Tải bản đầy đủ (.doc) (1 trang)

Bài tập SGK môn sinh học lớp 12 (37)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (53.67 KB, 1 trang )

BÀI TẬP 1, 2 VỀ NHIỄM SẮC THỂ VÀ ĐỘT BIẾN CẤU
TRÚC NHIỄM SẮC THỂ TRANG 26 SGK SINH 12
Bài 1. Từ một loài sinh vật không có sự cách li về mặt địa lí có thể hình thành nên các
loài khác nhau được không? Giải thích.
Trả lời:
Không có cách li địa lí thì loài mới vẫn có thể hình thành nếu giữa các tiểu quần thể cuối
cùng một loài có sự cách li nào đó khiến các cá thể của các tiểu quần thể không giao phối
với nhau hoặc có giao phối với nhau nhưng đời con sinh ra bị bất thụ. Các kiểu cách li có
thể là cách li địa lí, cách li sinh thái, cách li sau hợp tử.
Bài 2. Loài bông trồng ở Mĩ có bộ NST 2n = 52 trong đó có 26 NST lớn và 26 NST nhỏ.
Loài bông của châu Âu có bộ NST 2n = 26 gồm loàn NST lớn. Loài bông hoang dại ở Mĩ
có bộ NST 2n = 26 NST nhỏ. Hãy giải thích cơ chế hình thành loài bông mới có bộ NST
2n = 52.
Trả lời:
Loài cây bông này có lẽ đã được hình thành bằng cách lai xa kèm theo đa hội hoá.
Bài 3. Giải thích cơ chế hình thành loài mới bằng con đường đa bội hoá.
Trả lời:
Con lai khác loài nếu được đa bội hoá làm cho các NST của mỗi loài đều có NST tương
đồng thì chúng có thể sinh sản bình thường. Chúng được xem là một loài mới so với các
loài bố mẹ vì khi lai trở lại với các loài bố mẹ thì sẽ cho ra con lai bất thụ (cách li sinh
sản với các loài bố mẹ).



×