Tải bản đầy đủ (.pdf) (107 trang)

Công tác xã hội nhóm đối với trẻ khuyết tật vận động từ thực tiễn trung tâm phục hồi chức năng và trợ giúp trẻ tàn tật, thành phố hồ chí minh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (909.29 KB, 107 trang )

VIỆN HÀN LÂM
KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI

NGUYỄN THỊ THU

CƠNG TÁC XÃ HỘI NHĨM
ĐỐI VỚI TRẺ KHUYẾT TẬT VẬN ĐỘNG
TỪ THỰC TIỄN TRUNG TÂM PHỤC HỒI CHỨC NĂNG
VÀ TRỢ GIÚP TRẺ TÀN TẬT TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

LUẬN VĂN THẠC SĨ CƠNG TÁC XÃ HỘI

HÀ NỘI, 2016


VIỆN HÀN LÂM
KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI

NGUYỄN THỊ THU

CƠNG TÁC XÃ HỘI NHĨM
ĐỐI VỚI TRẺ KHUYẾT TẬT VẬN ĐỘNG
TỪ THỰC TIỄN TRUNG TÂM PHỤC HỒI CHỨC NĂNG
VÀ TRỢ GIÚP TRẺ TÀN TẬT THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

Chun ngành: Cơng tác xã hội
Mã số: 60 90 01 01

LUẬN VĂN THẠC SĨ CÔNG TÁC XÃ HỘI



NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. HÀ THỊ THƯ

HÀ NỘI, 2016


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan rằng, số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn
Thạc sĩ Công tác xã hội về “Cơng tác xã hội nhóm đối với trẻ khuyết tật vận
động từ thực tiễn Trung tâm phục hồi chức năng và trợ giúp trẻ tàn tật,
thành phố Hồ Chí Minh” là hồn tồn trung thực và khơng trùng lặp với các
đề tài khác trong cùng lĩnh vực.
Tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm về lời cam đoan này.
Tác giả luận văn

Nguyễn Thị Thu


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1
Chương 1: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ CƠNG TÁC XÃ HỘI
NHĨM ĐỐI VỚI TRẺ KHUYẾT TẬT VẬN ĐỘNG ............................... 10
1.1. Khái niệm, đặc điểm và nhu cầu của trẻ khuyết tật vận động ................ 10
1.2. Lý luận về cơng tác xã hội nhóm đối với trẻ khuyết tật vận động .......... 13
1.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến cơng tác xã hội nhóm đối với trẻ khuyết tật . 25
1.4. Các cơ sở pháp lý về cơng tác xã hội nhóm đối với trẻ khuyết tật .......... 27
Chương 2: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC XÃ HỘI NHÓM ĐỐI VỚI TRẺ
KHUYẾT TẬT VẬN ĐỘNG TỪ THỰC TIỄN TRUNG TÂM PHỤC
HỒI CHỨC NĂNG VÀ TRỢ GIÚP TRẺ TÀN TẬT THÀNH PHỐ HỒ
CHÍ MINH ..................................................................................................... 32

2.1. Khái quát đặc điểm trung tâm và khách thể nghiên cứu .......................... 32
2.2. Thực trạng hoạt động cơng tác xã hội nhóm đối với trẻ khuyết tật vận
động ................................................................................................................. 38
2.3. Thực trạng các yếu tố ảnh hưởng đến cơng tác xã hội nhóm đối với trẻ
khuyết tật vận động ......................................................................................... 50
Chương 3: GIẢI PHÁP THÚC ĐẨY HIỆU QUẢ CƠNG TÁC XÃ
HỘI NHĨM ĐỐI VỚI TRẺ KHUYẾT TẬT VẬN ĐỘNG TỪ THỰC
TIỄN TRUNG TÂM PHỤC HỒI CHỨC NĂNG VÀ TRỢ GIÚP TRẺ
TÀN TẬT ............................................................................................. 61
3.1. Giải pháp về nâng cao năng lực, trình độ cho nhân viên công tác xã hội 62
3.2. Giải pháp về nâng cao nhận thức, năng lực cho trẻ khuyết tật vận động và
gia đình trẻ....................................................................................................... 63
3.3. Giải pháp về đổi mới nội dung và các phương thức thực hiện các hoạt
động cơng tác xã hội nhóm đối với trẻ khuyết tật vận động ........................... 65
3.4. Giải phát về huy động nguồn kinh phí cho các hoạt động nhóm ............. 66
KẾT LUẬN .................................................................................................... 69
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................ 71


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
LĐ - TB và XH

Lao động - Thương binh và Xã hội

KTVĐ

Trẻ khuyết tật vận động

CTXH


Cơng tác xã hội

CTXHN

Cơng tác xã hội nhóm

NVCTXH

Nhân viên cơng tác xã hội

NĐ – CP

Nghị định - Chính phủ

NXB

Nhà xuất bản


DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 2.1: Số lượng trẻ KTVĐ chia theo giới tính .......................................... 35
Bảng 2.2: Số lượng trẻ KTVĐ chia theo nhóm tuổi ....................................... 36
Bảng 2.3: Nhu cầu của trẻ KTVĐ chia theo giới tính .................................... 36
Bảng 2.4: Lĩnh vực cơng việc chính của gia đình........................................... 37
Bảng 2.5: Mức sống kinh tế gia đình của trẻ KTVĐ ...................................... 37
Bảng 2.6: Đánh giá về hoạt động phát triển kỹ năng giao tiếp ở trẻ KTVĐ .. 46
Bảng 2.7: Đánh giá kết quả phục hồi chức năng ............................................ 49
Bảng 2.8: Yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động CTXH đối với trẻ KTVĐ .......... 51
Bảng 2.9: Đánh giá thái độ làm việc của nhân viên CTXH............................ 54



DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 2.1: Nội dung của hoạt động giáo dục nhóm..................................... 39
Biểu đồ 2.2: Hình thức hoạt động giáo dục nhóm .......................................... 40
Biểu đồ 2.3: Nội dung hoạt động vui chơi giải trí ......................................... 41
Biểu đồ 2.4: Hình thức của hoạt động vui chơi giải trí ................................... 42
Biểu đồ 2.5: Đánh giá về hoạt động vui chơi giải trí đối với trẻ KTVĐ ........ 43
Biểu đồ 2.6: Nội dung của hoạt động phát triển kỹ năng giao tiếp ................ 44
Biểu đồ 2.7: Hình thức của hoạt động phát triển kỹ năng giao tiếp ............... 45
Biểu đồ 2.8: Nội dung hoạt động phục hồi chức năng ................................... 47
Biểu đồ 2.9: Hình thức của hoạt động phục hồi chức năng ............................ 48
Biểu đồ 2.10: Yếu tố năng lực, trình độ của nhân viên ctxh .......................... 53
Biểu đồ 2.11: Yếu tố đặc điểm của trẻ khuyết tật ........................................... 56
Biểu đồ 2.12: Yếu tố nhận thức của gia đình và cộng đồng ........................... 57
Biểu đồ 2.13: Yếu tố cơ sở vật chất và nguồn lực khác.................................. 58


MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Trẻ em là niềm tự hào, hy vọng của mỗi gia đình, là tương lai của đất
nước, là thế hệ kế tục sự nghiệp xây dựng đất nước của dân tộc. Trong chiến
lược phát triển kinh tế xã hội của đất nước, chiến lược phát triển con người
được đặc biệt coi trọng, trong đó những ưu tiên cho trẻ em chiếm vị trí hàng
đầu. Ngày nay cùng với sự phát triển kinh tế mạnh mẽ của xã hội, trẻ em ngày
càng được chăm sóc tốt hơn. Bên cạnh những mặt đạt được của quá trình phát
triển xã hội. Hiện nay tình trạng trẻ em lang thang, trẻ em mồ côi, trẻ em vi
phạm pháp luật, trẻ em lao động sớm, đặt biệt là trẻ em khuyết tật ngày càng
nhiều. Mỗi người sinh ra đều có đầy đủ bộ phận của con người, được sống
trong tình yêu thương của mọi người được đến lớp đi học, chơi đùa với bạn
bè là điều hạnh phúc nhất. Tuy nhiên không phải đứa trẻ nào sinh ra cũng

được may mắn như vậy. Vì một số lý do nào đó các em phải mang trên mình
những khiếm khuyết của cơ thể. Trẻ em là một trong những đối tượng dễ bị
tổn thương nhất. Nguyên nhân do các em vẫn chưa phát triển để có đủ năng
lực về kiến thức, suy nghĩ và hành vi. Trong đó, trẻ em khuyết tật chính là
một trong những đối tượng cần sự quan tâm đặc biệt của xã hội đối với đời
sống cũng như các nhu cầu cơ bản cơ bản của các em.
Trong tổng số 32 triệu trẻ em ở Việt Nam, trẻ khuyết tật có khoảng 1,1
triệu em chiếm 3,4% so với trẻ em cùng độ tuổi. Qua một số khảo sát về đời
sống vật chất và tinh thần ở trẻ em Việt Nam cho thấy: đa số trẻ khuyết tật
còn chịu nhiều thiệt thòi, hầu hết các em sinh ra và lớn lên trong gia đình
nghèo, tình trạng vật chất thiếu thốn, khó khăn, lại thêm mặc cảm về tật
nguyền… nên hoạt động vui chơi, học hành cùng các trẻ khác vơ cùng khó
khăn. Mặt khác tâm lý chung của nhiều người trong xã hội cũng cho rằng: trẻ

1


khuyết tật rất khó học văn hóa càng khơng thể có khả năng học chung với trẻ
bình thường – đây là một định kiến xã hội mang tính áp đặt có ảnh hưởng xấu
đến giáo dục đặc biệt nói chung, trẻ em khuyết tật nói riêng [20]
Trung tâm phục hồi chức năng và trợ giúp trẻ tàn tật, Thành phố Hồ
Chí Minh, là một trong những trung tâm trực thuộc Bộ Lao động Thương
binh và xã hội. Hiện Trung tâm đang chăm sóc, phục hồi chức năng cho 150
trẻ em nghèo khuyết tật, hồn cảnh gia đình khó khăn. Trẻ khuyết tật tại
Trung tâm đa số là khuyết tật nặng, với các dạng khuyết tật: khuyết tật vận
động, bại não, down, chậm phát triển trí tuệ, tự kỷ, đa khuyết tật…
Hiện nay, việc giải quyết vấn đề cho người khuyết tật ở Việt Nam nói
chung, trẻ em khuyết tật nói riêng khơng chỉ bó hẹp trong phạm vi nhân đạo
thuần túy mà còn là vấn đề kinh tế xã hội sâu sắc, khơng chỉ địi hỏi sự quan
tâm của nhà nước mà cịn là vấn đề chung của tồn xã hội và của mọi người

dân. Đặc biệt đối với công tác xã hội, vấn đề hỗ trợ, giúp đỡ trẻ tự vượt qua
những khó khăn trong cuộc sống bằng kiến thức và kỹ năng chuyên môn đặc
thù là rất quan trọng.
Từ những lý do trên, nên tôi chọn đề tài “Cơng tác xã hội nhóm đối
với trẻ khuyết tật vận động từ thực tiễn Trung tâm phục hồi chức năng và
trợ giúp trẻ tàn tật tại thành phố Hồ Chí Minh” làm luận văn tốt nghiệp thạc
sĩ của mình.
2. Tình hình nghiên cứu đề tài
Vấn đề trẻ em khuyết tật là một vấn đề mang tính xã hội và được tất cả
các quốc gia trên thế giới quan tâm nhằm hướng tới một cuộc sống cơng
bằng, bình đẳng trên tất cả các lĩnh vực, rút ngắn khoảng cách giữa những
người khuyết tật và những người bình thường, giúp những trẻ em khuyết tật
vươn lên trong cuộc sống, có một cơ hội mới cho các em.

2


Trong nhiều năm qua đã có nhiều cơng trình nghiên cứu khoa học về
công tác xã hội với trẻ em khuyết tật, những đề tài, bài viết và nhiều chương
trình, dự án có liên quan đến an sinh xã hội cho trẻ em khuyết tật.
Việt Nam là một trong những quốc gia tham gia tích cực vào các cam
kết quốc tế và khu vực về vấn đề người khuyết tật. Tháng 10/2007 việt Nam
ký công ước của Liên Hiệp Quốc về quyền của người khuyết tật; đồng thời
cam kết thực hiện khuôn khổ hành động Biwako “ hướng tới một xã hội hịa
nhập, khơng vật cảng và vì quyền của người khuyết tật” của khu vực Châu Á
– Thái Bình Dương thập kỷ thứ II về người khuyết tật (2003- 2012) với 7
lĩnh vực ưu tiên và một lĩnh vực của riêng Việt Nam là “ nâng cao nhận thức
xã hội với các vấn đề của người tàn tật”. Để thực hiện các cam kết quốc tế
và khu vực, Việt Nam từng bước hoàn thiện hệ thống pháp luật và chính
sách về người khuyết tật, triển khai các chương trình, các dự án trợ giúp

người khuyết tật [25].
Các cơng trình nghiên cứu gần đây “mở rộng cộng đồng cho trẻ khuyết
tật” (Viện khoa học giáo dục tổ chức cứu trợ và phát triển Mỹ 2002) “xây
dựng mơ hình giáo dục trẻ có tật” (Trịnh Đức Duy), “ phân tích tình hình trẻ
khuyết tật ở Việt Nam” ( Bộ LĐTB&XH và UNICEF VN), nghiên cứu đặc
điểm người khuyết tật và một số yếu tố liên quan đến dị tật bẩm sinh ở Hà
Tây của tác giả Lê Văn Hải – Đại Học Quốc Gia Hà Nội, năm 2009
Tăng cường khả năng tiếp cận dịch vụ chăm sóc sức khỏe của trẻ
khuyết tật sống tại cộng đồng nghiên cứu trường hợp tại xã Tân An, Chiêm
Hóa, tỉnh Tuyên Quang của tác giả Hà Thị Bích Hường. Luận văn mơ tả thực
trạng và nhu cầu chăm sóc sức khỏe cho trẻ khuyết tật ở địa phương. Phân
tích những điểm thuận lợi và hạn chế mà trẻ khuyết tật và gia đình đã trải qua
trong khi tìm cách tiếp cận với các dịch vụ chăm sóc sức khỏe. Đưa ra các
giải pháp cần thiết để trẻ khuyết tật tiếp cận được với các dịch vụ chăm sóc
3


sức khỏe phù hợp với dạng khiếm khuyết của bản thân. Chỉ rõ vai trị của
người làm cơng tác xã hội trong việc giúp trẻ khuyết tật tiếp cận được các
dịch vụ chăm sóc sức khỏe.
Nghiên cứu về trẻ khuyết tật và gia đình trẻ tại Đà Nẵng – Kiến thức –
Thái độ - Hành vi, TNS thực hiện cho UNICEF 2009. Nghiên cứu chỉ ra
nguyên nhân dẫn tới tình trạng và dạng khuyết tật của trẻ chính là yếu tố chủ
chốt bên trong vấn đề bao trùm của việc định nghĩa sự khuyết tật. Cấu trúc gia
đình, giới tính, và điều kiện kinh tế cũng đóng vai trị quan trọng trong việc
hình thành nên kiến thức, thái độ và hành vi, và từ đó la những ảnh hưởng
tích cực hoặc tiêu cực đối với trẻ khuyết tật [24].
Những khó khăn của gia đình có trẻ khuyết tật phát triển và nhu cầu
của họ đối với các dịch vụ xã hội của tác giả Đỗ Hạnh Nga - Khoa Công tác
xã hội Trường ĐH KHXH & NV - ĐHQG TP.HCM. Kết quả khảo sát cho

thấy phụ huynh còn thiếu hiểu biết về các dấu hiệu chậm phát triển của con,
thiếu những nhân viên xã hội hỗ trợ họ trong việc phát hiện sớm, chẩn đoán
đánh giá khuyết tật của con họ cũng như giúp phụ huynh tìm kiếm các dịch vụ
xã hội. Từ đó đề xuất xây dựng một số công việc mà nhân viên xã hội cần
thực hiện để hỗ trợ gia đình người khuyết tật.
Những rào cản chất lượng học tập của trẻ khuyết tật ở Việt Nam, đăng
trên Tạp chí Khoa học ĐHQGHN, Nghiên cứu Giáo dục, Tập 29, Số 2 (2013)
6471. Bài viết trình bày kết quả nghiên cứu về các rào cản trẻ khuyết tật
(TKT) đến trường và những rào cản TKT học có chất lượng trong các cơ sở
giáo dục phổ thông ở Việt Nam.
Những cơng trình nghiên cứu khoa học có liên quan đến vấn đề CTXH
đối với trẻ khuyết tật như: đề tài „„Công tác xã hội với trẻ em khuyết tật tại xã
Hồng Quản, huyện A Lưới, tỉnh Thừa Thiên Huế‟‟ của tác giả Trần Ngọc Hải.
Mục tiêu quan trọng mà đề tài này hướng đến đó là sự giúp đỡ của các ban
4


ngành chức năng nhằm giúp trẻ khuyết tật vươn lên hịa nhập cộng đồng để từ
đó họ có cuộc sống tốt hơn. Qua đó nhằm nâng cao khả năng và cơ hội tiếp
cận các nguồn lực cho trẻ khuyết tật. Đề tài „„Công tác xã hội với trẻ em
khuyết tật vận động trường hợp tại làng Hữu Nghị Việt Nam‟‟ của tác giả
Nguyễn Thị Huyền Trang.
Nhìn chung, những chương trình đề tài về trẻ khuyết tật chủ yếu tìm hiểu
về nguyên nhân khuyết tật, thực trạng chăm sóc sức khỏe, giáo dục, y tế... mà
chưa có đề tài nào về cơng tác xã hội nhóm đối với trẻ khuyết tật vận động.
Tìm hiểu về đặc điểm tâm lý cũng như nhu cầu của trẻ khuyết tật vận động.
Vì vậy với đề tài này tơi khơng chỉ muốn tìm hiểu về thực trạng đời sống,
thực trạng cơng tác xã hội nhóm và các yếu tố ảnh hưởng đến công tác xã hội
nhóm đối với trẻ khuyết tật vận động tại Trung tâm mà muốn góp phần tìm ra
một số giải pháp để nâng cao hơn nữa hiệu quả công tác xã hội nhóm đối với

trẻ khuyết tật vận động.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
3.1. Mục đích nghiên cứu
Tìm hiểu những vấn đề lý luận và thực trạng của công tác xã hội nhóm
đối với trẻ khuyết tật vận động từ thực tiễn Trung tâm Phục hồi chức năng và
trợ giúp trẻ tàn tật, Tp. Hồ Chí Minh. Từ đó đưa ra một số giải pháp góp phần
nâng cao hiệu quả cơng tác xã hội nhóm đối với trẻ khuyết tật tại Trung tâm.
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
Nghiên cứu những vấn đề lý luận về cơng tác xã hội nhóm đối với trẻ
khuyết tật.
Tìm hiểu, đánh giá thực trạng cơng tác xã hội nhóm, thực trạng cơng
tác xã hội nhóm đối với trẻ khuyết tật cũng như các yếu tố ảnh hưởng đến
hiệu quả cơng tác xã hội nhóm đối với trẻ khuyết tật tại Trung tâm phục hồi
chức năng và trợ giúp trẻ tàn tật.
5


Dựa trên cơ sở phân tích đánh giá, tìm hiểu các thực trạng, các yếu tố
ảnh hưởng nói trên để đưa ra một số giải pháp nâng cao hiệu quả hơn nữa
cơng tác xã hội nhóm đối với trẻ khuyết tật tại Trung tâm.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu
Cơng tác xã hội nhóm đối với trẻ khuyết tật vận động tại Trung tâm
phục hồi chức năng và trợ giúp trẻ tàn tật Thành phố Hồ Chí Minh.
4.2. Phạm vi nghiên cứu
Về đối tượng nghiên cứu: cơng tác xã hội nhóm trong đề tài sẽ được
nghiên cứu trên 4 hoạt động chính sau: hoạt động giáo dục nhóm, hoạt động
giải trí nhóm, hoạt động phát triển kỹ năng giao tiếp nhóm, hoạt động phục
hồi chức năng nhóm
Phạm vi về khách thể nghiên cứu: đề tài nghiên cứu trên 45 trẻ em

khuyết tật vận động và 35 cán bộ làm việc với trẻ em
Phạm vi về thời gian: từ tháng 1 đến tháng 6 năm 2016.
5. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu
5.1. Phương pháp luận
Nghiên cứu trên cơ sở duy vật biện chứng: từ những đánh giá thực trạng
về sức khỏe, nhu cầu của trẻ khuyết tật, thực trạng của công tác xã hội nhóm
đối với trẻ tại Trung tâm rút ra được những lý luận và đưa ra những đề xuất
về biện pháp để nâng cao hiệu quả cơng tác xã hội nhóm đối với trẻ khuyết tật
tại Trung tâm..
Nghiên cứu vấn đề lý luận trong hệ thống: nghiên cứu hệ thống những lý
thuyết có liên quan trực tiếp đến đề tài, hệ thống các yếu tố có liên quan như
dịch vụ hỗ trợ của công tác xã hội đối với trẻ khuyết tật, hệ thống chính sách
dành cho trẻ khuyết tật...

6


5.2. Phương pháp nghiên cứu
* Phương pháp phân tích tài liệu: là phương pháp sử dụng các kỹ thuật
chuyên môn nhằm thu thập thông tin, số liệu, tài liệu từ các nguồn tài liệu đã
được công bố hoặc rút ra từ các nguồn tài liệu những thông tin cần thiết phục
vụ cho quá trình nghiên cứu.
Trong quá trình nghiên cứu tơi sử dụng phương pháp phân tích tài liệu để:
Đọc và tìm hiểu các giáo trình, tài liệu có liên quan đến CTXH như:
Nhập môn CTXH, Công tác xã hội nhóm, Lý thuyết CTXH…
Phân tích những cơng trình nghiên cứu khoa học có liên quan đến vấn
đề CTXH đối với trẻ khuyết tật như: đề tài „„Công tác xã hội với trẻ em
khuyết tật tại xã Hồng Quản, huyện A Lưới, tỉnh Thừa Thiên Huế ‟‟, đề tài
„„Công tác xã hội với trẻ em khuyết tật vận động trường hợp tại làng Hữu
Nghị Việt Nam,...

Đọc, tìm hiểu và phân tích, đánh giá các tài liệu liên quan đến chính sách
an sinh, giáo dục đối với trẻ khuyết tật và các loại hình can thiệp nhóm, để
giúp trẻ khuyết tật
* Phương pháp điều tra bảng hỏi: là phương pháp dựa trên hình thức hỏi
đáp gián tiếp dựa trên bảng các câu hỏi được soạn thảo trước, điều tra viên
tiến hành phát bảng hỏi, hướng dẫn thống nhất cách trả lời các câu hỏi, người
được hỏi tự đọc các câu hỏi trong bảng hỏi rồi ghi cách trả lời của mình vào
phiếu hỏi rồi gửi lại cho các điều tra viên.
Với phương pháp này, đề tài sẽ phát bảng hỏi dành cho 45 hộ gia đình có
con khuyết tật vận động gửi tại Trung Tâm để tìm hiểu, thu thập thơng tin
chung về thực trạng đời sống của trẻ khuyết tật như điều kiện về nhà ở, kinh
tế gia đình, các nhu cầu của trẻ khuyết tật…, tìm hiểu về thực trạng hoạt động
cơng tác xã hội nhóm đối với trẻ khuyết tật vận động tại Trung tâm.

7


* Phương pháp phỏng vấn sâu: là một phương pháp thu thập thông tin
xã hội học thông qua việc tác động tâm lý học xã hội trực tiếp giữa người đi
phỏng vấn và người được phỏng vấn trên cơ sở mục tiêu của đề tài nghiên cứu.
Tác giả sử dụng phương pháp này với mục đích nhằm tìm hiểu, thu
thập thông tin chuyên sâu về thực trạng đời sống của trẻ khuyết tật vận động,
thực trạng hoạt động công tác xã hội nhóm đối với trẻ khuyết tật tại Trung
tâm phục hồi chức năng và trợ giúp trẻ tàn tật, Thành phố Hồ Chí Minh cũng
như các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả cơng tác xã hội nhóm đối với trẻ
khuyết tật tại Trung tâm. Đề tài tiến hành phỏng vấn sâu 5 hộ gia đình có trẻ
khuyết tật vận động gửi tại Trung tâm và 5 cán bộ làm việc trực tiếp với trẻ.
* Phương pháp quan sát: là phương pháp thu thập thông tin của nghiên
cứu xã hội học thực nghiệm thông qua các tri giác như nghe, nhìn để thu thập
các thơng tin từ thực tế xã hội nhằm đáp ứng mục tiêu nghiên cứu của đề tài.

Trong đề tài này tác giả sử dụng phương pháp này nhằm thu thập, bổ
sung thơng tin cịn thiếu và kiểm tra đối chiếu, so sánh các thông tin từ việc
quan sát để đánh giá độ tin cậy của các thông tin thông qua việc quan sát
không gian sinh hoạt, khả năng giao tiếp, thể trạng... của trẻ khuyết tật. Cũng
thơng qua đó hình thành được câu trả lời đầy đủ và có được những thơng tin
chính xác cho bảng hỏi cũng như bảng phỏng vấn sâu. Cụ thể đề tài tập trung
quan sát các hoạt động công tác xã hội nhóm hoặc các hoạt động mang tính
chất cơng tác xã hội. Quan sát về môi trường, không sinh hoạt của trẻ khuyết
tật. Quan sát về thể chất, thái độ giao tiếp và trạng thái tâm lý của đối tượng
khảo sát với người điều tra, nhằm xác định xem trẻ gặp phải những vấn đề
khó khăn nào về sức khỏe, tâm lý, khả năng giao tiếp…
* Phương pháp phân tích tốn học: phân tích số liệu, sử dụng phần
mềm SPSS 20.0

8


6. Ý nghĩa lý luận và ý nghĩa thực tiễn của luận văn
6.1. Ý nghĩa lý luận của luận văn
Những thơng tin thu thập được từ luận văn sẽ góp phần làm phong phú
thêm hệ thống cơ sở dữ liệu cho việc phân tích lý luận về trẻ khuyết tật nói
riêng và lý luận về chính sách xã hội nói chung.
Là nguồn tài liệu tham khảo cho các nghiên cứu sau này về lĩnh vực trẻ
khuyết tật vận động, chính sách xã hội và chính sách chăm sóc sức khỏe cho
trẻ khuyết tật vận động.
6.2. Ý nghĩa thực tiễn của luận văn
Với luận văn này tôi mong muốn sẽ cung cấp những thông tin cụ thể về
thực trạng công tác xã hội nhóm đối với trẻ khuyết tật tại Trung tâm phục hồi
chức năng và trợ giúp trẻ tàn tật; gợi mở một số giải pháp để nâng cao hiệu
quả hơn nữa cơng tác xã hội nhóm đối với trẻ khuyết tật.

Giúp cho nhân viên cơng tác xã hội nói riêng và các ngành khác nói
chung hiểu biết thêm về các chính sách, chế độ ưu đãi, các dịch vụ hỗ trợ của
công tác xã hội đối với trẻ khuyết tật.
7. Cơ cấu luận văn
Ngoài các phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo thì nội
dung của luận văn gồm 3 chương:
Chương 1: Những vấn đề lý luận về cơng tác xã hội nhóm đối với trẻ
khuyết tật vận động.
Chương 2: Thực trạng công tác xã hội nhóm đối với trẻ khuyết tật vận
động từ thực tiễn Trung tâm phục hồi chức năng và trợ giúp trẻ tàn tật tại
thành phố Hồ Chí Minh.
Chương 3: Giải pháp thúc đẩy hiệu quả cơng tác xã hội nhóm đối với
trẻ khuyết tật vận động từ thực tiễn Trung tâm phục hồi chức năng và trợ giúp
trẻ tàn tật tại thành phố Hồ Chí Minh
9


Chương 1
NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ CÔNG TÁC XÃ HỘI NHÓM ĐỐI
VỚI TRẺ KHUYẾT TẬT VẬN ĐỘNG
1.1. Khái niệm, đặc điểm và nhu cầu của trẻ khuyết tật vận động
1.1.1. Một số khái niệm
* Khái niệm khuyết tật
Có rất nhiều cách hiểu và cách diễn giải khác nhau về khuyết tật xuất
phát từ sự đa dạng về khuyết tật, sự phức tạp về mức độ khuyết tật, công cụ
đo lường và đánh giá, cũng như sự khác biệt văn hóa, xã hội của mỗi quốc
gia, cho đến nay chưa có khái niệm thống nhất về khuyết tật.
Trong hệ thống phân loại quốc tế ICF, Theo Tổ chức Y tế Thế giới
định nghĩa khuyết tật như sau: khuyết tật là thuật ngữ chung chỉ tình trạng
khiếm khuyết, hạn chế vận động và tham gia, thể hiện những mặt tiêu cực

trong quan hệ tương tác giữa cá nhân một người (về tình trạng sức khỏe) với
các yếu tố hồn cảnh của người đó (bao gồm yếu tố mơi trường và các yếu tố
cá nhân khác ) [7,tr.26].
* Khái niệm trẻ em khuyết tật
Trẻ em khuyết tật là trẻ có khiếm khuyết về cấu trúc, sai lệch về chức
năng cơ thể dẫn đến gặp khó khăn nhất định trong hoạt động cá nhân, hoạt
động xã hội và học tập theo chương trình giáo dục phổ thông. Sự thiếu hụt về
cấu trúc và hạn chế về chức năng ở trẻ khuyết tật biểu hiện ở nhiều mức độ
khác nhau. Các nhóm trẻ khuyết tật gồm trẻ khiếm thính, khiếm thị, trẻ khó
khăn về ngơn ngữ, trẻ đa tật và trẻ có các dạng khuyết tật khác. [20]
* Khái niệm trẻ em khuyết tật vận động
Trẻ khuyết tật vận động là những trẻ do các nguyên nhân khác nhau,
gây ra sự tổn thất các chức năng vận động làm cản trở đến việc di chuyển,
sinh hoạt và học tập… Trẻ khuyết tật vận động gồm có hai dạng: Trẻ khuyết
10


tật vận động do chấn thương nhẹ hay do bệnh bại liệt gây ra làm què cụt,
khoèo, liệt chân tay và trẻ khuyết tật vận động do tổn thương trung khu vận
động não bộ… [8]
Theo bài giảng tập huấn giáo viên dạy trẻ khuyết tật của Phạm Văn
Hiệu. Những trẻ khuyết tật vận động thường không sử dụng được chân tay
như trẻ bình thường, khi có những cử động như lắc người, chuyển dịch chậm
chạp hoặc gặp khó khăn đi lại, nằm, ngồi, ăn uống, cầm nắm các đồ vật, trẻ
gặp khó khăn khi phối hợp các thao tác vận động.
Người bị khuyết tật vận động được phân thành hai dạng như sau:
Người bị hội chứng não nặng dẫn đến khuyết tật vận động
Khuyết tật vận động do chấn thương nhẹ hay do bệnh bại liệt gây ra
làm khoèo chân, liệt chân, tay,… nhưng não bộ vẫn bình thường. [24]
Các biểu hiện thường thấycủa trẻ bị khuyết tật vận động đó là: Trẻ nhỏ

có thể khơng bú được vì khơng thực hiện được động tác mút; khi bế đầu trẻ
ưỡn ra sau, lưỡi thè ra khi mẹ đặt núm vú vào miệng, thường quấy khóc,
khơng chịu chơi. Trẻ ít hoặc khơng sử dụng tay, ít hoặc khơng di chuyển từ
chỗ này sang chỗ khác; ít chịu vận động, khơng chịu chơi, hay ngồi một mình,
khơng tự chăm sóc mình được. Đặc biệt đối với trẻ bị co cứng các khớp, chi
hoặc toàn thân; trẻ bị mềm nhẽo một hay nhiều nhóm cơ hoặc tồn thân, trẻ bị
trật khớp háng; trẻ có bàn chân nghịch (một hay hai chân)… [4, tr.27]
1.1.2. Biểu hiện tâm lý và nhu cầu của trẻ khuyết tật
* Biểu hiện tâm lý của trẻ khuyết tật vận động
Tâm lý khá đông trẻ khuyết tật là mặc cảm, tự đánh giá thấp bản thân
mình so với những người bình thường khác.
Dễ bị kích động, khó kiểm sốt phản ứng do bị phân biệt đối xử và
thiếu tôn trọng
Gặp khó khăn trong giao tiếp với mơi trường xung quanh. Họ dễ cảm
thông với những người đồng cảnh ngộ, biết ơn khi được quan tâm, giúp đỡ.
11


Do những khiếm khuyết về chức năng và cơ thể nên cảm thấy tự ti.
Ln cho rằng số phận mình khơng may mắn, là gánh nặng cho người thân,
gia đình. Do đó, họ thường sống khép kín, ngại giao tiếp với mọi người.
Trong mối quan hệ tương tác với người khác trong gia đình, cộng đồng,
họ thường có cảm xúc buồn, thất vọng, hay tự ái. Nếu sống trong những gia
đình khó khăn, người khuyết tật có cảm giác mình bị bỏ rơi.
Một số có ý chí, nghị lực cao, những người khuyết tật về vận động
nhưng trí tuệ phát triển bình thường hoặc thậm chí rất tốt. Họ thường cố gắng
học tập, tìm kiếm việc làm để khơng phụ thuộc vào người khác. [4, tr.27]
Với trẻ khuyết tật các em đang ở lứa tuổi mà tâm lý chưa ổn định, chưa
có sự hồn thiện về nhân cách, dễ bị tổn thương do vậy mà các em rất cần sự
động viên an ủi, chăm sóc, bảo vệ từ phía cộng đồng và xã hội.

* Nhu cầu của trẻ khuyết tật vận động
“Người khuyết tật trước hết là con người”, do đó, họ cũng có những
nhu cầu như mọi cá nhân khác trong xã hội.
Theo quan điểm của nhà tâm lý học A.Maslow, con người có 5 loại nhu
cầu cơ bản được sắp xếp theo bậc thang từ thấp đến cao.
Các nhu cầu có mối quan hệ chặc chẽ với nhau.Trước tiên người
khuyết tật cần được đáp ứng các nhu cầu ở mức độ thấp. Sau đó mới tìm đến
sự đáp ứng các nhu cầu ở bậc cao hơn. Các nhu cầu không tồn tại độc lập mà
luôn nằm trong mối quan hệ gắn kết, phụ thuộc và ảnh hưởng lẫn nhau, các
nhu cầu được sắp xếp theo thứ bậc từ thấp đến cao.
Nhu cầu trước hết của trẻ em khuyết tật là nhu cầu về vật chất phục vụ
cho việc ăn uống, vệ sinh, chăm sóc sức khoẻ … nói chung để đảm bảo sức
khoẻ cho các em và cao hơn nữa là các em có điều kiện chữa trị bệnh tật.

12


Nhu cầu có một tổ ấm gia đình là chỗ dựa về cả vật chất và tinh thần
cho các em, để các em vượt qua được bệnh tật cũng như những khó khăn
trong cuộc sống. Gia đình tạo tinh thần cho các em vượt qua khó khăn, thơi
thúc nghị lực của các em chiến đấu với bệnh tật và vươn lên trong cuộc sống.
Nhu cầu được vui chơi vui chơi, giải trí, học tập. Cũng như bao trẻ em
khác, trẻ em khuyết tật cũng có nhu cầu được vui chơi tham gia các hoạt động
giải trí và tham gia vào hoạt động học tập, đây là những nhu cầu cho thấy các
em đang cố gắng nổ lực để hoàn thiện và vươn lên trong cuộc sống của mình.
Nhu cầu được tôn trọng, đây là nhu cầu mà trẻ em khuyết tật ln địi
hỏi việc thực hiện nhu cầu này ở người lớn, ở bạn bè cùng trang lứa và trước
hết là ở những người cha người mẹ. Sự tôn trọng, sự thừa nhận của mọi người
sẽ làm tăng sự tự tin, tăng nghị lực của trẻ.
Thực tế cho thấy, hiện nay một số nhu cầu bậc cao của người khuyết tật

ít có cơ hội thực hiện hố (ví dụ: người khuyết tật gặp khó khăn trong việc
học tập, tìm kiếm việc làm, tiếp cận dịch vụ xã hội…). Người khuyết tật rất
cần sự trợ giúp phù hợp từ phía gia đình, cộng đồng, xã hội để họ có thêm cơ
hội đáp ứng các nhu cầu, để họ có cuộc sống bình thường, để được phát triển
và hịa nhập.
1.2. Lý luận về cơng tác xã hội nhóm đối với trẻ khuyết tật vận động
1.2.1. Một số khái niệm
* Khái niệm công tác xã hội
Trên thế giới công tác xã hội đã được khẳng định là một ngành khoa
học độc lập, có đối tượng nghiên cứu riêng, có hệ thống lý luận, phương pháp
nghiên cứu riêng. Sự khẳng định này đã được thực tiễn kiểm nghiệm khi công
tác xã hội đã hướng tới sự giúp đỡ các đối tượng khó khăn trong cuộc sống,
góp phần làm ổn định tiến bộ xã hội. Sự hình thành và phát triển của cơng tác
xã hội là một yếu tố khách quan, vừa thể hiện nhu cầu thiết yếu của nó trong
13


xã hội hiện đại, đồng thời có mối quan hệ chặt chẽ với điều kiện kinh tế chính
trị và văn hóa xã hội. Vì vậy, trong q trình vận động với tư cách là một
khoa học và một hoạt động thực tiễn, ở những thời điểm khác nhau có những
quan điểm khác nhau về công tác xã hội. Hiện nay, cơng tác xã hội có sự phát
triển rộng khắp trên thế giới, với những xuất phát điểm, điều kiện lịch sử cụ
thể, nền tảng văn hóa, mục đích và bản chất độ xã hội có những sự khác biệt
nhất định, do dó xuất hiện nhiều quan điểm, trường phái khác nhau về cơng
tác xã hội thì hầu hết mọi người đều công nhận định nghĩa của Hiệp hội nhân
viên công tác xã hội Quốc tế thông qua tháng 7 năm 2000 tại Montreal,
Canada (IFSW) [22].
Công tác xã hội là hoạt động chuyên nghiệp để giúp đỡ cá nhân, nhóm
hoặc cộng đồng tăng cường hay khôi phục việc thực hiện các chức năng xã
hội của họ và tạo những điều kiện thích hợp nhằm đạt được các mục tiêu đề

ra. Nghề công tác xã hội thúc đẩy sự thay đổi xã hội, giải quyết vấn đề trong
mối quan hệ của con người, tăng năng lực và giải phóng cho con người nhằm
giúp cho cuộc sống của họ ngày càng thoải mái và dễ chịu. Vận dụng các lý
thuyết về hành vi con người và hệ thống xã hội, công tác xã hội tương tác vào
những điểm giữa con người với môi trường của họ. Nhân quyền và công bằng
xã hội là nguyên tắc căn bản của nghề [7, tr.10]
Hiện nay, trước những nhu cầu và yêu cầu của đời sống hiện tại, IFSW
đã đưa ra đề xuất cần tạo một khái niệm chung mang tính tồn cầu về cơng
tác xã hội dựa trên các tiêu chí về thúc đẩy sự phát triển xã hội và cố kết xã
hội; trợ giúp các cá nhân tạo nên sự thay đổi về điều kiện sống để phát triển
bền vững; là hệ thống lý luận chung dựa trên tri thức bản địa; mọi hoạt động
của công tác xã hội dựa trên vấn đề nhân quyền, trách nhiệm xã hội và công
bằng xã hội ( IFSW 2013) [19]

14


Qua những định nghĩa trên chúng ta nhận thấy công tác xã hội là một
nghề chuyên hỗ trợ giúp đỡ những người gặp khó khăn hoặc những người bị
đẩy ra ngồi xã hội. Sứ mạng của ngành cơng tác xã hội là nỗ lực hành động
nhằm giảm thiểu: những rào cản trong xã hội; sự bất công vá sự bất bình và
sự bất bình đẳng trong xã hội.
* Khái niệm cơng tác xã hội nhóm (CTXHN)
CTXHN là phương pháp CTXH nhằm giúp tăng cường, củng cố chức
năng xã hội, của cá nhân thơng qua các hoạt động nhóm và khả năng ứng phó
với các vấn đề của cá nhân, có nghĩa là : ứng dụng những kiến thức kỹ năng liên
quan đến tâm lý nhóm ( hoặc năng động nhóm); nhóm nhỏ thân chủ có cùng vấn
đề giống nhau hoặc có liên quan đến vấn đề; các mục tiêu xã hội được thiết lập
bởi nhân viên xã hội trong kế hoạch hỗ trợ thân chủ (cá nhân, nhóm, cộng đồng)
thay đổi hành vi, thái độ, niềm tin nhằm giúp thân chủ tăng cường năng lực đối

phó, chức năng xã hội thơng qua các kinh nghiệm của nhóm có mục đích nhằm
giải quyết các vấn đề của mình và thỏa mãn nhu cầu. [26]
Theo từ điển CTXH của Barker (1995), CTXHN được định nghĩa là
“một định hướng và phương pháp can thiệp CTXH, trong đó các thành viên
chia sẻ những mối quan tâm và những vấn đề chung họp mặt thường xuyên và
tham gia vào các hoạt động được đưa ra nhằm đạt được những mục tiêu cụ
thể. Đối lập với trị liệu tâm lý nhóm, mục tiêu của CTXHN khơng chỉ là trị
liệu những vấn đề tâm lý, tình cảm mà cịn trao đổi thơng tin, phát triển các
kỹ năng xã hội và lao động, thay đổi các định hướng giá trị và làm chuyển
biến các hành vi chống lại xã hội thành các nguồn lực hiệu quả. Các kỹ thuật
can thiệp đều được đưa vào quá trình CTXHN nhưng khơng hạn chế kiểm
sốt những trao đổi về trị liệu” [11, tr.35]
Như vậy, CTXH nhóm được coi là một phương pháp can thiệp của
CTXH, là một tiến trình trợ giúp mà các thành viên trong nhóm được tạo cơ
hội và môi trường để tham gia vào các hoạt động chung, có sự chia sẻ, tương
15


tác lẫn nhau nhằm đạt mục tiêu chung của nhóm và giải quyết được vấn đề
của từng cá nhân trong nhóm. Trong đó, nhân viên xã hội chỉ đóng vai trò là
chất xúc tác, hướng dẫn, tổ chức sinh hoạt nhóm để chính các thành viên
trong nhóm có sự tương tác lẫn nhau và dùng mối quan hệ đó làm cơng cụ
chính để nhận diện và giải quyết vấn đề của từng cá nhân hoặc của nhóm.
* Cơng tác xã hội đối nhóm đối với trẻ khuyết tật vận động
Trong những đối tượng cần sự hỗ trợ, giúp đỡ của nhân viên cơng tác
xã hội thì trẻ khuyết tật là một nhóm cần được sự quan tâm, trợ giúp đặt biệt.
việc trợ giúp cùa nhân viên công tác xã hội đối với trẻ khuyết tật được coi là
một lĩnh vực chuyên sâu của người làm công tác xã hội, lĩnh vực này được
gọi là “ công tác xã hội với trẻ em khuyết tật”. Việc hỗ trợ, giúp đỡ đối với trẻ
khuyết tật khơng chỉ có sự trợ giúp của nhân viên cơng tác xã hội mà cịn là

cơng việc của các chuyên gia giáo dục đặc biệt, giáo viên, chuyên gia tâm lý.
Tuy nhiên sự trợ giúp của nhân viên công tác xã hội không đi sâu vào bản
thân trẻ khuyết tật hay tìm kiếm nguyên nhân gây khuyết tật, cũng như các
phương pháp, biện pháp giáo dục và trị liệu cụ thể mà nhấn mạnh đến việc tác
động vào hệ thống chăm sóc và giáo dục trẻ khuyết tật như: như gia đình của
trẻ khuyết tật, nhà trường, đoàn thể, cộng đồng mà họ sinh sống cũng như các
chính sách của nhà nước dành cho họ. Do vậy, cơng tác xã hội với trẻ khuyết
tật có những đặc thù nhất định so với hoạt động công tác xã hội chung.
Từ định nghĩa về công tác xã hội như trên thì có thể hiểu: cơng tác xã
hội nhóm đối với trẻ khuyết tật vận động là việc nhân viên công tác xã hội sử
dụng các kỹ năng chuyên môn và nghiệp vụ nhằm giúp các trẻ em đó vượt
qua khó khăn trở ngại của mình để vươn lên hịa nhập cuộc sống. Đồng thời
huy động các nguồn lực, xác định những dịch vụ cần thiết để giúp đỡ các em
một cách hiệu quả, vượt qua những rào cản, tham gia vào các hoạt động xã
hội trên nền tảng công bằng như những người khác trong xã hội.

16


1.2.2. Các lý thuyết tiếp cận trong công tác xã hội nhóm đối với trẻ
khuyết tật vận động
Lý thuyết là “công cụ” tư duy khoa học khi thực hiện các hoạt động
khoa học nhất định. Trong hệ thống lý thuyết có rất nhiều lý thuyết khác
nhau. Mỗi lý thuyết đều có những ưu nhược điểm nhất định và được các nhà
khoa học, nhà nghiên cứu ứng dụng một cách linh hoạt vào đề tài của mình.
Trong đề tài “Cơng tác xã hội nhóm đối với trẻ khuyết tật vận động từ thực
tiễn Trung tâm hục hồi chức năng và trợ giúp trẻ tàn tật, Thành phố Hồ Chí
Minh” tác giả sẽ vận dụng lý thuyết nhu cầu và lý thuyết về quyền con người.
* Lý thuyết nhu cầu
Là con người xã hội, mỗi người cần có những nhu cầu, nhu cầu về vật

chất và nhu cầu về tinh thần. Các nhu cầu của con người thường rất đa dạng,
phong phú và phát triển. Nhu cầu con người phản ánh mong muốn chủ quan
hoặc khách quan tùy theo hoàn cảnh sống, yếu tố văn hóa, nhận thức và vị trí
xã hội của họ.
Để tồn tại, con người cần phải được đáp ứng các nhu cầu thiết yếu cơ
bản cần cho sự sống như ăn mặc, nhà ở, chăm sóc y tế… để phát triển con
người cần được đáp ứng các nhu cầu cao hơn như: nhu cầu được an toàn,
được học hành, được yêu thương, được tôn trọng và khẳng định. Xét cho cùng
sự vận động và phát triển của xã hội lồi người nhằm mục đích đáp ứng ngày
càng cao nhu cầu của con người. Việc đáp ứng các nhu cầu con người chính
là động cơ thúc đẩy con người tham gia hoạt động sản xuất, hoạt động xã hội.
Nhà tâm lý học người Mỹ Abraham Maslow được xem là cha đẻ của lý
thuyết nhu cầu. Theo Maslow, nhu cầu của con người được sắp xếp theo thứ
tự bậc thang từ thấp tới cao - từ các nhu cầu thiết yếu nhất tới các nhu cầu thứ
yếu, cao hơn. Khi con người thoả mãn được nhu cầu cấp thấp rồi thì sẽ tiến
tới thoả mãn các nhu cầu cấp cao hơn [1, tr.17].

17


Theo đó, ơng chia nhu cầu của con người thành 5 thang bặc từ thấp đến
cao đó là: nhu cầu sống, nhu cầu an toàn, nhu cầu thuộc về một nhóm nào đó,
nhu cầu được tơn trọng và cuối cùng là nhu cầu hoàn thiện.
Vận dụng lý thuyết nhu cầu của A.Maslow trong nghiên cứu tác giả tìm
hiểu nhu cầu của trẻ khuyết tật theo năm bậc thang về nhu cầu. Từ đó xem xét
các nhu cầu nào đã được đảm bảo, nhu cầu nào chưa được đảm bảo, đảm bảo
ở mức độ nào, có ưu tiên đáp ứng nhu cầu nào trước, nhu cầu nào sau hay
theo trình tự các bậc nhu cầu của nhà tâm lý học A.Maslow.
Dựa theo thang nhu cầu của Maslow thì tác giả nhận thấy hiện nay trẻ
khuyết tật vận động đang có những nhu cầu như sau:

- Trẻ khuyết tật cần được chăm sóc ni dưỡng đặt biệt để tồn tại và
phát triển
- Cần được an toàn về tư tưởng và thể chất
- Cần được khám chữa bệnh, phục hồi chức năng
- Cần được yêu thương và hòa nhập cộng đồng
- Cần được hòa nhập vui chơi với trẻ cùng lứa tuổi
- Cần được tơn trong, đánh giá, khuyến khích và động viên
- Cần được giúp đỡ để phát triển và hoàn thiện dần
* Lý thuyết về quyền con người
Tiếp cận dựa trên quyền con người là một khung lý thuyết có chứa
đựng các nguyên tắc, tiêu chuẩn và mục tiêu của hệ thống quyền con người
trong quá trình lập kế hoạch và tiến trình thực hiện hoạt động CTXH.
[11,tr.167]
Cách tiếp cận này lấy nền tảng cơ bản chính là hệ thống quyền con
người đã được pháp luật quốc tế bảo vệ. NVCTXH cần dựa trên hệ thống
quyền con người để xây dựng các phương pháp và hoạt động của những mơ
hình phát triển xã hội. Cách tiếp cận này luôn đưa ra đối tượng tác động cụ
thể, đó chính là con người với quyền cơ bản của mình.
18


×