Tải bản đầy đủ (.pdf) (67 trang)

Liên minh châu âu EU tổ chức hợp tác và phát triển kinh tế ASEAN những nét tương đồng và khác biệt

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (887.25 KB, 67 trang )

LỜI CẢM ƠN
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến Ths. Đặng Thị Hồng Liên, người
đã tận tình giúp đỡ tôi trong quá trình thực hiện khóa luận.
Tôi xin chân thành cảm ơn các thầy, các cô trong Khoa Sử - Địa, Trường
Đại Học Tây Bắc đã tạo điều kiện và giúp đỡ tôi trong suốt quá trình học tập.
Xin bày tỏ lời cảm ơn tới bạn bè trong Khoa Sử - Địa, Trường Đại Học
Tây Bắc và những người thân đã luôn động viên, giúp đỡ tôi trong quá trình
hoàn thành khóa luận này.
Sơn La, tháng 5 năm 2015
Tác giả
Hoàng Thị Thu Huyền


BẢNG CHỮ VIẾT TẮT
AFTA

Khu vực Mậu dịch Tự do ASEAN

ARF

Diễn đàn khu vực ASEAN

ASA

Hiệp hội Đông Nam Á

ASEAN

Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á

CAP



Chính sách nông nghiệp chung

CEB

Ngân hàng trung ương châu Âu

EAEC

Cộng đồng Năng lượng Nguyên tử châu Âu

EALE

Khu vực Mậu dịch Tự do châu Âu

EC

Cộng đồng châu Âu

ECSC

Cộng đồng Than Thép châu Âu

EDC

Cộng đồng phòng thủ châu Âu

EEA

Khu vực kinh tế châu Âu


EEC

Cộng đồng kinh tế châu Âu

EFTA

Hiệp hội Mậu dịch Tự do châu Âu

EPC

Cộng đồng chính trị châu Âu

EU

Liên minh châu Âu

SAE

Đạo luật chung châu Âu

WB

Ngân hàng thế giới

WTO

Tổ chức thương mại thế giới



MỤC LỤC
A. MỞ ĐẦU.......................................................................................................... 1
1. Lí do chọn đề tài ................................................................................................ 1
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề ................................................................................ 2
3. Đối tượng, nhiệm vụ, phạm vi nghiên cứu ....................................................... 3
3.1. Đối tượng nghiên cứu của đề tài .................................................................... 3
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu ..................................................................................... 3
3.3. Phạm vi nghiên cứu ........................................................................................ 3
4. Phương pháp nghiên cứu ................................................................................... 3
5. Đóng góp của đề tài ........................................................................................... 4
6. Cấu trúc của đề tài ............................................................................................. 4
B. NỘI DUNG ...................................................................................................... 5
CHƢƠNG I . LIÊN MINH CHÂU ÂU EU....................................................... 5
1.1. Quá trình hình thành và phát triển của EU..................................................... 5
1.1.1. Quá trình hình thành .................................................................................... 5
1.1.2. Quá trình phát triển ..................................................................................... 9
1.2. Thành tựu và hạn chế ................................................................................... 14
1.2.1. Những thành tựu cơ bản ............................................................................ 14
1.2.2. Hạn chế ...................................................................................................... 22
CHƢƠNG II. TỔ CHỨC HỢP TÁC VÀ PHÁT TRIỂN KINH TẾ ASEAN ... 27
2.1. Quá trình hình thành và phát tiển của ASEAN ............................................ 27
2.1.1. Sự hình thành ............................................................................................ 27
2.1.2. Quá trình phát triển ...................................................................................... 30
2.2. Thành tựu và hạn chế ................................................................................... 34
2.2.1.Thành tựu cơ bản ........................................................................................ 34
2.2.2. Hạn chế ...................................................................................................... 40
CHƢƠNG III. LIÊN MINH CHÂU ÂU EU - TỔ CHỨC HỢP TÁC VÀ
PHÁT TRIỂN KINH TẾ ESEAN: NHỮNG NÉT TƢƠNG ĐỒNG VÀ
KHÁC BIỆT ...................................................................................................... 43
3.1. Nét tương đồng ............................................................................................. 43



3.1.1. EU và ASEAN đều là tổ chức liên kết khu vực, ra đời dưới sự tác động
của xu hướng toàn cầu hóa .................................................................................. 43
3.1.2. EU và ASEAN là hai tổ chức liên kết ra đời sau chiến tranh thế giới thứ
hai ........................................................................................................................ 45
3.1.3. EU và ASEAN là hai tổ chức có sự tham gia của nhiều quốc gia, dân tộc
đa dạng ................................................................................................................ 49
3.2. Sự khác biệt .................................................................................................. 51
3.2.1. ASEAN là tổ chức liên chính phủ còn EU là tổ chức siêu quốc gia ............ 51
3.2.2. Xuất phát điểm của EU là kinh tế, còn ASEAN là chính trị ..................... 55
3.2.3. Khoảng cách phát triển của ASEAN lớn, EU lại tương đối đồng nhất............ 58
KẾT LUẬN ........................................................................................................ 62
TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................ 63


A. MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
“Liên minh châu Âu”, “Liên hiệp châu Âu” đó là những cách gọi khác
nhau của một khái niệm chung: “European Union”. Trong xu hướng mang tính
tất yếu khu vực hóa và toàn cầu hóa của thế giới hiện nay, sự hiện diện của một
liên minh, tồn tại đầy sống động ở trung tâm châu Âu đã và đang là một điểm
sáng về sự liên kết từ kinh tế đến xã hội và chính trị tới mục tiêu nhất thể hóa
châu Âu.
Đến nay, sau một thời gian tồn tại và phát triển với những bước thăng
trầm của nó, Liên minh đã phản ánh rõ nét những quan điểm, lợi ích kinh tế
chính trị, xu hướng liên kết kinh tế, chính trị của một số nước châu Âu nói riêng
và cả thế giới hiện nay nói chung. Trước ngưỡng cửa của kinh tế mới, EU đang
trở thành một cực rất mạnh của nền kinh tế thế giới, thúc đẩy việc thống nhất
tiền tệ để thành lập và hoàn thiện thị trường nội bộ chung, tiến tới đoàn kết toàn

châu Âu.Vì vậy, nghiên cứu Liên minh châu Âu vừa có ý nghĩa lí luận vừa có
giá trị thực tiễn.
Bên cạnh đó, trong bức tranh đa dạng của thế giới, sau chiến tranh lạnh,
xuất hiện nhiều tổ chức hợp tác và liên kết kinh tế, khu vực thu hút sự hội nhập
của nhiều quốc gia, nhiều nền kinh tế. Trong đó, ngoài tổ chức thương mại thế
giới (WTO ) ra đời từ GATT phải kể đến liên minh châu Âu (EU), tổ chức hợp
tác kinh tế châu Á - Thái Bình Dương (APEC)…
Hòa vào dòng chảy chính của thế giới là toàn cầu hóa, khu vực hóa
ASEAN ra đời với mục tiêu cơ bản là ổn định, an ninh và phát triển của toàn
khu vực Đông Nam Á.
Từ một tổ chức liên minh kinh tế, chính trị, xã hội lỏng lẻo ASEAN đã
vươn lên thành một khối khá vững chắc với nền kinh tế khá phát triển, an ninh
chính trị tương đối ổn định. Nghiên cứu thị trường tiềm năng rộng lớn với hơn
500 triệu dân này sẽ mở ra cơ hội mới cho hàng xuất khẩu Việt Nam. Chúng ta
hi vọng vào một tương lai không xa ASEAN sẽ trở thành một thị trường thống
nhất và phát triển.
Xuất phát từ sự yêu mến đất nước, văn hóa của người Phương Tây cũng
như khu vực Đông Nam Á. Xuất phát từ sự đam mê tìm hiểu của cá nhân, xuất
1


phát từ thực tiễn và yêu cầu lịch sự, việc nghiên cứu về liên minh châu Âu (EU),
tổ chức hợp tác và phát triển kinh tế ASEAN không chỉ cho chúng tôi nhìn nhận
một cách khách quan về sự giống và khác nhau của hai tổ chức này. Mặt khác
còn giúp chúng ta hình dung đầy đủ bức tranh toàn cảnh về EU và ASEAN từ
khi ra đời cho tới nay, đồng thời cung cấp những hiểu biết để làm căn cứ hoạch
định chính sách đối ngoại của nước ta đối với các nước trong hai tổ chức trên.
Đặc biệt, trong điều kiện nay, khi mà việc mở rộng quan hệ đối ngoại của nước
ta cũng như các nước trong khu vực Đông Nam Á (ASEAN) với các nước Tây
Âu đang trở nên cấp thiết.

Vì những lí do đó, tôi mạnh dạn chọn đề tài: “Liên minh châu Âu EU - tổ
chức hợp tác và phát triển kinh tế ASEAN: Những nét tương đồng và khác biệt”
làm đề tài luận văn tốt nghiệp của mình.
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Trong quá trình tiếp cận, tìm hiểu đề tài, tôi đã tiếp xúc với một số nguồn
tài liệu có liên quan đến vấn đề nghiên cứu với nhiều cách đề cập ở mức độ và
khía cạnh khác nhau về sự hình thành, phát triển của Liên minh châu Âu (EU),
tổ chức hợp tác và phát triển kinh tế (ASEAN): Những điểm giống và khác
nhau. Tuy nhiên, đến nay vẫn chưa có nguồn tài liệu nào đề cập một cách đầy đủ
về vấn đề này, mà các tác giả chỉ mới đề cập trên một số lĩnh vực nhất định của
EU và ASEAN. Chẳng hạn như:
Cuốn: “Liên minh châu Âu” của Đào Duy Ngọc, nhà xuất bản chính trị
quốc gia, Hà Nội, năm 1995. Tác giả đã đề cập tới một số nội dung chủ yếu
như lịch sử hình thành và phát triển, các thể chế của liên minh châu Âu, các
kế hoạch tổng quát và các chính sách cộng đồng của Liên minh châu Âu. Tuy
nhiên, cuốn sách cũng chỉ nêu một cách khái quát mà chưa đi vào phân tích
một cách đầy đủ về quá trình hình thành và phát triển của Liên minh châu Âu
trong giai đoạn hiện nay.
Cuốn: “Những vấn đề xung quanh việc hợp nhất châu Âu” của viện
thông tin khoa học biên soạn, tập hợp những bài viết phân tích về các vấn đề hình
thành, quá trình phát triển và những hạn chế, thách thức mà EU phải đối mặt.
Cuốn: “ Lịch sử Đông Nam Á” của G.S Lương Ninh chủ biên cùng
PGS.TS Đỗ Thanh Bình - PGS. TS Trần Thị Vinh, cuốn sách này đề cập tới lịch
2


sử phát triển của các quốc gia Đông Nam Á từ thời kì tiền sử, thời kì phong
kiến, Đông Nam Á qua các thế kỉ để xây dựng và trải qua quá trình đấu tranh
giải phóng dân tộc, sau đó tiến tới hợp tác, hội nhập và phát triển để hình thành
nên tổ chức liên kết khu vực. Cuốn sách cũng đề cập tới quá trình ra đời, thành

tựu đạt được qua các giai đoạn và triển vọng phát triển của tổ chức. Tuy nhiên,
chưa đi sau vào phân tích cụ thể mà chỉ dừng lại ở mực độ khái quát.
Ngoài ra, vấn đề này còn được đề cập trong một số bài viết của các tạp chí
như tạp chí châu Âu, tạp chí Đông Nam Á, tạp chí quan hệ quốc tế… Tuy nhiên,
các tác giả chỉ mới đề cập đến những khía cạnh riêng lẻ khác nhau về sự hình
thành và phát triển của EU và ASEAN, chứ chưa có cách nhìn và so sánh về sự
giống và khác nhau giữa hai tổ chức này. Do đó, trong quá trình nghiên cứu
vấn đề này bản thân tôi một mặt dựa trên nguồn tài liệu đã được tham khảo,
đồng thời khái quát, phân tích một số luận điểm mang tính chất tổng hợp toàn
bộ quá trình hình thành và phát triển của Liên minh châu Âu (EU), tổ chức hợp
tác và phát triển kinh tế ASEAN từ đó so sánh sự giống và khác nhau của hai
tổ chức này.
3. Đối tƣợng, nhiệm vụ, phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu của đề tài
Đối tượng nghiên cứu: Liên minh châu Âu EU, tổ chức hợp tác và phát
triển kinh tế ASEAN: so sánh sự giống và khác nhau giữa hai tổ chức.
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
Khóa luận có nhiệm vụ tìm hiểu một cách khái quát về quá trình hình
thành, phát tiển, thành tựu – hạn chế của EU và ASEAN, từ đó đi đến so sánh
hai tổ chức này.
3.3. Phạm vi nghiên cứu
Về thời gian, khóa luận tìm hiểu khái quát EU từ khi hình thành cho đến
nay và ASEAN từ năm 1967 đến năm 2005.
Về không gian, tìm hiểu về các nước trong Liên minh châu Âu EU (28
nước) và ASEAN (10 nước).
4. Phƣơng pháp nghiên cứu
Để giải quyết đề tài này, tôi sử dụng phương pháp logic và phương pháp
lịch sử xem xét mỗi sự kiện lịch sử trong trạng thái phát triển và trong mối liên
3



hệ với sự kiện khác theo trình tự phát triển logic của lịch sử. Một mặt, sưu
tầm, xử lí thông tin, nghiên cứu tài liệu, phân tích, tổng hợp và so sánh một
cách có hệ thống, từ đó rút ra kết luận mang tính khái quát.
5. Đóng góp của đề tài
Hoàn thành đề tài này, sẽ góp phần cung cấp cho người đọc những hiểu
biết về quá trình hình thành, phát triển, thành tựu – hạn chế cũng như những
điểm tương đồng và khác biệt giữa EU và ASEAN. Bên cạnh đó, khóa luận này
còn cung cấp thêm tư liệu tham khảo phục vụ cho quá trình học tập nghiên cứu
của sinh viên về môn Lịch sử Thế giới Hiện đại. Đồng thời, cũng là một tài liệu
để giúp các giáo viên phổ thông có tài liệu giảng dạy trong các bài có liên quan
đến tổ chức EU và ASEAN.
6. Cấu trúc của đề tài
Ngoài phần mở đầu và kết luận nội dung đề tài gồm có 3 chương:
Chương I. Liên minh châu Âu (EU) .
Chương II. Tổ chức hợp tác và phát triển kinh tế ASEAN.
Chương III. EU- ASEAN: Những nét tương đồng và khác biệt.

4


B. NỘI DUNG
CHƢƠNG I . LIÊN MINH CHÂU ÂU EU
1.1. Quá trình hình thành và phát triển của EU
1.1.1. Quá trình hình thành
Ý tưởng về một châu Âu hợp nhất có một quá trình lịch sử lâu dài. Đặc
biệt mơ ước về một châu Âu thống nhất trong hòa bình và hợp tác cũng xuất
hiện từ rất sớm, Ngay từ thế kỷ XVIII, Montesquieu đã từng nói đến một châu
Âu như là một quốc gia bao gồm nhiều tỉnh. Trong thế kỉ XIX, các nhà văn Pháp,
Italia và Ba Lan đã viết về một châu Âu hợp nhất như một giải pháp để chấm dứt

các cuộc chiến tranh, xung đột kéo dài giữa các quốc gia ở châu Âu, Victo Hugo
đã đề cập đến một quốc tịch châu Âu cho các công dân của lục địa này.
Sau chiến tranh thế giới thứ nhất, sáng kiến về việc thành lập một liên
minh toàn châu Âu để khẳng định sự hòa giải giữa hai quốc gia Pháp – Đức
được đề xuất. Năm 1923, chính trị gia người Áo Richard Coudenhove Kalergi
mở đầu phong trào thống nhất ở châu Âu. Richard được công nhận là người
sáng lập phong trào vận động cho một châu Âu hợp nhất trong năm sau Chiến
tranh thế giới thứ nhất.
Ngoại trưởng Gustav Stresemann đã xây dựng dự án về việc thành lập
Liên hiệp châu Âu trong bối cảnh châu Âu trong thập niên 1920 đang tràn trề hi
vọng vào một nền an ninh tập thể sau chiến tranh. Năm 1929, Ngoại trưởng
Pháp Briand đã trình bày trước Hội Quốc Liên dự án về việc thành lập liên hiệp
Các quốc gia châu Âu (Federation of European Nations) trên cơ sở sự liên kết
và hợp tác các quốc gia châu Âu về kinh tế - chính trị - xã hội. Các chuyên gia
kinh tế, trong đó có Jonh.Keynes đã ủng hộ cho ý tưởng này. Ngay trong năm
sau đó, Ngoại trưởng Pháp Briand đã hoàn thành bản ghi nhớ (Menmorandum)
về việc tổ chức hệ thống Liên hiệp các tổ chức dân dộc châu Âu… Tuy nhiên,
những biến động của thế giới trong những năm tiếp theo, cuộc Đại suy thoái
kinh tế thế giới bủng nổ, sự nổi lên của chủ nghĩa phát xít và nguy cơ chiến
tranh đã khiến cho dự án về châu Âu thống nhất rơi vào quên lãng.
Sau chiến tranh thế giới thứ hai, sau những hoang tàn, đổ nát và sự chia
cắt Đông Tây đó làm cho châu Âu mang một diện mạo chính trị mới, từ đây ý
5


tưởng hóa giải hận thù gắn kết dân tộc vì sự phục hồi và hưng thịnh của châu Âu
trỗi dậy. Năm 1930, Thủ tướng Anh W.Churchill trong bài viết đăng trên tạp chí
Saturday Evening Pots, ngày 15 tháng 2 Churchill đã lập luận rằng việc thành
lập một cộng đồng châu Âu thống nhất là điều có thể thực hiện được trên cơ sở
sự hợp tác của các quốc gia ở châu Âu lục địa. Sau đó, Churchill đã soạn thảo

một bản ghi nhớ về hợp chủng quốc châu Âu như một phương tiện để gìn giữ
hòa bình và an ninh châu Âu. Năm 1946, một lần nữa thủ tướng Anh Churchill
kêu gọi việc thành lập một gia đình châu Âu thống nhất – một châu Âu hợp
chủng quốc để kiến tạo hòa bình, an ninh thịnh vượng ở châu Âu.
Các nhà lãnh đạo châu Âu lúc này đã nhận thức được sự cần thiết của việc
thành lập hội đồng châu Âu như một bước khởi đầu cho quá trình hợp nhất châu
Âu. Năm 1948, các chính trị gia và những nhà nghiên cứu hàng đầu châu Âu đã
tiến hành một cuộc hội thảo tại Hague, Hà Lan để thảo luận về việc thành lập
Hội đồng châu Âu. Ngày 5 tháng 5 năm 1949, Hội đồng châu Âu chính thức
thành lập với sự tham gia của 10 nước châu Âu thông qua việc kí kết Hiệp ước
London. Mục tiêu hoạt động của Hội đồng châu Âu nhằm vào việc bảo về nền
dân chủ và nhân quyền theo những gì đã được xác định trong Công ước châu
Âu. Hội đồng châu Âu gồm 10 nước sáng lập: Bỉ, Đan Mạch, Pháp, Ireland,
Italia, Lucxembourg, Hà Lan, Na Uy, Thụy Điển, Anh. Tuy những hoạt động
của Hội đồng châu Âu không giống nhau nhưng các hoạt động được phối hợp
với nhau nhằm mục tiêu duy trì hòa bình, dân chủ và nhân quyền ở châu Âu.
Từ những ý tưởng thống nhất châu Âu đó, cộng đồng Than Thép châu Âu
được ra đời đặt nền móng đầu tiên cho Liên minh châu Âu. Ý tưởng thành lập
cộng đồng Than Thép châu Âu gắn liền với tên tuổi của Jean Monnet (1888 1979) chính trị gia người Pháp, người đứng đầu hội đồng kế hoạch kinh tế Pháp
sau chiến tranh thế giới thứ hai. Năm 1943, Monnet đã xây dựng một kế hoạch
về tương lai của châu Âu hợp nhất sau chiến tranh. Năm 1949, xuất phát từ quan
điểm cho rằng mấu chốt tạo nên sự căng thẳng trong quan hệ giữa Pháp và Đức
bắt đầu từ vấn đề kiểm soát vùng Ruhr- vùng công nghiệp Than, Thép quan
trọng ở châu Âu. Monnet đã đề xuất một kế hoạch hợp tác giữa hai nước để
kiềm chế mâu thuẫn, tránh nguy cơ bùng phát chiến tranh. Ý tưởng này đã nhận
được sự ủng hộ của Ngoại trưởng Pháp Schuman (1886 - 1963) và thủ tướng
6


Cộng Hòa Liên Bang Đức Kondrad Adenauer. Ngày 9 tháng 5 năm 1950 đã

đọc tuyên bố về sáng kiến hòa giải giữa hai nước láng giềng thù địch và việc
thành lập một cơ chế hợp tác giữa Pháp và Đức trong ngành công nghiệp than
và thép. Tuyên bố của Schuman đã mở đường cho việc thành lập cộng đồng
Than Thép châu Âu năm 1951.
Ngày 18 tháng 4 năm 1951, Hiệp ước Pari gồm 100 điều khoản được kí
kết với nội dung thành lập Cộng đồng Than Thép châu Âu (Eropcan Coal and
Steel Community- ECSC) với sự tham gia của 6 nước: Pháp, Tây Đức, Italia,
Bỉ, Hà Lan, Lucxembourg. ECSC chính thức hoạt động từ tháng 8 năm 1952.
Mục tiêu của ECSC là tạo ra một cơ chế hợp tác chung nhằm thúc đẩy sản xuất
phát triển, tăng thêm việc làm, nâng cao mức sống người dân và mở rộng sự
hợp tác giữa các nước thành viên. Việc thành lâp ECSC đã có tác động đáng kể
đối với sự phát triển kinh tế và thương mại của các quốc gia thành viên và châu
Âu nói chung. Thương mại giữa các nước tăng gấp 10 lần trong thập niên 1950
do việc rỡ bỏ các hang rào thuế quan, giá thành hạ và tiết kiệm chi phí sản xuất,
sự thành lập tổ chức này là một bước đột phá trong tiến trình hợp nhất châu Âu.
ECSC là tổ chức quốc tế đầu tiên trên thế giới được thành lập dựa trên
nguyên tắc của chủ nghĩa siêu quốc gia và sẵn sàng mở cửa cho sự tham gia của
các nước châu Âu khác. Sự thành lập của ECSC tạo ra một chuyển biến mang
tính cách mạng trong tiến trình hợp nhất châu Âu. Sự thành lập ECSC có tác
động chính trị - xã hội to lớn trong việc tạo dựng một châu Âu hòa giải, hợp tác
và hòa bình. Ý tưởng thành lập ECSC là cơ sở cho sự hợp tác ở mức độ cao hơn,
cuối cùng sẽ đưa đến một châu Âu hợp nhất như mơ ước của các thế hệ tiền bối
trong lịch sử châu Âu.
Sau khi Cộng đồng Than Thép châu Âu được thành lập, các nước thành
viên tiếp tục đẩy mạnh và mở rộng quá trình hợp tác trên các lĩnh vực an ninh và
chính trị. Ngày 27 tháng 5 năm 1952, Cộng đồng Phòng thủ châu Âu (European
Defence Community – EDC) được thành lập với mục tiêu thiết lập quan hệ hợp
tác an ninh quốc phòng giữa các nước châu Âu và tạo điều kiện để các nước
thành viên có thể kiểm soát Tây Đức về quân sự trong hệ thống phòng thủ chung
của châu Âu. Đồng thời, dự án về việc thành lập Cộng đồng chính trị châu Âu

(European Political Community – EPC) cũng được công bố. Tuy nhiên, sự kiện
7


Quốc hội Pháp bác bỏ việc nước Pháp tham gia EDC vào năm 1954 cũng như
dự án thành lập EPC đã khiến cho cả hai kế hoạch đều không được thực thi.
Đồng thời, để phản đối các dự án này, Jean Monnet – đại diện của nước Pháp tại
Uỷ ban Tối cao ECSC đã từ chức Chủ tịch ECSC và chuyển sang việc thiết kế
các dự án thiết lập các cộng đồng khác dựa trên nền tảng kinh tế. Thất bại của
việc thành lập Cộng đồng phòng thủ châu Âu cũng như dự án đầy tham vọng về
việc thiết lập Cộng đồng Chính trị châu Âu cho thấy những ý tưởng đưa châu
Âu đi qua trong thời điểm chưa thích hợp sẽ không thể trở thành hiện thực.
Trong thập niên 1950, những sự kiện lớn của tình hình thế giới và khu
vực có liên quan đến hai cường quốc ở châu Âu là Pháp và Anh, đã trở thành
những tác nhân quan trọng đối với quá trình hợp nhất châu Âu. Trong số đó phải
kể đến hai cuộc khủng hoảng đã làm thay đổi châu Âu: thất bại của thực dân
Pháp ở Đông Dương (1954) và cuộc khủng hoảng kênh đào Suez ở Ai Cập
(1956). Trong sự kiện thứ nhất, chiến thắng Điện Biên Phủ của nhân dân Việt
Nam (5 - 1954) đã kết thúc cuộc chiến tranh Đông Dương với thất bại nhục nhã
của quân đội viễn chinh Pháp. Hai năm sau, cuộc khủng hoảng kênh đào Suez
đã tác động tích cực đến quá trình hợp tác châu Âu và tiêu biểu là hiệp ước
Roma được kí kết năm 1957 nhằm mục đích tăng cường sự hợp tác kinh tế giữa
các nước châu Âu.
Năm 1956, dưới sự điều hành của Ngoại trưởng Spaak, hội nghị liên
chính phủ của 6 nước thành viên ECSC diễn ra tại lâu đài Val Duchessc (Bỉ) đã
bàn thảo về những nội dung cụ thể chuẩn bị cho việc kí kết hai Hiệp ước Roma
vào ngày 25-3-1957, thành lập Cộng đồng kinh tế châu Âu (European Economic
Community – EEC) và Cộng đồng Năng lượng Nguyên tử châu Âu (European
Atomic Energy – EAEC). Với những đóng góp mang tính nền tảng cho việc
hình thành EEC, Spaak được vinh danh là một trong số những người có công lao

sáng lập Liên minh châu Âu ngày nay.
Các Hiệp ước Roma bắt đầu có hiệu lực từ tháng 1-1958. Theo Hiệp ước
Roma về việc thành lập Cộng đồng Kinh tế châu Âu, thiết lập một liên minh
thuế quan với thuế suất nội địa chung, thực hiện chính sách chung về nông
nghiệp, giao thông vận tải và thương mại. Về lộ trình thành lập liên minh thuế
quan, Hiệp ước Roma quy định việc giảm dần thuế quan giữa các nước thành
8


viên và tiến tới dỡ bỏ toàn bộ các rào cản trong thương mại nội khối trong vòng
12 năm. Đặc biệt, Hiệp ước Roma về việc thành lập Cộng đồng Nguyên tử châu
Âu (EAEC) nhấn mạnh vào mục tiêu thành lập một thị trường chung về năng
lượng nguyên tử giữa các nước thành viên. Tuy nhiên, kế hoạch này đòi hỏi
phải có quá trình nghiên cứu và đầu tư lâu dài. Sau khi Hiệp ước Roma có hiệu
lực, trên thực tế đã tồn tại ba cộng đồng châu Âu: Cộng đồng Than Thép, Cộng
đồng Kinh tế và Cộng đồng Năng lượng Nguyên tử. Về thể chế, Cộng đồng kinh
tế châu Âu và Cộng đồng Năng lượng Nguyên tử châu Âu bao gồm các cơ quan
chức năng cơ bản của Cộng đồng Than Thép châu Âu như Uỷ ban tối cao và
Hội đồng Bộ trưởng, Hội nghị toàn thể và Hội đồng pháp luật. Việc tăng cường
quyền lực cho các cơ quan điều hành đã khiến cho chính phủ Pháp e ngại và tìm
cách hạn chế quyền lực siêu quốc gia của các tổ chức này, với mong muốn các
cộng đồng châu Âu sẽ phát triển theo hướng trở thành các tổ chức liên chính phủ
nhiều hơn là một tổ chức siêu quốc gia.
1.1.2. Quá trình phát triển
Cùng với Cộng đồng Than Thép, sự thành lập EEC và EAEC đã thúc đẩy
kinh tế và thương mại các nước thành viên phát triển. Cộng đồng kinh tế châu
Âu nhanh chóng mở rộng các hoạt động của mình và trở thành Cộng đồng quan
trọng nhất trong các Cộng đồng châu Âu. Mặc dù, việc xây dựng một thị trường
chung châu Âu đã không được thực hiên đúng thời hạn 12 năm như Hiệp ước
Roma quy định, nhưng việc dỡ bỏ hàng rào thuế quan đã cho phép 6 nước thành

viên (Pháp, Tây Đức, Italia, Bỉ, Hà Lan, Lucxembourg) của EEC tiến tới kí kết
một hiệp ước liên minh về thuế quan vào tháng 7-1968, đồng thời, các hạn
ngạch về xuất khẩu hàng công nghiệp cũng được dỡ bỏ. Nhờ đó, sản xuất công
nghiệp cũng như thương mại giữa các nước thành viên tăng lên nhanh chóng.
Thương mại nội khối EEC tăng gấp 3 lần so với thương mại giữa các nước EEC
với bên ngoài trong những năm 1958 - 1965. Tốc độ tăng lên nhanh chóng của
sản xuất công nghiệp của 6 nước thành viên đạt mức trung bình 5,7%, mức tăng
thu nhập quốc dân bình quân đầu người tăng 4,5% trong thập niên 1960 và đầu
thập niên 1970. Các nhà kinh tế học cho rằng, đây là thời kì tăng trưởng vàng
của các nước EEC.

9


Sự phát triển và mở rộng hợp tác giữa các nước thành viên đã đặt ra nhu
cầu hợp nhất trong Cộng đồng châu Âu trong một thiết chế chung. Trong quá
trình đàm phán, các nước thành viên đã tiến hành kí kết hiệp ước hợp nhất
(Merger Treaty) hay còn gọi là Hiệp ước Brussels ngày 8- 4- 1965. Hiệp ước
hợp nhất có hiệu lực từ ngày 1- 7- 1967 theo đó ba cộng đồng ECSC, EAEC và
EEC hợp nhất trong một thể chế điều hành chung của cộng đồng châu Âu
(European Conmunuties). Việc cùng nhau chia sẻ một cơ quan thiết chế chung
đã tạo điều kiện thống nhất hành động vì mục tiêu chung là đẩy mạnh quá trình
hợp tác và hội nhập của các thành viên trên các lĩnh vực khác nhau.
Tuy nhiên, con đường phát triển của Cộng đồng châu Âu trong buổi ban
đầu cũng không hoàn toàn êm ả. Trong thời gian này, các nước thành viên phải
đối mặt với cuộc khủng hoảng “ghế trống” diễn ra từ tháng 6- 1965 đến tháng 11966. Xuất phát từ những bất đồng xung quanh việc thực hiện các biện pháp tài
trợ cho chính sách nông nghiệp chung (Common Agriculture Policy- CAP),
giữa chính phủ Pháp với các nước thành viên trong EEC, gây nên cuộc khủng
hoảng lớn nhất trong lịch sử phát triển của các Cộng đồng châu Âu. Cuộc khủng
hoảng cho thấy chủ nghĩa dân tộc là những rào cản cho quá trình mở rộng hợp

tác châu Âu. Cuộc khủng hoảng chỉ kết thúc khi thỏa ước Lucxembourg (11966) giữa 6 nước được kí kết. Theo đó, các nước thành viên được sử dụng
quyền phủ quyết để bảo vệ lợi ích quốc gia. Việc kí kết thỏa ước này, trên thực
tế quyền lực của Uỷ ban EEC và tăng thêm quyền lực cho những thành viên của
hội đồng EEC.
Quá trình hội nhập của các nước châu Âu không vấp phải sự cản trở nào
từ phía Mỹ. Mỹ coi EEC như một đối tác bình đẳng và tiềm năng. Đồng thời,
Mỹ còn hi vọng sự hội nhập của Tây Đức vào một EEC lớn mạnh sẽ gây ra áp
lực lớn cho Đông Đức và Liên Xô trong bối cảnh chiến tranh lạnh đang tiếp
diễn. Tuy nhiên, trên thực tế, nổi lên của một châu Âu hợp nhất cũng tạo áp lực
cạnh tranh về kinh tế - thương mại cũng như chính trị đối với Mỹ.
Cùng với Mỹ, nước Anh đã chậm trễ và bỏ lỡ cơ hội trong quá trình hội
nhập châu Âu, bởi các nhà lãnh đạo Anh chủ trương chú trọng đến các mối quan
hệ với các nước trong Khối thịnh vượng chung và các khu vực thuộc đế chế
Anh, cũng như tăng cường quan hệ với Mỹ nhiều hơn là với phần còn lại của
10


châu Âu. Anh không tham gia ECSC, được các chính trị gia Mỹ đánh giá là một
sai lầm nghiêm trọng trong thời hậu kì hậu chiến, khiến cho nước này chậm
chân trong việc tham gia vào những quyết định quan trọng nhất trong buổi ban
đầu của quá trình hợp nhất châu Âu.
Tháng 1- 1960, 7 nước châu Âu gồm : Anh, Áo, Đan Mạch, Na Uy, Bồ
Đào Nha, Thụy Điển, Thụy Sĩ (những nước bên ngoài EEC) đã kí kết hiệp ước
Stockholm, thành lập Hiệp hội Mậu dịch Tự do châu Âu (European Free Trade
Acsociation –EFTA). Các nước tham gia EFTA chỉ mang tính tự nguyện, không
bắt buộc, đồng thời EFTA cũng không đặt ra những mục tiêu hội nhập về kinh tế
và chính trị. Mục tiêu hoạt động EFTA chủ yếu nhằm thiết lập khu vực mậu dịch
tự do giữa các nước thành viên thông qua việc lộ trình giảm dần và tiến tới dỡ
bỏ hàng rào thuế quan. Chính vì vậy, EFTA có cơ cấu thiết chế đơn giản.
Những thành tựu mà EFTA đạt được trong thời gian này còn rất khiêm

tốn. Vì vậy, khiến cho Anh thật sự nhận thức được nguy cơ bị cô lập về kinh tế
và thương mại nếu tiếp tục đứng ngoài EEC. Chính vì vậy, chỉ hơn một năm sau
khi EFTA thành lập, Anh cùng các nước Đan Mạch, Ireland và sau đó là Na Uy
đã nộp đơn xin gia nhập Cộng đồng kinh tế châu Âu. Tuy nhiên, Tổng thống
Pháp Charles De Gaulle lúc đó phản đối việc nước Anh gia nhập EEC. Năm
1966, đơn xin gia nhập EEC của Anh lại bị Tổng thống De Gulle phản đối lần
hai. Nước Pháp vẫn tiếp tục lo ngại về ảnh hưởng của Anh cũng như những áp
lực của Mỹ đối với EEC. Quan điểm của Pháp lúc này là duy trì một châu Âu
đặt dưới ảnh hưởng của Pháp và không có sự tham gia của Anh. Qúa trình mở
rộng EEC chỉ có thể thực hiện được sau khi Tổng thống Pháp Charles De Gulle
rời khỏi chính trường năm 1969.
Khi Tổng thống Georges Pompidou (1911 - 1974) lên cầm quyền ở Pháp,
các cuộc thương lượng được tiến hành kể từ năm 1969 và Anh, Đan Mạch,
Ireland và Na Uy đã được gia nhập EEC sau lần thứ ba nộp đơn. Đợt mở rộng
EEC lần thứ nhất với không ít những trắc trở cuối cùng đã hoàn tất, đưa EEC 6
lên EEC 9.
Đợt mở rộng EEC thứ hai và lần thứ ba diễn ra vào thập niên 1980, hướng
vào các quốc gia ở khu vực Nam Âu bao gồm : Hy Lạp, Bồ Đào Nha và Tây

11


Ban Nha. Qúa trình đàm phán gia nhập từ tháng 8- 1976 và đến tháng 1- 1981,
Hy Lạp chính thức trở thành thành viên thứ 10 của EEC.
Bồ Đào Nha và Tây Ban Nha đã bắt đầu khởi động quá trình hội nhập
châu Âu từ năm 1962. Tuy nhiên, chế độ độc tài tồn tại ở cả hai nước nêu trên
đã cản trở quá trình gia nhập EEC của họ, chỉ sau khi chế độ Caetano ở Bồ Đào
Nha sụp đổ năm 1974 và sau cái chết của Franco ở Tây Ban Nha năm 1975 , thì
đơn xin gia nhập EEC của hai nước mới chính thức được xem xét. Năm 1986,
hai nước chính thức gia nhập EEC đưa tổng số thành viên EEC lên 12 nước.

Việc nhân đôi số lượng thành viên đã khiến EEC trở thành khối kinh tế
lớn nhất thế giới, có ảnh hưởng kinh tế và chính trị ngày càng lớn trên trường
quốc tế. Cùng với việc thúc đẩy kinh tế và thương mại phát triển, trong thời gian
này EEC chú trọng vào việc tạo điều kiện cho việc thu hẹp khoảng cách phát
triển kinh tế giữa các nước châu Âu, tạo cơ hội cho các nước nghèo ở khu vực
Địa Trung Hải hội nhập và phát triển trong nền kinh tế toàn cầu nhằm mục tiêu
hướng tới sự phát triển cân bằng về kinh tế giữa 12 nước thành viên.
Nhằm hướng tới mở rộng sự hợp tác đa diện của các quốc gia thành viên ,
tháng 2 - 1986 Đạo luật chung châu Âu (Single European Act –SEA) được kí
kết tại Lucxembourg và bắt đầu có hiệu lực từ tháng 7- 1987. Đạo luật này đánh
dấu một bước tiến mới về mặt thể chế trong quá trình hợp nhất châu Âu nhằm
xây dựng một khối kinh tế, một thị trường chung lớn nhất thế giới. SEA đã đặt
nền móng quan trọng cho việc kí kết hiệp ước Masstricht 1992.
Trên nền tảng của Đạo luật chung châu Âu, ngày 7- 2- 1992 hiệp ước
Masstricht (hay còn gọi là Hiệp ước về Liên minh châu Âu) đã được kí kết tại
Hà Lan sau quá trình đàm phán giữa các nước thành viên dưới sự điều hành của
ủy ban Delors. Mục tiêu chủ yếu của hiệp ước Masstricht là mở rộng quá trình
hợp nhất châu Âu, tiến tới thành lập một liên minh châu Âu trên cơ sở liên minh
kinh tế - tiền tệ với đồng tiền chung (Euro) và liên minh chính trị bao gồm việc
thực hiện một chính sách đối ngoại chung và an ninh chung.
Như vậy, sau hơn 50 năm hình thành và phát triển, Liên minh châu Âu
EU được đánh giá là tổ chức khu vực thành công, hiệu quả nhất trên thế giới.
Với quá trình liên kết về kinh tế, dần dần chuyển sang hợp tác về chính trị - văn

12


hóa, xã hội giữa các nước thành viên. Sự liên kết ấy ngày càng phát triển theo
chiều sâu, khẳng định bước tiến quan trọng trong hợp tác khu vưc.
Sau khi được 12 quốc gia thành viên phê chuẩn, Hiệp ước Masstricht

chính thức có hiệu lực từ tháng 11- 1993. Trong quá trình thực hiện, Hiệp ước
Masstricht được sửa chữa và bổ sung bằng một số hiệp ước khác như Hiệp ước
Amsterdam và Hiệp ước Nice:
- Hiệp ước Amsterdam (kí tháng 2- 1997, có hiệu lực từ tháng 5- 1999) có
những sửa đổi và bổ sung những điều khoản cho Hiệp ước Masstricht về quyền
cơ bản của các nước thành viên, về tư pháp và nội vụ, về chính sách xã hội, việc
làm và chính sách đối ngoại và an ninh chung.
- Hiệp ước Nice (kí tháng 2- 2001, có hiệu lực từ tháng 2- 2003) bao gồm
những điều khoản bổ sung về cải cách thể chế để đón nhận những thành viên
mới, về việc tăng cường quyền lực cho Nghị viện châu Âu và việc thành lập lực
lượng phản ứng nhanh của EU.
Sau hiệp ước Masstricht có hiệu lực, những tiến bộ về thể chế và chính
sách đã tạo điều kiện thuận lợi cho việc mở rộng các lĩnh vực hợp tác và mở
rộng số lượng thành viên mới của EU. Sau khi chiến tranh lạnh kết thúc, có ít
nhất 18 nước châu Âu có nguyện vọng gia nhập EU, trong đó có 7 nước Đông
Âu, 6 nước cộng hòa Liên Xô cũ và 5 nước thuộc Liên Bang Nam Tư cũ. Làn
sóng các nước có nguyện vọng tham gia EU dâng cao đã đặt ra yêu cầu xem xét
lại về mặt thể chế những tiêu chí gia nhập EU.
Quá trình đàm phán để gia nhập EU của các nước thành viên Hiệp hội
Mậu dịch Tự do (EFTA) được bắt đầu từ năm 1990. Tuy nhiên, chỉ có 3 nước là
Áo, Phần Lan, Thụy Điển gia nhập EU vào tháng 1-1995. Đây là lần mở rộng
thứ năm đưa số thành viên EU Lên 15. Tiếp theo đó, cuộc đàm phán gia nhập
EU của các nước Đông Âu được bắt đầu trong những năm 1998-2000 và kết
thúc vào tháng 12-2002. Tháng 10-2004, đợt mở rộng lớn nhất trong lịch sử EU
diễn ra với việc kết nạp cùng một lúc 10 thành viên mới. Đó là 8 nước Đông Âu
(Cộng hòa Séc, Ba Lan, Hunggary, Slovakia, Slovenia, Estonia, Latvia,
Lithuania) và hai nước thuộc Địa Trung Hải (Cyrus và Malta). Hai nước
Bumgary và Rumani gia nhập muộn hơn vào tháng 1-2007. Làn sóng mở rộng
về phía Đông là đợt mở rộng lớn nhất của EU về số lượng thành viên. Nếu như
13



EU trước đây được hiểu là khối các nước Tây Âu tư bản chủ nghĩa, đối lập với
các nước Đông Âu xã hội chủ nghĩa về hệ thống kinh tế, chính trị - xã hội, thì
ngày nay châu Âu được nhìn nhận là khối thống nhất bao gồm cả Đông Âu và
Tây Âu dưới mái nhà chung EU.
Ngoài ra, một số nước khác cũng có nguyện vọng gia nhập EU như
Croatia (2008), Thổ Nhĩ Kì và Macedonia nhưng việc xem xét các nước tham
gia và trở thành thành viên chính thức của EU vẫn đang tiếp tục được cân nhắc.
Có thể nói, EU là một tổ chức siêu quốc gia thành công nhất trên thế giới,
với mục đích cơ bản là tạo ra một khu vực tự do, liên thông hàng hóa, dịch vụ,
con người, tiền vốn giữa các nước và liên minh toàn diện. EU thực hiện nhiệm
vụ quân sự, chính trị hoặc dân sự để giúp xây dựng và bảo vệ nền hòa bình tại
một số các quốc gia khu vực châu Âu và một số quốc gia ở các khu vực khác.
Đây là một tổ chức liên kết của các quốc gia khu vực châu Âu, trước tiên là hợp
tác về kinh tế, sau đó là chính trị - văn hóa, xã hội nhằm đưa EU trở thành tổ
chức kinh tế đứng đầu thế giới.
1.2. Thành tựu và hạn chế
1.2.1. Những thành tựu cơ bản
Thứ nhất: tạo dựng một thị trường chung lớn nhất thế giới – nền móng
của quá trình nhất thể hóa châu Âu.
Lịch sử hợp nhất châu Âu được bắt đầu từ kinh tế, chính vì vậy hợp tác
kinh tế được coi là nhân tố đóng vai trò chủ đạo trong suốt quá trình hình thành
và phát triển của EU. Để hướng tới một thị trường chung, các nước châu Âu đã
từng bước vượt qua ba loại rào cản chính: hải quan, thuế quan và các rào cản
mang tính kĩ thuật khác.
Về hải quan, thực hiện chính sách chung về nhập cảnh qua các cửa khẩu
hướng tới một châu Âu không biên giới. Từ tháng 6- 1985, 5 nước thành viên
EEC (Pháp, Tây Đức, Bỉ, Hà Lan, Lucxemboug) đã tiến hành đàm phán và kí
hiệp ước Schengen quy định về việc bãi bỏ kiểm soát biên giới, thực hiện quyền

tự do đi lại của công dân các nước thành viên trong vùng lãnh thổ 5 nước. Tháng
6- 1990 các nước tham gia Schengen kí thêm Công ước Schengen nhằm cụ thể
hóa việc áp dụng và thực thi hiệp ước. Trong thập niên 1990, hàng loạt các nước
châu Âu tham gia hiệp ước Schengen. Từ năm 1999, nội dung cụ thể của Hiệp
14


ước đã được đưa vào khuôn khổ, thể chế và luật pháp của EU theo một Nghị
định thư đi kèm với Hiệp ước Amsterdam. Cho đến tháng 12- 2009, đã có 28
nước tham gia các thỏa thuận Schengen, phần lớn là thành viên EU và một số
nước ngoài EU như Ai Cập, Ireland, Na Uy, Thụy Sĩ, Liechtenstein.
Về thuế quan, tháng 7-1968 6 nước EEC đã thỏa thuận một mức thuế
quan chung và thành lập một liên minh hải quan về công nghiệp. Năm 1983, đã
thông qua Báo cáo Cockfiel, với 282 điều về tiến trình dỡ bỏ các hàng rào thuế
quan và thiết lập một thị trường chung thực sự của các nước thành viên EEC.
Trên cơ sở đó, Đạo luật chung châu Âu (SEA) được kí kết tại
Lucxembourg tháng 2- 1986 với mục tiêu hoàn thành việc thiết lập một thị
trường chung, xây dựng một khu vực hoàn toàn tự do, không có bất kì rào cản
nào về đi lại, hàng hóa, dịch vụ và dòng vốn, và đưa châu Âu trở thành một thị
trường chung lớn nhất thế giới. Đồng thời, thành lập các quỹ xã hội để hỗ trợ
công nhân trong quá trình chuyển dịch lao động giữa các nước nhằm làm giảm
thiểu tỉ lệ thất nghiệp và thúc đẩy quá trình liên kết kinh tế.
Các rào cản kĩ thuật, các nước thành viên đang từng bước hướng tới việc
thực hiện những quy định tiêu chuẩn thống nhất theo yêu cầu của Uỷ ban châu
Âu. Từ năm 1983, theo quy định, các nước thành viên phải tuân thủ việc báo cáo
với ủy ban châu Âu về các thay đổi luật lệ kĩ thuật trong nước. Việc hướng tới
các quy chuẩn thống nhất mang tính kĩ thuật trong các nước thành viên đã thúc
đẩy quá trình tạo dựng một thị trường chung châu Âu.
Thứ hai là: chính sách nông nghiệp chung (CAP) – công cụ quyết định
quá trình hợp tác châu Âu.

Hợp tác nông nghiệp là một trong những mục tiêu hàng đầu của quá trình
nhất thể hóa châu Âu. Việc thực hiện một chính sách nông nghiệp chung trong
một thị trường thống nhất sẽ thúc đẩy nông nghiệp, đồng thời tạo điều kiện mở
rộng lưu thông sản phẩm nông nghiệp giữa các nước thành viên, giảm thiểu việc
nhập khẩu lương thực và các sản phẩm nông nghiệp từ bên ngoài châu Âu.
Chính sách nông nghiệp chung (Common Agriculture Policy – CAP),
được xây dựng năm 1957 trong Hiệp ước Roma, nhằm đạt được các mục tiêu cơ
bản là tăng năng suất lao động trong nông nghiệp, đảm bảo mức sống công bằng
cho người dân, ổn định thị trường và bảo đảm an toàn lương thực, thực phẩm
15


cho người tiêu dùng các nước châu Âu. Để tiến tới một thị trường nông nghiệp
chung, các nước thành viên thỏa thuận việc hỗ trợ sản xuất và tiêu thụ nông sản
nội khối, tiến hành điều chỉnh hai lĩnh vực là giá cả và cơ cấu nông nghiệp theo
lộ trình mà CAP đưa ra. Nhìn chung, trong giai đoạn đầu, CAP đã tạo điều kiện
tái cấu trúc khu vực nông thôn và phát triển sản xuất nông nghiệp, hướng tới
mục tiêu tự đảm bảo nguồn lương thực và thực phẩm, đồng thời trở thành lục địa
xuất siêu về nông sản.
Giai đoạn thứ hai (1969- 1992), tập trung vào mở rộng thực hiện hoạt
động cải cách và tăng năng suất lao động trong nông nghiệp theo các mục tiêu
mà CAP đặt ra. Tuy nhiên, những khó khăn chung của tình hình thế giới và châu
Âu nói riêng kể từ cuộc khủng hoảng năng lượng 1973 đã tác động tiêu cực đến
nông nghiệp và các kế hoạch cải tổ CAP.
Giai đoạn thứ ba (1992 – nay), với kế hoạch cải cách McShary. Mục tiêu
của kế hoạch cải cách là nâng cao tính cạnh tranh của nông nghiệp EU ở quy mô
toàn cầu, điều tiết các khoản chi quá mức để dành cho việc quy hoạch lại đất đai
canh tác và bảo vệ môi trường. Các khoản tiền trợ giá nông nghiệp tính theo sản
phẩm bị cắt giảm, thay vào đó là các khoản trợ cấp trực tiếp hỗ trợ cho nông dân
tiến hành tái cơ cấu trong sản xuất nông nghiệp.

Tháng 3- 1999, Hội nghị Thượng đỉnh các nước EU tại Berlin đã thỏa thuận
về phương hướng phát triển của chính sách nông nghiệp chung trong những năm
2000 - 2006, dựa trên cơ sở những nội dung chính của kế hoạch McSharry
Bên cạnh đó, Hội nghị Lucxemboug (6- 2003) đánh dấu một bước phát
triển mới của quá trình cải tổ CAP. Theo các thỏa thuận đạt được trong hội nghị
này, các nước EU tập trung vào việc thực hiện chính sách phát triển nông nghiệp
bền vững, tăng cường vị trí của EU trong đàm phán quốc tế về nông nghiệp.
Sau một quá trình đàm phán kéo dài, tháng 11- 2008, Bộ trưởng Nông
nghiệp các nước EU đã đi đến thỏa thuận tại Hội nghị Brusseles (Bỉ) về việc sửa
đổi Chính sách nông nghiệp chung, theo đó, các khoản trợ cấp cho nông dân sẽ
được cắt giảm, giá cả và thu nhập của người nông dân sẽ phụ thuộc nhiều hơn
vào quy luật cung cầu của thị trường thay vì gắn với mức trợ cấp như trước đây.

16


Như vậy, thực hiện chính sách nông nghiệp chung mang ý nghĩa quyết định
trong quá trình nhất thể hóa châu Âu. Hợp tác kinh tế đã góp phần tạo ra một
châu Âu giàu có, thịnh vượng và ổn định.
Thứ ba là: thiết lập đồng tiền chung – bước đi quan trọng trong quá trình
hợp nhất châu Âu.
Năm 1969, cuộc họp Thượng đỉnh của các nước thành viên EEC tại
Hague đã đi đến thỏa thuận về việc thành lập một Uỷ ban do Thủ tướng
Lucxembourg Pierre Werner đứng đầu nhằm mục đích xây dựng lộ trình cho
việc thống nhất hệ thống thỏa thuận tỉ giá đồng tiền các nước EEC.
Vào cuối thập niên 1980, chặng đường tiếp theo dẫn tới liên minh tiền tệ
châu Âu được thúc đẩy. Định hướng cho việc xây dựng một đồng tiền chung đã
trở thành một yêu cầu cấp bách cho sự phát triển của EEC nói chung. Năm 1989,
Uỷ ban Delors đã soạn thảo kế hoạch chi tiết chuyển đổi các nước thành viên
vào hệ thống sử dụng đồng tiền chung và Ngân hàng Trung ương châu Âu và

chia thành 3 giai đoạn trong suốt từ năm 1990 đến năm 2002.
Về tên gọi của đồng tiền chung châu Âu, một số nước có nguyện vọng sử
dụng tên gọi quen thuộc nhằm mục đích duy trì sự liên tục và niềm tin của người
dân vào loại tiền tệ mới. Tuy nhiên, để đảm bảo quyền lợi chung cho tất cả các
nước, tại phiên họp hội đồng EU năm 1995, các nước thành viên đã chính
thức thông qua tên gọi của đồng tiền chung châu Âu là đồng Euro. Ngày 1-11999, đồng Euro trở thành tiền tệ chính thức của 11 quốc gia thành viên EU
(Áo, Bỉ, Bồ Đào Nha, Đức, Hà Lan, Ireland, Italia, Lucxembourg, Pháp, Phần
Lan, Tây Ban Nha). Việc phát hành đồng Euro đến tay người tiêu dùng bắt
đầu từ ngày 1- 1- 2002. Tính đến 1- 1- 2011 có 17 nước EU tham gia khu vực
đồng tiền chung Euro.
Tuy nhiên, việc lưu hành đồng Euro – đứa con chung của các nước EU,
cũng gặp phải không ít những khó khăn. Những bất ổn trên thị trường tiền tệ đã
khiến cho số người phản đối việc lưu hành đồng Euro ở ngay tại các nước EU
tăng lên trong những năm đầu. Đặc biệt, trong thời gian này, đồng Euro không
những chịu ảnh hưởng từ những bất ổn về kinh tế mà còn bị tác động bởi sự
không ổn định về chính trị ở châu Âu. Mặt khác, sự phát triển không đồng đều
về kinh tế giữa các nước trong Eurozone là trở ngại lớn nhất cho việc thực thi
17


một chính sách tiền tệ chung. Chính vì vậy, vấn đề đặt ra cho Eurozone là những
biện pháp thu hẹp khoảng cách phát triển, kiềm chế lạm phát và kích thích tăng
trưởng kinh tế, tạo cơ hội phát triển cho tất cả các nước thành viên.
Thứ tư là: thu hẹp khoảng cách phát triển và gắn kết các nước EU.
Một trong những mục tiêu của Hiệp ước Roma năm 1957 là nâng cao mức
sống của người dân trong một châu Âu thống nhất. Mặc dù là một trong những
khu vực giàu có nhất thế giới, nhưng châu Âu cũng là khu vực có khoảng cách
phát triển lớn giữa các nước giàu với các nước nghèo. Trên thực tế, kể từ sự mở
rộng EU về phía Đông khoảng cách giàu nghèo giữa các nước thành viên ngày
càng tăng. Chính vì vậy, những vấn đề như điều kiện làm việc, quan hệ lao

động, an ninh xã hội, giáo dục và đào tạo nghề, nhà ở và sức khỏe là mối quan
tâm hàng đầu trong chính sách của EU nhằm thu hẹp khoảng cách phát triển và
gắn kết các nước thành viên. Để tạo điều kiện cho các nước nghèo trong EU có
điều kiện phát triển, các quỹ hỗ trợ và cơ quan trợ giúp được thành lập. Hoạt
động của cơ quan hỗ trợ và cơ quan chức năng đã có tác động tích cực đến sự
chuyển đổi cơ cấu kinh tế, giải quyết nạn thất nghiệp, tạo cơ hội việc làm cũng
như tăng cường các dự án đầu tư vào các nước nghèo. Qúa trình gắn kết các
nước thành viên trong ngôi nhà chung EU không chỉ diễn ra trên các lĩnh vực
kinh tế mà còn tập trung vào các lĩnh vực xã hội như việc đảm bảo quyền lợi
của những người lao động, quyền phụ nữ, cải thiện điều kiện sống và làm việc
của người dân.
Cùng với quá trình mở rộng EU và khoảng cách phát triển ngày càng lớn
giữa các nước thành viên, EU ngày càng quan tâm nhiều hơn đến các chính sách
xã hội. Một trong số các mục tiêu mà EU hướng tới là việc thực hiện quyền tự
do đi lại và cư trú cho mọi công dân trên lãnh thổ của EU. Tuy nhiên, quá trình
chuyển dịch của lực lượng lao động từ nước này sang nước khác còn vấp phải
những rào cản về sự khác biệt trong hệ thống giáo dục và ngôn ngữ giữa các
nước thành viên trong EU. Để khắc phục tình trạng này, EU đã tập trung nỗ lực
vào giải pháp tăng cường trao đổi giáo dục giữa các cấp học phổ thông đến đại
học giữa các nước thành viên.
Việc đào tạo ngôn ngữ cũng là một trong những vấn đề được chú trọng
trong mục tiêu liên kết trong các nước EU, không chỉ nhằm xây dựng một lực
18


lượng lao động chung mà còn có tác động tâm lý hết sức quan trọng. Các nước
EU mở rộng đào tạo tiếng Anh ngôn ngữ thứ hai trong các trường phổ thông, số
lượng người sử dụng tiếng Anh tăng lên nhanh chóng. Nhưng trên thực tế, ngôn
ngữ được sử dụng nhiều nhất trong các hoạt động của EU là tiếng Anh và tiếng
Pháp. Việc hướng tới một ngôn ngữ chung chính thức cho EU vẫn còn là vấn đề

khó khăn.
Thứ năm là: EU, khối kinh tế đứng đầu thế giới.
Cùng với quá trình mở rộng các quốc gia thành viên,EU đã trở thành khối
kinh tế đứng đầu thế giới. Sức mạnh kinh tế của EU được thể hiện trên các lĩnh
vực sau đây:
- Là thị trường vốn lớn nhất thế giới, chiếm gần 1/3 tổng sản phẩm toàn cầu.
- Là khối thương mại đứng đầu thế giới, chiếm khoảng 40% tổng giá trị
thương mại thế giới.
- Đồng tiền chung châu Âu- Euro, đứng thứ hai thế giới về giá trị sau đồng
đô la Mỹ và là một trong ba đồng tiền có giá trị chủ chốt của thế giới (cùng với
đồng đô la Mỹ và đồng Yên Nhật).
- Là nhà đầu tư nước ngoài lớn nhất thế giới, với tổng số vốn đầu tư trực
tiếp nước ngoài (FDI) trong những năm 1997 - 2006 là trên 5,3 ngàn tỉ USD.
Chiếm 2/3 tổng số vốn đầu tư của các nước OECD, gấp 3 lần số vốn đầu tư
của Mỹ.
- Là thị trường liên kết đa quốc gia nhất trên thế giới với tốc độ phát
triển nhanh chóng, sức cạnh tranh cao và là đối thủ cạnh tranh lớn của Mỹ và
Nhật Bản.
- Là nhà tài trợ Quốc tế số một, vượt xa các nhà tài trợ khác, chiếm trên
50% tổng số tài trợ của thế giới cho các nước đang phát triển (2006) gấp 3 lần
so với Mỹ.
Với sức mạnh của một siêu cường kinh tế, EU có khả năng mở rộng phạm
vi ảnh hưởng trong nền kinh tế toàn cầu. EU cùng với Mỹ, hai thực thể kinh tế
lớn nhất thế giới, có ảnh hưởng quyết định đến trật tự kinh tế quốc tế và chi phối
xu hướng phát triển của thương mại toàn cầu. Đồng thời, định đoạt phần lớn luật
lệ thương mại và tài chính quốc tế thông qua các thể chế như: G8, WTO, WB,
IMF nơi mà cả hai đóng góp phần lớn vốn. Là một trung tâm kinh tế hùng mạnh,
19



sự phát triển ổn định và cân bằng kinh tế EU là một trong những nhân tố giúp
cho nền kinh tế thế giới phát triển trong thập niên 1990 và trong những năm đầu
của thế kỉ XXI.
Thứ sáu là: chính sách đối ngoại và an ninh chung EU.
Trước tiên, EU tập trung vào xây dựng đối ngoại và an ninh chung. Tuy
nhiên, các chính sách đối ngoại của EU không phải mục tiêu đặt ra hàng đầu
trong quá trình hội nhập của các nước châu Âu mà chủ yếu tập trung vào các
vấn đề hợp tác kinh tế và thương mại. Mục tiêu ban đầu và chủ yếu của EU là
gắn kết các nước trong khu vực xích lại gần nhau thành một khối có khả năng
gây ảnh hưởng với phần còn lại của thế giới. Kể từ năm 1970, sau khi các nước
thành viên thỏa thuận về việc thành lập cơ chế hợp tác kinh tế - chính trị châu
Âu (FPC), Ngoại trưởng các nước thành viên bắt đầu có các cuộc họp hàng năm
để chia sẻ quan điểm về những vấn đề quốc tế. Tuy nhiên, trên thực tế, các nước
EU hoàn toàn độc lập về chính sách đối ngoại và an ninh quốc phòng. Tình hình
này có thể lí giải từ hai lí do, một là, cội nguồn của quá trình thống nhất châu Âu
là nhằm tránh xung đột và chiến tranh; hai là, sự thất bại của dự án thành lập
Cộng đồng phòng thủ châu Âu năm 1954 luôn là nỗi ám ảnh lâu dài đối với các
nước châu Âu.
Bước vào thập niên 1990, các nước EU bắt đầu bộc lộ những quan điểm
khác nhau đối với các vấn đề quốc tế. Các nước EU có những phản ứng khác
nhau trước sự bùng nổ của cuộc chiến tranh vùng vịnh 1990 - 1991, cuộc khủng
hoảng trên bán đảo Balkans tình trạng đó đặt ra nhu cầu xây dựng một chính sách
đối ngoại chung vì lợi ích của các quốc gia thành viên để tránh tình trạng Eu có thể
trở thành một người khổng lồ về kinh tế nhưng vẫn là một chú lùn về chính trị.
Chính sách đối ngoại chung của châu Âu không thể thay thế chính sách
ngoại giao của các nước thành viên, nhưng nó đóng vai trò bổ sung và gắn kết
chính sách ngoại giao của các nước EU. Các quốc gia thành viên không chỉ tham
gia thảo luận mà còn được quyền ra quyết định, quyền bỏ phiếu theo những tiến
trình được đơn giản hóa để cùng nhau thống nhất một cách nhanh chóng những
vấn đề đối ngoại chung. Một trong những điểm mạnh trong chính sách đối ngoại

của EU là chính sách viện trợ phát triển cho các nước nghèo vốn là thuộc địa cũ
của các nước Tây Âu. EU trở thành nhà tài trợ đứng đầu thế giới, với những nỗ
20


lực đáng kể trong việc thực hiện những dự án gắn với thương mại phát triển để
trợ giúp các nước nghèo thông qua các hiệp định quốc tế như Hiệp đinh Lome
và sau này là hiệp ước Cotonou. Đồng thời, việc xây dựng một chính sách an
ninh chung là vấn đề khó khăn và phức tạp nhất trong quá trình liên kết châu
Âu. Vấn đề không chỉ liên quan đến qua hệ giữa các nước EU với nhau mà còn
là quan hệ giữa EU với NATO. Năm 1999, với việc hình thành chính sách đối
ngoại và an ninh chung (CFSP), các nỗ lực tăng cường hợp tác an ninh được đẩy
mạnh nhằm mục tiêu giữ gìn những giá trị chung, lợi ích cơ bản và độc lập của
EU, giảm bớt sự lệ thuộc vào Mỹ tăng cường an ninh của các quốc gia thành
viên dưới mọi hình thức. Tháng 12- 2003, Hội đồng châu Âu lần đầu tiên tuyên
bố chiến lược an ninh chung (ESS), trong đó khẳng định vai trò toàn cầu không
thể thiếu của EU trong việc giải quyết các vấn đề quốc tế cũng như việc EU sẽ
chia sẻ trách nhiệm để giữ gìn an ninh toàn cầu. ESS cũng chỉ ra những vấn đề
an ninh mà EU phải đối mặt như: chủ nghĩa khủng bố, vũ khí hủy diệt hàng loạt,
xung đột khu vực, các tổ chức tội phạm quốc tế.
Bên cạnh đó, một vấn đề đáng chú ý đến trong chính đối ngoại của EU
trong quan hệ với Mỹ đóng vai trò đặc biệt quan trọng. Trước chiến tranh thế
giới thứ hai, người Mỹ tỏ ra nghi ngờ những giá trị của châu Âu, đồng thời
không tham dự vào cuộc xung đột ở châu Âu và lên tiếng phê phán chủ nghĩa thực
dân. Sau chiến tranh thế giới thứ hai, châu Âu đổ nát và suy sụp phải dựa vào sự trợ
giúp của Mỹ để tái thiết và phát triển. Trong suốt thời gian chiến tranh lạnh, Tây
Âu liên minh với Mỹ trong trật tự hai cực và đối đầu giữa chủ nghĩa tư bản với chủ
nghĩa cộng sản. Sau khi chiến tranh lạnh kết thúc, EU và Mỹ là hai siêu cường về
kinh tế - quân sự đứng đầu thế giới, đồng thời đều có tham vọng dùng sức mạnh đó
để mở rộng ảnh hưởng chính trị và văn hóa đối với phần còn lại của thế giới.

Trong quan hệ EU – Mỹ, mối quan hệ xuyên Đại Tây Dương ngày càng
đóng vai trò quan trọng. Tháng 11- 1990, hai bên đã thông qua tuyên bố hợp tác
xuyên Đại Tây Dương, khẳng định quan hệ hợp tác giữa Mỹ - EU nhằm mục
tiêu tăng cường hòa bình, ổn định, dân chủ và phát triển, mở rộng thương mại và
hợp tác kinh tế, thắt chặt quan hệ giữa hai bên thông qua cầu nối hữu nghị xuyên
Đại Tây Dương. Bên cạnh đó, các lĩnh vực hợp tác được chú trọng là chống
khủng bố, ngăn ngừa vũ khí hủy diệt hàng loạt, tội phạm quốc tế và buôn bán
21


×