Tải bản đầy đủ (.docx) (18 trang)

MỘT SỐ KIẾN NGHỊ VÀ GIẢI PHÁP KHẮC PHỤC NHỮNG BẤT CẬP VÀ KHÓ KHĂN KHI ÁP DỤNG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (218.85 KB, 18 trang )

MỘT SỐ KIẾN NGHỊ VÀ GIẢI PHÁP KHẮC PHỤC NHỮNG
BẤT CẬP VÀ KHÓ KHĂN KHI ÁP DỤNG
I. Xu hướng áp dụng UCP600 và ISBP tại các ngân hàng thương mại:
Như đã nói ở trên, phương thức tín dụng chứng từ là phương
thức phổ biến nhất, được sử dụng nhiều nhất trong thương mại quốc
tế.
Trong số các phương thức thanh toán quốc tế thì phương thức tín
dụng chứng từ chiếm tỷ trọng cao nhất.
Và cũng như đã nói ở trên, khi chấp nhận tham gia vào cuộc chơi,
hay nói cách khác là khi đã sử dụng phương thức tín dụng chứng từ,
các doanh nghiệp cần phải tuân thủ và hiểu những thông lệ đã được
quốc tế ban hành. Và khi UCP600 có hiệu lực, thì không chỉ các
doanh nghiệp xuất nhập khẩu của Việt Nam mà cả các ngân hàng Việt
Nam cũng phải hiểu và vận dụng nó. UCP600 đã chính thức có hiệu
được gần 1 năm. Ban đầu, có rất ít ngân hàng thương mại áp dụng bộ
tập quán mới (tính đến tháng 9/2007 mới chỉ có 2 ngân hàng áp dụng
đó là Ngân Hàng Quân Đội MB và Ngân Hàng TMCP Quốc Tế
VIBank) nhưng cho đến nay hầu hết các ngân hàng thương mại Việt
Nam đã áp dụng bộ tập quán quốc tế mới.
1. Tuân theo những quy định của UCP600 và ISBP681
Website: Email : Tel : 0918.775.368
11
- Khi áp dụng bộ tập quán quốc tế mới, hầu hết các ngân hàng
đều đã tuân theo tinh thần mới: Thời gian kiểm tra bộ chứng từ là 5
ngày làm việc, khi bộ chứng từ có sai sót thì cần xin bỏ qua sai sót từ
người yêu cầu mở thư tín dụng....
- Thay đổi quy trình nghiệp vụ để phù hợp với bộ tập quán mới:
quy trình kiểm tra thay đổi để đáp ứng đúng theo yêu cầu về thời gian
kiểm tra chứng từ là 5 ngày làm việc. Do UCP600 có một số thay đổi
so với UCP500 nên các mẫu dịch vụ của ngân hàng cũng có những
điều chỉnh để phù hợp với những thay đổi đó: Đơn đề nghị phát hành


L/C, Giấy thông báo bộ chứng từ về….
2. Một số điều chỉnh:
Mặc dù tuân thủ những quy định trong UCP600 và ISBP681 song
khi áp dụng vào quy trình nghiệp vụ thanh toán cụ thể các ngân hàng
thương mại đã có một số thay đổi, điều chỉnh cần thiết trong khâu
nghiệp vụ để việc áp dụng ấy càng rõ ràng, cụ thể hơn, quy trách
nhiệm và quyền hạn trong từng phòng ban cụ thể. Ví dụ như cũng
trong quy trình kiểm tra bộ chứng từ hàng nhập ấy, UCP600 quy định
các ngân hàng có 5 ngày làm việc ngân hàng để kiểm tra bộ chứng từ.
Tuy nhiên với khoảng thời gian 5 ngày ấy, Ngân Hàng Đầu Từ Và Phát
Triển Việt Nam dành 3 ngày cho TTV, 2 ngày còn lại để KSV và lãnh
đạo các cấp kiểm tra lại kết quả kiểm tra của TTV, Ngân Hàng Thương
Mại Cổ Phần Kỹ Thương Việt Nam Techcombank dành cho TTV 2
ngày…Rõ ràng là với một quy trình và lịch trình cụ thể như vậy, việc
kiểm tra sẽ đảm bảo đúng thời gian yêu cầu, kết quả kiểm tra cũng
được tra soát lại (sau khi TTV kiểm tra thì KSV sẽ kiểm tra lại) từ đó
đảm bảo những sai sót sẽ được hạn chế ở mức tối thiểu.
Website: Email : Tel : 0918.775.368
22
Theo UCP600, mỗi ngân hàng chỉ có tối đa là 5 ngày làm việc
ngân hàng để kiểm tra tính phù hợp của BCT thanh toán, từ đó quyết
định xem việc chấp nhận hay từ chối thanh toán cho người xuất khẩu.
Song UCP600 lại chưa quy định về ngày tiếp nhận BCT là ngày nào?
Vậy thời điểm bắt đầu cho thời hạn 5 ngày của ngân hàng là ngày
nào? Một số ngân hàng thương mại đã quy định cụ thể về vấn đề này
(NHNo&PTNT, Techcombank)
II. Một số giải pháp nhằm khắc phục những bất cập và khó khăn khi áp
dụng:
Như đã đề cập ở trên, UCP600 ra đời hết sức tiến bộ và đã loại
trừ được rất nhiều điều khoản mơ hồ, gây tranh cãi khi ứng dụng. Tuy

nhiên bên cạnh đó, UCP600 cũng còn một số những khó khăn và bất
cập khi ứng dụng. Đó là những bất cập đến từ phía bản thân bộ tập
quán, từ phía khách hàng và đến từ phía chính các ngân hàng. Ở đây,
khoá luận xin đề xuất một số giải pháp nhằm khắc phục những bất
cập và khó khăn trên.
1. Một số giải pháp mang tính chất vĩ mô:
1.1. Đối với Uỷ ban ngân hàng thuộc ICC:
Website: Email : Tel : 0918.775.368
33
UCP 600 đã chính thức có hiệu lực từ ngày 1/7/2007 và cho đến
nay nó đã được sử dụng khá rộng rãi. Mặc dù UCP600 ra đời hết sức
tiến bộ, tuy nhiên nó cũng không tránh khỏi những mặt hạn chế nhất
định. Do vậy Uỷ ban ngân hàng thuộc ICC nên thường xuyên trao đổi,
lắng nghe ý kiến của những chuyên gia trong các lĩnh vực như: vận
tải, bảo hiểm, ngân hàng để có những văn bản hướng dẫn thi hành cụ
thể, tránh những sai sót từ sự hiểu không đúng các hướng dẫn từ
UCP. Tất nhiên, hiện nay khi UCP600 đã chính thức có hiệu lực thì sự
thay đổi các điều khoản của nó là không thể song nếu có những văn
bản hướng dẫn thực hành một cách cụ thể, chi tiết rõ ràng thì sẽ hạn
chế được một phần rất lớn những sai sót có thể xảy ra. Bên cạnh đó,
việc thường xuyên trao đổi, lắng nghe ý kiến của các chuyên gia trong
lĩnh vực vận tải, giao nhận, ngân hàng sẽ còn giúp cho ICC tiếp thu
được những ý kiến để bản UCP sau này (khi mà UCP600 không còn
phù hợp với thực tiễn hoạt động của ngành vận tải, bảo hiểm, ngân
hàng nữa) sẽ hoàn thiện hơn, theo kịp với xu hướng phát triển chung.
1.2. Đối với các cơ quan chức năng, ngân hàng nhà nước Việt Nam
♣ Các cơ quan chức năng:
Hoạt động thương mại quốc tế có thành công hay không phụ thuộc rất
nhiều vào định hướng, tư vấn và hướng dẫn của các cấp có thẩm quyền. Ví dụ
khi doanh nghiệp muốn xuất khẩu hàng hóa sang thị trường Mỹ thì việc cung

cấp những tài liệu về thị trường Hoa Kỳ, định hướng và lưu ý doanh nghiệp
những vấn đề tiêu biểu của thị trường hàng đầu thế giới này tỏ ra thực sự cần
thiết, góp phần không nhỏ vào sự thành công của doanh nghiệp trên thị trường
đó. Không chỉ có vậy, sự hiểu biết về tập quán quốc tế, những quy định và
Website: Email : Tel : 0918.775.368
44
thông lệ đang được bạn bè thế giới sử dụng cũng góp phần không nhỏ vào
thành công ấy.
Website: Email : Tel : 0918.775.368
55
Trong bối cảnh hiện nay, khi mà UCP600 và ISBP 681 đã có hiệu
lực được gần 1 năm thì sự hiểu biết của các doanh nghiệp Việt Nam
về hai bản quy tắc mới này còn rất nhiều hạn chế. Điều này sẽ gây ra
khá nhiều thiệt thòi cho doanh nghiệp chúng ta khi làm ăn buôn bán
với các đối tác nhiều kinh nghiệm, có tiềm lực kinh tế mạnh. Do vậy,
việc định hướng, giúp doanh nghiệp tìm hiểu, hiểu đúng và vận dụng
đúng tỏ ra vô cùng cần thiết. Bởi vì chỉ khi thực sự hiểu thì mới có thể
áp dụng đúng, và chỉ có áp dụng đúng mới có thể tránh đuơc những
sai sót, rủi ro trong thương mại quốc tế. Đặc biệt liên quan đến hai bản
pháp lý này đó là những sai sót của bộ chứng từ thanh toán dẫn đến
việc bị ngân hàng nước ngoài từ chối thanh toán theo tín dụng thư. Do
vậy, các cơ quan chức năng đặc biệt là Cục Xúc Tiến Thương Mại,
Trung Tâm Hỗ Trợ Doanh Nghiệp, phòng thương mại và công nghiệp
nên tổ chức các khoá đào tạo, hướng dẫn về tín dụng chứng từ và
UCP600 cho các doanh nghiệp. Bên cạnh đó, cũng cần thường xuyên
tổ chức những buổi hội thảo giới thiệu về bộ tập quán mới, giúp doanh
nghiệp hiểu và lưu ý doanh nghiệp về sự khác biệt so với bộ tập quán
cũ. Chỉ có như vậy thì các doanh nghiệp của chúng ta mới có thể tự
tin khi áp dụng, từ đó sẽ giảm thiểu được những rủi ro bộ chứng từ bị
từ chối thanh toán. Và từ đó mới có thể nâng cao được hiệu quả của

hoạt động ngoại thương (vì theo ước tính của VIB mỗi lần bộ chứng
từ bị từ chối thanh toán, các doanh nghiệp của chúng ta sẽ phải chịu
chi phí sửa chữa bộ chứng từ là 50-2500USD)
♣ Ngân hàng nhà nước Việt Nam:
Website: Email : Tel : 0918.775.368
66
Một trong những chức năng nhiệm vụ của ngân hàng nhà nước
đó là chỉ đạo, hướng dẫn và kiểm soát hoạt động của ngân hàng
thương mại. Tuy nhiên trong quy trình nghiệp vụ thanh toán quốc tế thì
ngân hàng nhà nước chưa có một đơn vị chuyên về thanh toán quốc
tế để hướng dẫn nghiệp vụ thanh toán quốc tế của doanh nghiệp. Do
vậy, ngân hàng nhà nước Việt Nam nên thành lập một ban chuyên về
thanh toán quốc tế để chỉ đạo hướng dẫn hoạt động này của các ngân
hàng thương mại đồng thời có thể tư vấn cho các ngân hàng thương
mại khi có các tranh chấp liên quan đến vấn đề thanh toán quốc tế.
2.Một số giải pháp mang tính chất vi mô:
2.1.Đối với các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực xuất nhập
khẩu:
Website: Email : Tel : 0918.775.368
77

×