Tải bản đầy đủ (.doc) (7 trang)

TÀI LIỆU địa lí dân cư

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (131.36 KB, 7 trang )

CHỦ ĐỀ: ĐỊA LÍ DÂN CƯ
I. Đặc điểm dân số và sự phân bố dân cư nước ta:
1. Dân số là nguồn lực quan trọng để phát triển đất nước:
- Dân số là lực lượng lao động của xã hội để tạo ra của cải vật chất. Dân số là lực lượng tiêu dùng, là cơ
sở hình thành thị trường rộng lớn, kích thích sản xuất phát triển.
- Chính sách dân số gắn liền với chiến lược con người, chiến lược phát triển kinh tế xã hội. Không có
chính sách dân số hợp lý sẽ gây khó khăn cho quá trình phát triển của đất nước.
2. Đặc điểm dân số nước ta:
a. Dân số đông và nhiều thành phần dân tộc:
a.1. Nước ta có quy mô dân số đông:
- Theo kết quả điều tra dân số đến ngày 1/4/2009, quy mô dân số Việt Nam là 85.789.573 người, mật
độ dân số là 259 người/km2 , tốc độ gia tăng dân số là 1,2%. Bình quân mỗi năm tăng khoảng 947
nghìn người (trong vòng 10 năm trở lại đây).
- Các nhà khoa học của Liên Hợp Quốc đã tính toán rằng, để có cuộc sống thuận lợi, bình quân trên
một km2 chỉ nên có từ 30- 40 người. Như vậy, ở Việt Nam, mật độ dân số gấp khoảng 6-7 lần “Mật độ
chuẩn”. Căn cứ vào chỉ số này, có thể khẳng định Việt Nam là quốc gia có quy mô dân số đông.
- Dân số đông là lực lượng lao động dồi dào, thị trường tiêu thụ lớn, tuy nhiên trong điều kiện của nước
ta hiện nay đây là trở ngại lớn cho việc phát triển kinh tế, giải quyết việc làm và nâng cao đời sống
nhân dân.
a.2. Nước ta có nhiều thành phần dân tộc:
- Nước ta có 54 dân tộc khác nhau đang sinh sống trên lãnh thổ. Đại đa số các dân tộc có nguồn gốc
bản địa, có quá trình hình thành và phát triển cùng với lịch sử dựng nước và giữ nước, cùng chung sống
dưới mái nhà của nước Việt Nam thống nhất.
- Trong cộng đồng các dân tộc Việt Nam, người kinh chiếm đa số (85,7% năm 2009). Các thành phần
còn lại sống rải rác suốt từ Bắc vào Nam, chỉ chiếm 14,7% dân số toàn quốc.
- Về mặt số lượng, sau người Việt là người Tày, Thái, Khơ me, Mường và Mông. Mỗi dân tộc có số
dân trên một triệu, tổng cộng chiếm 7,9% dân số cả nước. Các tộc người có số dân từ 50 vạn đến 1
triệu là người Hoa, Nùng, Dao. Các tộc người khác có số lượng ít hơn, dao động từ 20-30 chục vạn tới
vài trăm người.
- Mỗi dân tộc, đều có nét văn hóa riêng, đoàn kết bên nhau tạo nên sức mạnh phát triển kinh tế xã hội
và xây dựng đất nước.


- Trình độ phát triển kinh tế xã hội giữa dân tộc có sự chênh lệch rất lớn nên cần chú ý đầu tư, phát
triển kinh tế xã hội ở vùng dân tộc ít người, tăng cường tính thống nhất đoàn kết dân tộc.
b. Dân số tăng nhanh:
- Cho tới những năm cuối của thế kỷ 19, dân số Việt Nam gia tăng rất chậm. Từ đầu thế kỷ 20 trở lại
đây, tốc độ tăng ngày càng nhanh. Giai đoạn 1921- 1955 (35 năm) dân số tăng khoảng 9,9 triệu người.
Đặc biệt, giai đoạn 1955- 1995 (40 năm sau) dân số tăng khoảng 46,5 triệu người. Nếu tính từ 19211995, trong khoảng 75 năm dân số Việt Nam tăng gấp 4,5 lần với khoảng 58,3 triệu người, cũng trong
thời gian này dân số thế giới tăng 2,9 lần. Như vậy sự bùng nổ dân số ở Việt Nam diễn ra mạnh mẽ
trong thời gian vừa qua.
- Dân số Việt Nam vẫn có thể tăng nhanh trong thời gian tới do qui mô dân số nước ta đông và số phụ
nữ bước vào tuổi sinh đẻ vẫn lớn. Những phương án dự báo mới nhất của cục thống kê cho thấy, vào
năm 2024 dân số Việt Nam có thể đạt 95,13 triệu người( phương án thấp nhất) và 104,28 triệu người
(phương án cao nhất).
- Việc thực hiện chính sách dân số, sức khỏe sinh sản, thực hiện chương trình tiêm chủng cho trẻ em
đã góp phần làm giảm mức chết, nhất là mức chết ở trẻ dưới một tuổi giảm nhanh, tuổi thọ dân cư tăng.
Tuy mức sinh đã giảm mạnh nhưng vẫn còn cao và không đồng đều giữa các vùng và các khu vực.
- Sự gia tăng dân số nhanh trong thời gian vừa qua đã có những ảnh hưởng tiêu cực đến quá trình phát
triển kinh tế- xã hội. Qui mô dân số lớn đã tác động xấu tới môi trường: đất đai khan hiếm, cạn kiệt tài


nguyên, ô nhiễm môi trường…ảnh hưởng đến việc cải thiện và nâng cao chất lượng cuộc sống dân cư. Bên cạnh việc tuyên truyền, vận động về dân số, sức khỏe sinh sản, chính sách dân số và các chính
sách có liên quan, cần tiếp tục tục đẩy mạnh qui mô gia đình ít con, đặc biệt đối với vùng sâu, vùng xa,
vùng ven biển và miền núi.
c. Cơ cấu dân số:
- Cơ cấu dân số theo tuổi đang ở thời kì kết thúc giai đoạn “dân số trẻ” bước vào giai đoạn “dân số già”
đồng thời bước vào cơ cấu “dân số vàng”.
+ Số người dưới 15 tuổi chiếm tỉ lệ khá cao: 42,5% năm 1979; 38,9% năm 1989; 33,6% năm 1999 và
giảm xuống còn 25% năm 2009.
+ Số người già trên 60 tuổi có tăng lên qua các năm nhưng chậm và còn thấp: 7,1% năm 1979; 7,9%
năm 1989; 8,1% năm 1999 và 9% năm 2009.
+ Dân số trẻ làm gánh nặng nuôi dạy và chăm sóc trẻ em; sức ép về lao động, việc làm ngày càng tăng

lên. Tuy nhiên do quá trình giảm sinh tương đối nhanh trong những năm qua, tỉ trọng dân số trẻ đã có
xu hướng giảm mạnh và tỉ trọng dân số già đã tăng lên. Có thể nói, dân số nước ta đang nằm trong thời
kỳ quá độ chuyển từ dân số trẻ sang dân số già. Trong thời kì này, tỉ lệ những người ngoài độ tuổi lao
động giảm xuống, tỉ lệ người trong độ tuổi lao động tăng lên. Nó vừa là cơ hội vừa là thách thức của
nền kinh tế nước ta trong vài chục năm tới.
+ Ở nước ta mỗi năm có thêm khoảng 950 nghìn trẻ em. Nhà nước cần có chính sách đáp ứng nhu cầu
giáo dục đối với thế hệ trẻ, bảo vệ và chăm sóc trẻ em, ngăn chặn tình trạng lạm dụng tình dục trẻ em,
tình trạng nghiện chính ma tuý trong thanh thiếu niên, quan tâm vấn đề sức khỏe sinh sản vị thành niên,
chăm sóc người cao tuổi… Bên cạnh đó, cần đẩy mạnh thực hiện mục tiêu giảm sinh để có thể đạt mức
sinh thay thế vào những năm tới.
- Cơ cấu dân số theo giới tính đã dần cân bằng: Năm 1939 1943 1951 1960 1970 1979 1989 1999
2005 2009 Tỉ số giới tính 97,2 96,5 96,1 95,9 94,7 94,2 94,7 96,4 96,5 98,1 Bảng trên cho thấy sự mất
cân đối giới tính của dân số Việt Nam nhìn chung đã dần thu hẹp. Năm thấp nhất là năm 1979, trung
bnh cứ 100 nữ chỉ có 94,2 nam; cho đến năm 2009, tỉ số này đã tăng lên 98,1 nam/100 nữ. - Mất cân
bằng giới tính ở trẻ em và trẻ sơ sinh có xu hướng tăng lên. Theo điều tra biến động dân số hàng năm, tỉ
số giới tính khi sinh ở nước ta bắt đầu tăng từ đầu thập kỉ nhưng tăng cao bất thường trong vài năm trở
lại đây, căn vào số liệu chính thức năm 1979 là 105 bé trai/100 bé gái (ở mức tự nhiên). Năm 1999 tỉ số
này là 107 và năm 2009 là 111 bé trai/100 bé gái. Nhiều chuyên gia dự đoán với tốc dộ này, tỉ số giới
tính khi sinh có thể vượt ngưỡng trong vài năm tới. Đến năm 2035 năm giới sẽ nhiều hơn phụ nữ 10%.
3. Phân bố dân cư :
Cũng giống như các nước trên thế giới, sự phân bố dân cư nước ta phụ thuộc vào nhân tố tự
nhiên, kinh tế- xã hội, lịch sử…Tùy theo thời gian và lãnh thổ cụ thể, các nhân tố ấy tác động một cách
khác nhau tạo nên bức tranh phân bố dân cư như ngày nay. 5 Đặc điểm cơ bản của sự phân bố dân cư
nước ta hiện nay là tính chất không hợp lí trong phân bố giữa đồng bằng với trung du và miền núi, giữa
thành thị và nông thôn.
a. Giữa đồng bằng với trung du và miền núi :
a.1.Sự phân bố dân cư ở đồng bằng :
- Đồng bằng là nơi dân cư trù mật nhất. Trên lãnh thổ chưa đầy ¼ diên tích tự nhiên đã tập
trung ¾ dân số cả nước.
+ Đồng bằng sông Hồng với diện tích 14.964,1km2 là địa bàn cư trú của 18.478,4 nghìn người(

năm 2009). Dân cư qui tụ đông nhất là khu vực trung tâm (Hà Nội, Bắc Ninh, Hưng Yên), ở phần
Đông và Đông Nam châu thổ (Hải Phòng, Thái Bình). Mật độ dân số cao có quan hệ trực tiếp với nền
nông nghiệp thâm canh lúa nước và cơ cấu nghành nghề đa dạng. Sự hiện diện của các thành phố, trung
tâm công nghiệp, dịch vụ lớn cũng đã góp phần vào việc làm tăng thêm mật độ dân số ở đồng bằng.
+ Đồng bằng sông Cửu Long, với diện tích 40.518,5km2 , là vựa lúa lớn nhất của nước ta,
đồng thời cũng là nơi cư trú của 17.213,4 nghìn người (2009). Phần lớn dân cư sinh sống ở khu vực
tam giác châu và dọc theo hai nhánh sông chính. Những tỉnh có mật độ cao nhất là Tiền Giang (674


người/km2 ), Vĩnh Long (696 người/km2 ), Thành phố Cần Thơ (848 người/km2 ). Phần Tây Nam của
đồng bằng mới được khai phá vào giữa thế kỉ XVII, tuy nhiều tài ngyên , nhưng mật độ dân số còn thấp
so với các nơi khác như Cà Mau (226 người/km2 ), Kiên Giang (266 người/km2 ).
+ Hệ thống đồng bằng Duyên hải miền Trung nhỏ hẹp, tiềm năng nông nghiệp không lớn như
hai đồng bằng trên nên mật độ dân số không cao lắm. Các tỉnh có mật độ dân số cao ở khu vực này gắn
liền với trồng lúa nước, làm nghề thủ công, đánh bắt cá ven biển.
- Trong điều kiện tự nhiên và đất nông nghiệp của đồng bằng có hạn, mật độ dân số cao đã gây
rất nhiều khó khăn trong việc tạo đủ công ăn việc làm, đảm bảo các nhu cầu của đời sống và phúc lợi
xã hội. Vì Vậy ngay từ những năm 60, nhà nước đã tiến hành di dân và phân bố lại dân cư lao động
theo hướng từ đồng bằng lên trung du và miền núi. Sau 1975, phong trào tăng nhanh cả về số lượng và
cường độ thông qua việc tổ chức cho hàng vạn hộ gia đình từ Đồng bằng sông Hồng, Duyên hải Nam
Trung Bộ đến các vùng kinh tế mới ở Tây Nguyên, Đông Nam Bộ, Đồng bằng sông Cửu Long và một
phần thuộc các tỉnh thuộc vùng Đông Bắc và Tây Bắc.
a.2.Sự phân bố dân cư ở trung du và miền núi : 6
- Nước ta có ¾ diện tích là đồi núi. Mặc dù ở khu vực này có nhiều nguồn lực để phát triển
kinh tế nhưng dân cư hãy còn thưa thớt (chỉ ¼ dân số). Mật độ dân số như vậy, trùng với địa bàn cư trú
của các dân tộc ít người, một mặt phản ánh trình độ phát triển kinh tế còn thấp và mặt khác, thể hiện
ảnh hưởng của địa hình đến sự cư trú của con người.
- Nhìn chung địa hình càng cao, mật độ dân số càng thấp. Giữa các vùng trung du và miền núi,
mật độ rất khác nhau.Ở Đông Bắc dân cư khá đông đúc như Bắc Giang (408 người/km2 ), Phú Thọ
(373 người/km2 ), Thái Nguyên (320 người/km2 ). Còn ở vùng núi Tây Bắc, địa hình hiểm trở, dân cư

phân tán và quá thưa thớt so với mật độ dân số trung bình cả nước, như Lai Châu(41 người/km2 ), Điện
Biên (52 người/km2 ), Sơn La (76 người/km2 ).
- Là một sơn nguyên có độ cao 700- 1500m . Tây Nguyên trở thành địa bàn cư trú cử nhiều dân
tộc. Nơi đây có tài nguyên phong phú nhất là nguồn đất ba dan màu mỡ. Sự phân bố dân cư không
tương xứng với tài nguyên của vùng. Tỉnh Kon Tum có mật độ dân số thấp thứ hai sau Lai Châu (45
người/km2 ), tỉnh Đắc Nông (76 người/km2 ). Trong mật độ ít ỏi này đã tính đến sự hổ trợ về nhân lực
của nhiều tỉnh khác thông qua việc chuyển cư. b. Sự phân bố dân cư ở thành thị và nông thôn :
- Dân cư nước ta phân bố không đồng đều giữa thành thị và nông thôn với sự vượt trội về dân
số ở nông thôn so với thành thị. Là một quốc gia nông nghiệp được hình thành từ lâu đời nhưng bị chế
độ thực dân và phong kiến thống trị quá lâu dài, kiềm hãm sự phát triển kinh tế cùng với các cuộc chiến
tranh liên tục, hệ thống các thành phố của nước ta vừa ít vừa chậm phát triển.
- Từ sau khi miền Bắc đươc giải phóng, quá trình công nghiệp hóa XHCN đã khai sinh và thúc
đẩy sự phát triển của một số đô thị. Tỉ lệ dân số thành thị tăng dần từ 8,7% (1960) lên 21,3% (1975).
Còn ở các tỉnh miền Nam, quá trình đô thị hóa và tập trung dân cư vào các thành phố diễn ra rất nhanh,
tuy mục đích và sự hình thành đô thị hoàn toàn khác các tỉnh phía Bắc. Dân cư từ các vùng dân cư
miền Nam trong thới kì chiến tranh đã dồn về khu vực thành thị, nhất là các đô thị lớn để lánh nạn và
làm ăn sinh sống. Vì vậy tỉ lệ nhân khẩu thành thị ở miền Nam rất cao :21,5% (1960), và 31,3% (1975).
- Sau khi thống nhất đất nước, dân số thành thị giảm nhanh cả về số lượng và tỉ trọng : 21,5% (1975) ;
20,6% (1976) ; 19,24% (1979). Nguyên nhân chủ yếu là do việc hồi hương của dân cư từ các thành phố
lớn ở miền Nam sau ngày giải phóng và do công tác điều động lao động và dân cư đi xây dựng các
vùng kinh tế mới, chủ 7 yếu từ các thành phố, thị xã. Vào những năm đầu 80 của tế kỉ XX, quá trình
hồi hương từ các thành phố lớn hầu như đã kết thúc, việc điều động dân cư đi xây dựng các vùng kinh
tế mới đã dần đi vào chiều sâu, chủ yếu theo hướng nông thôn- nông thôn. Cùng với đường lối đổi mới
của nền kinh tế, việc thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước đã làm dân số thành thị tăng
dần, từ 20,1% (1989) lên 23,5% (1999) và 29,6% (2009).
- Cho đến hết năm 2009, số dân thành thị là 25.466 nghìn người, số dân ở nông thôn là 60.558,6
nghìn người. So với thế giới và các nước trong khu vực, tỉ lệ dân số thành thị của nước ta tương đối
thấp. Năm 2009, tỉ lệ dân số thành thị trung bình của thế giới là 50%, của các nước đang phát triển là



44%, khu vực Đông Nam Á là 43%. Số dân ở nông thôn quá lớn phản ánh trình độ thấp của quá trình
công nghiệp hóa và sự phát triển chậm của nhóm ngành dịch vụ.
II. Lao động và việc làm : Việt Nam là nước có dân số tương đối trẻ, nhờ sự thành công của
chính sách dân số trong thời gian qua, tỉ suất gia tăng tự nhiên đang giảm dần. Bộ phận dân số dưới 15
tuổi có xu hướng giảm, tỉ lệ dân số trông độ tuổi từ 15 đến 59 đang tăng. Song hiện nay cũng như 15
năm tới, tốc độ tăng trưởng lực lượng lao động sẽ cao hơn tốc độ tăng dân số. Vào thời kì dân số ổn
định, tỉ suất tăng trưởng dân số và tỉ suất tăng trưởng lực lượng lao động sẽ tiềm cận nhau. Vì vậy, xây
dựng các kế hoạch và chính sách về lao động và việc làm phải được quan tâm đặc biệt.
1.Đặc điểm nguồn lao động nước ta :
- Nguồn lao động nước ta rất dồi dào.
+ Năm 2009, tỉ lệ dân số hoạt động kinh tế của nước ta là 47,7 triệu người chiếm 55,5% tổng số
dân.
+ Mỗi năm nước ta có thêm khoảng 1 triệu lao động, tỉ lệ dân số hoạt động kinh tế trong độ tuổi
lao động so với dân số trong độ tuổi lao động là 76,5%.
- Chất lượng lao động ngày càng tăng :
+ Người lao động cần cù, sáng tạo, có kinh nghiệm sản xuất phong phú nhất là trong sản xuất
nông lâm ngư nghiệp và tiểu thủ công nghiệp.
+ Trình độ học vấn của lực lượng lao động ngày càng được nâng cao. Số lao động đã qua đào
tạo ngày càng tăng.
+ Về trình độ chuyên môn kĩ thuật của lực lượng lao động, tính đến hết 2009, có trên 8,5 triệu
người có trình độ chuyên môn (từ sơ cấp, công nhân kĩ thuật, trung học chuyên nghiệp đến cao đẳng,
cử nhân, thạc sĩ, tiến sĩ) chiếm 18% tổng lao động đang hoạt động trong các ngành kinh tế. 8
+ So với yêu cầu hiện nay, thì lực lượng lao động có trình độ vẫn còn mỏng, số lao động chưa
qua đào tạo còn nhiều, đặc biệt là đội ngũ cán bộ quản lý, công nhân kĩ thuật lành nghề còn thiếu nhiều.
- Phân bố lao động không đồng đều cả về số lượng và chất lượng :
+ Phần lớn lực lượng lao động của cả nước tập trung ở ba vùng : Đồng bằng sông Hồng, Đông
Nam Bộ, Đồng bằng sông Cửu Long (57,9%). Tây Nguyên có diện tích tự nhiên lớn, nhưng quy mô lao
động nhỏ nhất (5,9%).
+ Số lao động có chuyên môn kĩ thuật tập trung chủ yếu ở thành thị (40% tổng lực lượng lao
động trong khu vực) còn nông thôn tương ứng là 10,2%.

2. Tình hình sử dụng lao động ở nước ta hiện nay :
a. Lực lượng lao động chia theo khu vực kinh tế:
- Nhìn chung, cơ cấu lao động của của cả nước chia theo khu vực kinh tế trong thời gian qua có
sự chuyển dịch mạnh mẽ.(1979-2009).
+ Giảm tỉ trọng khu vực nông –lâm – ngư nghiệp (79% năm 1979 xuống còn 51,9% năm 2009).
+ Tăng tỉ trọng khu vực công nghiệp- xây dựng (6% lên 21,4%) và dịch vụ (15% lên 26,7%).
- Sự chuyển dịch trên là tích cực, theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Tuy vậy, phần lớn
lao động vẫn còn tập trung trong nhóm ngành nông- lâm –ngư nghiệp.
- Hiện nay, đi đôi với việc tiếp tục chuyển dịch cơ cấu cây trồng ở nông thôn theo hướng đa
dạng hóa, nhằm phục vụ các mục tiêu đảm bảo an toàn lương thực, xuất khẩu, nâng cao thu nhập và
mức sống của nông dân. Nhà nước đang triển khai chương trình khuyến nghề để tạo môi trường và điều
kiện thu hút nhiều hơn nông dân chuyển sang làm các ngành nghề phi nông nghiệp. Có như vậy, mới
tạo được sự đột biến trong chuyển dịch cơ cấu lao động của cả nước, đáp ứng có hiệu quả yêu cầu phát
triển và ổn định xã hội trong thời kỳ mới.
- Dân số hoạt động kinh tế phân theo nhóm ngành không giống nhau giữa các vùng lãnh thổ.
Trong phạm vị cả nước, Đông Nam Bộ có tỉ trọng dân số hoạt động trong ngành nông nghiệp thấp nhất
(18,5% năm 2009), tiếp theo là Đồng bằng Sông Hồng. Các vùng còn lại lực lượng lao động trong
nhóm ngành nông- lâm- ngư nghiệp tương đối cao, vượt trên mức trung bình cả nước.
b. Cơ cấu lao động theo thành phần kinh tế:


- Cơ cấu lao động theo thành phần kinh tế cũng có những thay đổi quan trọng. Nền kinh tế của
nước ta hiện nay là nền kinh tế nhiều thành phần, bao gồm Nhà nước, tập thể, liên doanh, tư nhân, cá
thể và gia đình. Có thể chia các thành phần kinh tế 9 thành hai khu vực lớn là khu vực nhà nước và khu
vực kinh tế khác (ngoài nhà nước, có vốn đầu tư nước ngoài). Sự chuyển dịch lao động từ khu vực nhà
nước sang khu vực kinh tế khác đang diễn ra phù hợp với quá trình Việt Nam chuyển sang nền kinh tế
thị trường.
- Khu vực kinh tế ngoài nhà nước không chỉ thu hút lao động nông- lâm – ngư nghiệp mà còn
thu hút nhiều lao động vào các ngành công nghiệp- xây dựng và dịch vụ.
3. Việc làm của lực lượng lao động cả nước:

a. Việc làm là vấn đề gay gắt:
- Việc làm thường xuyên của lực lượng lao động trong cả nước ở thời điểm năm 2009, số
người từ đủ 15 tuổi trở lên có việc làm thường xuyên trong 12 tháng là 47,7 triệu người chiếm 96,7%
dân số hoạt động kinh tế
. - Trong 8 vùng lãnh thổ, tỉ lệ người có việc làm thường xuyên trong 12 tháng của lực lượng
lao động cao nhất thuộc về Trung du và miền núi Bắc Bộ (98,8%), tiếp theo là Đồng bằng sông Hồng
(97,3%) và Duyên hải miền Trung (98,8%), thấp nhất là Đông Nam Bộ (96,4%) và Đồng bằng sông
Cửu Long (96,6%).
- Tình trạng thiếu việc làm ở nông thôn vẫn diễn ra rất phổ biến trong cả nước. Tỉ lệ sử dụng
thời gian lao động trong nông nghiệp và nông thôn năm 2009 cao nhất ở vùng Trung du và miền núi
Bắc Bộ (96,5%), song ngay tại vùng này vẫn còn 3,5% quỹ thời gian lao động chưa có đủ việc làm.
Vùng Đồng bằng sông Cửu Long có tỉ lệ nhàn rỗi cao nhất nước (10,5%) tổng quỹ thời gian lao động.
Các vùng còn lại tỉ lệ sử dụng thời gian lao động từ 93,0 đến 94,0%.
- Tỉ lệ thất nghiệp của dân số hoạt động kinh tế ở khu vực thành thị trong cả nước có xu hướng
giảm chậm từ 6,7% năm 1999 xuống còn 4,6% năm 2009 và có sự phân hóa rõ giữa các vùng.
+ Bắc Trung Bộ và Duyên hải Nam Trung Bộ có tỉ lệ thất nghiệp ở thành thị cao nhất (5,5%),
Đồng bằng sông Hồng (4,6%), Đồng bằng sông Cửu Long (4,5%). Các vùng còn lại dao động từ 3,03,9%.
+ Trong 63 tỉnh thành, có 4 tỉnh, thành phố có tỉ lệ thất nghiệp cao (trên 6,0%): Đà Nẳng
(7,1%), Hải Phòng (6,5%), Thừa Thiên Huế (6,3%), Khánh Hòa (6,3%). Có 4 tỉnh tỉ lệ thất nghiệp ở
mức 5,5- 6,0% (Tuyên Quang, Quảng Ninh, Bình Định và Cần Thơ). Các tỉnh còn lại dao động từ 2,8 –
5,4%. -Việc làm và thất nghiệp có liên quan chặt chẽ với nhau trong sự biến động không ngừng của thị
trường lao động và sự phát triển kinh tế - xã hội. Thất nghiệp là biểu hiện của sự không cân bằng của
thị trường lao động khi nhu cầu việc làm cao hơn 10 chổ làm việc. Các chính sách khuyến khích sản
xuất trong những năm gần đây cùng với quá trình đổi mới, đa dạng hóa kinh tế đã làm cho nền kinh tế
nước ta phát triển và có thêm nhiều chổ làm mới. Tuy nhiên, do tốc độ tăng trưởng lực lượng lao động
cao nên vấn đề thất nghiệp vẫn đang là thách thức lớn đối với nước ta.
b. Phương hướng giải quyết vấn đề việc làm:
- Phân bố lại dân cư và lao động giữa các vùng để vừa khai thác tốt hơn tiềm năng của mỗi
vùng vừa tạo thêm việc làm mới.
- Đẩy mạnh kế hoạch hóa gia đình, thực hiện tốt chính sách dân số, sức khỏe sinh sản.

- Đa dạng hóa các hoạt động kinh tế nông thôn (sản xuất nông nghiệp hàng hóa, phát triển
ngành nghề thủ công, dich vụ…).
- Phát triển các hoạt động công nghiệp và dịch vụ. Mở rộng liên doanh đầu tư nước ngoài, mở
rộng sản xuất hàng xuất khẩu.
- Đẩy mạnh xuất khẩu lao động.
III. Đô thị hóa: Hiện nay trên toàn thế giới, đô thị hóa đang diễn ra với qui mô lớn và nhịp độ
nhanh chưa từng thấy. Cùng với công nghiệp hóa, đô thị hóa được xem như là một khía cạnh vận động
đi lên của xã hội. Trongđiều kiện phát triển của nền kinh tế hiện đại, đô thị hóa trở thành quá trình kinh
tế- xã hội nhiều mặt với các biểu hiện chính là sự tăng lên về các điểm dân cư đô thị, về qui mô của bản


thân từng đô thị và sự phổ biến rộng rãi lối sống thành phố. Đô thị Việt Nam được hình thành và phát
triển cùng với quá trình lịch sử phát triển kinh tế- xã hội, văn hóa, chính trị của đất nước. Tuy có bề dày
lịch sử, nhưng tốc độ phát triển đô thị ở nước ta hiện nay còn chậm chạp và trình độ thấp so với các
nước trên thế giới, bởi vì đô thị hóa phụ thuộc vào tốc độ phát triển kinh tế, trình độ công nghiệp hóa
và nhiều yếu tố khác.
1. Đặc điểm đô thị hóa:
- Tốc độ đô thị hóa chậm, tỉ lệ dân số thành thị vẫn còn thấp. Dân số Việt Nam phần lớn sống ở
nông thôn và hoạt động nông nghiệp là chủ yếu. Tốc độ đô thị hóa diễn ra chậm chạp. Giai đoạn 19311975, tỉ lệ dân số đô thị từ 7,6% lên 21,5%, bình quân mỗi năm tăng 0,3%. Giai đoạn 1975- 2000, tỉ lệ
dân số thành thị nhích thêm 2,7%, bình quân tăng 0,11%. Từ 2000 đến nay, tốc độ đô thị hóa tăng
nhanh hơn từ 24,7% lên 29,6%, bình quân mỗi năm tăng 0,6%. Dự báo đến năm 2020, tỉ lệ dân số
thành thị nước ta tăng lên 45- 50%. 11
- Số lượng các đô thị tăng lên rõ rệt, song qui mô đô thị nhỏ bé, chưa trở thành hạt nhân của
vùng lãnh thổ. Năm 2009,nước ta có 719 điểm dân cư đô thị. Qui mô các đô thị chủ yếu là nhỏ và vừa.
Trong tổng số 719 đô thị chỉ có 2 đô thị có qui mô lớn( trên 3 triệu dân) là Hà Nội và thành phố Hồ Chí
Minh(đô thị đặc biệt); 3 đô thị loại 1 trực thuộc Trung ương; 8 đô thị loại 1 khác thuộc tỉnh; 11 đô thị
loại 2; 37 đô thị loại 3; 38 đô thị loại 4 và 625 đô thị loại 5.
- Mối quan hệ giữa nông thôn và thành thị mang tính chất xen cài cả trong không gian đô thị,
cả về xã hội học, lối sống, sinh hoạt văn hóa, phong tục tập quán và mối quan hệ kinh tế. Về cơ bản,
Việt Nam là nước nông nghiệp, với hơn 50% dân số nông nghiệp. Các đô thị ra đời và phát triển trên

cơ sở nông nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, thương nghiệp, dịch vụ, hành chính. Rất ít đô thị phát triển
mạnh mẽ dựa vào sản xuất công nghiệp, tác phong và lối sống nông nghiệp vẫn còn phổ biến trong dân
cư, nhất là các đô thị vừa và nhỏ.Vì vậy, khi không còn đóng vai trò trung tâm của tỉnh hoặc huyện thì
đô thị bị xuống cấp nhanh chóng và ít được đầu tư.
- Cơ sở hạ tầng kĩ thuật, kinh tế- xã hội, môi trường còn yếu kém nhất là ở miền Bắc và miền
Trung. Điều đó làm cho các đô thị này luôn chịu áp lực của gia tăng dân số (tự nhiên và cơ học) đồng
thời chịu sức ép của nền kinh tế kém phát triển.
- Đô thị hóa không đồng đều giữa các vùng trong cả nước, phân bố phân tán, tản mạn, đa phần
là đô thị nhỏ, nửa đô thị, nửa nông thôn. Sự rãi đều của các đô thị nhỏ làm hạn chế khả năng đầu tư và
phát triển kinh tế, dẫn đến việc nông thôn hóa đô thị, đô thị không đủ sức phát triển.
2. Mạng lưới đô thị:
a. Khái niệm: - Đô thị: Đô thị là khu vực tập trung dân cư sinh sống với mật độ cao và chủ yếu
hoạt động trong lĩnh vực kinh tế phi nông nghiệp, là trung tâm chính trị, hành chính, kinh tế, văn hóa,
hoặc chuyên ngành có vai trò thúc đẩy sự phát triển kinh tế xã hội của quốc gia hoặc một vùng lãnh
thổ, một địa phương.
- Mạng lưới đô thị: Là một hệ thống đô thị liên kết với nhau thông qua mạng lưới cơ sở hạ
tầng. Mạng lưới đô thị được coi là một hệ thống bao gồm nhiều cấp khác nhau, giữa các cấp trong một
mạng lưới có quan hệ đặc biệt với nhau. b. Phân bố đô thị ở Việt Nam:
- Mạng lưới đô thị nước ta trải ra tương đối rộng khắp trên lãnh thổ và được chia thành 6 loại
dựa trên các tiêu chí cơ bản: Số dân, chức năng, mật độ dân số, cơ sở hạ tầng, kiến trúc cảnh quan, tỉ lệ
lao động phi nông nghiệp. 12
+ Đô thị đặc biệt: Dân số từ 5 triệu trở lên, mật độ dân số 15 nghìn người/km2 ; cơ sở hạ tầng
đồng bộ; là thủ đô hoặc trung tâm quốc gia, quốc tế; có phạm vi ảnh hưởng cả nước; tỉ lệ lao động phi
nông nghiệp trên 90%
. + Đô thị loại 1: Dân số từ 1-5 triệu, mật độ trung bình từ 10.000- 13.000 người/km2 ; trung
tâm quốc gia, quốc tế; phạm vi ảnh hưởng vùng, liên tỉnh hoặc cả nước; tỉ lệ lao động phi nông nghiệp
>85%.


+ Đô thị loại 2: Dân số từ 30- 80 vạn người, mật độ dân số trung bình từ 8.000- 10.000

người/km2 ; trung tâm quốc gia quốc tế; phạm vi ảnh hưởng vùng, tỉnh; tỉ lệ lao động phi nông nghiệp
>80%.
+ Đô thị loại 3: Dân số từ 15 vạn trở lên, mật độ trung bình 6.000 người/km2 ; trung tâm tỉnh
hoặc vùng; tỉ lệ lao động phi nông nghiệp >75%.
+ Đô thị loại 4: Dân số từ 5 vạn trở lên, mật độ trung bình 4.000 người/km2 ; trung tâm tỉnh; cơ
sở hạ tầng chưa hoàn chỉnh; tỉ lệ lao động phi nông nghiệp >70%.
+Đô thị loại 5: Dân số từ 4.000 người trở lên, mật độ trung bình 2.000 người/km2 ; trung tâm
huyện, cụm xã; cơ sở hạ tầng chưa hoàn chỉnh; tỉ lệ lao động phi nông nghiệp > 65%. ( Lưu ý: Các chỉ
tiêu trên có thể thấp hơn đối với các đô thị ở trung du và miền núi).
- Theo chỉ tiêu đô thị phân loại Việt Nam, cho đến năm 2009, nước ta có 719 điểm dân cư đô
thị được chia như sau:
+ Hai đô thị đặc biệt (Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh) chiếm 33.8% dân số đô thị và 15,8%
dân số toàn quốc.
+ Ba đô thị loại 1 trực thuộc trung ương (Hải Phòng, Đà Nẵng, Cần Thơ) chiếm 9,4% dân số
đô thị và 4,6 % dân số toàn quốc.
+ 8 đô thị loại 1 là thành phố tỉnh lỵ, trung tâm các vùng (Thái Nguyên, Nam Định, Vinh, Huế,
Quy Nhơn, Nha Trang, Đà Lạt, Buôn Mê Thuột).
+ 11 đô thị loại 2 ( Hạ Long, Việt Trì, Hải Dương, Thanh Hóa, Phan Thiết, Biên Hòa, Plây ku,
Vũng Tàu, Mỹ Tho, Long Xuyên, Cà Mau).
+ 37 đô thị loại 3; 38 đô thị loại 4 và 625 đô thị loại 5. - Cùng với sự biến đổi chung của nền
kinh tế đất nước, các đô thị Việt Nam đã có những bước phát triển rõ rệt, nhưng vẫn chưa đạt yêu cầu
của cuộc sống đô thị. Phát triển đô thị vừa là một đòi hỏi, vừa là một trong những yếu tố cơ bản để thúc
đẩy sự phát triển kinh tế- xã hội theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.
3. Ảnh hưởng của đô thị hóa đến việc phát triển kinh tế- xã hội:
- Tác động tích cực:
Các đô thị của nước ta với chức năng tổng hợp, là trung tâm văn hóa, chính trị, kinh tế, khoa
học- kĩ thuật đã tạo động lực phát triển cho địa 13 phương.
Các đô thị là nơi tập trung dân cư đông đúc tạo ra thị trường tiêu thụ lớn và lực lượng lao động
dồi dào có kĩ thuật cao. Các đô thị có sức hút đầu tư lớn cho cơ sở vật chất kĩ thuật.
Các đô thị có khả năng tạo việc làm cho người lao động, tăng thu nhập, tạo ra sự chuyển dịch cơ

cấu kinh tế cho địa phương và cả nước.
- Tác động tiêu cực: Ô nhiễm môi trường (khí thải công nghiệp, không khí, tiếng ồn). An ninh
trật tự không được đảm bảo, tệ nạn xã hội phát sinh, vấn đề giải quyết việc làm cho người lao động trở
nên bức xúc.
- Trong quá trình đô thị hóa cần chú ý: Phát triển mạnh mạng lưới đô thị, chú trọng đến các đô
thị là trung tâm phát triển vùng. Đẩy mạnh đô thị hóa nông thôn, rút ngắn khoản cách giữa thành thị và
nông thôn. Sự gia tăng dân số và lao động ở thành thị phải đi đôi với vấn đề việc làm và phát triển cơ
sở vật chất hạ tầng đô thị. Quy hoạch đô thị phải hoàn chỉnh, đồng bộ, đảm bảo có đô thị lành mạnh,
trong sạch



Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×