SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BÌNH THUẬN Đề thi HK I năm học 2008-2009
Trường THPT BC Phan Chu Trinh Môn: Sinh học 10 (Ban cơ bản)
------------ Thời gian: 45’ (Không kể thời gian phát đề)
ĐỀ 1
Câu 1. Nêu hai loại prôtêin trong tế bào người và chức năng của chúng. (1đ)
Câu 2. Trình bày cấu trúc và chức năng của lục lạp. (1đ)
Câu 3. Thế nào là chuyển hóa vật chất ? Điểm khác nhau giữa đồng hóa và dị hóa là gì ? (1đ)
Câu 4. Nêu các điều kiện cần thiết để có thể vận chuyển chủ động các chất qua màng sinh chất (1đ)
Câu 5. Trình bày cấu tạo và chức năng của nhân tế bào. (1đ)
Câu 6. Khi cho tế bào vào nước đường thì hiện tượng gì sẽ xảy ra? Giải thích hiện tượng đó. (1đ)
Câu 7. Tại sao chỉ có 4 loại nuclêôtit nhưng các sinh vật khác nhau lại có những đặc điểm và kích thước
rất khác nhau ? (1đ)
Câu 8. Tại sao tế bào vi khuẩn có kích thước nhỏ lại có thể sinh sản và sinh trưởng nhanh hơn so với các
tế bào khác có cùng hình dạng nhưng kích thước lớn hơn ? (1đ)
Câu 9. Vì sao ATP được gọi là hợp chất cao năng ? (1đ)
Câu 10. Nêu điểm khác nhau giữa thực bào và ẩm bào. (1đ)
------HẾT------
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BÌNH THUẬN Đề thi HK I năm học 2008-2009
Trường THPT BC Phan Chu Trinh Môn: Sinh học 10 (Ban cơ bản)
------------ Thời gian: 45’ (Không kể thời gian phát đề)
ĐỀ 2
Câu 1. Trình bày cấu trúc và chức năng của ti thể. (1đ)
Câu 2. Khi cho tế bào vào nước đường thì hiện tượng gì sẽ xảy ra ? Giải thích hiện tượng đó. (1đ)
Câu 3. Trình bày nguyên lí của phương thức vận chuyển thụ động các chất qua màng sinh chất. (1đ)
Câu 4. Mô tả cấu trúc của màng sinh chất theo mô hình khảm động. (1đ)
Câu 5. Năng lượng là gì ? Trong tế bào, dạng năng lượng nào là chủ yếu; nó được tích lũy ở đâu ? (1đ)
Câu 6. Nêu điểm khác nhau về cấu trúc của tế bào nhân sơ và tế bào nhân thực . (1đ)
Câu 7. ADN và ARN khác nhau ở những đặc điểm nào ? (1đ)
Câu 8. So sánh xuất bào và nhập bào. (1đ)
Câu 9. Vì sao ATP được coi là đồng tiền năng lượng của tế bào ? (1đ)
Câu 10. Tơ nhện, sừng trâu, tóc, thịt gà, thịt heo và thịt bò đều được cấu tạo từ prôtêin nhưng chúng
khác nhau về rất nhiều đặc tính. Hãy cho biết sự khác nhau đó là do đâu ? (1đ)
------HẾT------
ĐỀ 1
Câu Nội dung Điểm
1
Hai loại prôtêin trong tế bào người và chức năng của chúng:
- Côlagen: cấu tạo nên các mô liên kết.
- Kháng thể: bảo vệ cơ thể.
0.5
0.5
2
Cấu trúc và chức năng của lục lạp:
- Cấu trúc:
+ Màng kép: màng ngoài và màng trong.
+ Chất nền:
Tilacôit (túi dẹt). Các tilacôit xếp chồng lên nhau → grana.
ADN và ribôxôm .
- Chức năng: tham gia quá trình quang hợp (nhờ có diệp lục có khả năng chuyển
đổi quang năng thành hóa năng).
0.25
0.5
0.25
3
- Chuyển hóa vật chất: tập hợp các phản ứng sinh hoá xảy ra bên trong tế bào.
- Dị hoá: phân giải các chất hữu cơ phức tạp thành các chất đơn giản → giải
phóng năng lượng.
- Đồng hóa: tổng hợp các chất hữu cơ phức tạp từ các chất đơn giản → tích lũy
năng lượng.
0.5
0.25
0.25
4
Để có thể vận chuyển chủ động các chất qua màng sinh chất thì cần phải có điều
kiện :
- Cần năng lượng ATP.
- Cần có prôtêin vận chuyển đặc hiệu.
0.5
0.5
5
- Cấu trúc:
+ Màng nhân: 2 lớp, trên có nhiều lỗ nhỏ.
+ Dịch nhân: chứa chất nhiễm sắc và nhân con.
- Chức năng: mang vật chất di truyền → điều khiển mọi hoạt động của tế bào.
0.25
0.25
0.5
6
* Khi cho tế bào vào dung dịch nước đường thì hiện tượng co nguyên sinh sẽ xảy
ra.
* Giải thích: dung dịch nước đường là môi trường ưu trương → khi cho tế bào
vào dung dịch nước đường thì nước trong tế bào sẽ di chuyển ra khỏi tế bào → tế
bào mất nước nên bị co nguyên sinh.
0.5
0.5
7
Tính đa dạng và đặc thù của ADN được quy định bởi số lượng, thành phần, trật tự
sắp xếp của các nuclêôtit trên ADN.
Nếu nêu được 2
ý → 0.75đ
8
Tế bào vi khuẩn có kích thước nhỏ → tỉ lệ S/V (diện tích bề mặt / thể tích) lớn →
tế bào trao đổi chất với môi trường nhanh → sinh sản và sinh trưởng nhanh hơn
so với các tế bào khác có cùng hình dạng nhưng kích thước lớn hơn.
0.5
0.5
9
ATP được gọi là hợp chất cao năng vì liên kết giữa 2 nhóm phôtphat cuối cùng
trong phân tử ATP dễ dàng bị cắt đứt để giải phóng năng lượng.
0.5
0.5
10
Điểm khác nhau giữa thực bào và ẩm bào:
- Thực bào: chất lấy vào là chất rắn.
- Ẩm bào: chất lấy vào là chất lỏng.
0.5
0.5
ĐỀ 2
Câu Nội dung Điểm
1
- Cấu trúc:
+ Màng kép:
Màng ngoài: không gấp nếp.
Màng trong: gấp nếp.
+ Chất nền: chứa ADN và ribôxôm.
- Chức năng: cung cấp năng lượng cho tế bào (ATP).
0.5
(Chỉ nêu màng
kép → 0.25đ)
0.25
0.25
2
* Khi cho tế bào vào dung dịch nước đường thì hiện tượng co nguyên sinh sẽ xảy
ra.
* Giải thích: dung dịch nước đường là môi trường ưu trương → khi cho tế bào
vào dung dịch nước đường thì nước trong tế bào sẽ di chuyển ra khỏi tế bào → tế
bào mất nước nên bị co nguyên sinh.
0.5
0.5
3
Dựa vào nguyên lý khuếch tán: các chất tan khuếch tán từ nơi có nồng độ chất
tan cao đến nơi có nồng độ chất tan thấp
0.5
0.5
4
Cấu trúc của màng sinh chất theo mô hình khảm động:
- Hai thành phần chính:
Photpholipit 2 lớp (kép).
Prôtêin: có 2 loại (prôtêin xuyên màng và prôtêin bám màng).
- Các thành phần khác: glicôprôtêin (dấu chuẩn), lipôprôtêin (thụ thể), côlestêrôn.
0.5
0.5
5
- Năng lượng: đại lượng đặc trưng cho khả năng sinh công.
- Hóa năng là dạng năng lượng chủ yếu của tế bào; được tích lũy trong các liên
kết hóa học.
0.5
0.25
0.25
6
Tế bào nhân thực Tế bào nhân sơ
- Có nhân hoàn chỉnh.
- TBC: có hệ thống nội màng, có
nhiều bào quan khác nhau có màng
bao bọc.
- Kích thước lớn.
- Chưa có nhân hoàn chỉnh.
- TBC: không có hệ thống nội màng,
không có các bào quan có màng bao
bọc.
- Kích thước nhỏ
0.25
0.5
0.25
7
- ADN: cấu tạo từ 2 chuỗi pôlinu, có nu Timin.
- ARN: cấu tạo từ 1 chuỗi pôlinu, có nu Uraxin
0.5
0.5
8
- Giống: đều làm biến dạng màng sinh chất.
- Khác: xuất bào: đưa các chất ra khỏi tế bào. Nhập bào: đưa các chất vào trong tế
bào.
0.5
0.5
9
ATP được coi là đồng tiền năng lượng của tế bào vì mọi hoạt động trong tế bào
đều cần dùng ATP: tổng hợp các chất hóa học cần thiết cho tế bào, vận chuyển
chủ động các chất qua màng, sinh công cơ học.
0.5
0.5
(Nêu đủ 3 chức
năng → 1đ)
10
Các prôtêin khác nhau thì khác nhau về số lượng, thành phần, trật tự sắp xếp của
các axit amin.
Nếu nêu được 2
ý → 0.75đ