Tải bản đầy đủ (.doc) (33 trang)

ĐỀ CƯƠNG môn đất và bảo vệ đất

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (186.84 KB, 33 trang )

Đất và bảo vệ đất
Câu 1: Khái niệm về đất, nguồn gốc, thành phần cơ bản của đất. Giải thích khái
quát quá trình hình thành đất.
* Khái niệm về đất: Có rất nhiều quan niệm khác nhau về đát
- Theo quan niệm của các nhà địa chất học: Đất là lớp đá vụn bở và các sản phẩm trầm
lắng ở phía ngoài cùng của vỏ trái đất.
- Theo quan niệm của các nhà nông học: đất là lớp trên cùng của quả đất có chứa các
chất hữu cơ mà chủ yếu là rễ thực vật.
- Theo quan niệm của nhà bác học Docutraiep(1846- 1903): Đất là 1 vật thể tự nhiên có
lịch sử hoàn toàn độc lập, nó là sản phẩm tổng hợp của các yếu tố hình thành đất đó là:
đá mẹ, địa hình, sinh vật, khí hậu và thời gian, sau này bổ sung thêm yếu tố con người.
- Theo viện sĩ người Nga Villam( 1863-1939): Đất là lớp tơi xốp ngoài cùng của thực địa
mà thực vật có thể sinh sống được. Như vậy theo quan điểm này thì đặc tính cơ bản nhất
của đất là khả năng cho sản phẩm.
- Theo Cac-Mac: đất là tư liệu sản xuất cơ bản, phổ biến và quí báu nhất của nền sản
xuất nông nghiệp. Đất là điều kiện sinh tồn của con người không gì thay thế được.
* Nguồn gốc và thành phần cơ bản của đất;
- Nguồn gốc: Các loại đá nằm trong thiên nhiên chịu tác dụng lý, hoá và sinh học dần
dần bị phá huỷ thành 1 sản phẩm được gọi là mẫu chất. Trong mẫu chất mới chỉ có các
nguyên tố hoá học chứa trong đá mẹ sinh ra nó, còn thiếu 1 số thành phần quan trọng
như chất hữu cơ, đạm, nước. Vì thế thể thức vật ko sống được. Trải qua 1 thời gian dài
nhờ tác dụng của sinh vật tích luỹ được chất hữu cơ và đạm, thực vật sống được và đã
hình thành đất. Như vậy có thể nói nguồn gốc bắt đầu của đất từ đá mẹ.
- Thành phần cơ bản của đất:
+ Chất rắn:
Ě Chất vô cơ: do đá phân huỷ chiếm 95% trọng lượng và 38% thể tích rắn.
Ě Chất hữu cơ: do xác sinh vật phân huỷ chiếm 5% trọng lượng và 12% thể tích rắn.
+ Khe hở các hạt:
Ě không khí: do 1 phần phân tử khí nhập vào hoặc do đất sinh ra
Ě nước: chủ yếu do từ ngoài vào vì có hoà tan nhiều chất.


1


* Giải thích khái quát quá trình hình thành đất:
y/tố phong hoá (lí, hoá)

y/tố h/thành đất(phong hoá sv)

Khoáng vật và đá-------------------\----sản phẩm phong hoá-----------------\------- Đất
\----------------------------/

\---------------------------/

Đại tuần hoàn địa chất

Tiểu tuần hoàn sinh học

Khi chưa có sự sống trên trái đất chỉ xuất hiện vòng tuần hoàn đại địa chất. Vòng
tuần hoàn này diễn ra trong 1 thời gian dài và trên phạm vi rộng lớn. Dưới tác động của
các yếu tố địa hình, khí hậu, đá mẹ chịu sự tác động của quá trình phong hoá phá huỷ đá
để tạo thành sản phẩm phong hoá. Sản phẩm phong hoá nằm tại chỗ gọi là tàn tích, có
thể di chuyển xuống phía dưới tạo thành sườn tích hay tích tụ, có thể theo dòng nước
sông suối mạng di động lại trên đường đi chúng tạo thành phù sa. Lớp bề mặt trái đất
được bao phủ bởi các sản phẩm phong hoá được gọi là vỏ phong hoỏ. Khi có sự sống
trên trái đất, xuất hiện vòng tiểu tuần hoàn sinh học. Vòng tuần hoàn này xảy ra trong
phạm vi hẹp, thời gian ngắn. Những sinh vật đàu tiên sống nhờ vào nước và 1 ít chất
dinh dưỡng, khi chết chúng đế lại chất hữu cơ, các chất hữu cơ đc phân giải tổng hợp tạo
thành mùn có màu đen. Sự kết hợp giữa sản phẩm phong hoá và mùn gọi là đát. Chính
nhờ vào chất mùn này thế hệ thực vật sống tiếp theo lại lấy chất dinh dưỡng từ đất để lớn
lên, chết đi và tạo thành mùn. Cứ như vậy tạo thành 1 vòng tuần hoàn khép kín mà phỏt

triển.
Đại tuần hoàn địa chất là cơ sở quá trình hình thành đất, tiểu tuần hoàn sinh học là
bản chất quá trình hình thành đất.
Câu 2: Trình bày khỏi niệm, đặc điểm của quá trình phong hoá?
* Khỏi niệm: Quá trình phong hoá là quá trình biến đổi đá dưới tác động của các yếu tố
ngoại cảnh. Có thể làm thay đổi hoặc khụng làm thay đổi thành phần, tính chất hoá học
của đá gốc.
* Đặc điểm của quá trình phong hoá:
- Phong hoá hoá học: thay đổi tính chất và thành phần hoá học của đá gốc. Do sự tác
động của H2O, O2, CO2 các khoáng vật và đá bị phân huỷ.
- Phong hoá vật lý: đá vụn cơ học khụng làm thay đổi thành phần của đá gốc. Do sự thay
đổi nhiệt độ, áp suất và các hoạt động địa chất ngoại.
- Phong hoá sinh học:thay đổi hoặc khụng làm thay đổi tphần hoá học của đá gốc. Bản
chất của nó là phong hoá vật lý và hoá học do sự tác động của sinh vật lên khoáng vật và
đá.

2


* So sánh đại tuần hoàn vật chất và tiểu tuần hoàn sinh vật
• Giống nhau: đều góp phần vào sự hình thành đất
• Khác nhau:

Nội dung so sánh:
-

-

Thời
hiện


gian

Bản chất

-

Đặc điểm

-

Kết quả

-

Vai trò

Đại tuần hoàn vật chất

Tiểu tuần hoàn sinh vật

xuất - Xuất hiện từ khi chưa có - xuất hiện từ khi có sự
sự sống trên trái đất và sông trên trái đất và tồn
tồn tại cho đến ngày nay. tại đến ngày nay.
- Là do sự phá huỷ, biến - Sự tổng hợp, biến đổi
đổi khoáng vật và đá dưới các chất hữu cơ.
tác động của nhiệt độ, khí
hậu và các ĐK khác.
- Xảy ra trong thời gian
- Xảy ra trong phạm vi

dài, trên phạm vi rộng.
hẹp, thời gian ngắn.
- Sản phẩm phong hoá
- Tích luỹ các chất hữu cơ
- Là cơ sở, nguyên liệu
- Là bản chất của sự hình
hình thành đất. Là nguyên
thành đất. Vì nó tạo ra
liệu cơ bản ban đầu để
bản chất của đất đó là độ
hình thành đất.
phì nhiêu thông qua chất
hữu cơ và mùn.

 Đại tuần hoàn địa chất và tiểu tuần hoàn sinh học thống nhất và mâu thuẫn
- Mâu thuẫn: Đại tuần hoàn địa chất xảy ra nhanh thì tiểu tiểu tuần hoàn sinh học xảy ra
chậm.
- Tuy nhiên đại tuần hoàn địa chất và tiểu tuần hoàn sinh học có mối quan hệ mật thiết,
tác động hỗ trợ thúc đẩy nhau góp phần vào sự hình thàh đất.
Nếu ko có đại tuần hoàn địa chất thì khụng có chất dinh dưỡng giải phóng ra sẽ
khụng có cơ sở cho vòng tiểu tuần hoàn sinh học. Ngược lại nếu ko có tiểu tuần hoàn
sinh học sẽ có khụng sự tập trung, tích luỹ chất dinh dưỡng giải phóng ra từ đại tuần
hoàn địa chất. Như vậy mẫu chất khụng thể phát triển thành đất.

3


Câu 3: Phân tích vai trò từng nhân tố hình thành đất
* Vai trò của khoáng vật và đá đối với sự hình thành đất
- Đá mẹ đóng vai trò quan trọng trong sự hình thành đất: Đá mẹ cho nguyên liệu để hình

thành đất và cung cấp dinh dưỡng cho cây. Đất chịu ảnh hưởng rất lớn của đá mẹ, nhất là
đất hình thành tại chỗ. Đá mẹ nào cho ta đất ấy.
- Đá mẹ ảnh hưởng rất lớn đến tính chất của đất:
+ Thành phần khoáng vật của đá mẹ ảnh hưởng đến tính chất vật lý của đất, nó
quyết định đến thành phần cơ giới, kết cấu đất, độ dày tầng đất, màu sắc đất, tính dính,
tính dẻo, tính trương, tính co của đất.
+ Đá mẹ ảnh hưởng đến tính chất hoá học của đất như: thành phần hoá học, sản
lượng và chất lượng keo, tính chua, tính kiềm, tính đệm, khả năng hấp phụ của đất… Đá
mẹ giàu chất gì thì cho đất giàu chất đó: đá mẹ giàu canxi đất giàu canxi….
Sự khác biệt đất vùng đồi núi do đá mẹ, nhưng do thời gian và dưới tác động tổng hợp
nhiều yếu tố khác đất ko còn nguyên tính chất ban đầu, vai trò của đá mẹ lu mờ dần đi. 1
loại đá mẹ có thể cho ta nhiều loại đất, 1 loại đất có thể sinh ra từ nhiều đá mẹ. Do đó đá
mẹ là cơ sở của sự hình thành đất chứ ko phải là yếu tố chủ đạo của quá trình hình thành
đất
* Đá mẹ ở VN với sự hình thành đất ở VN:
- Đá mẹ ở VN rất phong phú, có nhiều loại xen kẽ nhau, ảnh hưởng lớn tới sự hình thành
đất. Các loại đá mẹ khác nhau có tính chất khác nhau.
+ Đá mẹ nào chứa nhiều Ca, Mg. Fe dễ phong hoá cho ta tầng dày, cơ giới nặng,
màu đất đậm, kết cấu đất tốt, giàu dinh dưỡng.
Đá mẹ chứa nhiều Si, Na, K khó phong hoá cho ta tầng đất mỏng, TP cơ giới nhẹ, màu
đất nhạt, ko có kết cấu, nghèo dinh dưỡng.
- Phân loại đá:
+ Mac ma: hình thành do sự đông đặc của khối silic nóng chảy
+ Trầm tích: là loại đá đc hình thành do sự phá huỷ của các đá có từ trc hoặc do SP hoá
học, sinh học lắng đọng, gắn kết và nén chặt với nhau tạo thành.
• Cơ học: được hình thành do sự vỡ vụn của đá ko làm thay đổi thành phần hoá
học
• Hoá học: được hình thành do sự gắn kết hoặc do phản ứng nó có sự thay đổi về
thành phần hoá học.


4


• Sinh học: Có sự tham gia của các yếu tố sinh vật.
+ Biến chất: hình thành trong điều kiện áp suất, nhiệt độ có làm thay đổi thành
phần, cấu trúc của khoáng vật.Bản chất do nhiệt, động lực, khu vực.
* Vai trò của sinh vật trong quá trình hình thành đất
- Sinh vật là 1 trong các yếu tố chủ đạo trong quá trình hình thành đất. Vì nó quy định
chiều hướng phát sinh, phát triển và tích luỹ độ phì nhiêu( chất hữu cơ và mùn) cho SP
phong hoá, chuyển SP phong hoá thành đất. Sinh vật gồm: thực vật, động vật và vi sinh
vật
+ Thực vật: nhiều, chất lượng kém; cung cấp chất hữu cơ cho đất thông qua tàn
tích của xác thực vật; hút thức ăn có chọn lọc do đó số và lượng hữu cơ khác nhau cũng
ảnh hưởng đến đất cũng khác nhau.
+ Động vật: ít, chất lượng tốt; cung cấp 1 lượng hữu cơ giàu đạm cho đất thông
qua xác; biến chất hữu cơ ở dạng phức tạp thành chất hữu cơ ở dạng đơn giản để cung
cấp cho cây trồng; làm cho đất tơi xốp, thoáng khí.
+ Vi sinh vật: cung cấp chất hữu cơ cho đất thông qua xác sinh vật; giúp phân huỷ
và tổng hợp các chất hữu cơ cho đất; Có khả năng cố định đạm khí trời, trong đó đá mẹ
ko có đạm nhờ 1 số VSV có khả năng hút đạm khí trời, tích luỹ đạm cho SP phong hoá
và đất.
* Sinh vật VN đối với hình thành đất ở VN
- SV nước ta có nhiều loại nằm xen kẽ lẫn nhau, TV xanh tốt quanh năm, VSV hoạt
động mạnh, quá trình phân giải chất hữu cơ xảy ra nhanh. Nhìn chung SV VN mang tính
chất nhiệt đới ẩm tạo nên sự đa dạng và phong phú cho các loại đất.
- ảnh hưởng củ SV đến đất thể hiện rất rõ, những nơi có rừng thì rất tốt, nhiều chất hữu
cơ, nhiều mùn, tầng đất mỏng, nghèo dinh dưỡng. Nơi có rừng lá rộngthì nhiều mùn.
Nơi có rừng lá kim: ít mùn, đất chua. Rừng sú vẹt đước tạo thành đất mặn, đất phèn.
* Vai trò của khí hậu tới sự hình thành đất
- Khí hậu có thể ảnh hưởng trực tiếp hoặc gián tiếp tới sự hình thành đất.

+ ảnh hưởng trực tiếp tới quá trình phân hoá đất. VD: quá trình hoà tan, OXHkhử. ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình phân giải và tổng hợp chất hữu cơ; ảnh hưởng
đến hoạt động VSV.

5


+Khí hậu ảnh hưởng gián tiếp thông vì khí hậu ảnh hưởng đến sự phát triển của
sinh vật, thông qua sinh vật ảnh hưởng đến đất, trong những điều kiện khí hậu khác nhau
thì sinh vật khác nhau và hình thành đất cũng khác nhau.
* ảnh hưởng khí hậu VN đến hình thành đất
- Đặc điểm: là khí hậu nhiệt đới gió mùa ẩm, chia thành 2 mùa rõ rệt
+ Mùa mưa: nhiệt độ TB cao, lượng mưa lớn, phân bố ko đều dẫn đến hình thành
quá trình rửa trôi ở đồi núi, quá trình Glây hoá ở vùng trũng ngập, nước, lũ lụt ở đồng
bằng.
+ Mùa khô: nhiệt độ thấp, đất khô dẫn đến quá trình hoá mặn, hoá phèn, kết von
đá ong, tích luỹ Fe, Al.
- Khí hậu ảnh hưởng gián tiếp đến quá trình hình thành đất. Cụ thể: trong ĐK khí hậu
nước ta ảnh hưởng đến quá trình khoáng hoá, mùn hoá. Quá trình khoáng hoá xảy ra
nhanh hơn => đất nghèo mùn, chất dinh dưỡng, dễ bị rửa trôi.
* Vai trò của yếu tố địa hình tới sự hình thành đất.
- Địa hình có quan hệ với chế độ nước, nhiệt. Độ cao, độ dốc, hướng dốc khác nhauthì
nhiệt độ và độ ẩm khác nhau, quá trình hình thành đất cũng khác nhau. Địa hình ảnh
hưởng trực tiếp đến quá trình hình thành đất hoặc chi phối yếu tố khí hậu ảnh hưởng đến
đất.
+ Địa hình dốc: thường có quá trình rửa trôi, xói mòn
+ Địa hình thấp, trũng: thường có quá trình Glây (xuất hiện Fe2O3).
+ Địa hình núi cao: quá trình tích luỹ mùn
- Địa hình còn ảnh hưởng đến độ dày tầng đất, độ ẩm của đất và các tính chất của đất
* ảnh hưởng của địa hình VN đến đất
Địa hình VN chia làm 3 loại: đồng bằng, trung du, đồi núi.

- Đồng bằng: là loại địa hình tương đối bằng phẳng, ít dốc và có 3 dạng địa hình chính:
cao; vòm; thấp, trũng.
+ Địa hình cao: thường bị rửa trôi, đất khô hạn.
+ Địa hình vòm: thường chủ động nước tưới tiêu, thích hợp với nhiều loại cây
trồng.
+ Địa hình thấp, trũng: thường ngập nước, tạo thành phù sa úng nước, đất lầy.

6


- Trung du: địa hình ko cao lắm nhưng lại dỗc, ko bằng phẳng, thường bị chia cắt. Là
vùng tiếp giáp giữa ĐB và đồi núi. Đối với loại địa hình này thường xảy ra quá trình rửa
trôi, xói mòn, hình thành nên đất xám bạc màu.
- Đồi núi: Địa hình cao, bị chia cắt, ko bằng phẳng, xảy ra quá trình tích luỹ mùn, xói
mòn vào mùa mưa làm cho tầng đất mỏng, đát chua, nghèo dinh dưỡng, quá trình tích
luỹ Fe, Al hình thành nhiều, kết von đá ong.
- Xen kẽ vùng đồi núi là thung lũng, tích luỹ các SP từ cao đưa xuống, đất dày và tốt,
nhưng có những loại đất bị sình lầy khó canh tác.
- Vùng cao nguyên là vùng có ý nghĩa lớn về kinh tế nhưng đến nay vùng đất này bị xói
mòn mạnh và thiếu nước.
-> Địa hình nước ta rất phức tạp có nhiều quá trình thoái hoá đất xảy ra. Vì vậy, cần có
biện pháp bảo vệ, hạn chế quá trình này để đảm bảo độ phì nhiêu của đất.
* Vai trò của yếu tố thời gian đối với quá trình hình thành đất
- Đất cũng có tuổi, tuổi của đất là thời gian hình thành đất đã trải qua
+ Tuổi tuyệt đối: đc xác định bằng thời gian khi bắt đầu hình thành cho đến nay.
+ Tuổi tương đối: chỉ mức độ phát triển của tiểu tuần hoàn sinh học dưới tác động
của các yếu tố hình thành đất. Nếu tiểu tuần hoàn sinh học PT mạnh thì tuổi tương đối
cao, đất lâu bị thoái hoá và ngược lại.
-> Như vậy, tuổi của đất chính là thời gian hình thành đất phải trải qua. Trong đó, phụ
thuộc nhiều vào các yếu tố hình thành đất. Trong điều kiện yếu tố hình thành đất khác

nhau thì mức độ phát triển của đất khác nhau, do vậy đất có tuổi tương đối cũng khác
nhau.
* Vai trò của yếu tố con người đến quá trình hình thành đất
- Là yếu tố đặc biệt trong quá trình hình thành đất, hoạt động của con người tác động
mạnh mẽ đến đất theo 2 hướng: tích cực và tiêu cực.
- Tích cực: con người tác động vào đất làm cho đất tốt lên khi có nhận thức nắm bắt đc
quy luật tự nhiên và có hiểu biết về đất thông qua các hoạt động:
+ Biện pháp thuỷ lợi: giúp cải tạo các loại đất phèn, đất mặn, đất úng nước.
+ Biện pháp cơ giới: thông qua cải tạo địa hình, khâu làm đất phù hợp với cây
trồng và tính chất của đất.
+ Trồng cây gây rừng, phủ xanh đồi núi trọc, bảo vệ, khai thác rừng hợp lí.

7


+Bón phân, bón vôi và các chất dinh dưỡng: cải tạo tính chất lí- hoá học của đất
tăng độ phì nhiêu;
+ Biện pháp phòng chống ô nhiễm đất.
- Tiêu cực: làm cho đất xấu đi, khi con người chưa hiểu biết về đất, khoa học đất chưa
PT, chưa có nhận thức tốt, con người chặt phá, khai thác rừng bừa bãi gây ra hiện tượng
xói mòn, rửa trôi, hạn hán.
+ Phá rừng, đốt nương rẫy bừa bãi, du canh, du cư.
+ Cấy chay, bóc lột đất, bón phân ko cân đối, ko đúng kĩ thuật, hoạt động CNH
làm ô nhiễm đất, môi trường.
+ Sự phá huỷ của chiến tranh.
-> Như vậy, sự tác động của con người đến đất có thể làm thay đổi nhiều hoặc ít tính
chất của chúng, có thể hình thành đất mới có tính chất khác hoàn toàn so với tính chất
ban đầu.
=> Nhận xét: các yếu tố hình thành đất có vai trò khác nhau. Yếu tố đá mẹ đóng vai trò
làm cơ sở, sinh vật là chủ đạo, địa hình, khí hậu là điều kiện, con ngưòi đc xem là yếu tố

đặc biệt. Con người có thể tác động vào cacá yếu tố khác để thay đổi theo chiều hướng
có lợi cho mình. Các yếu tố trên có quan hệ mật thiết với nhau, đồng thời tác động voà
quá trình hình thành đất, mức độ tác động khác nhau. Tuỳ điều kiện này mà có thể yếu tố
này tác động mạnh hơn yếu tố kia. Sự tác động khác nhau dẫn đến hình thành các loại
đất khác nhau.

8


Câu 4: Thế nào là phẫu diện. Trình bày cấu tạo phẫu diện và mô tả phẫu diện đất
điển hình của vùng đồi núi nc ta
* Khỏi niệm phẫu diện đất: là mặt cắt thẳng đứng theo chiều thẳng đứng từ trên xuống
dưới. Kích thước của phẫu diện là: 180x120x150cm (hoặc đến đá mẹ).
- Tầng đất: là lớp nằm song song hoặc gần song2 với bề mặt đất. Các tầng đất được phân
biệt với nhau bởi các dấu hiệu có thể quan sát, đo đếm ngoài thực địa hoặc thông qua
phân tích trong phòng.
* Từ trên mặt đất xuống dưới sâu trong 1 phẫu diện đất có 3 tầng cơ bản:
+
+
+

A
B
C

Tầng A: là lớp trên cùng còn gọi là tầng mặt hay tầng canh tác, đây là
tầng tích luỹ chất hữu cơ và mùn, đồng thời cũng là tầng rửa trôi.
Tầng B: là tầng tích tụ các chất rửa trôi từ tầng A xuống.
Tầng C: là tầng mẫu chất nằm ngay trên đá mẹ phát sinh ra đất.


D (R)

* Cấu tạo phẫu diện điển hình của đồi núi VN:
O1

+ Tầng O: tầng hữu cơ.

O2

+ Tầng O1: Chất hữu cơ phân huỷ vẫn nhìn thấy xác động vật, TV,
SV.

A1
A2

+ Tầng O2: không nhìn thấy.
+ Tầng B: thường có độ dày lớn nhất.

A3

+ Tầng C: đá mẹ

B1

- độ dày từ mặt xuống tới đá mẹ được gọi là độ dày đất, còn quen gọi
là độ dày tầng đất.

B2
B3


O

C

A
Hoặc:

B

D (R)

C
D (R)

9


- Các chỉ tiêu hình thái phẫu diện: hoá học, vật lí, chất mới sinh, chất lẫn vào.
- Đối với vùng đồng bằng thì tầng đầu tiên gọi là Ac là tầng canh tác
+ Tầng trên cùng đc gọi là tầng canh tác, tầng này càng dày càng tốt
+ Tầng P: là tầng đế cày nằm ngay dưới tầng canh tác.
+ Tầng B: là tầng tích tụ loang lổ, đỏ vàng, tích tụ các chất rửa trôi từ trên xuống.
Ngoài ra còn tích tụ 1 số chất do nước ngầm mang lên nên tầng B đất đồng bằng tích tụ 2
chiều.
+ Tầng G( Glây): có màu xám xanh đặc trưng tầng này xuất hiện trong điều kiện
ngập nước lâu ngày.

Câu 5: Trình bày KN, vai trò chất hữu cơ và mùn trong đất. Quá trình biến đổi
chất hữu cơ. Phân tích các biện pháp duy trì và nâng cao chất hữu cơ trong đất.
* Khỏi niệm

- Chất hữu cơ trong đất: là SP của xác sinh vật và các SP bài tiết của chúng. Gồm: chất
hữu cơ chưa phân giải và chất hữu cơ đã phân giải
- Mùn: là hợp chất hữu cơ cao phân tử, có phân tử lượng lớn, có màu đen hoặc nâu và
chứa đạm.
* Nguồn gốc:
- Tàn tích của sinh vật.
- Phân hũu cơ: phân chuồng, phân rác, phân xanh.
Xác hữu cơ

Mùn < ------------------------------------- > Khoáng
* Vai trò: chất hữu cơ và mùn vô cùng quan trọng, nó ảnh hưởng đến tất cả quá trình
xảy ra trong đất
- Với sự hình thành đất: chất hữu cơ và mùn tạo nên sự phì nhiêu chính là bản chất của
đất, là thành phần phân biệt bản chất đất với đá.
- Tính chất đất:

10


+ Tính chất vật lí: chất hữu cơ giúp cải thiện thành phần cơ giới và kết cấu đất,
nghĩa là cải thiện được tính chất vật lí của đất, làm cho đất tơi xốp; tăng chất kết dính,
hình thnàh kết cấu đất; Điều hoà đc khí, nhiệt, nước trong đất.
+ Tính chất hoá học: chất hữu cơ tác động đến quá trình OXH- khử của đất, cải
thiện đc tính đệm và khả năng hấp phụ của đất.
- Đối với cây trồng: chất hữu cơ và mùn là kho dự trữ nhiều nguyên tố đa lượng trong
đất. Dự trữ các chất kích thích , sinh trưởng PT, chất kháng sinh để chống lại sâu bệnh
cho cây.
* Quá trình biến đổi chất hữu cơ trong đất
---/---------------------Chất hữu cơ-----------------\
/


\

/

\

Quá trình khoáng hoá

Quá trình mùn hoá

/
/

\
Từ từ

\

Hợp chất khoáng <- - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - Hợp chất mùn

* Quá trình khoáng hoá: là quá trình phân giải chất hữu cơ thành các hợp chất khoáng
đơn giản mà cây trồng có thể SD trực tiếp.
- Kết quả: cho các hợp chất khoáng.
- Vai trò: cung cấp chất khoáng cho đất, cây trồng và vi sinh vật.
- Tốc độ phụ thuộc vào: nhiệt độ, độ ẩm và VSV, nó xảy ra thuận lợi nhất trong ĐK
nhiệt độ = 25*C, độ ẩm: 60- 70%, môi trường VSV háo khí.
* Quá trình mùn hoá: là quá trình tổng hợp các SP phân giải chất hữu cơ tạo thành các
phân tử mùn.
- Bản chất: tổng hợp các SP phân giải.

- Kết quả: cho các hợp chất mùn.
- Vai trò: mùn là h/c hữu cơ, là dạng dinh dưỡng dự trữ chứa nhiều nguyên tố dinh
dưỡng.

11


- Tốc độ phụ thuộc vào: nhiệt độ, độ ẩm và VSV, xảy ra thuận lợi trong ĐK: t* = 20*C,
độ ẩm: 60- 70% trong môi trường điều hoà chế độ nước, khí, nhiệt.
=> Quá trình khoáng hoá và quá trình mùn hoá xảy ra quá mạnh hoặc quá yếu ko có lợi
cho cây trồng. Vì vậy để 2 quá trình này diễn ra cân bằng bằng cách tác động vào làm
thay đổi độ ẩm đất, thay đổi tính thông khí của đất và thuận lợi cho hoạt động của VSV.
- Quá trình biến đổi chất hữu cơ là quá trình lọc phức tạp có sự tham gia của VSV và các
SP hữu cơ.
* Các biện pháp duy trì và nâng cao chất hữu cơ
- Biện pháp sinh học:
+ Đối với cây trồng: thực hiện công tác luân xen canh hợp lí, tăng vụ, vận dụng
các SP phụ kết hợp với cây họ đậu và các cây khác.
+ Trồng rừng phủ xanh đất trống đồi núi trọc.
- Biện pháp bón phân: Đây là nguồn bổ sung thường xuyên chất hữu cơ cho đất và hiệu
quả nhất. Tăng cường số lượng bằng cách tận dụng tất cả các nguồn phân: phân chuồng,
phân bắc, phân xanh, phân vi sinh, bùn ao….
Để nâng cao chất lượng phân cần ủ phân và chế biến phân thật tốt.
- Biện pháp bón vôi: Cải tạo độ chua cho đất, bón vôi còn có tác dụng giữ mùn, cải thiện
kết cấu đất và cung cấp thêm canxi.
- Một số biện pháp khác: BP thuỷ lợi, BP làm đất góp phần cải tạo chế độ nước, khí,
nhiệt và tăng cường quá trình mùn hoá.
Câu 6: Trình bày khái niệm hạt cơ giới, cấp hạt cơ giới và thành phần cơ giới.
Trình bày khái niệm và ý nghĩa của kết cấu đất. Nêu những biện pháp nhằm duy
trì và cải thiện kết cấu đất.

* Khái niệm hạt cơ giới: phần tử cơ giới là những hạt cơ giới có kích thước khác nhau,
bản chất khác nhau đc sinh ra trong quá trình hình thành đất.
- Cấp hạt cơ giới: là những hạt có phạm vi cùng kích thước.

* KN Thành phần cơ giới: là tỉ lệ tương đối giữa các phần tử cơ giới có kích thước
khác nhau.
- Phân loại thành phần cơ giới: căn cứ vào kích thước các hạt cơ giới chia thành 5 loại:
+ Đá vụn và đá cuội: đường kính các hạt từ 1-3mm

12


+ Cát: đường kính 0,05-1mm: đất rời rạc, thông khí, thoát nước nhanh, giữ nước
và dinh dưỡng kém.
+ Thịt: đường kính 0,001-0,05mm; mang đặc tính trung gian giữa cát và sét.
+ Sét: đường kính <0,001
+ Keo: đường kính <0,0001
-> Thấm nước kém, bí khí, hiếm khí, khả năng giữ nước và chất dinh dưỡng nước và
chất dinh dưỡng cao nhưng khó lấy được, tính dính, dẻo cao; tính trương, co lớn
- Trong thực tế để tiện cho việc SD người ta gộp thành 2 cấp đó là:
+ Hạt cát vật lí <= 0,01mm.
+ Hạt sét vật lí > 0,01mm.
* Tính chất đất có thành phần cơ giới khác nhau: có 3 loại đất: đất cát, đất sét, đất
thịt
Đất cát (TP cơ giới nhẹ)

Đất sét (TP cơ giới nặng)

Đất thịt (TP cơ giới TB)


- Cát vật lí: 80-100%

- Sét vật lí: >50%

- Sét vật lí: 20-50%

- Các loại: cát dồi (95- - Gồm: sét nhẹ (50-65%), - Gồm: thịt nhẹ (20-30%),
100%), cát dính (90- sét TB (65-80%), sét thịt TB (30-40%), thịt
95%), cát pha (80-90%).
nặng (80-100%).
nặng (40-50%).
- Tính chất: đặc trưng tính - Tính chất: đặc trưng tính - Tính chất: trung gian
chất của các hạt cát vật lí: chất của các hạt sét vật lí. giữa cát vật lí và sét vật lí.
+ Thấm nước nhanh, giữ + Thấm nước chậm, giữ + Thấm nước tốt, giữ
nước kém làm cho đất được nước->thừa nước- nước tốt.
khô hạn.
>úng lầy.
+ Thoáng khí

+ Đất bí khí, quá trình
OXH-khử xảy ra mạnh

+ Nhiệt độ thay đổi nhanh + Nhiệt độ thay đổi chậm

+ Quá trình khoáng hoá
xảy ra mạnh hơn quá
trình mùn hoá, hấp thụ
kém, dễ bị rửa trôi, nghèo
dinh dưỡng.


+ Bị hấp thụ mạnh, quá
trình mùn hoá xảy ra
nhanh hơn quá trình
khoáng hoá->các chất dễ
tiêu ít

13

+ Nhiệt độ thay đổi TB,
điều hoà chế độ nước,
khí, nhiệt
+ Quá trình khoáng hoá
và quá trình mùn hoá xảy
ra tương đối cân bằng>dinh dưỡng đảm bảo.


* KN Kết cấu đất: là tập hợp các hạt kết có hình dạng, kích thước và độ bền trong nước
khác nhau.
- Các hạt cơ giới liên kết với nhau tạo thành hạt liên kết cấp 1, các hạt liên kết cấp 1 liên
kết với nhau tạo thành hạt liên kết cấp 2 và tương tự như vậy hình thành hạt liên kết cấp
3, cấp 4….
* ý nghĩa của kết cấu đất:
- Là phương tiện để điều tiết chế độ nước, khí, nhiệt trong đất.
- Đất có kết cấu tốt thường có 1 số đặc tính sau:
+ Tốc độ thấm nước TB tạo ĐK đất vừa có nước, vừa có không khí đảm bảo cho
quá trình oxi hoá.
+ Không khí đc lưu thông đảm bảo cho VSV háo khí hoạt động tăng cường quá
trình khoáng hoá và quá trình mùn hoá.
+ Đất tơi xốp thích hợp với nhiều loại cây trồng.
+ Đất có kết cấu sẽ hạn chế đc hiện tượng rửa trôi, xói mòn.

* Nguyên nhân phá vỡ kết cấu đất
- Các biện pháp cơ giới: do sự tác động của các công cụ làm đất: cày, bừa làm cho đất bị
phá vỡ các hạt kết, làm đất mất kết cấu trong điều kiện đất quá khô hoặc quá ướt.
- Nguyên nhân lí- hoá: do phản ứng hoá học xảy ra tạo thành những chất kém bền vững,
rửa trôi làm mất mùn, mất chất kết dính và mất chất kết cấu đất.
- Nếu bón phân vô cơ nhiều mùn mà kết hợp với bón phân hữu cơ thì rất dễ làm cho đất
bị chai cứng-> kết cấu đất xấu.
- Sinh học: đất không được che phủ, VSV phân giải hữu cơ mạnh làm mất mùn, mất keo
hữu cơ và phá huỷ kết cấu đất.
* Biện pháp nhằm duy trì và cải thiện kết cấu đất:
- Làm đất đúng kĩ thuật và độ ẩm vừa phải từ 40- 70%.
- Tăng chất hữu cơ bằng cách bón phân hữu cơ phủ xanh đất trống, đồi núi trọc, khai
thác rừng hợp lí, luân xen canh cây trồng, chống du canh, du cưu, vận động định canh
định cư. Bón phân hữu cơ kết hợp với phân vô cơ, tận dụng những sản phẩm hữu cơ phụ.

14


Câu 7: Phân tích vai trò của chế độ nước, chế độ không khí và chế độ nhiệt trong
đất. Các biện pháp tổng hợp để điều tiết chế độ nước, khí, nhiệt.
* Nước trong đất:
- Nước trong đất gồm 3 thể: rắn, lỏng, khí. Nước là 1 trong những chỉ tiêu để đánh giá độ
phì của đất, ảnh hưởng lớn đến quá trình phong hoá đá và hình thành nên các loại đất có
tính chất khác nhau.
- Vai trò:
+ Nước hoà tan các chất dinh dưỡng nên nó khởi đầu cho sự PT của thực vật và là
khởi đầu cho quá trình hình thành đất.
+ Nước có vai trò rất đặc biệt nhất là ở những vùng khô hạn, khi có nước đầy đủ
thì hiệu lực của phân khoáng và các loại phân hữu cơ vốn có.


* Khí trong đất: các chất khí trong đất rất cần thiết cho các sinh vật sống trong đất và
quá trình sinh học. Trong các chất khí có trong đất quan trọng hơn cả là oxi và CO2, nó
có tác động nhiều mặt đến tính chất của đất làm ảnh hưởng trực tiếp hoặc gián tiếp đến
năng suất cây trồng.
- Vai trò của oxi:
+ Tác động trực tiếp đến VSV và động vật trong đất.
+ Đất thoáng khí làm rễ cây PT thuận lợi, lấy nước và thức ăn dễ dàng.
+ ảnh hưởng đến điện thế OXH- khử.
+ Nếu thiếu oxi quá trình hiếm khí PT mạnh sinh ra các chất độc trong đất.
- Vai trò của CO2:
+ Trong quá trình quang hợp cây hút CO2 từ không khí, đất.
+ CO2 tham gia vào các phản ứng hoá học trong đất nhất là các PƯ hoà tan góp
phần tăng cường thức ăn cho cây.
+ Không khí trong đất đc chứa ở các khe hở không chứa nước
* Nhiệt trong đất:
- Chế độ nhiệt rất quan trọng đối với quá trình hình thành và phát triển của đất, nó liên
quan chặt chẽ đến quá trình lí, hoá, sinh học trong đất.

15


- Nhiệt độ ảnh hưởng trực tiếp đến đới sống của thức vật và tạo ra những điều kiện thuận
lợi để VSV phát triển.
* Các biện pháp tổng hợp để điều tiết chế độ nứơc, khí, nhiệt:
- BP điều tiết nước: Bao gồm tổng hợp các BP nhằm tạo ĐK cung cấp nước thoả mãn
nhu cầu cây trồng.
+ Làm thay đổi” thu, chi” nước trong đất sẽ ảnh hưởng đến tổng lượng dự trữ nước và
lượng nước hữu hiệu của nước. Để điều tiết nước có thể áp dụng 1 số BP sau:
• Làm thuỷ lợi: VD: tiêu nc cho đất lầy, đất úng hay tưới nước cho đất khô. Đây là
BP vừa nhanh, vừa triệt để. Tuy nhiên đòi hỏi sự đầu tư ban đầu để XD hệ thống kênh

mương
• Các BP tăng khả năng giữ đất: giảm lượng nước tiêu hao vô dụng bao gồm: cải
tạo kết cấu đất, che phủ đất chống bốc hơi nước bằng các vật liệu khác nhau hay thảm
cây trồng, gieo đúng thời vụ, chăm sóc cây như: làm cỏ, xới xáo…
=> Điều hoà nước trong đất là tổng hợp các BP canh tác, thuỷ lợi, trồng rừng và bảo vệ
rừng…
- BP điều tiết không khí:
+ Tăng cường cải thiện kết cấu đất làm tăng độ hổng mao quản làm tăng độ sâu
bằng cách cày sâu kết hợp với bón nhiều phân hữu cơ hoặc trả lại phế phụ phẩm nhiều
nhất cho đất.
+ Tăng độ thoáng khí bằng cách lên luống, làm cỏ, sục bùn, xới xáo.
+ Xếp ải là biện pháp rất tốt để cải thiện thành phần thông khí của đất, làm tăng
hàm lượng các hợp chất OXH, giảm chất khử, chất độc. Đối với những chân ruộng trũng
ko có ĐK phơi ải thì nên làm dầm sau đó bừa kĩ.
- Bp điều hoà nhiệt trong đất:
+ BP kĩ thuật:
• Làm đất: tuỳ theo từng vùng đất, từng mùa mà điều chỉnh mức độ cày sâu hay
nông khác nhau.
• Nén đất cũng là BP giữ nhiệt tốt cho đất.
• Lên luống: làm tăng sự ghồ ghề cho mặt đất dẫn đến tăng bức xạ nhiệt.
• Che phủ đất: làm thay đổi khả năng phản xạ và phóng nhiệt của đất
+ BP cải tạo:

16


• Tưới nước: làm giảm xuất phản xạ đáng kể, làm tăng tính dẫn nhiệt sau đó nhiệt
độ trong đất đều nhau giữa các tầng và các vị trí đất được tưới nước.
• Trồng rừng
• Bón phân: nhất là phân hưũ cơ có tác dụng làm thay đổi nhiệt độ.

+ Các BP điều hoà khí hậu: các tác động của con người có thể làm thay đổi khí hậu.

Câu 8: Khả năng hấp phụ của đất. Thế nào là cường độ trao đổi cation, cường độ
hấp phụ anion, độ no bazơ? ý nghĩa của cường độ trao đổi cation
* Khả năng hấp phụ của đất:
- KN: là đặc tính của đất có khả năng hút đước các chất rắn, lỏng, khí hoặc làm tăng
nồng độ các chất đó trên bề mặt keo.
- Nguyên nhân: do keo đất có khả năng hấp phụ vì nhờ có keo đất mang điện nên có khả
năng hút được những hạt hợp chất có điện tích trái dấu. Keo đất có khả năng lượng bề
mặt mà keo đất có xu hướng hút bám về mình những hạt vật chất khác nhau,
- Cường độ trao đổi cation trong đất: dung tích hấp phụ của đất là tổng số cation hấp phụ
( kể cả ion kiềm vàion hấp phụ) được đất giữ ở trạng thái trao đổi trong 100g đất.
Công thức: T= S + H
S: tổng số cation kiềm hấp phụ trong 100g đất.
H: tổng số H+ hấp phụ trong 100g đất.
T: dung tích hấp phụ( lđl/ 100g đất).
- Sự hấp phụ anion: xảy ra trong trường hợp keo mang điện dương. Sự hấp phụ anion
phụ thuộc vào các yếu tố: đặc điểm của anion, tỉ lệ SiO2/ R2O3 và phản ứng MT đất.
- Độ no bazơ: là tỉ lệ phần trăm các cation kiềm, kiềm thổ chiếm trong tổng số cation hấp
phụ.
* ý nghĩa của cường độ trao đổi cation
- Nhờ tính chất của hấp phụ trao đổi mà nó có tác dụng điều tiết được chế độ dinh dưỡng
của đất nghĩa là khi chế độ dung dịch của đất cao thì keo đất hấp thụ giữ được caca chất
dinh duỡng cho đất, hạn chế rửa trôi, xói mòn. Khi nồng độ dinh dưỡng trong đất giảm
xuống thì keo đất lại trả chất dinh dưỡng cho cây trồng SD, nâng cao hiệu quả bón phân
và SD dinh dưỡng.

17



KĐ] (Ca2+, K+) + NH4Cl => KĐ] (NH4+, NH4+) + (CaCl2, KCl).
- Dung tích trao đổi cation phụ thuộc thành phần keo, thành phần cơ giới, tỉ lệ SiO2/
R2O3 và pH.
+ Keo humic( mùn) T= 350( lđl/ 100g đất).
+ Keo mô: ôrilonit T= 80- 150( lđl/ 100g đất).
+ Keo kaolinit T= 5- 15( lđl/100g đất).
+ Keo Fe(OH)3, Al(OH)3 có T rất nhỏ.
-> Đất càng nhiều mùn và nhiều montmorilonit thì T càng lớn, thnàh phần cơ giới đất
càng nặng thì T càng lớn.
Các cấp hạt( mm)

T( lđl/100g đất)

0,25- 0,05

0,3

0,005- 0,001

15,0

0,001- 0,0025

37,2

< 0,0025

69,9

- Tỉ lệ SiO2/ R2O3 càng lớn thì T càng lớn

Tỉ lệ SiO2/ R2O3

T( lđl/100g đất)

3,18

70,0

2,68

42,6

1,98

21,5

1,40

7,7

0,42

2,1

- độ pH càng lớn thì T càng lớn
Keo

Kaolinit

pH


2,5- 6,0

7,0

2,5- 6,0

7,0

4

10

95

100

T( lđl/ 100g đất)

Montmorinonit

18


- T của 1 số loại đất VN:
Loại đất

T( lđl/ 100g đất)

Đất đỏ nâu pt trên đá bazan


8- 10

Đất đỏ vàng pt trên đá phiến sét

7-8

Đất đỏ vàng pt trên đá vôi

6-8

Đất phèn

10-12

Đất bạc màu

4-6

Đất phù sa sông Hồng

10-13

Câu 9: Trình bày KN phản ứng chua của đất . KN và đặc điểm của các độ chua
* Khỏi niệm phản ứng chua
- Tính chua của đất: thể hiện phản ứng của dung dịch đất. Trong đất có thể xảy ra 3 phản
ứng:
+ PƯ dung dịch đất chua: [H+] > [OH-]
+ PƯ dung dịch đất trung tính: [H+] = [OH-]
+ PƯ dung dịch đất kiềm: [H+] < [OH-]

- Đất chua là đất có PƯ chua hay nồng độ H+ > nồng độ OH-. Đất chua là đất có tính
axit.
* Nguyên nhân gây chua: do [H+], có ion Al3+ có thể gây chua gián tiếp qua quá trình
thuỷ hoá.
* Các loại độ chua:
- Độ chua hoạt tính: đựơc xác định bởi ion H+ nằm trong dung dịch đất, chúng rất linh
động, dễ thay đổi và ảnh hưởng trực tiếp đến sinh vật đất. Nồng độ ion H+ càng cao thì
đất càng chua.

19


- Đặc điểm:
+ Độ chua hoạt tính được SD trong việc bố trí cây trồng phù hợp với vùng đất
canh tác hoặc xác định sự cần thiết phải bón vôi, cải tạo độ chua của đất cho phù hợp với
đặc tính cây trồng.
+ Khi đất chua nhiều, trong đất chứa axit vô cơ( H2SO4 trong đất phèn), đất
nhiều kiềm thì trong đất chứa nhiều Na2CO3 hoặc NaHCO3.
+ Để xác định dùng nước cất lắc với đất rồi dùng pH thử.

- Độ chua tiềm tàng gồm: độ chua trao đổi và độ chua thuỷ phân
+ Độ chua trao đổi: là loại độ chua đc XĐ bởi ion H+ và ion Al3+ bám trên bề
mặt keo đất nhưng nằm phía ngoài cùng và chúng được đẩy ra ngoài dung dịch đất bằng
muối trung tính.
[KĐ] + 4KCl  [KĐ]4K+ + HCl + AlCl3
Muối Al thuỷ phân tạo ra axit theo phương trình:
AlCl3 + 3H2O -> Al(OH)3 + 3 HCl.
+ Độ chua thuỷ phân: được xác định bởi H+ và Al3+ bám trên mặt đất như bị đẩy
ra khỏi dung dịch đất bằng muối thuỷ phân. Dung dịch NaCH3COO bị thuỷ phân
NaCH3COO + H2O -> CH3COOH + NaOH.

CH3COOH là axit yếu phân li + NaOH phân li hoàn toàn-> Na+ và OH- -> dung dịch có
phản ứng kiềm yếu. Đây là điều kiện để Na+ đẩy H+ và Al3+ trên keo đât vào dung dịch
theo sơ đồ:
[KĐ] + 4 NaCH3COO -> [KĐ]4Na+ + CH3COOH + Al(CH3COO)3 (1)
Al( CH3COO)3 + 3 H2O => Al( OH)3 + 3 CH3COOH

(2)

=> (1),(2) cho thấy H+ và Al3+ trong đất khi đẩy vào keo đất đã tạo ra CH3COOH trong
dịch lọc. Dùng dung dịch NaOH tiêu chuẩn chuẩn độ lượng CH3COOH trong dịch lọc
thì ta xác định được độ chua thuỷ phân của đất.
-> Độ chua thuỷ phân là độ chua lớn nhất vì nó bao gồm cả H+( độ chua hoạt tính), ion
H+ và Al3+ ( độ chua trao đổi) và cả H+, Al3+ hút bám trên bề mặt keo.

20


Câu 10: KN và các dạng độ phì nhiêu đất? Phân tích các BP nhằm nâng cao độ phì
nhiêu cho đất.
* KN: Độ phì của đất là khả năng của đất đảm bảo những điều kiện thích hợp cho cây
trồng đạt năng suất cao và ổn định.
* Các dạng độ phì nhiêu đất:
- Độ phì tự nhiên: xuất hiện từ khi bắt đầu được hình thành dưới các yếu tố tự nhiên ( 5
yếu tố hình thành đất).
- Độ phì hữu hiệu: là 1 phần tử của độ phì tự nhiên bao gồm các chất dinh dưỡng ở dạng
dễ tiêu mà cây trồng có thể SD trực tiếp để tạo ra SP.
- Độ phì tiềm tàng: là dạng độ phì còn tiềm ẩn chưa thể hiện được bao gồm các chất dinh
dưỡng ở dạng khó tan, khó tiêu mà cây trồng chưa SD hết được.
- Độ phì nhân tạo: là độ phì do con người tạo ra hoặc con người có thể khai thác độ phì
tiềm tàng thành độ phì hữu hiệu.

- Độ phì kinh tế: được đánh giá bằng hiệu quả kinh tế của cây trồng trên đất đó.
* Các BP nhằm nâng cao độ phì cho đất:
- Thuỷ nông: tưới cho đất hạn, tiêu cho đất úng, rửa cho đất mặn. Nếu tưới đúng không
những giúp cây trồng sinh trưởng, PT tốt, cho năng suất cao mà còn có tác dụng cải thiện
độ phì cho đất. Tưới không đúng làm rửa trôi, bạc màu.
+ Tiêu cho đất úng: cải thiện chế độ nước, OXH- khử, PT quá trình khoáng hoá
chất hữu cơ.
- Bón phân: cung cấp dinh dưỡng cho cây trồng, tăng độ phì nhiêu, cần bón các phân vô
cơ và hữu cơ, nên kết hợp bón phân với vôi để tăng hiệu quả phân đồng thời cải thiện
tính chất của đất.
+ Chế độ bón phân thích hợp được xây dựng trên cơ sở nhu cầu dinh dưỡng cây
trồng và tính chất đất. Cần điều chỉnh liều lượng, loại phân và cách bón phân với loại đất
khác nhau.
- Làm đất tối thiểu: tạo cho đất 1 trạng thái vật lí thích hợp, điều hoà chế độ nước, không
khí và dinh dưõng đối với cây trồng. Làm đất ko đúng cách dẫn đến mất kết cấu đất.
Làm đất trên cơ sở nghiên cứu các yính chất vật lí của đất, nghiên cứu yêu cầu về đất của
cây trồng để đề ra cách làm đất sao cho vừa đủ, hợp lí.
- BP canh tác cải tạo đất:

21


+ ảnh hưởng đến độ phì nhiêu: nếu canh tác không đúng năng suất cây trông ko
cao, kém ổn định -> đất thoái hoá. Vì vậy phải xây dựng 1 cơ cấu cây trồng, 1 hệ thống
luân canh hợp lí để đạt được 2 mục tiêu: tăng tổng sản lượng và tăng chất lượng giữ
vững độ phì nhiêu.
 Tăng độ phì nhiêu là biện pháp thích hợp, cần phân tích toàn diện tính chất
đất, điều kiện tự nhiên, KT- XH mới có thể đạt đc hiệu quả cao.

Câu 11: Trình bày khái niệm, mục đích và yêu cầu của công tác phân loại đất?

Trình bày cách phân loại theo Soil và theo FAO- UNESCO.
* Khái niệm: Phân loại đất là dựa vào nguồn gốc phát sinh và các tính chất quan trọng
khác để tập hợp, sắp xếp hệ thống hoá và đặt tên cho đất theo những thứ bậc nhất định.
* Mục đích:
- Giúp cho các nhà nghiên cứu có ĐK thuận lợi để các nhà nghên cứu chuyên sâu về
từng loại đất với nhữngđặc trưng khác nhau, từ đó tìm ra những ưu, nhựợc điểm để có
hướng SD, bảo vệ và quản lí đất hiệu quả, lâu dài.
- Phân loại đất là cơ sở cho việc đánh giá, định giá đất, quy hoạch SD đất.
* Yêu cầu: Cần phải xác định được các cơ sở khoa học làm căn cứ đúng đắn cho việc
phân loại đất. Việc xác định tên đất 1 cách có hệ thống và đảm bảo tính khoa học, chính
xác nhưng dễ hiểu, dễ SD, phù hợp với tập quán tưùng địa phương, từng cấp quản lí.
* Cách phân loại đất:
- Theo phát sinh Nga (Liên Xô cũ): Lớp-> lớp phụ ->loại -> loại phụ ->chủng -> chủng
phụ -> bậc -> bậc phụ
- Theo Soil Taxonomy (Mỹ): theo quan điểm lượng định lượng tính chất các tầng phát
sinh theo dấu hiệu đặc trưng xác định tên của tầng phát sinh theo các chỉ tiêu tính chất và
hình thái: Lớp -> lớp phụ -> nhóm -> nhóm phụ -> họ -> kiểu (loại)
- Theo FAO- UNESCO:
Nhóm -> Đơn vị -> Đơn vị phụ
( Chia ở mức độ tổng quát, gọn, ứng dụng rộng rãi).

22


Câu 12: Trình bày phương pháp phân loại đất theo sinh học, p2 phân loại đất theo
FAO- UNESCO được ứng dụng tại VN? Ưu nhược điểm của từng p2
* Phân loại đất theo sinh học
- Cơ sở của phương pháp: dựa vào nguồn gốc hình thành, các yếu tố hình thành và các
quá trình hình thành
- Hệ thống phân loại được chia làm 5 cấp:

Nhóm-> Loại-> Loại phụ-> Chủng-> Chủng phụ.
+ Nhóm: là những loại đất có cùng yếu tố hình thành và quá trình hình thành đất
chính. VD: bồi tụ -> đát phù sa
+ Loại: được tách ra trong nhóm dựa vào đá mẹ và thực vật.
VD: Đất phù sa—trung tính ít chua và mùn.
+ Loại phụ: đựoc tách ra từ loại theo sự khác nhau về độ dày từng đất, tỉ lệ kết
von và đá lẫn.
+ Chủng: được tách ra từ loại phụ # nhau về lượng mùn, mức độ xói mòn, mức độ
Glây.
+ Chủng phụ: Khác nhau về thành phần cơ giới, độ chua, độ dốc, độ ẩm. Nếu theo
5 cấp đất VN chia làm 14 nhóm, 64 loại.
* Phân loại đất theo FAO- UNESCO
- Cơ sở của phương pháp: kế thừa kết quả phân loại đất theo nguồn gốc phát sinh kết hợp
với phương pháp định lượng.
- Cơ sở của phân loại đất theo định lượng: đất đc xác định, sắp xếp trên cơ sở định lượng
tầng phát sinh, định lượng tính chất hiện tại của đất, hình thành các hệ thống chỉ tiêu
trong các cấp phân loại.
- Hệ thống đơn vị phân loại: Nhóm -> đơn vị -> đơn vị phụ( ngoài ra còn có biến chủng).
+ Nhóm: bao gồm đất có cùng nguồn gốc phát sinh và quá trình hình thành đất
chính.
+ Đơn vị đất: tương đương với loại được tách ra trong nhóm theo sự khác nhua về
đặc điểm của tầng phát sinh.
+ Đơn vị phụ: được tách ra trong đơn vị theo sự khác nhau của mứuc độ Glây, xói
mòn, sự xuất hiện kết von.
+ Ngoài ra còn có đất biến chủng được phân theo thành phần cơ giới.

23


- Bảng hệ thống phân loại đất ở VN theo FAO- UNESCO; gồm 19 nhóm và 54 đơn vị

đất đai. Trong đó tên nhóm đất và đơn vị đất được dịch thuật theo tên chung quốc tế.
* Ưu điểm, nhược điểm p2 phân loại sinh học
- Ưu điểm:
+ Giải thích được sự hình thành chiều hướngbiến đổi, chiều hướng phát triển tính
chất đất.
+ Việc đặt tên đất gắn liền với các yếu tố hình thành đất và quá trình hình thành
đất nên dễ nhận và dễ SD.
- Nhược điểm:
+ Không thể hiện đầy đủ tính chất hiện tại của đất nhất là vùng đất chịu ảnh
hưởng mạnh mẽ của con người.
+ Tính chất của đất không liên quan chặt chẽ đến yếu tố hình thành đất.
* Ưu điểm và nhược điểm của p2 FAO- UNESCO
- Ưu điểm:
+ Phân loại đất VN đc đưa vào hệ thống phân loại chung của thế giới nhưng vẫn
phản ánh được đặc điểm đất đai ở VN.
+ Tạo ĐK thuận lợi cho việc SD các thông tin về đất của các nhà nghiên cứu khoa
học trong và ngoài nước.
+ P2 này phản ánh đúng tình trạng tính chất hiện tại của đất, góp phần cho việc
SD, bảo vệ, cải tạo đất thuận lợi.
- Nhựơc điểm: khó nhớ.
Câu 13: Trình bày diện tích, sự phân bố; tính chất chung; hướng SD và cải tạo của
nhóm đất cát biển, nhóm đất xám.
* Đất cát biển (Arenosols);
- Diện tích: 533.434 ha
- Phân bố: tập trung ở các tỉnh Nghệ An, Quảng Bình, Ninh Thuận, Hải Phòng, Thái
Bình…
- Tính chất chung:
+ Tính chất vật lí: TP cơ giới nhẹ, kết cấu rời rạc, thấm nước nhanh, giữ nước
kém, đất thường bị khô hạn.


24


+ Tính chất hoá học: hấp phụ kém, đât ko chua, tích luỹ nhiều kali, tính đệm thấp
do ít mùn, ít keo, tính OXH cao.
+ Tính chất sinh học: quá trình khaóng hoá xảy ra mạnh hơn so với quá trình mùn
hoá.
+ Chất hữu cơ phân giải nhanh tạo thành chất dinh dưỡng dễ tiêu, dễ bị rửa trôi,
đất nghèo dinh dưỡng => Là loại đất có độ phì nhiêu thấp.
- Hướng SD và cải tạo:
+ đối với nơi có ĐK địa hình bằng phẳng, có ĐK thuỷ lợi thì có thể trồng lúa
nước hoặc rau màu: đậu, khoai, đỗ…
+ Trồng cây phi lao để chắn gió, chắn cát bảo vệ vùng đất bên trong.
+ Kết hợp trồng cây bảo vệ môi trường sinh thái và trồng cây hàng năm
+ Có thể khoanh vùng để XD vùng du lịch
- Cải tạo: bón phân cân đối đặc biệt là phân hữu cơ, bón ít một, bón sâu và đảm bảo đủ
độ ẩm.
* Đất xám (Acrisols):
- Diện tích: 19.970.642 ha.
- Phân bố: rộng khắp các vùng trung du và miền núi.
- Tính chất chung:
+ Lí học: có tầng canh tác mỏng, đất có màu xám trắng, thành phần cơ giới nhẹ,
kết cấu kém, đất thường bị khô hạn, chế độ nuớc, khí, nhiệt dễ điều hoà.
+ Tính chất hoá học: nghèo mùn( <1%), nghèo dinh dưỡng, dung tích hấp phụ và
độ no bazơ thấp, đất chua, pH = 3 -> 4,5, nhiều nơi có kết von tròn và kết von tổ ong.
=> Đất xám là 1 trong những nhóm đất có diện tích lớn nhất, phân bố rộng nhất, đất hình
thành trên nhiều loại đá mẹ khác nhau nên tạo ra nhiều đơn vị đất khác nhau. Nhìn chung
đây là nhóm đất xấu có độ phì tiềm tàng và hưũ hiệu thấp, chua, nghèo dinh dưỡng, đất
đang bị thoái hoá nhanh. Vì vậy trong quá trình SD phải có biện pháp bảo vệ và cải tạo
đất.

- Cải tạo:
+ Hoàn thiện BP nông lâm kết hợp. đây là p2 hiệu quả cho kinh tế cao, vừa kết
hợp đất đai và môi trường, là 1 trong những biện pháp khá rộng rãi.
+ Những nơi tầng dưới có thành phần cơ giới nặng phải cày sâu dần kết hợp với
bón phân hữu cơ.
+ Bón vôi cho đất nhằm cải tạo độ chua, nên bón ít và tốt nhất là bón kết hợp với
phân hữu cơ.
+ Bón phân vô cơ để bồi dưỡng đất, mỗi lần bón nên bón it 1, vùi sâu xuống và
bón nhiều lần.
+ BP thuỷ lợi là rất cần thiết nhằm tưới tiêu hợp lí, dẫn phù sa vào ruộng, tránh
tưới nước tràn bờ, XD hệ thống mương bờ trên đất dốc để hạn chế xói mòn, rửa trôi đất.

25


×