Tải bản đầy đủ (.doc) (12 trang)

Chương 6 PHÁP LUẬT VỀ PHÁ SẢN

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (146.54 KB, 12 trang )

Chương 6
PHÁP LUẬT VỀ PHÁ SẢN
6.1. Khái quát về phá sản và pháp luật về phá sản (14)
6.1.1. Khái niệm, phân loại phá sản
a. Khái niệm
Phá sản là một hình thức chấm dứt sự tồn tại của doanh nghiệp. Khởi đầu của quá trình phá
sản là việc doanh nghiệp lâm vào tình trạng phá sản. “Doanh nghiệp, hợp tác xã không có khả năng
thanh toán được các khoản nợ đến hạn khi chủ nợ có yêu cầu thì coi là lâm vào tình trạng phá sản.”
Doanh nghiệp lâm vào tình trạng phá sản – không thanh toán được các khoản nợ phải là
hiện tượng khách quan, nằm ngoài sự mong đợi của chủ doanh nghiệp. Các trường hợp chủ nợ cố
tình không trả nợ mà không lâm vào tình trạng mất khả năng thanh toán thì không được coi là phá
sản và không được giải quyết theo thủ tục phá sản.
3 căn cứ pháp lý để xác định doanh nghiệp lâm vào tình trạng phá sản:
- DN kinh doanh thua lỗ trong 2 năm liên tiếp đến mức không trả được các khoản nợ đến hạn,
không trả đủ lương cho người lao động theo thỏa ước lao động và hợp đồng lao động trong 3 tháng
liên tiếp.
- Khi xuất hiện các dấu hiệu lâm vào tình trạng phá sản, DN đã áp dụng các biện pháp tài chính
cần thiết để khắc phục khả năng thanh toán nợ như sau:
+ Có phương án tổ chức lại sản xuất kinh doanh, quản lý chặt chẽ lại các khoản chi phí, tìm
kiếm thị trường tiêu thụ sản phẩm;
+ Có biện pháp xử lý hàng hóa, sản phẩm, vật tư tồn đọng;
+ Thu hồi các khoản nợ và tài sản bị chiếm dụng;
+ Thương lượng với các chủ nợ để hoãn nợ, mua nợ bảo lãnh nợ, giảm, xóa nợ;
+ Tìm kiếm các khoản tài trợ và các khoản vay để trang trải các khoản nợ đến hạn và đầu
tư đổi mới công nghệ.
- Sau khi áp dụng các biện pháp tài chính cần thiết như đã nói trên mà vẫn gặp khó khăn, không
khắc phục được tình trạng mất khả năng thanh toán nợ đến hạn.
=> Nhận xét:
- Thời điểm xác định doanh nghiệp lâm vào tình trạng phá sản: ngay khi khoản nợ đến hạn và chủ
nợ có yêu cầu mà con nợ không thanh toán.
- Pháp luật không yêu cầu phải xác định giá trị khoản nợ và nguyên nhân doanh nghiệp không


thanh toán nợ.
b. Phân loại
Nhìn từ góc độ nguyên nhân sự phá sản:
- Phá sản trung thực: là hậu quả của việc mất khả năng thanh toán do nguyên nhân khách quan, rủi
ro bất khả kháng, bất trắc, biến động khách quan trong nền kinh tế thị trường như yếu kém về năng
lực tổ chức và quản lý hoạt động SXKD, thiếu khả năng thích ứng với thị trường,…
- Phá sản gian trá: là hậu quả của thủ đoạn gian trá, có sắp đặt trước nhằm chiếm đoạt tài sản của
người khác như gian lận trong ký kết hợp đồng, tẩu tán tài sản, cố tình báo cáo sai,.. để tạo lý do
phá sản không đúng sự thật.
Căn cứ vào đối tượng đệ đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản
- Phá sản tự nguyện: do con nợ tự đề nghị khi thấy mình mất khả năng thanh toán, không có điều
kiện thực hiện nghĩa vụ trả nợ đối với con nợ.
- Phá sản bắt buộc: do chủ nợ yêu cầu (nằm ngoài ý muốn chủ quan của doanh nghiệp mắc nợ).
6.1.2. Phân biệt phá sản với giải thể
Tại sao cần phân biệt phá sản với giải thể doanh nghiệp?
1


Trước khi ban hành Luật phá sản, giải thể doanh nghiệp là một thủ tục áp dụng chung cho
các doanh nghiệp nhà nước, DNTT trong quá trình tổ chức lại sản xuất kinh doanh trong khu vực
kinh tế quốc doanh và kinh tế tập thể. Việc chấm dứt sự tồn tại của các doanh nghiệp thua lỗ kéo
dài, mất khả năng thanh toán các khoản nợ đến hạn được thực hiện theo các nguyên tắc và thủ tục
giải thể. Cách làm này đã để lại dấu ấn sâu sắc trong tu duy của nhiều công chức nước ta ngay cả
khi Luật phá sản được ban hành. Do đó cần phân biệt phá sản và giải thể doanh nghiệp để tránh
tình trạng áp dụng một cách tuy tiện.
Giải thể là việc một doanh nghiệp chấm dứt các hoạt động kinh doanh, không tiếp tục tồn
tại trên thị trường với tư cách là một chủ thể kinh doanh.
a. Sự giống nhau
Phá sản và giải thể đều dẫn đến chấm dứt sự tồn tại của doanh nghiệp, hợp tác xã và phân
chia tài sản còn lại cho các chủ nợ, giải quyết quyền lợi cho mọi công dân có liên quan đến doanh

nghiệp.
b. Sự khác nhau
Tiêu chí
Phá sản
Giải thể
Lý do
Do mất khả năng thanh toán nợ đến hạn Do nhiều nguyên nhân như khi thấy mục
khi chủ nợ yêu cầu. Có rất nhiều tiêu đề ra không thể đạt được hoặc đã
nguyên nhân dẫn đến tình trạng này mà hoàn thành mục tiếu đó, bị thu hồi giấy
về cơ bản là nằm ngoài ý muốn chủ phép hoạt động do vi phạm pháp luật
quan của doanh nghiệp mắc nợ.
nghiêm trọng,…Có nhiều nguyên nhân
phụ thuộc vào ý chí của chủ doanh
nghiệp.
Chủ thể có Tòa án
Chủ doanh nghiệp hoặc người có thẩm
thẩm quyền
quyền thành lập doanh nghiệp.
giải quyết
Thủ tục
Do tòa án có thẩm quyền tiến hành theo Do chủ sở hữu doanh nghiệp tiến hành
giải quyết
quy định chặt chẽ của pháp luật, mang theo thủ tục hành chính. Thời gian ngắn
tính tư pháp thuần túy. Thời gian giải hơn.
quyết dài hơn giải thể doanh nghiệp.
Các bước:
Các bước:
- Nộp đơn yêu cầu và mở thủ tục phá sản
- Thông qua quyết định giải thể
- Tổ chức hội nghị chủ nợ và thủ tục phục

- Thanh lý tài sản doanh nghiệp
hồi kinh doanh
- Gửi hồ sơ giải thể doanh nghiệp đến - Thanh lý tài sản và phân chia tài sản
cơ quan đăng ký kinh doanh
- Tuyên bố doanh nghiệp bị phá sản
- Xoá tên doanh nghiệp trong sổ đăng
ký kinh doanh hoặc sổ đăng ký đầu tư
Thái độ của
Chủ sở hữu hoặc người quản lý, điều Chủ sở hữu hoặc người quản lý, điều hành
Nhà nước
hành doanh nghiệp bị phá sản không doanh nghiệp không bị hạn chế quyền tự
được phép thành lập hoặc quản lý doanh do kinh doanh.
nghiệp trong một thời gian nhất định kể
từ ngày có tuyên bố phá sản.
Pháp
luật - Luật Doanh nghiệp 2005
- Luật Phá sản 2004
điều chỉnh và - Ý nghĩa: Đảm bảo thanh toán nợ cho - Ý nghĩa: Đảm bảo thanh toán nợ cho
ý nghĩa
các chủ nợ, đảm bảo quyền tự do kinh chủ nợ, Giải phóng con nợ và tạo cho con
doanh của chủ doanh nghiệp, để quản lý nợ sự khởi đầu mới; Bảo vệ quyền lợi của
nhà nước đối với hoạt động kinh doanh. người lao động; Cơ cấu lại nền kinh tế;
2


Đảm bảo trật tự kỷ cương xã hội.
6.1.3. Vai trò của pháp luật về phá sản
• Bảo vệ các quyền về tài sản của các chủ nợ và con nợ:
- Đối với các chủ nợ:
Khi một nhà đầu tư cho các doanh nghiệp vay vốn, họ có hai phương pháp để đòi nợ: thông

qua việc đưa đơn kiện ra Tòa án hoặc trọng tài kinh tế; thông qua thủ tục phá sản.
Đòi nợ thông qua thủ tục phá sản có ưu điểm:
+ Giúp cho các chủ nợ thu hồi được tài sản, không chủ nợ nào có thể đi kiện riêng để lấy nợ
riêng của mình. Khi doanh nghiệp bị phá sản, toàn bộ tài sản của doanh nghiệp bị bán đi để thanh
toán cho các chủ nợ.
+ Đảm bảo cho chủ nợ lợi ích của mình, hạn chế tình trạng chây ỳ, dây dưa thanh toán nợ.
Do đó, tạo điều kiện cho các chủ đầu tư tự tin hơn trong quá trình cho vay và đòi nợ.
- Đối với con nợ:
+Luật phá sản tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp, hợp tác xã đang trong tình trạng
sản xuất, kinh doanh khó khăn, thua lỗ có cơ hội rút ra khỏi thương trường một cách có trật tự.
+ Pháp luật về phá sản là “chiếc lá chắn” cho con nợ trước những sức ép của tình trạng đòi
nợ theo “Luật rừng”.
• Cơ cấu lại nền kinh tế:
Thông qua hình thức hòa giải, hoãn nợ hay tái tổ chức lại doanh nghiệp, hợp tác xã, cơ chế
phá sản tạo cơ hội để con nợ tìm biện pháp phục hồi sản xuất – kinh doanh, thoát khỏi nguy cơ bị
giải thể, chấm dứt hoạt động. Do đó, pháp luật phá sản tạo cơ sở pháp lý cho việc loại bớt những
doanh nghiệp, hợp tác xã làm ăn thua lỗ kéo dài; góp phần hình thành và duy trì doanh nghiệp, hợp
tác xã làm ăn có hiệu quả, đủ sức cạnh tranh trong điều kiện ngày càng khắc nghiệt. => Luật phá
sản được coi là công cụ cơ cấu lại nền kinh tế.
• Bảo vệ lợi ích của người lao động:
Bằng những quy định cụ thể, pháp luật về phá sản xác định cơ sở pháp lý cho việc bảo vệ lợi
ích hợp pháp và hạn chế những thiệt thòi vật chất mà phá sản có thể gây ra cho người lao động.
Người lao động có quyền nộp đơn yêu cầu tuyên bố doanh nghiệp, hợp tác xã bị phá sản và tiền
lương của người lao động được ưu tiên thanh toán.
• Bảo đảm trật tự, kỷ cương xã hội:
Với việc giải quyết thỏa đáng mối quan hệ về lợi ích giữa chủ thể và con nợ cũng như giữa các
chủ nợ với nhau, pháp luật về phá sản góp phần hạn chế những mâu thuẫn, căng thẳng có thể có,
nhờ đó đảm bảo được trật tự, kỷ cương trong xã hội.
6.2. Thủ tục phá sản doanh nghiệp, hợp tác xã
6.2.1. Nộp đơn yêu cầu và mở thủ tục phá sản

a. Nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản
- Những người có quyền, nghĩa vụ nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản
+ Chủ nợ không có đảm bảo và chủ nợ có đảm bảo một phần
Theo Luật phá sản, chủ nợ được chia làm 3 loại: chủ nợ có đảm bảo, chủ nợ không có đảm
bảo và chủ nợ có đảm bảo một phần. Chủ nợ không có đảm bảo và chủ nợ có đảm bảo một phần
mới có quyền nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản khi thấy doanh nghiệp lâm vào tình trạng phá
sản. Còn chủ nợ có đảm bảo không có quyền nộp đơn yêu cầu vì khoản nợ của họ đã được đảm bảo
bằng tài sản của doanh nghiệp hoặc của người thứ ba.
+ Đại diện người lao động hoặc đại diện công đoàn
3


Trường hợp doanh nghiệp nợ lương hoặc bảo hiểm xã hội và người lao động nhận thấy
doanh nghiệp lâm vào tình trạng phá sản thì người lao động có quyền nộp đơn yêu cầu mở thủ tục
phá sản. Đại diện người lao động được cử hợp pháp khi quá nửa số người lao động trong doanh
nghiệp tán thành bằng cách bỏ phiếu hoặc lấy chữ ký; hoặc quá nửa số người được cử làm đại diện
từ các đơn vị trực thuộc tán thành nếu doanh nghiệp có quy mô lớn, có nhiều đơn vị trực thuộc.
+ Chủ sở hữu doanh nghiệp nhà nước
Khi doanh nghiệp lâm vào tình trạng phá sản không tự nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản
thì chủ sở hữu doanh nghiệp nhà nước có quyền nộp đơn yêu cầu.
+ Cổ đông hoặc nhóm cổ đông công ty cổ phần
Cổ đông hoặc nhóm cổ đông sở hữu một tỷ lệ cổ phần nhất định theo quy định tại điều lệ
công ty hoặc theo nghị quyết của đại hội đồng cổ đông, hoặc sở hữu trên 20% số cổ phần phổ thông
trong thời gian liên tục 6 tháng nếu công ty không có quy định gì ,có quyền yêu cầu mở thủ tục phá
sản.
+ Các thành viên hợp danh của công ty hợp danh
Thành viên góp vốn không được quyền quản lý công ty và không được nhân danh công ty
hoạt động do vậy không có quyền nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản.
+ Chủ doanh nghiệp hoặc đại diện hợp pháp của doanh nghiệp, hợp tác xã.
Ngoài những đối tượng trên thì không một cơ quan, tổ chức hoặc cá nhân nào có quyền yêu

cầu mở thủ tục phá sản.
- Nộp đơn yêu cầu:
Người yêu cầu mở thủ tục phá sản phải nộp đơn cho toà án có thẩm quyền và các giấy tờ, tài
liệu theo quy định của pháp luật.
Người nộp đơn phải nộp một khoản tiền tạm ứng phí phá sản theo quyết định của toà án trừ
trường hợp người nộp đơn là đại diện của người lao động.
Điều 13. Quyền nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản của chủ nợ
1. Khi nhận thấy doanh nghiệp, hợp tác xã lâm vào tình trạng phá sản thì các chủ nợ không có bảo
đảm hoặc có bảo đảm một phần đều có quyền nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản đối với doanh
nghiệp, hợp tác xã đó.
2. Đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản phải có các nội dung chính sau đây:
a) Ngày, tháng, năm làm đơn;
b) Tên, địa chỉ của người làm đơn;
c) Tên, địa chỉ của doanh nghiệp, hợp tác xã lâm vào tình trạng phá sản;
d) Các khoản nợ không có bảo đảm hoặc có bảo đảm một phần đến hạn mà không được doanh
nghiệp, hợp tác xã thanh toán;
đ) Quá trình đòi nợ;
e) Căn cứ của việc yêu cầu mở thủ tục phá sản.
3. Đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản phải được gửi cho Toà án có thẩm quyền quy định tại Điều 7 của
Luật này.
b. Thụ lý đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản
- Điều kiện thụ lý đơn yêu cầu
Đối với các doanh nghiệp, hợp tác xã thuộc danh mục doanh nghiệp đặc biệt, Toà án chỉ thụ
lý đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản khi có dầy đủ các điều kiệ nộp đơn do Chính phủ quy định.
Yêu cầu mở thủ tục phá sản không thuộc trường hợp bị trả lại đơn:
+ Người nộp đơn không nộp tiền tạm ứng phí phá sản,
+ Người nộp đơn không có quyền nộp đơn,
+ Có toà án khác đã mở thủ tục phá sản đối với doanh nghiệp, hợp tác xã lâm vào tình trạng
4



phá sản,
+ có căn cứ rõ ràng cho thấy việc nộp đơn là không khách quan, gây ảnh hưởng xấu đến
danh dự, uy tín, hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, hợp tác xã;
+ Có sự gian dối trong việc yêu cầu mở thủ tục phá sản.
- Thụ lý đơn yêu cầu
Toà án thụ lý đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản kể từ ngày người nộp đơn xuất trình biên lai
nộp tiền tạm ứng phí phá sản và phải cấp cho người nộp đơn giấy báo đã thụ lý đơn. Trong thời hạn
5 ngày kể từ ngày thụ lý đơn, toà án phải thông báo cho doanh nghiệp, hợp tác xã biết nếu người
nộp đơn không phải là chủ doanh nghiệp hoặc đại diện hợp pháp của doanh nghiệp, hợp tác xã.
Đối với các doanh nghiệp đặc biệt, khi có đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản, toà án không thụ
lý đơn như đối với các doanh nghiệp khác mà phái thông báo về việc có đơn yêu cầu mở thủ tục phá
sản cho các cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Toà án chỉ thụ lý đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản sau
khi đã nhận được thông báo về việc không áp dụng hoặc chấm dứt áp dụng các biện pháp phục hồi
khả năng thanh toán và hoạt động kinh doanh của các cơ quan, tổ chức hoặc cá nhân có thẩm
quyền.
c. Quyết định mở thủ tục phá sản
- Thời hạn:
Trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày thụ lý đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản, toà án xem xét
đơn cùng các giấy tờ, tài liệu có liên quan để ra quyết định mở hoặc không mở thủ tục phá sản.
- Điều kiện:
Toà án ra quyết định mở thủ tục phá sản khi có căn cứ chứng minh doanh nghiệp, hợp tác xã
lâm vào tình trạng phá sản.
- Thủ tục
Toà án ra quyết định mở thủ tục phá sản và gửi quyết định đó đến doanh nghiệp, hợp tác xã
lâm vào tình trạng phá sản; Viện kiểm sát cùng cấp; các chủ nợ, những người mắc nợ của doanh
nghiệp; đăng trên báo địa phương nơi DN có địa chỉ chính; báo hằng ngày của trung ương trong 3
số liên tiếp.
Quyết định mở thủ tục phá sản phải có các nội dung chính sau đây:
a) Ngày, tháng, năm ra quyết định;

b) Tên của Toà án; họ và tên Thẩm phán phụ trách tiến hành thủ tục phá sản;
c) Ngày và số thụ lý đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản; tên, địa chỉ của người làm đơn yêu cầu;
d) Tên, địa chỉ của doanh nghiệp, hợp tác xã lâm vào tình trạng phá sản;
đ) Thời gian, địa điểm khai báo của các chủ nợ và hậu quả pháp lý của việc không khai báo
Thẩm phán ra quyết định thành lập Tổ quản lý, thanh lý tài sản.
d. Thành lập Tổ quản lý, thanh lý tài sản
- Thành viên Tổ quản lý, thanh lý tài sản: một chấp hành viên của cơ quan thi hành án cùng cấp làm
tổ trưởng, một cán bộ của toà án, một đại diện của chủ nợ, đại diện hợp pháp của doanh nghiệp, hợp
tác xã bị phá sản. Trường hợp cần thiết có thể có đại diện công đoàn, đại diện người lao động, đại
diện cơ quan chuyên môn.
- Nhiệm vụ, quyền hạn:
Điều 10. Nhiệm vụ, quyền hạn và trách nhiệm của Tổ quản lý, thanh lý tài sản
1. Tổ quản lý, thanh lý tài sản có nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:
a) Lập bảng kê toàn bộ tài sản hiện có của doanh nghiệp, hợp tác xã;
b) Giám sát, kiểm tra việc sử dụng tài sản của doanh nghiệp, hợp tác xã;
c) Đề nghị Thẩm phán quyết định áp dụng các biện pháp khẩn cấp tạm thời để bảo toàn tài sản của
doanh nghiệp, hợp tác xã trong trường hợp cần thiết;
5


d) Lập danh sách các chủ nợ và số nợ phải trả cho từng chủ nợ; những người mắc nợ và số nợ phải
đòi của doanh nghiệp, hợp tác xã;
đ) Thu hồi và quản lý tài sản, tài liệu, sổ kế toán và con dấu của doanh nghiệp, hợp tác xã bị áp
dụng thủ tục thanh lý;
e) Thực hiện phương án phân chia tài sản theo quyết định của Thẩm phán;
g) Phát hiện và đề nghị Thẩm phán ra quyết định thu hồi lại tài sản, giá trị tài sản hay phần chênh
lệch giá trị tài sản của doanh nghiệp, hợp tác xã bị áp dụng thủ tục thanh lý đã bán hoặc chuyển giao
bất hợp pháp trong những trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 43 của Luật này;
h) Thi hành quyết định của Thẩm phán về việc bán đấu giá tài sản của doanh nghiệp, hợp tác xã bị
áp dụng thủ tục thanh lý theo đúng quy định của pháp luật về bán đấu giá;

i) Gửi các khoản tiền thu được từ những người mắc nợ và từ việc bán đấu giá tài sản của doanh
nghiệp, hợp tác xã vào tài khoản mở tại ngân hàng;
k) Thi hành các quyết định khác của Thẩm phán trong quá trình tiến hành thủ tục phá sản.
2. Tổ quản lý, thanh lý tài sản thi hành các nhiệm vụ, quyền hạn quy định tại các điểm đ, e, g, h và k
khoản 1 Điều này theo quy định của pháp luật về thi hành án dân sự, các quy định khác của pháp
luật có liên quan và phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về việc thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn
của mình.
- Hoạt động của doanh nghiệp
Sau khi có quyết định mở thủ tục phá sản, mọi hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, hợp
tác xã vẫn diễn ra bình thường dưới sự lãnh đạo, quản lý, điều hành của người quản lý doanh
nghiệp, hợp tác xã nhưng phải chịu sự kiểm tra, giám sát của Thẩm phán và Tổ quản lý, thanh lý tài
sản.
Trong trường hợp xét thấy người quản lý của doanh nghiệp, hợp tác xã không có khả năng
điều hành hoặc nếu tiếp tục điều hành hoạt động kinh doanh sẽ không có lợi cho việc bảo toàn tài
sản của doanh nghiệp, hợp tác xã thì theo đề nghị của Hội nghị chủ nợ, Thẩm phán ra quyết định cử
người quản lý và điều hành hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, hợp tác xã
- Các hoạt động của doanh nghiệp, hợp tác xã bị cấm hoặc bị hạn chế
1. Kể từ ngày nhận được quyết định mở thủ tục phá sản, nghiêm cấm doanh nghiệp, hợp tác xã thực
hiện các hoạt động sau đây:
a) Cất giấu, tẩu tán tài sản;
b) Thanh toán nợ không có bảo đảm;
c) Từ bỏ hoặc giảm bớt quyền đòi nợ;
d) Chuyển các khoản nợ không có bảo đảm thành nợ có bảo đảm bằng tài sản của doanh nghiệp.
2. Sau khi nhận được quyết định mở thủ tục phá sản, các hoạt động sau đây của doanh nghiệp, hợp
tác xã phải được sự đồng ý bằng văn bản của Thẩm phán trước khi thực hiện:
a) Cầm cố, thế chấp, chuyển nhượng, bán, tặng cho, cho thuê tài sản;
b) Nhận tài sản từ một hợp đồng chuyển nhượng;
c) Chấm dứt thực hiện hợp đồng đã có hiệu lực;
d) Vay tiền;
đ) Bán, chuyển đổi cổ phần hoặc chuyển quyền sở hữu tài sản;

e) Thanh toán các khoản nợ mới phát sinh từ hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, hợp tác xã và
trả lương cho người lao động trong doanh nghiệp, hợp tác xã.
- Nghĩa vụ của chủ nợ:
Trong thời hạn 60 ngày kể từ ngày cuối cùng đăng báo về Quyết định mở thủ tục phá sản,
các chủ nợ phải gửi giấy đòi nợ cho toà án, trong đó phải nêu cụ thể các khoản nợ, số nợ đến hạn và
chưa đến hạn hoặc phân định rõ các loại nợ. Kèm theo giấy đòi nợ phải có các tài liệu về các khoản
6


nợ đó. Hết thời hạn này, các chủ nợ không gửi giấy đòi nợ đến toà án thì được coi là từ bỏ quyền
đòi nợ.
- Lập danh sách chủ nợ
Trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày hết hạn gửi giấy đòi nợ, Tổ quản lý, thanh lý tài sản phải
lập xong danh sách chủ nợ căn cứ vào giấy đòi nợ, trong đó phân định rõ số nợ của mỗi loại, nợ đến
hạn, nợ chưa đến hạn.
6.2.2. Tổ chức hội nghị chủ nợ và thủ tục phục hồi kinh doanh (15)
a. Hội nghị chủ nợ
- Thành phần:
Người có quyền tham gia hội nghị chủ nợ: các chủ nợ có tên trong danh sách chủ nợ, đại
diện cho người lao động, đại diện công đoàn được người lao động uỷ quyền, người bảo lãnh sau khi
đã trả nợ thay cho doanh nghiệp.
Người có nghĩa vụ tham gia: người nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản hoặc người được uỷ
quyền, người thừa kế hợp pháp.
- Tổ chức hội nghị chủ nợ
Điều kiện để hội nghị chủ nợ hợp lệ là phải có quá nửa số chủ nợ không có đảm bảo đại diện
cho trên 2/3 tổng số nợ không có đảm bảo và có sự tham gia của người có nghĩa vụ tham gia hội
nghị chủ nợ.
Thẩm phán triệu tập hội nghị chủ nợ lần thứ nhất trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày lập xong
danh sách chủ nợ. Nếu việc kiểm kê tài sản của doanh nghiệp, hợp tác xã kết thúc sau ngày lập danh
sách chủ nợ thì thời hạn này tính từ ngày kiểm kê xong tài sản của doanh nghiệp, hợp tác xã.

Việc triệu tập hội nghị chủ nợ có thể được tiến hành một hoặc hai lần phụ thuộc vào điều
kiện hợp lệ của hội nghị chủ nợ hoặc theo ý kiến của đa số chủ nợ có mặt ở hội nghị biểu quyết
hoãn hội nghị chủ nợ. Hội nghị chủ nợ được triệu tập lại chậm nhất là 30 ngày kể từ ngày hoãn hội
nghị chủ nợ. Giấy triệu tập hội nghị chủ nợp phải được gửi cho người có quyền và nghĩa vụ tham
gia chậm nhất là 15 ngày trước ngày khai mạc hội nghị.
Các Hội nghị chủ nợ tiếp theo có thể được Thẩm phán triệu tập vào bất kỳ ngày làm việc
nào trong quá trình tiến hành thủ tục phá sản theo đề nghị của Tổ quản lý, thanh lý tài sản hoặc của
các chủ nợ đại diện cho ít nhất một phần ba tổng số nợ không có bảo đảm.
- Công việc của hội nghị chủ nợ lần thứ nhất:
a) Tổ trưởng Tổ quản lý, thanh lý tài sản thông báo cho Hội nghị chủ nợ về tình hình kinh doanh,
thực trạng tài chính của doanh nghiệp, hợp tác xã lâm vào tình trạng phá sản; kết quả kiểm kê tài
sản, danh sách chủ nợ, danh sách người mắc nợ và các nội dung khác nếu xét thấy cần thiết;
b) Chủ doanh nghiệp hoặc người đại diện hợp pháp của doanh nghiệp, hợp tác xã trình bày ý kiến
về các nội dung do Tổ trưởng Tổ quản lý, thanh lý tài sản đã thông báo cho Hội nghị, đề xuất
phương án, giải pháp tổ chức lại hoạt động kinh doanh, khả năng và thời hạn thanh toán nợ;
c) Hội nghị chủ nợ thảo luận về các nội dung do Tổ trưởng Tổ quản lý, thanh lý tài sản đã thông báo
và các ý kiến của chủ doanh nghiệp, đại diện hợp pháp của doanh nghiệp, hợp tác xã;
d) Hội nghị chủ nợ thông qua Nghị quyết. Nghị quyết được lập thành văn bản và phải được quá nửa
số chủ nợ không có bảo đảm có mặt tại Hội nghị đại diện cho từ hai phần ba tổng số nợ không có
bảo đảm trở lên thông qua. Nghị quyết của Hội nghị chủ nợ có hiệu lực ràng buộc đối với tất cả các
chủ nợ;
đ) Trường hợp Hội nghị chủ nợ xét thấy phải thay người đại diện cho các chủ nợ trong thành phần
Tổ quản lý, thanh lý tài sản thì Hội nghị bầu người thay thế.
e) Đề nghị thẩm phán ra quyết định cử người quản lý và điều hành hoạt động kinh doanh của doanh
nghiệp, hợp tác xã lâm vào tình trạng phá sản.
7


b. Thủ tục phục hồi hoạt động kinh doanh
Toà án không thanh lý tài sản của con nợ và tuyên bố phá sản ngay khi có đơn yêu cầu mở

thủ tục phá sản mà tạo mọi điều kiện cho doanh nghiệp mắc nợ khắc phục các khó khăn về tài chính
bằng thủ tục phục hồi.
- B1: Xây dựng và thông qua phương án phục hồi hoạt động kinh doanh
+ Điều kiện áp dụng thủ tục phục hồi hoạt động kinh doanh:
1. Thẩm phán ra quyết định áp dụng thủ tục phục hồi hoạt động kinh doanh sau khi Hội nghị chủ nợ
lần thứ nhất thông qua Nghị quyết đồng ý với các giải pháp tổ chức lại hoạt động kinh doanh, kế
hoạch thanh toán nợ cho các chủ nợ và yêu cầu doanh nghiệp, hợp tác xã phải xây dựng phương án
phục hồi hoạt động kinh doanh.
2. Trong thời hạn ba mươi ngày, kể từ ngày Hội nghị chủ nợ lần thứ nhất thông qua Nghị quyết,
doanh nghiệp, hợp tác xã lâm vào tình trạng phá sản phải xây dựng phương án phục hồi hoạt động
kinh doanh của mình và nộp cho Toà án; nếu thấy cần phải có thời gian dài hơn thì phải có văn bản
đề nghị Thẩm phán gia hạn. Thời hạn gia hạn không quá ba mươi ngày.
Trong thời hạn nói trên, bất kỳ chủ nợ hoặc người nào nhận nghĩa vụ phục hồi hoạt động
kinh doanh của doanh nghiệp, hợp tác xã đều có quyền xây dựng dự thảo phương án phục hồi hoạt
động kinh doanh cho doanh nghiệp, hợp tác xã và nộp cho Toà án.
+ Nội dung phương án phục hồi hoạt động kinh doanh
1. Phương án phục hồi hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, hợp tác xã lâm vào tình trạng phá
sản phải nêu rõ các biện pháp cần thiết để phục hồi hoạt động kinh doanh; các điều kiện, thời hạn và
kế hoạch thanh toán các khoản nợ.
2. Các biện pháp cần thiết để phục hồi hoạt động kinh doanh gồm có:
a) Huy động vốn mới;
b) Thay đổi mặt hàng sản xuất, kinh doanh;
c) Đổi mới công nghệ sản xuất;
d) Tổ chức lại bộ máy quản lý; sáp nhập hoặc chia tách bộ phận sản xuất nhằm nâng cao năng suất,
chất lượng sản xuất;
đ) Bán lại cổ phần cho chủ nợ;
e) Bán hoặc cho thuê tài sản không cần thiết;
g) Các biện pháp khác không trái pháp luật.
+ Thông qua phương án phục hồi sản xuất, kinh doanh
Trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày nhận được phương án phục hồi hoạt động kinh doanh,

Thẩm phán phải xem xét phương án phục hồi đó để có thể ra quyết định đưa phương án ra Hội nghị
chủ nợ xem xét, quyết định hoặc đề nghị sửa đổi, bổ sung phương án đó nếu thấy chưa đảm bảo các
nội dung của một bản phương án sản xuất, kinh doanh.
Phương án phục hồi hoạt động kinh doanh được xem xét, thông qua bằng Nghị quyết của
hội nghị chủ nợ lần thứ hai. Hội nghị này được tổ chức trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày Thẩm
phán ra quyết định đưa phương án phục hồi hoạt động kinh doanh ra Hội nghị chủ nợ.
- B2: Thực hiện và giám sát phương án phục hồi hoạt động kinh doanh
+ Giám sát thực hiện phương án phục hồi
Sau khi Thẩm phán ra quyết định công nhận Nghị quyết của Hội nghị chủ nợ về phương án
phục hồi hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, hợp tác xã lâm vào tình trạng phá sản, Tổ quản
lý, thanh lý tài sản giải thể.
Sáu tháng một lần, doanh nghiệp, hợp tác xã phải gửi cho Toà án báo cáo về tình hình thực
hiện phương án phục hồi hoạt động kinh doanh ở doanh nghiệp, hợp tác xã.
Chủ nợ có nghĩa vụ giám sát việc thực hiện phương án phục hồi hoạt động kinh doanh của
8


doanh nghiệp, hợp tác xã.
+ Thời hạn thực hiện
Thời hạn tối đa để thực hiện phương án phục hồi hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp,
hợp tác xã lâm vào tình trạng phá sản là ba năm, kể từ ngày cuối cùng đăng báo về quyết định của
Toà án công nhận Nghị quyết của Hội nghị chủ nợ về phương án phục hồi hoạt động kinh doanh
của doanh nghiệp, hợp tác xã.
+ Sửa đổi, bổ sung phương án phục hồi
Trong quá trình thực hiện phương án phục hồi hoạt động kinh doanh, các chủ nợ và doanh
nghiệp, hợp tác xã có quyền thoả thuận về việc sửa đổi, bổ sung phương án phục hồi hoạt động kinh
doanh.
Thoả thuận về việc sửa đổi, bổ sung phương án phục hồi hoạt động kinh doanh của doanh
nghiệp, hợp tác xã được chấp nhận khi có quá nửa số chủ nợ không có bảo đảm đại diện cho từ hai
phần ba tổng số nợ không có bảo đảm trở lên đồng ý.

Thẩm phán ra quyết định công nhận sự thoả thuận của các bên và gửi quyết định đó cho
doanh nghiệp, hợp tác xã lâm vào tình trạng phá sản và các chủ nợ trong thời hạn bảy ngày, kể từ
ngày ra quyết định.
- B3: Đình chỉ thủ tục phục hồi kinh doanh
Thẩm phán ra quyết định đình chỉ thủ tục phục hồi hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp,
hợp tác xã lâm vào tình trạng phá sản nếu có một trong các trường hợp sau đây:
a) Doanh nghiệp, hợp tác xã đã thực hiện xong phương án phục hồi hoạt động kinh doanh;
b) Được quá nửa số phiếu của các chủ nợ không có bảo đảm đại diện cho từ hai phần ba tổng số nợ
không có bảo đảm trở lên chưa thanh toán đồng ý đình chỉ.
Toà án phải gửi và thông báo công khai quyết định đình chỉ thủ tục phục hồi hoạt động kinh
doanh của doanh nghiệp, hợp tác xã theo quy định
Khi có quyết định đình chỉ thủ tục phục hồi kinh doanh của doanh nghiệp, hợp tác xã lâm
vào tình trạng phá sản thì doanh nghiệp, hợp tác xã đó được coi là không còn lâm vào tình trạng phá
sản.
6.2.3. Thủ tục thanh lý tài sản và phân chia tài sản
a. Các trường hợp toà án ra quyết định mở thủ tục thanh lý tài sản
- TH1: Quyết định mở thủ tục thanh lý tài sản trong trường hợp đặc biệt
Trường hợp doanh nghiệp hoạt động kinh doanh bị thua lỗ đã được Nhà nước áp dụng biện
pháp đặc biệt để phục hồi hoạt động kinh doanh, nhưng vẫn không phục hồi được và không thanh
toán được các khoản nợ đến hạn khi chủ nợ có yêu cầu thì Toà án ra quyết định mở thủ tục thanh lý
tài sản của doanh nghiệp mà không cần phải triệu tập Hội nghị chủ nợ để xem xét việc áp dụng thủ
tục phục hồi.
- TH2: Quyết định mở thủ tục thanh lý tài sản khi Hội nghị chủ nợ không thành
Thẩm phán ra quyết định mở thủ tục thanh lý tài sản khi Hội nghị chủ nợ không thành trong
những trường hợp sau đây:
+ Chủ doanh nghiệp hoặc đại diện hợp pháp của doanh nghiệp, hợp tác xã không tham gia
Hội nghị chủ nợ mà không có lý do chính đáng hoặc sau khi Hội nghị chủ nợ đã được hoãn một lần
nếu người nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản là chủ nợ không có đảm bảo, chủ nợ có đảm bảo
một phần hoặc người lao động.
+ Không đủ số chủ nợ tham gia Hội nghị chủ nợ sau khi Hội nghị chủ nợ đã được hoãn một

lần nếu người nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản là chủ doanh nghiệp hoặc đại diện hợp pháp của
doanh nghiệp, hợp tác xã; hoặc chủ sở hữu của DNNN; cổ đông công ty cổ phần; thành viên hợp
danh công ty hợp danh.
9


- TH3: Quyết định mở thủ tục thanh lý tài sản sau khi có Nghị quyết của Hội nghị chủ nợ lần thứ
nhất
Sau khi Hội nghị chủ nợ lần thứ nhất thông qua Nghị quyết đồng ý với dự kiến các giải pháp
tổ chức lại hoạt động kinh doanh, kế hoạch thanh toán nợ cho các chủ nợ và yêu cầu doanh nghiệp,
hợp tác xã phải xây dựng phương án phục hồi hoạt động kinh doanh, nếu có một trong các trường
hợp sau đây thì Toà án ra quyết định mở thủ tục thanh lý tài sản của doanh nghiệp, hợp tác xã:
+ Doanh nghiệp, hợp tác xã không xây dựng được phương án phục hồi hoạt động kinh
doanh trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày Hội nghị chủ nợ lần thứ nhất thông qua nghị quyết. Trong
trường hợp cần thời hạn dài hơn để xây dựng phương án phục hồi thì có thể được Thẩm phán gia
hạn thêm không quá 30 ngày nhưng doanh nghiệp, hợp tác xã vẫn không xây dựng được phương án
phục hồi đó.
+ Hội nghị chủ nợ không thông qua phương án phục hồi hoạt động kinh doanh của doanh
nghiệp, hợp tác xã;
+ Doanh nghiệp, hợp tác xã thực hiện không đúng hoặc không thực hiện được phương án
phục hồi hoạt động kinh doanh, trừ trường hợp các bên liên quan có thoả thuận khác.
b. Khiếu nại, kháng nghị và giải quyết khiếu nại, kháng nghị quyết định mở thủ tục thanh lý
tài sản
Điều 83. Khiếu nại, kháng nghị quyết định mở thủ tục thanh lý tài sản
1. Doanh nghiệp, hợp tác xã lâm vào tình trạng phá sản, các chủ nợ có quyền khiếu nại, Viện kiểm
sát nhân dân cùng cấp có quyền kháng nghị quyết định mở thủ tục thanh lý tài sản.
2. Những người mắc nợ doanh nghiệp, hợp tác xã có quyền khiếu nại phần quyết định mở thủ tục
thanh lý tài sản của doanh nghiệp, hợp tác xã liên quan đến nghĩa vụ trả nợ của mình.
3. Thời hạn khiếu nại, kháng nghị là hai mươi ngày, kể từ ngày cuối cùng đăng báo về quyết định
mở thủ tục thanh lý tài sản.

Trong thời hạn năm ngày, kể từ ngày hết thời hạn khiếu nại, kháng nghị, Toà án đã ra quyết định
mở thủ tục thanh lý tài sản của doanh nghiệp, hợp tác xã phải gửi hồ sơ về phá sản kèm theo đơn
khiếu nại, quyết định kháng nghị cho Toà án cấp trên trực tiếp để xem xét, giải quyết khiếu nại,
kháng nghị quyết định mở thủ tục thanh lý tài sản.
Điều 84. Giải quyết khiếu nại, kháng nghị quyết định mở thủ tục thanh lý tài sản
1. Ngay sau khi nhận được hồ sơ về phá sản kèm theo đơn khiếu nại, quyết định kháng nghị, Chánh
án Toà án cấp trên trực tiếp chỉ định một tổ gồm ba Thẩm phán xem xét, giải quyết khiếu nại, kháng
nghị quyết định mở thủ tục thanh lý tài sản.
2. Trong thời hạn sáu mươi ngày, kể từ ngày nhận được hồ sơ về phá sản, Tổ Thẩm phán phải xem
xét, giải quyết khiếu nại, kháng nghị quyết định mở thủ tục thanh lý tài sản. Tổ Thẩm phán có
quyền ra một trong các quyết định sau đây:
a) Không chấp nhận khiếu nại, kháng nghị và giữ nguyên quyết định mở thủ tục thanh lý tài sản của
Toà án cấp dưới;
b) Sửa quyết định mở thủ tục thanh lý tài sản của Toà án cấp dưới;
c) Huỷ quyết định mở thủ tục thanh lý tài sản của Toà án cấp dưới và giao hồ sơ về phá sản cho Toà
án cấp dưới tiếp tục thủ tục phục hồi theo quy định của Luật này.
3. Quyết định giải quyết khiếu nại, kháng nghị của Toà án cấp trên trực tiếp là quyết định cuối cùng
và có hiệu lực pháp luật kể từ ngày ra quyết định.
c. Thứ tự phân chia tài sản
* Thứ tự ưu tiên:
Trường hợp Thẩm phán ra quyết định mở thủ tục thanh lý đối với doanh nghiệp, hợp tác xã
thì việc phân chia giá trị tài sản của doanh nghiệp, hợp tác xã theo thứ tự sau đây:
10


- Hoàn trả giá trị tài sản đã được Nhà nước áp dụng biện pháp đặc biệt để phục hồi kinh doanh mà
không thể phục hồi được.
- Phí phá sản;
- Các khoản nợ lương, trợ cấp thôi việc, bảo hiểm xã hội theo quy định của pháp luật và các quyền
lợi khác theo thoả ước lao động tập thể và hợp đồng lao động đã ký kết;

- Các khoản nợ không có bảo đảm phải trả cho các chủ nợ trong danh sách chủ nợ theo nguyên tắc
nếu giá trị tài sản đủ để thanh toán các khoản nợ thì mỗi chủ nợ đều được thanh toán đủ số nợ của
mình; nếu giá trị tài sản không đủ để thanh toán các khoản nợ thì mỗi chủ nợ chỉ được thanh toán
một phần khoản nợ của mình theo tỷ lệ tương ứng.
Trường hợp giá trị tài sản của doanh nghiệp, hợp tác xã sau khi đã thanh toán đủ các khoản
này mà vẫn còn thì phần còn lại này thuộc về:
- Xã viên hợp tác xã;
- Chủ doanh nghiệp tư nhân;
- Các thành viên của công ty; các cổ đông của công ty cổ phần;
- Chủ sở hữu doanh nghiệp nhà nước.
Trường hợp Thẩm phán ra quyết định mở thủ tục phục hồi hoạt động kinh doanh đối với
doanh nghiệp, hợp tác xã thì việc thanh toán được thực hiện theo thứ tự quy định này, trừ trường
hợp các bên có thoả thuận khác.
* Xác định tài sản được dùng để phân chia:
Đối với doanh nghiệp chịu trách nhiệm vô hạn, tài sản của doanh nghiệp tư nhân, công ty
hợp danh lâm vào tình trạng phá sản bao gồm cả tài sản được sử dụng vào hoạt động kinh doanh và
tài sản của chủ doanh nghiệp tư nhân và thành viên hợp danh không đưa vào hoạt động kinh doanh.
Doanh nghiệp, hợp tác xã không còn tài sản để thực hiện phương án phân chia tài sản hoặc
đã thực hiện xong phương án phân chia tài sản, Thẩm phán sẽ ra quyết định đình chỉ thủ tục thanh
lý tài sản.
6.2.4. Tuyên bố doanh nghiệp, hợp tác xã bị phá sản
a. Các trường hợp ra quyết định tuyên bố phá sản
- Thẩm phán ra quyết định tuyên bố doanh nghiệp, hợp tác xã bị phá sản đồng thời với việc ra quyết
định đình chỉ thủ tục thanh lý tài sản.
- Quyết định tuyên bố doanh nghiệp, hợp tác xã bị phá sản trong trường hợp đặc biệt (không cần
triệu tập hội nghị chủ nợ, không cần áp dụng các thủ tục phục hồi kinh doanh hay thủ tục thanh lý
tài sản).
+ Trong thời hạn ba mươi ngày, kể từ ngày hết thời hạn nộp tiền tạm ứng phí phá sản do Tòa
án ấn định, chủ doanh nghiệp hoặc đại diện hợp pháp của doanh nghiệp, hợp tác xã nộp đơn yêu cầu
mở thủ tục phá sản không còn tiền và tài sản khác để nộp tiền tạm ứng phí phá sản thì Toà án ra

quyết định tuyên bố doanh nghiệp, hợp tác xã bị phá sản.
+ Sau khi thụ lý đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản và nhận các tài liệu, giấy tờ do các bên có
liên quan gửi đến, Toà án ra quyết định tuyên bố doanh nghiệp, hợp tác xã bị phá sản, nếu doanh
nghiệp, hợp tác xã lâm vào tình trạng phá sản không còn tài sản hoặc còn nhưng không đủ để thanh
toán phí phá sản.
Điều 89. Thông báo quyết định tuyên bố doanh nghiệp, hợp tác xã bị phá sản
1. Trong thời hạn mười lăm ngày, kể từ ngày ra quyết định tuyên bố doanh nghiệp, hợp tác
xã bị phá sản, Toà án phải gửi và thông báo công khai quyết định theo quy định tại Điều 29 của
Luật này.
2. Trong thời hạn mười ngày, kể từ ngày quyết định tuyên bố doanh nghiệp, hợp tác xã bị
phá sản có hiệu lực pháp luật, Toà án phải gửi quyết định cho cơ quan đăng ký kinh doanh để xoá
11


tên doanh nghiệp, hợp tác xã trong sổ đăng ký kinh doanh; trong trường hợp Toà án nhân dân tối
cao ra quyết định giải quyết khiếu nại, kháng nghị theo quy định tại Điều 92 của Luật này thì thời
hạn có thể dài hơn, nhưng không quá hai mươi lăm ngày.
b. Khiếu nại, kháng nghị và giải quyết khiếu nại, kháng nghị quyết định quyên bố doanh
nghiệp, hợp tác xã bị phá sản
Điều 91. Khiếu nại, kháng nghị quyết định tuyên bố doanh nghiệp, hợp tác xã bị phá sản
1. Những người quy định tại Điều 29 của Luật này có quyền khiếu nại, Viện kiểm sát nhân dân
cùng cấp có quyền kháng nghị quyết định tuyên bố doanh nghiệp, hợp tác xã bị phá sản.
2. Thời hạn khiếu nại, kháng nghị là hai mươi ngày, kể từ ngày cuối cùng đăng báo về quyết định
tuyên bố doanh nghiệp, hợp tác xã bị phá sản.
Trong thời hạn năm ngày, kể từ ngày hết thời hạn khiếu nại, kháng nghị, Toà án đã ra quyết định
tuyên bố doanh nghiệp, hợp tác xã bị phá sản phải gửi hồ sơ về phá sản kèm theo đơn khiếu nại,
quyết định kháng nghị cho Toà án cấp trên trực tiếp để xem xét, giải quyết khiếu nại, kháng nghị
quyết định tuyên bố doanh nghiệp, hợp tác xã bị phá sản.
3. Quyết định tuyên bố doanh nghiệp, hợp tác xã bị phá sản không bị khiếu nại, kháng nghị thì có
hiệu lực pháp luật kể từ ngày hết thời hạn khiếu nại, kháng nghị quy định tại khoản 2 Điều này.

Điều 92. Giải quyết khiếu nại, kháng nghị quyết định tuyên bố doanh nghiệp, hợp tác xã bị phá sản
1. Ngay sau khi nhận được hồ sơ về phá sản kèm theo đơn khiếu nại, quyết định kháng nghị, Chánh
án Toà án cấp trên trực tiếp chỉ định một tổ gồm ba Thẩm phán xem xét, giải quyết khiếu nại, kháng
nghị quyết định tuyên bố doanh nghiệp, hợp tác xã bị phá sản.
2. Trong thời hạn bốn mươi lăm ngày, kể từ ngày nhận được hồ sơ về phá sản kèm theo đơn khiếu
nại, quyết định kháng nghị, Tổ Thẩm phán phải xem xét, giải quyết khiếu nại, kháng nghị quyết
định tuyên bố doanh nghiệp, hợp tác xã bị phá sản. Tổ Thẩm phán có quyền ra một trong các quyết
định sau đây:
a) Không chấp nhận khiếu nại, kháng nghị và giữ nguyên quyết định tuyên bố doanh nghiệp, hợp
tác xã bị phá sản của Toà án cấp dưới;
b) Huỷ quyết định tuyên bố doanh nghiệp, hợp tác xã bị phá sản của Toà án cấp dưới và giao hồ sơ
về phá sản cho Toà án cấp dưới tiếp tục tiến hành thủ tục phá sản.
3. Quyết định giải quyết khiếu nại, kháng nghị của Toà án cấp trên trực tiếp là quyết định cuối cùng
và có hiệu lực pháp luật kể từ ngày ra quyết định.

12



×