Tải bản đầy đủ (.doc) (1 trang)

Bài tập SGK môn sinh học lớp 12 (13)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (63.37 KB, 1 trang )

BÀI TẬP 3, 4, 5 VỀ ĐỘT BIẾN SỐ LƯỢNG NHIỄM SẮC
THỂ TRANG 30 SGK SINH 12
Bài 3. Nêu một vài ví dụ về hiện tượng đa bội thế ở thực vật.
Trả lời:
a) Tự đa bội: là sự tăng một số nguyên lần bộ NST đơn bội của cùng một loài,
trong đó 3n, 5n, 7n, … gọi là đa bội lẻ ; còn 4n, 6n,… là đa bội chẵn.
b) Dị đa bội: là hiện tượng khi cả hai bộ NST của hai loài khác nhau cùng tồn tại
trong một tế bào. Thể dị đa bội được hình thành do lai xa.
Bài 4. Nêu các đặc điểm của thể đa bội.
Trả lời:
- Đa bội thể là trạng thái trong tế bào chứa ba hoặc nhiều hơn ba lần số đơn bội
NST (3n hoặc 4n, 5n…). Những cơ thể mang các tế bào có 3n, 4n… NST gọi là thể đa
bội.
- Thể đa bội: ở thực vật có cơ quan sinh dưỡng to, có kích thước lớn, chứa nhiều
chất dinh dưỡng, đa bội lẻ không hạt và có một số đặc tính khác (SGK). Thể dị đa bội có
thể tạo ra loài mới.
Bài 5. Hãy chọn phương án trả lời đúng.
Hãy chọn câu đúng.
Sự không phân li của một cặp NST tương đồng ở tế bào sinh dưỡng sẽ làm xuất
hiện điều gì? Câu trả lời đúng là:
A. Tất cả các tế bào cùa cơ thể đểu mang đột biến.
B. Chỉ cơ quan sinh dục mang tế bào đột biến.
C. Tất cả các tế bào sinh dưỡng đểu mang đột biến, còn tế bào sinh dục thì không.
D. Trong cơ thể sẽ có hai dòng tế bào: dòng bình thường và dòng mang đột biến
Trả lời: D



×