Tải bản đầy đủ (.pdf) (121 trang)

Phân tích và đề xuất giải pháp hoàn thiện hệ thống quản lý dự án phần mềm tại công ty cổ phần giải pháp ETC

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.12 MB, 121 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI
---------------------------------------

NGUYỄN HƢƠNG LIÊN

PHÂN TÍCH VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN HỆ THỐNG
QUẢN LÝ DỰ ÁN PHẦN MỀM
TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN GIẢI PHÁP ETC

LUẬN VĂN THẠC SĨ
CHUYÊN NGÀNH: QUẢN TRỊ KINH DOANH

Hà Nội – 2016


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI
---------------------------------------

NGUYỄN HƢƠNG LIÊN

PHÂN TÍCH VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN HỆ THỐNG
QUẢN LÝ DỰ ÁN PHẦN MỀM
TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN GIẢI PHÁP ETC

LUẬN VĂN THẠC SĨ
CHUYÊN NGÀNH: QUẢN TRỊ KINH DOANH

NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC:
PGS.TS NGUYỄN THỊ NGỌC HUYỀN



Hà Nội – 2016


CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

BẢN XÁC NHẬN CHỈNH SỬA LUẬN VĂN THẠC SĨ
Họ và tên tác giả luận văn : Nguyễn Hương Liên
Đề tài luận văn: Phân tích và đề xuất giải pháp hoàn thiện hệ thống
quản lý dự án phần mềm tại Công ty cổ phần giải pháp ETC.
Chuyên ngành: Quản trị kinh doanh
Mã số SV: CB130220
Tác giả, Người hướng dẫn khoa học và Hội đồng chấm luận văn
xác nhận tác giả đã sửa chữa, bổ sung luận văn theo biên bản họp Hội
đồng ngày 08/04/2016 với các nội dung sau:
“Mở đầu” chuyển thành “Phần mở đầu”.
Chuyển “Lời cam đoan” và “Lời cảm ơn” lên trước mục lục.
Mục 1.1 chuyển về phần mở đầu.
Trình bày lại nguồn Tài liệu tham khảo theo mẫu (tên tác giả, năm
xuất bản).
- Trình bày lại Danh mục tài liệu tham khảo theo mẫu “Tên tác giả,
(năm xuất bản) Tên sách/tạp chí, NXB/Số, số trang”.
- Từ khóa thêm “ Công ty cổ phần giải pháp ETC”.
- Chỉnh sửa lại các thuật ngữ, tên tiêu đề các mục, tiểu mục, lỗi kỹ
thuật.
Ngày tháng năm 2016
-

Giáo viên hƣớng dẫn


CHỦ TỊCH HỘI ĐỒNG

Tác giả luận văn


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan bản luận văn tốt nghiệp này là nghiên cứu thực sự của cá
nhân, được thực hiện trên cơ sở nghiên cứu lý thuyết, kiến thức khoa học, nghiên cứu
khảo sát tình hình thực tiễn với sự hướng dẫn của PGS.TS Nguyễn Thị Ngọc Huyền.
Các số liệu tổng hợp, phân tích trong Luận văn là hoàn toàn trung thực, các
luận điểm và phương hướng, giải pháp đưa ra xuất phát từ kinh nghiệm và thực tiễn
khoa học chưa được công bố dưới bất cứ hình thức nào trước khi được trình bày,
bảo vệ và công nhận bởi “Hội đồng đánh giá Luận văn tốt nghiệp Thạc sĩ Quản trị
kinh doanh”. Một lần nữa tôi xin khẳng định về sự trung thực của lời cam kết.
Tháng ….. năm 2016
Tác giả

Nguyễn Hƣơng Liên

i


LỜI CẢM ƠN
Tôi xin chân thành cảm ơn các quý thầy, cô Khoa Sau Đại Học, Viện Kinh tế
và Quản lý – Trường Đại học Bách Khoa Hà Nội đã truyền dạy những kiến thức
quý báu trong chương trình cao học; đặc biệt tôi xin chân thành cảm ơn PGS.TS
Nguyễn Thị Ngọc Huyền đã tận tình hướng dẫn tôi từ việc xây dựng đề cương đến
triển khai thu thập số liệu, nghiên cứu, hoàn thiện Luận văn này.
Cũng qua đây tôi xin chân thành cảm ơn Ban lãnh đạo, các phòng ban, cùng

các đồng nghiệp tại Công ty cổ phần giải pháp ETC đã tạo điều kiện thuận lợi, giúp
đỡ và có những trao đổi, đóng góp ý kiến, chia sẻ thông tin, tư liệu để tôi có thể
hoàn thành những nội dung nghiên cứu của đề tài.
Dù rất cố gắng, nhưng chắc chắn Luận văn còn những thiếu sót.
Rất mong nhận được sự chỉ bảo, góp ý của các thầy cô và bạn đồng nghiệp
Tháng …. năm 2016
Tác giả

Nguyễn Hƣơng Liên

ii


MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN ...................................................................................................... i
LỜI CẢM ƠN ........................................................................................................... ii
MỤC LỤC ................................................................................................................ iii
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT.................................................................................. vi
DANH MỤC HÌNH BẢNG BIỂU ........................................................................ vii
PHẦN MỞ ĐẦU ........................................................................................................1
CHƢƠNG 1: CƠ SỞ PHƢƠNG PHÁP LUẬN VỀ DỰ ÁN VÀ QUẢN LÝ DỰ
ÁN PHẦN MỀM .......................................................................................................7
1.1. Dự án công nghệ thông tin và quản lý dự án công nghệ thông tin ..................7
1.1.1. Dự án công nghệ thông tin: ......................................................................7
1.1.2. Quản lý dự án công nghệ thông tin ........................................................11
1.1.2.1. Mục tiêu của quản lý dự án .............................................................12
1.1.2.2. Đặc điểm của quản lý dự án ............................................................14
1.1.3. Nội dung quản lý dự án công nghệ thông tin .........................................15
1.1.3.1. Quản lý kế hoạch dự án ...................................................................15
1.1.3.2. Quản lý phạm vi dự án ....................................................................16

1.1.3.3. Quản lý thời gian .............................................................................16
1.1.3.4. Quản lý chi phí dự án ......................................................................16
1.1.3.5. Quản lý chất lượng ..........................................................................16
1.1.3.6. Quản lý nguồn nhân lực ..................................................................16
1.1.3.7. Quản lý thông tin .............................................................................16
1.1.3.8. Quản lý rủi ro ..................................................................................17
1.1.3.9. Quản lý đấu thầu .............................................................................17
1.2. Quản lý dự án phần mềm ...............................................................................17
1.2.1. Đặc điểm của các dự án phần mềm ........................................................17
1.2.2. Nội dung của quản lý dự án phần mềm ..................................................18
1.2.2.1. Quản lý công tác thực hiện phát triển phần mềm: ..........................18
1.2.2.2. Quản lý tiến độ thực hiện phát triển phần mềm: .............................20
1.2.2.3. Quản lý chi phí dự án đầu tư phát triển phần mềm .........................22
1.2.2.4. Quản lý nguồn nhân lực tham gia dự án đầu tư phát triển phần mềm
........................................................................................................26
1.2.2.5. Các mô hình quản lý dự án phần mềm ............................................29
1.3. Các nhân tố ảnh hưởng đến công tác quản lý dự án phần mềm ....................33

iii


1.3.1. Các nhân tố khách quan ..........................................................................33
1.3.2. Các nhân tố chủ quan .............................................................................34
TIỂU KẾT CHƢƠNG 1 .........................................................................................35
CHƢƠNG 2: PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG HỆ THỐNG QUẢN LÝ DỰ ÁN
PHẦN MỀM TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN GIẢI PHÁP ETC ..............................37
2.1. Giới thiệu tổng quan về Công ty cổ phần giải pháp ETC ..............................37
2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển của Công ty cổ phần giải pháp ETC37
2.1.2. Lĩnh vực hoạt động kinh doanh chính ....................................................40
2.1.3. Cơ cấu tổ chức quản lý ...........................................................................42

2.2. Phân tích thực trạng hệ thống quản lý dự án phần mềm tại Công ty cổ phần
giải pháp ETC .......................................................................................................43
2.2.1. Tình hình quản lý các dự án phần mềm tại Công ty cổ phần giải pháp
ETC giai đoạn 2010-2015 ................................................................................43
2.2.2. Công tác quản lý dự án phần mềm tại Công ty cổ phần giải pháp ETC 48
2.2.3. Mô hình quản lý dự án phần mềm tại Công ty cổ phần giải pháp ETC .50
2.2.4. Phân tích thực trạng công tác quản lý dự án phần mềm tại Công ty cổ
phần giải pháp ETC ..........................................................................................54
2.2.4.1. Dự án Giải pháp Hệ thống kho dữ liệu doanh nghiệp (Enterprise
Data Warehouse System) .............................................................................63
2.2.4.2. Dự án Giải pháp Hệ thống khởi tạo khoản vay LOS (Loan
Origination System) .....................................................................................76
2.3. Thành tựu và tồn tại của công tác quản lý dự án phần mềm tại Công ty cổ
phần giải pháp ETC. .............................................................................................89
2.3.1. Thành tựu đạt được .................................................................................89
2.3.2. Những tồn tại cần khắc phục ..................................................................89
TIỂU KẾT CHƢƠNG 2 .........................................................................................91
CHƢƠNG 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN HỆ THỐNG QUẢN LÝ
DỰ ÁN PHẦN MỀM TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN GIẢI PHÁP ETC. ...............92
3.1. Những thuận lợi và khó khăn trong công tác quản lý dự án đầu tư của Công
ty cổ phần giải pháp ETC trong thời gian qua ......................................................92
3.1.1. Thuận lợi .................................................................................................92
3.1.2. Khó khăn.................................................................................................93
3.2. Phương hướng, mục tiêu hoạt động của ETC trong giai đoạn 2015 - 2020 ..95
3.2.1. Mục tiêu ..................................................................................................95

iv


3.2.1.1. Mục tiêu tổng quát .........................................................................95

3.2.1.2. Mục tiêu cụ thể ...............................................................................95
3.2.2. Phương hướng hoạt động .......................................................................96
3.3. Một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác quản lý dự án đầu tư tại Công ty
cổ phần giải pháp ETC..........................................................................................97
3.3.1. Nhóm giải pháp nâng cao năng lực quản lý dự án .................................97
3.3.1.1. Kiện toàn bộ máy tổ chức quản lý dự án ........................................97
3.3.1.2. Đa dạng hóa, hiện đại hóa các công cụ quản lý dự án đầu tư .......100
3.3.2. Nhóm giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả đối với các nội dung của quản
lý dự án .........................................................................................................100
3.3.2.1. Giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý thời gian, tiến độ dự án ......100
3.3.2.2. Giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý chi phí dự án ......................102
3.3.2.3. Giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý chất lượng dự án ................102
TIỂU KẾT CHƢƠNG 3 .......................................................................................104
KẾT LUẬN ............................................................................................................106
TÀI LIỆU THAM KHẢO ....................................................................................111

v


DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT

CNTT

: Công nghệ thông tin

ETC

: Công ty cổ phần giải pháp ETC

QLDA


: Quản lý dự án

PM

: Project Manager – Người quản lý dự án

vi


DANH MỤC HÌNH BẢNG BIỂU
Bảng 2.1: Các dự án phần mềm tiêu biểu do Công ty giải pháp phần mềm ETC quản
lý giai đoạn 2010 -2015.............................................................................................44
Bảng 2.2. Các công việc trong từng giai đoạn vòng đời dự án .................................52
Bảng 2.3. Thực trạng công tác quản lý dự án Giải pháp Hệ thống kho dữ liệu doanh
nghiệp (Enterprise Data Warehouse System) ...........................................................55
Bảng 2.4. Thực trạng công tác quản lý dự án Giải pháp Hệ thống khởi tạo khoản
vay LOS (Loan Origination System) ........................................................................59
Bảng 2.5. Quy mô, công suất dự án Giải pháp Hệ thống kho dữ liệu doanh nghiệp
(Enterprise Data Warehouse System) .......................................................................65
Bảng 2.6. Bảng tiến độ tổng thể của dự án Giải pháp Hệ thống kho dữ liệu doanh
nghiệp (Enterprise Data Warehouse System) ...........................................................66
Bảng 2.7. Bảng chi phí của dự án Giải pháp Hệ thống kho dữ liệu doanh nghiệp
(Enterprise Data Warehouse System) .......................................................................71
Bảng 2.8. Bảng khối lượng thực hiện công việc của dự án Giải pháp Hệ thống kho
dữ liệu doanh nghiệp (Enterprise Data Warehouse System) ....................................74
Bảng 2.9. Quy mô, công suất dự án Giải pháp Hệ thống khởi tạo khoản vay LOS
(Loan Origination System) ........................................................................................77
Bảng 2.10. Bảng tiến độ công việc tổng thể Giải pháp Hệ thống khởi tạo khoản vay
LOS (Loan Origination System) ...............................................................................79

Bảng 2.11. Bảng chi phí của dự án Giải pháp Hệ thống khởi tạo khoản vay LOS
(Loan Origination System) ........................................................................................83
Bảng 2.12. Bảng khối lượng thực hiện công việc của dự án Giải pháp Hệ thống khởi
tạo khoản vay LOS (Loan Origination System)......................................................87

vii


PHẦN MỞ ĐẦU
1. Vài nét về lịch sử nghiên cứu vấn đề

Nghiên cứu ở nước ngoài
Trong cuốn “Quản lý dự án phần mềm ứng dụng” (Applied software project
management, O'Reilly Media) đã đưa ra vấn đề liên quan đến quản lý dự án phần
mềm - điều gì làm cho một dự án phần mềm thành công? Đó là một ý tưởng tốt và
một nhóm các lập trình viên tài giỏi? Hay còn phải dựa vào một người quản lý dự
án biết mình cần phải làm gì để giúp toàn đội của mình đi đến cùng dự án. Có
những sai lầm thường nhật mà hầu hét dự án phần mềm nào cũng gặp phải và một
số những sai lầm mới thường xuyên xảy ra bởi cùng một thành viên trong đội. để
tránh khỏi những lỗi lầm này không khó, nhưng nó mang tính khá khách quan, trừu
tượng. May mắn thay, đã có nhiều phương thức thực tiễn mà bất kỳ một nhà quản lý
dự án nào cũng có thể sử dụng. Trong cuốn “Quản lý dự án phần mềm ứng dụng”
Andrew Stellman và Jennifer Grenne sẽ cung cấp cho bạn những công cụ, kỹ thuật,
phương php thực tiễn mà bạn có thể sử dụng cho dự án của mình ngay lập tức.
Cuốn sách này cho bạn những thông tin cần thiết giúp bạn biết được dự án của mình
đang gặp phải những ấn đề gì và đưa ra những lời khuyên bổ ích giúp dự án có tể
phát trển được một ứng dụng phần mềm chất lượng.
Cuốn sách “Kiến thức cơ bản về quản lý dự án” (Project Management Body of
Knowledge) đã nghiên cứu, luận giải những vấn đề lý luận về quản lý dự án. Tuy
nhiên, cuốn sách không đề cập đến vấn đề quản lý dự án phần mềm tại các công ty

phần mềm nói chung và phần mềm của Việt Nam nói riêng.

Nghiên cứu ở Việt Nam
Tác giả Nguyễn Đăng Hải với Luận văn tiến sĩ “Hoàn thiện mô hình quản lý dự
án phần mềm tại Công ty Cổ phần Tập đoàn công nghệ CMC”, đã đưa ra mô hình
quản lý dự án phần mềm như áp dụng hình thức quản lý dự án theo mô hình Scrum
– Quản lý dự án theo mô hình phát triển phần mềm linh hoạt cho các dự án
outsourcing tại Công ty CMC, so sánh kinh nghiệm quản lý dự án phần mềm ở một

1


số nước, khu vực trên thế giới để vận dụng vào Việt Nam; đề xuất phương hướng và
các giải pháp tổ chức quản lý dự án phần mềm, phát triển phần mềm phù hợp với
điều kiện và hoàn cảnh thực tế của nước ta vào thời điểm nghiên cứu. Tuy nhiên,
luận văn không đi sâu phân tích việc quản lý dự án tại các dự án phần mềm tại Việt
Nam nói chung và các dự án phần mềm outsourcing nói riêng.
Tác giả Đỗ Hưng Tiến với Luận văn thạc sĩ: “Phát triển phần mềm và phát
triển công tác quản lý dự án Phần mềm quản lý đăng ký tài sản nhà nước tại abn
quản lý dự án Bộ Tài Chính”, đã phân tích được thực trạng quản lý dự án phần
mềm tại cơ quan chính phủ và đề xuất một số giải pháp phát triển phần mềm và phát
triển công tác quản lý dự án phần mềm tại ETC quản lý dự án phần mềm – Bộ Tài
Chính. ETC quản lý dự án chủ yếu quản lý việc cập nhật số liệu tài sản của các dự
án sử dụng vốn nhà nước tại các Bộ, các cơ quan Trung Ương và địa phương,
không phải là quản lý dự án phần mềm chuyên nghiệp trong ngành Công nghệ
thông tin.
Tác giả Phạm Hoàng Anh với Luận án tiến sĩ kinh tế “Phát triển phần mềm và
phát triển thị trường gia công phần mềm cho nước ngoài tại Việt Nam”, đã luận
giải, giải quyết các vấn đề như phân tích, đánh giá hiện trạng ngành CNTT Việt
Nam, thực trạng các công ty nước ngoài đầu tư vào các dự án gia công phần mềm

tại Việt Nam. Nhưng, luận án không tập trung vào phân tích các vấn đề nổi cộm
trong quản lý dự án phần mềm trong lĩnh vực CNTT tại Việt Nam.
Từ việc đánh giá tình hình nghiên cứu ở nước ngoài cũng như ở Việt Nam, có
thể kết luận rằng chưa có triển khai, luận văn nào nghiên cứu một cách bao quát về
vấn đề quản lý dự án phần mềm tại Công ty Cổ phần giải pháp ETC. Đây là luận
văn thạc sĩ quản trị kinh doanh đầu tiên nghiên cứu về vấn đề này.
2. Tính cấp thiết của đề tài
Về mặt lý luận: Phát triển công nghệ thông tin là xu hướng tất yếu của nhiều
nước trên thế giới, đảm bảo khai thác tối ưu mọi nguồn lực, đáp ứng nhu cầu về
công nghệ thông tin cho phát triển kinh tế - xã hội với chất lượng ổn định, an toàn
và kinh tế, góp phần thúc đẩy nền Công nghiệp hóa – Hiện đại hóa của quốc gia.

2


Đối với nước ta, Công nghệ thông tin đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển
của xã hội trong thời đại ngày nay. Công nghệ thông tin đã trở thành nhân tố quan
trọng, là cầu nối trao đổi giữa các thành phần của xã hội, của mọi vấn đề. Việc
nhanh chóng đưa ứng dụng công nghệ thông tin vào quá trình tự động hóa trong sản
xuất kinh doanh là vấn đề đang, đã và sẽ luôn được quan tâm bởi lẽ công nghệ
thông tin có vai trò rất lớn trong các hoạt động kinh tế, sản xuất kinh doanh, bán
hàng, xúc tiến thương mại, quản trị doanh nghiệp. Trong đó, Hiện nay, phát triển
phần mềm là lĩnh vực Công nghệ thông tin mạnh nhất ở Việt Nam và thu hút lực
lượng nhân lực tham gia đông đảo nhất.
Bên cạnh những mặt tích cực, việc phát triển công nghệ thông tin trong thời gian
qua ở nước ta, đặc biệt phát triển phần mềm đã phát sinh nhiều bất cập, chưa có lộ
trình rõ ràng và chưa được kiểm soát chặt chẽ trong công tác quản lý phát triển và
vận hành các ứng dụng phần mềm. Để phát triển Công nghệ thông tin nói chung và
Phần mềm nói riêng thì từ công tác lập kế hoạch, chuẩn bị nguồn lực, thiết kế kỹ
thuật, thực hiện phát triển phần mềm cho đến quản lý vận hành ứng dụng… phải

tuyệt đối tuân thủ nghiêm ngặt quy trình, đặc biệt là việc quản lý dự án phần mềm.
Về mặt thực tiễn: Theo đánh giá của hãng nghiên cứu thị trường Gartner, Việt
Nam là một trong những lựa chọn cạnh tranh nhất trên thế giới về gia công phần
mềm bởi chi phí nhân công chỉ bằng một nửa so với Ấn Độ; tính ổn định nhân sự
của DN cũng cao hơn các quốc gia khác. Việt Nam đang ở trong độ tuổi dân số
vàng (từ 10-24, chiếm 40% dân số cả nước).
Cộng đồng DN công nghệ cao châu Á đã chọn Việt Nam là điểm đầu tư lâu
dài, trong đó có Intel, Samsung, LG, Canon, Panasonic… đã đến đặt nhà máy sản
xuất; HP, Cisco, Toshiba, Sony, Boeing… đã chuyển phần nghiên cứu và phát triển
về Việt Nam. Việt Nam có nguồn nhân lực kỹ thuật cao dồi dào với trên 40.000 cử
nhân CNTT hằng năm. Bên cạnh ưu đãi về thuế và chiến lược phát triển nguồn nhân
lực, Chính phủ còn có chính sách khuyến khích đầu tư mạnh vào các khu công nghệ
cao, khu phần mềm. Giá dịch vụ ITO tại Việt Nam gần đây dù có tăng nhưng vẫn
thấp hơn Đông Âu và Ấn Độ. Tỉ lệ lạm phát thấp hơn 10% hằng năm là lợi thế so
sánh quan trọng của Việt Nam”.

3


Bà Lương Thanh Bình - Trưởng Phòng Truyền thông và Đối ngoại, Công ty
FPT Software - cho biết: Việt Nam đang đứng trước nhiều cơ hội lớn từ thị trường
ITO thế giới. Đó là sự thay đổi của các xu hướng công nghệ mới và nhu cầu thị
trường. Tại thị trường Mỹ, các công ty cung cấp dịch vụ CNTT Việt Nam đang có
cơ hội cạnh tranh sòng phẳng với những công ty công nghệ lớn đến từ Ấn Độ,
Trung Quốc. Việt Nam đang được các DN Nhật Bản chọn là điểm đến ưu tiên số 1
về ITO. Theo Sách trắng về nhân sự CNTT 2014 của Cơ quan Xúc tiến CNTT Nhật
Bản (IPA), có tới 31,5% công ty Nhật Bản có ý định ủy thác dịch vụ CNTT sang
Việt Nam, trong khi con số này đối với Ấn Độ là 20,6% và Trung Quốc 16,7%.
Tuy nhiên để việc phát triển công nghiệp phần mềm xứng với năng lực mà
Việt Nam đang có thì chúng ta phải làm tốt công tác định hướng, quy trình phát

triển, phải quan tâm đến vấn đề quản lý dự án cũng như một hệ thống phương pháp
luận độc lập và hoàn chỉnh về quản lý nói chung và quản lý dự án phần mềm nói
riêng.
Theo kết quả khảo sát của công ty Standish Group về các dự án phát triển phần
mềm ở 365 công ty và tổ chức, nơi sở hữu hơn 8.380 ứng dụng phần mềm, có 31%
các dự án phải hủy bỏ trước khi hoàn thành; 88% các dự án trượt thời gian, vượt
ngân sách hoặc cả hai; 52,7% các dự án tiêu tốn 189% ngân sách so với dự kiến.
Cũng theo cuộc khảo sát này, thời gian trung bình hoàn thành dự án là ở mức 222%
so với thời gian dự kiến; 46% dự án được hoàn thành và sử dụng, tuy nhiên chúng
đều vượt ngân sách, thời gian; chức năng và chất lượng thì nghèo nàn hơn dự kiến.
Việt Nam cũng không phải là ngoại lệ, dù không có con số thống kê chính
thức, thông tin về các dự án phần mềm ở nhiều mức độ, tầm vóc và lĩnh vực khác
nhau đã thất bại không phải là hiếm.
Ở đây, chúng ta thấy vai trò quan trọng của vấn đề quản lý và kiểm soát dự
án. Xuất phát từ cơ sở lý luận và cơ sở thực tiễn nói trên, tôi đã chọn đề tài “Phân
tích và đề xuất giải pháp hoàn thiện hệ thống quản lý dự án phần mềm tại Công
ty Cổ phần giải pháp ETC” để nghiên cứu.

4


3. Mục đích nghiên cứu của đề tài
Nhằm hệ thống hóa cơ sở lý luận về hoàn thiện công tác quản lý dự án phần
mềm.
Xác định rõ nguyên nhân, đánh giá đúng thực trạng để từ đó đưa ra những giải pháp
tối ưu nhằm hoàn thiện hệ thống quản lý dự án phần mềm tại Công ty Cổ phần giải
pháp ETC.
4. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu của đề tài
Đối tượng nghiên cứu: Đề tài tập trung nghiên cứu chủ yếu về hệ thống quản lý
dự án phần mềm tại Công ty Cổ phần giải pháp ETC.

Phạm vi nghiên cứu: Nghiên cứu trong phạm vi các hoạt động quản lý dự án
phần mềm tại Công ty Cổ phần giải pháp ETC từ năm 2010 – 2015.
5. Phƣơng pháp nghiên cứu đề tài
Phương pháp kết hợp lý luận với thực tiễn: Phương pháp này được sử dụng ở
tất cả các chương của luận văn. Cụ thể, sử dụng lý luận về quy trình lập dự án, thực
tiễn quản lý dự án để phân tích, đánh giá vi các hoạt động quản lý dự án phần mềm
tại Công ty Cổ phần giải pháp ETC. Từ đó, khái quát lên thành những vấn đề có
tính lý luận về công tác quản lý dự án (Chương 1). Kết hợp lý luận với thực tiễn để
làm cơ sở đề xuất các định hướng và giải pháp hoàn thiện hệ thống quản lý dự án
(Chương 2,3).
Phương pháp phân tích, tổng hợp: Phương pháp này được sử dụng trong tất cả
các chương của luận văn. Cụ thể là được sử dụng để đi sâu vào tìm tòi, trình bày các
hiện tượng, các quan điểm, các quy trình tổ chức quản lý, khái quát để lại phân tích,
rút ra những cái thuộc về bản chất của hiện tượng, các quan điểm, quy định và hoạt
động thực tiễn của công tác quản lý dự án (Chươngng 1, Chương 2). Từ đó, rút ra
đánh giá, kết luận, kiến nghị và giải pháp phù hợp nhằm hoàn thiện hệ thống quản
lý dự án phần mềm (Chương 3).
Phương pháp so sánh thống kê: Được sử dụng xuyên suốt toàn bộ luận văn
nhằm trình bày các vấn đề, các nội dung trong luận án theo một trình tự, một bố cục

5


hợp lý, chặt chẽ, có sự gắn kết, kế thuàn, phát triển các vấn đề, các nội dung để đạt
được mục đích, yêu cầu đã được xác định cho luận văn.
6. Ý nghĩa của việc nghiên cứu đề tài
Giúp hệ thống hóa các kiến thức về quản lý dự án phần mềm.
Vận dụng các kiến thức lý luận của hoạt động quản lý dự án phần mềm vào thực
tiễn hoạt động quản lý dự án tại Công ty cổ phần giải pháp ETC.
7. Cấu trúc của luận văn

Chương 1: Cơ sở phương pháp luận về dự án và quản lý dự án phần mềm
Chương 2: Phân tích thực trạng hệ thống quản lý dự án phần mềm tại Công ty cổ
phần giải pháp ETC.
Chương 3: Một số giải pháp hoàn thiện hệ thống quản lý dự án phần mềm tại Công
ty cổ phần giải pháp ETC.

6


CHƢƠNG 1: CƠ SỞ PHƢƠNG PHÁP LUẬN VỀ DỰ ÁN VÀ
QUẢN LÝ DỰ ÁN PHẦN MỀM
1.1. Dự án công nghệ thông tin và quản lý dự án công nghệ thông tin
1.1.1. Dự án công nghệ thông tin:
Trong những năm gần đây, khái niệm “dự án công nghệ thông tin” đã không
còn là một thuật ngữ xa lạ đối với các nhà quản lý các cấp. Có rất nhiều công việc
trong các tổ chức, cơ quan, doanh nghiệp được thực hiện dưới hình thức dự án và
điều đó đồng nghĩa với yêu cầu đặt ra là phải có được một hệ thống quản lý với các
phương pháp quản lý dự án hiệu quả nhất.
Khái niệm dự án: Có rất nhiều cách định nghĩa dự án. Tùy theo mục đích mà ta
có thể nhấn mạnh một khía cạnh nào đó. Trên phương diện quản lý: “Dự án là
những nỗ lực có thời hạn nhằm tạo ra sản phẩm hoặc dịch vụ duy nhất”. Theo quan
điểm chung nhất: “Dự án là một lĩnh vực hoạt động đặc thù, một nhiệm vụ cần phải
thực hiện theo một phương pháp riêng, trong khuôn khổ nguồn lực riêng, có kế
hoạch và tiến dộ cụ thể nhằm tạo ra một sản phẩm mới. Dự án là một chuỗi các sự
việc nối tiếp được thực hiện trong một khoảng thời gian giới hạn và ngân sách được
xác định nhằm mục tiêu là đạt được kết quả duy nhất nhưng được xác định rõ”.
Như vậy có thể định nghĩa: “Dự án là một chuỗi các công việc, được thực hiện
nhằm đạt được mục tiêu đề ra trong điều kiện ràng buộc về phạm vi, thời gian và
ngân sách.”
Khái niệm công nghệ thông tin: Công nghệ thông tin là thuật ngữ dùng để chỉ

các ngành khoa học và công nghệ liên quan đến thông tin và các quá trình xử lý
thông tin. Theo quan niệm này thì công nghệ thông tin là một hệ thống các phương
pháp khoa học, công nghệ, phương tiện, công cụ, chủ yếu là máy tính, mạng truyền
thông và hệ thống các kho dữ liệu nhằm tổ chức, lưu trữ, truyền dẫn và khai thác, sử
dụng có hiệu quả các nguồn thông tin trong mọi lĩnh vực hoạt động kinh tế, xã hội,
văn hoá... của con người. Ngoài ra, có thể công nghệ thông tin là sự tích hợp phần
cứng, phần mềm cùng với sự tham gia của con người.

7


Thuật ngữ “công nghệ thông tin” (Information Technology) được hiểu là các ứng
dụng liên quan đến máy vi tính và được phân loại dựa trên phương thức chúng được
sử dụng trong lớp học chứ không dựa trên nguyên lý hoạt động của chúng. (Means
et al, 1993)
Khái niệm dự án công nghệ thông tin: Dự án Công nghệ thông tin trước tiên
là 1 dự án bình thường, cũng sử dụng các nguồn lực tài chính, con người và các tài
sản vật chất khác nhằm trực tiếp hoặc gián tiếp sản xuất sản phẩm công nghệ thông
tin giản đơn hoặc tái sản xuất mở rộng. Nó là một tập hợp các hoạt động có hệ
thống được thực hiện trong một thời hạn xác định, bằng những nguồn lực xác định
nhằm đạt mụ tiêu phát triển nhất định. Dự án công nghệ thông tin là dự án liên quan
đến phần cứng, phần mềm và mạng.
Ngoài ra, dự án công nghệ thông tin còn có các điểm khác biệt sau:
- Là một dự án được thực hiện trong lĩnh vực công nghệ thông tin.
- Tuân thủ các nguyên tắc công nghệ thông tin: Đi theo quy trình sản xuất và chế
tạo
ra sản phẩm công nghệ thông tin.
Đặc điểm cơ bản của dự án công nghệ thông tin
Dự án có mục đích, kết quả xác định: Mỗi dự án thể hiện một hoặc một nhóm
nhiệm vụ cần được thực hiện với một bộ kết quả xác định nhằm thỏa mãn một nhu

cầu nào đó. Dự án cũng là một hệ thống phức tạp nên cần được chia thành nhiều bộ
phận khác nhau để thực hiện và quản lý nhưng phải đảm bảo các mục tiêu cơ bản về
thời gian, chí phí và việc hoàn thành với chất lượng cao.
Dự án có chu kỳ phát triển riêng và thời gian tồn tại hữu hạn: Dự án là một sự
sang tạo, giống như các thực thể sống, dự án cũng trải qua các giai đoạn: hình
thành, phát triển, có thời điểm bắt đầu và kết thúc. Dự án không kéo dài mãi mãi.
Mọi dự án đều có chu kì sống, nó bắt đầu khi một mong muốn hoặc một nhu cầu
của người, tổ chức yêu cầu và nếu mọi việc tốt đẹp nó sẽ được kết thúc sau khi bàn
giao cho người, tổ chức yêu cầu một sản phẩm hoặc dịch vụ như là một sự thỏa mãn
cho nhu cầu của họ.

8


Thực hiện dự án

Nguồn lực

Xác định dự án &
chuẩn bị dự án

Kết thúc

Giai đoạn
Hình 1.1. Mô hình chu kì dự án
(Nguồn: Giáo trình quản lý dự án xây dựng - Nguyễn Văn Đáng)
Theo mô hình này mức độ sử dụng các nguồn lực (Vật tư, máy móc thiết bị…)
tăng dần và đạt cao nhất ở giai đoạn thực hiện dự án, nó tỷ lệ với chi phí của dự án.
Chu kì sống của dự án được coi là biến động vì nó diễn ra theo các giai đoạn
rất khác nhau, chúng được phân biệt bằng bản chất các hoạt động của chúng cũng

như bằng số lượng và loại nguồn lực mà chúng đòi hỏi. Ví dụ: Với các dự án đầu tư
phát triển phần mềm triển khai thuỷ lợi, giai đoạn xác định dự án và chuẩn bị đầu tư
cần các nhà dự báo, lập quy hoạch, họ có các quyết định giao việc hoặc hợp đồng
lập một quy hoạch tổng thể thuỷ lợi vùng hoặc quy hoạch chi tiết thuỷ lợi chuyên
ngành. Giai đoạn chuẩn bị đầu tư: Trước hết cần các tư vấn khảo sát thiết kế lập dự
án đầu tư, các đơn vị tư vấn Thẩm tra, Thẩm định, đánh giá tác động môi trường…
Còn giai đoạn thực hiện dự án đòi hỏi các nhà kế hoạch phải phát triển phần mềm
kế hoạch chi tiết để thực hiện dự án, các nhà thiết kế kỹ thuật, bản vẽ thiết kế phát
triển và một số lượng lớn các nguồn lực đặc biệt là vật tư thiết bị.
Dự án liên quan đến nhiều bên và có sự tương tác phức tạp giữa các bộ phận
quản lý chức năng với quản lý dự án: Dự án nào cũng có sự tham gia của nhiều bên
liên quan như chủ đầu tư dự án, người hưởng thụ dự án, các nhà tư vấn, ETC, các

9


cơ quan quản lý,… Tùy theo tính chất và yêu cầu của chủ đầu tư cũng như người
hưởng thụ dự án mà sự tham gia của các thành phần trên là khác nhau. Giữa các bộ
phận quản lý chức năng và nhóm quản lý dự án thường xuyên có quan hệ lẫn nhau
và cùng phối hợp thực hiện nhiệm vụ nhưng mức độ tham gia của các bộ phận
không giống nhau. Vì mục tiêu của dự án, các nhà quản lý dự án cần duy trì thường
xuyên mối quan hệ với các bộ phận quản lý khác.
Sản phẩm của dự án mang tính chất đơn chiếc, độc đáo: Khác với quá trình sản
xuất liên tục và gián đoạn, kết quả của dự án không phải là sản phẩm sản xuất hàng
loạt, mà có tính khác biệt cao. Sản phẩm và dịch vụ do dự án đem lại là duy nhất.
Lao động đòi hỏi kỹ thuật chuyên môn cao, không lặp lại.
Môi trường hoạt động va chạm: Quan hệ giữa các dự án là quan hệ chia nhau
cùng một nguồn lực khan hiếm của một tổ chức. Dự án “cạnh tranh” lẫn nhau và
với các bộ phận chức năng khác về tiền vốn, nhân lực, thiết bị,… Do đó, môi trường
quản lý dự án có nhiều quan hệ phức tạp nhưng năng động.

Tính bất định và rủi ro cao: Hầu hết các dự án đòi hỏi quy mô tiền vốn, vật tư
và lao động rất lớn để thực hiên trong một khoảng thời gian nhất định. Mặt khác,
thời gian đầu tư và vận hành kéo dài nên các dự án công nghệ thông tinphát triển
thường có độ rủi ro cao. Tuy nhiên các dự án không chịu cùng một mức độ không
chắc chắn, nó phụ thuộc vào: Tầm cỡ của dự án, mức độ hao mòn của dự án, công
nghệ được sử dụng, mức độ đòi hỏi của các ràng buộc về chất lượng, thời gian, chi
phí, tính phức tạp và tính không thể dự báo được của môi trường dự án.
Ngoài các đặc trưng cơ bản trên, dự án công nghệ thông tin còn có một số đặc
trưng như:
+ Tính giới hạn về thời gian thực hiện.
+ Bị gò bó trong những ràng buộc nghiêm ngặt: Yêu cầu về tính năng của sản
phẩm dịch vụ, yêu cầu về chức năng của triển khai, các chỉ tiêu kỹ thuật, các định
mức về chất lượng sản phẩm hoặc dịch vụ, thời hạn bàn giao… Các ràng buộc trên
phụ thuộc vào bối cảnh của dự án.

10


Bảng 1.1: Các ràng buộc bối cảnh dự án công nghệ thông tin
Bối cảnh dự án công nghệ thông tin

Ràng buộc ƣu tiên

Bối cảnh khó khăn

Chi phí dự án

Thỏa mãn kế hoạch đảm bảo
sự phát triển của chủ thể
Yêu cầu khẩn cấp, tẩm

quan trọng của cạnh tranh
Tầm quan trọng của an toàn

Hiệu suất, chất lượng hoặc dịch vụ
Thời gian
Tiêu chuẩn kỹ thuật

(Nguồn: Giáo trình quản lý dự án xây dựng - Nguyễn Văn Đáng)
1.1.2. Quản lý dự án công nghệ thông tin
Quá trình phát triển của quản lý dự án đã trải qua rất nhiều học thuyết và
trường phái khác nhau: Trường phái cổ điển (Thế kỉ 19) với học thuyết khoa học
(Gantt), học thuyết quản lý, trường phái quan hệ nhân văn với phép định lượng,
trường phái hiện đại...
Có hai lực lượng cơ bản thúc đẩy sự phát triển mạnh mẽ của phương pháp quản lý
dự án là (1) nhu cầu ngày càng tăng về những hàng hóa và dịch vụ sản xuất phức
tạp, chất lượng cao trong khi khách hàng càng “khó tính”; (2) kiến thức của con
người (hiểu biết tự nhiên, xã hội, kinh tế, kỹ thuật…) ngày càng tăng.
Các phương pháp quản lý mới hiện nay:
-

Quản lý chất lượng tổng thể

-

Quản lý theo thời gian, tiến độ

-

Kỹ thuật cạnh tranh


Quản lý dự án bao gồm ba giai đoạn chủ yếu đó là việc lập kế hoạch, điều phối
thực hiện mà nội dung chủ yếu là quản lý tiến độ thời gian, chi phí và thực hiện
giám sát các công việc dự án nhằm đạt được những mục tiêu xác định.
Lập kế hoạch: Đây là giai đoạn phát triển phần mềm mục tiêu, xác định công
việc, dự tính nguồn lực cần thiết để thực hiện dự án và là quá trình phát triển một kế
hoạch hành động thống nhất, theo trình tự logic, có thể biểu diễn dưới dạng các
Hình hệ thống hoặc theo các phương pháp lập kế hoạch truyền thống.

11


Điều phối thực hiện: Đây là quá trình phân phối nguồn lực bao gồm tiền vốn,
lao động, thiết bị và đặc biệt quan trọng là điều phối và quản lý tiến độ thời gian.
Giai đoạn này chi tiết hóa thời gian, lập lịch trình cho từng công việc và toàn bộ dự
án (khi nào bắt đầu, khi nào kết thúc), trên cơ sở đó, bố trí tiền vốn, nhân lực và
thiết bị phù hợp.
Giám sát là quá trình theo dõi kiểm tra tiến trình dự án, phân tích tình hình
thực hiện, báo cáo hiện trạng và đề xuất biện pháp giải quyết những vướng mắc
trong quá trình thực hiện. Cùng với hoạt động giám sát, công tác đánh giá dự án
giữa kỳ cuối và cuối kỳ cũng được thực hiện nhằm tổng kết rút kinh nghiệm, kiến
nghị, đưa ra các giải pháp thực hiện hiệu quả dự án.
Các giai đoạn của quá trình quản lý dự án hình thành một chu trình năng động
từ việc lập kế hoạch đến điều phối thực hiện và giám sát, sau đó phản hồi cho việc
tái lập kế hoạch dự án như trình bày trong hình:
Lập kế hoạch
Thiết lập mục tiêu
Dự tính nguồn lực
Xây dựng kế hoạch

Điều phối thực hiện

Bố trí tiến độ thời gian
Phân phối nguồn lực
Phối hợp các hoạt động
Khuyến khích động viên

Giám sát
Đo lường kết quả
So sánh với mục tiêu
Báo cáo
Giải quyết các vấn đề

Hình 1.2. Chu trình quản lý dự án
(Nguồn: Giáo trình lập và quản lý dự án đầu tư - Nguyễn Bạch Nguyệt)
1.1.2.1. Mục tiêu của quản lý dự án
Mục tiêu cơ bản của quản lý dự án nói chung là hoàn thành các công việc dự
án theo đúng yêu cầu kỹ thuật và chất lượng, trong phạm vi ngân sách được duyệt
và theo tiến độ thời gian cho phép. Về mặt toán học, ba mục tiêu này liên quan chặt
chẽ với nhau và có thể biểu diễn theo công thức sau:

12


C = f(P, T, S)
Trong đó:

C: Chi phí
P: Mức độ hoàn thành công việc (kết quả)
T: Yếu tố thời gian
S: Phạm vi dự án


Phương trình trên cho thấy, chi phí là một hàm của các yếu tố: Mức độ hoàn
thành công việc, thời gian thực hiện và phạm vi dự án. Nói chung, chi phí của dự án
tăng lên khi chất lượng hoàn thiện công việc tốt hơn, thời gian kéo dài thêm và
phạm vi dự án được mở rộng. Nếu thời gian thực hiện dự án bị kéo dài, gặp trường
hợp giá nguyên vật liệu tăng cao sẽ phát sinh tăng chi phí một số khoản mục nguyên
vật liệu. Mặt khác, thời gian kéo dài dẫn đến tình trạng làm việc kém hiệu quả do
chờ đợi và thời gian máy chết tăng theo… làm phát sinh tăng một số khoản mục chi
phí. Thời gian thực hiện dự án kéo dài, chi phí lãi vay ngân hàng, chi phí gián tiếp
cho bộ phận (chi phí hoạt động của văn phòng dự án) tăng theo thời gian và nhiều
trường hợp, phát sinh tăng khoản tiền phạt do không hoàn thành đúng tiến độ ghi
trong hợp đồng.
Ba yếu tố: Thời gian, chi phí và mức độ hoàn thiện công việc có quan hệ chặt
chẽ với nhau. Tầm quan trọng của từng mục tiêu có thể khác nhau giữa các dự án,
giữa các thời kỳ đối với cùng một dự án, nhưng nói chung, đạt được kết quả tốt đối
với mục tiêu này thường phải “hy sinh” một hoặc hai mục tiêu kia. Trong quá trình
quản lý dự án thường diễn ra hoạt động đánh đổi mục tiêu. Đánh đổi mục tiêu dự án
là việc hy sinh một mục tiêu nào đó để thực hiện tốt hơn mục tiêu kia trong điều
kiện thời gian và không gian cho phép, nhằm thực hiện tốt nhất tất cả các mục tiêu
dài hạn của quá trình quản lý dự án.

Nếu công việc dự án diễn ra theo đúng kế

hoạch thì không phải đánh đổi mục tiêu. Tuy nhiên, kế hoạch thực phát triển việc dự
án thường có những thay đổi do nhiều nguyên nhân khách quan và chủ quan khác
nhau nên đánh đổi là một kỹ năng quan trọng của nhà quản lý dự án. Việc đánh đổi
mục tiêu diễn ra trong suốt quá trình quản lý, từ khi bắt đầu đến khi kết thúc dự án.
Ở mỗi giai đoạn của quá trình quản lý dự án, có thể một mục tiêu nào đó trở thành
yếu tố quan trọng nhất cần phải tuân thủ, trong khi các mục tiêu khác có thể thay

13



đổi, do đó, việc đánh đổi mục tiêu đều có ảnh hưởng đến kết quả thực hiện các mục
tiêu khác.
Trong quá trình quản lý dự án, các nhà quản lý mong muốn đạt được một
cách tốt nhất tất cả các mục tiêu đặt ra. Tuy nhiên, thực tế không đơn giản. Dù phải
đánh đổi hay không đánh đổi mục tiêu, các nhà quản lý kỳ vọng đạt được sự kết hợp
tốt nhất giữa các mục tiêu của quản lý dự án như thể hiện trong hình 1.3.
Kết quả
Kết quả
mong muốn
Mục tiêu cộng hợp
Chi phí
Chi phí
Thời gian

cho phép

cho phép
Thời gian
Hình 1.3. Mối quan hệ giữa ba mục tiêu: Thời gian, chi phí và kết quả
(Nguồn: Giáo trình quản lý dự án xây dựng - Nguyễn Văn Đáng)
1.1.2.2. Đặc điểm của quản lý dự án
- Tổ chức quản lý dự án là một tổ chức tạm thời; Tổ chức quản lý dự án được
hình thành để phục vụ dự án trong một thời gian hữu hạn; trong thời gian tồn tại dự
án, nhà quản lý dự án thường hoạt động độc lập với các phòng ETC chức năng. Sau
khi kết thúc dự án, cần phải tiến hành phân công lại lao động, bố trí lại máy móc
thiết bị.
- Quan hệ giữa chuyên viên quản lý dự án với phòng chức năng trong tổ chức.
Công việc của dự án đòi hỏi có sự tham gia của nhiều phòng chức năng. Người

đứng đầu dự án và những người tham gia quản lý dự án, là những người có trách
nhiệm phối hợp mọi nguồn lực, mọi người từ các phòng chuyên môn nhằm thực
hiện thắng lợi mục tiêu của dự án. Tuy nhiên, giữa họ thường nảy sinh mâu thuẫn
về vấn đề nhân sự, chi phí, thời gian và mức độ thỏa mãn các yêu cầu kỹ thuật.

14


1.1.3. Nội dung quản lý dự án công nghệ thông tin
Quản lý dự án

Lập kế hoạch tổng quan
Lập kế hoạch
Thực hiện kế hoạch
Quản lý những thay
đổi

Quản lý phạm vi
Xác định phạm vi
Lập kế hoạch
Quản lý thay đổi
phạm vi

Quản lý chi phí
Lập kế hoạch nguồn lực
Tính toán chi phí
Lập dự toán
Quản lý chi phí

Quản lý thông tin

Lập kế hoạch quản lý
thông tin
Xây dựng kênh và
phân phối thông tin
Báo cáo tiến độ

Quản lý chất lƣợng
Lập kế hoạch chất
lượng
Đảm bảo chất lượng
Quản lý chất lượng

Quản lý hoạt động cung
ứng, mua bán
Kế hoạch cung ứng
Lựa chọn nhà thầu, tổ chức
đấu thầu
Quản lý hợp đồng, tiến độ
cung ứng

Quản lý thời gian
Xác định công
việc
Dự tính thời gian
Quản lý tiến độ

Quản lý nhân lực
Lập kế hoạch nhân
lực, tiền lương
Tuyển dụng, đào tạo

Phát triển nhóm

Quản lý rủi ro dự án
Xác định rủi ro
Đánh giá rủi ro
Xây dựng chương
trình quản lý rủi ro
đầu tư

Hình 1.4. Nội dung quản lý dự án
(Nguồn: Giáo trình lập và quản lý dự án đầu tư - Nguyễn Bạch Nguyệt)
1.1.3.1. Quản lý kế hoạch dự án
Là một bộ phận của quản lý dự án, nó bao gồm các quy trình cần thiết để đảm
bảo rằng các thành phần khác nhau của dự án được phối hợp hoàn toàn thích đáng.
Nó đảm bảo dung hòa giữa các mục tiêu (xung đột lẫn nhau) của dự án và các lựa
chọn để thỏa mãn mong chờ của các bên liên quan đến dự án.[1]

15


×