Tải bản đầy đủ (.pptx) (30 trang)

BÀI GIẢNG HỘI CHỨNG CHÈN ÉP KHOANG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.03 MB, 30 trang )

HỘI CHỨNG CHÈN ÉP KHOANG

Ths. Bs. Đỗ Văn Minh
Khoa ctch i- bệnh viện việt đức


Đại cương
chứng chèn ép khoang (compartment syndrome) là tình trạng bệnh lý được đặc trưng bởi sự tăng áp lực trong khoang kín, dẫn
• Hội
đến sự tổn thương không thể đảo ngược của các thành phần chứa trong khoang kín đó.
1881, Richard von Volkman mô tả tình trạng co cứng các cơ gấp không thể hồi phục ở bàn tay xảy ra sau tình trạng thiếu máu
• Năm
nuôi dưỡng cơ cẳng tay.
• Năm 1888, Peterson thông báo phương pháp điều trị ngoại khoa đối với co rút cơ Volkman.
1906, Hildebrand là người đầu tiên sử dụng thuật ngữ Volkman’s ischemic contracture để chỉ giai đoạn cuối của hội chứng chèn
• Năm
ép khoang không được điều trị.


Đại cương
1909, Thomas tổng kết 112 trường hợp hội chứng Volkman nhận thấy gãy xương là nguyên nhân chính, các nguyên nhân khác
• Năm
bao gồm tổn thương động mạch, ứ trệ tuần hoàn tĩnh mạch, bang quá chặt... 107/112 BN xảy ra ở chi trên.
1910, Rowlands cho rằng tình trạng tái tưới máu sau một thời gian bị thiếu máu cấp tính dẫn đến tình trạng sung huyết, phù nề
• Năm
cơ và thần kinh, dẫn đến hội chứng chèn ép khoang.
1914, Murphy là người đầu tiên cho rằng mở cân (fasciotomy) nếu tiến hành trước khi bị co rút cơ có thể tránh được tình trạng
• Năm
co rút cơ trong trong hội chứng chèn ép khoang. Ông cũng là người đầu tiên tìm hiểu mối quan hệ áp lực mô- mở cân- sự tiến triển
của co rút cơ.



Đại cương

• Brooks và cộng sự tìm hiểu kỹ hơn về nguyên nhân gây nên hội chứng Volkman.
• Năm 1928, Robert Jone cho rằng nguyên nhân của hội chứng Volkman là do tăng áp lực bên trong và bên ngoài.
• Sau này các tác giả khác (Matsen, Mubarak, Hagen…) đã thông báo hội chứng chèn ép khoang ở nhiều nơi khác của cơ thể.
và Knapp (1967), Pathman và Thomson (1970) mở cân chủ động cho những trường hợp phục hồi lưu thông mạch máu sau
• Chandler
tổn thương động mạch làm cải thiện tốt hơn chức năng chi thể.


Đại cương

Co rút cơ Volkman sau chèn ép khoang cẳng tay


Nguyên nhân chèn ép khoang

• Nguyên nhân do chấn thương:






Gãy xương: 45%.

Tổn thương mạch máu.
Đụng dập phần mềm.
Do vùi lấp cục bộ.

Sau mổ kết hợp xương.

• Do nguyên nhân khác:




Bệnh ưa chảy máu.
Rắn cắn.
Bỏng….


Các vị trí hay gặp chèn ép khoang

• Chi trên: cẳng tay, bàn tay.
• Chi dưới: cẳng chân, bàn chân.


Tổn thương giải phẫu bệnh

• Bình thường giữa các khối cơ của chi thể được ngăn cách nhau bởi các vách (xương, màng gian cốt, vách gian cơ…).
• Trong khoang chứa các cơ (gân cơ), mạch máu, thần kinh nuôi dưỡng và chi phối cho cơ (gân cơ) đó, mạch máu và thần kinh chính
của chi thể nuôi dưỡng chi thể phía hạ lưu.

• Tăng áp lực trong khoang làm giảm tưới máu của tổ chức chứa trong khoang và dòng máu phía hạ lưu.


Giải phẫu khoang cẳng chân



Tổn thương Giải phẫu bệnh

• Xương:



Thường gặp gãy xương kín, gãy hở độ 1, 2. Gãy xương thường phức tạp và di lệch.
Gãy hở độ 3 ít gặp HC CEK. Chú ý gãy hở IIIC có thể có tình trạng tái tưới máu sau phục hồi lưu thông mạch máu.

• Cơ:



Phù nề, đụng dập, tụ máu.
HC CEK muộn, cơ bị hoại tử.


Tổn thương giải phẫu bệnh

• Mạch máu:



Áp lực khoang tăng cao gây chèn ép mạch máu, dẫn đến co thắt mạch. Các dòng vi quản nuôi dưỡng tổ chức bị chèn ép đầu tiên dẫn đến thiếu máu tổ
chức
Áp lực khoang tăng quá cao sẽ làm mất dòng chảy động mạch, tổn thương không hồi phục.

• Thần kinh




Vi quản bị chèn ép làm cho thần kinh bị thiếu máu nuôi dưỡng.
Áp lực khoang tăng cao dẫn đến tổn thương không hồi phục của thần kinh, gây liệt.


Sinh lý bệnh

•• Matsen đưa ra công thức:
LBF
Công thức này mô tả vòng xoắn bệnh lý trong HC CEK.


Sinh lý bệnh

• Các dòng mao quản bị chèn ép trong đó có các dòng mao quản nuôi dưỡng thần kinh gây thiếu máu thần kinh.
• Các triệu chứng lâm sàng về thần kinh thường xuất hiện sớm nhất: tăng cảm giác đau, tê bì, giảm cảm giác -> mất cảm giác, liệt vận
động.


Sinh lý bệnh

• Ảnh hưởng tại chỗ:





Thiếu máu thần kinh gây liệt.
Chèn ép mạch máu gây co thắt/ tắc mạch.
Thiếu máu cơ gây co rút, xơ hóa các cơ.

Giảm khả năng liền xương.

• Ảnh hưởng toàn thân:




Toan chuyển hóa do chuyển hóa yếm khí của chi thể bị chèn ép khoang.
Tiêu cơ vân gây suy thận cấp.
Rối loạn thăng bằng nước- điện giải, suy giảm chức năng các cơ quan do ngộ độc.


Hội chứng chèn ép khoang cẳng tay

Chẩn đoán lâm sàng hội chứng chèn ép khoang cẳng tay:









Xảy ra sau chấn thương (gãy hai xương cẳng tay?).
Cẳng tay sưng nề căng cứng như một cái ống.
Bàn ngón tay sung nề, ngón tay tím lạnh.
Tăng cảm giác đau, tê bì các ngón tay.
Giảm hoặc mất cảm giác cẳng bàn tay.
Giảm hoặc mất vận động cổ tay, các ngón tay. Vận động thụ động các ngón tay đau tăng.

Giảm hoặc mất mạch quay, trụ.


Hội chứng chèn ép khoang cẳng chân

Chẩn đoán lâm sàng của hội chứng CEK cẳng chân:









Thường gặp ở BN gãy đầu trên xương chày.
Đau quá mức thông thường của một gãy xương mặc dù đã được bất động đúng.
Cẳng chân sưng nề, căng cứng.
Rối loạn cảm giác cẳng bàn chân: tăng cảm đau, tê bì- kiến bò, giảm cảm giác, mất cảm giác.
Rối loạn vận động cổ bàn chân: giảm, mất vận động cổ chân và các ngón chân.
Đau khi vận động thụ động cổ bàn chân.
Giảm hoặc mất mạch chày trước, chày sau.


Chẩn đoán hội chứng chèn ép khoang

• Chẩn đoán cận lâm sàng:


Đo áp lực khoang: Bình thường áp lực khoang dưới 10mmHg (8-10 mmHg). Chẩn đoán xác định HC CEK khi áp lực khoang tăng trên 30 mmHg.



Chẩn đoán hội chứng chèn ép khoang

Các biện pháp chẩn đoán khác:

• Siêu âm Doppler/ chụp mạch: Đánh giá tình trạng mạch máu.
• Chụp X quang: Đánh giá tình trạng tổn thương xương.
• Chụp MRI: Đánh giá mức độ hoại tử cơ (ít làm).
• Xét nghiệm: Xét nghiệm sinh hóa máu, đông máu.


Chẩn đoán phân biệt

RỐI LOẠN DINH DƯỠNG

• Chi thể sung nề nhưng không căng cứng.
• Biểu hiện rối loạn dinh dưỡng: da căng bóng, nổi phỏng nước.
• Không có rối loạn vận động và cảm giác phần chi thể phía dưới tổn thương.
• Ngoại vi chi thể vẫn hồng, ấm. Mạch bắt rõ. Phản hồi giường mao mạch nhanh.
• Không có rối loạn dòng chảy động mạch trên Doppler.
• Áp lực khoang bình thường.


Chẩn đoán phân biệt

TỔN THƯƠNG ĐỘNG MẠCH CẤP TÍNH

• Có biểu hiện 5P: Đau (Pain)- Ngoại vi của chi thể nhợt màu (Pallor)- Rối loạn cảm giác: tê bì, giảm cảm giác (Paresthesia)- Rối loạn
vận động: Giảm/ mất vận động chủ động (Paralysis)- Mất mạch (Pulselessness).


• Doppler/ chụp mạch: Phát hiện tổn thương của đông mạch chính nuôi chi thể.


CHẨN ĐOÁN PHÂN BIỆT

TỔN THƯƠNG THẦN KINH

• Chi thể không căng cứng.
• Có biểu hiện liệt vận động và cảm giác tương ứng với chi phối của thần kinh.
• Mạch ngoại vi chi thể bắt rõ.
• Doppler bình thường.
• Áp lực khoang không cao.


THEO DÕI BỆNH NHÂN NGHI NGỜ hc cek

• Cho BN vào viện theo dõi.
• Đặt chi thể ở tư thế nghỉ ngơi.
• Bất động chi thể bị gãy.
• Gác cao chi thể.
• Chườm lạnh.
• Dùng thuốc: Giảm đau, chống viêm, chống phù nề, giãn cơ,…
• Theo dõi tiến triển của bệnh dựa vào lâm sàng và đo áp lực khoang.


THEO DÕI BỆNH NHÂN NGHI NGỜ hc CEK


Mở cân điều trị hC CEK cẳng tay


• Chỉ định:



Triệu chứng lâm sàng chèn ép khoang cẳng tay rõ.
Đo áp lực khoang cẳng tay > 30 mm Hg.

• Đường rạch:



Đường trước: đường Henry hoặc đường gan bờ trụ.
Đường sau:


Đường mở cân cẳng tay trong hc cek

• Đường gan tay:

• Đường mu tay:


×