CHƯƠNG 6
PHÁP LUẬT VỀ
PHÁ SẢN DOANH NGHIỆP
Văn bản pháp luật: Luật phá sản 2004;
Người biên soạn:
TSKH. LS.Đặng Công Tráng
Chủ nhiệm Bộ môn pháp luật ĐHCNTP.HCM
I. Vai trò của pháp luật về phá sản trong
nền kinh tế thị trường:
1. Khái quát về phá sản:
Theo ngôn ngữ chung ở nhiều quốc gia, thuật
ngữ “phá sản” đều được sử dụng để diễn tả tình
trạng khó khăn về tài chính của một chủ doanh
nghiệp mà biểu hiện cụ thể của tình trạng đó là sự
mất khả năng thanh toán nợ đến hạn.
Ở Việt Nam, cùng với thuật ngữ “phá sản” thì
người ta còn dùng các từ: “khuynh gia, bại sản”,
“khánh kiệt”, “ vỡ nợ” hay “ sập tiệm” để chỉ tình
trạng tài chính trầm trọng của người mắc nợ.
Nói cụ thể hơn, dù có thể được sử dụng ở các
ngữ cảnh khác nhau song những từ đồng nghĩa này
đều diễn tả tình trạng mất khả năng thanh toán nợ
đến hạn của người mắc nợ khi có yêu cầu.
Dưới góc độ pháp lý, phá sản được đề cập
như là một thủ tục xử lý tình trạng mất khả năng
thanh toán nợ của một chủ thể do Toà án tiến hành.
TỔNG GIÁ TRỊ
TÀI SẢN
TỔNG NỢ ĐẾN
HẠN
Thông qua thủ tục này tất cả các chủ nợ đều
có cơ hội tham gia vào việc thanh toán nợ và đều
được nhận một phần nợ theo tỷ lệ tương ứng trong
khối nợ chung.
Như vậy, trong thủ tục phá sản thì tất cả các
chủ nợ đều bình đẳng về quyền đòi nợ nhưng chỉ
một phần yêu cầu thanh toán nợ của họ được thoả
mãn.
Trong nền KTTT phá sản DN là một hiện
tượng kinh tế khách quan. Bởi vì:
- DN về thực chất cũng là một thực thể xã
hội. Cho nên, cũng có việc sinh ra, có phát triển và
có diệt vong.
- Nền KTTT với đa hình thức sở hữu, đa
thành phần kinh tế hoạt động kinh doanh theo sự
tác động của các qui luật của KTTT, trong đó có
qui luật cạnh tranh. Tất yếu sẽ có DN chiếm lĩnh
thị trường và cũng có DN kinh doanh đình đốn, nợ
nần, mất khả năng chi trả và lâm vào tình trạng
phá sản.
- Trong hoạt động kinh doanh cái mà DN thu
được cũng là lợi nhuận nhưng đồng thời DN cũng
phải chịu rủi ro. Theo thông kê của Ngân hàng thế
giới thì tỷ lệ rủi ro là ¼. Lý do có thể do năng lực
quản lý, thiếu khả năng thích ứng…
Phá sản bao giờ cũng kéo theo những hậu quả
kinh tế xã hội nhất định. Nhưng xét về mặt kinh tế
Phá sản cũng là một giải pháp hữu hiệu trong
việc “cơ cấu lại” nền kinh tế, góp phần duy trì sự
tồn tại của những DN đủ sức đứng vững trong điều
kiện cạnh tranh.
2. Phân loại phá sản.
*/ Phá sản trung thực và phá sản gian trá
Sự phân biệt hành vi trung thực hay gian trá
được xác định dựa vào sự phân tích nguyên nhân
dẫn đến tình trạng phá sản doanh nghiệp.
Trong phá sản trung thực, tình trạng mất khả
năng thanh toán nợ nằm ngoài mong muốn của chủ
doanh nghiệp mắc nợ.
Trái lại, tình trạng mất khả năng thanh toán
nợ bị coi là giả tạo và gian trá, khi tình trạng đó
được chủ doanh nghiệp mắc nợ sắp đặt trước và tạo
ra nhằm lợi dụng việc tuyên bố phá sản để trốn
tránh nghĩa vụ tài sản hoặc chiếm đoạt tài sản của
chủ thể khác.
Chẳng hạn, doanh nghiệp mắc nợ tạo ra vụ
cháy kho chứa hàng rồi tuyên bố mất khả năng
thanh toán nợ đến hạn.
Việc phân loại này có ý nghĩa khi xác định
thái độ đối xử của PL đối với con nợ.
*/ Phá sản tự nguyện và phá sản bắt buộc.
Căn cứ vào cơ sở phát sinh quan hệ pháp
luật:
Phá sản tự nguyện: là pháp luật cho phép chủ
doanh nghiệp mắc nợ được đệ đơn yêu cầu Toà án
tuyên bố phá sản, khi thấy doanh nghiệp lâm vào
tình trạng mất khả năng thanh toán nợ đến hạn.
Tuy nhiên, trong trường hợp này, pháp luật
phải có các điều khoản qui định chặt chẽ để tránh
việc doanh nghiệp mắc nợ lợi dụng để chiếm đoạt
tài sản của chủ nợ.
Khác với phá sản tự nguyện, sự phá sản bắt
buộc nằm ngoài ý muốn chủ quan của doanh
nghiệp mắc nợ, bởi tuyên bố phá sản được Toà án
đưa ra trên cơ sở yêu cầu của các chủ nợ.
Việc phân loại này có ý nghĩa khi xây dựng
hồ sơ vụ phá sản cũng như lựa chọn thủ tục phá
sản thích hợp (phục hồi hay xử lý tài sản).
*/ Phá sản doanh nghiệp và phá sản cá
nhân
Phụ thuộc vào hoàn cảnh thực tế của từng
quốc gia mà luật phá sản ở nước đó xác định phạm
vi điều chỉnh riêng biệt. Ở một số nước (Úc) chỉ
điều chỉnh hoạt động phá sản cá nhân; còn phá sản
của các doanh nghiệp tuân theo qui định về phá sản
trong Luật công ty.
Ngược lại, Luật phá sản của nước ta chỉ áp
dụng cho các doanh nghiệp. Còn cá nhân nếu lâm
vào phá sản thì giải quyết theo TTDS.
3. Pháp luật về phá sản:
Pháp luật về phá sản là tổng hợp các quy
phạm pháp luật do Nhà nước ban hành để điều
chỉnh những quan hệ phát sinh trong quá trình giải
quyết yêu cầu phá sản DN, HTX.
Từ khái niệm trên cho chúng ta thấy được
tính đặc thù của pháp luật phá sản thể hiện ở chỗ:
Các qui định của pháp luật phá sản vừa chứa
đựng qui phạm PL về nội dung vừa chứa đựng qui
phạm PL về hình thức.
- Qui phạm PL về nội dung: điều chỉnh quan
hệ về tài sản giữa chủ nợ và con nợ, quyền và
nghĩa vụ của chủ thể tham gia quan hệ đó.
Khách thể của quan hệ này: là tài sản của
DN, HTX lâm vào tình trạng phá sản.
- Qui phạm PL về hình thức: điều chỉnh quan
hệ tố tụng giữa cơ quan nhà nước có thẩm quyền
với chủ nợ, con nợ và những người có liên quan,
quyền và nghĩa vụ của các chủ thể này.
Khách thể của quan hệ này: chính là quá trình
giải quyết yêu cầu phá sản DN, HTX.
a. Những yếu tố ảnh hưởng đến nội dung
luật phá sản:
- Nội dung của luật phá sản bị quyết định bởi
tính chất của nền kinh tế. (nó chỉ tồn tãi trong nền
KTTT).
- Nội dung của luật phá sản chỉu ảnh hưởng
của trình độ phát triển kinh tế. Điều này lý giải vì
sao pháp luật phá sản của các quốc gia lại khác
nhau.
- Nội dung của luật phá sản phụ thuộc vào
khả năng làm chủ của các DN trong việc giải quyết
công việc phá sản. Ở VN thì Tòa án vẫn đòng vai
trò quan trọng trong giải quyết phá sản.
- Nội dung của luật phá sản chịu sự tác động
của xu thế hội nhập kinh tế quốc tế.
*/ Đặc điểm của phá sản.
- Phá sản là một thủ tục thanh toán nợ đặc
biệt. Khi con nợ lâm vào tình trạng phá sản.
- Thanh toán theo danh sách chủ nợ. Tất cả
các chủ nợ (đến hạn và chưa đến hạn).
- Thanh toàn nợ trong phá sản là thanh toán
trên cơ sở giá trị tài sản còn lại của DN.
- Thanh toán nợ không chỉ bình đẳng mà còn
dân chủ.
- Chấm dứt hoạt động của DN và thường áp
dụng chế tài đối với chủ DN (cấm KD 1- 3 năm).
b. Nội dung cơ bản của luật phá sản 2004.
Chương I: Những qui định chung.
Chương này bao gồm những qui định xác
định đối tượng và phạm vi áp dụng của Luật phá
sản; xác định tình trạng phá sản doanh nghiệp, hợp
tác xã; xác định cơ quan có thẩm quyền giải quyết
tuyên bố phá sản doanh nghiệp, hợp tác xã.
Chương II: Nộp đơn và thụ lý đơn yêu cầu
mở thủ tục phá sản.
Chương này qui định những đối tượng nào có
quyền nộp đơn yêu cầu tuyên bố phá sản doanh
nghiệp, hợp tác xã và khi nào thì được nộp đơn
cũng như việc thụ lý đơn yêu cầu tuyên bố phá sản
doanh nghiệp, hợp tác xã của Tòa án có thẩm
quyền.
Chương III: Nghĩa vụ về tài sản.
Chương này xác định nghĩa vụ về tài sản của
doanh nghiệp, hợp tác xã bị tuyên bố phá sản; thứ
tự phân chia tài sản và việc xử lý các tài sản của
doanh nghiệp, hợp tác xã trong các trường hợp cầm
cố, thế chấp, nghĩa vụ liên đới hoặc bảo lãnh,v.v…
Chương IV: Các biện pháp bảo toàn tài sản.
Chương này qui định các biện pháp đảm bảo
tài sản của doanh nghiệp, hợp tác xã có yêu cầu
tuyên bố phá sản không bị thất thoát trong thời
gian Tòa án tiến hành mở thủ tục tuyên bố phá sản
đến khi thực hiện hoàn tất thủ tục phá sản đối với
doanh nghiệp, hợp tác xã đó.
Chương V: Hội nghị chủ nợ.
Chương này qui định ai có quyền tham gia
vào hội nghị chủ nợ; trình tự thủ tục tiến hành hội
nghị chủ nợ; nhiệm vụ và quyền hạn của hội nghị
chủ nợ cũng như những vấn đề có liên quan đến
hội nghị chủ nợ.
Chương VI: Thủ tục phục hồi, thủ tục thanh
lý.
Chương VII: Tuyên bố doanh nghiệp, hợp tác
xã bị phá sản.
Chương VIII: Xử lý vi phạm
Chương IX: Điều khoản thi hành.
Luật phá sản có hiệu lực ngày 15 tháng 10
năm 2004, đây là văn bản quan trọng của nước ta
về phá sản doanh nghiệp, hợp tác xã.
4. Vai trò của pháp luật phá sản.
- Pháp luật phá sản bảo vệ lợi ích chính đáng
của các chủ nợ, cung cấp cho các chủ nợ công cụ
để thực hiện việc đòi nợ.
Có hai phương pháp đòi nợ: đòi nợ bằng biện
pháp thông thường và đòi nợ bằng cơ chế đặc biệt.
Chính nhờ thủ tục phá sản mà các chủ nợ một
phương cách hữu hiệu nhất để bảo vệ lợi ích của
mình, hạn chế tình trạng chây ỳ, dây dưa trong việc
thanh toán công nợ, suy cho cùng là tạo điều kiện
thuận lợi cho các nhà kinh doanh làm ăn.
- Pháp luật phá sản bảo vệ lợi ích của con
nợ, đem lại cho các DN đang trong tình trạng phá
sản một cơ hội phục hồi hoặc rút khỏi thị trường
một cách có trật tự.
Khi mới xuất hiện, pháp luật phá sản không
đặt vấn đề bảo vệ lợi ích cho các con nợ. Người ta
cho rằng, phá sản là tội phạm và bị trừng phạt.
Ngày nay, không còn quan niệm như vậy
nữa. Tuyệt đại đa số các nước đều cho rằng, kinh
doanh là việc khó, đầy rủi ro, vì vậy, pháp luật cần
phải đối xử nhân đạo với các nhà doanh nghiệp.