Tải bản đầy đủ (.doc) (6 trang)

đề và đáp án thi học kì I - THAM KHẢO

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (165.21 KB, 6 trang )

2008 - 2009

KIỂM TRA HỌC KÌ I
MÔN: NGỮ VĂN.
Thời gian: 90'
I, Lí thuyết: 2đ. Đề riêng:
Câu 1, Dành cho ban Nâng cao:
Hoàn cảnh sáng tác bài thơ; cách hiểu nhan đề và lời đề từ từ đó nêu ý nghĩa nhan đề và
lời đề từ trong bài thơ Tiếng hát con tàu của Chế Lan Viên ?
Câu 2, Dành cho ban Cơ bản:
Bằng một văn bản ngắn (khoảng 15 - 20 dòng), giới thiệu bài “Đất Nước” của Nguyễn
Khoa Điềm. SGK lớp 12, ban cơ bản
II, Bài luận: 8đ. Phần chung cho 2 ban.
Phân tích đoạn thơ sau:
Đàn ghita của Lorca
"Khi tôi chết hãy chôn tôi với cây đàn ghi-ta"
F.G.Lorca
Những tiếng đàn bọt nước
Tây-ban-nha áo choàng đỏ gắt
li-la li-la li-la
đi lang thang về miền đơn độc
với vầng trăng chếnh choáng
trên yên ngựa mỏi mòn
Tây-ban-nha
hát nghêu ngao
bỗng kinh hoàng
áo choàng bê bết đỏ

Lorca bị điệu về bãi bắn
chàng đi như người mộng du
tiếng ghi -ta nâu


bầu trời cô gái ấy
tiếng ghi -ta lá xanh biết mấy
tiếng ghi -ta tròn bọt nước vỡ tan
tiếng ghi -ta ròng ròng
máu chảy
(Rút từ tập Khối vuông Rubíc, NXB
Tác phẩm mới, 1985)
............................. ..... Hết ............................................
Đáp án gợi ý: CHI TIẾT
1
I, LÍ THUYẾT:
2đ Câu 1, Dành cho
ban Nâng cao:
Hoàn cảnh sáng tác bài thơ và ý nghĩa nhan đề và lời đề từ
trong bài thơ Tiếng hát con tàu của Chế Lan Viên ?
0,5
a, HCST: Bài thơ dược gội cảm hứng từ 1 sự kiện kinh tế xã hội những
năm 1958-1960 ở miền bắc lúc đó phong trào vận động nhân dân
miền xuôi lên tây bắc xây dựng kinh tế mới miền núi . CLV lấy
sự kiện chính trị thời sự đó làm điểm xuất phát khơi gợi cảm
hứng nghệ thuật.
Song bài thơ không đơn giản là sự minh hoạ, tuyên truyền
phục vụ cho một chủ trương chính sách. Với CLV, sự kiện kinh
tế xã hội ấy chỉ là một gợi ý, một điểm xuất phát cho nhà thơ thể
hiện khát vọng về với nhân dân, đất nước, với những kỉ niệm sâu
nặng nghĩa tình của nhân dân .
Chế Lan Viên, lúc bấy giờ bị bệnh, không thể đi đến các vùng
đất xa xôi của Tổ quốc, ông đã thể hiện khát vọng lên đường qua
bài thơ này.
0,5

b, Tên bài thơ :
“Tiếng hát con tàu
” "Tiếng hát con tàu" là một nhân hóa mang ý nghĩa biểu tượng :
- "Con tàu"- đến tận lúc CLV viết bài thơ này, thậm chí đến tận
bây giờ làm gì có con tàu nào lên Tây bắc. Nên hình tượng con
tàu chỉ là hình tượng hư cấu để CLV gửi gấm vào đó cái khát
vọng được lên đường.
- "Tiếng hát" là khát vọng cất lên thành tiếng , ngân lên thành
nhạc, là hành khúc lên đường say mê, giục giã.
→ Đây là con tàu tâm hồn đi suốt bài thơ thành biểu tượng sinh
động cho cảm xúc chủ đạo của tác giả : Khát vọng lên đường
đến với nhân dân, đất nước và ngọn nguồn của sự sáng tạo thơ
ca .
0,5
c, Khổ thơ đề từ: " Tây Bắc ư? Có riêng gì Tây Bắc
Khi lòng ta đã hoá những con tàu
Khi Tổ Quốc bốn bề lên tiếng hát
Tâm hồn ta là Tây Bắc chứ còn đâu?"
Trong lời đề từ này, nhà thơ đã thể hiện cái không khí vui vẻ
tưng bừng của đất nước trong công cuộc xây dựng XHCN:
" Khi Tổ quốc bốn bề lên tiếng hát" .
Sự phấn khởi ấy, thúc giục mọi người lên đường: " Khi lòng ta
đã hoá những con tàu" đi xây dựng Tây Bắc.
Câu thơ: " tâm hồn ta là Tây Bắc chứ còn đâu" đã chứa đựng
một sự khẳng định: là "Tây Bắc", lại nhấn mạnh thêm: "chứ còn
đâu?" → Tây Bắc choán hết tâm hồn nhà thơ.
Toàn bài thơ đã diễn tả điều đó: Tổ quốc và nhân dân. .
0,5
d, Như vây, nhan
đề và đề từ bài thơ

có hai ý nghĩa :
+ Thứ nhất là bày tỏ tình yêu và khát vọng hòa nhập, cống hiến
cho Tổ quốc, nhân dân của nhà thơ.
+Thứ hai là sự thể hiện khát vọng của một công dân ("ta") gắn
với khát vọng của người nghệ sĩ tìm về Tổ quốc như tìm về với
ngọn nguồn sáng tạo nghệ thuật chân chính.
2

Câu 2: Dành cho
ban Cơ bản:
Bằng một văn bản ngắn (khoảng 15 - 20 dòng), giới thiệu bài
“Đất Nước” của Nguyễn Khoa Điềm. sgk, lớp 12, ban cơ bản,
trang ....
Các ý chính cần có: Yêu cầu kĩ năng:
Đảm bảo viết một văn bản theo đúng yêu cầu đề: Hình thức
văn bản, thuyết minh về bài thơ đã học một cách ngắn gọn
nhất.
Kế cấu rõ ràng, nội dung sát đúng, đầy đủ cả nội dung,
nghệh thuật, diễn đạt trôi chảy, trong sáng, chữ viết cẩn
thận.
0,5
MỞ: Yêu cầu về nội dung:
- Tác giả tiêu biểu cho thế hệ các nhà thơ trẻ của những năm
chống Mỹ. Thơ ông hấp dẫn bởi sự kết hợp giữa xúc cảm nồng
nàn và suy tư sâu lắng của người trí thức về đất nước, con người.
- Đoạn trích trích trong chương V “Đất Nước” trong trường ca
“Mặt đường khát vọng”
1,0
THÂN:
- Đất Nước trở thành cái gần gũi, thân thiết, bình dị trong cuộc

sống hằng ngày của con người; Tiếp đó là sự cảm nhận Đất
Nước từ các phương diện địa lý – lịch sử; Đến đây, ý thơ dẫn
đến điểm tập trung những suy nghĩ, cảm xúc về Đất Nước, cũng
là điểm mấu chốt của tư tưởng ở phần một của bài: “Trong anh
và em hôm nay – Đều có một phần Đất Nước”;
- Tư tưởng Đất Nước của nhân dân- Cách nhìn của tác giả về
những thắng cảnh, về địa lí là một cách nhìn có chiều sâu và là
một phát hiện mới mẻ: nghĩ về bốn nghìn năm của Đất Nước mà
nhấn mạnh đến vô vàn những con người vô danh, bình dị; Mạch
suy nghĩ của bài thơ dẫn đến tư tưởng cốt lõi. Điểm hội tụ và
cũng là cao điểm của cảm xúc trữ tình ở cuối đoạn trích này.
“Đất Nước này là Đất Nước của Nhân dân”.
- Đây là điểm qui tụ mọi cách nhìn về Đất Nước trong phần này,
cũng là đóng góp của Nguyễn Khoa Điềm làm sâu sắc thêm ý
niệm về Đất Nước của thơ chống Mĩ;
0,5
KẾT: - Bài thơ này là sự cảm nhận, phát hiện về Đất Nước trong cái
nhìn tổng hợp và toàn vẹn, nó mang đậm tư tưởng nhân dân.
- Cách vận dụng vận ca dao dân ca một cách sáng tạo, không lặp
lại nguyên văn mà chỉ sử dụng ý và hình ảnh của câu ca dao, vẫn
gợi nhớ đến câu ca dao nhưng lại trở thành một câu, một ý thơ
gắn bó trong mạch thơ của bài.
Cho điểm:
- 2 điểm khi:
Đáp ứng được các yêu cầu trên
Diễn đạt gãy gọn, chữ viết cẩn thận.
- 1 điểm khi:
Trình bày được khoảng nửa số ý trên và diễn đạt khá gãy gọn, chữ viết cẩn thận hoặc đủ ý
nhưng diễn đạt còn hạn chế, chữ viết chưa cẩn thận.
II, TỰ LUẬN: Phần chung cho 2 ban:

3
Yªu cÇu:
A, Yêu cầu kỹ năng:
- Biêt cách phân tích một đoạn thơ trữ tình, biết làm bài nghị luận văn học; kết cấu chặt chẽ,
bố cụ rõ ràng, diễn đạt tốt; không mắc lỗi chính tả, lỗi dùng từ và ngữ pháp. Chữ viết cẩn thận.
B, Yêu cầu về kiến thức:
1, Yêu cầu chung:
- Trên cơ sở hiểu biết về nhà thơ Thanh Thảo (những nét cơ bản, ngăn gọn về tiểu sử, sự
nghiệp sáng tác) và bài thơ Đàn ghi ta của Lorca (hoàn cảnh ra đời, giá trị bao trùm về nội
dung và nghệ thuật cuả văn bản, vị trí của đoạn trích). Thí sinh phát hiện và phân tích nét đặc
sắc về nghệ thuật để làm nổi bật giá trị của đoạn thơ ở đề bài .
2, Yêu cầu cụ thể: Thí sinh có thể phân tích và sắp xếp hệ thống ý theo cách khác nhau
nhưng phải tập trung nếu bật ý chí sau:
CII 8đ Phân tích đoạn thơ: " Những tiếng đàn bọt nước....máu chảy"
0,5
- Thanh Thảo Trưởng thành trong những năm cuối của cuộc kháng
- Thanh Thảo Trưởng thành trong những năm cuối của cuộc kháng


chiến chống Mĩ.
chiến chống Mĩ.
- Thơ ông là sự lên tiếng của người trí thức nhiều suy tư, trăn trở về
- Thơ ông là sự lên tiếng của người trí thức nhiều suy tư, trăn trở về


các vấn đề xã hội và thời đại. Thơ ông luôn dành mối quan tâm đặc
các vấn đề xã hội và thời đại. Thơ ông luôn dành mối quan tâm đặc


biệt với những con người có nghĩa khí . Trong số đó, bài thơ “Đàn

biệt với những con người có nghĩa khí . Trong số đó, bài thơ “Đàn


ghita của Lor-ca” được xem là tiêu biểu nhất.
ghita của Lor-ca” được xem là tiêu biểu nhất.
-
Lấy cảm hứng trực tiếp từ giây phút đầy bi phẫn trong cuộc đời
Lấy cảm hứng trực tiếp từ giây phút đầy bi phẫn trong cuộc đời
của Lor-ca, Thanh Thảo viết bài thơ này. Bài thơ “Đàn ghita của
của Lor-ca, Thanh Thảo viết bài thơ này. Bài thơ “Đàn ghita của
Lor-ca” in trong tập thơ “
Lor-ca” in trong tập thơ “
Khối vuông ru-bich
Khối vuông ru-bich
” (1985),
” (1985),
-
- Lor- ca là một hịên tượng xuất chúng có sức ảnh hưởng to lớn tới
nghệ thuật và chính trị của Tây Ban Nha: Một thiên tài; Một nhân
cách cao đẹp; Một số phận đầy oan khuất.
3đ 1,0
1,5
Hình ảnh người nghệ sĩ Lor-ca. Con người tự do, nghệ sĩ cách
tân trong khung cảnh chính trị, văn hoá nghệ thuật TBN
( 4 câu đầu)
- Mở đầu bài thơ, tác giả đã vẽ nên hình tượng một nhà nghệ sĩ Lor-
ca bằng những nét chấm phá, phần nào chịu ảnh hưởng của trường
phái ấn tượng.
- Chi tiết “tiếng đàn bọt nước” → từ thính giác sang thị giác, thủ
pháp lạ hóa → sức hấp dẫn kỳ lạ của tiếng đàn Lor-ca.

-
- Hình ảnh tương phản gay gắt : gợi cảnh đấu trường giữa khát
vọng dân chủ với nền chính trị độc tài, giữa khát vọng cách tân
nghệ thuật với nền nghệ thuật già nua.
- “Tây Ban Nha áo choàng đỏ gắt” → hình ảnh vừa thực vừa
tượng trưng → đấu trường quyết liệt, nơi người nghệ sĩ đương đầu
với những thế lực tàn bạo, hà khắc.
- Nhạc thơ li-a li-a ... Nghệ thuật láy âm “li-la li-la li-la” → gợi
hợp âm của tiếng đàn ghi ta, gợi hình ảnh bông hoa buồn của phút
chia ly, gợi chuyến đi thăm thẳm và đơn độc của người nghệ sĩ.
- Từ ngữ “lang thang, miền đơn độc, yên ngựa mỏi mòn, vầng trăng
chuếnh choáng” → cuộc hành trình đơn độc của người nghệ sĩ
đang tranh đấu cho tự do và cái mới
4
0,5
 Tái hiện hình ảnh Lor-ca như một người kị sĩ khao khát tự do và
hiện lên trong hành trình dài dằng dặc, mỏi mòn, đơn độc trong
cuộc chiến với chế độ chính trị độc tài đương thời ở Tây Ban Nha,
đồng thời cũng thể hiện hình ảnh một người nghệ sĩ cách tân chống
lại nền nghệ thuật già nua, thiếu sinh khí.
4đ 2,0
2,0
Cái chết đầy bi phẫn của Lor-ca, khát vọng cách tân nghệ thuật
đành dang dở. ( 8 câu tiếp)
+ Tập trung thể hiện giây phút Lor-ca "bị điệu về bãi bắn" và cực tả
nỗi đau đớn, xót xa trước cái chết của người nghệ sĩ. Thủ pháp đối
lập, các biện pháp so sánh, nhân hóa, điệp ngữ được sử dụng triệt
để nhằm khắc họa đậm nét ấn tượng về sự "kinh hoàng", nỗi đau
đớn tột cùng của nhà thơ. ( 6 câu )
- Chi tiết “Tây Ban Nha/ hát nghêu ngao”

- Từ ngữ “kinh hoàng”
- hình ảnh “áo choàng bê bết đỏ”
- Hình ảnh “Lor-ca bị điệu về bãi bắn/ chàng đi như người mộng
du”
+ Thật bất ngờ, hồi tưởng lại cảnh tượng thảm khốc ấy, TT lại như
nghe và cảm nhận thấy âm thanh tiếng ghi ta , trên chặng đường
lãng du của Lor-ca ( 6 câu cuối)
- Từ ngữ chuyển đổi cảm giác “nâu, lá xanh, tròn bọt nước vỡ
tan, ròng ròng /máu chảy”
- Những thi ảnh viết theo bút pháp tượng trưng siêu thực.
- Điệp khúc dồn dập qua nhịp thơ Thanh Thảo như đã lột tả được
cái bàng hoàng căm phẫn trong bản ghi ta bi tráng! (Tíếng ghi ta...);
Những điệp khúc tạo hình âm nhạc bằng chính nhịp điệu, và bằng
hình ảnh (bọt nước, tròn bọt nước vỡ tan, ròng ròng, máu chảy)
bằng màu sắc (nâu, xanh biết mấy), bằng liên tưởng (Tây Ban Nha
áo choàng đỏ gắt, bầu trời cô gái ấy….). Sự kết hợp ngẫu hứng từ
ngữ cũng là sự kết hợp mang tính chất âm nhạc. Đặc biệt, khi tiếng
ghita ròng ròng máu chảy, âm nhạc đã thành thân phận: nó là tiếng
van vỉ than khóc của trái tim tử thương trong thơ Lorca, nó là chính
Định Mệnh nghiệt ngã với Lorca
 Tiếng đàn ghi ta đã hoá thành thân phận, linh hồn, trái tim, nghệ
thuật của Lorca. Cuộc đời Lorca như những thanh âm trong trẻo
làm lay động lòng người.
→ Có thể thấy với bút pháp tượng trưng và các biện pháp nghệ
thuật cùng những hình ảnh mà Thanh thảo đủ gợi cho người đọc về
hình tượng Lor-ca bị sát hại cũng như niềm thương tiếc vô bờ của
nhân dân dành cho người nghệ sĩ.
0,5 + Thanh Thảo đã từng viết : “Lorca là nhà thơ của những giấc
mơ, của những linh cảm nhoi nhói, một nhà thơ có thể biến những
giấc mơ thành nhịp điệu, có thể biến những linh cảm thành ngôn

từ. Lorca siêu thực một cách tự nhiên, và hiện thực một cách tự
nhiên”
+ Bài thơ là minh chứng cho sự tìm tòi thể nghiệm của tác giả về
5

×