Tải bản đầy đủ (.doc) (11 trang)

BÀI GIẢNG dân tộc học các HÌNH THỨC CỘNG ĐỒNG tộc NGƯỜI TRONG LỊCH sử và ở VIỆT NAM HIỆN NAY

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (141.06 KB, 11 trang )

1
MỞ ĐẦU
Nghiên cứu về các hình thức cộng đồng tộc người là vấn đề được các nhà
DTH đề cập từ rất sớm và đã hình thành các quan niệm, các khái niệm khác nhau
tùy theo cách đặt vấn đề khác nhau.
Cộng đồng tộc người là một loại cộng đồng người trong lịch sử, các với các
loại cộng đồng người theo tổ chức hành chính, gc, tầng lớp xh, nghề nghiệp, tôn
giáo, kinh tế…Vậy cộng đồng tộc người là gì? các hình thức biểu hiện của nó
ntn?...
Phần 1: CÁC HÌNH THỨC CỘNG ĐỒNG TỘC NGƯỜI TRONG
LỊCH SỬ
I. CÁC TIÊU CHÍ XÁC ĐỊNH CỘNG ĐỒNG TỘC NGƯỜI
A. KHÁI NIỆM CỘNG ĐỒNG TỘC NGƯỜI

Là một phạm trù lịch sử dùng để chỉ một tập đoàn người được hình thành
trong những điều kiện lịch sử nhất định, gắn bó với nhau bởi những quan hệ xã hội
trên các lĩnh vực nguồn gốc, ngôn ngữ, lãnh thổ, kinh tế, văn hóa, tâm lý theo
những đặc trưng, những tiêu chí chung nhất định.
B. CÁC TIÊU CHÍ ĐỂ XÁC ĐỊNH CỘNG ĐỒNG TỘC NGƯỜI

* Quan hệ về nguồn gốc:
Đây là tiêu chí quan trọng để phân biệt tộc người. Quan hệ nguồn gốc
tộc người được thể hiện ở ý thức tộc người, nó tạo ra khuôn mẫu chung, để phân
biệt những tộc người này với tộc người khác.
Ý thức tộc người được thể hiện ở DT, ở ý thức TG tín ngưỡng của tộc người.
Trong xã hội có giai cấp, ý thức tộc người mang tính giai cấp.
* Quan hệ về ngôn ngữ:
Là tiêu chí quan trọng mang tính bền vững để xác định cộng đồng tộc người.
Một tộc người, một dân tộc bao giờ cũng có ngôn ngữ làm công cụ, phương tiện
giao tiếp chung. Ngôn ngữ là yếu tố đầu tiên để phân biệt tộc người này, dân tộc
này với tộc người khác, dân tộc khác.


* Quan hệ về lãnh thổ:
Đây là điều kiện tự nhiên xã hội để tộc người xuất hiện tồn tại và phát triển.
Một tộc người bao giờ cũng sinh sống trên một lãnh thổ nhất định.
Do tác động của đkiện lịch sử mà lãnh thổ có thể có những thay đổi:


2
+ Bị thu hẹp lại: nhiều tộc người
+ Được mở rộng ra: người Hán
+ Bị mất hẳn: người Do Thái
 Từ những lý do trên, lãnh thổ được coi là tiêu chí quan trọng để xác định
cộng đồng tộc người.
* Quan hệ về kinh tế:
Do chung sống trên cùng một địa bàn => từng thành viên có cách ứng sử
giống nhau về ssinh hoạt kinh tế tạo thành cơ sở kinh tế chung.
Cơ sở kinh tế không chỉ là đặc trưng mà còn là nguyên nhân, điều kiện cho
sự ra đời, tồn tại của tộc người. Xét đến cùng, cơ sở kinh tế có vai trò quyết định
sự tồn tại, phát triển của các cộng đồng tộc người.
Chú ý: Cộng đồng tộc người trong quan hệ kinh tế có sự thay đổi theo quá
trình phát triển của lịch sử tộc người.
* Quan hệ về các đặc trưng sinh hoạt văn hóa:
Quá trình tồn tại, cách ứng sử của con người với tự nhiên-xã hội đã tạo ra
đặc trưng văn hóa riêng, bản sắc riêng của tưng tộc người. Những đặc trưng văn
hóa được truyền từ đời này sang đời khác tạo ra sự cố kết cộng đồng tộc người.
Trong xã hội có giai cấp, sinh hoạt văn hóa mang tính giai cấp.
* Quan hệ về tâm lý tộc người:
Mỗi một tộc người bao giờ cũng có tâm lý riêng, tâm lý ấy được hình thành
bởi những quan hệ xã hội.
Tâm lý tộc người tuy không quyết định nhưng nó là tiêu chí cần thiết để xác
định cộng đồng tộc người.

Tóm lại: Sự hình thành tộc người trong lịch sử bao giờ cũng gắn với điều
kiện lsử nhất định. Vì vậy, khi xác định cộng đồng tộc người bao giờ cũng phải căn
cứ vào những tiêu chí đã trình bày ở trên dù đó là hình thức cộng đồng người nào.
II. CÁC HÌNH THỨC CỘNG ĐỒNG TỘC NGƯỜI VÀ ĐẶC ĐIỂM CỦA
CHÚNG
A. HÌNH THỨC CỘNG ĐỒNG SƠ KHAI THỜI KỲ TIỀN NHÂN LOẠI

Đây là thời kỳ con người còn là bầy người nguyên thủy đang trong quá trình
chuyển hóa thành người hiện đại (người khôn ngoan). Là thời kỳ hình thức cộng
đồng người còn rất sơ khai.


3
- Về niện đại, đây là khoảng tgian từ khi bầy người nguyên thủy xhiện cách
nay từ 2-3 tr năm cho đến khi người hiện đại xuất hiện cách nay từ 5-4 vạn năm.
- Về đặc điểm:
+ Về mặt cơ cấu xh của bầy người nguyên thủy còn rất sơ khai. Sồng từng
bầy, hình thành nên nhiều nhóm.
+ Mối quan hệ giữa con người với TN-XH đang còn là một khối thống nhất
chưa tách bạch.
+ Là thời kỳ chuyển tiếp từ thừa hưởng kinh tế tự nhiên đến chế tác công cụ
lao động và biết trồng trọt.
+ Về quan hệ hôn nhân, lúc đầu là tạp hôn bừa bãi, sau đó chuyển sang giai
đoạn tạp hôn phân biệt lứa tuổi, thế hệ anh em, dần dần quan hệ hôn nhân giữa anh
chị em bị loại trừ. Là cơ sở xuất hiện hôn nhân ngoại tộc.
B. CÁC HÌNH THỨC CỘNG ĐỒNG TỘC NGƯỜI VÀ ĐẶC ĐIỂM CỦA
CÁC HÌNH THỨC TỔ CHỨC ĐÓ

Quá trình phát triển của xã hội loài người đã trải quan 4 loại hình cộng đồng
tộc người, đó là quá trình phát triển từ thấp đến cao theo quy luật đó là: Thị tộc, bộ

lạc, bộ tộc và dân tộc.
1. Hình thức tổ chức thị tộc:
* Khái niệm: Thị tộc là một tập thể người quan hệ vững chắc với nhau bằng
lao động chung và được cũng cố bằng quan hệ huyết thống (quan hệ dòng máu).
* Về vị trí: Là hình thức tổ chức đầu tiên của XH loài người và là hình thức
cộng đồng tộc người cơ bản, phổ biến của XH công xã nguyên thủy.
* Về đặc trưng: Quan hệ hôn nhân là ngoại hôn (đây là đặc trưng nổi trội
quan trọng nhất).
* Về niên đại:
Xuất hiện vào hậu kỳ đồ đá cũ cách nay khoảng 5-4 vạn năm. Nó tồn tại tới
cuối thời kỳ công xã nguyên thủy. XH loài người từ bầy người nguyên thủy
chuyển sang thị tộc là một bước nhảy vọt lớn, khác với giai đoạn nhảy vọt thứ nhất
từ bầy thú sang bầy người về chất lượng. Đây là giai đoạn xuất hiện con người hiện
đại Hômôsapieng và xh loài người thực sự trở thành một xh thực thụ.
* Về hình thức tồn tại: Có 2 hình thức cơ bản
- Thị tộc mẫu quyền:


4
Ngoại hôn đã sinh ra thị tộc. (Ban đầu tập thể nam bên này là chồng của tập
thể nữ bên kia => con không biết mặt cha mà do người mẹ sinh ra nuôi dưỡng, cai
quản -> vai trò người mẹ đứng đầu thị tộc).
Thị tộc mẫu quyền là giai đoạn phát triển cao nhất của chế độ công xã
nguyên thủy. Lúc này chưa có tư hữu và giai cấp.
Từ việc nghiên cứu thị tộc Irôqua (Bắc Mỹ), là thị tộc còn ở giai đoạn mẫu
quyền điển hình, Ăngghen đã rút ra 10 quan điểm của thị tộc mẫu quyền là:
+ Bầu và bãi miễn tù trưởng, thủ lĩnh quân sự bằng phổ thông đầu phiếu.
+ Thị tộc ngoại hôn.
+ Tài sản của thành viên chết để lại cho thị tộc
+ Các thành viên trong thị tộc có trách nhiệm giúp đỡ bảo vệ nhau

+ Thị tộc có tên gọi riêng
+ Thị tộc có quyền nhận người làm con nuôi, kể cả từ binh.
+ Thị tộc có nghi lễ tôn giáo chung
+ Thị tộc có nghĩa địa chung
+ Sở hữu tài sản là của chung và phân phối bình quân.
+ Cơ quan quyền lực cao nhất của thị tộc là đại hội dân chủ toàn thị tộc.
Về hôn nhân: Thị tộc mẫu quyền là hình thái ngoại hôn, mà tính chất là quần
hôn, hôn nhân tạm bợ lỏng lẻo.
Về kết cấu: Thị tộc gồm nhiều gia đình mẫu quyền cùng huyết thống, tồn tại
nhiều thế hệ anh em sống chung khoảng 50-100 người mà đứng đầu là người phụ
nữ có uy tín.
- Thị tộc phụ quyền
Thị tộc phụ quyền là giai đoạn kế tiếp của thị tộc mẫu quyền. Trong phạm vi
bài này ta nghiên cứu trong phạm vi quan điểm Mác xít thấy thị tộc phụ quyền có
những vấn đề cơ bản sau:
+ Nguyên nhân ra đời của thị tộc phụ quyền:
. Do LLSX phát triển -> từ nông nghiệp cuốc chuyển sang nnghiệp cày ->
cần sức khỏe của người đàn ông.
. Do sản xuất phát triển -> cần trao đổi hàng hóa.
. Do có của cải dư thừa muốn truyền lại cho đời con.
+ Về đặc điểm: (Cơ bản giống mẫu quyền chỉ khác):
. Quyền hành thuộc về người đàn ông -> phụ quyền theo dòng cha.


5
. Thị tộc phụ quyền quần hôn đã nhạt dần; có hôn nhân nội tộc trong trường
hợp cần giữ tài sản của thị tộc, song, hình thức hôn nhân phổ biến vẫn là ngoại
hôn.
. Lấy chồng cư trú bên chồng.
. Về tổ chức xh, mẫu quyền dừng lại ở liên minh bộ lạc, còn phụ quyền đã

xuất hiện bộ tộc; Chế độ tư hữu đã xuất hiện và đưa đến sự tan rã của xh công xã
hội nguyên thủy ở cuối gđ thị tộc phụ quyền.
2. Hình thức tổ chức bộ lạc:
* Khái niệm: Bộ lạc là cộng đồng người có chung nguồn gốc cư trú trong
một lãnh thổ nhất định và là sự hợp nhất của nhiều thị tộc.
* Về trình độ: Bộ lac vẫn nằm trong HTKT-XHCSNT
* Về đặc điểm:
+ Cùng huyết thống, công hữu về TLSX
+ Có tên gọi riêng
+ Có tiếng nói, tập quán, tín ngưỡng tôn giáo chung.
+ Cơ quan quyền lực cao nhất là hội đồng bộ lạc.
Như vậy, tuy cùng một gđ với chế độ thị tộc, nhưng xét về quy mô tổ chức
bộ lạc có phạm vi rộng hơn và có sự phát triển nhất định của nó trên tất cả các mặt.
3. Hình thức bộ tộc:
* Khái niệm: Là cộng đồng người có chung nguồn gốc, cư trú cùng một khu
vực, gần nhau về trình độ ptriển KT-XH và chấp nhận một thiết chế XH nhất định.
* Hình thái và tồn tại: Bắt đầu hình thành vào giai đoạn tan rã của chế độ
công xã thị tộc. Tồn tại trong 2 chế độ xã hội: CHNL&PK. Thời gian xuất hiện
cách nay 5-7 ngàn năm ở vùng trung cận đông, vùng bán đảo Ban căng, Ấn Độ và
Trung Quốc (có tài liệu cho rằng nơi xuất hiện sớm nhất là: Lưỡng hà, Ai Cập,
Tiểu á và Trung Quốc. )
* Nguyên nhân ra đời: do LLSX phát triển và sự xuất hiện của GC, Nhà
nước. Bộ tộc là một khối cộng đồng người có quan hệ về đất đai thay thế cho quan
hệ huyết thống đã bị phá vỡ do LLSX phát triển.
+ Do lực lượng sản xuất phát triển -> Công cụ kim khí ra đời -> loài người
bước sang một chế độ mới.


6
+ Sx phát triển -> có của cải dư thừa -> XH phân hóa giàu nghèo -> có

người chiếm đoạt của cải -> các bộ lạc liên minh để tồn tại bằng bộ tộc.
Chú ý: ở giai đoạn đầu- giai đoạn CHN Lệ, nô lệ là lực lượng sản xuất chủ
yếu nhưng nằm ngoài bộ tộc. Họ xuất hiện cùng sự tan rã của chế độ CXNT, hoặc
tù binh của các bộ tộc.
* Về đặc trưng: ( 4 đặc trưng)
- Là 1 qgia gồm 1 hoặc nhiều tộc người. Đứng đầu là một tộc người mạnh.
- Có bước phát triển mới cả qui mô, trình độ: Có cả quốc gia đa tộc người;
Có thiết chế thống trị bằng Nhà nước; Quan hệ mở rộng hơn.
- Trong nội bộ, mqh người - người phức tạp hơn, phân loại GC sâu sắc.
- Hướng phát triển mỗi quốc gia khác nhau:
+ Có sự phát triển công nghiệp khác nhau.
+ QL phát triển không đồng đều tác động không giống nhau.
Bộ tộc ở gđ CHNL là khối cộng đồng tộc người được xây dựng trên cơ sở
cộng đồng ngôn ngữ, đại vực cư trú, văn hóa và cộng đồng sơ khai về kinh tế.
Bước sang gđ chế độ pk, bộ tộc là khối cộng đồng người đã pt cao hơn. Hạt nhân
của bộ tộc ở thời kỳ PK là nông dân. Như vậy, bộ tộc ra đời, tồn tại và pt gắn liền
với một gđ lịch sử nhất định, đó là bước quá độ để chuyển sang một hình thức
cộng đồng khác cao hơn là dân tộc. Tuy nhiên, đó là một quá trình lịch sử tương
đối dài.
4. Hình thức cộng đồng dân tộc:
* Khái niệm: Là khối cộng đồng người ổn định được hình thành trong lịch
sử, dựa trên cơ sở cộng đồng về lãnh thổ, kinh tế, ngôn ngữ, tâm lý biểu hiện trong
cộng đồng văn hóa, ý thức dân tộc và tên gọi dân tộc mình.
* Về đặc trưng:
+ Cộng đồng về đất đai (cùng chung một lãnh thổ ổn định)
+ Cộng đồng về ngôn ngữ (thống nhất nngữ, có tiếng nói phổ thông)
+ Cộng đồng về kinh tế (qh kt thống nhất, gần gũi nhau về trình độ pt kt).
Khối cộng đồng kt chỉ được xác lập khi chế độ cát cứ pk bị thủ tiêu, hàng hóa pt,
có thị trường chung...
+ Cộng đồng về Văn hóa, ý thức DT.

* Nguyên nhân ra đời:
- DT là một phạm trù lsử, không phải là một liên minh cố định và bất biến.


7
+ Do LLSX phát triển => không còn tình trạng cát cứ, phát tán.
+ Ý thức dân tộc được hình thành.
- Thực tiễn cho thấy sự hình thành DT có sự khác nhau giữa 2 khu vực:
+ Ở phương Tây: gắn với sự ra đời của CNTB.
M-Ă, cũng như Lênin đều thống nhất khẳng định: Sự ra đời của DT gắn
với sự thắng lợi của CMTS, cơ sở kt của nó là do sx hàng hóa pt tạo ra một thị
trường rộng lớn và thống nhất, dựa trên cơ sở cộng đồng về ngôn ngữ văn hóa.
+ Ở phương Đông: DT ra đời trước CNTB gắn với chế độ phong kiến do 2
yếu tố sau chi phối.
. Do điều kiện KT-XH quy định PTSX Châu Á
. Do điều kiện thiên nhiên và yêu cầu chống giặc ngoại xâm.
Như vậy, sự ra đời của DT ở các nước phương Đông phần nhiều đó là sự
liên minh giữa các bộ lạc trong một khu vực nhất định.
Phần 2: CÁC HÌNH THỨC CỘNG ĐỒNG TỘC NGƯỜI Ở VN
I. SỰ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CÁC HÌNH THỨC CỘNG ĐỒNG
TỘC NGƯỜI Ở VN

Dựa vào các di chỉ văn hóa đã có được, các nhà KH đã khẳng định rằng cư
dân ở nước ta đã trải qua tất cả các hình thức cộng đồng người từ thấp đến cao.
* Bầy người nguyên thủy.
Nước ta được xác định là một trong những cái nôi của lịch sử loài người vì
vậy các nhà KH cho rằng đã có người tối cổ sinh sống.
Theo kết quả của các nhà khảo cổ học we đã tìm thấy răng người vượn ở
Bình Gia (LSơn) công cuộc thuộc thời đại công cụ đồ đá cũ. ở núi Đọ (Thanh
Hóa).

Đến hậu kỳ đồ đá cũ đã hình thành khối cộng đồng tộc người ở VN.
* Công xã thị tộc. Đây là hình thức tồn tại khá bền vững và trải qua 2 giai
đoạn: Mậu quyền và phụ quyền
- Thị tộc mẫu quyền tồn tại rất lâu dài vì vậy những tàn tích của nó vẫn còn
đến nay (tục cướp vợ, con cái lấy họ mẹ, phụ nữ được đề cao trong XH).
- Thị tộc phụ quyền: Mặc dù tồn tại thời gian không lâu nhưng những dấu
vết để lại khá rõ nét.
+ Tượng nam giới trong di chỉ Văn Điển. Lưỡi cày đồng tìm thấy ở Vạn
Thắng. Truyền thống hôn nhân và lấy họ cha còn lưu lại đến ngày nay.


8
- Về niên đại: Khoảng từ 11 ngàn->2 vạn năm.
* Hình thức bộ lạc- bộ tộc.
Là hình thức tồn tại khá phổ biến ở VN.
Đặc điểm nổi bật là hai hình thức này tồn tại đan xen khó phân định.
Các bộ lạc, bộ tộc người Việt, Mường, Tày, Thái, Nùng. Đặc biệt là các bộ
tộc Mường, Thái tồn tại đến tận CMT8.
- Về thời gian: Tương ứng với thời đại đồ đá mới và sơ kỳ thời kim khí. Về
niên đại cách ngày nay khoảng 4000 năm -> 11 ngàn năm.
* Hình thức cộng đồng dân tộc:
Về sự hình thành dân tộc VN, các nhà nghiên cứu cho rằng đây là vấn đề lâu
dài và rất phức tạp. Hiện tại vẫn còn nhiều ý kiến tranh luận cho rằng dt VN hình
thành vào những thời gian không giống nhau, chẳng hạn:
- Có người cho rằng thế kỷ VI
- Ông Nguyên Lương Bích cho rằng thế kỷ XI
- Đào Duy Anh cho rằng: Bắt đầu thế kỷ X và hoàn thành vào tk XV.
- Ông Trần Huy Liệu cho rằng hoàn thành vào thế kỷ XVIII
- Một số nhà sử học Pháp cho rằng hình thành vào TK XIX
- Theo quan điểm của Đảng ta và đa số các nhà nghiên cứu cho rằng: DTVN

có từ lâu đời. Quá trình hình thành dân tộc gắn liền với quá trình dựng nước và giữ
nước được chia làm 5 giai đoạn cơ bản sau:
+ Giai đoạn dựng nước: Cách ngày nay khoảng 4000 năm bằng việc tạo nên
các nhà nước của vua Hùng.
. Nhà nước Văn Lang là sự liên minh của 15 bộ lạc. Về niên đại chưa khẳng
định, song theo “ Đại lục sử ký toàn thư” thì vào năm 2879 (TCN)
. Nhà nước Âu Lạc là sự kết hợp của hai khối cư dân Âu Việt & Lạc Việt TK III (TCN)
 Âu Việt: Là tổ tiên người Tày-Thái sống ở miền núi
 Lạc Việt: Là tổ tiên người Việt Mường sống dưới xuôi.
Truyện về học 100 trứng của bà Âu cơ đã phản ánh điều đó.
Nhà nước Âu-Lạc là nhà nước khá hoàn chỉnh thời đó. Đứng đầu là vua An
Dương Vương. Trọng tâm là thành Cổ Loa, có niêm đại cách ngày nay khoảng
2500 năm.


9
Việc cố kết giữa các thành phần dân cư trong một quốc gia thông nhất tạo
cho người Việt cổ sớm hình thành ý thức dân tộc mở đầu cho xu thế chủ đạo trong
sự hình thành dân tộc VN.
+ Giai đoạn 2 : 10 thế kỷ đấu tranh giành độc lập dân tộc chống sự đồng hóa
của các tập đoàn phong kiến phương Bắc.
Kết quả: Dân tộc độc lập không bị đồng hóa; Dựng lên một ngôn ngữ độc
lập của người Việt; Giữ được sự ổn định về lãnh thổ; Ý thức quốc gia dân tộc
được củng cố; Vhóa không bị đồng hóa mà còn tiếp thu được tinh hoa VH TQ&Ấn
Độ
+ Giai đoạn 3 :giai đoạn phát triển cực thịnh của nhà nước PKVN
Củng cố nhà nước phong kiến tập quyền theo hướng quan liêu. KT, VH-XH
phát triển, ý thức cộng đồng. Lãnh thổ được mở rộng về phía Nam đến Ninh Thuận
(TK XIII vua Trần Thánh Tông thôn tính nước Chăm Pa)
+ Giai đoạn 4: giai đoạn mở rộng lãnh thổ như ngày nay:

TK XVIII, sau khi khởi nghĩa Tây sơn, nhà Nguyễn thôn tính Chiêm Thành.
Từ đó lãnh thổ quốc gia dân tộc cơ bản như hiện nay.
+ Giai đoan 5: Giai đoạn đấu tranh chốn CNĐQ thống nhất đất nước tạo
điều kiện hình thành loại hình dân tộc mới dân tộc XHCN
II. ĐẶC ĐIỂM CƠ BẢN VÀ XU HƯỚNG BIẾN ĐỔI CỦA CÁC CỘNG
ĐỒNG TỘC NGƯỜI Ở VN.
A. ĐẶC ĐIỂM CƠ BẢN CÁC CỘNG ĐỒNG NGƯỜI VN

Là 1 bộ phận của cộng đồng người tgiới, cộng đồng người VN mang đầy đủ
các đặc điểm của các cộng đồng trong lsử. Song, sinh ra và phát triển trong điều
kiện VN, cộng đồng người VN có những đđiểm riêng sau:
- Chế độ công xã nguyên thủy tồn tại kéo dài hàng vạn năm, kết cấu công xã
nguyên thủy khá bền vững mà tàn dư của nó còn tồn tại đến nay.
- Các hình thức tổ chức cộng đồng người mang tính đan xen. Hình thức thị
tộc bộ lạc, bộ tộc không hình thành riêng biệt thường đan vào nhau. (Vì ở VN
không có chế độ PK điển hình như ở Phương Tây)
- Về hình thức tổ chức các khối cộng đồng người ở mỗi giai đoạn có khác
nhưng về cơ bản vẫn là sự gắn kết bền vững giữa các cộng đồng người.


10
- Sự hình thành của các hình thức cộng đồng dân tộc mang tính đặc thù kểu
Phương Đông ( do PTSX Châu á chi phối)
- Chế độ công xã nông thôn tồn tại lâu đời và phổ biến qua các giai đoạn.
Quyền sở hữu ruộng đất là cơ sở xã hội bền vững. Điều này thể hiện rất rõ qua 2
mqh hình thức sở hữu và mqh giữa người với người.
+ Ruộng đất do làng xã quản lý chung khoảng 3/4 diện tích.
+ Thành viên công xã là LLSX chủ yếu; quan hệ bóc lột đã hình thành
nhưng là chế độ nô lệ gia trưởng.
- Nhà nước PK TW tập quyền được thiết lập sớm và là người sở hữu tối cao

về ruộng đất
+ Hệ thống quản lý xã hội được lập theo hệ thống dọc từ TW đến địa
phương lúc 4 cấp lúc 5 cấp.
+ Nhà nước định mức thuế và trực tiếp thúc và lao dịch.
- Kinh tế tập chung vào Nhà nước không mang tính lãnh địa, cát cứ như
Phương Tây.
- Về lãnh thổ cơ bản thống nhất trong quá trình tồn tại phát triển.
- Cuộc đấu tranh chống thiên nhiên và giặc ngoại xâm là yếu tố trực tiếp gắn
kết tính bền vững thống nhất tính cộng đồng DTVN.
+ Khí hậu nước ta là khí hậu nhiệt đới gió mùa (nóng ẩm, mưa nhiều)
+ Nước ta là nước nông nghiệp lúa nước -> nông nghiệp muốn phát triển
phải xây dựng các công trình thủy lợi.
+ Chúng ta phải thường xuyên chống giặc ngoại xâm.
B. XU HƯỚNG BIẾN ĐỔI CỦA CÁC CỘNG ĐỒNG TỘC NGƯỜI Ở VN

- Sự biến đổi diễn ra từ từ đan xen vào nhau, những dấu ấn của hình thức tổ
chức đã tồn tại dai dẳng ở các hình thức tổ chức sau. (Ngày nay một số vùng vẫn
còn tồn tại những dấu ấn của thị tộc mẫu quyền và phụ quyền)
- Xu hướng xuyên suốt sự vận động là sự hòa nhập gắn kết vào nhau trong 1
khối thống nhất (sự tồn tại độc lập của các hình thức chỉ là tương đối không rõ
nét).
- Ngày nay, bằng chính sách của Đảng và Nhà Nước tạo điều kiện ngày càng
đoàn kết gắn bó giữa các thành phần dân tộc trong dân tộc VN.


11
- Những thành tựu của cuộc cách mạng XHCN đã và đang tạo điều kiện để
các thành phần DT hòa nhập thống nhất vào cộng đồng dân tộc VN.
………………………………




×