Tải bản đầy đủ (.ppt) (73 trang)

Slide thuyết trình GIAO TIẾP VA TRUYỀN THÔNG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.28 MB, 73 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SÀI GÒN
--- ---

BÀI THUYẾT TRÌNH MÔN HỌC
GIAO TIẾP VÀ TRUYỀN THÔNG
NHÓM THẢO LUẬN: 2
GIẢNG VIÊN: Cô Phan Thị Thu Trang


NHÓM SINH VIÊN THỰC HIỆN:
Trần Phi Dũ Thanh
2. Phùng Hiểu Văn
3. Huỳnh Trần Minh Long
4. Thới Cẩm Văn
5. Nguyễn Tuấn Cường
6. Lê Tuấn Anh
7. Phạm Việt Thắng
8. Phan Vũ Nhật Minh
1.

3114520074
3114520097
3114520046
3114520099
3114520012
3114520001
3114520077
3114490044


CHỦ ĐỀ THẢO LUẬN


KỸ NĂNG LẮNG NGHE – ĐẶT
CÂU HỎI – TRUYỀN THÔNG
KHÔNG LỜI


MỤC TIÊU CHƯƠNG 2
+ Phân tích tầm quan trọng của lắng nghe và đúc kết những kỹ
năng lắng nghe để lắng nghe hiệu quả, chỉ ra những rào cản
khiến cho việc lắng nghe kém hiệu quả.
+ Tìm hiểu mục đích của việc đặt câu hỏi trong giao tiếp kinh
doanh và kỹ năng đặt câu hỏi.
+ Tìm hiểu vả phân tích các kỹ năng và phương tiện truyền
thông không lời trong giao tiếp nói chung và giao tiếp kinh
doanh nói riêng.


PHẦN ӀӀ: CÁC KỸ NĂNG GIAO TIẾP KINH
DOANH
CHƯƠNG 2: KỸ NĂNG LẮNG NGHE – ĐẶT
CÂU HỎI – TRUYỀN THÔNG KHÔNG LỜI

NỘI DUNG CHƯƠNG:
2.1. Kỹ năng lắng nghe
2.2. Kỹ năng đặt câu hỏi
2.3. Kỹ năng truyền đạt thông tin không lời


2.1. Kỹ năng lắng nghe:
Lắng nghe là một kỹ năng quan trọng trong nghệ thuật trong
giao tiếp. Đó không chỉ đơn thuần là nghe qua mà đòi hỏi

người nghe phải biết chủ động cũng như biết cách kết hợp một
số kĩ năng nhất định.


2.1.1. Mục đích của việc lắng nghe:
Con người có rất nhiều mục đích để lắng nghe. Họ lắng
nghe để thưởng thức các loại hình giải trí, lấy thông tin,
nhận những lời hướng dẫn, lời phàn nàn và thể hiện sự kính
trọng...


Người ta lắng nghe nhằm một số mục đích sau đây:
•Thỏa mãn nhu cầu thu thập thông tin. Khi cần thông tin về

một vấn đề, cách tốt nhất là khuyến khích người khác nói và
bạn nên chú ý lắng nghe. Khi thu thập được càng nhiều thông
tin thì cơ sở ra quyết định của bạn càng vững chắc.
•Hiểu người khác một cách tốt hơn, nhận định rõ hơn về con

người và tính cách cũng như quan điểm hay nhãn quan của
đối tượng.
•Thỏa mãn nhu cầu của đối tượng.


 Tạo ra mối quan hệ tốt đẹp với người khác. Lắng nghe

người nói là một hành động chứng tỏ sự tôn trọng của người
nghe với người nói. Như vậy, mối quan hệ giữa bên nói và
bên nghe sẽ nảy sinh và phát triển tốt đẹp.
 Giúp người khác tiếp nhận thông tin hiệu quả. Đặc biệt là


tạo ra một bầu không khí lắng nghe tích cực sẽ khuyến khích
người nói nhiệt tình hơn và người nghe nghiêm túc hơn.
 Giúp những mâu thuẫn xung đột được hòa giải.


1. Quá nôn nóng đưa ra lời khuyên để nhanh
chóng kết thúc cuộc đối thoại
2. Bản thân người nghe cảm thấy mất quá nhiều
thời gian


2.1.2. Lợi ích của lắng nghe:
2.1.2.1. Trong giao tiếp nội bộ doanh nghiệp
2.1.2.2. Trong giao tiếp môi trường ngoài doanh
nghiệp


2.1.2.1. Trong giao tiếp nội bộ doanh nghiệp:
Thông tin từ cấp trên xuống cấp dưới phải được thu nhận

một cách chính xác và khách quan. Điều này sẽ giúp bộ máy
doanh nghiệp hoạt động hiệu quả, hạn chế những lỗi mắc phải
khi thu nhận thông tin trong quá trình lắng nghe.
Thông tin từ dưới lên. Khi các nhà quản trị, các cấp trện lắng

nghe cấp dưới hay nhân viên, họ sẽ nắm bắt được tình hình
trong doanh nghiệp cũng như nhu cầu của công ty hay phản
ánh từ khách hàng. Từ đó sẽ đưa ra những quyết định đúng
đắn.



 Thông tin giữa các đồng nghiệp với nhau. Khi họ lắng nghe

nhau, công việc sẽ hiệu quả hơn, khả năng làm việc nhóm,
khả năng cộng tác nhiều hơn và hạn chế được các xung đột
không mong muốn
 Cải thiện mối quan hệ giữa các cấp trên và dưới, giữa đồng

nghiệp với nhau, hạn chế các xung đột không đáng có và
giúp cho bầu không khí làm việc có hiệu quả hơn.


2.1.2.2. Trong giao tiếp môi trường ngoài doanh nghiệp :
Lắng nghe giúp doanh nghiệp nắm bắt được xu hướng

khuyến khích hay hạn chế một mặt hàng nào đó. Vì thế sẽ
quyết định mở rộng hay thu hẹp sản xuất kinh doanh.
Giúp doanh nghiệp thực thi đúng pháp luật, theo dõi được

diễn biến thị trường. Từ đó sẽ đưa ra những quyết định đúng
đắn, tránh được những tổn hại tới lợi ích.


• Lắng nghe đối tác, khách hàng giúp cho doanh nghiệp điều
chỉnh cho phù hợp các quyết định hợp tác trong sản xuất
và cung cấp dịch vụ.
Ngoài ra, lắng nghe giúp doanh nghiệp giải quyết được rất
nhiều vấn đề cồng đồng xung quanh doanh nghiệp.
=> Tóm lại, lắng nghe là biện pháp rất quan trọng để hạn

chế tối đa những rủi ro và gia tăng lợi nhuận.


4 CẤP ĐỘ LẮNG NGHE

iả vờ nghe

ắng nghe có chọn lọc

ắng nghe suy nghĩ


2.1.3. Các chiến lược để lắng nghe một cách hiệu quả
• Tôn trọng ý kiến của người nói
• Sử dụng thông tin phản hồi
• Tối thiểu hóa các ghi chú
• Phân tích toàn bộ thông điệp
• Không nói chuyện
• Trì hoãn đánh giá, không ngắt lời khi người khác đang nói
• Thay đổi thái độ để lắng nghe hiệu quả
• Đặt mình vào vị trí của người khác
• Xác nhận lại những điều người khác vừa nói
• Giữ tư tưởng mở


Tôn trọng ý kiến của người nói:
•Không nên có thái độ lo ra
•Không để chuông điện thoại làm ngắt quãng quá trình
giao tiếp
•Giao tiếp bằng mắt trong giao tiếp

•Tuyệt đối không nói chuyện riêng hay ngắt lời người
nói
•Sử dụng thông tin phản hồi


Sử dụng thông tin phản hồi:
•Thông tin phản hồi rất quan trọng. Người nói có thể rất
nhiệt tình nếu nhận được những thông tin phản hồi tích
cực.
•Đặt câu hỏi với người nói nếu còn vấn đề nào đó bạn
chưa sáng tỏ. Hãy ghi lại câu hỏi và sau khi người nói
nói hết những gì họ muốn thì bạn hãy đặt câu hỏi. Việc
phản hồi lại ý kiến của người khác chứng tỏ bạn đã lắng
nghe một cách cẩn thận và bạn đã đặt mình vào vị trí của
người nói để lắng nghe, thấu hiểu họ.


• Ngoài ra việc hưởng ứng người nói bằng những cụm từ
như: “à”, “ừ”,”vâng” hay những cái gật đầu để cho
người nói biết rằng chúng ta đang lắng nghe và người
nói sẽ cảm thấy thoải mái để họ tiếp tục truyền đạt
thông tin.
• Tuy nhiên, một vài tình huống lắng nghe không cho
phép đưa ra bất cứ loại thông tin phản hồi nào tới
người nói.


Tối thiểu hóa các ghi chú:
Ghi lại các bài thuyết trình phức tạp để xem lại có thể coi
là rất khôn ngoan nhưng bạn không thể tập trung lắng

nghe nếu cố gắng ghi lại mọi điều. Thay vào đó hãy ghi
lại những từ khóa và các ý tưởng trong dàn bài, cố gắng
nhớ những điều được nói mà không cần ghi chú.


Phân tích toàn bộ thông điệp:
Quan sát những hành động và nét mặt của người nói,
lắng nghe giọng nói của họ. Người nói có thể thay đổi
toàn bộ ý nghĩa của thông điệp khi cau mày hay thay đổi
sự lên xuống của giọng nói. Điều đó sẽ giúp bạn hiểu sự
nhấn mạnh những gì đang được nói.


Không nói chuyện:
Mỗi người trong chúng ta không thể nói và lắng nghe
hiệu quả trong cùng một lúc. Khi nói bạn không thể sử
dụng các yếu tố để lắng nghe hiệu quả.
Trì hoãn đánh giá, không ngắt lời khi người khác
đang nói:
•Bạn cảm thấy như thế nào khi câu chuyện bạn đang kể
bị người khác cắt ngang. Chắc chắn là bạn sẽ rất khó
chịu. Vậy khi người đang nói bạn cũng không nên cắt
ngang lời nói của họ.


• Việc cắt ngang lời nói không chỉ làm gián đoạn, khiến
cho người nói không còn hứng thú tiếp với câu chuyện
mà còn thể hiện bạn là người bất lịch sự và giảm hiệu
quả giao tiếp.
• Nếu bạn cần phản hồi lại với người nói hãy đợi họ nói

hết những điều họ muốn.


Thay đổi thái độ để lắng nghe hiệu quả:
Muốn lắng nghe hiệu quả, bản thân người nghe phải có
nhu cầu cần lắng nghe. Vd: lắng nghe để học hỏi, tìm
hiểu thông tin từ người nói.


×