

Không


3.330

Cày + sạt cỏ + vun
gốc 4 năm; có tỉa
thưa 50%

Không

Gỗ lớn +
gỗ nhỏ +
dăm/giấy

20


10

Bạch đàn

Thủ công

Mô U6

1.660

Sạt cỏ + vun gốc 3
năm

Bón lót VS; Bón
thúc NPK 2
năm.

Dăm/giấy

7

20

Keo lai
(Doanh
nghiệp)

Ủi, cày
ngầm
toàn diện


Bón lót VS +
NPK; Bón thúc
NPK 3 năm.

Dăm

8

20

Keo lai
(Hộ)

Thủ công

Không


1.660

Sạt cỏ toàn diện 2
lần x 3 năm

Không

Dăm

8


10

Lạng Sơn

Keo tai
tượng

Thủ công

Không


1300-1600

Làm cỏ, tỉa thưa
bằng thủ công 2
lần/năm x 3 năm

Bón phân NPK

Gỗ nguyên
liệu, gỗ xẻ

7

16

Quảng Ninh

Keo lai


Thủ công

Không


1300-1600

Làm cỏ, tỉa thưa
bằng thủ công 2
lần/năm x 3 năm

Bón phân NPK

Gỗ nguyên
liệu, gỗ xẻ

7

16

Phú Thọ

Keo tai

Thủ công

Dâm

1300-1600


Làm cỏ, tỉa thưa

Bón phân NPK,

Gỗ nguyên

7

17

Làm đất

Đông
Nam Bộ

Giống

Hom
TB06,
TB12,
TB03,

Tây
Nguyên

Duyên
hải miền
Trung
Quảng Trị


Hom
BV10,
BV16,
BV32

1.660

Cày 2 lần x 3 năm,
vun gốc;
Tỉa thưa + tỉa cành

Đông
Bắc Bộ

Trung

Mục đích
kinh
doanh


tượng

tâm

bằng thủ công 2
lần/năm x 3 năm

hom


liệu, gỗ xẻ

phân chuồng

Nguồn: Điều tra, tổng hợp 2010

Bảng 9. Tổng hợp hiệu quả kinh tế theo chủ thể quản lý của các loài cây lựa chọn

Vùng

Đông
Nam Bộ

Tây
Nguyên

Duyên
hải miền
Trung

Tỉnh khảo sát

Loài cây trồng

Chủ thể

Lợi
nhuận


NPV với
i=12%

(m /ha/năm)

Chu kỳ
KD
(năm)

(ng.đ)

(ng.đ)

MAI
3

IRR
(%)

Đồng Nai

Keo lai

Cty LN

20

7

60.884


22.938

38,71

Đồng Nai

Keo lai

Hộ

20

7

62.564

24.066

41,05

Bình Phước

Keo lai

Cty tư nhân

25

7


72.573

25.520

33,04

Gia lai

Bạch đàn

Cty LN

15

7

19.980

824

12,92

Gia lai

Bạch đàn

Hộ

15


7

26.670

6.236

20,44

Lâm Đồng

Thông 3 lá

Cty LN

12

20

75.780

-20.385

6,03

Bình Định

Bạch đàn

Cty LN


20

7

29.639

5.986

18,65

Bình Định

Bạch đàn

Hộ

20

7

33.139

8.521

22,06

Keo lai

Cty LN


15 - 20

8

23.414

1.459

13,57

Keo lai

Hộ

10

8

17.091

3.675

15,98

Lạng Sơn

Keo tai tượng

Hộ


16

7

43.738

13.794

30,45

Quảng Ninh

Keo lai

Hộ

16

7

37.376

10.220.440

25,63

Phú Thọ

Keo tai tượng


Hộ

17

7

48.154

15.848

32,70

Quảng Trị

Đông
Bắc bộ
Trung
tâm

Nguồn: Điều tra, tổng hợp 2010




Từ bảng 7, 8 và 9 cho thấy năng suất rừng trồng thực tế còn thấp hơn so với kết quả nghiên cứu
khoa học đã đạt được. Điều này cho thấy rừng trồng sản xuất còn tiềm năng phát triển.




Hầu hết các mô hình trồng rừng sản xuất điều có hiệu quả tài chính, ngoại trừ rừng Thông ba lá
ở Lâm Đồng có NPV<0 vì chu kỳ kinh doanh dài.

Chất lượng và phẩm cấp gỗ rừng trồng theo yêu cầu thị trường
Hiện nay, trên thị trường gỗ nhỏ từ rừng trồng chưa quan tâm đến chất lượng gỗ tròn, người mua
chỉ quan tâm đến kích thước của sản phẩm.
-

Bạch đàn chỉ sử dụng cho nguyên liệu giấy hoặc dăm gỗ, yêu cầu đường kính lớn hơn 3cm.

-

Các loài Keo chia thành 3 loại sản phẩm:
a. Nguyên liệu giấy hoặc dăm gỗ yêu cầu đường kính >3cm.
b. Gỗ bao bì yêu cầu cây gỗ thẳng, đường kính từ 12 -18cm, chiều dài 1,2m.
c. Gỗ tròn để xẻ, yêu cầu cây gỗ thẳng, đường kính từ >18cm, chiều dài 2,2m.
Thông ba lá

-

a. Nguyên liệu giấy hoặc dăm gỗ yêu cầu đường kính >3cm.
b. Gỗ bao bì yêu cầu cây gỗ thẳng, đường kính từ 15 -20cm, chiều dài 1,2m.
c. Gỗ tròn để xẻ, yêu cầu cây gỗ thẳng, đường kính từ >20cm, chiều dài >2,2m.
KẾT LUẬN
Kết luận
- Các loài Keo lai, Keo tai tượng, Keo lá tràm có nhiều diện tích phù hợp để phát triển rừng trồng sản
xuất, kế đến là bạch đàn, sau đó là các vùng loài thông. Vùng Đông Nam Bộ và Tây Nguyên có điều
kiện đất đai canh tác thuận lợi hơn so với các tỉnh ở Duyên hải miền Trung và phía Bắc.
-


Loài cây trồng được chọn lựa nhiều nhất là Keo lai, tiếp theo là Keo tai tượng, diện tích Bạch đàn, Keo
lá tràm đang giảm dần. Thông ba lá, Thông đuôi ngựa, Thông nhựa cũng có nhiều tương ứng với các
tỉnh Lâm Đồng, Lạng Sơn và Quảng Trị. Cây Cao su đang có xu hướng cạnh tranh mạnh mẽ với cây
lâm nghiệp trên khắp các vùng. Các vùng đều có nguồn giống và vườn cung cấp cây giống đúng qui
định. Vườn ươm tư nhân chiếm tỷ trọng lớn trên thị trường cây giống. Còn một số người trồng rừng
chưa biết tầm quan trọng của giống cây nên chưa chủ động tìm đến những giống tốt, có nguồn gốc rõ
ràng.

-

Diện tích quy hoạch cho rừng sản xuất tập trung nhiều ở các tỉnh Tây Nguyên và Đông Bắc Bộ, ít nhất
là Đông Nam Bộ.

-

Đa dạng thành phần kinh tế tham gia trồng rừng sản xuất. Quy mô sản xuất bình quân của các thành
phần kinh tế đều nhỏ lẻ. Mô hình tổ chức sản xuất phong phú và có khác nhau giữa các địa phương.
Chủ đất (có quyền sử dụng đất) rất chủ động trong việc chọn lựa hình thức tổ chức sản xuất, ngoại trừ
các đơn vị Nhà nước.

-

Năng suất rừng trồng thực tế còn thấp hơn so với kết quả nghiên cứu khoa học đã đạt được. Điều này
cho thấy rừng trồng sản xuất còn tiềm năng phát triển. Hầu hết các mô hình trồng rừng sản xuất điều
có hiệu quả tài chính, ngoại trừ rừng Thông ba lá ở Lâm Đồng có NPV<0 vì chu kỳ kinh doanh dài.

-

Gỗ rừng trồng phần lớn phục vụ cho thị trường nguyên liệu giấy và dăm. Chất lượng gỗ tròn chưa
được coi trọng. Đường kính nhỏ nhất có thể sử dụng được là 5cm.


TÀI LIỆU THAM KHẢO

1.

Nguyễn Hoàng Nghĩa, 2009. Tổng quan kết quả nghiên cứu khoa học lâm nghiệp khu vực phía
Bắc của Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam giai đoạn 2001-2009. Kỷ yếu Hội nghị khoa
học công nghệ lâm nghiệp phía Bắc. Nxb Nông nghiệp.

2.

Nguyễn Hoàng Nghĩa, Đặng Văn Thuyết, 2010. Tổng quan kết quả nghiên cứu khoa học lâm
nghiệp khu vực phía Nam của Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam giai đoạn 2001-2010. Kỷ
yếu Hội nghị khoa học công nghệ lâm nghiệp phía Nam, Nxb Nông nghiệp.


3.

Ngô Đình Quế, Nguyễn Văn Thắng, 2009. Phân hạng đất cấp vi mô cho trồng rừng Keo tai tượng
ở vùng Trung tâm. Kỷ yếu Hội nghị khoa học công nghệ lâm nghiệp phía Bắc. Nxb Nông
nghiệp.

4.

Ngô Đình Quế và cộng sự, 2010. Phân hạng đất trồng rừng sản xuất một số loài cây chủ yếu ở
vùng Tây Nguyên và Đông Nam bộ. Kỷ yếu Hội nghị khoa học công nghệ lâm nghiệp phía
Nam. Nxb Nông nghiệp.

5.


Nguyễn Huy Sơn, 2010. Nghiên cứu các giải pháp khoa học công nghệ để phát triển gỗ nguyên
liệu cho xuất khẩu. Kỷ yếu Hội nghị khoa học công nghệ lâm nghiệp phía Nam. Nxb Nông
nghiệp.

6.

/>
PRODUCTION FOREST IN VALUE CHAIN OF VIETNAM’S TIMBER INDUSTRY
Tran Thanh Cao and Hoang Lien Son
Forest Science Institute of Vietnam
SUMMARY
The export of manufactured timber products from Vietnam has expanded strongly in recent years such,
that by 2010, the value of exports was approximately US$ 3.3 Billion, an increase of 30% in the last
decade. However the bulk of this trade relies on imported raw materials (approximately 80%) due to the
limited supply from plantations and natural forests in Vietnam. To assess the current status of the forestry
resource, a review of native forests and plantations across the country was undertaken.
Most regions of Vietnam have suitable growing conditions for wood production. While the South-East and
Central Highlands regions are more favourable for tree growth, the Coastal, South Central and Northern
Mountains also have demonstrated potential.
The principle preferred tree species is the Acacia hybrid and Acacia mangium, and although the once
popular, Eucalyptus and Acacia auriculiormis are planted less often, these are introduced, short rotation
hardwood species, which tend to be used for pulp and paper or as export wood chip.
Naturally occurring softwood species, such as Pinus kesiya Royle ex Gordon, P. massoniana Lamb and
P. merkusii Junghuhn & de Vriese, while widely distributed across large areas of Lam Dong, Lang Son
and Quang Tri Provinces, have long rotation periods, relatively low productivity and so may be
economically unattractive to land managers. Especially with forested land allocated to communities and
individuals, who may prefer other forms management to wood and timber production. For example, the
increasing trend for the replacement of forest trees species with rubber plantations. Another issue is the
size of the average area managed by a household or organization; many are small and scattered, making
management for forestry production difficult.

These actions may further reduce the ability for Vietnam to supply wood and timber products for
manufacture across the whole country.
Also important is to increase the productivity and yield from forests and plantations by promoting the
results of recent forestry research.
Keywords: Production forest, Value chain, The net present value (NPV), Timber industry.



×