Tải bản đầy đủ (.pdf) (20 trang)

TIỂU LUẬN TRIẾT HỌC NÉT TƯƠNG ĐỒNG VÀ KHÁC BIỆT GIỮA ĐẠO GIA VÀ PHÁP GIA

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (691.41 KB, 20 trang )


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

TIỂU LUẬN TRIẾT HỌC

Đề tài số 4:
“NÉT TƢƠNG ĐỒNG VÀ KHÁC BIỆT GIỮA ĐẠO GIA VÀ PHÁP GIA”



HVTH: Trần Văn Bình
STT: 02 - N1
Lớp: Cao học Ngày 4 – K22
GVHD: TS. Bùi Văn Mƣa


Tp. Hồ Chí Minh, 2012





Tp. Hồ Chí Minh, 2011





















NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN HƢỚNG DẪN
……………………………………………………
……………………………………………………
……………………………………………………
……………………………………………………
……………………………………………………
……………………………………………………
……………………………………………………
……………………………………………………
……………………………………………………
……………………………………………………
……………………………………………………
……………………………………………………
……………………………………………………
Tp.Hồ Chí Minh, ngày…tháng…năm 2012
Tiểu Luận Triết Học GVHD: Bùi Văn Mưa
HVTH: Trần Văn Bình Page 1


SỰ TƢƠNG ĐỒNG VÀ KHÁC BIỆT GIỮA TRIẾT HỌC
ĐẠO GIA & PHÁP GIA Ở TRUNG QUỐC THỜI CỔ

PHẦN MỞ ĐẦU
1 Đặt vấn đề
Trung Hoa cổ đại là một quốc gia rộng lớn, có hai miền đối lập nhau về điều kiện tự nhiên,
miền Bắc (có lƣu vực sông Hoàng Hà, xa biển, đất đai khô cằn, cây cỏ thƣa thớt, sản vật hiếm hoi)
và miền Nam (có lƣu vực sông Trƣờng Giang, khí hậu ấm áp, cây cối xanh tƣơi, sản vật phong
phú). Bên cạnh Ấn Độ, Trung Quốc đƣợc coi là một trong hai trung tâm tƣ tƣởng và văn hóa lớn
của thế giới cổ, trung đại. Những tƣ tƣởng triết học và văn hóa đƣợc hình thành từ thời Tây Chu
và phát triển mạnh vào thời Đông Chu với sự xuất hiện của 6 trƣờng phái triết học chính là: Nho
Giáo, Mặc Gia, Đạo Gia, Âm - Dƣơng Gia, Danh Gia, Pháp Gia đã có những ảnh hƣởng sâu rộng
đến nền văn minh Trung Hoa nói riêng và cả Đông Á nói chung.

Đối với Việt Nam, những tƣ tƣởng triết học và văn hóa của Trung Quốc có ảnh hƣởng rất lớn.
Vì vậy, nghiên cứu lịch sử triết học Trung Hoa cổ, trung đại là rất cần thiết để góp phần tìm hiểu
lịch sử tƣ tƣởng, văn hóa của dân tộc.

Cũng giống nhƣ ở Phƣơng Tây, triết học Trung Hoa cổ đại có nhiều tƣ tƣởng phức tạp và đa
dạng với nhiều trƣờng phái, đề cập đến mọi lĩnh vực đời sống xã hộ. Trong đó, mỗi trƣờng phái có
những điểm tƣơng đồng và khác biệt nhau để cùng thúc đẩy sự phát triển chung của triết học. Ở
đây, vì nhiều hạn chế về thời gian cũng nhƣ phạm vi triết học rất rộng lớn và phức tạp, em chỉ đi
sau vào tìm hiểu, phân tích nét tƣơng đồng và khác biệt giữa hai trƣờng phái triết học lớn của
Trung Quốc là Đạo Gia và Pháp Gia.

Do thời gian có hạn, kiến thức còn hạn hẹp nên bài viết của em sẽ còn nhiều thiếu sót. Em rất
mong nhận đƣợc sự góp ý của quý thầy để bài viết đƣợc hoàn thiện hơn. Em xin chân thành cảm
ơn!


2 Đối tƣợng nghiên cứu.
Nội dung nghiên cứu của đề tài: tƣ tƣởng triết học Đạo Gia: điển hình là Đức Lão Tử, Trang
Tử và tƣ tƣởng triết học Pháp Gia: điển hình là Hàn Phi.

Tiểu Luận Triết Học GVHD: Bùi Văn Mưa
HVTH: Trần Văn Bình Page 2


Phạm vi nghiên cứu: nét tƣờng đồng và khác biệt về quá trình hình thành và phát triển, thế
giới quan – nhân sinh quan, tƣ tƣởng biện chứng, quan điểm chính trị xã hộ giữa hai trƣờng phái
Đạo Gia và Pháp Gia.
3 Tóm tắt nội dung đề tài.
Mục đích của đề tài: Thông qua quá trình nghiên cứu và tham khảo những công trình nghiên
cứu của các tác giả có liên quan đến đề tài, từ đó rút ra những điểm tƣơng đồng và khác nhau cũng
nhƣ giá trị và hạn chế trong trƣờng phái triết học Đạo Gia và Pháp Gia.

Ý nghĩa: Kết quả nghiên cứu của đề tài có thể sử dụng làm tài liệu phục vụ cho việc nghiên
cứu, tham khảo để tìm hiểu những nét khác biệt và tƣơng đồng cơ bản giữa Đạo Gia và Pháp Gia.

PHẦN NỘI DUNG

CHƢƠNG 1: BỐI CẢNH LỊCH SỬ VÀ ĐÔI NÉT VỀ ĐẠO GIA VÀ PHÁP GIA
1 Khái quát lịch sử Trung Quốc thời cổ đại.
1.1 Khái quát lịch sử
Sự hình thành và phát triển của triết học Trung Hoa cổ đại dựa trên cơ sở của sự biến động của
xã hội Trung Hoa cổ đại. Có thể nói Trung Hoa cổ đại là một trong những cái nôi của nền văn
minh nhân loại. Theo truyền thuyết, thời tối cổ Trung Quốc đã có Tam Hoàng (ngƣời phát minh ra
lửa), Phục Hy (ngƣời chăn nuôi) và Nhân Hoàng. Sau đó là thời ngũ đế với hai vị vua nổi tiếng là
Nghiêu và Thuấn. Tiếp đến là thời nhà Hạ với văn hóa đặc trƣng là văn hóa Long Sơn (tức văn
hóa đồ gốm đen), kéo dài từ năm 2005-765 TCN. Thời nhà Thƣơng đƣợc thành lập sau đó vào

khoảng đầu thế kỷ XVII TCN; Đến khoảng thế kỷ XIV, vua mƣời đời nhà Thƣơng là Bàn Canh đã
dời đô về đất Ân, từ đó nhà Thƣơng còn đƣợc gọi là nhà Ân. Đến khoảng thế kỷ XI TCN, Chu Vũ
Vƣơng là con trai của Chu Văn Vƣơng đã giết vua Trụ nhà Thƣơng và lập ra nhà Chu, bao gồm
hai giai đoạn phát triển là Tây Chu (1027-770 TCN) và Đông Chu (Xuân Thu: 770-481 TCN,
Chiến Quốc: 481-32 TCN).

Giai đoạn đầu của thời nhà Chu là Tây Chu đã tiến lên một bƣớc trong lịch sử phát triển vì đã
đƣa chế độ nô lệ ở Trung Hoa lên đỉnh cao. Trong thời kỳ thứ nhất này, những tƣ tƣởng triết học
đã xuất hiện, tuy chƣa đạt tới mức là một hệ thống. Thế giới quan thần thoại, tôn giáo và chủ nghĩa
duy tâm thần bí là thế giới quan thống trị trong đời sống tinh thần và thế quyền và ngay từ đầu nó
Tiểu Luận Triết Học GVHD: Bùi Văn Mưa
HVTH: Trần Văn Bình Page 3

đã lý giải sự liên hệ mật thiết giữa đời sống chính trị - xã hội với lĩnh vực Đạo đức luân lý. Đồng
thời, thời kỳ này đã xuất hiện những quan niệm có tính chất duy vật mộc mạc, những tƣ tƣởng vô
thần tiến bộ đối lập lại chủ nghĩa duy tâm, thần bí thống trị đƣơng thời.

Thời kỳ thứ hai là thời kỳ Đông Chu (thời kỳ Xuân Thu – Chiến Quốc) là thời kỳ chuyển biến
từ chế độ chiếm hữu nô lệ sang chế độ phong kiến. Sự tranh giành địa vị xã hội của các thế lực thù
địch đã đẩy xã hội Trung Hoa cổ đại vào tình trạng chiến tranh khốc liệt liên miên. Đây chính là
điều kiện lịch sử đòi hỏi giải thể chế độ nô lệ thị tộc nhà Chu, hình thành xã hội phong kiến: đòi
hỏi giải thể nhà nƣớc của chế độ gia trƣởng, xây dựng nhà nƣớc phong kiến nhằm giải phóng lực
lƣợng sản xuất, mở đƣờng cho xã hội phát triển. Sự biến chuyển sôi động đó của thời đại đã đặt ra
và làm xuất hiện những tụ điểm, những trung tâm “kẻ sĩ”, luôn tranh luận về trật tự xã hội cũ và đề
ra những hình mẫu của một xã hội trong tƣơng lai. Nhƣ đã nói, lịch sử thời kỳ này gọi là thời kỳ
“Bách gia chƣ tử”, “Bách gia minh tranh”. Chính trong quá trình đó đã sinh ra các nhà tƣ tƣởng
lớn và hình thành nên các trƣờng phái triết học khá hoàn chỉnh. Lúc này ở Trung Quốc bẳt đầu
hình thành những học thuyết chính trị - xã hội và triết học khác nhau nhƣ: Khổng Tử với học
thuyết “nhân lễ”, Lão Tử với học thuyết “vô vi”, Mặc Tử với học thuyết “kiêm ái’, Dƣơng Chu
với học thuyết “vị ngã”, Hàn Phi Tử với học thuyết “pháp trị”,


Sau đó Tần Thủy Hoàng thống nhất đất nƣớc Trung Hoa bằng uy quyền bạo lực và mở đầu
thời kỳ Trung Hoa phong kiến. Sự kiện này đã đánh dấu một bƣớc ngoặt lớn trong lịch sử phát
triển của Trung Quốc, chấm dứt thời kỳ Trung Hoa cổ đại. Tiếp đến là sự thay thế của hàng loạt
các triều đại nhƣ Hán, Đƣờng, Tống , Vì vậy mà hầu hết ngƣời ta nói rằng chế độ nô lệ có manh
nha từ thời nhà Hạ, chín muồi vào thời Thƣơng – Ân và phát triển vào thời nhà Chu. Còn thời
Xuân Thu – Chiến Quốc là quá độ từ nô lệ sang phong kiến và chín muồi vào thời Hán. Khi nhà
Tần thống nhất Trung Quốc, xây dựng quốc gia phong kiến rộng lớn đã dùng học thuyết Pháp gia
để trị nƣớc. Nhà Hán thay thế nhà Tần thì lên án Pháp gia và tôn sùng Nho Giáo. Từ thời Hán trở
đi, các triều đại phong kiến Trung Quốc đã xem Nho giáo là học thuyết thống trị. Nhƣng thực ra
Nho giáo đã thay đồi nhiều so với gốc của nó. Nhà Hán trên danh nghĩa là tôn sùng Nho giáo
nhƣng bên trong đã dùng tƣ tƣởng Pháp gia để trị nƣớc. Nho giáo đến thể kỷ III SCN đã kết hợp
với Lão – Trang đã trở thành huyền học, đến thế kỷ X SCN, kết hợp với Phật và Đạo trở thành lý
học.

1.2 Các vấn đề trong triết học Trung Quốc cổ đại
Sự đấu tranh giữa chủ nghĩa duy vật và chủ nghĩa duy tâm, giữa phép biện chứng và siêu hình
là quy luật phát triển của mọi hệ thống triết học, trong đó có triết học Trung Quốc. Nhƣng sự đấu
tranh đó cũng nhƣ sự thay đổi của các trƣờng phái triết học, sự phát triển của các luận điểm tƣ
tƣởng Trung Quốc đƣợc biểu hiện trên các vấn đề ít nhiều có sắc thái bản địa: vấn đề bản thế vũ
trụ, vấn đề cơ bản của triết học, vấn đề con ngƣời.

Tiểu Luận Triết Học GVHD: Bùi Văn Mưa
HVTH: Trần Văn Bình Page 4

a. Về bản thế của vũ trụ
Trƣờng phái duy tâm thì cho rằng thế giới bên ngoài và con ngƣời là do thƣợng đế sinh ra. Chủ
nghĩa duy vật có quan điểm trái lại nhƣng họ cũng có nhiều cách giải thích khác nhau.

Trong thuyết Âm – Dƣơng đầu tiên (thời Tiền Chu) coi Âm – Dƣơng nhƣ là hai khí, hai

nguyên lý hay hai thế lực vũ trụ: biểu thị cho giống đực và giống cái. Chính do sự tác động qua lại
giữa chúng mà sinh ra mọi sự vật, hiện tƣợng trong đất trời; Trong thuyết Ngũ Hành cho rằng
“Ngũ hành” (Thủy, Hỏa, Mộc, Kim, Thổ) tƣơng sinh tƣơng khắc sinh ra vạn vật.

Trong tƣ tƣởng triết học của Lão Tử (thời Xuân Thu – Chiến Quốc) thì coi “Đạo” là bản
nguyên của vũ trụ, có trƣớc trời đất, không biết tên nó là gì, tạm đặt tên cho nó là “Đạo”.Vì “đạo”
quá huyền diệu, khó nói danh trạng nên có thể quan niệm ở hai phƣơng diện “vô’ và “hữu”. “Vô”
là nguyên lý vô hình, là gốc của trời đất. “Hữu” là nguyên lý hữu hình là mẹ của vạn vật. Công cụ
của Đạo là vô cùng, Đạo sáng tạo ra vạn vật, vạn vật nhờ có Đạo mà sinh ra, sự sản sinh ra vạn vật
theo trình tự “Đạo sinh một, một sinh hai, hai sinh ba, ba sinh ra vạn vật”.

Trong học thuyết của Nho gia, cho rằng “trời” có ý nghĩa bậc nhất, “trời” và “đất” hợp lại là
nguồn gốc của vạn vật: “trời” và “đất” hợp lại thì vạn vật sinh ra, “âm” và “dƣơng” giao tiếp với
nhau thì sinh ra biến hóa”.

Trong các luận điểm trên thì luận điểm “ngũ hành tƣơng sinh tƣơng khắc” có vai trò lớn trong
lịch sử. Bằng các luận điểm lấy vật chất hoặc sự vận động của vật chất để giải thích nguồn gốc của
các hiện tƣợng vật chất, các nhà duy vật đã làm lu mờ vai trò của thần thánh, vai trò của siêu
nhiên.

b. Mối quan hệ giữa vật chất và ý thức
Đây đƣợc coi là một trong những vấn đề cơ bản của triết học, trung tâm của cuộc đấu tranh
không khoan nhƣợng giữa chủ nghĩa duy vật và chủ nghĩa duy tâm.

Vấn đề vật chất và ý thức đƣợc đề cập trong lịch sử Trung Quốc qua nhiều phạm trù nhƣ thần
và hình; tâm và vật, lý và khí,…Trong đó cặp phạm trù thần và hình xuất hiện sớm nhất vào thời
Xuân Thu – Chiến Quốc và nó là cặp phạm trù đƣợc nhắc đến nhiều hơn cả trong lịch sử triết học.
Chủ nghĩa duy tâm Trung Quốc cho rằng thần có trƣớc hình; hình phụ thuộc vào thần; còn chủ
nghĩa duy vật Trung Quốc cho rằng hình có trƣớc thần; thần có dựa vào hình… (Tuân Tử).


Các quan niệm duy tâm giành đƣợc vai trò thống trị vì nó là quan điểm của giai cấp thống trị,
đƣợc giai cấp thống trị cổ vũ. Những quan điểm của các nhà duy vật, mặc dù các nhà duy vật thô
sơ chất phác, song họ dựa vào hiện thực, vào sự quan sát giới tự nhiên. Vì vậy tuy không giữ đƣợc
Tiểu Luận Triết Học GVHD: Bùi Văn Mưa
HVTH: Trần Văn Bình Page 5

vai trò lịch sử nhƣng những quan điểm duy vật thời bấy giờ có tác dụng phê phán mãnh liệt chủ
nghĩa duy tâm thần bí vốn gắn liền với chính sách cai trị của chế độ phong kiến.

c. Về con ngƣời
Đây là vấn đề nổi bật trong lịch sử triết học phƣơng Đông nói chung và triết học Trung Quốc
cổ đại nói riêng. Tuy nhiên ngƣời ta chú trọng đến vấn đề này không phải vì hạnh phúc con ngƣời
mà là vì lợi ích của giai cấp thống trị, không phải là để giải phóng những bế tắc con ngƣời trong
cuộc sống mà là để giáo dục con ngƣời theo lập trƣờng giai cấp phong kiến. Chính vì vậy, triết học
chú trọng nhiều đến khía cạnh Đạo đức, tức là phƣơng thức để có thể kìm hãm đƣợc con ngƣời,
điều khiển và thống trị họ theo chế độ phong kiến.

2 Tƣ Tƣởng Triết Học Của Đạo Gia.
2.1 Sơ lƣợc sự hình thành và phát triển Triết học Đạo Gia.
Đạo giáo đƣợc xem là tôn giáo đặc hữu chính thống của Trung Quốc. Hình thành từ thế kỉ thứ
tƣ trƣớc công nguyên, khi tác phẩm Đạo Đức Kinh của Lão Tử xuất hiện. Các tên gọi khác là Đạo
Lão, Đạo Hoàng Lão, hay Đạo Gia.

Đạo Gia là một trong Tam giáo tồn tại từ thời Trung Quốc cổ đại, song song với Nho giáo và
Phật giáo. Ba truyền thống tƣ tƣởng nội sinh (Nho-Lão) và ngoại nhập (Phật) này đã ảnh hƣởng rất
lớn đến nền tảng văn hoá dân tộc Trung Quốc. Mặc dù có rất nhiều quan điểm khác biệt nhƣng cả
ba giáo lí này đã hoà hợp thành một truyền thống. Ảnh hƣởng Tam giáo trong lĩnh vực tôn giáo và
văn hoá vƣợt khỏi biên giới Trung Quốc, đƣợc truyền đến các nƣớc Đông Nam Á lân cận nhƣ Việt
Nam, Hàn Quốc và Nhật Bản.


2.2 Một số tƣ tƣởng triết học cơ bản của Đạo Gia.
a. Tƣ tƣởng triết học trong Đạo Đức Kinh của Lão Tử.
 Lý luận về Đạo và đức.
“Đạo” giữ một vai trò trọng tâm trong toàn bộ hệ thống triết học Lão Giáo. Lão Tử cho rằng
Đạo là bản nguyên của vũ trụ, phi cảm tính, phi ngôn ngữ, sâu kín, huyền diệu của vạn vật, để chỉ
con đƣờng, quy luật chung của mọi sự sinh thành, biến hóa xảy ra trong thế giới. Nhƣ vậy, “Đạo”
là cái có trƣớc Trời Đất, muôn loài vạn vật đều sinh ra từ “Đạo” nhƣng khi có sự can thiệp của con
ngƣời thì “Đạo” không còn là “Đạo” nữa.

“Đức” là một phạm trù triết học dùng để thể hiện sức mạnh tiềm ẩn của “Đạo”, nhờ nó vạn
vật đƣợc định hình và phân biệt đƣợc với nhau, là cái lý sâu sắc để nhận biết vạn vật.
Mối tƣơng quan giữa Đạo và đức: Lão Tử viết “Đạo sinh ra vạn vật, Đức bao bọc, bồi dƣỡng, nuôi
lớn tới thành thục, che chở vạn vật…” chƣơng 51, Đạo Đức Kinh. Nhƣ vậy, Đạo là cái mà nhờ đó
mà mọi vật đƣợc sinh ra và Đức là biểu hiện của Đạo nơi sự vật, là hình của Đạo, là cái mọi vật
đƣợc định hình và đặt tên để trở thành nó, phân biệt với cái khác.
Tiểu Luận Triết Học GVHD: Bùi Văn Mưa
HVTH: Trần Văn Bình Page 6

=> Nhƣ vậy, quan niệm về Đạo của trƣờng phái Đạo Gia đã thể hiện một trình độ khái quát cao
của tƣ duy về những vấn đề bản nguyên thế giới đƣợc xem xét trong tính chỉnh thể thống nhất của
nó.

 Quan niệm biện chứng về thế giới của Lão Tử.
Theo Ông toàn bộ thế giới là một cuộc đại chuyển tiếp không ngừng. Thuật ngữ "Đạo trƣờng"
trong "Đạo Đức Kinh" thƣờng đồng nghĩa với Dịch - đó là sự chuyển biến, thay đổi của vạn vật.
Trong sự vận động, biến đổi đó tất cả chỉ là tƣơng đối, chỉ là một giai đoạn của dòng chuyển hoá
vô tận. Sự vận động của vạn vật không phải là hỗn loạn mà tuân theo những quy luật tất yếu của
tạo hoá. Đây là những quy luật nghiêm ngặt, không sự vật nào đứng ngoài quy luật đó kể cả trời,
đất, thần linh.


Theo Lão Tử, toàn bộ vũ trụ bị chi phối bởi hai quy luật cơ bản nhất là: luật quân bình và luật
phản phục.
Luật quân bình làm cho vạn vật vũ trụ vận động, biến hóa trong trạng thái cân bằng theo một
trật tự đều hòa tự nhiên, không có cái gì thái quá, không có cái gì bất cập. Đạo chính là cái “Đạo
của trời…chỗ cao thì ép xuống thấp, chỗ thấp thì nâng lên cao, có dƣ thì bớt đi, không đủ thì bù
vào. Đạo của trời bớt chỗ dƣ bù chỗ thiếu” (Đạo Đức Kinh, Chƣơng 42). Nếu vi phạm luật quân
bình, phá vỡ trạng thái vận động cân bằng của vũ trụ, thì vạn vật sẽ rối loạn, trì trệ và có nguy cơ
bị phá hoại.

Theo luật phản phục, cái gì phát triển đến tột đỉnh thì tất sẽ trở thành cái đối lập với nó; sự vật
khi phát triển đến cực điểm các tính chất của nó thì những tính chất ấy sẽ đi ngƣợc lại để trở thành
tính chất tƣơng phản. Lão Tử viết: “Ít thì đƣợc, nhiều thì mất” (Chƣơng 22) và “trong thiên hạ cái
rất mềm thì làm chủ cái rất cứng” (Chƣơng 43). Phản phục, theo Lão Tử có thể đƣợc hiểu theo hai
nghĩa. Nghĩa thứ nhất, phản phục là sự vận động, biến hóa có tính chất tuần hoàn, đều đặn, nhịp
nhàng và tự nhiên của vạn vật. Đó là quy luật bất di bất dịch của tự nhiên. Nghĩa thứ hai, là sự vận
động trở về với “Đạo” của vạn vật, gọi là sự “phản giả Đạo chi động” (Đạo Đức Kinh, Chƣơng
40).

Mọi sự vật biến động, biến đổi, theo Lão Tử có nguồn gốc từ trong bản thân sự vật. Mỗi vật
đều là thể thống nhất của hai mặt đối lập, vừa tƣơng hoà, vừa xung khắc, vừa đối lập lại vừa liên
hệ, ràng buộc bao hàm lẫn nhau và không thể thiếu đƣợc nhau. Lão Tử viết: "Trong vạn vật,
không vật nào mà không cõng âm, bồng dƣơng, nhân chỗ xung nhau mà hoà vào nhau".

=> Nhƣ vậy, tƣ tƣởng về mâu thuẫn biện chứng đã đạt tới trình độ khá sâu sắc và trở thành cốt lõi
trong phép biện chứng của Lão Tử. Ông đã chỉ ra đƣợc bản chất thực sự của mọi sự mâu thuẫn, đó
là mối quan hệ biện chứng giữa động và tĩnh giữa thống nhất và đấu tranh của các mặt đối lập. Vì
Tiểu Luận Triết Học GVHD: Bùi Văn Mưa
HVTH: Trần Văn Bình Page 7

mối quan hệ biện chứng của các mặt đối lập chính là nguồn gốc của mọi sự vận động, biến đổi.

Nhƣng các mặt đối lập trong các sự vật, hiện tƣợng có thể chuyển hoá cho nhau.

 Quan niệm nhân sinh và chính trị xã hội.
Thuyết “Vô vi”: “Vô vi” có nghĩ là là hoạt động một cách tự nhiên, không can thiệp vào guồng
máy tự nhiên, không hoạt động có tính giả tạo, gò ép, không thái quá và bất cập. Lão Tử viết:
“Đạo thƣờng không làm gì mà không gì không làm. Vua chúa nếu giữ đƣợc đạo, muôn vật sẽ tự
mình chuyển hóa Không ham muốn để đƣợc yên lặng, thiên hạ sẽ tự yên” (Đạo Đức Kinh,
Chƣơng 37). “Vô vi” còn có nghĩa là bảo vệ, giữ gìn bản tính tự nhiên của mình, của vật. Cho nên
Lão Tử nói: “Ta có ba của báu hằng nắm giữ và bảo vệ: một là lòng từ ái, hai là tiết kiệm và ba là
không dám đứng trƣớc thiên hạ” (Đạo Đức Kinh, Chƣơng 67).

Nhƣ thế, theo Lão Tử đạt tới “vô vi” có thể làm cho con ngƣời ta trở nên tuyệt vời, vƣơn tới
chân thiện, là ngƣời bƣớc vào vƣơng quốc của giấc mơ, để tỉnh dậy trƣớc thực tế vào lúc chết.
Trong quan điểm về chính trị - xã hội, Ông nói: “Ta vô vi mà dân tự hóa. Ta vô tình mà dân tự
tính. Ta vô dự mà dân tự giàu. Ta vô dục mà dân chất phác” (Đạo Đức Kinh, Chƣơng 57). Trị
nƣớc theo Đạo “vô vi” Lão Tử chủ trƣơng xóa bỏ mọi lễ giáo, pháp luật, văn hóa, kỹ thuật; bỏ tất
cả những gì trái với tự nhiên, tổn hại đến bản chất tự nhiên của con ngƣời.

Theo Đạo “vô vi”, Lão Tử mơ ƣớc trở lại đời sống chất phác của thời đại công xã nguyên
thủy, không thể chế, không có chế độ tƣ hữu và trao đổi hàng hóa, sống tự cấp tự túc. Đó là cảnh
mộc mạc, “vô danh phi phác”, nhƣ Đạo vô danh của ông: “Nƣớc nhỏ, dân ít” (Đạo Đức Kinh,
Chƣơng 80). Theo ông, chẳng có cái gọi là vinh hay nhục gì khi thắng hay bại trong chiến tranh.
Cho nên quân giết ngƣời nhiều thì phải biết đau xót mà khóc, cuộc chiến thắng phải xử bằng tang
lễ” (Đạo Đức Kinh, Chƣơng 31).

b. Trang Tử và sự phát triển của Đạo Gia.
Trang Tử đƣợc coi là nhà tƣ tƣởng lớn về Đạo học trong triết học cổ Trung Quốc, ngƣời có
công mài dũa viên ngọc “Đạo” của Lão Tử làm hiện lên đầy đủ vẻ lấp lánh huyền hoặc của nó. Vì
thế, ngƣời đời xƣa thƣờng gọi trƣờng phái triết học này là Lão–Trang.Quan niệm biện chứng chất
phát về thế giới của Trang Tử.

Về nguyên nhân của “Đạo” và năng lực của nó, Trang Tử viết: “Đạo tự bản tự căn, vốn tồn tại
nhƣ xƣa, khi chƣa có trời đất, làm thiêng liêng quỷ thần.” (Nam Hoa Kinh, Đại tông sư). Quan
điểm duy vậy đã thể hiện rõ khi ông cho “Đạo” là cái tự nhiên nhƣ thế, nó không do ai sinh ra mà
tự bản tự căn. Nó là bản thể đầu tiên của vũ trụ và vạn vật, nên nó “sinh ra trời đất”.
Nội dung thứ hai về “Đạo” của Trang Tử là vô thƣờng. Đây là nội dung cốt lỗi của “Đạo” ở
Trang Tử. Trang Tử viết: “Thoắt lặng không hình, biến hóa không thƣờng, chết chăng sống
Tiểu Luận Triết Học GVHD: Bùi Văn Mưa
HVTH: Trần Văn Bình Page 8

chăng? Trời đất cùng chăng, thân mình đi chăng? Mơ màng đi đâu? Muôn vật la liệt, không có gì
là nơi đáng để ta về” (Nam Hoa kinh, Thiên hạ)
Vậy là Trang Tử tuyệt đối hóa sự vận động, bỏ qua sự đứng im, sự tồn tại tƣơng đối của vạn
vật. Đây chính là điểm khác biệt giữa Trang Tử và Lão Tử. Nếu Lão Tử chú ý phân biệt các mặt
đối lập, tƣơng phản nhau trong “Đạo” nhƣ “một âm một dƣơng là đạo”, hay “rắn thì nát, nhọn thì
nhụt” thì ở Trang Tử, Ông đã hòa nhập tất cả là một trong sự biến hóa không lƣờng. Vì vậy, vũ
trụ, vạn vật luôn ở trạng thái tƣơng đối.
Tiến trình vận động của các sự vật, theo Trang Tử, đƣợc diễn tả nhƣ sau: bắt đầu từ “Đạo”,
“Đạo” biến mà có khí, khí biến mà có hình, hình biến mà có sinh, sinh biến mà có tử, tử để trở về
với “Đạo”.
Trang Tử cho rằng vạn vật trong thế giới vận động, biến hóa khôn lƣờng, nhƣng chúng vận
động không lộn xộn, tùy tiện mà vận động theo một trật tự, một nguyên tắc nghiêm ngặt. Vì theo
một khuôn trời định sẵn nên sự vận động không ngừng và vô cùng của vạn vật ở Trang Tử không
phải theo chiều hƣớng phát triển đi lên, mà là theo một vòng tròn khép kín không rõ đầu, cuối.
Trang Tử tuyệt đối hóa mặt vận động đến mức xóa nhòa ranh giới giữa vận động và đứng im, tồn
tại và không tồn tại, chất và lƣợng,…để chỉ còn thấy tất cả đều tƣơng đối, đều thoáng qua.
Trong triết học Trang Tử, khái niệm “Đức” không phải là Đạo đức trong đời sống xã hội, mà
là năng lực phát triển tự do trọn vẹn có bản tính tự nhiên ở mọi ngƣời, mọi vật. “Đức” là một trạng
thái tất yếu của vạn vật đƣợc quy định bởi bản tính tự nhiên của nó. “Đức” của con ngƣời là sống
hòa thuận với tự nhiên, theo bản tính tự nhiên vốn có của mình, không bị ràng buộc của bất cứ mối
liên hệ xã hội nào.

Theo Trang Tử, con ngƣời là sản phẩm của tự nhiên. Con ngƣời cũng nhƣ vạn vật đều chứa
đựng “Đạo” nhƣ là cái bản chất quy định con ngƣời, là “tính” hoặc “lý tự nhiên”. “Tính” là cái
biểu hiện của “Đạo” ở trong mỗi con ngƣời, chúng hoàn toàn giống nhau, nhƣng do “đạo” là cái
luôn biến đổi mà tính biểu hiện lại hết sức khác nhau ở mỗi ngƣời. Thực chất Trang Tử đã đề cao
và tuyệt đối hóa mặt tự nhiên của con ngƣời, biến con ngƣời thành một thực thể riêng biệt, khép
kín, phủ nhận mặt xã hội của con ngƣời, đồng nhất họ với tự nhiên. Khi đề cao bản chất tự nhiên
của con ngƣời, Trang Tử đã hạ thấp con ngƣời, đánh đồng con ngƣời có ý thức với muôn vật vô tri
vô giác. Quan điểm có của ông đã thể hiện khuynh hƣớng đồng nhất tự nhiên và xã hội.
Tiểu Luận Triết Học GVHD: Bùi Văn Mưa
HVTH: Trần Văn Bình Page 9

3 Tƣ Tƣởng Triết Học Của Pháp Gia.
3.1 Sơ lƣợc sự hình thành và phát triển triết học Pháp Gia.
Là một trƣờng phái triết học lớn của Trung Hoa cổ đại, chủ trƣơng dùng những luật lệ, hình
pháp của nhà nƣớc là tiêu chuẩn để điều chỉnh hành vi Đạo đức của con ngƣời, củng cố chế độ
chuyên chế thời Chiến quốc. Là tiếng nói đại diện cho tầng lớp quý tộc mới, đấu tranh chống lại
tàn dƣ của chế độ công xã gia trƣởng truyền thống, tƣ tƣởng bảo thủ, mê tín tôn giáo đƣơng thời.

3.2 Một số tƣ tƣởng triết học cơ bản của Pháp Gia.
a. Những tƣ tƣởng về triết học Pháp Gia trƣớc Hàn Phi.
Pháp gia có ba phái: trọng thế, trọng thuật, trọng pháp.
 Phái trọng thế
"Thế" trƣớc hết là địa vị, thế lực, quyền uy của ngƣời cầm quyền mà trƣớc hết là của nhà vua.
"Thế" có vị trí quan trọng đến mức có thể thay thế đƣợc hiền nhân. "Thế" là yếu tố không thể thiếu
đƣợc trong pháp trị. Pháp gia cho rằng muốn có luật pháp rõ ràng minh bạch và đƣợc dân tuyệt đối
tôn trọng thi hành thì nhà vua phải có "Thế".
Đại diện tiêu biểu: Thận Đáo (370-290 TCN).

 Phái trọng thuật
"Thuật" là cách thức, phƣơng thức, mƣu lƣợc, thủ đoạn trong việc tuyển ngƣời, dùng ngƣời,

giao việc, xét đoán sự vật, sự việc, giúp pháp luật đƣợc thực hiện và nhà vua có thể "trị quốc bình
thiên hạ".

"Thuật" còn thể hiện trong "thuật dùng ngƣời". Pháp Gia đƣa ra nguyên tắc cơ bản của thuật
dùng ngƣời là: "Chính danh", "Hình danh", "Thực danh". Chẳng hạn một ngƣời hứa đến thăm ta
thì lời hứa đó là "Danh" còn hành động tới thăm là "Hình" hay "Thực" vậy. Nếu ngƣời đó đến
thăm thực thì chứng tỏ "danh", "hình" (hay "danh" và "thực") hợp nhau, "danh" và "thực" hợp
nhau là "chính danh", còn "danh" và "thực" không hợp nhau là trái, là không "chính danh" từ đó sẽ
có căn cứ mà thƣởng phạt một cách nghiêm minh. "Thuật" phải nắm đƣợc cái cốt yếu là lấy danh
làm đầu, danh chính thì vật định, danh lệch thì vật đổi. Vua nắm lấy danh, còn bề tôi làm ra hình.
Nếu hình và danh so sánh giống nhau thì trên dƣới hòa điệu. Mọi ngƣời trong xã hội đều nhất nhất
phải làm tròn bổn phận, chức vụ của mình, không có ai dám làm trái hay làm quá danh phận đã
định. Để chọn đúng ngƣời trao đúng việc thì vua phải biết dùng "Thuật".
Đại diện tiêu biểu: Thân Bất Hại (401 - 337 TCN)

 Phái trọng pháp
Trong tƣ tƣởng Trung Quốc cổ đại, "Pháp" là phạm trù triết học đƣợc hiểu theo hai nghĩa:
Theo nghĩa rộng "Pháp" là thể chế quốc gia là chế độ chính trị xã hội của đất nƣớc; theo nghĩa hẹp
"Pháp" là những điều luật, luật lệ, những luật lệ mang tính nguyên tắc và khuôn mẫu. Tất cả đều là
công cụ của bậc đế vƣơng.
Tiểu Luận Triết Học GVHD: Bùi Văn Mưa
HVTH: Trần Văn Bình Page 10

Đại diện tiêu biểu: Thƣơng Ƣởng

b. Những tƣ tƣởng về triết học Pháp Gia của Hàn Phi.
Hàn Phi (khoảng 280 – 233 TCN) là ngƣời tập đại thành tƣ tƣởng Pháp gia. Ông đã tiếp thu
điểm ƣu trội của ba trƣờng pháp pháp, thuật, thế để xây dựng và phát triển một hệ thống lý luận
pháp trị tƣơng đối hoàn chỉnh và tiến bộ so với đƣơng thời.
Về tự nhiên: Ông giải thích sự phát sinh, phát triển của vạn vật theo tính quy luật khách quan

mà ông gọi là Đạo. Đạo là quy luật phổ biến của giới tự nhiên vĩnh viễn tồn tại và không thay đổi.
Còn mỗi sự vật đều có "Lý" của nó. "Lý" là sự biểu hiện khác nhau của Đạo trong mỗi sự vật cụ
thể và là cái luôn luôn biến hóa và phát triển. Từ đó, ông yêu cầu mọi hành động của con ngƣời
không chỉ dựa trên quy luật khách quan, mà còn phải thay đổi theo sự biến hóa của "Lý", chống
thái độ cố chấp và bảo thủ.

Về lịch sử: Ông thừa nhận sự biến đổi của đời sống xã hội, khẳng định rằng không thể có chế
độ xã hội nào là không thay đổi. Do đó không thể có khuôn mẫu chung cho mọi xã hội. Ông đã
phân chia sự tiến triển của xã hội làm 3 giai đoạn chính, mỗi giai đoạn đó xã hội có những đặc
điểm và tập quán riêng ứng với trình độ nhất định của sản xuất và văn minh. Đó là:
+ Thời Thƣợng cổ: Con ngƣời biết lấy cây làm nhà và phát minh ra lửa để nấu chín thức ăn.
+ Thời Trung cổ: Con ngƣời đã biết trị thủy, khắc phục thiên tai.
+ Thời Cận cổ: Bắt đầu xuất hiện giai cấp và xảy ra các cuộc chinh phạt lẫn nhau.

Về thuyết "Tính người": Ông theo quan niệm của Tuân Tử coi tính ngƣời là ác, đƣa ra học
thuyết luân lý cá nhân vị lợi, luôn có xu hƣớng lợi mình hại ngƣời, tránh hại cầu lợi Kẻ thống trị
phải nƣơng theo tâm lý vị lợi của con ngƣời để đặt ra pháp luật, trọng thƣởng, nghiêm phạt để duy
trì trật tự xã hội.

Tư tưởng về pháp trị: Trên cơ sở những luận điểm triết học cơ bản ấy, Hàn Phi Tử đã đề ra học
thuyết Pháp trị, nhấn mạnh sự cần thiết phải cai trị xã hội bằng luật pháp. Ông cũng phản đối
thuyết nhân trị, đức trị của Nho giáo, phép "vô vi trị" của Đạo Gia. Phép trị quốc của Hàn Phi Tử
bao gồm 3 yếu tố tổng hợp là pháp, thế và thuật, trong đó pháp là nội dung của chính sách cai trị,
thế và thuật là phƣơng tiện để thực hiện chính sách đó.
+ "Pháp" là một phạm trù của triết học Trung Hoa cổ đại. Theo nghĩa hẹp, là quy định, luật lệ có
tính chất khuôn mẫu mà mọi ngƣời trong xã hội phải tuân thủ; theo nghĩa rộng, pháp đƣợc coi là
một thể chế, chế độ chính trị và xã hội. Vì vậy, pháp đƣợc coi là tiêu chuẩn, căn cứ khách quan để
định rõ danh phận, giúp cho mọi ngƣời thấy rõ đƣợc bổn phận, trách nhiệm của mình.
+ "Thế" là địa vị, thế lực, quyền uy của ngƣời cầm đầu chính thể.
+ "Thuật" cũng là chính danh, là phƣơng sách trong thuật lãnh Đạo của nhà vua nhằm lấy danh mà

tránh thực.
Tiểu Luận Triết Học GVHD: Bùi Văn Mưa
HVTH: Trần Văn Bình Page 11

CHƢƠNG II : SO SÁNH TƢ TƢỞNG TRIẾT HỌC ĐẠO GIA VA PHAT GIA.
1 Sự Giống Nhau.
1.1 Nét tƣơng đồng trong lịch sử hình thành và phát triển
Đạo Gia và Pháp Gia tồn tại từ thời Trung Quốc cổ đại, đƣợc hoàn thiện liên tục và có ảnh
hƣởng sâu rộng, lâu dài đến nền văn hóa tinh thần của Trung Quốc nói riêng và nhiều quốc gia
phƣơng Đông nói chung. Mặc dù có rất nhiều quan điểm khác biệt nhƣng cả hai trƣờng phái triết
học đã hoà hợp thành một truyền thống. Ảnh hƣởng hai trƣờng phái triết học này trong lĩnh vực
tôn giáo và văn hoá vƣợt khỏi biên giới Trung Quốc, đƣợc truyền đến một số nƣớc Châu Á lân
cận.

1.2 Nét tƣơng đồng về quan điểm:
 Khởi nguyên vũ trụ:
Quan niệm về đạo: Cả 2 trƣờng phái đều đề cập đến khởi nguyên vũ trụ bắt nguồn từ đạo.
Đạo để chỉ cái nguyên lí tuyệt đối của vũ trụ đã có từ trƣớc khi khai thiên lập địa, không sinh,
không diệt, không tăng, không giảm. Đạo có thể quan niệm dƣới 2 phƣơng diện: vô và hữu . Vô,
thì Đạo là nguyên lí của trời đất, nguyên lí vô hình. Hữu, thì Đạo là nguyên lí hữu hình, là mẹ sinh
ra vạn vật “Vô danh thiên địa chi thủy, hữu danh vạn vật chi mẫu”.
+ Đạo Gia: Lão tử cho rằng Đạo sinh ra vạn vật, đức nuôi nấng, bảo tồn vạn vật. Vạn vật nhờ Đạo
mà đƣợc sinh ra, nhờ đức mà thể hiện và khi mất đi là lúc vạn vật quay trở về với đạo.
+ Pháp Gia: Hàn Phi giải thích sự phát sinh, phát triển của vạn vật theo tính quy luật khách quan
mà ông gọi là Đạo. Đạo là quy luật phổ biến của giới tự nhiên vĩnh viễn tồn tại và không thay đổi.
Còn mỗi sự vật đều có "Lý" của nó. "Lý" là sự biểu hiện khác nhau của Đạo trong mỗi sự vật cụ
thể và là cái luôn luôn biến hóa và phát triển.

Quan niệm về âm dƣơng: Cả 2 trƣờng phái đều đề cập đến khởi nguyên vũ trụ bắt nguồn từ
âm dƣơng. Âm và dƣơng theo khái niệm cổ sơ không phải là vật chất cụ thể, không gian cụ thể mà

là thuộc tính của mọi hiện tƣợng, mọi sự vật trong toàn vũ trụ cũng nhƣ trong từng tế bào, từng chi
tiết. Âm và dƣơng là hai mặt đối lập, mâu thuẫn thống nhất, trong Âm có Dƣơng và trong Dƣơng
có Âm.

 Thế giới quan – Nhân sinh quan:
Bản tính nhân loại đều có 1 tính gốc
+ Đạo Gia: Tính gốc và khuynh hƣớng “vô vi” hay “hữu vi”. “Vô vi” là khuynh hƣớng trở về
nguồn gốc để sống với tự nhiên, tức hợp thể với đạo.

+ Pháp Gia: Ông theo quan niệm của Tuân Tử coi tính ngƣời là ác, đƣa ra học thuyết luân lý cá
nhân vị lợi, luôn có xu hƣớng lợi mình hại ngƣời, tránh hại cầu lợi Kẻ thống trị phải nƣơng theo
tâm lý vị lợi của con ngƣời để đặt ra pháp luật, trọng thƣởng, nghiêm phạt để duy trì trật tự xã hội.

Tiểu Luận Triết Học GVHD: Bùi Văn Mưa
HVTH: Trần Văn Bình Page 12

Quan điểm về con ngƣời:
Tập trung chủ yếu vào xã hội và con ngƣời, coi trọng hành vi cá nhân, hƣớng tới sự thống
nhất, hài hòa giữa con ngƣời và xã hội.
Coi con ngƣời là chủ thể của đối tƣợng nghiên cứu: hƣớng vào nội tâm - luôn cố gắng tìm tòi về
bản thân con ngƣời và mối quan hệ giữa con ngƣời và xã hội xung quanh và ít quan tâm đến khoa
học tự nhiên.

Hòa hợp và trọng truyền thống:
Ta có thể tóm tắt tƣ tƣởng của 2 vào trƣờng phái vào 2 đặc điểm cá biệt: hòa hợp và trọng
truyền thống. Trong cả Đạo Gia lẫn Pháp Gia, ta đều thấy ý tƣởng về hòa hợp tự nhiên cùng tính
tƣơng liên của mọi sự vật, và minh triết đến từ sự thừa nhận trạng thái đó, đồng thời sống hòa hợp
dƣới ánh sáng khôn ngoan của nó.

Nhìn từ góc nhìn hiện đại, ta thấy Đạo Gia lẫn Pháp Gia đều có vẻ là tôn giáo, tuy thế, xét theo

nguyên ngữ, cả hai chỉ đƣợc đề cập tới một cách đơn giản là “giáo” với ý nghĩa giáo hóa, dạy bảo
cách sống sao phải Đạo làm ngƣời.

 Những tƣ tƣởng biện chứng:
Đạo Gia và Pháp Gia nói chung ít quan tâm đến vấn đề lý giải thế giới, nguồn gốc của vũ trụ
và đều theo chủ nghĩa duy tâm:

 Quan điểm chính trị xã hội:
Quan điểm chính trị và xã hội của Đạo Gia và Pháp Gia có những nét tƣơng đồng về mục đích
hƣớng đến ổn định xã hội, đƣa ra những phƣơng cách giải quyết cho những vấn đề thực tiễn chính
trị - đạo đức – xã hội mà thời đại lúc bấy giờ đặt ra và phục vụ cho một tầng lớp nhất định.

2 Sự Khác Nhau
2.1 Lịch sử phát triển:
 Đạo Gia:
Theo truyền thuyết, Lão Tử (khoảng 580- 500 TCN)- ngƣời nƣớc Sở là ngƣời sáng lập ra Đạo
Gia sau khi tác phẩm Đạo Đức Kinh của ông xuất hiện ở thế kỉ thứ 4 trƣớc công nguyên . Bên
cạnh đó, Đạo Gia còn có hai yếu nhân khác đƣợc thừa nhận và tôn vinh muôn đời, đó là Dƣơng
Chu và Trang Tử. Trong đó vị trí của Trang Tử đƣợc sánh ngang với Lão Tử, nên còn gọi là Đạo
Lão – Trang.
Học thuyết Đạo Gia của Lão Tử đƣợc ông trình bày trong cuốn Đạo Đức Kinh. Sách Đạo Đức
Kinh chỉ có khoảng 5 nghìn chữ, đƣợc phân ra Thiên thƣợng 37 chƣơng và Thiên hạ 44 chƣơng,
tất cả gồm 81 chƣơng. Phần thứ nhất nói về Đạo, phần hai nói về Đức.
Tiểu Luận Triết Học GVHD: Bùi Văn Mưa
HVTH: Trần Văn Bình Page 13

Trang Tử là tác giả bộ Nam Hoa kinh, là một trong hai bộ kinh điển của Đạo Gia. Bộ sách
gồm ba phần, chứa 33 thiên. Trong đó, có nhiều điểm lấy từ Đạo Đức Kinh làm chủ đề, nhƣng
không phải bao giờ cũng đồng thuận.


=> Trong cảnh loạn li cuối thời Đông Hán (thế kỷ II TCN), tƣ tƣởng của Lão Tử cộng với chất
duy tâm mà Trang Tử đƣa vào đã trở thành cơ sở cho việc thần bí hóa Đạo Gia thành Đạo giáo.
Nếu lấy cuộc Cách Mạng Tam Dân Tân Hợi 1911 làm mốc điểm thì Đạo giáo đã trải qua năm giai
đoạn, đó là: Khởi nguyên Đạo giáo: Từ thời cổ đại đến đời Đông Hán (Triều đại Hán Thuận Đế,
125-144 TCN); Đạo giáo sơ kỳ: Từ đời Hán Thuận Đế đến cuối đời Đông Hán (144-220 TCN);
Phát triển và chuyển hóa Đạo giáo. Từ đầu đời Tam Quốc đến cuối đời Ngũ Đại (220-960); Phân
nhánh Đạo giáo thành các tông phái. Từ đầu đời Tống đến cuối đời Nguyên (960-1368); Đạo giáo
thăng trầm trong đời Minh và Thanh (1368-1911).

 Pháp gia:
Trong lịch sử tƣ tƣởng Trung Quốc cổ đại, tƣ tƣởng Pháp gia với đại biểu xuất sắc là Hàn Phi
Tử có một vai trò đặc biệt trong sự nghiệp thống nhất đất nƣớc và phát triển xã hội cuối thời Xuân
Thu - Chiến Quốc. Nội dung cơ bản của tƣ tƣởng Pháp gia là đề cao vai trò của Pháp luật và chủ
trƣơng dùng pháp luật hà khắc để trị nƣớc. Tƣ tƣởng Pháp gia mặc dù chỉ nổi lên trong một thời
gian ngắn nhƣng vẫn có giá trị lịch sử lâu dài và có ý nghĩa đến tận ngày nay.
Học thuyết pháp trị của phái Pháp gia hình thành và phát triển qua nhiều thời kỳ bởi những trí thức
xuất sắc nhƣ: Quản Trọng, Thận Đáo, Thân Bất Hại, Thƣơng Ƣởng và đƣợc hoàn thiện bởi Hàn
Phi Tử.

2.2 Thế giới quan – Nhân sinh quan
 Đạo Gia:
Theo quan điểm Đạo Gia: con ngƣời sống, hoạt động theo lẽ tự nhiên, thần phác, không làm
trái với tự nhiên, không giả tạo, không gò ép trái với bản tính của mình và ngƣợc với bản tính của
tự nhiên. không can thiệp vào trật tự của tự nhiên, chỉ làm cho dân no bụng, xƣơng cốt mạnh mà
lòng hƣ tĩnh, khiến cho dân không biết, không muốn. Lão Tử đã rút ra nghệ thuật sống dành cho
con ngƣời là: từ ái, cần kiệm, khiêm nhường, khoan dung. Lão Tử dựa hoàn toàn vào nền văn
minh nông nghiệp.

Nhƣợc điểm: Lão Tử chƣa nhìn thấy chỗ chƣa đủ của triết học phƣơng Đông, đó là triết học
phƣơng Đông mới chỉ nêu ra đƣợc là con ngƣời đồng nhất với trời đất về mặt cấu trúc vật chất vật

lý vô cơ. Mà chƣa nêu ra đƣợc con ngƣời còn là một cấu trúc vật chất sinh vật xã hội, đó là con
ngƣời còn là tổng hòa các mối quan hệ với điều kiện tự nhiên và xã hội mà con ngƣời sinh sống.



Tiểu Luận Triết Học GVHD: Bùi Văn Mưa
HVTH: Trần Văn Bình Page 14

 Pháp gia:
Hàn Phi theo thuyết tính ác của thầy là Tuân Tử một cách triệt để, bảo không gì thân bằng tình
cha con, vậy mà có nhiều ngƣời cha sinh con trai thì nuôi, sinh con gái thì giết đi, coi cái lợi của
mình nặng hơn tình ruột thịt nhƣ vậy là con ngƣời bẩm sinh vốn đại ác. Do đó ông không bàn đến
nhân nghĩa, cũng không trọng lễ nhƣ Tuân Tử, mà đề cao phƣơng pháp dùng thế, dùng thuật, dùng
luật của pháp gia để trị nƣớc. Ông chủ trƣơng cho dân chúng tự do cạnh tranh trong phạm vi kinh
tế để nƣớc đƣợc mau giàu. Và ông tin rằng theo chính sách độc tài về chính trị, tự do về kinh tế,
thì nhà vua chẳng cần làm gì, cứ ngồi ở trên kiểm soát kẻ dƣới, là nƣớc sẽ trị. Chủ trƣơng "vô vi
nhi trị" đó thực trái hẳn chủ trƣơng của Lão Tử, Trang Tử; chính ra nó là một thứ cực hữu vi

Phái Pháp gia khi quan niệm về Đạo đức con ngƣời thì thừa nhận bản tính con ngƣời là ác và
không xem xét vấn đề Đạo đức con ngƣời dựa trên các phạm trù Đạo đức nhƣ phái Nho gia. Do
khẳng định bản tính con ngƣời là ác nên theo họ, trong xã hội, ngƣời tốt thì ít mà ngƣời xấu thì
nhiều. Vì vậy để xã hội đƣợc yên bình, không thể trông chờ vào số ít ngƣời tốt làm việc thiện
(thực hiện nhân nghĩa trị) mà phải xuất phát từ số đông, ngăn chặn không cho họ làm điều ác
(bằng cách thực hiện Pháp trị : lấy pháp luật làm căn bản trong việc cai trị đất nƣớc, đặt pháp luật
một cách rõ ràng và ban bố rộng rãi trong cho mọi ngƣời cùng biết để tuân theo nghiêm chỉnh).
Nhƣợc điểm: quá nhấn mạnh đến biện pháp trừng phạt nặng nề, đồng thời thủ tiêu văn hóa, giáo
dục và phủ nhận tình cảm, Đạo đức con ngƣời…nên phái Pháp gia đã đi ngƣợc lại xu hƣớng phát
triển của văn minh nhân loại.

2.3 Những tƣ tƣởng biện chứng

 Đạo Gia:
Lão Tử có khuynh hƣớng "phản nhân văn", thiên về triết lý siêu hình, nên Lão Tử đƣợc coi là
một triết gia rất lý trí và bình thản.

Toàn thể vũ trụ bị chi phối bởi 2 quy luật chung:
Luật Quân Bình: Luôn giữ sự vận động đƣợc thăng bằng, theo một trật tự điều hòa tự nhiên
không để cái gì thái quá, chênh lệch hay bất cập, cái gì cong thì ngay, chững lại đầy, cũ lại mới, ít
thì đƣợc, nhiều thì mất, nhờ có Luật Bình Quân vạn vật mới tồn tại, biến đổi theo một trật tự tự
nhiên nhất định,…
Luật vô vi: Nghệ thuật sống của con ngƣời, có ba nghĩa: Vạn vật đều có bản tính tự nhiên,
chúng vận động tiến hóa theo lẽ tự nhiên mà không cần biết ý nghĩa; Vô vi có nghĩa là tự do tuyệt
đối, không bị ràng buộc bởi ý tƣởng dục vọng, đam mê, ham muốn nào; Giữ gìn bản tính tự nhiên
của mình.

 Pháp gia:
Quan điểm Pháp gia là thời biến, phái này thừa nhận sự biến đổi của đời sống xã hội: mọi chủ
trƣơng phải thích hợp với thời, khi tình hình thay đổi phải thay đổi cho phù hợp. Vì không có chế
Tiểu Luận Triết Học GVHD: Bùi Văn Mưa
HVTH: Trần Văn Bình Page 15

độ xã hội nào bất dịch nên không có khuôn mẫu chung cho mọi xã hội. Nhƣ Hàn Phi Tử cho rằng,
ngƣời thống trị phải căn cứ vào nhu cầu khách quan của lịch sử, dựa vào đặc điểm của thời thế mà
lập ra chế độ, đặt ra chính sách, vạch ra cách trị nƣớc sao cho thích hợp. Bên cạnh đó, ông cho
rằng không có một thứ pháp luật nào luôn luôn đúng với mọi thời đại, mà pháp luật mà biến
chuyển đƣợc theo thời đại thì thiên hạ trị, còn thời thế thay đổi mà phép trị dân không thay đổi thì
thiên hạ loạn.

2.4 Quan điểm chính trị - xã hội
 Đạo Gia:
Giai đoạn xã hội loạn lạc: Phƣơng thức của Đạo Gia, đứng đầu là Lão Tử, gồm cả Trang Tử

sau này, thì bài bác, chống phá trật tự xã hội hiện hữu bằng hành vi tích cực, hoặc tự đặt mình ra
ngoài vòng xã hội đó, bằng hành vi tiêu cực, nhƣ đi ẩn náu, mai danh lánh nạn chẳng hạn.

Xây dựng nước: Lão Tử chủ trƣơng "Tiểu quốc quả dân" (Nƣớc nhỏ dân ít). Ngƣời cho rằng,
với nƣớc nhỏ dân thƣa, thì ít có tranh chấp và dễ trị. Nhà nƣớc chẳng phải nhọc lòng làm gì mà
dân vẫn tự sống an lành

Vô vi : Không dùng luật pháp, không cần giáo dục nhân, lễ, nghĩa, trí. Chính phủ yên tĩnh vô vi
thì dân sẽ biến thành chất phác, chính phủ tích cực làm việc thì dân đầy tai họa. có nghĩa là sống
và hoạt động theo lẽ tự nhiên, thuần phác, không làm trái với tự nhiên, không can thiệp vào trật tự
của tự nhiên, chỉ làm cho dân no bụng, xƣơng cốt mạnh mà lòng hƣ tĩnh, khiến cho dân không
biết, không muốn.
+ Mọi thứ tuân theo tự nhiên
+ Không đặt nặng vấn đề giai cấp, để mọi thứ thuận theo lẽ tự nhiên.
+ Quan niệm vô vi: vua ít can thiệp vào việc của dân, để dân thuận theo tự nhiên mà sống.
+ Đề cao lẽ tự nhiên, không ham muốn, không tham vọng.

Quan điểm về phương châm xử thế
+ Xây dựng xã hội bình đẳng, không phân biệt ngƣời với ta, không làm thiệt hại ai.
+ Con ngƣời cần có 3 đức: Từ, Kiệm, Khiêm.
+ Có khuynh hƣớng về Đạo xuất thế, lấy Đạo làm chủ thể cả vũ trụ dạy ta nên lấy thanh tĩnh vô vi
nơi yên lặng.
+ Những ngƣời tu theo Đạo giáo, chỉ biết xuất thế lo tu độc thiện kỳ thân.

 Pháp gia:
Pháp gia sử dụng Pháp trị trong việc trị nƣớc theo tƣ tƣởng của Hàn Phi Tử. Phái pháp gia
muốn dùng vũ lực lật đổ chế độ phong kiến phân tán và lập ra chế độ phong kiến quân chủ chuyên
chế. Hàn Phi Tử đƣa ra quan điểm: bản chất con ngƣời là ác, muốn quản lý xã hội phải khởi
Tiểu Luận Triết Học GVHD: Bùi Văn Mưa
HVTH: Trần Văn Bình Page 16


xƣớng ra lễ nghĩa và chế định ra pháp luật để uốn nắn tính xấu của con ngƣời, quản lý xã hội là vị
Pháp chứ không vị Đức.
Hàn Phi phát triển học thuyết của mình trên cơ sở kế thừa của các pháp gia trƣớc ông, nhƣng
phải đến Hàn Phi thì nó mới trở nên sâu sắc, phổ biến với nhiều nội dung mới. Hàn Phi dùng chữ
“pháp” theo nghĩa phép tắc, còn pháp gia nới tới “pháp” là chỉ pháp luật. Hàn Phi ví pháp luật với
dây mực, cái quy, cái củ tức là những đồ dùng làm tiêu chuẩn để phân biệt đúng sai, phải trái.
Pháp không tách rời khỏi Thế và Thuật mà cùng tạo nên một cái kiềng ba chân. Luật pháp phải kịp
thời. Hàn Phi viết: “Thời thay mà pháp luật không đổi thì nƣớc loạn, đời đã thay đổi mà cấm lệnh
không biến thì nƣớc bị cắt”. Đối với Hàn Phi, pháp luật là thứ “phép công” điều khiển hành vi của
mọi ngƣời. Trong các phạm trù cơ bản của pháp học thi pháp là quan trọng nhất, sau mới đến Thế
và Thuận.

Đƣa ra một học thuyết và phƣơng pháp cai trị mới - Pháp trị “Pháp bất vị thân”, pháp phải hợp
thời, pháp luật phải soạn sao cho dân dễ biết, dễ thi hành; pháp luật phải công bằng, bênh vực kẻ
thiểu số; thƣởng phải trọng hậu, phạt phải nặng Đó là tƣ tƣởng về chính trị quản lý xã hội còn có
ý nghĩa đối với hiện nay.


KẾT LUẬN

Tuy có nhiều nét tƣơng đồng cũng nhƣ khác biệt nhƣng chung quy lại Đạo Gia và Pháp Gia đã
góp phần tạo nền móng cho triết học phƣơng đông nói riêng và cả thế giới nói chung phát triển đa
dạng và phong phú hơn. Đạo Gia và Pháp Gia có tác động ảnh hƣởng sâu rộng trên nhiều lĩnh vực
đời sống kinh tế, chính trị, văn hóa, nghệ thuật, tín ngƣỡng - tôn giáo, đạo đức, y học, tâm lý học,
sinh học,… ở nhiều nƣớc châu Á nhƣ Trung Quốc, Việt Nam, Nhật Bản,…

Mặc dù hai tƣ tƣởng này không còn tồn tại chính thức ở Việt Nam nhƣng ảnh hƣởng của
chúng vẫn còn sâu nặng trong tƣ tƣởng của dân tộc ta, Đạo Gia đem lại cho chúng ta rất nhiều bài
học có giá trị cả trong nhận thức lẫn trong thực tiễn trƣớc bối cảnh toàn cầu hóa và cách mạng

khoa học công nghệ đƣơng đại. Trong đó có các quan điểm về phát triển bền vững, phát triển hài
hòa, bảo vệ môi trƣờng… Pháp Gia với học thuyết Pháp trị góp phần tô điểm thêm những giá trị tƣ
tƣởng đặc sắc phƣơng đông trong kho tàng chung của nhân loại và đang tiếp tục khẳng định những
ý nghĩa tích cực của nó với thực tiễn đƣơng đại. Nó vẫn còn nhiều yếu tố có giá trị có thể vận
dụng trong xây dựng Nhà Nƣớc Pháp Quyền Xã hội Chủ Nghĩa ở nƣớc ta hiện nay.






MỤC LỤC
PHẦN MỞ ĐẦU 1
1 Đặt vấn đề 1
2 Đối tƣợng nghiên cứu. 1
3 Tóm tắt nội dung đề tài. 2
PHẦN NỘI DUNG 2
CHƢƠNG 1: BỐI CẢNH LỊCH SỬ VÀ ĐÔI NÉT VỀ ĐẠO GIA VÀ PHÁP GIA 2
1 Khái quát lịch sử Trung Quốc thời cổ đại. 2
1.1 Khái quát lịch sử 2
1.2 Các vấn đề trong triết học Trung Quốc cổ đại 3
a. Về bản thế của vũ trụ 4
b. Mối quan hệ giữa vật chất và ý thức 4
c. Về con ngƣời 5
2 Tƣ Tƣởng Triết Học Của Đạo Gia. 5
2.1 Sơ lƣợc sự hình thành và phát triển Triết học Đạo Gia. 5
2.2 Một số tƣ tƣởng triết học cơ bản của Đạo Gia. 5
a. Tƣ tƣởng triết học trong Đạo Đức Kinh của Lão Tử. 5
b. Trang Tử và sự phát triển của Đạo Gia. 7
3 Tƣ Tƣởng Triết Học Của Pháp Gia. 9

3.1 Sơ lƣợc sự hình thành và phát triển triết học Pháp Gia. 9
3.2 Một số tƣ tƣởng triết học cơ bản của Pháp Gia. 9
a. Những tƣ tƣởng về triết học Pháp Gia trƣớc Hàn Phi. 9
b. Những tƣ tƣởng về triết học Pháp Gia của Hàn Phi. 10
CHƢƠNG II : SO SÁNH TƢ TƢỞNG TRIẾT HỌC ĐẠO GIA VA PHAT GIA. 11
1 Sự Giống Nhau. 11
1.1 Nét tƣơng đồng trong lịch sử hình thành và phát triển 11
1.2 Nét tƣơng đồng về quan điểm: 11
2 Sự Khác Nhau 12
2.1 Lịch sử phát triển: 12
2.2 Thế giới quan – Nhân sinh quan 13
2.3 Những tƣ tƣởng biện chứng 14
2.4 Quan điểm chính trị - xã hội 15
Kết luận 15







TÀI LIỆU THAM KHẢO
Sách:
1) Bộ Giáo dục và Đào tạo, Giáo trình Triết học (dùng cho học viên cao học và nghiên cứu
sinh không thuộc chuyên ngành triết học), Nhà xuất bản Lý luận chính trị, Hà Nội, 2006.
2) Tiểu ban Triết học, Triết học (Phần I & II, dùng cho học viên cao học và nghiên cứu sinh
không thuộc chuyên ngành triết học), LHNB Trƣờng ĐH Kinh tế TPHCM, 2011.
3) Khoa Triết học trƣờng ĐH Kinh tế TPHCM, Giáo trình Đại cƣơng lịch sử Triết học, Nhà
xuất bản Tổng hợp TPHCM, 2004.
4) Nguyễn Hữu Vui (chủ biên), Lịch sử Triết học, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia, Hà Nội,

2002.
Các trang web:
1)
2)
3)
4)
5)
6)

×