Tải bản đầy đủ (.docx) (11 trang)

Xác định những khó khăn thường gặp phải khi viết bài luận và giải pháp khắc phục

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (117.68 KB, 11 trang )

Mục lục
Trang

Mở đầu
Trong nền kinh tế trí thức hiện đại, mỗi sinh viên trong quá trình học tập đều
gắn tri thức tiếp thu của mình với những bài luận nhằm thực hiện quan điểm riêng
của mình về một vấn đề nào đó. Có thể nói bài luận đã trở thành một bộ phận quan
trọng của nền giáo dục chính thống, đặc biệt tại nhiều trường đại học bài luận được
coi là kỹ năng mềm quyết định các kì thi kết thúc. Và trường Đại học Luật Hà Nội
của chúng ta là một ví dụ rất điển hình về việc dùng các bài luận để đánh giá kết
quả. Tuy nhiên, để viết một bài luận hoàn chỉnh không phải là đơn giản, dễ dàng
trong khi người viết vẫn thường gặp phải những khó khăn nhất định và cần được
giải quyết khắc phục.
Nhận thức rõ được điều đó nên em xin được đi sâu về đề tài: “Xác định
những khó khăn thường gặp phải khi viết bài luận và giải pháp khắc phục” nhằm
1


đưa tới một số khó khăn và giải pháp cụ thể để có thể xây dựng một bài luận hoàn
chỉnh.

2


Nội dung vấn đề
I. Khái niệm bài luận
Bài luận là một bài viết dựa trên quan điểm cá nhân, mang tính chủ quan của
người viết. Các bài luận có nhiều hình thức và có thể gồm một số yếu tố bao gồm:
bài tập cá nhân, các bài phân tích chứng minh, phê bình văn học, tuyên ngôn chính
trị, các lập luận được học, các bài quan sát đời sống hàng ngày hay đơn giản chỉ là
những kỉ niệm suy tư của người viết…


Một bài luận hay phải có hình thức mạch lạc, tức là phải có đầy đủ bố cục ba
phần: phần mở đầu, phần nội dùng và phần kết luận, nội dung bài luận phải rõ ràng,
mạch lác, viết đúng ngữ pháp, từ đó tạo cảm giác hứng thú cho người đọc.
II. Những khó khăn thường gặp khi viết bài luận
Hiện nay, đa phần sinh viên gặp rất nhiều vướng mắc khi viết bài luận nhưng
chủ yếu thường gặp những khó khăn sau:
1. Việc tìm tài liệu
Khó khăn đầu tiên mà phần lớn mọi người đều gặp phải trong quá trình viết
bài luận là vấn đề tìm kiếm tài liệu. Nói như vậy không đơn giản chỉ là việc không
tìm được tài liệu mà còn là không biết xử lý tài liệu tìm được như thế nào.
Xét về khía cạnh thứ nhất, làm một bài luận chắc chắn phải tìm kiếm thông
tin, mà thông tin chắc chắn phải từ nhiều nguồn khác nhau, chứ không chỉ ở sách
vở hay internet. Chúng ta có thể lấy thông tin từ thực tiễn cuộc sống bằng cách lập
một bảng câu hỏi khảo sát hay phỏng vấn, mô phỏng thực nghiệm. Đó cũng là
những phương pháp thu thập tài liệu đem lại hiệu quả và sức thuyết phục cao cho
bài luận trong thời đại ngày nay. Tuy nhiên phương pháp này dễ gặp phải một khó
khăn, đó là thông tin đem lại có thể không chính xác do hệ thống câu hỏi khảo sát
chưa hợp lí, phỏng vấn thiếu mềm dẻo, dẫn đến kết quả sai lệch, thậm chí có thể
kéo theo sai lầm về quan điểm của bài viết.

3


Khía cạnh thứ hai là xuất phát từ đặc điểm của nguồn tài liệu trên internet
dẫn đến khó khăn trong xử lý thông tin. Internet là mạng toàn cầu được hình thành
từ các mạng nhỏ hơn, liên kết hàng triệu máy tính trên thế giới thông qua cơ sở hạ
tầng viễn thông. Vì vậy nguồn thông tin trên internet vô cùng phong phú nhưng độ
chính xác lại không dược đảm bảo do tồn tại rất nhiều website không uy tín. Chính
vì điều này mà sinh viên không biết cách tìm kiếm và tham khảo tài liệu nên dẫn
đến việc bài luận trở nên nhiều sai sót và nhầm đề tài.

2. Không đọc kĩ, phân tích kĩ đề dẫn tới lạc đề
Trong quá trình viết một bài luận, việc đọc và phân tích chưa kĩ đề là một
trong những hạn chế lớn mà người viết hay gặp phải dẫn tới hậu quả là chất lượng
bài viết không tốt.
Khó khăn này là khó khăn phổ biến nhất, rất nhiều người mắc phải. Bởi lẽ
khi chúng ta tiến hành làm bài luận về một vấn đề nào đó, ta sẽ gặp phải những vấn
đề khác có tính chất tương đồng hoặc có nội dung liên quan. Người viết nếu không
đọc kĩ đề hoặc phân tích sai hướng thì sẽ dẫn đến tình trạng viết lan man, sa vào
những nội dung không trọng tâm, không làm rõ được nội dung cần nhấn mạnh dẫn
tới hiệu quả kém.
Đối với một bài luận, để người đọc hay người nghe nắm được vấn đề mà
mình đề cập tới thì trước hết những luận điểm nêu ra cần rõ ràng, mạch lạc, dẫn
chứng và nội dung trong đó cần cụ thể. Nếu như người viết đã bị mắc vào lỗi này
thì dĩ nhiên trọng tâm của bài sẽ không được nhấn mạnh, người đọc người nghe sẽ
không nắm được được đúng nội dung cần nghe. Cho dù luận điểm bị sai lệch đó có
được triển khai một cách mạch lạc hấp dẫn đi chăng nữa thì bài luận đó cũng không
được đánh giá cao.
Ví dụ như khi làm đề tài: “Trình bày nguồn gốc xã hội của ý thức” trong
môn Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác – Lê-nin, như ta biết thì ý thức

4


ngoài nguồn gốc xã hội còn có nguông gốc tự nhiên. Chính vì thế mà khi làm bài
ta.
3. Lần đầu tiếp xúc với bài luận
Trở ngại lớn nhất của sinh viên năm nhất là ở chỗ sinh viên năm nhất hiện
nay chưa được trang bị tốt phương pháp viết luận, chưa từng tiếp xúc với cách viết
luận văn nên hầu hết đều loay hoay không biết bắt đầu từ đâu. Thời gian học 12
năm phổ thông, phương pháp và cách học tập của chúng ta là học và làm bài theo

những khuôn dạng và định hướng có sẵn của thầy cô. Nhưng khi lên đại học, một
môi trường học tập mới đòi hỏi sự tự giác cao chúng ta phải tập cách tự học, viết
luận văn như một cách học tập, sinh viên phải tự mình chọn lựa đề tài, tìm kiếm và
sử dụng tài liệu ở ngoài bài giảng với sự trợ giúp rất giới hạn của các thầy, cô giáo.
Đồng thời luận văn ở đại học và trung học cũng khác nhau. Ở trung học, làm luận
là một cách trả bài lấy điểm; ở đại học, viết luận văn là một cách kiểm tra năng lực
nghiên cứu phản ánh kết quả học tập, đồng thời cũng là một công trình nghiên cứu
khoa học, thể hiện lao động khoa học nghiêm túc, độc lập của bản thân. Ở trung
học, học sinh thường chỉ được đòi hỏi miêu tả hoặc kể lại một sự kiện hay một hiện
tượng nào đó;trong khi ở đại học, sinh viên cần phải lý luận, phân tích và chứng
minh một vấn đề với yêu cầu là phải làm sao thuyết phục được người đọc. Cách
viết văn ở trung học thường mang tính chủ quan, cảm tính, tự sự và chỉ cần nắm
được những ý chính các thầy cô đã giảng nhưng bài luận đại học cần phải lý luận,
phân tích chứng minh rõ ràng. Phải biết nhìn vấn đề từ nhiều góc cạnh khác nhau,
qua nhiều cách diễn dịch khác nhau với những ý kiến từ nhiều học giả khác nhau.
Ví dụ như về vấn đề tệ nạn xã hội, ở trung học chúng ta chỉ nêu lên hiện
trạng, những ví dụ về những tệ nạn xung quanh, nêu mặt tốt xấu và đưa ra lời cảnh
báo. Nhưng ở đại học chúng ta phải nhìn cả vào những con số thống kê các ảnh
hưởng gây ra từ tệ nạn xã hội, có liên quan gì đến sự phát triển trong tương lai, và

5


nguyên nhân từ đâu, cách định hướng giảm thiểu,..v.v. Chính vì sự khác nhau đó
mà sinh viên năm nhất thường cảm thấy bỡ ngỡ, viết sai, thiếu yêu cầu, …
4. Cách viết chưa rõ ràng
Cũng như bài tập làm văn, khi viết bài tiểu luận cũng cần có ba phần mạch
lạc: Mở bài, Thân bài và Kết bài. Nhưng nhiều bạn khi viết bài tiểu luận vẫn chưa
biết phân chia bố cục ba phần cho hợp lí. Nếu như mở bài là nền móng giúp bài
tiểu luận được khái quát một cách đầy đủ vấn đề mà người viết đang đề cập tới thì

phần thân bài là nội dung chủ yếu quyết định mức độ thành công của bài viết. Ở
phần này, nếu người viết không phác thảo được một dàn ý cụ thể trước khi viết thì
rất dễ bị thiếu ý khi viết, đây là điều hầu hết các bài tiểu luận đều gặp phải khi làm
bài. Một bài tiểu luận thường dài hơn một bài tập làm văn rất nhiều, chúng ta cần
phải tham khảo nhiều tài liệu, nhiều bài viết khác nhau để học hỏi cách viết phù
hợp để áp dụng vào bài tiểu luận của mình, giúp bài tiểu luận rõ ràng và dễ hiểu
hơn. Việc thiếu thông tin hoặc chưa tìm hiểu các vấn đề một cách chi tiết, cách viết
chưa rõ ràng sẽ dẫn đến tình trạng bài tiểu luận không tạo được sự hấp dẫn đối với
người đọc. Ngữ pháp, chính tả và cách xây dựng câu cú vô cùng quan trọng với
một bài tiểu luận, đặc biệt là với các ngành thuộc lĩnh vực khoa học xã hội và
truyền thông. Để khắc phục được khó khăn này, cách duy nhất là chúng ta phải tìm
hiểu các tài liệu tham khảo và luyện viết thường xuyên. Khi kết thúc một bài tiểu
luận, chúng ta nên có giọng văn mạch lạc sẽ giúp bạn ghi điểm. Tóm lại để có một
bài tiểu luận đạt yêu cầu, ngoài việc có một dàn ý chi tiết, chúng ta cần phải có một
cách viết rõ ràng…
5. Học các khối khác nhau
Sinh viên thi vào khối tự nhiên khi viết bài luận thường ngắn gọn, lôgic hơn
sinh viên thi vào khối xã hội nhưng lại mắc phải một nhược điểm đó là câu văn
thường khá cưng cáp, liên kết giữa các câu các đoạn với nhau rất lủng củng, rời rạc.
Ngược lại, sinh viên thi vào khối xã hội thì ưu thế hơn trong lời văn tuy nhiên lại dễ
6


bị lan man, quá thả hồn vào bài nên nội dung đôi khi bị lệch lạc, cấu trúc bài không
thực sự hợp lí.... Đối với sinh viên, việc làm tốt một bài luận đòi hỏi người đó cần
hội tụ đầy đủ nhiều yếu tố để dựa vào đó những điểm yếu trong khi viết có thể
được điều chỉnh một cách hài hòa, vừa đủ.
III. Giải pháp khắc phục
Viết bài luận là công việc gắn liền với quãng đời sinh viên. Vì vậy, đứng
trước những khó khăn mà quá trình viết bài luận gặp phải, bản thân mỗi sinh viên

cần có những biện pháp khắc phục để nâng cao hiệu quả bài viết.
Một bài luận thuyết phục là một bài luận có những thông tin xác thực, liên
quan tới chủ đề đang được nhắc đến và đồng thời cũng gây được tính tò mò cho
người đọc. Đối với sinh viên ngành luật thì việc lựa chọn thông tin, nguồn tài liệu
khi viết bài luận là rất quan trọng và quyết định tới kết quả của bài viết. Hơn nữa,
nguồn thông tin chính xác, cụ thể sẽ thuyết phục được chính thầy cô cũng như bạn
bè. Vì vậy khi thu thập và lựa chọn tài liệu, thông tin phục vụ cho bài luận, sinh
viên ngành luật cần lựa chọn những nguồn tài liệu uy tín như các bài báo khoa học
đăng tải trên tạp chí chuyên ngành luật như tạp chí Nhà nước và Pháp luật, tạp chí
Dân chủ và pháp luật…và trên các trang thông tin đện tử hữu ích : cổng thông tin
chính phủ Việt Nam, Quốc hội Việt Nam, Bộ tư pháp… Ngoài ra chúng ta có thể
tham khảo các bài luận của thầy cô cũng như các sinh viên khóa trước… Đây thực
sự là những nguồn thông tin đáng tin cậy và sẽ giúp ích rất nhiều cho chúng ta khi
viết một bài luận hay và thuyết phục mọi người.
Với một sinh viên đại học thì kỹ năng viết bài tiểu luận là rất cần thiết, một
trong những lỗi hay gặp phải khi chúng ta viết đó là: nội dung viết không rõ ràng,
không đúng vấn đề cần viết. Để khắc phục chúng đòi hỏi chúng ta phải có những
phương pháp cụ thể. Yêu cầu đầu tiên, ta phải đọc và phân tích kĩ đề. Đây là một
yêu cầu rất cần thiết, là yêu cầu căn bản để bài luận của chúng ta đạt yêu cầu. Khi
cầm đề trong tay, bạn phải đọc và phân tích đề dưới nhiều chiều, tìm các từ khóa
7


quan trọng. Ví dụ một đề bài như sau: “Hiến pháp 1992- luật cơ bản của nhà nước
Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam”. Chúng ta có thể dễ dàng xác định từ khóa
của đề: hiến pháp 1992, luật cơ bản, nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa việt
Nam. Từ đó làm cơ sở để chúng ta đi tìm tài liệu liên quan phục vụ cho bài viết.
Sau khi xác định đúng những vấn đề cần làm và thông qua các tài liệu tham khảo
đã tìm được thì việc quan trọng tiếp theo là chúng ta cần viết dàn bài. Việc viết bài
không nên bắt tay vào viết ngay mà trước hết nên tham khảo ý kiến giảng viên bộ

môn. Việc tham khảo này sẽ giúp ích rất nhiều cho chúng ta. Khi đã được giảng
viên bộ môn cho ý kiến thì việc viết bài của chúng ta sẽ dễ dàng hơn, vấn đề cần
làm cũng sẽ sáng tỏ, không bị triển khai sai.
Về vấn đề phần lớn sinh viên, nhất là sinh viên năm đầu gặp nhiều bỡ ngỡ,
lạ lẫm với bài luận hoặc bài luận chưa chặt chẽ, thuyết phục, chúng ta cũng có
nhiều giải pháp khắc phục. Trước hết, ta hãy tìm đọc một số bài luận và rút ra cách
viết cho bài luận của mình. Các bài luận đi trước sẽ là bài mẫu hữu ích nhất đối với
sinh viên viết bài luận đặc biệt là sinh viên năm nhất. Bên cạnh đó, chúng ta có thể
học hỏi cách viết từ các anh chị khóa trên, hỏi giảng viên bộ môn hoặc cố vấn học
tập của mình. Đây là giải pháp trực tiếp nhất, giúp chúng ta có thể bày tỏ được
những khó khăn bước đầu khi viết bài luận. Giảng viên và các sinh viên năm trước
sẽ trực tiếp giúp đỡ chúng ta. Ngoài ra, trao đổi với bạn bè về kinh nghiệm viết bài
luận cũng là một trong những giải pháp để chúng ta bớt đi phần nào sự bỡ ngỡ ban
đầu. Đối với sinh viên luật, mỗi lớp có cả sinh viên ban A, C và ban D, vì vậy
chúng ta cũng có thể hỗ trợ lẫn nhau trong quá trình viết bài. Sinh viên ban C chia
sẻ về cách viết, cách diễn đạt thì sinh viên ban A có thể chia sẻ về cách tạo sự logic
cho bài viết.
Hơn thế nữa, các trường đại học nên mở một buổi hội thảo hoặc một khóa
học chỉ dạy và rèn luyện cho sinh viên biết các làm bài luận. Ví dụ ở trong trường
Đại học Luật Hà Nội, sinh viên có thêm môn học “ Nghề luật và phương pháp học
8


Đại học ngành luật” trong môn học này có chuyên đề phương pháp viết bài luận
giúp sinh viên dễ dàng hơn trong việc làm bài luận. Nhà trường cũng nên đầu tư,
tìm kiếm thêm nhiều tài liệu, sách báo, tạp chí… hơn nữa để sinh viên tìm kiếm và
tham khảo thuân lợi hơn.

9



Kết luận
Việc viết bài luận mặc dù gặp nhiều khó khăn song ta thấy rằng bài luận giúp
mang lại rất nhiều lợi ích trong học tập trong việc trình bày lên quan điểm tư tưởng
của mình. Đồng thời thông qua bài luận mà mỗi cá nhân có thể tích lũy thêm cho
mình kiến thức có trong sách vở lẫn thực tế.
Để có thể viết một bài luận hay thì yêu cầu người sinh viên phải nỗ lực hết
mình, luôn tìm tòi cái mới và khắc phục những khó khăn. Tuy việc đó không thể
làm được ngay nhưng nếu kiên trì học tập và rèn luyện thì nhất định chúng ta sẽ có
một bài luận xuất sắc.

10


Danh mục tài liệu tham khảo
1. 123doc.org
2. tailieu.vn

11



×