Tải bản đầy đủ (.pptx) (30 trang)

TÌM HIỂU VỀ BỆNH BASEDOW

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (502.99 KB, 30 trang )

BỆNH BASEDOW


MỤC TIÊU HỌC TẬP
1. Hiểu được cơ chế bệnh sinh của bệnh Basedow
2. Trình bày được triệu chứng lâm sàng, cận lâm sàng
của bệnh Basedow
3. Biết được các biến chứng của bệnh Basedow
4. Trình bày được cơ chế tác dụng, tác dụng phụ và biết
một số biệt dược tiêu biểu của các nhóm thuốc điều trị
bệnh Basedow


Giải phẫu tuyến giáp


ĐỊNH NGHĨA
 Basedow là bệnh gây hội chứng cường giáp, thường
gặp trên lâm sàng với các biểu hiện chính: Nhiễm
độc giáp kèm bướu giáp lớn lan tỏa, lồi mắt và tổn
thương ở ngoại biên.
 Bệnh Basedow cũng còn gọi là bệnh Graves hay
Bệnh cường giáp tự miễn.


BỆNH NGUYÊN
Bệnh xảy ra ở mọi lứa tuổi, thường gặp 20 - 40 tuổi, ở phụ nữ nhiều hơn
nam giới (tỉ lệ 1/5-1/7).
- Thai nghén nhất là giai đoạn chu sinh
- Dùng quá nhiều iod (nhất là dân cư sống trong vùng thiếu iod), có thể iod
làm khởi phát bệnh Basedow tiềm tàng.


- Dùng lithium làm thay đổi đáp ứng miễn dịch.
- Nhiễm trùng và nhiễm virus.
- Vai trò Stress.
- Liên quan di truyền với 15% bệnh nhân có người thân mắc bệnh tương tự
và khoảng 50% người thân của bệnh nhân có tự kháng thể kháng giáp trong
máu.


TRIỆU CHỨNG LÂM SÀNG
4.1.1. Bướu giáp
- Bướu giáp lớn đều, thường lan tỏa; Mật độ mềm, đàn
hồi hoặc hơi cứng;
- Bướu mạch: Có thể có rung miu tâm thu, thổi tâm thu
tại bướu
- Nếu bướu lớn có thể chèn ép các cơ quan lân cận.
- Có một tỉ lệ nhỏ BN không có bướu giáp lớn.


TRIỆU CHỨNG LÂM SÀNG


TRIỆU CHỨNG LÂM SÀNG
4.1.2. Hội chứng nhiễm độc giáp
 Tim mạch
- Hồi hộp, nhịp tim nhanh, loạn nhịp (nhịp nhanh kịch
phát trên thất hoặc rung nhĩ)
- Có thể có suy tim.
- Huyết áp tâm thu gia tăng do tăng cung lượng tim
- Dấu hiệu mạch kích động: ĐM đập mạnh



TRIỆU CHỨNG LÂM SÀNG
 Dấu hiệu tăng chuyển hóa
- Tăng thân nhiệt, khó chịu nóng, dễ chịu lạnh, luôn có
cảm giác nóng, tắm nhiều lần trong ngày.
- Gầy nhanh, ăn nhiều vẫn gầy
 Biểu hiện tiêu hóa
Tiêu chảy đau bụng, nôn mửa, vàng da.


TRIỆU CHỨNG LÂM SÀNG
 Tiết niệu sinh dục
Tiểu nhiều, giảm tình dục, rối loạn kinh nguyệt, vô sinh,
liệt dương và chứng vú to nam giới.
 Da và cơ quan phụ thuộc
- Ngứa, có biểu hiện rối loạn sắc tố da
- Tóc khô, dễ gãy, dễ rụng; rụng lông
- Móng tay, móng chân giòn dễ gãy.


TRIỆU CHỨNG LÂM SÀNG
 Thần kinh cơ
- Run rõ ở bàn tay là triệu chứng dễ nhận biết và nổi bật
kèm theo yếu cơ.
- Mệt mỏi, dễ kích thích, thay đổi tính tình hay cáu gắt,
dễ cảm xúc, nói nhiều, bất an, không tập trung tư tưởng,
mất ngủ.


TRIỆU CHỨNG LÂM SÀNG

 Thần kinh cơ
- Rối loạn vận mạch ngoại vi, mặt khi đỏ khi tái, tăng
tiết nhiều mồ hôi, lòng bàn tay, chân ẩm.
- Dấu hiệu yếu cơ, teo cơ, yếu cơ hô hấp gây khó thở,
yếu cơ thực quản làm khó nuốt hoặc nói nghẹn.


TRIỆU CHỨNG LÂM SÀNG
4.2. Thương tổn lồi mắt
4.2.1. Lồi mắt giả
tăng hoạt động của hệ thần kinh giao cảm, tăng
Thyroxin: Gây tăng co kéo cơ nâng mi làm khoé mắt
rộng ra.
4.2.2. Lồi mắt thật (lồi mắt nội tiết)
Tổn thương thâm nhiễm các thành phần hốc mắt
Thương tổn cơ vận nhãn và tổ chức sau hốc mắt.


TRIỆU CHỨNG LÂM SÀNG

LỒI MẮT


TRIỆU CHỨNG LÂM SÀNG
Phân độ tổn thương mắt theo
Verner:

Độ

Biểu hiện


0

Không có biểu hiện

1

Co cơ mi trên

2

Tổn thương phần mềm ở hốc mắt (phù mi mắt)

3

Lồi mắt > 3mm so với bình thường

4

Tổn thương cơ vận nhãn: Cơ thẳng dưới và giữa

5

Tổn thương giác mạc

6

Tổn thương dây thần kinh thị giác



TRIỆU CHỨNG LÂM SÀNG
4.3. Phù niêm
có tính chất đối xứng
Vùng thương tổn dày
thâm nhiễm cứng (da heo)


TRIỆU CHỨNG LÂM SÀNG
4.4. To các đầu chi
Đầu các ngón tay và các ngón
chân biến dạng hình dùi trống,
liên quan đến thâm nhiễm
màng xương, có thể có có dấu
chứng tiêu móng tay.



TRIỆU CHỨNG CẬN LÂM SÀNG
5.1. Xét nghiệm miễn dịch
Xét nghiệm miễn dịch tìm các kháng thể:
- Kháng thể kích thích thụ thể TSH (đặc hiệu của bệnh
Basedow).
- Kháng thể kháng enzym peroxydase giáp.
- Kháng thể kháng Thyroglobulin, không đặc hiệu vì có
thể gặp trong bệnh Hashimoto.
- Kháng thể kháng vi tiểu thể


TRIỆU CHỨNG CẬN LÂM SÀNG
5.2. Xét nghiệm nồng độ hormon giáp và TSH trong

huyết tương
+ T3 tăng (Bình thường: 1-3 nmol/l)
+ FT3 tăng (Bình thường: 3,5- 6,5 pmol/l)
+ T4 tăng (Bình thường: 6 - 150 nmol/l)
+ FT4 tăng (Bình thường: 11 - 22 pmol/l)
+ TSH siêu nhạy giảm (Bình thường: 0,5 - 4,5 (U/ml)


TRIỆU CHỨNG CẬN LÂM SÀNG
5.3. Độ tập trung Iode phóng xạ 131 tại tuyến giáp
Sau 24 giờ còn tăng cao hơn bình thường. Nên đánh giá
vào các thời điểm 4, 6 và 24 giờ (thường tăng cao ở giờ
thứ 4-6, rồi giảm nhanh tạo góc thoát (góc chạy)


TRIỆU CHỨNG CẬN LÂM SÀNG
5.4. Test Werner
Nghiệm pháp ức chế tuyến giáp: So sánh độ tập trung
Iode tại tuyến giáp trước và sau khi cho bệnh nhân uống
100 microgam T3/ngày trong 7 ngày để ức chế tuyến
giáp. Bình thường, độ tập trung ở thời điểm 24 giờ đo
lần thứ 2 giảm ít nhất 20% so với cùng thời điểm đo lần
1. BN bị Basedow thì không giảm được độ tập trung
Iode


TRIỆU CHỨNG CẬN LÂM SÀNG
5.5. Xét nghiệm hình thái và cấu trúc tuyến giáp
 Siêu âm tuyến giáp
 Xạ hình tuyến giáp (chụp nhấp nháy tuyến giáp)

 Chụp cắt lớp tuyến giáp và MRI
 Hình ảnh giải phẫu bệnh


TRIỆU CHỨNG CẬN LÂM SÀNG
5.6. Thăm dò thương tổn mắt
- Đo độ lồi nhãn cầu bằng thước HERTEL
- Tìm kiếm dấu viêm giác mạc.
- Khám đáy mắt; đo trương lực nhãn cầu.
- Chụp cắt lớp vùng hốc mắt
- Siêu âm mắt


TRIỆU CHỨNG CẬN LÂM SÀNG
5.7. Xét nghiệm thương tổn da
Sinh thiết vùng phù mềm trước xương chày, nhuộm
PAS (+) có sự lắng đọng chất glycosaminoglycan.
5.8. Chụp X quang xương đầu chi
Màng xương dày


Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×