Tải bản đầy đủ (.pdf) (11 trang)

Tình hình kinh tế xã hội tỉnh Lào Cai năm 2015

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (315.06 KB, 11 trang )

Tình hình kinh tế xã hội tỉnh Lào Cai năm 2015

Năm 2015, các cấp, các ngành và nhân dân các dân tộc trong tỉnh thi đua lập thành tích chào mừng
đại hội đảng bộ các cấp tiến tới Đại hội lần thứ XII của Đảng. Kinh tế của tỉnh tiếp tục phát triển, cơ sở
hạ tầng được quan tâm đầu tư, các khu công nghiệp, đường cao tốc Nội Bài - Lào Cai được khai thác
và phát huy hiệu quả góp phần thúc đẩy du lịch, thương mại; khu kinh tế cửa khẩu, khu công nghiệp
Tằng Loỏng tiếp tục được khai thác có hiệu quả; tuyến đường sắt được nâng cấp; các dự án trọng
điểm như nhà máy Gang thép Lào Cai, nhà máy DAP đi vào hoạt động, sản xuất ổn định; nhiều dự án
trọng điểm mới đang được tích cực hồn thành như dự án Cáp treo Sa Pa, cầu Giang Đông...; bên
cạnh các yếu tố thuận lợi cũng cịn có nhiều khó khăn, thách thức: Tình hình thế giới, khu vực có
nhiều biến động, chính sách biên mậu của Trung Quốc làm ảnh hưởng không nhỏ đến sản xuất, kinh
doanh, hoạt động thương mại trên địa bàn tỉnh; nguồn vốn cho sản xuất hạn chế, việc tiêu thụ một số
sản phẩm công nghiệp chủ yếu của tỉnh tại một số thời điểm khó khăn, kinh tế cửa khẩu không ổn
định. Du lịch Sa Pa tăng trưởng cao làm quá tải về dịch vụ và kết cấu hạ tầng phục vụ du lịch. Điều
kiện thời tiết một số thời điểm không thuận lợi cho sản xuất; hoạt động kinh doanh, nguồn vốn cho
đầu tư phát triển còn thiếu, nguồn nhân lực chưa đáp ứng được yêu cầu; an ninh và trật tự xã hội còn
tiềm ẩn nhiều yếu tố phức tạp...
Trước tình hình đó, Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh đã chỉ đạo tập trung thực hiện tốt các chính sách và
giải pháp của Chính phủ nhằm thúc đẩy phát triển sản xuất kinh doanh, thực hiện tốt an sinh xã hội.
Chủ động nắm tình hình, tháo gỡ khó khăn cho các doanh nghiệp, hỗ trợ thị trường, giải quyết nợ
xấu, đồng thời chỉ đạo quyết liệt các ngành, địa phương trong tỉnh thực hiện tốt các mục tiêu, chỉ tiêu
kinh tế-xã hội cả năm. Kết quả chủ yếu năm 2015 như sau:
Tăng trưởng kinh tế
Tốc độ tăng tổng sản phẩm trên địa bàn tỉnh (GRDP)
Tổng sản phẩm trên địa bàn tỉnh năm 2015 ước tính tăng 10,81% so với năm 2014. Mức tăng trưởng
năm nay cao hơn mức tăng 10,12% của năm 2013 và mức tăng 10,7% của năm 2014 qua đó cho
thấy dấu hiệu tích cực của nền kinh tế. Trong mức tăng 10,81% mức tăng chung, khu vực nông, lâm
nghiệp và thủy sản tăng 7,09%, cao hơn mức 3,76% của năm 2014, đóng góp 1,09 điểm phần trăm
vào mức tăng chung; khu vực công nghiệp và xây dựng tăng 14,91%, thấp hơn mức tăng 17,49% của
năm trước, đóng góp 4,9 điểm phần trăm; khu vực dịch vụ tăng 8,2%, đóng góp 3,35 điểm phần trăm;
Thuế sản phẩm tăng 13,42% đóng góp 1,47 điểm phần trăm vào mức tăng trưởng chung.


Trong khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản, ngành lâm nghiệp có mức tăng thấp nhất với 7,09%,
nhưng do chiếm tỷ trọng thấp nên chỉ đóng góp 1,09 điểm phần trăm; ngành nơng nghiệp mặc dù
tăng ở mức 7,5% nhưng quy mô trong khu vực lớn nhất (chiếm 84,15%) nên đóng góp 1,01 điểm
phần trăm; ngành thủy sản tăng 10,07%, đóng góp 0,04 điểm phần trăm.
Trong khu vực công nghiệp và xây dựng, ngành công nghiệp tăng 17,75% so với năm trước, trong đó
cơng nghiệp chế biến, chế tạo tăng 16,53%, đóng góp 1,31 điểm phần trăm vào tốc độ tăng của khu
vực II và góp phần quan trọng vào mức tăng trưởng chung. Trong ngành chế biến, chế tạo, các ngành
sản xuất sản phẩm từ khoáng phi kim loại khác; sản xuất kim loại; sản xuất sản phẩm từ kim loại đúc
sẵn; sản xuất giường tủ bàn ghế... là những ngành có đóng góp lớn vào tăng trưởng với chỉ số sản
xuất tăng khá cao ở mức trên 15%. Ngành khai khống tăng 12,88%, có đóng góp của quặng kim loại
và khai khống khác. Ngành xây dựng tăng 8,95%, tăng hơn so với mức 8,11% của năm 2014, chủ
yếu do đóng góp của ngành xây dựng cơng trình kỹ thuật dân dụng tăng 13,27%.
Trong khu vực dịch vụ, đóng góp của một số ngành có tỷ trọng lớn vào mức tăng trưởng chung như
sau: Bán buôn và bán lẻ chiếm tỷ trọng lớn, đạt mức tăng 13,24% so với năm 2014, đóng góp 0,84
điểm phần trăm vào mức tăng trưởng chung; Vận tải, kho bãi tăng 14,15%, đóng góp 0,45 điểm phần
trăm; hoạt động tài chính, ngân hàng và bảo hiểm tăng 11,08%, đóng góp 0,53 điểm phần trăm; hoạt
động lưu trú và ăn uống tăng 13,81%, đóng góp 0,24 điểm phần trăm vào mức tăng trưởng chung...
Cơ cấu kinh tế năm nay tiếp tục chuyển dịch theo hướng tích cực. Khu vực nơng, lâm nghiệp và thủy
sản chiếm tỷ trọng 15,05%; khu vực công nghiệp và xây dựng chiếm 35,39%; khu vực dịch vụ chiếm
38,18%; thuế sản phẩm chiếm 11,38% (Cơ cấu tương ứng của năm 2014 là: 15,6%; 34,58%; 38,94%;
10,88%).


Sản xuất nông, lâm nghiệp và thủy sản
Giá trị sản xuất nông, lâm nghiệp và thủy sản năm 2015 theo giá so sánh 2010 ước tính đạt 4.896,14
tỷ đồng, tăng 6,97% so với năm 2014, bao gồm: Nông nghiệp đạt 4.178,61 tỷ đồng, tăng 7,5%; lâm
nghiệp đạt 544,54 tỷ đồng, tăng 2,18%; thủy sản đạt 172,98 tỷ đồng, tăng 10,06%.
Nông nghiệp
Tổng diện tích gieo trồng cây hàng năm ước tính đạt 100,92 nghìn ha, giảm 557 ha; trong đó diện
tích gieo trồng lúa đạt 30,73 nghìn ha; sản lượng lúa cả năm ước tính đạt 149,97 nghìn tấn, tăng

1,62 nghìn tấn so với năm trước; năng suất đạt 48,8 tạ/ha, tăng 0,58 tạ/ha. Nếu tính thêm 131,5
nghìn tấn ngơ thì tổng sản lượng lương thực có hạt năm nay ước tính đạt 281,47 nghìn tấn, tăng
15,42 nghìn tấn so với năm 2014.
Trong sản xuất lúa, diện tích gieo trồng lúa xuân đạt 9,99 nghìn ha, tăng 111 ha so với vụ xuân năm
trước; sản lượng đạt 56,39 nghìn tấn, tăng 1,63 nghìn tấn do năng suất lúa đạt 56,44 tạ/ha, so với
cùng kỳ tăng 1,02 tạ/ha làm cho sản lượng lúa tăng 1,02 nghìn tấn. Diện tích gieo trồng lúa mùa đạt
20,74 nghìn ha, giảm 143 ha so với vụ mùa năm 2014, nguyên nhân chủ yếu về diện tích gieo trồng
cây lúa vụ mùa giảm là do đầu vụ gieo cấy lúa mùa gặp nắng nóng khơ hạn nên một số diện tích của
các địa phương trong tỉnh khơng có nước để cấy lúa. Một số huyện giảm diện tích lúa bị thu hồi đưa
vào quy hoạch khu cơng nghiệp. Bên cạnh đó vẫn có một số địa phương có diện tích lúa tăng do tận
dụng được nguồn nước để gieo cấy những diện tích năm trước bị khơ hạn. Năng suất lúa mùa tồn
tỉnh ước tính đạt 45,12 tạ/ha, tăng 0,3 tạ/ha và sản lượng ước tính đạt 93,58 nghìn tấn, giảm 0,01
nghìn tấn so với vụ mùa năm 2014.
Sản lượng một số cây hàng năm đạt kết quả khá so với năm 2014. Ước tính sản lượng ngơ cả năm
đạt 131,503 nghìn tấn tăng 11,73% (13,8 nghìn tấn); sắn ước đạt 114,312 nghìn tấn tăng 0,049 nghìn
tấn; đỗ tương đạt 3,566 nghìn tấn, tăng 0,102 nghìn tấn; rau các loại đạt 119,137 nghìn tấn, tăng
4,491 nghìn tấn. Riêng sản lượng đậu đạt 0,576 nghìn tấn, giảm 0,006 nghìn tấn; lạc đạt 2,004 nghìn
tấn, giảm 0,012 nghìn tấn.
Cây công nghiệp lâu năm tiếp tục phát triển theo hướng thay đổi cơ cấu cây trồng phù hợp với điều
kiện canh tác của từng vùng để mang lại hiệu quả kinh tế cao, phục vụ tiêu dùng trong tỉnh. Diện tích
cho sản phẩm và sản lượng một số cây chủ yếu tăng so với năm 2014, trong đó diện tích chè ước
tính đạt 3,744 nghìn ha, tăng 10,93%, sản lượng đạt 16,313 nghìn tấn, tăng 14,74%; cao su diện tích
đạt 2,11 nghìn ha, tăng 25,71% nhưng chưa cho sản phẩm.
Sản lượng một số cây ăn quả đạt khá do thời tiết thuận lợi, trong đó sản lượng chuối ước tính đạt
33,548 nghìn tấn, tăng 5,77% so với năm 2014; dứa đạt 19,798 nghìn tấn, tăng 4%; lê đạt 0,443
nghìn tấn tăng 7,52%; quýt ước đạt 0,626 nghìn tấn tăng 41,31%; bưởi,bịng đạt 1,005 nghìn tấn,
tăng 3,18%... Riêng mận, mơ, đào ra hoa kết trái vào đúng dịp rét đậm nên sản lượng giảm: Sản
lượng mận đạt 2,141 nghìn tấn, giảm 0,554 nghìn tấn, đào đạt 0,702 tấn giảm 0,104 nghìn tấn...,
ngồi ra một số cây có sản lượng giảm như xồi, nhãn do một số diện tích cây trồng lâu năm bị già
cỗi khơng có sản phẩm nên phá bỏ.

Chăn ni gia súc, gia cầm những tháng cuối năm có nhiều thuận lợi và phát triển tốt do giá bán sản
phẩm chăn nuôi luôn ở mức cao và ổn định, dịch bệnh được khống chế trong nhiều tháng qua. Đàn
trâu tồn tỉnh năm nay có 124,98 nghìn con, tăng 2,32% so với năm 2014; đàn bị có 16,41 nghìn con
con, tăng 11,73%; đàn lợn có 506,056 nghìn con, tăng 4,6%; đàn gia cầm có 3,493 triệu con, tăng
2,98% (Đàn gà 2,981 triệu con, tăng 3,04%). Sản lượng thịt hơi các loại năm nay ước tính đạt khá,
trong đó sản lượng thịt trâu đạt 1,902 nghìn tấn, tăng 5,02%; sản lượng thịt bị đạt 0,455 nghìn tấn,
tăng 4,55%; sản lượng thịt lợn đạt 45,08 nghìn tấn, tăng 10,46%; sản lượng thịt gia cầm đạt 7,433
nghìn tấn, tăng 6,43%.
Tình hình tiêm phịng dịch: Trong tháng đã kết thúc tiêm phòng vắc xin kỳ II năm 2015 cho đàn gia
súc đảm bảo tỷ lệ tiêm phịng tồn tỉnh đạt 77,185 nghìn liều. Lũy kế đến nay đã tiêm phịng được
3.043 nghìn liều vác xin trong đó: Vắc xin tụ huyết trùng trâu bị là 210,6 nghìn liều so cùng kỳ năm
trước giảm 2%; Vắc xin lở mồm long móng là 217,6 nghìn liều so cùng kỳ năm trước tăng 2%; Vắc
xin tụ huyết trùng lợn là 234,2 nghìn liều so cùng kỳ năm trước giảm 2,6%.
Lâm nghiệp
Diện tích rừng trồng tập trung năm 2015 ước tính đạt 8,205 nghìn ha, tăng 6,7% so với năm 2014,
trong đó: Rừng sản xuất trồng mới được 7,13 nghìn ha, tăng 5,01% so với cùng kỳ năm trước (tăng
0,34 nghìn ha), Rừng phịng hộ sơ bộ trồng được 0,975 nghìn ha, tăng 8,33% so với cùng kỳ (tăng
3
0,075 nghìn ha). Sản lượng gỗ khai thác đạt 52,88 nghìn m , tăng 1,88% so với năm 2014, tăng là do


nhu cầu sử dụng nguyên liệu gỗ trong và ngoài tỉnh tăng, mặt khác do một số địa phương như huyện
Bảo Yên, Bảo Thắng, Bắc Hà khai thác phục vụ cho nguyên liệu làm ván ép xuất khẩu.
Thiệt hại rừng: Trong năm 2015 do thời tiết diễn biến khắc nghiệt, nắng nóng, hanh khơ kéo dài trên
địa bàn tỉnh đã xảy ra 12 vụ cháy rừng, làm thiệt hại 12,2 ha. Có 22 vụ chặt phá rừng xảy ra tại các
huyện Bát Xát, Bắc Hà, Bảo Yên, Sa Pa, Văn Bàn. Ước diện tích rừng bị chặt phá 1,3 ha giá trị thiệt
hại ước 138 triệu đồng.
Thuỷ sản
Sản lượng thuỷ sản năm 2015 ước tính đạt 5,017 nghìn tấn, tăng 6,65% so với năm trước, chủ yếu là
sản lượng thuỷ sản ni trồng ước tính đạt 5,01 nghìn tấn, tăng 6,69% so với năm trước, do xác định

lại tiêu chí về phương thức nuôi trồng thủy sản ở cơ sở nên phương thức ni trồng thủy sản trong
năm có sự biến đổi, chuyển từ nuôi quảng canh, quảng canh cải tiến sang ni thâm canh và bán
thâm canh, trong đó: nuôi thâm canh 63 cơ sở so với cùng kỳ năm 2014 bằng 38,41% (giảm 101 cơ
sở); nuôi bán thâm canh 1.726 cơ sở so với cùng kỳ năm 2014 bằng 76,47% (giảm 531 cơ sở); nuôi
quảng canh và quảng canh cải tiến là 12.489 cơ sở tăng 6,5% (tăng 762 cơ sở); ni lồng bè có 77
cơ sở tăng 67,39% (tăng 31 cơ sở) so với năm 2014 (tăng mạnh ở huyện Bắc Hà tăng 21 cơ sở,
Mường Khương 8 cơ sở, Bảo Yên 2 cơ sở), do diện tích mặt nước của hồ thủy điện Cốc Ly có điều
kiện thuận lợi cho việc nuôi trồng thủy sản nên các hộ dân đã mạnh rạn đầu tư thêm số lượng lồng bè
để nuôi cá.
Sản xuất công nghiệp
Chỉ số sản xuất tồn ngành cơng nghiệp tháng 12 ước tính giảm 2,43% so với tháng trước và tăng
25,46% so với cùng kỳ năm 2014, trong đó cơng nghiệp khai khống tăng 32,8%; công nghiệp chế
biến, chế tạo tăng 16,91%; sản xuất và phân phối điện tăng 16,09%; cung cấp nước, xử lý rác thải,
nước thải tăng 13,62%.
Tính chung cả năm 2015, chỉ số sản xuất tồn ngành cơng nghiệp ước tính tăng 12,07% so với cùng
kỳ năm 2014. Trong mức tăng chung cả năm của tồn ngành cơng nghiệp, ngành chế biến, chế tạo
tăng 16,38%, đóng góp 4,78 điểm phần trăm; sản xuất và phân phối điện tăng 20,89%, đóng góp 3,1
điểm phần trăm; ngành khai khống tăng 7,25%, đóng góp 3,98 điểm phần trăm; ngành cung cấp
nước, xử lý nước thải, rác thải tăng 18,88%, đóng góp 0,21 điểm phần trăm mức tăng chung.
Nhìn chung, tháng 12 năm 2015 các sản phẩm công nghiệp đạt mức tăng khá so với cùng kỳ năm
trước cụ thể như sau: sản phẩm quặng Apatít tăng 31,30 % (tăng 58,166 nghìn tấn), quặng sắt tăng
gấp 8,9 lần (tăng 65,294 nghìn tấn). Tuy nhiên quặng đồng sản xuất trong tháng so với cùng kỳ chỉ
bằng 96,15% (giảm 0,161 nghìn tấn).
Tính chung cả năm 2015 Quặng Apatít các loại tăng 16,9% (tăng 417,69 nghìn tấn), quặng đồng tăng
2,99% (tăng 1,42 nghìn tấn), riêng sản phẩm quặng sắt của cơng ty TNHH Khống sản và Luyện kim
Việt Trung giảm mạnh so với cùng kỳ (dự ước năm 2015 sản phẩm đạt 631,34 nghìn tấn bằng
68,18% (giảm 294,59 nghìn tấn). Phốt pho vàng tăng 23,88% (tăng 13,54 nghìn tấn; axits sunfuric
tăng 8,18% (tăng 5,26 nghìn tấn); phụ gia thức ăn gia súc (DCP) tăng 20,89% (tăng 3,11 nghìn tấn);
phân NPK tăng 25,44% (tăng 22,08 nghìn tấn); gạch xây tăng 12,19% (tăng 24,07 triệu viên), vàng
tăng 10,01% (tăng 0,048 kg); đồng Katốt tăng 8,18% (tăng 0,86 nghìn tấn)…, đặc biệt là sản phẩm

phôi thép, gang thỏi của công ty TNHH Khoáng sản và luyện kim Việt Trung đã bắt đầu sản xuất ổn
định, dự tính năm 2015 sản phẩm phơi thép đạt 326,58 nghìn tấn, gang thỏi đạt 80,258 nghìn tấn. Sản
lượng điện năm 2015 ước đạt 1.528,15 triệu kw/h, tăng 28,12%% so với cùng kỳ; điện thương phẩm
ước đạt 1.678 triệu kw/h, tăng 13,25% so với cùng kỳ 2014. Nước thương phẩm đạt 15.747 nghìn
3
m , tăng 21,91%; rác thải tăng 8% (tăng 4,32 nghìn tấn)...
Chỉ số tiêu thụ toàn ngành chế biến, chế tạo tháng 11 so với cùng kỳ năm trước tăng 21,06%, tăng
mạnh nhất là ngành sản xuất hóa chất và sản phẩm hóa chất tăng 37,42%, ngành sản xuất sản phẩm
từ khoáng phi kim loại tăng 11,91%; riêng ngành sản xuất kim loại có chỉ số tiêu thụ giảm 3,64% so
với cùng kỳ. Chỉ số tiêu thụ 11 tháng năm 2015 tăng 14,21% so với cùng kỳ năm trước, tăng chủ yếu
là ngành sản xuất hóa chất và sản phẩm hóa chất tăng 24,44% (các sản phẩm có chỉ số tiêu thụ cao
như: Phốt pho vàng 125,53%, phân NPK 103,51%), ngành sản xuất kim loại tăng 1,17% còn lại ngành
sản xuất sản phẩm từ khống phi kim loại có chỉ số giảm là: 15,39%. Các sản phẩm có chỉ số tiêu thụ
giảm so với cùng kỳ như: Xi măng giảm 47,45%.
Chỉ số tồn kho của tồn ngành cơng nghiệp chế biến, chế tạo tháng 11 so với tháng trước tăng
7,22%, hầu hết các ngành đều có chỉ số tồn kho tăng so với tháng trước, cụ thể: Ngành sản xuất hóa
chất và các sản phẩm hóa chất tăng 9,27%, ngành sản xuất sản phẩm từ khoáng phi kim loại tăng
giảm 9,98%, ngành sản xuất kim loại tăng 5,32%. Chỉ số tồn kho tháng 11 so với cùng kỳ năm trước
tăng 120,43%, tháng 11 các ngành đều có chỉ số tồn kho cao so với cùng kỳ. Ngành có chỉ số tồn kho


cao nhất là ngành sản xuất kim loại tăng 165,38%; ngành sản xuất hóa chất và sản phẩm hóa chất
tăng 96,47%; ngành sản xuất sản phẩm từ khoáng phi kim loại giảm 1,76%.
Chỉ số sử dụng lao động của các doanh nghiệp công nghiệp tại thời điểm 01/12/2015 so với cùng kỳ
năm trước giảm 1,74%, trong đó lao động khu vực doanh nghiệp nhà nước giảm 1,45%; doanh
nghiệp ngoài nhà nước giảm 3,39%; doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngồi giảm 0,12%.
Tình hình hoạt động của doanh nghiệp
Tình hình đăng ký doanh nghiệp
Năm 2015, tính đến ngày 15/12/2015, thực hiện đăng ký kinh doanh thành lập mới doanh nghiệp là:
387 doanh nghiệp, vốn đăng ký là 3.332,97 tỷ đồng, tăng 28% so với cùng kỳ năm 2014; lũy kế đến

ngày 15/12/2015 số doanh nghiệp đăng ký là: 3.411 doanh nghiệp với số vốn đăng ký là: 21.540,876
tỷ đồng; Ước thực hiện cả năm tổng số doanh nghiệp đăng ký mới khoảng 400 DN; tổng vốn đăng ký
khoảng 3.342,966 tỷ đồng; Số doanh nghiệp giải thể là 54 DN; Trong đó giải thể tự nguyện là 54 bao
gồm 28 DN và 26 đơn vị trực thuộc; lũy kế doanh nghiệp đang hoạt động là 3.009 doanh nghiệp với
số vốn đăng ký là: 19.922,506 tỷ đồng.
Xu hướng kinh doanh của doanh nghiệp
Kết quả kết quả điều tra Xu hướng sản xuất kinh doanh của ngành công nghiệp chế biến chế tạo cho
thấy:
Về tình hình sản xuất kinh doanh: Nhìn chung, xu hướng SXKD quý IV/2015 ổn định và phát triển
hơn, có 71,43% DN đánh giá tình hình sản xuất sẽ giữ nguyên và tốt hơn. Đánh giá chung về tình
hình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp quý IV so với q trước, có có 42,86% số DN đánh giá
tình hình SXKD quý IV/2015 của họ ổn định so với quý III/2015 (trong đó 28,57% khẳng định tốt lên và
14,29% khẳng định giữ ổn định); trong khi có 57,14% số DN đánh giá là khó khăn hơn.
Về khối lượng sản xuất: So với quý III/2015, quý IV/2015 có 78,57% số DN đánh giá khối lượng sản
xuất tăng lên và giữ ổn định (trong đó 28,57% đánh giá tăng và 50% giữ ổn định) và có 21,43% số DN
đánh giá khối lượng sản xuất giảm đi.
Về đơn đặt hàng: So với quý III, quý IV/2015 có 69,23% số DN cho rằng số lượng đơn hàng mới tăng
lên và giữ ổn định (trong đó 30,77% DN đánh giá tăng và 38,46% đánh giá giữ ổn định). Trong khi đó
có 30,77% DN đánh giá số lượng đơn hàng mới giảm đi.
Về tồn kho nguyên vật liệu: Tồn kho nguyên vật liệu quý IV so với quý III có 42,86% DN đánh giá giữ
nguyên và giảm (trong đó 14,29% DN giữ nguyên, 21,43% DN giảm), trong khi đó chỉ có 28,57% DN
đánh giá tăng lên.
Về chí phí SX và giá bán sản phẩm: Có 64,28% DN đánh giá chi phí sản xuất trên một đơn vị sản
phẩm chính quý IV so với quý III tăng lên và giữ nguyên (trong đó 28,57% DN đánh giá tăng lên;
35,71% DN đánh giá giữ nguyên), chỉ có 35,71% DN đánh giá giảm đi; Xu hướng giá bán bình quân
một đơn vị sản phẩm quý IV so với quý III có 50% DN đánh giá là giữ nguyên và 50% DN đánh giá là
giảm đi.
Về sử dụng lao động: Về biến động lao động quý IV so với quý III, có 78,57% DN khẳng định giữ ổn
định, 7,14% DN khẳng định tăng và 14,29% DN đánh giá là giảm đi.
Về sử dụng cơng suất máy móc, thiết bị: Tỷ lệ sử dụng cơng suất máy móc thiết bị bình quân quý IV

của các DN ngành chế biến, chế tạo là 76,21% cơng suất của MMTB. Trong đó, khu vực doanh
nghiệp ngồi nhà nước có hệ số sử dụng cơng suất bình quân cao nhất với 78,18%, khu vực nhà
nước là 69%. Cả ba ngành đều có hệ số sử dụng cơng suất máy móc thiết bị bình qn cao (trên
75%).
Đầu tư và xây dựng
Đầu tư phát triển
Vốn đầu tư toàn xã hội thực hiện năm 2015 theo giá hiện hành ước đạt 15.981,72 tỷ đồng, tăng
1,02% so với cùng kỳ năm trước, bao gồm: Vốn khu vực nhà nước 8.468,6 tỷ đồng, chiếm 52,99%
tổng vốn và tăng 4,44% so với cùng kỳ năm trước ; khu vực ngoài nhà nước 7.447,2 tỷ đồng, chiếm
46,6% tổng vốn và tăng 20,49% so với cùng kỳ năm trước; khu vực có vốn đầu tư trực tiếp nước
ngoài 65,92 tỷ đồng, chiếm 0,41% và đạt 4,3% so với cùng kỳ năm trước.
Trong vốn đầu tư của khu vực nhà nước, vốn từ ngân sách nhà nước năm 2015 thực hiện ước đạt
3.991,63 tỷ đồng, tăng 0,3% so với cùng kỳ năm 2014, gồm có: Vốn trung ương quản lý đạt 5.128,43


tỷ đồng, tăng 16,59% so với cùng kỳ năm trước; Vốn địa phương quản lý đạt 3.340,17 tỷ đồng, đạt
90,03% so với cùng kỳ năm trước.
Về tình hình thu hút, đầu tư: Trong những năm qua công tác xúc tiến, thu hút đầu tư mặc dù được
quan tâm thực hiện, song kết quả chưa đạt như mong muốn; Phương pháp, cách thức xúc tiến đầu tư
chưa có sự đổi mới, thiếu tính đột phá. Do đó, trong những năm qua tỉnh chưa thu hút được các dự
án đầu tư từ các nước phát triển (Nhật, Mỹ, Hàn Quốc, Đức …) hoạt động trên các lĩnh vực có hàm
lượng chất xám và giá trị gia tăng cao; Các dự án quy mô nhỏ do các nhà đầu tư đến từ Trung Quốc
thường có tiến độ giải ngân thực hiện dự án chậm cơng tác quản lý tài chính, phản ánh nghiệp vụ thu
chi chưa được thực hiện tốt, ý thức chấp hành chế độ báo cáo kém. Nhiều dự án đã thực hiện đầu tư,
song hầu như không hoạt động, hiệu quả sử dụng đất kém, ảnh hưởng trực tiếp đến mơi trường đầu
tư, tuy nhiên các cơ chế, chính sách và áp dụng các chế tài xử lý đối với các doanh nghiệp này cịn
gặp nhiều khó khăn, lúng túng. Nguồn lao động đáp ứng yêu cầu để cung ứng cho các dự án đầu tư
lớn còn thiếu.
Trong quý IV năm 2015 tỉnh Lào Cai khơng có dự án FDI nào được cấp mới. Lũy kế đến thời điểm
báo cáo tỉnh Lào Cai có 27 dự án FDI cịn hiệu lực với tổng vốn đầu tư đăng ký đạt 505 triệu USD,

vốn điều lệ đạt 158,3 triệu USD. Các dự án FDI này phân bổ chủ yếu tại Khu kinh tế cửa khẩu Lào
Cai, các khu, cụm công nghiệp và các huyện Bảo Thắng, Văn Bàn, Sa Pa.
Hoạt động xây dựng
Giá trị sản xuất xây dựng năm 2015 theo giá hiện hành ước tính đạt 7.952,02 tỷ đồng, bao gồm: Khu
vực nhà nước đạt 420,02 tỷ đồng, chiếm 5,28%; khu vực ngoài nhà nước 7.532,01 tỷ đồng, chiếm
94,72%. Trong tổng giá trị sản xuất, giá trị sản xuất xây dựng cơng trình nhà ở đạt 2.073,7 tỷ đồng;
cơng trình nhà khơng để ở đạt 758,52 tỷ đồng; cơng trình kỹ thuật dân dụng đạt 4.565,63 tỷ đồng;
hoạt động xây dựng chuyên dụng đạt 527,17 tỷ đồng.
Giá trị sản xuất xây dựng năm 2015 theo giá so sánh 2010 ước tính đạt 5.960,55 tỷ đồng, tăng 8,64%
so với cùng kỳ năm 2014, bao gồm: Khu vực nhà nước đạt 314,74 tỷ đồng, tăng 8,6%; khu vực ngoài
nhà nước đạt 5.645,81 tỷ đồng, tăng 8,64%. Trong tổng giá trị sản xuất, giá trị sản xuất xây dựng
cơng trình nhà ở đạt 1.554,36 tỷ đồng, tăng 18,03%; cơng trình nhà khơng để ở đạt 588,29 tỷ đồng,
tăng 23,46%; cơng trình kỹ thuật dân dụng đạt 3.424,07 tỷ đồng, tăng 10,45%; hoạt động xây dựng
chuyên dụng đạt 393,83 tỷ đồng giảm 33,6%.
Năm 2015, trên địa bàn tồn tỉnh có 319 cơng trình được khởi cơng mới, đến nay đã hồn thành thủ
tục khởi cơng 237 cơng trình, cịn lại 82 cơng trình vẫn cịn một số vướng mắc nên chưa thể khởi
công. Các công trình chuyển tiếp đang được đẩy nhanh tiến dộ thi cơng: Cơng trình đường Bản DềnThanh Phú (huyện Sa Pa) đi Tả Thàng-Xuân Giao-Quốc lộ 4E-Phú Nhuận (huyện Bảo Thắng); cơng
trình đường Trần Hưng Đạo kéo dài, thành phố Lào Cai; cơng trình đường vào xã Nậm Tha đoạn
Nậm Tha-Phong Dụ; cơng trình cầu Ngịi Đum nối đường Ngơ Quyền với khu đơ thị mới thành phố
Lào Cai; cơng trình đường Sơn Hà-Cam Cọn; cơng trình cầu Giang Đơng; đường nối hai cửa khẩu
(cửa khẩu Quốc tế Lào Cai với cửa khẩu Quốc tế đường bộ số 2 Kim Thành); cơng trình bến xe
huyện Văn Bàn... Các chủ đầu tư cần rà soát, đánh giá lại các nhà thầu, cương quyết thanh lý hợp
đồng đối với những nhà thầu vi phạm hợp đồng, không đảm bảo yêu cầu. Phối hợp, chỉ đạo đẩy
nhanh tiến độ các cơng trình quan trọng trên địa bàn để hoàn thành theo kế hoạch như: Đường cao
tốc Nội Bài- Lào Cai (đoạn 19 Km do tỉnh Lào Cai làm chủ Đầu tư); cơng trình Cáp treo lên đỉnh Pan
Xi Păng; các cơng trình kè sơng suối biên giới; các cơng trình khác trên địa bàn.
Thương mại dịch vụ và giá cả
Bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng
Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tháng 12 năm 2015 ước đạt 1.102,44 tỷ đồng, so với
tháng trước tăng 2,31% (tăng 24,9 tỷ đồng).

Trong tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ thì tổng mức bán lẻ hàng hoá tháng 12 ước
đạt là 832,09 tỷ đồng, so với tháng trước tăng 2,8% (tăng 22,65 tỷ đồng). Tổng mức bán lẻ hàng hoá
tháng 12 tăng so với tháng trước ở hầu hết ở các nhóm hàng hố như sau: Nhóm xăng dầu các loại
ước đạt 123,07 tỷ đồng, tăng 6,01% (tăng 6,98 tỷ đồng); nhóm gỗ và vật liệu xây dựng ước đạt 97,78
tỷ đồng, tăng 3,06% (tăng 2,9 tỷ đồng); nhóm hàng hóa khác ước đạt 31,21 tỷ đồng, tăng 2,51% (tăng
0,76 tỷ đồng) và nhóm sửa chữa xe có động cơ, mơ tơ, xe máy ước đạt 19,96 tỷ đồng, tăng 3,44%
(tăng 0,66 tỷ đồng)… Nguyên nhân doanh thu các nhóm ngành hàng tăng so với tháng trước là do
nhu cầu tiêu dùng hàng hóa phục vụ người dân tăng; một số nhóm hàng hóa phục vụ cho sản xuất
được tiêu thụ tăng do các đơn vị đẩy nhanh tien độ sản xuất kinh doanh cuối năm, Mặt khác, giá cả
thị trường tương đối ổn định, các mặt hàng lương thực, thực phẩm giảm giá ...


Doanh thu hoạt động dịch vụ (bổ sung 3 dịch vụ: Dịch vụ chuyên môn khoa học công nghệ, dịch vụ
tài chính; dịch vụ thơng tin truyền thơng trừ dịch vụ lưu trú, ăn uống và du lịch lữ hành) tháng 12
ước đạt 131,868 tỷ đồng, so với tháng trước tăng 0,63% (tăng 0,83 tỷ đồng). Trong 10 nhóm ngành
kinh tế hoạt động đều có doanh thu tăng, cụ thể chi tiết từng nhóm ngành như sau: Dịch vụ hành
chính và dịch vụ hỗ trợ ước đạt 9,59 tỷ đồng, so với tháng trước tăng 0,9% (tăng 0,09 tỷ đồng); nhóm
dịch vụ giáo dục và đào tạo ước đạt 4,42 tỷ đồng, tăng 0,73% (tăng 0,03 tỷ đồng); nhóm dịch vụ y tế
ước đạt 2,28 tỷ đồng, tăng 0,66% (tăng 0,02 tỷ đồng); nhóm nghệ thuật vui chơi giải trí ước đạt 44,05
tỷ đồng, tăng 2,4% (tăng 1,03 tỷ đồng); nhóm dịch vụ sửa chữa máy tính, đồ dùng cá nhân và gia
đình ước đạt 3,69 tỷ đồng, tăng 0,77% (tăng 0,03 tỷ đồng); nhóm dịch vụ chun mơn, khoa học và
công nghệ ước đạt 24,46 tỷ đồng, tăng 2,3% (tăng 0,55 tỷ đồng); nhóm dịch vụ thơng tin truyền thông
ước đạt 3,85 tỷ đồng, tăng 2,12% (0,08 tỷ đồng) và nhóm dịch vụ khác ước đạt 10 tỷ đồng, tăng
1,99% (tăng 0,2 tỷ đồng). Nguyên nhân các nhóm dịch vụ này tăng là do nhu cầu sử dụng dịch vụ của
người dân tăng. Riêng nhóm dịch vụ kinh doanh bất động sản ước đạt 23,746 tỷ đồng, giảm 4,6%
(1,15 tỷ đồng), nguyên nhân chủ yếu do việc kinh doanh bất động sản của Quỹ đầu tư Phát triển tỉnh
Lào Cai ký kết được ít hợp đồng kinh doanh.
Dự ước doanh thu hoạt động lưu trú, ăn uống, du lịch lữ hành tháng 12 năm 2015 ước đạt 138,48 tỷ
đồng, so với tháng trước tăng 1,04%, tăng ở nhóm dịch vụ ăn uống cịn nhóm dịch vụ lữ hành và hoạt
động hỗ trợ du lịch và nhóm dịch vụ lưu trú giảm do không phải mùa du lịch và do trong tháng khơng

có các lễ hội nên nhu cầu đi tham quan, du lịch của du khách giảm. Trong tổng doanh thu hoạt động
lưu trú, ăn uống, du lịch lữ hành, doanh thu dịch vụ lưu trú chiếm tỷ trọng 20,33%; dịch vụ ăn uống
chiếm 72,29%; dịch vụ lữ hành và hoạt động hỗ trợ du lịch chiếm 7,38%.
Tính chung 12 tháng năm 2015, tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ ước đạt 13.062,73 tỷ
đồng, tăng 8,78% so với cùng kỳ năm trước. Trong đó tổng mức bán lẻ tăng 8,65% (tăng 797,37 tỷ
đồng); doanh thu dịch vụ (được bổ sung 3 loại dịch vụ trừ dịch vụ lưu trú, ăn uống, du lịch lữ hành)
tăng 2,51% (tăng 36,03 tỷ đồng); doanh thu dịch vụ lưu trú, ăn uống, du lịch lữ hành tăng 16,36%
(tăng 221,22 tỷ đồng).
Xuất, nhập khẩu hàng hóa
Tổng kim ngạch xuất nhập khẩu qua Cửa khẩu Quốc tế đường bộ và đường sắt Lào Cai tháng
12/2015 ước đạt 146,675 triệu USD, so với tháng 11/2015 tăng 2,77% (tăng 3,947 triệu USD), so với
cùng kỳ năm trước tăng 116,85% (tăng 70,04 triệu USD). Các mặt hàng xuất nhập khẩu chủ yếu trong
tháng là quặng sắt, phân bón, hóa chất, máy móc thiết bị, gỗ ván bóc, giày dép, chè, rau quả và các
mặt hàng nông sản khác…
Kim ngạch xuất nhập khẩu của Lào Cai tháng 12/2015 ước đạt 43,92 triệu USD, so với tháng trước
tăng 2,53% (tăng 1,08 triệu USD), so với cùng kỳ năm trước bằng 74,29% (giảm 15,2 triệu
USD).Trong đó:
- Xuất khẩu: Kim ngạch xuất khẩu tháng 12/2015 ước đạt 18,46 triệu USD, so với tháng trước tăng
1,03% (tăng 0,19 triệu USD), các mặt hàng xuất khẩu chủ yếu là quặng sắt, gỗ ván bóc, giày dép,
chè, hàng nơng sản… So với cùng kỳ năm trước bằng 97,4% (giảm 0,49 triệu USD).
Tính chung lại kim ngạch xuất khẩu 12 tháng năm 2015 ước đạt 259,89 triệu USD so với cùng kỳ năm
trước bằng 76,15% (giảm 81,38 triệu USD), nguyên nhân chủ yếu là do chính sách biên giới của
Trung Quốc thay đổi, hạn chế xuất khẩu hàng hóa theo Cửa khẩu tiểu ngạch làm cho khối lượng hàng
hóa xuất khẩu của các doanh nghiệp Việt Nam giảm.
- Nhập khẩu: Kim ngạch nhập khẩu tháng 12/2015 ước đạt 25,46 triệu USD, so với tháng trước tăng
3,64% (tăng 0,89 triệu USD); so với cùng kỳ năm trước bằng 63,39% (giảm 14,71 triệu USD); các mặt
hàng nhập khẩu chủ yếu là các loại máy móc thiết bị, phân bón, hóa chất, hàng nơng sản được nhập
về từ Trung Quốc.
Tính chung lại kim ngạch nhập khẩu 12 tháng năm 2015 ước đạt 498,11 triệu USD, so với cùng kỳ
năm trước tăng 0,16% (tăng 0,78 triệu USD), chủ yếu tăng về mặt hàng như là phân bón, máy móc

thiết bị, hàng rau quả, bánh kẹo... được nhập về từ Trung Quốc.
Giá tiêu dùng
Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 12/2015 tại Lào Cai giảm 0,1% so với tháng trước; so với cùng kỳ
năm trước và cũng là so với tháng 12 năm trước bằng 99,89%; bình qn cùng kỳ bằng 99,90%.
Tháng 12 các nhóm hàng ít biến động, trong 11 nhóm hàng hóa và dịch vụ có 5 nhóm chỉ số ổn định,
3 nhóm có chỉ số giảm và 3 nhóm có chỉ số tăng nhẹ. Các nguyên nhân chính làm CPI tháng 12 giảm
là: Giá xăng dầu được điều chỉnh vào ngày 18/11 và ngày 3/12 làm giá bình qn trong kỳ tính giá
tháng 12: Xăng giảm 450 đ/lít, dầu diesel giảm 290 đ/lít (chỉ số nhóm xăng dầu giảm 3,45%) góp phần


làm giảm CPI chung tháng 12 khoảng 0,13%. Giá điện sinh hoạt giảm 1,46%, đóng góp làm CPI giảm
khoảng 0,03%. Giá dầu hỏa giảm 2,61%, giá nước sinh hoạt giảm và nguồn cung hàng lương thực
thực phẩm dồi dào đã góp phần làm giá cả ổn định và giảm. Các yếu tố làm tăng CPI trong tháng: Giá
gas được điều chỉnh tăng thêm 15.000 đ/bình 12 kg làm chỉ số của nhóm tăng 4,74%, góp phần làm
tăng CPI khoảng 0,04%.Thời tiết trong tháng đã có rét nên nhu cầu mua sắm quần áo giày dép tăng
làm chỉ số nhóm quần áo giày dép tăng cao nhất trong 11 nhóm hàng hóa dịch vụ (+0,26%). Mức
đóng góp làm tăng CPI khoảng 0,02%.
Tháng 12 giá vàng tại tỉnh giảm mạnh theo giá vàng thế giới và trong nước, bình quân giá vàng là
2,967 triệu đ/chỉ (giảm 3,95%). Ngược lại USD tăng 0,64% (bình quân là 22,513 nghìn đồng/USD) do
tác động từ nền kinh tế thế giới.
Hoạt động vận tải
Kết quả kinh doanh vận tải tháng 12/2015 ước đạt 179,35 tỷ đồng, so với tháng trước tăng
3,23%, so với cùng kỳ năm trước tăng 14,47%. Hoạt động vận tải tháng 12/2015 so với tháng
trước tăng ở cả vận tải hàng hoá và vận tải hành khách.
Về vận tải hành khách: Doanh thu ước đạt 10,68 tỷ đồng, so với tháng trước tăng 1,19%, khối lượng
hành khách vận chuyển ước đạt 480,98 nghìn lượt người (tăng 1,44%), hành khách luân chuyển ước
đạt 14.084,65 nghìn Ng.km (tăng 0,89%). Kết quả hoạt động vận tải hành khách tháng 12 năm 2015
tăng so với tháng trước do: Nhu cầu đi lại của người dân tăng. Khối lượng vận chuyển hành khách
trong tháng chủ yếu là khách đi làm ăn, buôn bán, tham quan, du lịch và cuối năm nên lượng khách đi
lại tăng. Vận chuyển hành khách trong tháng chủ yếu đi tuyến nội tỉnh và liên tỉnh. Các đơn vị vận

chuyển hành khách trong tháng có khối lượng tăng như: Công ty Trách nhiệm hữu hạn Thương mại
Thiên Hải; Công ty Trách nhiệm hữu hạn Vận tải Du lịch Hoàng Anh, Doanh nghiệp Vận tải Trần
Phương ... và các đơn vị hoạt động kinh doanh vận tải cá thể.
Tính chung cả năm 2015 so với cùng kỳ năm trước vận chuyển hành khách tăng 13,97%; Luân
chuyển hành khách tăng 15,47%, nguyên nhân là do năm 2015 có các ngày nghỉ lễ, Tết dài từ 8 - 9
ngày. Tỉnh Lào Cai có nhiều Lễ hội được tổ chức tại tỉnh như lễ hội Đền Thượng ở thành phố Lào Cai,
Đền Bảo Hà ở huyện Bảo Yên, Lễ hội đua ngựa ở huyện Bắc Hà, nên lượng khách đến đơng. Khối
lượng vận chuyển hành khách ước tính năm 2015 chủ yếu là khách trong tỉnh, ngoài tỉnh và khách
Quốc tế đi trong dịp Tết, khách đi lễ hội Đền, Chùa, khách đi tham quan, du lịch và khách đi làm ăn
bn bán.
Về vận tải hàng hố: Doanh thu vận tải hàng hoá ước đạt 138,94 tỷ đồng, so với tháng trước tăng
3,72%, khối lượng hàng hoá vận chuyển đạt 625,83 nghìn tấn (tăng 2,31%), khối lượng hàng hố
ln chuyển đạt 31.143 nghìn T.Km (tăng 3,17%).
Tính chung cả năm 2015 vận chuyển hàng hoá so với cùng kỳ năm trước tăng 20,3%; luân chuyển
hàng hóa tăng 18,63%, nguyên nhân là do nhu cầu vận chuyển hàng hoá của các đơn vị hoạt động
sản xuất kinh doanh đều tăng. Các đơn vị hoạt động vận tải ký được hợp đồng lớn tập trung chủ yếu
ở các doanh nghiệp ngoài Nhà nước và một số cơ sở cá thể hoạt động lớn. Các tuyến đường vận
chuyển hàng hoá của các đơn vị trong năm 2015 gồm có cả trong tỉnh và ngoài tỉnh: Tuyến đường
vận chuyển chủ yếu trong nội tỉnh như vận chuyển trong thành phố Lào Cai, vận chuyển tại bãi khai
thác quặng của Mỏ Apatít, tuyến Văn Bàn - Lào Cai ... Tuyến đường vận chuyển ngoài tỉnh như Lào
Cai - Hải Phòng, Lào Cai - Phú Thọ, Lào Cai - Thái Nguyên. Hàng hoá vận chuyển chủ yếu trong năm
2015 là hàng hoá xuất nhập khẩu như phân bón, hố chất, quặng, đất, đá, vật liệu xây dựng và hàng
hoá khác.
Doanh thu dịch vụ vận tải: Tháng 12 ước đạt 29,73 tỷ đồng, so với tháng trước tăng 1,71%, so với
cùng kỳ năm trước giảm 5,97%. Nguyên nhân giảm là do trong đầu tháng 12 tình hình xuất nhập khẩu
qua biên giới bị hạn chế, bởi bên phía Trung Quốc cấm nhập khẩu một số mặt hàng nông sản ở các
Cửa khẩu tiểu ngạch nên lượng hàng hóa bị giảm. Tính chung cả năm 2015 doanh thu dịch vụ ước
đạt 327,67 tỷ đồng, tăng 6,79% so với cùng kỳ năm trước. Về hoạt động bốc xếp, dịch vụ hỗ trợ vận
tải trong năm 2015 chủ yếu là dịch vụ bốc xếp vận chuyển bằng đường bộ và đường sắt, các sản
phẩm chủ yếu là bốc xúc quặng, đất đá, phân bón, vật liệu xây dựng và hàng hố khác.

Bưu chính viễn thơng
Tổng số th bao điện thoại năm 2015 ước tính đạt 617,651 nghìn th bao, tăng 6,35% so với cùng
kỳ năm 2014, trong đó số thuê bao cố định đạt 36,71 nghìn thuê bao, bằng 91,57%; số thuê bao di
động đạt 580,94 nghìn thuê bao, tăng 7,44%.
Tổng doanh thu viễn thơng năm 2015 ước tính đạt 680 tỷ đồng, tăng 48,4% so với cùng kỳ năm 2014.


Tài chính, tín dụng
Tổng thu ngân sách nhà nước từ đầu năm đến thời điểm 15/12/2015 ước tính đạt 5.500 tỷ đồng,
bằng 100% dự toán HĐND tỉnh, UBND tỉnh giao (dự tốn điều chỉnh), trong đó thu nội địa đạt 3.500 tỷ
đồng, tăng 6,1%; Trong thu nội địa, thu từ kinh tế quốc doanh đạt 785 tỷ đồng, bằng 100%; thu từ doanh
nghiệp có vốn đầu tư nước ngồi 320 tỷ đồng, đạt 58,18%; thu khu vực công thương nghiệp ngoài quốc
doanh ước đạt 600 tỷ đồng, tăng 9,09%; thuế thu nhập cá nhân 87,3 tỷ đồng, tăng 16,4%; thuế bảo vệ
mơi trường 135 tỷ đồng, tăng 58,82%; thu phí, lệ phí 420 tỷ đồng, tăng 101,63% dự tốn điều chỉnh.
Tổng chi ngân sách nhà nước từ đầu năm đến thời điểm 15/12/2015 ước tính đạt 10.440 tỷ đồng, tăng
5,24% so với dự tốn năm, trong đó chi đầu tư phát triển 1.320,54 tỷ đồng, tăng 21,09% (riêng chi đầu
tư xây dựng cơ bản 295,12 tỷ đồng, bằng 100%); Chi thường xuyên ước đạt 6.593,557 tỷ đồng, tăng
6,72%; Chi trả nợ gốc và lãi vay 119,358 tỷ đồng, bằng 67,45%...
Hoạt động ngân hàng trong năm 2015 tiếp tục đối mặt với những khó khăn: Tỷ lệ nợ xấu mặc dù đã
giảm nhưng vẫn ở mức cao, chất lượng tín dụng chưa được như mong muốn. Tuy nhiên, các chỉ tiêu
đạt được trong năm qua cho thấy những tiến bộ nhất định trong việc thực hiện các chính sách tiền tệ
của ngân hàng: Tổng nguồn vốn huy động đến ngày 18/12/2015 đạt 32.876 tỷ đồng, tăng 28,8%
(7.354 tỷ đồng) so với cùng kỳ; tổng dư nợ đến ngày 18/12/2015 đạt 31.142 tỷ đồng, tăng 29,5%
(7.091 tỷ đồng) so với cùng kỳ, trong đó tổng dư nợ cho các đối tượng chính sách 1.836 tỷ đồng tăng
3,6% so với cùng kỳ. Các ngân hàng đã chủ động tăng cường công tác kiểm sốt chất lượng cơng tác
tín dụng, tích cực thu hồi nợ quá hạn, nợ xấu. Nợ xấu đến 18/12/2015: 53 tỷ đồng chiếm 0,2% trên
tổng dư nợ.
Một số vấn đề xã hội
Dân số, lao động việc làm
Dân số trung bình năm 2014 tồn tỉnh ước tính 674,53 nghìn người, tăng 1,41% so với năm 2014,

bao gồm dân số thành thị 154,928 nghìn người, chiếm
22,97%; dân số nơng thơn 519,602 nghìn
người, chiếm 77,03%; dân số nam 340,88 nghìn người, chiếm 50,54%; dân số nữ 333,65 nghìn
người chiếm 49,46%.
Lực lượng lao động từ 15 tuổi trở lên của tỉnh ước tính đến thời điểm 01/01/2016 là 466,34 nghìn
người, tăng 8,2 nghìn người so với cùng thời điểm năm trước, trong đó lao động nam chiếm 49,82%;
lao động nữ chiếm 50,18%.
Lao động từ 15 tuổi trở lên đang làm việc trong các ngành kinh tế năm 2015 ước tính 427,11 nghìn
người, tăng 3,51% so với năm 2014. Lao động từ 15 tuổi trở lên đang làm việc năm 2015 của khu vực
nông, lâm nghiệp và thủy sản chiếm 70,98% tổng số; khu vực công nghiệp và xây dựng chiếm 7,5%;
khu vực dịch vụ chiếm 21,53%.
Công tác đào tạo nghề và giải quyết việc làm mới được triển khai đồng bộ và đạt được nhiều kết quả:
Ước đến hết năm 2015 toàn tỉnh đã đào tạo được 15.681 người đạt 101% kế hoạch năm tăng 0,01%
so với cùng kỳ năm 2014 trong đó: cao đẳng, trung cấp nghề: 2.782 người bằng 98,3% KH năm; Sơ
cấp nghề và dạy nghề dưới 3 tháng: 12.899 người đạt 101% KH năm; Trong năm giải quyết việc làm
cho 12.170 lao động, đạt 105,3% KH, trong đó: Lao động nữ là 5.890 người.
Xuất khẩu lao động: Với mục tiêu chung là tiếp tục ổn định một số thị trường truyền thống; mở rộng
các thị trường có thu nhập cao cho người lao động, nên trong năm 2015 đã có 105 lao động xuất
cảnh đi làm việc ở các nước Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan và các thị trường khác.
Đời sống dân cư và đảm bảo an sinh xã hội
Năm 2015, tồn tỉnh có 2.105 hộ thiếu đói, chiếm 1,43% tổng số hộ, tương ứng với 8.823 nhân
khẩu thiếu đói, chiếm 1,38% tổng số nhân khẩu. Tỉnh Lào Cai đã tiếp nhận và phân bổ 294,345 tấn
gạo của Chính phủ trong đó: 162 tấn gạo cứu đói cho 2.790 hộ = 10.800 khẩu trong dịp Tết Nguyên
đán năm 2015 và 132,345 tấn gạo cho 2.105 hộ và 8.823 nhân khẩu thiếu đói dịp giáp hạt. Thiếu
đói chủ yếu tập trung ở các huyện Bảo Thắng, Sa Pa, Văn Bàn, Bắc Hà, Mường Khương... Để đời
sống nhân dân được ổn định và khơng có hộ nào bị đói trong dịp tết Nguyên đán Bính Thân năm
2016. Sở Lao động Thương binh và Xã hội tỉnh Lào Cai tổng hợp số hộ, số khẩu của 7/9 huyện,
thành phố có thiếu đói đề nghị Ủy ban nhân dân tỉnh Lào Cai hỗ trợ 155,310 tấn gạo cho 2.662 hộ
với 10.354 nhân khẩu. Riêng thành phố Lào Cai khơng có hộ thiếu đói và huyện Bát Xát tự cân đối
từ nguồn ngân sách cho 426 nhân khẩu với 4,26 tấn gạo của huyện.

Công tác an sinh xã hội tiếp tục nhận được sự quan tâm chỉ đạo của các cấp chính quyền từ trung
ương đến địa phương. Trong năm tổ chức các hoạt động thăm hỏi, tặng q các gia đình chính
sách, các đơn vị tập thể nhân dịp lễ, tết với tổng số 26.612 xuất quà, trị giá 7.032,458 triệu đồng;


Thực hiện mua 11.598 thẻ bảo hiểm y tế (trong đó 4.789 thẻ người có cơng, 1.011 thẻ thân nhân
người có cơng, 1.097 thẻ cựu chiến binh và thanh niên xung phong, 4.701 đối tượng). Phối hợp với
Ngân hàng Phát triển Việt Nam trao 1.000 xuất quà cho hộ nghèo có thành viên là đối tượng bảo
trợ xã hội, người có cơng và học sinh bán trú; trao tặng 242 xuất quà (500.000đ/xuất quà) cho các
gia đình thương binh, liệt sĩ, gia đình chính sách, có cơng với cách mạng tại các huyện nghèo, thực
hiện hỗ trợ làm nhà tình nghĩa cho 49 gia đình người có cơng với cách mạng, nâng tổng số gia đình
được hỗ trợ làm nhà năm 2015 là 59 nhà, với tổng số tiền 2.950 triệu đồng.
Giáo dục đào tạo
Kết quả thực hiện chia tách, sát nhập và thành lập mới một số trường học theo Đề án “Rà soát điều
chỉnh mạng lưới trường, lớp học”. Do đó, mạng lưới trường, lớp năm học 2015-2016 tiếp tục phát
triển, đặc biệt là giáo dục mầm non, đáp ứng nhu cầu học tập của con em các dân tộc trong tỉnh: Năm
học 2015-2016, tồn tỉnh có 667 cơ sở giáo dục mầm non, phổ thông và trung tâm DN&GDTX với
189.045 học sinh, học viên, trong đó: Mầm non 201 trường với 50.425 trẻ; Tiểu học: 231 trường,
3.935 lớp, 73.271 học sinh; THCS: 193 trường (THCS:103; TH&THCS: 12; PTDTNT: 4; PTDT bán trú:
71), 1.520 lớp, 44.142 học sinh; THPT: 32 trường, 505 lớp, 17.017 học sinh; 3 trường Cao đẳng (Cao
đẳng sư phạm, Cao đẳng cộng đồng và Cao đẳng nghề) và một trường Trung cấp chuyên nghiệp
(Trung cấp Y). Ngồi ra, có 15 trung tâm dạy nghề, 01 Trung tâm huấn luyện Thể dục – Thể thao, 20
Trung tâm và cư sở đào tạo Ngoại ngữ, tin học, 164 trung tâm học tập cộng đồng tại 164 xã, phường,
thị trấn.
Tỷ lệ chuyên cần ở cấp học mầm non, tiểu học được duy trì cao và ổn định đạt trên 98%, cấp THCS
đạt 96,2%, cấp THPT đạt trên 97%. Hiện tại, các cơ sở giáo dục đang tiếp tục vận động và tạo điều
kiện tốt nhất để số học sinh chưa ra lớp, học sinh bỏ học đi học.
Văn hóa, thể thao
Năm 2015, nhiều hoạt động văn hóa được tổ chức với quy mô lớn tại các địa phương như: chào mừng
các ngày kỷ niệm, các sự kiện chính trị quan trọng của tỉnh và đất nước; các hoạt động mừng Đảng

mừng Xuân năm 2015; Chương trình Dạ hội đón giao thừa; tổ chức thành cơng Lễ hội Đền Thượng,
tổ chức tốt Hội Báo Xuân Ất mùi 2015... Tổ chức 2 hoạt động diễn ra trước và trong tết Nguyên Đán,
gồm: Chợ văn hóa Lào Cai tổ chức tại Triển lãm Vân Hồ, những Ngày văn hóa Mơng, Dao tại Bảo
tàng dân tộc Việt Nam góp phần giới thiệu bản sắc văn hóa của nhân dân các dân tộc Lào Cai đến
với du khách trong và ngoài nước; lựa chọn các nghệ nhân thuộc 3 dân tộc: Hà Nhì (Bát Xát), Giáy
(Sa Pa), Phù Lá (Bắc Hà) tham gia hoạt động tham gia các hoạt động văn hóa, văn nghệ chào mừng
Đại hội đồng liên minh Nghị viện thế giới IPU - 132 tổ chức tại Việt Nam.
Thể thao quần chúng diễn ra sôi nổi trong năm 2015 với các hoạt động: Tham gia giải thể thao toàn
quốc; Đăng cai tổ chức thành công Hội thi thể thao gia đình tồn quốc. Trong năm đã tổ chức 28 đoàn
VĐV tham gia giải thi đấu khu vực và toàn quốc đạt 68 huy chương, trong đó 17 HCV, 24 HCB và 27
HCĐ. Hiện có 29 VĐV đạt đẳng cấp cấp cao gồm 2 kiện tướng và 27 VĐV cấp I. Tiếp tục duy trì các
lớp phong trào, các câu lạc bộ TDTT trên địa bàn tỉnh, phong trào thể dục thể thao các huyện, thành
phố, các trường học, các câu lạc bộ trên địa bàn của tỉnh tiếp tục phát triển, tăng cường các hoạt động hỗ
trợ, đẩy mạnh phong trào thể thao quần chúng tại cơ sở.
Tình hình dịch bệnh, ngộ độc thực phẩm
Trong năm 2015, các dịch bệnh lưu hành có tính chất địa phương xảy ra rải rác trên địa bàn tỉnh,
gồm: Quai bị: 747 ca, thủy đậu: 1.259 ca, cúm mùa: 28.262 ca; tăng so với cùng kỳ năm 2014. Số
trường hợp phơi nhiễm bệnh dại lớn, hầu hết đã được vận động đi tiêm phòng, số được tiêm phòng
vắc xin: 1.595, số tiêm huyết thanh: 229; số tử vong do bệnh dại: 04 ca (Sa Pa: 02 ca, Mường
Khương: 01 ca, Văn Bàn: 01 ca), điều tra xác định đều khơng đi tiêm phịng hoặc tiêm phịng muộn.
Tình hình dịch HIV trên địa bàn tỉnh: Tồn tỉnh có 201 người nhiễm HIV mới phát hiện (lũy kế: 2.792), số
còn người nhiễm HIV còn sống là 1.724; số bệnh nhân AIDS mới là 449 (lũy kế: 1.889), số bệnh nhân
AIDS còn sống là 821; số bệnh nhân AIDS tử vong mới là 211 (lũy kế: 1.068).
Tình hình ngộ độc thực phẩm: Khơng xảy ra vụ ngộ độc thực phẩm nhiều người mắc trong dịp lễ tết
và các sự kiện chính trị của tỉnh. Tuy nhiên, trong năm 2015, còn xảy ra 08 vụ ngộ độc thực phẩm cấp
tính tại các huyện: Bắc Hà (4), Mường Khương (2), Sa Pa (1) Văn Bàn (1); tổng số 49 người mắc, 01
người tử vong (tại Mường Khương, do ăn quả hồng châu). Nguyên nhân gây ngộ độc: quả rừng, rau
rừng, cá nục hấp sấy, tiết canh. Căn nguyên: Chất bảo quản thực phẩm, độc tố tự nhiên, nghi ngờ do
vi khuẩn.



Tai nạn giao thông
Trong tháng 12 (từ 16/11/2015 đến 15/12/2015), trên địa bàn toàn tỉnh đã xảy ra 8 vụ tai nạn giao thông
và va chạm giao thông đường bộ, làm 5 người chết và 7 người bị thương. Thiệt hại tài sản khoảng 60
triệu đồng. So với tháng trước, số vụ giảm 50%; số người chết giảm 29%; số người bị thương giảm
59%. So với cùng kỳ năm trước, số vụ tai nạn giao thông giảm 38%; số người chết tăng 25%; số người
bị thương giảm 56%.
Tính chung cả năm 2015, trên địa bàn toàn tỉnh đã xảy ra 115 vụ tai nạn giao thông và va chạm giao
thông đường bộ, làm 74 người chết và 159 người bị thương. So với cùng kỳ năm trước số vụ giảm
26%; số người chết tăng 25%; số người bị thương giảm 45%.
Thiệt hại do thiên tai
Thiên tai xảy ra trong năm 2015 làm ảnh hưởng đến sản xuất và đời sống dân cư của nhiều huyện,
thành phố trên địa bàn tỉnh. Theo báo cáo của Ban chỉ huy Phòng chống Lụt bão tỉnh Lào Cai và các
huyện, thành phố, trong năm 2015 tỉnh Lào Cai có 08 đợt mưa tuyết, mưa dông lốc và sét đánh gây ra
chết người, sạt lở tại một số tuyến đường giao thông trong tỉnh, trâu bò bị chết rét gây ảnh hưởng đến
các hoạt động dân sinh, kinh tế trên địa bàn tỉnh Lào Cai thiên tai đã làm chết 4 người, bị thương 4
người; 91 con gia súc bị chết; 01 ngôi nhà bị sập hồn tồn, 114 ngơi nhà bị đổ, hư hỏng và ảnh
hưởng do sạt lở đất; 37,4 ha diện tích lúa và 0,1 ha diện tích hoa màu bị ngập, hư hỏng; nhiều cơng
trình và các tuyến đường giao thơng bị sạt lở nghiêm trọng...Tổng giá trị thiệt hại do thiên tai gây ra từ
đầu năm ước tính khoảng 36,77 tỷ đồng.
Tình hình cháy nổ và bảo vệ mơi trường
Cơng tác tuyên truyền phòng, chống cháy nổ mặc dù được tăng cường nhưng tình trạng cháy, nổ vẫn
xảy ra tại một số địa phương. Theo số liệu tổng hợp của Cơng an tỉnh, tính từ thời điểm từ 16/11/2015
đến 15/12/2015 xảy ra 03 vụ cháy, lũy kế cả năm là 47 vụ cháy làm chết 01 người, làm bị thương 07
người, diện tích rừng bị cháy là 11,66 ha; thiệt hại về tài sản khoảng 2,74 tỷ đồng.
Trong tháng 12, cơ quan chức năng phát hiện và xử lý 02 vụ vi phạm môi trường. Lũy kế cả năm
2015 phát hiện 22 vụ và xử lý 19 vụ vi phạm môi trường, xử phạt 2,41 tỷ đồng nộp vào ngân sách
nhà nước.
Tóm lại: Năm 2015, mặc dù cịn nhiều khó khăn nhưng với sự chỉ đạo điều hành quyết liệt, kịp thời
của Tỉnh ủy, HĐND và UBND tỉnh; các cấp, các ngành đã triển khai thực hiện nghiêm túc chỉ đạo điều

hành của Chính phủ năm 2015 tại Nghị quyết số 01/NQ-CP ngày 03/01/2015; cùng với sự thống nhất,
quyết tâm cao của cấp ủy, chính quyền các cấp trong việc khắc phục khó khăn, đẩy mạnh sản xuất
kinh doanh, nên tình hình kinh tế - xã hội năm 2015 phát triển ổn định và đạt được nhiều kết quả. Sản
xuất nông nghiệp đảm bảo kế hoạch và mùa vụ; công tác phòng chống dịch bệnh cho gia súc, gia
cầm thực hiện có hiệu quả, giảm đáng kể thiệt hại cho nhân dân; chương trình nơng thơn mới được
triển khai tích cực, chất lượng có hiệu quả; sản xuất cơng nghiệp duy trì khá; thương mại nội địa ổn
định; du lịch phát triển; hoạt động vận tải đáp ứng tốt nhu cầu vận chuyển hành khách và hàng hóa;
thu ngân sách và huy động tín dụng đạt khá;... Lĩnh vực văn hóa, thơng tin, giáo dục được thực hiện
tốt; cơng tác chăm sóc, bảo vệ sức khỏe của nhân dân được đẩy mạnh; kiểm sốt tốt dịch bệnh trên
người; cơng tác đảm bảo an sinh xã hội và phúc lợi xã hội được đặc biệt quan tâm và triển khai có
hiệu quả; quốc phòng - an ninh được tăng cường, trật tự an tồn xã hội được giữ vững; cơng tác đối
ngoại đạt nhiều kết quả. Để thực hiện tốt mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội năm 2016, các cấp, các
ngành cần làm tốt những nội dung chủ yếu sau:
Tập trung chỉ đạo sản xuất lương thực, đảm bảo sự tăng trưởng cả về lượng và chất trên cơ sở
khai thác hợp lý và nâng cao hiệu quả sử dụng đất. Tiếp tục đẩy mạnh thâm canh, sử dụng giống
mới, bố trí cơ cấu giống, thời vụ hợp lý đảm bảo diện tích. Tập trung nâng cao chất lượng sản xuất
chè, duy trì vùng sản xuất chè đạt tiêu chuẩn VietGAP tại Mường Khương, Bảo Thắng, Bảo Yên để
sản xuất chè an tồn, từ đó nâng cao uy tín và giá thành sản phẩm chè của Lào Cai. Thực hiện tái
cơ cấu đàn vật nuôi theo lợi thế so sánh và thị trường; chuyển dần từ chăn nuôi nhỏ lẻ, phân tán
sang phát triển chăn nuôi tập trung theo mơ hình trang trại, gia trại, duy trì hình thức chăn ni nơng
hộ nhưng theo hình thức cơng nghiệp và ứng dụng cơng nghệ cao an tồn dịch bệnh. Đẩy mạnh áp
dụng thực hành nuôi trồng thủy sản tốt, ni trồng thủy sản có chứng nhận và truy xuất nguồn gốc
đối với một số sản phẩm chủ lực có giá trị cao như cá nước lạnh...Tiếp tục thực hiện cơng tác giao
đất, khốn rừng cho các hộ gia đình, các cộng đồng và tổ chức quản lý, bảo vệ. Tập trung quản lý
đất rừng sau kiểm kê rừng; khoanh nuôi tái sinh và bảo vệ rừng đặc dụng; chống chặt phá, cháy
rừng; bảo tồn đa dạng sinh học. Tổ chức đánh giá việc trồng thí điểm cây cao su trên địa bàn. Nâng
cao chất lượng giống cây trồng lâm nghiệp. Phát triển mạnh diện tích rừng sản xuất tạo vùng
nguyên liệu cho các Doanh nghiệp ở các huyện vùng thấp.



Tập trung tháo gỡ khó khăn cho các doanh nghiệp khai thác chế biến khoáng sản khi thị trường tiêu
thụ gặp khó khăn, giá bán thấp (đặc biệt về sản xuất của Nhà máy Gang thép Việt Trung). Kêu gọi thu
hút các dự án công nghệ cao; sử dụng công nghệ thân thiện với môi trường đầu tư và dự án chế biến
sâu hơn nữa các loại khoáng sản khai thác trên địa bàn. Đôn đốc, tạo điều kiện thuận lợi để đẩy nhanh
tiến độ đầu tư xây dựng và đưa vào hoạt động các dự án công nghiệp lớn có tác động đến sự phát triển
của tỉnh... Phối hợp với các tỉnh, thành trong khu vực để cung cấp nguyên liệu khoáng sản để phục vụ
cho các nhà máy chế biến sâu khống sản tại Lào Cai. Đơn đốc đẩy nhanh tiến độ 07 nhà máy thủy
điện dự kiến hoàn thành trong năm 2016. Ban hành cơ chế ưu đãi thu hút đầu tư xây dựng kết cấu hạ
tầng kỹ thuật các cụm công nghiệp. Triển khai đầu tư kết cấu hạ tầng kỹ thuật các CCN. Tập trung
phát triển nghề và làng nghề tiểu, thủ công nghiệp để tận dụng nguồn nguyên liệu và nguồn nhân
công tại chỗ, trực tiếp tạo công ăn việc làm và tăng thu nhập cho người lao động, mở rộng sản xuất
và đầu tư mới các cơ sở chế biến rượu đặc sản...
Thực hiện có hiệu quả cơng tác xúc tiến thương mại để thúc đẩy hoạt động xuất khẩu những mặt
hàng có lợi thế của tỉnh. Tăng cường công tác kiểm tra, kiểm soát thị trường, giá cả nhằm phát hiện
và xử lý kịp thời các hành vi buôn lậu, gian lận thương mại, sản xuất kinh doanh trái pháp luật; tăng
cường phối hợp kiểm tra, kiểm sốt vệ sinh an tồn thực phẩm và phòng chống dịch bệnh. Tập trung
phát triển du lịch tại Sa Pa, thành phố Lào Cai, Bắc Hà, Bát Xát với các loại hình độc đáo như du lịch
nghỉ mát, leo núi, văn hoá dân tộc, lễ hội truyền thống, sinh thái, tâm linh, thăm quan ruộng bậc
thang... Phối hợp với Bộ Giao thông vận tải để hoàn thành cải tạo nâng cấp đường sắt Hà Nội - Lào
Cai, các đường nối và hạng mục phụ trợ đường cao tốc Hà Nội - Lào Cai và 19 km đoạn qua TP Lào
Cai. Xúc tiến đầu tư sân bay Lào Cai, dự án đầu tư thủy điện kết hợp nâng cao năng lực vận tải
đường thủy trên sông Hồng... Tập trung chỉ đạo đẩy nhanh tiến độ các cơng trình quan trọng: đường
nối cao tốc Lào Cai – Sa Pa, đường vận chuyển quặng Quý Xa - Tằng Loỏng, đường tỉnh lộ 156 Kim
Thành - Ngòi Phát, cải tạo nâng cấp Quốc lộ 4E Xuân Giao - Phố lu, đường Sơn Hà - Thanh Phú,
đường Trần Hưng đạo kéo dài.
Quan tâm thiết thực tới vấn đề an sinh xã hội. Thực hiện các chương trình, giải pháp giảm nghèo,
thực hiện giảm nghèo đa chiều, bền vững. Đẩy mạnh công tác tuyên truyền thực hiện giảm nghèo đa
chiều. Đa dạng hoá các nguồn lực, đầu tư cơ sở hạ tầng thiết yếu phục vụ sản xuất và dân sinh ở các
huyện nghèo, xã nghèo gắn với xây dựng nông thôn mới. Đẩy mạnh công tác dạy nghề theo nhu cầu
thị trường với hình thức đào tạo tại chỗ, thực hiện tốt dạy nghề cho lao động nông thôn, các khu tái

định cư; gắn đào tạo với giải quyết việc làm và nhu cầu của các doanh nghiệp trong tỉnh.
Tập trung chỉ đạo thực hiện xây dựng nông thôn mới; phấn đấu năm 2016, có thêm 12 xã hồn thành
xây dựng nông thôn mới.
Tập trung nâng cao chất lượng giáo dục và các tiêu chí phổ cập giáo dục; thường xuyên duy trì số
học sinh đi học chuyên cần ở các xã vùng cao đạt từ 90% trở lên; nâng cao chất lượng dạy học các
giờ chính khóa; tăng cường chỉ đạo, tổ chức nâng cao chất lượng các hoạt động của các loại hình
trường, lớp học nội trú, bán trú. Phấn đấu xây dựng các trường này trở thành nòng cốt của giáo dục
vùng cao, vùng đồng bào dân tộc.
Tiếp tục nâng cao chất lượng chăm sóc và bảo vệ sức khỏe nhân dân. Tăng cường các biện pháp
giám sát, phòng chống, ngăn chặn sự lây lan các dịch bệnh nguy hiểm, các bệnh dịch phát sinh theo
mùa; thường xuyên giám sát dịch tễ, chủ động trong phòng chống dịch bệnh.
Đẩy mạnh Phong trào "Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa" gắn với bảo tồn, khai thác, phát
triển bản sắc văn hoá các dân tộc Lào Cai. Triển khai các chương trình xúc tiến du lịch và tổ chức các hoạt
động du lịch trên địa bàn.



×