Tải bản đầy đủ (.pptx) (60 trang)

Chương 2: Địa vị pháp lý của DN Việt Nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.99 MB, 60 trang )

Chương 2: Địa

vị pháp lý của DN Việt Nam

2.1. Quy chế pháp lý chung về thành lập, tổ chức quản lý và hoạt
động doanh nghiệp
2.2. Chế độ pháp lý về doanh nghiệp
2.3. Chế độ pháp lý về các chủ thể kinh doanh khác


2.1. Quy chế pháp lý chung về thành lập, tổ chức quản lý và hoạt động DN

2.1.1. Khái niệm, đặc điểm và phân loại DN
2.1.2. Điều kiện và thủ tục cơ bản để thành lập DN
2.1.3. Đăng ký, các quyền và nghĩa vụ của DN


2.1.1. Khái niệm, đặc điểm và phân loại DN
a. Khái niệm, đặc điểm của hoạt động kinh doanh


b. Quyền tự do kinh doanh trong thành lập và quản lý DN
“Công dân có quyền tự do kinh doanh theo quy định của pháp luật ” (Điều 59, Hiến pháp 1992).
Nội dung quyền tự do kinh doanh:
- Quyền tự do thành lập và quản lý điều hành DN;
- Quyền tự do xác lập và giải quyết các quan hệ hợp đồng;
- Quyền tự do thực hiện các hoạt động kinh doanh trong điều kiện cạnh tranh lành mạnh.


c. Khái niệm và đặc điểm của DN




Khái niệm
Doanh nghiệp là tổ chức kinh tế có tên riêng, có tài sản, có trụ sở
giao dịch ổn định, được đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật nhằm
mục đích thực hiện các hoạt động kinh doanh.


 Đặc điểm của DN
1. DN phải có tên riêng.
2. DN phải có tài sản.
3. DN phải có trụ sở giao dịch ổn định.
4. DN phải thực hiện thủ tục thành lập theo quy định của pháp luật.
5. Mục tiêu thành lập DN là để trực tiếp và chủ yếu thực hiện hoạt động kinh
doanh


d. Phân loại danh nghiệp



Theo hình thức sở hữu tài sản:

1.
2.
3.
4.
5.

Công ty: công ty cổ phẩn, công ty TNHH hai thành viên trở lên, công ty TNHH 1

thành viên, công ty hợp danh.
DN tư nhân.
DN nhà nước: công ty nhà nước, công ty cổ phẩn, công ty TNHH.
DN có vốn đầu tư nước ngoài: DN liên doanh, DN 100% vốn nước ngoài.
DN đoàn thể của các tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội.


d. Phân loại danh nghiệp



Theo hình thức pháp lý của chủ thể KD

1.
2.
3.
4.

Công ty: công ty cổ phần, công ty TNHH, công ty hợp danh
DN tư nhân.
Công ty nhà nuớc.
Nhóm công ty.


e. Vấn đề giới hạn trách nhiệm trong kinh doanh



Khái niệm
Giới hạn trách nhiệm trong KD là phạm vi tài sản phải đưa ra để thanh

toán cho các nghĩa vụ tài sản phát sinh trong hoạt động kinh doanh của DN.




Chịu trách nhiệm vô hạn và chịu trách nhiệm hữu hạn

Chịu trách nhiệm vô hạn

Chịu trách nhiệm hữu hạn

Nhà đầu tư phải chịu trách nhiệm thanh toán Nhà đầu tư chỉ phải chịu trách nhiệm thanh toán
những khoản nợ phát sinh trong kinh doanh những khoản nợ phát sinh trong kinh doanh của
của DN bằng toàn bộ tài sản thuộc quyền sở DN trong phạm vi số vốn đã góp vào DN.
hữu hợp pháp của mình, bao gồm cả tài sản
đưa vào kinh doanh và tài sản không trực tiếp
đưa vào kinh doanh.


f. Phạm vi điều chỉnh, hiệu lực thi hành và nguyên tắc áp dụng Luật Doanh nghiệp 2005



Phạm vi điều chỉnh của Luật doanh nghiệp 2005

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh
Luật này quy định về việc thành lập, tổ chức quản lý và hoạt động của công ty trách nhiệm hữu
hạn, công ty cổ phần, công ty hợp danh và doanh nghiệp tư nhân thuộc mọi thành phần kinh tế (sau đây
gọi chung là doanh nghiệp); quy định về nhóm công ty.
Điều 2. Đối tượng áp dụng

1. Các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế.
2. Tổ chức, cá nhân có liên quan đến việc thành lập, tổ chức quản lý và hoạt động của các doanh nghiệp.




Hiệu lực thi hành luật Doanh nghiệp 2005

Điều 171. Hiệu lực thi hành
1. Luật này có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 07 năm 2006.
2. Luật này thay thế Luật doanh nghiệp năm 1999; Luật doanh nghiệp nhà nước năm 2003, trừ trường hợp
quy định tại khoản 2 Điều 166 của Luật này; các quy định về tổ chức quản lý và hoạt động của doanh
nghiệp tại Luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam năm 1996 và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của
Luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam năm 2000.




Nguyên tắc áp dụng Luật Doanh nghiệp 2005

Điều 3. Áp dụng Luật doanh nghiệp, điều ước quốc tế và các luật có liên quan
1. Việc thành lập, tổ chức quản lý và hoạt động của doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh
tế áp dụng theo quy định của Luật này và các quy định khác của pháp luật có liên quan.
2. Trường hợp đặc thù liên quan đến việc thành lập, tổ chức quản lý và hoạt động của doanh
nghiệp được quy định tại Luật khác thì áp dụng theo quy định của Luật đó.
3. Trường hợp điều ước quốc tế mà Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên có
quy định khác với quy định của Luật này thì áp dụng theo quy định của điều ước quốc tế.


Các luật đặc thù














Luật Các tổ chức tín dụng
Luật Dầu khí
Luật Hàng không dân dụng Việt Nam
Luật Xuất bản
Luật Báo chí
Luật Giáo dục
Luật Chứng khoán
Luật Kinh doanh bảo hiểm
Luật Luật sư
Luật Công chứng
Luật Sửa đổi, bổ sung các Luật nói trên và các Luật đặc thù khác được
Quốc hội thông qua sau này.


2.1.2. Điều kiện và thủ tục cơ bản để thành lập DN
2.1.2.1. Điều kiện cơ bản thành lập DN


a.

Điều kiện về tài sản

b.

Điều kiện về ngành nghề kinh doanh

c.

Điều kiện về tên và địa chỉ của DN

d.

Điều kiện về tư cách pháp lý của người thành lập và quản lý DN

e.

Bảo đảm số lượng thành viên và cơ chế quản lý, điều hành hoạt động DN


a. Điều kiện về tài sản

 Người thành lập DN phải đăng ký tài sản đầu tư vào kinh doanh.
Số tài sản này được ghi thành vốn điều lệ đối với DN có điều lệ
hoặc vốn đầu tư với DN tư nhân.


Tài sản đầu tư là gì?


 Tài sản đầu tư vào DN phải là những thứ mà pháp luật quy định
là tài sản thuộc quyền sở hữu hoặc quyền sử dụng hợp pháp của
người đầu tư thành lập DN.


Khái niệm tài sản

 Tài sản bao gồm vật, tiền, giấy tờ có giá và các quyền tài sản.
(Điều 163 Bộ luật Dân sự 2005).

 Quyền tài sản là quyền trị giá được bằng tiền và có thể chuyển

giao trong giao dịch dân sự, kể cả quyền sở hữu trí tuệ .(Điều 181,
Bộ luật Dân sự 2005).


Phân loại tài sản

 Bất động sản và động sản
 Bất động sản là những tài sản bao gồm: đất đai; nhà, công trình
xây dựng gắn liền với đất đai, kể cả các tài sản gắn liền với nhà,
công trình xây dựng đó;
 Động sản: là những tài sản không phải là bất động sản.


Phân loại tài sản



Tài sản hữu hình và tài sản vô hình


 Tài sản hữu hình: nhà cửa, công trình xây dựng, máy móc, thiết bị, tiền
và các giấy tờ có giá khác.

 Tài sản vô hình: là quyền tài sản, quyền sử dụng đất, quyền khai thác tài
nguyên thiên nhiên, quyền sở hữu trí tuệ.


Vốn đầu tư là gì?

 Vốn đầu tư là đồng Việt Nam, ngoại tệ tự do chuyển đổi và các

tài sản hợp pháp khác để thực hiện hoạt động đầu tư theo hình
thức đầu tư trực tiếp hoặc gián tiếp. (Khoản 1, Điều 2 Nghị định số 108/2006/NĐ – CP
ngày 22/6/2006 quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Đầu tư 2005)


Tài sản hợp pháp:

a.

Cổ phần, cổ phiếu hoặc các giấy tờ có giá khác;

b.

Trái phiếu, khoản nợ và các hình thức vay nợ khác;

c.

Các quyền theo hợp đồng, bao gồm cả hợp đồng chìa khóa trao tay, hợp đồng xây dựng,

hợp đồng quản lý, hợp đồng phân chia sản phẩm hoặc doanh thu;

d.

Các quyền đòi nợ và quyền có giá trị kinh tế theo hợp đồng;

e.

Công nghệ và quyền sở hữu trí tuệ, bao gồm cả nhãn hiệu thương mại, kiểu dáng công
nghiệp, sáng chế, tên thương mại, nguồn gốc hoặc tên gọi xuất xứ


Tài sản hợp pháp (tiếp):
f. Các quyền chuyển nhượng, bao gồm cả quyền thăm dò và khai thác tài nguyên;
g. Bất động sản, quyền đối với bất động sản, bao gồm cả quyền cho thuê, chuyển nhượng,
góp vốn, thế chấp hoặc bảo lãnh;
h. Các khoản lợi tức phát sinh từ hoạt động đầu tư, bao gồm cả lợi nhuận, lãi cổ phần, cổ
tức, tiền bản quyền và các loại phí;
i. Các tài sản và các quyền có giá trị kinh tế khác theo quy định của pháp luật và điều ước
quốc tế mà Việt Nam là thành viên.


Mức độ tài sản đầu tư

 Mức độ tài sản đầu tư khi thành lập DN tùy thuộc vào điều kiện của

chủ DN.
 Đối với một số ngành nghề, lĩnh vực kinh doanh, Nhà nước quy
định mức vốn tối thiêu phải có để thành lập DN gọi là vốn pháp
định.



Quy định về vốn pháp định


Kinh doanh tiền tệ - tín dụng (nếu thành lập ngân hàng thương mại cổ phần thì phải có ít nhất 1.000 tỷ đồng cho năm 2008 và
3.000 tỷ đồng cho năm 2010 trở đi, nếu là ngân hàng đầu tư thì phải có ít nhất là 3.000 tỷ đồng, ngân hàng phát triển ít nhất
5.000 tỷ đồng…).



Kinh doanh chứng khoán (phải có ít nhất 165 tỷ đồng cho ngành nghề bảo lãnh phát hành hoặc 100 tỷ đồng cho ngành nghề tự
doanh…).



Kinh doanh bảo hiểm (tối thiểu phải có 300 tỷ đồng cho ngành nghề bảo hiểm phi nhân thọ, 600 tỷ đồng cho ngành nghề bảo
hiểm nhân thọ, môi giới bảo hiểm là 4 tỷ đồng).



Kinh doanh vận chuyển hàng không (dao động từ 200 tỷ đồng đến 1.000 tỷ đồng tương ứng với số lượng tàu bay khai thác,
hoặc nếu kinh doanh hàng không chung là 50 tỷ đồng).



Kinh doanh dịch vụ đòi nợ thuê (ít nhất là 2 tỷ đồng).




Kinh doanh sản xuất phim (ít nhất là 1 tỷ đồng).



Kinh doanh dịch vụ bảo vệ (ít nhất là 2 tỷ đồng).



Kinh doanh bất động sản (ít nhất là 6 tỷ đồng).


×