Tải bản đầy đủ (.doc) (14 trang)

Thực trạng kết hôn có yếu tố nước ngoài ở Việt Nam hiện nay

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (134.62 KB, 14 trang )

A.LỜI MỞ ĐẦU
Trong xu thế toàn cầu hóa, “mở của hội nhập” như hiện nay, nhiều hoạt
động đã vượt ra ngoài biên giới quốc gia, hình thành các quan hệ dân sự có
yếu tố nước ngoài là điều tất yếu, và quan hệ hôn nhân và gia đình cũng
không phải là ngoại lệ. Chính vì thế mà nhu cầu muốn kết hôn với người nước
ngoài hay người nước ngoài sinh sống tại Việt Nam có nhu cầu kết hôn với
công dân Việt Nam ngày càng tăng. Nhưng không phải ai cũng hiểu biết rõ về
luật pháp Việt Nam, mà một khi đã ít hiểu biết về pháp luật thì dễ xảy ra
những hiểu lầm, có thể dẫn tới những hậu quả xấu. Một thực trạng đang xảy
ra trong những năm gần đây, các quan hệ hôn nhân có yếu tố nước ngoài mà
chủ yếu là với người Đài Loan, Hàn Quốc tăng nhanh và ngày càng trở nên
phức tạp. Thực tế cho thấy những người phụ nữ lấy chồng Đài Loan, Hàn
Quốc thường có tuổi đời từ 18 đến 25, phần lớn là phụ nữ nông thôn hoặc dân
nghèo thành thị và đa phần muốn đổi đời nhanh chóng. Không ít cha mẹ gả
con hoặc chính chị em quyết định kết hôn trong điều kiện khó khăn, muốn có
ngay khoản tiền phụ giúp gia đình. Trước thực trạng này, nhóm chúng em sẽ
thực hiện bài luận về vấn đề “Thực trạng kết hôn có yếu tố nước ngoài ở
Việt Nam hiện nay “.


B.NỘI DUNG
I. CƠ SỞ LÝ LUẬN:
1. Khái niệm và các trường hợp kết hôn có yếu tố nước ngoài.
Theo khoản 14 Điều 8 Luật HN&GĐ năm 2000 thì:
“Quan hệ hôn nhân và gia đình có yếu tô nước ngoài là quan hệ hôn nhân và
gia đình:
- Giữa công dân Việt Nam với người nước ngoài;
- Giữa người nước ngoài với nhau thường trú tại Việt Nam;
- Giữa công dân Việt Nam với nhau mà căn cứ xác lập, thay đổi và
chấm dứt quan hệ đó theo pháp luật nước ngoài hoặc tài sản liên quan tới
quan hệ đó ở nước ngoài .”


Ngoài ra, tại khoản 4 Điều 100 Luật HN&GĐ Việt Nam năm 2000 còn quy
định: "Các quy định của Chương này cũng được áp dụng đối với quan hệ hôn
nhân và gia đình giữa công dân Việt Nam với nhau mà một bên hoặc cả hai
bên định cư ở nước ngoài”.
Như vậy, theo pháp luật Việt Nam, yếu tố nước ngoài trong quan hệ
HN&GĐ được xác định dựa vào ba dấu hiệu sau: Chủ thể tham gia quan hệ
đó có ít nhất một bên là người nước ngoài hoặc công dân Việt Nam định cư ở
nước ngoài; sự kiện pháp lý là căn cứ phát sinh, thay đổi, chấm dứt quan hệ
đó xảy ra ở nước ngoài, theo pháp luật nước ngoài và cuối cùng là : khách thể
của quan hệ đó ở nước ngoài.
Quan hệ kết hôn là một bộ phận của hôn nhân – gia đình nói chung, vì vậy,
để xác định yếu tố nước ngoài trong quan hệ kết hôn ta dựa vào các dấu hiệu
để xác định yếu tố nước ngoài trong quan hệ hôn nhận Theo đó, kết hôn có
yếu tố nước ngoài là việc nam nữ xác lập quan hệ vợ chồng thuộc một trong
các trường hợp sau:
- Trường hợp thứ nhất, giữa công dân Việt Nam với người nước ngoài.
- Trường hợp thứ hai, giữa người nước ngoài với nhau thường trú tại
Việt Nam.


- Trường hợp thứ ba, hai công dân Việt Nam kết hôn với nhau ở nước
ngoài, theo pháp luật nước ngoài;
- Trường hợp thứ tư, hai bên nam và nữ đều là công dân Việt Nam
nhưng ít nhất một bên đang định cư ở nước ngoài vào thời điểm đăng kí
kết hôn.
Tóm lại, từ những phân tích trên đây có thể rút ra khái niệm kết hôn có yếu tố
nước ngoài là “ việc xác lập quan hệ vợ chồng giữa công dân Việt Nam với
người nước ngoài; giữa người nước ngoài với nhau thường trú tại Việt Nam;
giữa công dân Việt Nam với nhau ở nước ngoài, theo pháp luật nước ngoài
hoặc giữa công dân Việt Nam với nhau mà vào thời điểm đăng kí kết hôn có

ít nhất một bên đang định cư ở nước ngoài”
2. Các điều kiện kết hôn có yếu tố nước ngoài
2.1. Điều kiện về tuổi kết hôn
Theo quy định tại khoản 1 Điều 9 của Luật HN&GĐ Việt Nam năm 2000 thì
"nam từ hai mươi tuổi trở lên, nữ từ mười tám tuổi trở lên" được phép kết
hôn. Trong quan hệ hôn nhân có yếu tố nước ngoài thì điều kiện này cũng là
điều kiện đầu tiên áp dụng để xem xét tính hợp pháp của quan hệ hôn nhân có
yếu tố nước ngoài. Tại Nghị định số 68/2002/NĐ-CP quy định chi tiết thi
hành một số điều của Luật Hôn nhân và gia đình về quan hệ hôn nhân và gia
đình có yếu tố nước ngoài ngày 10/7/2002 quy định điều kiện kết hôn:
"1. Trong việc kết hôn giữa công dân Việt Nam với người nước ngoài,
mỗi bên phải tuân theo pháp luật của nước mình về điều kiện kết hôn; người
nước ngoài còn phải tuân theo quy định tại Điều 9 và Điều 10 của Luật Hôn
nhân và gia đình của Việt Nam về điều kiện kết hôn và các trường hợp cấm
kết hôn, nếu việc kết hôn được tiến hành trước cơ quan nhà nước có thẩm
quyền của Việt Nam.
2. Trong việc kết hôn giữa người nước ngoài với nhau tại Việt Nam,
trước cơ quan nhà nước có thẩm quyền của Việt Nam, mỗi bên phải tuân theo
pháp luật của nước mà họ là công dân hoặc thường trú (đối với người không


quốc tịch) về điều kiện kết hôn; ngoài ra, còn phải tuân theo quy định tại
Điều 9 và Điều 10 của Luật Hôn nhân và gia đình của Việt Nam về điều kiện
kết hôn và các trường hợp cấm kết hôn". (Điều 10)
Theo đó, khi tiến hành đăng kí kết hôn trước cơ quan có thẩm quyền của
Việt Nam thì nhười nước ngoài phải đồng thời đáp ứng điều kiện về tuổi kết
hôn theo pháp luật nước mà mình mang quốc tịch hoặc nơi cư trú và điều kiện
về tuổi kết hôn theo pháp luật Việt Nam.
2.2. Điều kiện về sự tự nguyện của hai bên nam nữ khi kết hôn
Tại khoản 2 Điều 9 Luật Hôn nhân và gia đình Việt Nam năm 2000 quy

định: "Việc kết hôn do nam và nữ tự nguyện quyết định, không bên nào được
ép buộc, lừa dối bên nào; không ai được cưỡng ép hoặc cản trở".
Để các trường hợp kết hôn có yếu tố nước ngoài đảm bảo được nguyên tắc
tự nguyện khi kết hôn, pháp luật Việt Nam cũng quy định về việc phỏng vấn
hai bên nam nữ trươc khi làm thủ tục đăng kí kết hôn. Đây là một khâu quan
trọng giúp cơ quan có thẩm quyền thực hiện việc thẩm tra sự tự nguyện của
các bên, phát hiện ngay từ giai đoạn đầu việc sai phạm điều kiện kết hôn để
có thể kịp thời xử lý các tình huống xấu có thể xảy ra. Từ đó, đảm bảo quyền
và lợi ích hợp pháp cho các bên nam nữ. Theo quy định tại Nghị định số
69/2006/NĐ-CP thì Sở Tư pháp tiến hành -phỏng vấn trực tiếp để làm rõ sự
tự nguyện kết hôn của hai bên, về khả năng giao tiếp bằng ngôn ngữ chung và
mức độ hiểu biết về hoàn cảnh của nhau.
2.3. Các trường hợp cấm kết hôn
Theo pháp luật hiện hành, có năm trường hợp cấm kết hôn:
- Cấm kết hôn đối với người đang có vợ hoặc có chồng;
- Cấm kết hôn đối với người mất năng lực hành vi dân sự;
- Cấm kết hôn đối với người có cùng dòng máu về trực hệ; giữa những
người có họ trong phạm vi ba đời;


- Cấm kết hôn giữa cha, mẹ nuôi với con nuôi; giữa người đã từng là
cha, mẹ nuôi với con nuôi, bố chồng với con dâu, mẹ vợ với con rể, bố dượng
với con riêng của vợ, mẹ kế với con riêng của chồng;
- Cấm kết hôn đối với người cùng giới tính.
Đây là những trường hợp luật quy định về kết hôn nói chung, nên cũng sẽ
phải được áp dụng đối với kết hôn có yếu tố nước ngoài. Tuy nhiên, quan hệ
kết hôn có yếu tố nước ngoài thực tế khá phức tạp, vì vậy mà ngoài việc xem
xét các cặp nam nữ muốn kết hôn có thuộc vào 5 trường hợp trên không, mà
quá trình phỏng vấn của Sở Tư pháp và quá trình xác minh của Công an về
tính xác thực của hồ sơ giấy tờ đăng ký kết hôn còn cần phải xác định được

mục đích thực sự của quan hệ kết hôn này, vì tình yêu và muốn tạo lập gia
đình, hay do sắp xếp, môi giới, vì mục đích kinh tế và nhập cư ... để giải
quyết việc cho hai bên kết hôn hay từ chối đơn đăng ký kết hôn.
3. Thủ tục kêt hôn có yếu tố nước ngoài
3.1. Hồ sơ đăng kí kết hôn
- Hồ sơ đăng kí kết hôn của mõi bên nam, nữ phải có đầy đủ các giấy tờ
gồm: Tờ khai đăng kí kết hôn, Giấy chứng nhận tình trạng hôn nhân, giấy xác
nhận tình trạng sức khoẻ, bản sao chứng minh thư nhân dân, bản sao sổ hộ
khẩu (khoản 3 Điều 1 Nghị định của Chính phủ số 69/2006/NĐ-CP sửa đổi,
bổ sung một số điều của Nghị định số 68/2002/NĐ-CP ngày 10 tháng 7 năm
2002 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Hôn nhân
và gia đình về quan hệ hôn nhân và gia đình có yếu tố nước ngoài)
- Đối với công dân Việt Nam đang phục vụ trong các lực lượng vũ trang
hoặc đang làm việc có liên quan trực tiếp đến bí mật Nhà nước thì ngoài
những giấy tờ phải nộp như quy định tại khoản 3 Điều 1 Nghị định
69/2006/NĐ-CP còn phải nộp giấy xác nhận của cơ quan, tổ chức quản lý
ngành, cấp trung ương hoặc cấp tỉnh, xác nhận việc người đó kết hôn với
người nước ngoài không ảnh hưởng đến việc bảo vệ bí mật Nhà nước hoặc
không trái với quy định của ngành. Trường hợp đăng kí kết hôn giữa công


dân Việt Nam thường trú ở khu vực biên giới với công dân của nước láng
giềng thường trú ở khu vực biên giới Việt Nam thì ngoài những giấy tờ đã
quy định chung, hai bên đương sự khi nộp hồ sơ đăng kí kết hôn cho UBND
cấp xã nơi thường trú của công dân Việt Nam tại khu vực biên giới còn phải
xuất trình giấy tờ được quy định tại khoản 3 Điều 69 của Nghị định
68/2002/NĐ-CP đó là: Công dân Việt Nam phải xuất trình giấy chứng minh
nhân dân biên giới, công dân nước láng giềng phải xuất trình giấy tờ tuỳ thân
do cơ quan có thẩm quyền của nước láng giềng cấp cho công dân nước đó
thường trú ở khu vực biên giới Việt Nam, đối với nguời trước đây đã có vợ

hoặc chồng nhưng đã ly hôn hoặc người vợ hoặc nguời chồng đó đã chết hoặc
bị tuyên bố là chết thì tuỳ truờng hợp cụ thể, đương sự còn phải xuất trình bản
án, quyết dịnh đã có hiệu lực pháp luật về việc ly hôn hoặc giấy chứng tử của
người vợ hoặc người chồng đó.
3.2. Thủ tục nộp, nhận hồ sơ
Khi nộp hồ sơ đăng kí kết hôn, cả hai bên đương sự phải có mặt. Trong
trường hợp có lý do khách quan mà một bên không thể có mặt được thì phải
có đơn xin vắng mặt và uỷ quyền cho bên kia đến nộp hồ sơ. Không chấp
nhận nộp hồ sơ đăng kí kết hôn qua người thứ ba.
Khi nhận hồ sơ đăng kí kết hôn, Sở Tư pháp kiểm tra tính đầy đủ và hợp lệ
của các giấy tờ trong hồ sơ; nếu hồ sơ chưa đầy đủ hoặc chưa hợp lệ thì
hướng dẫn đương sự hoàn thiện hồ sơ.
3.3. Trình tự giải quyết
Trình tự giải quyết việc đăng kí kết hôn có yếu tố nuớc ngoài tại Việt Nam
được quy định chi tiết tại khoản 4, khoản 5 Điều 1 Nghị định 69/2006/NĐCP sửa đổi, bổ sung Điều 16, Điều 18 Nghị định 68/NĐ-CP.
3.4. Lễ đăng kí kết hôn
Lễ đăng kí kết hôn được pháp luật quy định tại Điều 17 Nghị định 68/2002/
NĐ-CP và khoản 6 Điều 1 Nghị định 69/2006/NĐ-CP.
3.5 Nghi thức kết hôn


Ở Việt Nam, theo quy định tại Điều 11, Điều 14 Luật HN&GĐ Việt Nam
năm 2000, khoản 1 Điều 11 Nghị định 68/2002/NĐ-CP thì việc kết hôn phải
đựợc đăng kí và do cơ quan Nhà nước có thẩm quyền thực hiện theo nghi
thức do pháp luật quy định, mọi nghi thức kết hôn không tuân theo quy định
của pháp luật về đăng kí kết hôn đều không có giá trị pháp lý. Như vậy, ở
nước ta, nghi thức kết hôn duy nhất làm phát sinh quan hệ hôn nhân là nghi
thức dân sự. Đối với các trường hợp kết hôn có yếu tố nuớc ngoài, nghi thức
kết hôn được xác định theo pháp luật của nới tiến hành kết hôn. Do đó, việc
kết hôn có yếu tố nước ngoài nếu tiến hành ở Việt Nam thì phải thực hiện

nghi thức kết hôn dân sự theo quy định của pháp luật Việt Nam. Nếu việc kết
hôn đượp tiến hành ở nước ngoài thì tuân theo pháp luật nước sở tại. Quan hệ
hôn nhân này sẽ được công nhận là hợp pháp ở Việt Nam nếu thoả mãn các
điều kiện quy định tại khoản 1 Điều 20 Nghị định 68/2002/NĐ-CP.
II. NHỮNG VẤN ĐỀ THỰC TIỄN VỀ KẾT HÔN CÓ YẾU TỐ NƯỚC
NGOÀI TẠI VIỆT NAM.
1. Thực trạng kết hôn có yếu tố nước ngoài tại Việt Nam :
Trong đề tài nghiên cứu “ Đánh giá thực trạng tình hình phụ nữ Việt Nam
kết hôn với người Đài Loan và giải pháp” do Bộ tư pháp chủ quản thì số
lượng những trường hợp kết hôn có yếu tố nước ngoài rất lớn :
Chỉ tính từ năm 1994, khi Nhà nước ban hành Pháp lệnh Hôn nhân và gia
đình có yếu tố nước ngoài và Nghị định số 184-CP ngày 30/11/1994 đến đầu
năm 2001, đã có 66.141 trường hợp kết hôn với người nước ngoài, mà chủ
yếu là phụ nữ Việt Nam kết hôn với nam công dân thuộc 40 nước khác nhau
trên thế giới. Theo số liệu do phía Đài Loan cung cấp, cho đến năm 2002 đã
có khoảng từ 65.000 đến 66.000 cô dâu là người Việt Nam. Riêng ở Thành
phố Hồ Chí Minh có 10.175 phụ nữ kết hôn với người Đài Loan.
Còn trong đề tài : “Hôn nhân có yếu tố nước ngoài tại Thành phố Hồ Chí
Minh – thực trạng và phương hướng đổi mới” cũng do Bộ tư pháp chủ trì,
thì : phần lớn các trường hợp kết hôn là giữa công dân Việt Nam ở trong nước


với người nước ngoài và kết hôn giữa công dân Việt Nam với người Việt
Nam định cư ở nước ngoài (99,61%), trong đó, phụ nữ Việt Nam ở trong
nước chiếm 92%. Có 52 quốc gia và vùng lãnh thổ có công dân là chủ thể
tham gia vào quan hệ hôn nhân với công dân Việt Nam, phân bố theo 3 khu
vực chính: nhiều nhất là Khu vực các nước có nhiều người Việt Nam định cư
ở nước ngoài gồm Hoa Kỳ, Pháp, Úc, Canada; Thứ hai là kết hôn với nam
công dân Trung Quốc (Đài Loan); Còn lại là ở các quốc gia khác. Về độ tuổi
kết hôn của phụ nữ Việt Nam lấy chồng nước ngoài không có sự khác biệt

lớn, tuy nhiên, ở các cặp vợ chồng Đài -Việt, tuổi kết hôn của các cô gái Việt
Nam thường rất trẻ, độ tuổi chênh lệch lớn. Về dân tộc, gần một nửa phụ nữ
Việt Nam kết hôn với Đài Loan thuộc dân tộc Hoa (có tỷ lệ cao hơn tỷ lệ
chung).
Bên cạnh những trường hợp kết hôn có yếu tố nước ngoài đạt được mục
đích hôn nhân, trở thành cầu nối văn hóa, hữu nghị hợp tác giữa các dân tộc,
quốc gia, thì thực tế cho thấy, việc kết hôn có yếu tố nước ngoài nói chung,
việc phụ nữ Việt Nam lấy chồng nước ngoài còn rất nhiều hiện tượng xấu,
gây dư luận không tốt cho xã hội. Cụ thể như sau :
1.1 Môi giới hôn nhân bất hợp pháp:
Đây là hiện tượng nhiều tổ chức móc nối, “cò” trong việc tổ chức xem
mặt, tuyển chọn các cô gái Việt Nam, đặc biệt là ở các vùng sâu vùng xa kinh
tế khó khăn, điển hình là ở miền Tây phía Nam nước ta, các tổ chức này còn
có quan hệ làm ăn với các tổ chức môi giới hôn nhân nước ngoài.
“Việc nghiêm cấm hoạt động kinh doanh dịch vụ môi giới kết hôn hoặc
lợi dụng việc môi giới kết hôn có yếu tố nước ngoài đã được các Nghị định 68
và các nghị định hướng dẫn thi hành Luật Doanh nghiệp đề cập tới. Tuy
nhiên, trên thực tế, các doanh nghiệp dịch vụ môi giới hôn nhân vẫn tiếp tục
hoạt động dưới nhiều hình thức trá hình, tinh vi để lẩn tránh pháp luật và có
sự móc nối với các tổ chức, cá nhân nước ngoài hoạt động môi giới hôn nhân


(vì luật pháp Hàn Quốc, Đài Loan cho phép cá nhân, tổ chức được hoạt động
môi giới hôn nhân hợp pháp)”1.
Phần nào các tổ chức này vẫn còn tiếp tục hoạt động là do chế tài chưa
đủ mạnh, theo Nghị định 150/2005/NĐ –CP về xử phạt hành chính trong lĩnh
vực an ninh, trật tự, an toàn xã hội thì hành vi môi giới hôn nhân bất hợp pháp
sẽ bị phạt từ 1 đến 2 triệu, mức phạt quá ít so với số tiền mỗi lần môi giới hôn
nhân thành công kiếm được.
1.2 Hôn nhân không tự nguyện và không dựa trên tình yêu thực sự:

Đây cũng là hệ quả tất yếu từ tình trạng môi giới hôn nhân hoạt động bất
chấp quy định pháp luật. Các cá nhân, tổ chức môi giới vì lợi nhuận mà dụ dỗ,
lèo lái các gia đình gả con cho người ngoài.
Điển hình như ở Cần Thơ, trong thời gian vừa qua, khoảng tháng 9 năm 2012
đã có hàng loạt lá thư cầu cứu của các gia đình đã lỡ gả con cho người nước
ngoài. Các cô gái trong các gia đình này vì hoàn cảnh gia đình khó khăn, vì
nghĩa vụ báo hiếu cho gia đình mà buộc phải đồng ý lấy chồng nước ngoài để
gia đình có thể có một khoản tiền lớn.
Bên cạnh đó, những cuộc hôn nhân giống như trong những trường hợp trên
khó có thể xuất phát từ tình yêu và trách nhiệm thực sự, mà chỉ nhằm mục
đích kinh tế cho bản thân, gia đình, hoặc mong muốn được nhập cảnh ra nước
ngoài để làm giàu. Cá biệt, còn có những trường hợp người đang có chồng, có
vợ, lại ly hôn để kết hôn với người nước ngoài để có thể ra nước ngoài làm
việc, thay vì đi xuất khẩu lao động.
Những trường hợp như thế thì gia đình tuyệt nhiên không thể hạnh phúc,
cuộc sống hôn nhân vừa bất đồng về ngôn ngữ, ứng xử, bất đồng về suy nghĩ,
không có tình yêu nên thường nhanh chóng tan vỡ.
1.3 Cuộc sống hôn nhân của nhiều phụ nữ lấy chồng nước ngoài không được
bảo đảm
1

“Thực trạng việc đang ký kết hôn có yếu tố nước ngoài theo Nghị định 68/2002 và nghị định 69/2007” trên
thongtinphapluatdansu.edu.vn


Việc bảo đảm ở đây không đề cập đển vấn đề kinh tế, mà là bảo đảm về sự
an toàn sức khỏe, tính mạng cho họ. Nhiều phụ nữ mơ tưởng cuộc sống giàu
sang sau khi lấy chồng ngoại, nhưng thực tế lại phải làm lụng vất vả, hoặc bị
bạo hành, bị đánh đập, có trường hợp bị chính chồng mình giết chết ở Hàn
Quốc, Đài Loan ... Chưa kể rào cản ngôn ngữ đã ngăn cản họ tìm đến cơ

quan, tổ chức có thẩm quyền giúp đỡ, nên không còn cách nào khác ngoài
việc điện thoại hay thư từ kêu cứu về gia đình mình tại Việt Nam.
Nhiều người không chịu được đã ly hôn, trở về nước, số khác chịu đựng, đau
lòng hơn, là trường hợp của Võ Thị Minh Phương, người Hậu Giang, lấy
chồng Hàn Quốc được 8 năm và có 2 con, sau khi lấy chồng, cô đã tự học
tiếng Hàn và công việc ổn định ở Hàn Quốc, nhưng do bất đồng trong cuộc
sống gia đình, lại bị bạo hành, đánh đập nhiều do chồng vũ phu, ghen tuông,
nên đã cùng cả 2 con nhảy lầu tự tử hồi giữa tháng 11/2012.
1.4. Mua bán phụ nữ qua biên giới mang danh kết hôn có yếu tố nước ngoài:
Có không ít tổ chức, cá nhân mang danh môi giới hôn nhân để che giấu việc
mua bán người qua biên giới. Bản thân việc môi giới hôn nhân đã là trái pháp
luật, việc buôn bán người lại càng vi phạm pháp luật ở mức độ nghiêm trọng
hơn, và còn xâm phạm nghiêm trọng đến quyền con người.
Cũng trong vụ việc ở Cần Thơ, nhiều gia đình đã làm đơn gửi tới Cơ quan
Công an và các tổ chức bảo vệ phụ nữ nhờ can thiệp để cứu con gái trở về
nhà. Các cô gái lấy chồng nước ngoài cùng đợt đó tại Cần Thơ, ai may mắn
còn được trở thành vợ của một người, ai bất hạnh thì trở thành món hàng hóa
đem bán qua bán lại, làm vợ của nhiều người, hoặc bị ép làm việc ở các ổ mại
dâm dọc biên giới Việt Nam – Trung Quốc.
1.5. Từ phía cơ quan nhà nước : có sự gây khó dễ trong thủ tục đăng ký kết
hôn có yếu tố nước ngoài:
“Theo tổng kết của Vụ Hành chính tư pháp, khi giải quyết việc kết hôn có yếu
tố nước ngoài, cán bộ hộ tịch của các Sở Tư pháp có rất nhiều cách hiểu khác
nhau, dẫn đến việc áp dụng các quy định về thủ tục không thống nhất. Cùng


một việc, nhưng địa phương này giải quyết dễ dàng, địa phương khác lại gây
khó khăn, thậm chí không giải quyết, dẫn đến bức xúc trong dư luận. Chính vì
vậy, đã có trường hợp, đương sự phải làm động tác chuyển hộ khẩu từ địa
phương này sang địa phương khác mới được công nhận việc kết hôn.”2

Bên cạnh đó, còn hiện tượng các cán bộ tư pháp giải quyết chậm, phiền
nhiễu để đòi hỏi hoa hồng, lót tay,... khiến người nước ngoài muốn kết hôn tại
Việt Nam cũng phải ở lại khá lâu để giải quyết thủ tục, giấy tờ.
Hơn nữa, một phần hiện tượng môi giới hôn nhân vẫn còn tồn tại, là do
một số cán bộ biến chất, nhận phần trăm từ các cá nhân, tổ chức môi giới để
giải quyết nhanh chóng hồ sơ cho họ, mà không có sự xác minh kỹ càng lý
lịch, yêu cầu đăng ký kết hôn của các đương sự, dẫn đến nhiều trường hợp
đáng tiếc như đã kể trên.
2. Nguyên nhân của những tồn tại trên:
Có thể giải thích thực trạng trên bằng những điểm chính sau:
Thứ nhất, tình hình kinh tế nước nhà còn kém phát triển, đặc biệt là ở
các tỉnh vùng biên giới, vùng sâu, vùng xa, nên nhiều người đành lòng gả bán
con cho người nước ngoài để có một khoản tiền cưới để lo cho gia đình. Thực
tế cho thấy, nhiều nước như Trung Quốc hay Đài Loan, tỷ lệ nam nữ chênh
lệch khá lớn, hơn nữa muốn lấy đươc vợ cần phải có một khoản tiền rất lớn,
nên nhiều đàn ông đứng tuổi, hoặc có tật, bệnh thường tìm đến các miền quê
Việt Nam để lấy được một cô vợ với số tiền ít hơn rất nhiều.
Thứ hai, trình độ văn hóa không cao, dẫn đến hiểu nhầm rằng lấy
chồng nước ngoài, ra nước ngoài sống sẽ được sung sướng, nên ham muốn
đổi đời, mà không hiểu hết, lường trước được những tình huống thực tiễn sẽ
xảy ra.
Thứ ba, cơ quan tư pháp tiến hành hoạt động giải quyết kết hôn có yếu
tố nước ngoài chưa thấu hiểu và có cái nhìn đúng đắn cho các trường hợp giải
quyết, vì bên cạnh những trường hợp kết hôn còn thiếu hiểu biết, vì mục đích
2

“Thực trạng việc đang ký kết hôn có yếu tố nước ngoài theo Nghị định 68/2002 và nghị định 69/2007” trên
thongtinphapluatdansu.edu.vn



kinh tế, ... thì vẫn có rất nhiều cuộc hôn nhân xuất phát từ tình yêu thực sự,
nên các cán bộ tư pháp cần có cái nhìn đúng đắn để giải quyết phù hợp từng
trường hợp, không nên có cái nhìn quá cứng nhắc về mọi trường hợp lấy
chồng nước ngoài nói riêng, kết hôn có yếu tố nước ngoài nói chung.
III. NHỮNG ĐỀ XUẤT ĐỂ GIẢI QUYẾT THỰC TRẠNG TRÊN:
Thứ nhất, cần quan tâm hơn đến việc xây dựng các hiệp định hỗ trợ
tư pháp giữa các quốc gia với Việt Nam điều chỉnh về vấn đề kết hôn có yếu
tố nước ngoài, tạo nên một cơ chế bảo vệ chế độ hôn nhân cả trong và ngoài
lãnh thổ quốc gia. Về điều kiện kết hôn luật cũng cần phải quy định chặt chẽ
và đưa ra các điều kiện phù hợp hơn và mang tính đặc thù chứ không thể
giống như điều kiện kết hôn quy định trong Luật hôn nhân và gia đình hiện
nay áp dụng đối với trường hợp phụ nữ Việt lấy chồng nước ngoài.
Thứ hai, phải có các biện pháp thiết thực để bảo vệ người phụ nữ trong
quan hệ kết hôn với người nước ngoài :
+ Thay đổi mức phạt nặng hơn đối với hành vi môi giới hôn nhân, để
ngăn chặn thực trạng môi giới tràn lan như hiện nay.
+ Quá trình phỏng vấn của Sở tư pháp khi giải quyết yêu cầu kết hôn
cần có sự kết hợp với việc tuyên truyền pháp luật về hôn nhân gia đình và tìm
hiểu về mục đích kết hôn để có thể đưa ra lời khuyên đúng lúc cho các cô gái
người Việt hiểu lầm về việc lấy chồng nước ngoài là cơ hội để đổi đời.
+ Hoạt động của Cơ quan công an cần được tăng cường ngay từ giai
đoạn xác thực hồ sơ yêu cầu đăng ký kết hôn, có như vậy mới có thể ngăn
chặn những rủi ro sau khi kết hôn mà các cô gái Việt Nam đang gặp phải như
hiện nay.
+ Có sự quan tâm của các tổ chức xã hội bảo vệ phụ nữ và cơ quan
công an sau khi lễ kết hôn được tổ chứ

MỤC LỤC



A, LỜI MỞ ĐẦU
B, NỘI DUNG
I. CƠ SỞ LÝ LUẬN:
1. Khái niệm và các trường hợp kết hôn có yếu tố nước ngoài.
2. Các điều kiện kết hôn có yếu tố nước ngoài
2.1. Điều kiện về tuổi kết hôn
2.2. Điều kiện về sự tự nguyện của hai bên nam nữ khi kết hôn
2.3. Các trường hợp cấm kết hôn
3. Thủ tục kêt hôn có yếu tố nước ngoài
3.1. Hồ sơ đăng kí kết hôn
3.2. Thủ tục nộp, nhận hồ sơ
3.3. Trình tự giải quyết
3.4. Lễ đăng kí kết hôn
3.5 Nghi thức kết hôn
II. NHỮNG VẤN ĐỀ THỰC TIỄN VỀ KẾT HÔN CÓ YẾU TỐ NƯỚC
NGOÀI TẠI VIỆT NAM.
1. Thực trạng kết hôn có yếu tố nước ngoài tại Việt Nam :
1.1 Môi giới hôn nhân bất hợp pháp:
1.2 Hôn nhân không tự nguyện và không dựa trên tình yêu thực sự:
1.3 Cuộc sống hôn nhân của nhiều phụ nữ lấy chồng nước ngoài không được
bảo đảm
1.4. Mua bán phụ nữ qua biên giới mang danh kết hôn có yếu tố nước ngoài:
1.5. Từ phía cơ quan nhà nước : có sự gây khó dễ trong thủ tục đăng ký kết
hôn có yếu tố nước ngoài:
2. Nguyên nhân của những tồn tại trên:
III. NHỮNG ĐỀ XUẤT ĐỂ GIẢI QUYẾT THỰC TRẠNG TRÊN:

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO



1. Trường Đại học Luật Hà Nội, Giáo trình Luật hôn nhân và gia đình Việt
Nam, Nxb. Công an nhân dân, Hà Nội, 2009.
2. Đinh Thị Mai Hương, Bình luận khoa học Luật hôn nhân và gia đình
Việt Nam năm 2000, Nxb. Chính trị Quốc gia, Hà Nội – 2004.
3. Luật hôn nhân và gia đình Việt Nam năm 2000 và các văn bản liên quan
4. />5. Đề tài nghiên cứu cấp cơ sở “Hôn nhân có yếu tố nước ngoài tại thành
phố Hồ Chí Minh - Thực trạng và phương hướng đổi mới” của Sở Tư
pháp thành phố Hồ Chí Minh năm 2003, Nguyễn Thu Giang, Phó Giám
đốc Sở Tư pháp thành phố Hồ Chí Minh chủ nhiệm đề tài.
6. Đề tài cấp cơ sở “Đánh giá thực trạng tình hình phụ nữ Việt Nam kết
hôn với người Đài loan và giải pháp “- Viện Khoa học Pháp lý- TS.
Nguyễn Thuý Hiền, Cục trưởng Cục đăng ký giao dịch bảo đảm, Bộ Tư
pháp chủ nhiệm đề tài



×