Tải bản đầy đủ (.doc) (11 trang)

Quan diem chinh sach cua dang ve dan toc va daidoan ket cac dan toc trong thoi ky moi

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (142.39 KB, 11 trang )

BAN CHQS THÀNH PHỐ VĨNH YÊN
BAN CHQS XÃ ĐỊNH TRUNG
______________________

BÀI GIẢNG CHÍNH TRỊ
QUAN ĐIỂM, CHÍNH SÁCH CỦA ĐẢNG VỀ DÂN TỘC VÀ ĐOÀN KẾT
CÁC DÂN TỘC TRONG THỜI KỲ MỚI
_________________________________

CHÍNH TRỊ VIÊN PHÓ (GIÁO VIÊN)
Dương Trọng Tuệ

1


Ngày

tháng

năm 2012

PHÊ DUYỆT
CỦA CHÍNH TRỊ VIÊN BAN CHQS THÀNH PHỐ

1- Phê duyệt giáo án.
Bài: QUAN ĐIỂM, CHÍNH SÁCH CỦA ĐẢNG VỀ DÂN TỘC VÀ ĐOÀN
KẾT CÁC DÂN TỘC TRONG THỜI KỲ MỚI
Của đồng chí : Chính trị viên phó Dương Trọng Tuệ
2- Nội dung phê duyệt.
a- Bố cục.
……………………………………………………………………………………………………………………………………………………..


……………………………………………………………………………………………………………………………………………………..
……………………………………………………………………………………………………………………………………………………..
……………………………………………………………………………………………………………………………………………………..

b- Liên hệ thực tiễn, định hướng tư tưởng, hướng dẫn hành động.
……………………………………………………………………………………………………………………………………………………..
……………………………………………………………………………………………………………………………………………………..
……………………………………………………………………………………………………………………………………………………..
……………………………………………………………………………………………………………………………………………………..

3- Kết luận.
……………………………………………………………………………………………………………………………………………………..
……………………………………………………………………………………………………………………………………………………..
……………………………………………………………………………………………………………………………………………………..
……………………………………………………………………………………………………………………………………………………..

CHÍNH TRỊ VIÊN

Phần 1: Ý ĐỊNH BÀI GIẢNG
2


I- MỤC ĐÍCH – YÊU CẦU.
Nâng cao nhận thức cho lực lượng DQTV về chính sách dân tộc, tôn giáo của
Đảng, Nhà nước, từ đó nâng cao trách nhiệm của mỗi chiến sỹ DQTV thực hiện tốt
chính sách dân tộc, tôn giáo của Đảng, Nhà nước, tích cực vận động đồng bào
trong các dân tộc, tôn giáo phát huy tinh thần yêu nước, thực hiện sống “tốt đời
đẹp đạo”, xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân, tích cực tham gia xây dựng bảo vệ
tổ quốc.
Tập trung nghe, ghi chép, nắm chắc những nội dung cơ bản của bài, liên hệ vào

thực tiễn đơn vị, địa phương; xác định rõ nhiệm vụ của mình trong thực hiện chính
sách dân tộc, tôn giáo, góp phần xây dựng địa bàn vững mạnh, ổn định, hoàn thành
thắng lợi mọi nhiệm vụ được giao.
II- NỘI DUNG.
Gồm 3 phần
I- Quan điểm, chính sách của Đảng về dân tộc và đoàn kết các dân tộc trong
thời kỳ mới.
II- Quan điểm, chính sách của Đảng, Nhà nước ta đối với tôn giáo và nhiệm vụ
công tác tônn giáo.
III- Dân quân tự vệ với nhiệm vụ vận động quần chúng thực hiện chính sách
dân tộc, tôn giáo của Đảng và Nhà nước.
Nội dung trọng tâm” Phần III.
III- THỜI GIAN.
Tổng thời gian 04 giờ
Lên lớp 03 giờ
Ôn tập, thảo luận, kiểm tra: 01 giờ
IV- TỔ CHỨC – PHƯƠNG PHÁP.
1- Tổ chức:
- Gới thiệu tập trung theo đội hình lớp học, thảo luận theo từng tổ.
2- Phương pháp:
- Đối với giáo viên: Sử dụng phương pháp thuyết trình giảng giải, lấy dẫn
chứng để minh hoạ.
- Người học: Nghe, ghi theo ý hiểu, tích cực tham gia phát biểu xây dựng nội
dung bài.
V- ĐẢM BẢO
1- Vật chất:
3


- Giáo viên: Giáo án, bài giảng, tài liệu.

- Người học: Vở, bút.
2- Tài liệu:
- Tài liệu giáo dục DQTV năm 2008 (cục chính trị nhà xuất bản quân đội sản
xuất năm 2008).
Phần hai: NỘI DUNG BÀI GIẢNG
I- QUAN ĐIỂM, CHÍNH SÁCH CỦA ĐẢNG VỀ DÂN TỘC VÀ ĐOÀN
KẾT CÁC DÂN TỘC TRONG THỜI KỲ MỚI.
1- Sự cần thiết phải tăng cường đoàn kết các dân tộc.
- Xuất phát từ quan điểm chủ nghĩa Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và
Đảng ta về vấn đề dân tộc và vị trí chiến lượng của công tác dân tộc.
Xuất phát từ quan điểm chủ nghĩa Mác – Lênin cách mạng là sự nghiệp của
quần chúng, quần chúng nhân dân là người sáng tạo chân chính ra lịch sử, vấn đề
giai cấp và vấn đề dân tộc gắn bó chặt chẽ với nhau, chỉ có giai cấp vô sản mới giải
quyết được triệt để vấn đề dân tộc. Do đó tăng cường thực hện công tác dân tộc là
yêu cầu khách quan, là vấn đề có vị trí chiến lược nhằm xây dựng khối đại đoàn
kết toàn dân tộc, tạo sức mạng quần chúng to lớn giành thắng lợi trong cách mạng
vô sản.
Chủ tịch Hồ Chí Minh đã chỉ rõ: “Muốn cứu nước và giải phóng dân tộc không
có on đường nào khác ngoài con đường cách mạng vô sản” và khẳng định: Chỉ khi
đất nước được độc lập dân tộc, tự do đi lên CNXH thì các dân tộc trong nước thực
sự có điều kiện sống với nhau như anh em một nhà. Muốn đoàn kết phải thực sự
bình đẳng, giúp đỡ lẫn nhau và các dân tộc cùng nhau làm chủ đất nước.
Từ khi ra đời đến nay, Đảng đã từng bước phát triển và hoàn chỉnh đường lối
quan điểm về vấn đề dân tộc: lãnh đạo, chỉ đạo công tác dân tộc đạt được nhiều
thành tựu to lớn, góp phần vào sự nghiệp chung của đất nước.
- Xuất phát từ yêu cầu, nhiệm vụ xây dựng và bảo vệ tổ quốc trong thời kỳ mới.
Sự nghiệp CNH – HĐH xây dựng và bảo vệ tổ quốc là sự nghiệp toàn dân; sức
mạnh bảo vệ tổ quốc là sức mạnh của khối đại đoàn kết toàn dân tộc. Vì vậy trong
thời kỳ mới phải tăng cường thực hiện tốt chính sách dân tộc của Đảng, Nhà nước
nhằm xây dựng, củng cố vững chắc khối đại đoàn kết toàn dân tộc, tạo ra sức mạnh

to lớn thực hiện thắng lợi sự nghiệp xây dựng và bảo vệ vững chắc Tổ quốc Việt
Nam XHCN.
4


- Do sự chống phá của các thế lực thù địch.
Thực tiễn cho thấy, các thế lực thực dân, đế quốc luôn lợi dụng vấn đề dân tộc,
sắc tộc để chia rẽ khối đại đoàn kết dân tộc, nhất là đối với đồng bào dân tộc ở
những vùng sâu, vùng xa, vùng dân trí thấp và các vùng chiến lược quan trọng để
tuyên truyền chống phá, truyền đạo trái phép, kích động gây rối, tổ chức bạo loạn
để lấy cớ can thiệp vũ trang. Vì vậy, trong thời kỳ mới phải tăng cường thực hiện
tốt chính sách dân tộc của Đảng, nhà nước nhằm giữ vững khối đại đoàn kết dân
tộc, bảo vệ cuộc sống hoà bình, phát triển của mỗi dân tộc và của cả cộng đồng các
dân tộc Việt Nam.
2- Quan điểm của Đảng ta về vấn đề dân tộc và công tác dân tộc.
Một là: Vấn đề dân tộc và đoàn kết dân tộc là vấn đề chiến lược, cơ bản, lâu
dài, đồng thời cũng là vấn đề cấp bách hiện nay của cách mạng Việt Nam.
Hai là: Các dân tộc trong đại gia đình Việt Nam bình đẳng, đoàn kết, tương trợ,
giúp đỡ nhau cùng phát triển, cùng nhau phấn đấu thực hiện thắng lới sự nghiệp
CNH – HĐH đất nước, xây dựn và bảo vệ tổ quốc Việt Nam XHCN.
Ba là: Phát triển toàn diện về kinh tế, chính trị, văn hoá xã hội, an ninh quốc
phòng trên địa bàn vùng dân tộc thiểu số và miến núi, gắn tăng trưởng kinh tế với
giải quyết các vấn đề xã hội, thực hiện vấn đề chính sách dân tộc, chăm lo xây
dựng bồi dưỡng nguồn nhân lực và đội ngũ cán bộ người dân tộc thiểu số, giữ gìn
và phát huy giá trị truyền thống văn hoá các dân tộc thiểu số trong cộng đồng văn
hoá dân tộc Việt Nam.
Bốn là: Ưu tiên đầu tư phát triển kinh tế xã hội ở cácvùng dân tộc và miền núi,
khai thác có hiệu quả tiềm năng và thế mạnh của từng vùng, bảo vệ môi trường
sinh thái, phát huy tinh thần tự lực tự cường của đồng bào đồng thời tăng cường
quan tâm hỗ trợ của trung ương và các địa phương khác.

Năm là: Xác định công tác dân tộc và thực hiện chính sách dân tộc là sự
nghiệp của toàn Đảng, toàn dân và toàn quân, của các cấp các ngành, của toàn bộ
hệ thống chính trị.
3- Chính sách dân tộc của Đảng, Nhà nước trong thời kỳ mới.
- Phát triển kinh tế, chăm lo đời sống vật chất, tinh thần, xoá đói giảm nghèo,
nâng cao trình độ dân trí, giữ gìn bản sắc văn hoá, tiếng nói, chữ viết và truyền
thống văn hoá của các dân tộc.

5


- Thực hiện tốt chiến lược phát triển KT- XH ở miền núi, vùng sâu, vùng xa,
vùng biên giới, vùng căn cứ cách mạng; làm tốt công tác định canh, định cư và xây
dựng vùng kinh tế mới.
- Quy hoạch, phân bổ, sắp xếp lại dân cư, phát triển kinh tế gắn với bảo vệ an
ninh quốc phòng.
- Củng cố và nâng cao chất lượng hệ thống chính trị ở cơ sở vùng đồng bào dân
tộc thiểu số, động viên và phát huy vai trò những người uy tín trong các dân tộc.
- Thực hiện chính sách ưu tiên đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, nhân sỹ, trí thức vùng
đồng bào dân tộc thiểu số.
II- QUAN ĐIỂM CHÍNH SÁCH CỦA ĐẢNG, NHÀ NƯỚC TA ĐỐI VỚI
TÔN GIÁO VÀ NHIỆM VỤ CÔNG TÁC TÔN GIÁO.
1- Quan điểm của Đảng và Nhà nước ta đối với công tác tôn giáo.
Một là: Tín ngưỡng tôn giáo là nhu cầu tinh thần của một số bộ phận nhân dân,
đang và sẽ tồn tại cùng dân tộc trong quá trình xây dựng CNXH ở nước ta.
Thực hiện nhất quán chính sách tôn trọng và đảm bảo quyền tự do tín ngưỡng,
theo hoặc không theo tôn giáo nào, các tôn giáo hoạt động trong khuôn khổ pháp
luật, bình đẳng trước pháp luật.
Hai là: Đảng, Nhà nước thực hiện nhất quán chính sách đại đoàn kết dân tộc.
Đoàn kết đồng bào theo các tôn giáo khác nhau, đoàn kết đồng bào theo tôn

giáo và không theo tôn giáo. Giữ gìn và phát huy tích cực giá trị truyền thống, tôn
vinh những người có công với tổ quốc, nghiêm cấm sự phân biệt đối xử vì lý do tín
ngưỡng tôn giáo, đồng thời nghiêm cấm lợi dụng tín ngưỡng tôn giáo để hoạt động
mê tín dị đoan, hoạt động trái pháp luật và chinh sách của Nhà nước, kích động
chia rẽ nhân dân, chia rẽ các dân tộc, gây rối xâm phạm an ninh quốc gia.
Ba là: Nội dung cốt lõi của công tác tôn giáo là công tác vận động quần chúng.
Mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh là điểm
tương đồng để gắn bó đồng bào các tôn giáo với sự nghiệp chung. Mọi công dân
không phân biệt tín ngưỡng, tôn giáo đều có quyền và nghĩa vụ xây dựng và bảo vệ
Tổ quốc.
Bốn là: Công tác tôn giáo là trách nhiệm của cả hệ thống chính trị.
Công tác tôn giáo có liên quan đến nhiều lĩnh vực của đời sống kinh tế xã hội,
làm tố công tác tôn giáo là trách nhiệm của cả hệ thống chính trị do Đảng lãnh đạo,
nhưng trước hết là đội ngũ cán bộ chuyên trách làm công tác tôn giáo.
6


Năm là: Theo đạo, truyền đạo và hoạt động tôn giáo phải tuân thủ theo đúng
Hiến pháp và pháp luật của nhà nước.
Mọi tín đồ đều có quyền tự do hành đạo tại ggia đình và cơ sở thờ tự hợp pháp
theo quy định của pháp luật.
Các tổ chức tôn giáo được Nhà nước thừa nhận hoạt động theo pháp luật và
được pháp luật bảo hộ.
2- Nhịêm vụ của công tác tôn giáo.
- Tăng cường khối đại đoàn kết toàn dân tộc, đoàn kết các tôn giáo, đoàn kết
giữa người có đạo và người không có đạo.
- Phát huy những giá trị văn hoá, đạo đức tốt đẹp của các tôn giáo và xây dựng
xã hội mới. Động viên giúp đỡ đồng bào theo đạo và chức sắc tôn giáo sống tốt đời
đẹp đạo.
- Khuyến khích các tổ chức tôn giáo, chức sắc và các tín đồ tham gia thực hiện

chủ trương xã hội hoá các hoạt động từ thiện nhân đạo.
Thực hiện các chương trình phát triển kinh tế - xã hội, nâng cao đời sống vật
chất, văn hoá của đồng bào tôn giáo.
- Tăng cường đào tạo, bồi dưỡng cán bộ làm công tác tôn giáo.
- Đấu tranh ngăn chặn các hoạt đông mê tín, di đoan, các hành vi lợi dụng tín
ngưỡng, tôn giáo làm phương hại đến lợi ích chung của đất nước, vi phạm quyền
tự do tôn giáo của nhân dân.
3- Chính sách cụ thể đối với tôn giáo hiện nay.
a- Đối với các tín đồ tôn giáo.
- Đồng bào tín ngưỡng tôn giáo được đảm bảo sinh hoạt tín ngưỡng tôn giáo
bình thường, làm cho đồng bào hiểu rõ được chủ trương chính sách của Đảng,
Pháp luật của nhà nước, biết phân biệt tư do tín ngưỡng tôn giáo và lợi dụng tín
ngưỡng tôn giáo, tự giác đấu tranh với mọi âm mưu, thủ đoạn lợi dụng tín ngưỡng,
tôn giáo của các lự lượng thù địch phản động.
- Tăng cường giáo dục văn hóa, thông tin, khoa học kỹ thuật, y tế, xã hội nhằm
nâng cao dân trí và phúc lợi, nhất là những vùng đồng bào đông tín đồ tôn giáo,
phát huy mọi tiềm năng của đồng bào các tôn giáo.
b- Đối với các chức sắc tôn giáo.
- Được hoạt đông theo đúng pháp luât của Nhà nước tại nơi mình phụ trách.
Các hội được đào tạo, bổ nhiệm và thuyên chuyển chức sắc.
c- Đối với các tổ chức giáo hội.
7


- Các tổ chức hội có đường hướng hành đạo gắn với dân tộc, có tôn chỉ, có mục
đích, điều lệ phù hợp với pháp luật nhà nước. Nhà nước xem xét từng trường hợp
cụ thể để cho phép hoạt động.
- Mọi hoạt động tôn giáo bất thường ngoài đăng ký đều phải xin phép.
d- Đối với các hoạt động xã hội, từ thiện của tôn giáo.
- Khuyến khích tôn giáo nhà tu hành tham gia vào chương trình kinh tế xã hội,

các phong trào của MTTQ, đoàn thể xã hội. Hoạt động từ thiên trong khuôn khổ
chung.
- Cơ sở vật chất của tôn giáo đã hiến nhương sử dụng vào công ích về nguyên
tắc không đặt vấn đề trả lại.
e- Đối với quan hệ quốc tế và đối ngoại của tôn giáo.
- Quan hệ quốc tế và đối ngoại về tôn giáo hoặc có liên quan đến tôn giáo phải
theo quan điểm chính sách của Đảng, Nhà nước về quan hệ quốc tế và đối ngoại,
bảo vệ lợi ích của Tổ quốc, không để các lực lượng bên ngoài can thiệp vào công
việc nội bộ.
III- DÂN QUÂN TỤ VỆ VỚI NHIÊM VỤ VẬN ĐỘNG QUẦN CHÚNG
THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH DÂN TỘC, TÔN GIÁO CỦA ĐẢNG NHÀ
NƯỚC.
A- ĐỐI VỚI CHÍNH SÁCH DÂN TỘC.
- Nghiên cứu nắm vững quan điểm của chính sách Đảng, nhà nước về dân tộc,
gương mẫu chấp hành và vận động quần chúng nhân dân thực hiện tốt mọi chủ
trương, đường lối, chính sách của Đảng, Nhà nước về dân tộc và công tác dân tộc.
- Tuyên truyền và vận động nhân dân xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân tộc,
củng cố lòng tin của nhân dân đối với Đảng, với chế độ XHCN, làm thất bại âm
mưu “diễn biến hoà bình”, bạo loạn lật đổ của các thế lực thù địch, giữ vững ổn
định chính trị của đất nước.
- Tích cực tham gia xây dựng cơ sở địa phương vững mạnh toàn diện, trước hết
là vững mạnh về chính trị, xây dựng nền quốc phòng toàn dân, thế trận chiến tranh
nhân dân vững chắc, phát huy sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc vì mục tiêu: dân
giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh.
- Tham gia có hiệu quả các phong trào, các cuôc vận đông cách mạng, các
chương trình phát triển kinh tế xã hội; giúp dân xoá đói giảm nghèo, phòng chống,
khắc phục hậu quả thiên tai; thực hiện tốt chính sách xã hội góp phần ổn định, nâng
8



cao đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân, nhất là đồng boà trong các vùng
trọng điểm vùng sâu, vùng xa.
B- ĐỐI VỚI CHÍNH SÁCH TÔN GIÁO.
1- Tôn trọng quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo và quyền tự do không tín
ngưỡng, tôn giáo của công dân trong khuôn khổ chính sách pháp luật.
- Mọi cán bộ chiến sỹ DQTV không vi phạm quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo
và quyền không tự do tín ngưỡng, tôn giáo của công dân.
- Có thái độ đúng đắn với hoạt động tôn giáo, ủng hộ những hoạt động ích lơi
cho nhân dân. Kiên quyết đấu tranh với hoạt động mê tín dị đoan không lành mạnh
như: Gây chia rẽ cộng đồng, gây mâu thuẫn giữa các tôn giáo, những luận điệu gây
hoang mang trong quần chúng, những hoạt động tuyên truyền chống phá chủ
trương chính sách của Đảng và Nhà nước... dù là đối tượng nào cũng phải xử lý
theo pháp luật.
2- Tích cực vận động quần chúng có đạo tham gia sự nghiệp đổi mới, xây
dựng và bảo vệ tổ quốc, tăng cường khối đại đoàn kết toàn dân.
Vận động quần chúng có đạo thực hiện các chương trình xoá đói giảm
nghèo...cần quan tâm đến đặc điểm của các địa phương, đến vùng sâu, vùng xa,
vùng đồng bào có đạo còn gặp nhiều khó khăn. Tuyên truyền, vận động lôi cuốn
đồng bào tham gia các phong trào xây dựng, phát triển kinh tế xã hội, công tác
quốc phòng, bảo vệ an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội ở địa phương, cơ sở.
3- Góp phần tích cực đưa mọi tổ chức, hoạt động tôn giáo đúng pháp luật.
Bất cứ người theo tôn giáo nào thì nguồn gốc của họ, quê hương của họ là tổ
quốc Việt Nam, vì vậy mọi tín đồ chức sắc và tổ chức giáo hội của các tôn giáo
phải hoạt đông trong khuôn khổ pháp luật, trung thành với tổ quốc, có nghĩa vụ
bảo vệ chủ quyền quốc gia và lợi ích của dân tộc.
DQTV tham gia cùng cấp uỷ Đảng, chính quyền địa phương xử lý những vấn
đề tôn giáo nhằm đảm bảo cho mọi tôn giáo đều hoạt đông trong khuôn khổ của
pháp luật và chịu sự quản lý chung của chính quyền địa phương.
4- Tôn trọng họat đông tín ngưỡng, tôn giáo lành mạnh, tiến bộ, ủnh hộ các
phong trào hoạt động yêu nước, đóng gớp tích cực cho xã hội, tham gia củng cố

phát triển lực lượng cách mạng quần chúng trong các tôn giáo.
Hiện nay trong công tác tôn giáo đẩy mạnh hoạt động từ thiện, nhân đạo như
đóng góp tiền của, trơ giúp đồng bào gặp thiên tai, cưu mang trẻ em cơ
nhỡ...những việc làm đó chúng ta cần có thái độ ủng hộ, hoan nghênh biểu dương
9


kịp thời. Tuy nhiên cần đề phòng việc lợi dụng làm từ thiện, nhân đạo để phục vụ ý
đồ xấu.
5- Kiên quyết đấu tranh khắc phục các biểu hiện tiêu cực, xử lý nghiêm các
thủ đoạn lợi dụng tín ngưỡng, tôn giáo, làm tổn hại đến lợi ích của đất nước,
của nhân dân.
Mọi cán bộ chiến sỹ DQTV phải luôn đứng vững trên lập trường quan điểm của
giai cấp công nhân để nhận biết môt cách rõ ràng đâu là hoạt động tôn giáo lành
mạnh, thuần tuy và đâu là đội nốt để hoạt động chính trị phản động, kiên quyết đấu
tranh với những hành động lợi dụng tôn giáo để thực hiện mưu đồ chính trị, tuyên
truyền chống lại chủ trương chính sách của Đảng, Nhà nước; kích động những tín
đồ tôn giáo thổi phồng các mâu thuẫn nhỏ thành những vấn đề mang tính chính trị
trong quan hệ giữa nhà nước và giáo hội.
Đấu tranh ngăn chặn xử lý nghiêm theo pháp luật đối với trường hợp bắt tín đồ
đóng góp tiền của trái với quy định của nhà nước và sai với quy định của giáo luật.
Cảnh giác những trường hợp dùng tiền của để mua chuộc, dụ giỗ, khống chế, ép
buộc người theo đạo và cả người không theo đạo, nhất là đối với Đảng viên cốt
cán.
Mọi hoạt động núp dưới danh nghĩa văn hoá tín ngưỡng, tôn giáo để chống lại
hoặc làm băng hoại những giá trị tốt đẹp của văn hoá dân tộc nói chung, văn hoá
tín ngưỡng, tôn giáo nói riêng đều phải ngăn chặn và bài trừ xử lý nghiêm theo
pháp luật.
KẾT LUẬN
Việt Nam là một quốc gia dân tộc, đa tôn giáo, vì vậy chính sách dân tộc tôn

giáo và công tác dân tộc, tôn giáo luôn là những vấn đề hết sức quan trọng trong
chiến lược phát triển đất nước của Đảng, Nhà nước ta nhằm xây dựng, củng cố và
phát huy khối đại đoàn kết toàn dân tộc, tạo ra sức mạnh to lớn để thực hiện thắng
lơị công cuộc xây dựn và bảo vệ Tổ quốc Viêt Nam XHCN.
Đối với lực lương dân quân, là lực lượng nòng cốt tại địa phương, có trách
nhiệm rất cao trong việc gương mẫu chấp hành và vân động quần chúng nhân dân
thực hiện tốt chủ trương, đường lối của Đảng, Nhà nước về chính sách dân tộc và
tôn giáo. Tích cực tham gia xây dựng cơ sở địa phương vững mạnh toàn diện,
trước hết là vững mạnh về chính trị, xây dựng nền quốc phòng toàn dân, thế trận
chiến tranh nhân dân trên địa bàn vững chắc, tham gia giữ gìn ổn định chính trị trật
tự an toàn xã hội, hoàn thành tốt mọi nhiệm vụ được giao.
10


Câu hỏi thảo luận
Câu 1: Đồng chí hãy cho biết tại sao phải tăng cường đoàn kết các dân tộc?
Câu 2: Đồng chí cho biết quan điểm của Đảng ta về vấn đề tôn giáo? Phân tích
quan điểm 1?
Câu 3: Để thưc hiện tốt chính sách dân tôc, tôn giáo của Đảng, Nhà nước mỗi
dân quân phải làm gì? Liên hệ bản thân.

11



×