Tải bản đầy đủ (.pdf) (19 trang)

50 bai tap chon loc chuyen de dot bien gen co loi giai chi tiet

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (699.28 KB, 19 trang )

50 BÀI TẬP CHỌN LỌC CHUYÊN ĐỀ
ĐỘT BIẾN GEN

Ngày 1/11/2016 sẽ cập nhật thêm 1000 bài tập từ đề thi thử 2016 học sinh lưu ý
để tải file về học cho trọn vẹn kiến thức
LÝ THUYẾT ĐỘT BIẾN GEN ( 27 CÂU )
Câu 1 : Đề thi thử THPT Quốc gia Chuyên Sư phạm năm 2015
Đột biến gen……..
A. Phát sinh trong nguyên phân của tế bào mô sinh dưỡng sẽ di truyền cho đời sau qua sinh sản
hữu tính
B. Phát sinh trong giảm phân sẽ được nhân lên ở một mô cơ thể và biểu hiện kiểu hình ở một phần
cơ thể
C. Thường xuất hiện đồng loạt trên các cá thể cùng loài sống trong cùng một điều kiện sống
D. Phát sinh trong giảm phân sẽ đi vào giao tử và di truyền được cho thế hệ sau qua sinh sản hữu
tính
Câu 2 : Đề thi thử THPT Quốc gia chuyên Hưng Yên năm 2015
Khi nói về đột biến gen, các phát biểu nào sau đây không đúng?
A. Đột biến thay thế một cặp nuclêôtit có thể dẫn đến kết thúc sớm quá trình dịch mã.
B. Đột biến điểm là dạng đột biến gen liên quan đến một cặp nuclêôtit.
C. Khi một đột biến làm thay đổi cấu trúc của gen sẽ luôn làm thay đổi cấu trúc của chuỗi
pôlipeptit tương ứng.
D. Đột biến gen có thể có lợi, có hại hoặc trung tính đối với thể đột biến.
Câu 3: Đề thi thử THPT Quốc gia chuyên Sơn Tây năm 2015
Phát biểu nào sau đây không đúng về đột biến gen cấu trúc?
A. Đột biến xảy ra ở vùng điều hoà có thể dẫn đến hậu quả là quá trình phiên mã không diễn ra
B. Đột biến gen không làm thay đổi vị trí của gen trên NST.
C. Đột biến ở trong vùng mã hoá của gen có thể làm sản phẩm của gen mất hoặc thay đổi về chức
năng.
D. Đột biến thay thế một cặp nuclêôtit xảy ra ở vùng mã hoá thường dẫn đến hậu quả là quá trình
phiên mã không diễn ra
Câu 4: Đề thi thử THPT Quốc gia Chuyên Sư phạm năm 2015


Đột biến nào sau đây có thể sẽ ảnh hưởng nhiều nhất đến polypeptide hoàn chỉnh ?
A. mất 50 nucleotide trong promoter.
B. mất bốn nucleotide ở đầu 5' trước promoter,

>> Truy cập để học Toán – Lý – Hóa – Sinh – Văn – Anh tốt nhất

1/ 18


C. mất ba nucleotide ở giữa intron thứ ba
D. Đột biến thay thế tạo ra bộ ba thoái hóa trong exon đầu tiên.
Câu 5: Đề thi thử THPT Quốc gia chuyên Biên Hòa năm 2015
Hiện tượng một kiểu gen có thể thay đổi kiểu hình trước các điều kiện môi trường khác nhau được
gọi là
A.sự thích nghi kiểu gen.

B.sự thích nghi của sinh vật.

C.sự mềm dẻo kiểu hình.

D.mức phản ứng

Câu 6 : Đề thi thử THPT Quốc gia Chuyên Sư phạm năm 2015
Khi nói về quan hệ giữa kiểu gen, môi trường và kiểu hình, nhận định nào sau đây không đúng?
A. Kiểu hình là kết quả sự tương tác giữa kiểu gen và môi trường
B. Kiểu hình của cơ thể chỉ phụ thuộc vào kiểu gen mà không phụ thuộc vào môi trường
C. Kiểu gen quy định khả năng phản ứng của cơ thể trước môi trường
D. Bố mẹ không truyền đạt cho con những tính trạng đã hình thành sẵn mà truyền đạt một kiểu
gen
Câu 7: Đề thi thử THPT Quốc Gia Chuyên Đại học Vinh năm 2015

Nhận xét nào sau đây không đúng về mức phản ứng?
A. Mức phản ứng là giới hạn thường biến của một kiểu gen trước những điều kiện môi trường khác
nhau.
B. Tính trạng số lượng thường có mức phản ứng rộng, tính trạng chất lượng thường có mức phản ứng
hẹp.
C. Năng suất vật nuôi, cây trồng phụ thuộc chủ yếu vào mức phản ứng ít phụ thuộc vào môi
trường.
D. Mức phản ứng của một tính trạng do kiểu gen quy định.
Câu 8: Đề thi thử THPT Quốc gia chuyên Hưng Yên năm 2015
Đối với những loài cây sinh sản sinh dưỡng, để có thể dễ dàng xác định được mức phản ứng của
một kiểu gen người ta sẽ
A. cắt các cành của một cây đem trồng trong điều kiện môi trường khác nhau rồi theo dõi các đặc
điểm của chúng.
B. cắt cành của các cây khác nhau đem trồng trong điều kiện môi trường khác nhau rồi theo dõi
các đặc điểm của chúng.
C. gieo hạt của một cây ở cùng một nơi rồi theo dõi các đặc điểm của chúng.
D. gieo hạt của một cây ở các địa điểm khác nhau rồi theo dõi các đặc điểm của chúng.
Câu 9: Đề thi thử THPT Quốc gia chuyên Nguyễn Tất Thành Yên Bái năm 2015
Giả sử A nằm trên NST quy định hoa màu đỏ. Do tác nhân đột biến làm phát sinh một đột biến lặn
a quy định hoa trắng. Ở trường hợp nào sau đây, kiểu hình hoa trắng sẽ nhanh chóng được biểu
hiện trong quần thể.
A. Các cá thể trong quần thể giao phấn ngẫu nhiên.

>> Truy cập để học Toán – Lý – Hóa – Sinh – Văn – Anh tốt nhất

2/ 18


B. Các cá thể trong quần thể không chịu tác động của chọn lọc tự nhiên.
C. Các cá thể trong quần thể tự thụ phấn.

D. Các cá thể trong quần thể sinh sản vô tính.
Câu 10: Đề thi thử THPT Quốc gia chuyên Hưng Yên năm 2015
Phát biểu nào sau đây không chính xác?
A. Sự bắt cặp sai trong nhân đôi ADN có thể không dẫn đến đột biến gen.
B. Thường biến xảy ra không liên quan đến kiểu gen.
C. Trong quá trình nhân đôi ADN, Acridin có thể gây thêm hoặc mất một cặp nucleotit bất kì.
D. Đột biến gen phát sinh trong quá trình nhân đôi ADN.
Câu 11: Đề thi thử THPT Quốc gia chuyên Hưng Yên năm 2015
Một người phụ nữ mắc bệnh di truyền hiếm gặp do đột biến gen lặn ở ti thể. Phát biểu nào sau đây
là chính xác về các con của người phụ nữ này?
A. Tất cả các con sinh ra đều bị bệnh.
B. Tất cả con trai đều bị bệnh, con gái không ai bị bệnh.
C. Nếu bố bình thường thì các con đều không bị bệnh.
D. Tất cả con gái bị bệnh, con trai không ai bị bệnh.
Câu 12: Đề thi thử THPT Quốc gia chuyên Nguyễn Tất Thành Yên Bái năm 2015
Một bệnh di truyền hiếm gặp ở người do gen trên ADN ti thể quy định. Một người mẹ bị bệnh
nhưng các con của bà ta có người bị bệnh, có người không. Nguyên nhân có thể là do
A. các gen trên ti thể dễ bị thay đổi về mức độ và cách thức biểu hiện.
B. ADN ti thể dạng vòng và phân li không đều về tế bào con.
C. tế bào có nhiều bản sao của cùng một gen và chúng có thể không được phân li đồng đều về các
tế bào con.
D. ADN ti thể dạng thẳng và phân li không đều về tế bào con.
Câu 13: Đề thi thử THPT Quốc gia Chuyên Sư phạm năm 2015
Ở một số loài thực vật, đã ghi nhận một số cá thể bị bạch tạng, toàn thân có màu trắng. Ở một số
loài như vạn niên thanh (chi Aglaonema) có hiện tượng lá xanh đốm trắng, nguyên nhân của hai
hiện tượng trên:
A. Lá đốm do sen trong lục lạp bị đột biến, bạch tạng do đột biến gen nhân
B. Lá đốm do đột biến gen nhân, bạch tạng do đột biên gen lục lạp.
C. Bạch tạng do gen đột biến, lá đốm do quy định của gen không đột biên.
D. Lá đốm do năng lượng ánh sáng chiếu vào lá không đồng đều

Câu 14: Đề thi thử THPT Quốc gia chuyên Biên Hòa năm 2015
Một đột biến gen lặn được biểu hiện ra kiểu hình trong những trường hợp nào sau đây ?
1. Tồn tại bên cạnh gen trội có lợi.
2. Tồn tại ở trạng thái đồng hợp lặn.

>> Truy cập để học Toán – Lý – Hóa – Sinh – Văn – Anh tốt nhất

3/ 18


3. Điều kiện ngoại cảnh thay đổi phù hợp với gen lặn đó.
4. Tế bào bị đột biến mất đoạn NST chứa gen trội tương ứng.
Phương án đúng là:
A.2, 3.

B.1, 2.

C.2, 3, 4.

D.2, 4.

Câu 15 : Đề thi thử THPT Quốc gia chuyên Nguyễn Huệ năm 2015
Cho các trường hợp sau:
(1) Gen tạo ra sau tái bản AND bị mất 1 cặp nucleotit
(2) Gen tạo ra sau tái bàn ADN bị thay thế ở 1 cặp nucleotit
(3) mARN tạo ra sau phiên mã bị mất 1 nucleotit
(4) mARN tạo ra sau phiên mã bị thay thế 1 nucleotit
(5) chuỗi polipeptit tạo ra sau dịch mã bị mat 1 axitamin
(6) chuỗi polipeptit tạo ra sau dịch mã bị thay thể 1 axitamin


Có mấy trường hợp được coi là đột biến gen?
A. l
B. 6
C.4.
Câu 16 : Đề thi thử THPT Quốc gia Chuyên Sư phạm năm 2015

D.2.

Một nhà di truyền học xác định rằng một bệnh gây ra bởi một đột biến gen lặn trong một alen của
một gen. Các alen đột biến bị mất tymin ở vị trí 25 của gen. Các gen này được tìm thấy trên các
nhiễm sắc thể X. Dưới đây là trình tự DNA cho vùng mã hóa của gen bình thường. Tuyên bố nào
về hậu quả của đột biến này là ĐÚNG?
ADN của gen bình thường:
5’- ATG TTA XGA GGT ATX GAA CTA GTT TGA AXT XXX ATA AAA - 3’
i. Các protein đột biến có chứa nhiều hơn bổn axit amin so với các protein bình thường.
ii. Các protein đột biển có chứa ít hơn một axit amin so với các protein bình thường,
iii. Nam giới có nhiều khả năng bị bệnh hơn nữ.
A. Chỉ i

C. Chỉ iii

B. i và ii

D. i và iii

Câu 17 : Đề thi thử THPT Quốc gia Chuyên Sư phạm năm 2015
Điều nào sau đây đúng về tác nhân gây đột biến
1 .Tia UV làm cho hai bazơ nitơ Timin trên cùng một mạch liên kết với nhau
2. Nếu sử dụng 5BU, thì sau ba thế hệ một codon XXX sẽ bị đột biến thành codon GXX
3. Guanin dạng hiếm tạo nên đột biến thay thế G-X bằng A-T

4. Virut cũng là tác nhân gây nên đột biến gen
5. Để tạo đột biến tam bội người ta xử lý hợp tử 2n bằng côxixin.
Có bao nhiêu ý đúng:
A. 1

B.2

C.3

D.4

Câu 18 : Đề thi thử THPT Quốc gia Chuyên Sư phạm năm 2015
Cho các thông tin:
1-Làm thay đổi hàm lượng các nucleotCSPe trong nhân.

>> Truy cập để học Toán – Lý – Hóa – Sinh – Văn – Anh tốt nhất

4/ 18


2-Không làm thay đổi sổ lượng và thành phần gen có trong mỗi nhóm gen liên kết.
3- Làm thay đổi chiều dài của ADN.
4- Xảy ra ở thực vật mà ít eặp ờ động vật.
5- Được sử dụng để lập bản đồ gen.
6- Có thể làm ngừng hoạt động cùa gen trên NST.
7- Làm xuất hiện loài mới.
Đột biết mất đoạn NST có những đặc điểm:
A.(l),(2),(3),(4).
B. (2), (3), (5), (6).
C. (1), (3), (5), (6).

D. (4), (6), (5), (7).
Câu 19 : Đề thi thử THPT Quốc gia Chuyên Sư phạm năm 2015
Cho các trường hợp sau:
1. Gen tạo ra sau tái bản ADN bị mất 1 cặp nuclêôtit.
2. Gen tạo ra sau tái bản ADN bị thay thế ở 1 cặp nuclêôtit.
3. mARN tạo ra sau phiên mã bị mất 1 nuclêôtit.
4. mARN tạo ra sau phiên mã bị thay thế 1 nuclêôtit.
5. Chuỗi polipeptit tạo ra sau dịch mã bị mất 1 axit amin.
6. Chuỗi polipeptit tạo ra sau dịch mã bị thay thế 1 axit amin.
Có bao nhiêu trường hợp được xếp vào đột biến gen?
A. 4.

B. 3.

C. 5.

D. 2.

Câu 20 : Đề thi thử THPT Quốc gia chuyên Nguyễn Huệ năm 2015
Có bao nhiêu Đề thi thử THPT Quốc gia chuyên Nguyễn Huệ năm 2015 đúng trong các câu sau
đây khi nói vê đột biến điểm?
1. Trong số các đột biến điểm thì phần lớn đột biến thay thế một cặp nuclêôtit là gây hại ít nhất
cho cơ thể sinh vật
2. Đột biến điểm là những biến đổi đồng thời tại nhiều điểm khác nhau trong gen cấu trúc
3. Trong bất cứ trường hợp nào, tuyệt đại đa số đột biến điểm là có hại.
4. Đột biến điểm là những biến đổi nhỏ nên ít có vai trò trong quá trình tiến hóa
5. Xét ở mức độ phân tử, phần nhiều đột biến điểm là trung tính.
6. Mức độ gây hại của alen đột biến phụ thuộc vào điều kiện môi trường và tổ hợp gen mà nó tồn
tại.
A. 5.

B. 2.
C. 4.
D. 3
Câu 21: Đề thi thử THPT Quốc Gia Chuyên Đại học Vinh năm 2015
Cho các thông tin sau:
>> Truy cập để học Toán – Lý – Hóa – Sinh – Văn – Anh tốt nhất

5/ 18


(1)
(2)
(3)
(4)

A bắt cặp với T bằng hai liên kết hidro và ngược lại
A bắt cặp với U bằng hai liên kết hidro; T bắt cặp với A bằng hai liên kết hidro
G bắt cặp với X bằng ba liên kết hidro và ngược lại
A bắt cặp với U bằng hai liên kết hidro và ngược lại

Các thông tin đúng về nguyên tắc bổ sung giữa các nucleotit trong quá trình phiên mã là:
A.
B.
C.
D.

(2),(3)
(2),(4)
(1),(3)
(3),(4)


Câu 22 : Đề thi thử THPT Quốc gia chuyên Nguyễn Tất Thành Yên Bái năm 2015
Trong các phát biểu về đột biến gen dưới đây, có bao nhiêu phát biểu đúng?
(1) Trong điều kiện không có tác nhân đột biến thì vẫn có thể phát sinh đột biến gen.
(2) Tất cả các cơ thể mang gen đột biến đều được gọi là thể đột biến.
(3) Đột biến gen được gọi là biến dị di truyền vì tất cả các đột biến gen đều được di truyền cho đời
sau.
(4) Đột biến gen là nguồn nguyên liệu sơ cấp của quá trình tiến hóa, chọn giống.
(5) Tác nhân đột biến tác động vào pha S của chu kì tế bào thì sẽ gây đột biến gen với tần số cao
hơn so với lúc tác động vào pha G2.
A. 1

B. 2

C. 3

D. 4

Câu 23 : Đề thi thử THPT Quốc gia chuyên Quốc học Huế năm 2015
Trong các nhận định sau đây:
1.Intron là những cấu trúc không mang thông tin di truyền thường chỉ có mặt ở hệ gen sinh vật
nhân thực
2. Trong cấu trúc của operon Lac ở vi khuẩn Ecoli gen điều hòa R tổng hợp protein ức chế khi có
mặt xúc tác lactose.
3. Hóa chất acridin có thể gây đột biến gen dạng mất, thêm một cặp nucleoit
4. Đột biến xoma được di truyền trong sinh sản hữu tính còn đột biến tiền phôi được di truyền qua
sinh sản vô tính
5. Trong tái bản ADN chỉ có mạch đang được tổng hợp với mạch gốc của nó có chiều 3’ – 5’ là
mạch liên tục.
Số nhận định đúng là:

A.1

B. 4

C. 2

D. 3

Câu 24 : Đề thi thử THPT Quốc gia Chuyên Sư phạm năm 2015
Một enzmyme sẽ chắc chắn mất hết chức năng sinh học khi gen quy định cấu trúc enzim xảy ra
đột biến thay thế ở bộ ba
A. 5/– TTA – 3/

B.5/– XAA – 3/

C. 5/– XAT – 3/

D. 5/– TAX – 3/

Câu 25 : Đề thi THPT Quốc gia năm 2015
Gen M ở sinh vật nhân sơ có trình tự nuclêôtit như sau:

>> Truy cập để học Toán – Lý – Hóa – Sinh – Văn – Anh tốt nhất

6/ 18


- Mạch bổ sung
- Mạch mã gốc


5’...ATG...
3’...TAX...

Số thứ tự nuclêôtit
trên mạch mã gốc

1

AAA
...
TTT
...

GTG
XAX
63

XAT...XG
A
GTA...GX
64
88
T

GTA TAA... 3’
XAT ATT... 5’
91

Biết rằng axit amin valin chỉ được mã hóa bởi 4 triplet là: 3’XAA5’; 3’XAG5’; 3’XAT5’;
3’XAX5’ và chuỗi pôlipeptit do gen M quy định tổng hợp có 31 axit amin.

Căn cứ vào các dữ liệu trên, hãy cho biết trong các dự đoán sau, có bao nhiêu dự đoán đúng?
(1) Đột biến thay thế cặp nuclêôtit G - X ở vị trí 88 bằng cặp nuclêôtit A - T tạo ra alen mới quy
định tổng hợp chuỗi pôlipeptit ngắn hơn so với chuỗi pôlipeptit do gen M quy định tổng hợp.
(2) Đột biến thay thế một cặp nuclêôtit ở vị trí 63 tạo ra alen mới quy định tổng hợp chuỗi
pôlipeptit giống với chuỗi pôlipeptit do gen M quy định tổng hợp.
(3) Đột biến mất một cặp nuclêôtit ở vị trí 64 tạo ra alen mới quy định tổng hợp chuỗi
pôlipeptit có
thành phần axit amin thay đổi từ axit amin thứ 2 đến axit amin thứ 21 so với chuỗi pôlipeptit
do gen M quy định tổng hợp.
(4) Đột biến thay thế một cặp nuclêôtit ở vị trí 91 tạo ra alen mới quy định tổng hợp chuỗi
pôlipeptit thay đổi một axit amin so với chuỗi pôlipeptit do gen M quy định tổng hợp.
A. 4.
B. 2.
C. 3.
D. 1.
Câu 26 : Đề thi thử THPT Quốc Gia chuyên Hoàng Văn Thụ năm 2015
Cho các phát biểu sau về gen
(1) Gen là một đoạn ADN mang thông tin mã hóa cho một sản phẩm xác định, sản phẩm đó có thể
là ARN hoặc pôlipeptit.
(2) Một đột biến điểm xảy ra trong vùng mã hóa của gen có thể không ảnh hưởng gì đến chuỗi
pôlypeptit.
(3) Có ba bộ ba làm tín hiệu kết thúc quá trình dịch mã là 5’UAA3’; 5’UAG3’ và 3’UGA5’.
(4) Đột biến gen tạo alen mới, cung cấp nguyên liệu cho tiến hóa.
Trong các phát biểu trên, có bao nhiêu phát biểu đúng?
A. 1
B. 2
C. 4
D. 3
Câu 27 : Đề thi thử THPT Quốc Gia chuyên Hoàng Văn Thụ năm 2015
Một gen của sinh vật nhân sơ bị đột biến điểm, trong các khả năng sau đây:

(1) Số liên kết hidro của gen có thể tăng lên hoặc giảm đi nhưng thành phần và số lượng nuclêôtit
không thay đổi.
(2) Chuỗi pôlipeptit do gen đột biến tổng hợp không thay đổi cấu trúc.
(3) Chuỗi pôlipeptit do gen này tổng hợp bị thay đổi cấu trúc.
(4) Số liên kết hidro của gen đột biến có thể tăng lên 3 hoặc 4.
Có bao nhiêu khả năng có thể xảy ra?
A. 4
B.1
C.2
D.3
XÁC ĐỊNH DẠNG ĐỘT BIẾN GEN ( 10 CÂU )
Câu 1 : Đề thi thử THPT Quốc gia chuyên Sơn Tây năm 2015

>> Truy cập để học Toán – Lý – Hóa – Sinh – Văn – Anh tốt nhất

7/ 18


Dạng đột biến điểm nào sau đây xảy ra trên gen không làm thay đổi số lượng nuclêôtit của gen
nhưng làm thay đổi số lượng liên kết hiđrô trong gen?
A. Thêm một cặp nuclêôtit.

B. Mất một cặp nuclêôtit.

C. Thay cặp nuclêôtit A-T bằng cặp G-X.

D. Thay cặp nuclêôtit A-T bằng cặp T-A

Câu 2 : Đề thi thử THPT Quốc gia chuyên Sơn Tây năm 2015
Dạng đột biến gen làm dịch khung đọc mã di truyền gồm

A. thêm hoặc thay thế 1cặp nucleotit.

B. mất hoặc thay thế 1cặp nucleotit.

C. tất cả các dạng đột biến điểm.

D. mất hoặc thêm 1 cặp nucleotit.

Câu 3 : Đề thi thử THPT Quốc gia trường chuyên KHTN
Dạng đột biến gen nào sau đây chắc chắn gây biến đổi nhiều trong cấu trúc của chuỗi polipeptit
tương ứng do gen đó tổng hợp
A. Đột biến thêm cặp nucleotit
C. Đột biến thay cặp nucleotit
B. Đột biến mất cặp nucleotit
D. A và B đúng.
Câu 4 : Đề thi thử THPT Quốc Gia Chuyên Đại học Vinh năm 2015
Một trình tự các nuclêôtit trên mạch bổ sung của phân tử ADN 3’...TTA XGT ATG GXT
AAG...5’ mã hóa cho một đoạn pôlipeptit gồm 5 axit amin. Tính theo chiều 3’5’ của mạch
trên thì sự thay thế một nuclêôtit nào sau đây sẽ làm cho đoạn pôlipeptit chỉ còn lại 3 axit
amin?
A. Thay thế X ở bộ ba thứ tư bằng A.

B. Thay thế G ở bộ ba thứ tư bằng A.

C. Thay thế G ở bộ ba thứ hai bằng U.

D. Thay thế X ở bộ ba thứ hai bằng A.

Câu 5 : Đề thi thử THPT Quốc gia chuyên Quốc học Huế năm 2015
Mạch mã gốc của gen có cấu trúc như sau :

3’TAX – XXX – GGA – TTA – XXG – TTG – TTX – ATX 5”.
Đột biến gen thuộc dạng nào có thể biến đổi mã chính thức TTX thành vô nghĩa ?
A. Thay thế một cặp nucleotit XG thuộc mã đó thành một cặp AT
B. Mất đi một cặp nucleotit thuộc mã đó
C. Thay thế một cặp nucleotit TA thuộc mã đó bằng 1 cặp AT.
D. lặp thêm một cặp nucleotit vào mã đó.
Câu 6 : Đề thi thử THPT Quốc Gia Chuyên Đại học Vinh năm 2015
Gen A có chiều dài 408 nm và có số nuclêôtit loại ađênin bằng 2/3 số nuclêôtit loại guanin.
Gen A bị đột biến thành alen a. Cặp gen Aa tự nhân đôi hai lần liên tiếp. Trong hai lần nhân
đôi đó môi trường nội bào đã cung cấp 2877 nuclêôtit loại ađênin và 4323 nuclêôtit loại
guanin. Dạng đột biến trên có thể do tác nhân
A. bazơ nitơ guanin dạng hiếm.

B. 5BU.

C. tia UV.

D. cônsixin.

Câu 7: Đề thi thử THPT Quốc gia trường THPT Sào Nam

>> Truy cập để học Toán – Lý – Hóa – Sinh – Văn – Anh tốt nhất

8/ 18


Ở vi khuẩn, một gen bình thường điều khiển tổng hợp 1 phân tử protein hoàn chỉnh có 298
axit amin. Đột biến điểm xảy ra dẫn đến gen sau đột biến có chứa 3594 liên kết photphoeste.
Dạng đột biến xảy ra là
A. Thay thế một cặp A-T bằng 1 cặp G-X

B. Thêm một cặp nucleotit
C. Thay thế một cặp nucleotit bằng một cặp nucleotit khác
D. Mất một cặp nucleotit
Câu 8 : Đề thi thử THPT Quốc gia trường Chuyên Nguyễn Tất Thành Yên Bái
Alen B dài 221 nm và có 1669 liên kết hiđrô, alen B bị đột biến thành alen b. Từ một tế bào
chứa cặp gen Bb qua hai lần nguyên phân bình thường, môi trường nội bào đã cung cấp cho
quá trình nhân đôi của cặp gen này 1689 nuclêôtit loại timin và 2211 nuclêôtit loại xitôzin.
Dạng đột biến đã xảy ra với alen B là
A. Thay thế một cặp G-X bằng một cặp A-T.
B. Mất một cặp G-X.
C. Mất một cặp A-T
D. Thay thế một cặp A-T bằng một cặp G-X
Câu 9 : Đề thi thử THPT Quốc gia trường Chuyên Trần Phú – Hải Phòng
Một gen dài 2040AO và có chứa 15% G. Sau khi bị đột biến điểm, gen đã tiến hành nhân đôi
bình thường 5 lần và đã sử dụng của môi trường 12 989A và 5580G. Dạng đột biến đã xảy ra

A. Thêm 1 cặp G – X.
C. Mất 1 cặp A – T.
B. Mất 1 cặp G – X.
D. Thêm 1 cặp A – T.
Câu 10 : Đề thi thử THPT Quốc gia trường Chuyên Quang Trung – Bình Phước
Gen S đột biến thành gen s. Khi gen S và gen s cùng tự nhân đôi liên tiếp 3 lần thì số
nucleotid tự do mà môi trường nội bào cung cấp cho gen s ít hơn so với gen S là 28 nucleotid.
Dạng đột biến xảy ra với gen S là:
A. Mất 1 căp nucleotid.
C. Đảo vị trí 2 cặp nucleotid
B. Mất 2 cặp nucleotid.
D. Thay thế một cặp nucleotid.
XÁC ĐỊNH THỂ ĐỘT BIẾN – TỶ LỆ CỦA THỂ ĐỘT BIẾN( 4 CÂU )
Câu 1 : Đề thi thử THPT Quốc gia chuyên Nguyễn Tất Thành Yên Bái năm 2015

Một quần thể sinh vật có gen A bị đột biến thành gen a, gen b bị đột biến thành gen B và C bị
đột biến thành c. Biết các cặp gen tác động riêng rẽ và gen trội là trội hoàn toàn. Các kiểu gen
nào sau đây đều là của thể đột biến ?
A. AAbbCc, aaBbCC, AaBbcc.

B. aaBbCc, AabbCC, AaBBcc.

C. aaBbCC, AabbCc, AaBbCc.

D. AaBbCc, aabbcc, aaBbCc.

Câu 2 : Đề thi thử THPT Quốc Gia Chuyên Đại học Vinh năm 2015
Trong một quần thể thực vật xuất hiện các đột biến: alen A đột biến thành alen a; alen b đột
biến thành alen B; alen D đột biến thành alen d. Biết rằng mỗi gen quy định một tính trạng,
quan hệ trội lặn hoàn toàn. Các kiểu gen nào sau đây là của thể đột biến?
A. AabbDd; aaBbDD; AaBbdd.

B. aaBbDD; AabbDd; AaBbDd.

C. AaBbDd; aabbdd; aaBbDd.

D. aaBbDd; AabbDD; AaBBdd.

>> Truy cập để học Toán – Lý – Hóa – Sinh – Văn – Anh tốt nhất

9/ 18


Câu 3 : Đề thi thử THPT Quốc gia Chuyên Sư phạm năm 2015
Giả sử rằng tần số đột biến của một gen là 5x10-6 . Có bao nhiêu tinh trùng mang gen đó bị

đột biến trên tổng số 10 triệu tinh trùng được khảo sát?
A. 5 x l0-6

B.5

C. 50

D.500

Câu 4 : Đề thi thử THPT Quốc gia Chuyên Sư phạm năm 2015
Giả sử có một đột biến lặn ở một gen nằm trên NST thường quy định. Ở một phép lai, trong
số các loại giao tử đực thì giao tử mang gen đột biến lặn chiếm tỉ lệ 5%; trong số các giao tử
cái thì giao tử mang gen đột biến lặn chiếm tỉ lệ 20%. Theo lí thuyết, trong số các cá thể
mang kiểu hình bình thường, cá thể mang gen đột biến có tỉ lệ
A. 1/100.

B. 23/100.

C. 23/99.

D. 3/32.

XÁC ĐỊNH SỐ NUCLEOTIT TRONG GEN ĐỘT BIẾN ( 8 CÂU )
Câu 1 : Đề thi thử THPT Quốc gia chuyên Quang Trung năm 2015
Một gen có chiều dài 2805A0 và có tổng số 2074 liên kết hydro. Gen đột biến điểm làm giảm
2 liên kết hidro. Số nu mỗi loại của gen khi đã đột biến là;
A. A = T = 400, G = X = 424

B. A = T = 401, G = X = 424


C. A = T = 424, G = X = 400

D. A = T = 403, G = X = 422

Câu 2: Đề thi thử THPT Quốc gia chuyên Sơn Tây năm 2015
Giả sử gen B ở sinh vật nhân thực gồm 2400 nuclêôtit và có số nuclêôtit loại ađênin (A)
gấp 3 lần số nuclêôtit loại guanin (G). Một đột biến điểm xảy ra làm cho gen B bị đột biến
thành
alen b . Alen b có chiều dài không đổi nhưng giảm đi 1 liên kết hiđrô so với gen B . Số lượng
từng loại nuclêôtit của alen b là:
A. A = T = 301; G = X = 899.

B. A = T = 899; G = X = 301.

C. A = T = 901; G = X = 299.

D. A = T = 299; G = X = 901.

Câu 3 : Đề thi thử THPT Quốc gia Chuyên Sư phạm năm 2015
Giả sử gen B ở sinh vật nhân thực gồm 2400 nuclêôtit và có số nuclêôtit loại ađênin (A) gấp 3
lần số nuclêôtit loại guanin (G). Một đột biến điểm xảy ra làm cho gen B bị đột biến thành
alen b. Alen b có chiều dài không đổi nhưng giảm đi 1 liên kết hiđrô so với gen B. Số lượng
từng loại nucỉêôtit của alen b là:
A. A = T = 899; G = X = 301. B. A = T = 299; G = X = 901.
C. A = T = 901;G = X = 299.

D. A = T = 301; G=X = 899.

Câu 4 : Đề thi thử THPT Quốc gia Chuyên Sư phạm năm 2015
Gen B dài 5100A trong đó nu loại A bằng 2/3 nu loại khác. Đột biến xảy ra làm gen B trở

thành gen b; số liên kết hidro của gen b là 3902. Khi gen đột biến này tái bản liên tiếp 3 lần
thì môi trường nội bào cung cấp số nu loại Timin là:
A. 4116

B. 4214

C. 4207

D. 4207 hoặc 4186

Câu 5 : Đề thi thử THPT Quốc gia chuyên Nguyễn Huệ năm 2015

>> Truy cập để học Toán – Lý – Hóa – Sinh – Văn – Anh tốt nhất

10/ 18


Gen A có chiều dài 2805A0 và 2074 liên kết H. Gen bị đột biến điểm làm giảm 3 liên kết
hiđrô thành gen A. Số nucleotit mỗi loại mà môi trường cung cấp cho cặp gen Aa nhân đôi 3
lần là bao nhiêu?
A. A= T = 5635; G = X = 5915.
C. A = T = 2807; G=X = 2961.
B. A= T = 2807; G= X = 2968.
D. A= T = 5614; G=X = 5929
Câu 6 : Đề thi thử THPT Quốc gia chuyên Hưng Yên năm 2015

Gen b bị đột biến thành alen B có chiều dài giảm 10,2A0 và ít hơn 7 liên kết hiđrô so với alen b. Khi
cặp alen Bb nhân đôi liên tiếp năm lần thì số nuclêôtit mỗi loại môi trường nội bào cung cấp cho alen
B giảm so với alen b là
A. A = T = 64; G = X = 32.


B. A = T = 32; G = X = 64.

C. A = T = 62; G = X = 31.

D. A = T = 31; G = X = 62.

Câu 7 : Đề thi thử THPT Quốc gia chuyên Nguyễn Tất Thành Yên Bái năm 2015
Gen D bị đột biến thành alen d có chiều dài giảm 10,2A0 và ít hơn 8 liên kết hiđrô so với alen D. Khi
cặp alen Dd nhân đôi liên tiếp ba lần thì số nuclêôtit mỗi loại môi trường nội bào cung cấp cho alen d
giảm so với alen D là
A. A = T = 7; G = X = 14.

B. A = T = 8; G = X = 16.

C. A = T = 14; G = X = 7.

D. A = T = 16; G = X = 8.

Câu 8: Đề thi thử THPT Quốc gia chuyên Hùng Vương năm 2015 : Mỗi gen trong cặp gen dị hợp
đều chứa 2998 liên kết phốtphođieste nối giữa các nucleotit. Gen trội D chứa 17,5% số nuclotit loại
T. Gen lặn d có A=G=25%. Trong trường hợp chỉ xét riêng cặp gen này, tế bào mang kiểu gen Ddd
giảm phân bình thường thì loại giao tử nào sau đây không thể tạo ra ?
A. Giao tử có 1275 Timin
C. Giao tử có 525 Ađênin
B. Giao tử có 1275 Xitozin
D. Giao tử có 1500 Guanin
ĐÁP ÁN -- LÝ THUYẾT ĐỘT BIẾN GEN
Câu 1 : Lời giải
Đáp án D

Đột biến gen phát sinh trong nguyên phân của tế bào mô sinh dưỡng → thể khảm
Đột biến gen phát sinh trong giảm phân sẽ đi vào giao tử và di truyền được cho thế hệ sau qua sinh sản hữu
tính.
Chọn D.
Câu 2 :Lời giải
Phát biểu không đúng là C
Đột biến ở trong đoạn không mã hóa axit amin thì không ảnh hưởng đến cấu trúc của chuỗi polipeptit
Đồng thời đột biến thay thế bộ ba cùng nghĩ không làm thay đổi cấu trúc protien
Đáp án C
Câu 3: Lời giải

>> Truy cập để học Toán – Lý – Hóa – Sinh – Văn – Anh tốt nhất

11/ 18


Đột biến gen ở vùng mã hóa không làm ảnh hưởng đến quá trình phiên mã ở sinh vật . Phiên mã không xảy ra
khi xảy ra đột biến làm mất trình tự đặc biết để ARN polimeaza nhận biết và liên kết để khởi động quá trình
phiên mã ( ở vùng điều hòa)
 D sai
Đáp án : D
Câu 4: Lời giải:
Đột biến ảnh hưởng nhiều nhất đến polypeptide hoàn chỉnh là mất 50 nucleotide trong promote ARN pol
không liên kết để thực hiện phiên mã => ARN không được tổng hợp => không tổng hợp được phân tử protein
Chọn A.
Câu 5: Lời giải :
Hiện tượng một kiểu gen có thể thay đổi kiểu hình trước các điều kiện môi trường khác nhau được gọi là sự
mềm dẻo kiểu hình ( thường biến )
Đáp án : C
Câu 6 :Lời giải

Đáp án B
Kiểu hình không chỉ phụ thuộc vào gen quy định mà là kết quả sự tương tác giữa kiểu gen và môi trường.
Chọn B.
Câu 7: Lời giải
Năng suất vật nuôi cây trồng thường là các tính trạng số lượng ( cân đong đo đếm được ) có mức phản ứng
rộng có bị chi phối bởi các yếu tố môi trường => C sai
Đáp án C
Câu 8: Lời giải:
Do cây sinh sản sinh dưỡng nên để đánh gia mức phản ứng của 1 kiểu gen, người ta thuường cắt các cành của
1 cây (  cùng 1 kiểu gen ) sau đó đem chúng trồng ở các điều kiện môi trường khác nhau. Từ đó sẽ xác định
được mức phản ứng của gen
Đáp án A
B sai vì cắt của các cây khác nhau thì sẽ có kiểu gen khác nhau
C,D sai vì cây sinh sản sinh dưỡng thường không có hạt hoặc hạt của chúng không có khả năng nảy mầm
Câu 9: Lời giải
Kiểu hình hoa trắng sẽ nhanh chóng được biểu hiện và có xu hướng tăng lên ở quần thể tự thụ phấn.
Chọn C.
Câu 10: :Lời giải
Phát biểu không chính xác là B
Kiểu gen qui định kiểu hình. Thường biến là kết quả của sự tương tác giữa kiểu gen và môi trường
Câu 11:Lời giải
Phát biểu chính xác là : A
Tất cả các con của người này đều bị mắc bệnh. Do gen nằm ở ti thể  di truyền qua tế bào chất

>> Truy cập để học Toán – Lý – Hóa – Sinh – Văn – Anh tốt nhất

12/ 18


 Di truyền theo dòng mẹ

 Đáp án A
. Câu 12:Lời giải
Gen trên ADN ty thể người mẹ mà có người con bị bệnh, có người con không bị bệnh có thể do tế bào có
nhiều bản sao của cùng một gen và chúng có thể không được phân li đồng đều về các tế bào con.
Chọn C.
Câu 13: Lời giải
 Lá đốm do đột biến gen trong lục lạp,chỉ tạo thành lá trắng ở một số tế bào,còn bạch tạng do đột biến gen
trong nhân
 Chọn A
. Câu 14:Lời giải :
Đồng biến gen lặn biểu hiện ra KH trong TH
 Tồn tại ở trạng thái đồng lặn
 Tế bào bị đột biến mất đoan NST chứa gen trội tương ứng
Đáp án : D
Câu 15 :Lời giải:
Các trường hợp có thể coi là đột biến gen: (1), (2).
Đột biến gen là những biến đổi nhỏ trong cấu trúc của gen.
Chọn D.
Câu 16:Lời giải:
Vùng mã hóa có mạch
5’- ATG TTA XGA GGT ATX GAA CTA GTT TGA AXT XXX ATA AAA - 3’
 Mạch đó là mạch bổ sung
Với ADN bình thường, bộ ba TGA (sau GTT) tương ứng mã kết thúc
Mất T ở vị trí 25 => GTT bị mất T trở thành GT
=> sự thay đổi vị trí bộ ba bị mất T: GTT GAA XTX XXA TAA (TAA tương ứng mã kết thúc)
=> protein đột biến có nhiều hơn 3 axit amin
=> chỉ có 3 đúng (do gen lặn trên X nên dễ xuất hiện ở nam giới hơn).Chọn C.
Câu 17: Lời giải
Các ý đúng: 1, 3, 4.
- 5BU qua 3 thế hệ làm thay thế 1 cặp AT thành GX.Chọn C.

Câu 18 : Lời giải
 Đột biến mất đoạn làm thay đổi sổ lượng và thành phần gen có trong mỗi nhóm gen liên kết,có thể gây
chết cho thể đột biến,được ứng dụng để lập bản đồ gen cũng như loại bỏ gen không mong muốn
 Chọn C
.Câu 19 : .Lời giải:
Đột biến gen là những biến đổi xảy ra ở một hoặc một vài cặp nucleotit của gen.

>> Truy cập để học Toán – Lý – Hóa – Sinh – Văn – Anh tốt nhất

13/ 18


=> 1, 2.Chọn D.
Câu 20 : Lời giải
Các câu đúng : 1, 5, 6.
Đột biến điểm xảy ra tại 1 điểm trên gen, không phải lúc nào cũng gây hại và có vai trò chủ yếu trong quá
trình tiến hóa.Chọn D.
Câu 21:Lời giải
Trong quá trình phiên mã có A tự do liên kết với T mạch gốc , A mạch gốc liên kết với U tự do ( hai liên kết
hidro) ; G mạch gốc liên kết với X tự do và ngược lại ( 3 liên kết hidro )
2 , 3 đúng
 Đáp án A
.Câu 22 :Lời giải
Các phát biểu đúng: (1), (4), (5).
Tác động vào pha S gây đột biến với tần số cao hơn so với tác đông vào pha G2 vì pha S là pha nhân đôi của
NST.
3 – sai vì đột biến gen ở tế bào sinh dưỡng thì không thể truyền lại cho thế hệ sau .
2 – sai , những cơ thể mang gen đọt biến và dược biểu hiện ra thành kiểu hình thì được gọi là thế đột biến
Chọn C.
Câu 23 : Lời giải

Các nhận định đúng là 1, 3, 5
2 sai, gen điều hòa tổng hợp protein ức chế kể cả khi không có lactose xúc tác
4 sai, đột biến xoma không được di truyền qua sinh sản hữu tính vì nó là đột biến trong tế bào sinh dưỡng.
Đáp án D
Câu 24: Lời giải
Enzym chắc chắn mất chức năng sinh học nếu bộ ba mã hóa mở đầu bị đột biến, vì như vậy thì mã di truyền
không được mã hóa.
Trên mARN: 5' AUG 3' →ADN: 3' TAX 5'. Chọn C.
Câu 25 : Lời giải :
Các dự đoán đúng là
(1) Do tạo ra mã kết thúc UGA
(2) Đúng do vị trí nu thứ 3 của một số bộ ba bất kể là loại nu nào trong 4 loại nu A,U,G,X thì vẫn mã hóa 1
loại axit amin. Đây là do tính thoái hóa mã di truyền
(3) Sai, xảy ra đột biến dịch khung, toàn bộ các axit amin bắt đầu kể từ vị trí đột biến đều bị thay đổi
(4) Đúng do 2 vị trí nu đầu tiên là vị trí đặc hiệu, thay thế cặp nu khác sẽ mã hóa axit amin khác
Đáp án C
Câu 26 : Lời giải
Các phát biểu đúng là (1) (2) (4)
1 – đúng định nghĩa gen
2 – đúng nếu đột biến điểm thay thế đồng nghĩa thì không thay thế aa nên không ảnh hưởng đến trình tự aa.
Câu (3) sai ở bộ ba cuối, phải là 5’UGA3’

>> Truy cập để học Toán – Lý – Hóa – Sinh – Văn – Anh tốt nhất

14/ 18


Đáp án D
Câu 27 : Lời giải
Các khả năng có thể xảy ra là 2, 3

1 sai, vì dùng từ“nhưng" ở đây tức là đã khẳng định là thành phần và số lượng nu không thay đổi – điều này là
sai trong trường hợp đột biến thêm hoặc mất cặp nu
4 sai, số liên kết hidro không thể tăng thêm 4 khi xảy ra đột biến điểm .
Đáp án C
XÁC ĐỊNH DẠNG ĐỘT BIẾN GEN
Câu 1 : Lời giải:
Thay cặp nuclêôtit A-T bằng cặp G-X không làm thay đổi số lượng nu nhưng làm thay đổi số lượng liên kêt
hidro trong gen. Đáp án : C
Câu 2 : Lời giải:
Dạng đột biến gen làm dịch khung đọc mã di truyền gồm mất hoặc thêm 1 cặp nucleotit.
Đáp án : D
Câu 3: Lời giải
Đột biến thêm và mất cặp nucleoetit đều là đột biến làm thay đổi cấu trúc chuỗi polipeptit => biến đổi chức
năng của phân tử protein
Đáp án D
Câu 4 : Lời giải
Nếu đột biến trình tự trong mạch bổ sung làm cho đoạn pôlipeptit chỉ còn lại 3 axit amin
đột biên thay thế làm xuất hiện bộ ba kiết thúc mã thứ 3’XGT5’(3’GGU5’)
=> 3’AGT5’(3’AGU5’)
Câu 5 : Lời giải
Trên mạch mã gốc: 3’ – TTX – 5’
Phiên mã ra trên mARN : 5’ – AAG – 3’
Đột biến vô nghĩa  bộ ba trên trở thành bộ ba kết thúc  đột biến trở thành 5’UAG3’
 Trên mạch mã gốc , đột biến thay thế cặp nucleotit đầu tiên TA thành AT
 Đáp án C
.Câu 6 :Lời giải
Gen dài 408 nm => Số nucleotit trong gen là : 4080 : 3,4 x 2 = 2400
Số nucleotit trường loại trong gen là :
A = T = (2400 : 2 ): 5 x 2 = 480
G = X = 1200 – 480 = 720

Gen A nhân đôi 2 lần thì số nuecleotit môi loại môi trường cung cấp cho gen đó là
A = T = 480 x 3 = 1440
G = X = 720 x 3 = 2160
Số nucleotit trong gen a là
A = (2877 – 1440): 3 = 479
>> Truy cập để học Toán – Lý – Hóa – Sinh – Văn – Anh tốt nhất

15/ 18


G = (4323 -2160): 3 = 721
 Đột biến thay thể A- T => GX
 DẠNG ĐỘT BIẾN DO 5BU.
 Đáp án B
. Câu 7: Lời giải
1 phân tử protein hoàn chỉnh đã bị cắt bỏ axit min mở đầu. Trên mARN còn có 1 mã kết thúc
=> Số nucleotit của gen bình thường: 2 x 3 x (298 + 2) = 1800.
Số nucleotit của gen đột biến:
=> mất 1 cặp nucleotit.
Chọn D.
Câu 8 : Lời giải
Alen B dài 221 nm = 2210 A0 =>

= 1798

Tổng số nu có trong phân tử là =
. 2= 1300 = 2A + 2G
1669 liên kết H = 2A + 3G
=> Vậy A = 281 và G = 369
Bb 2 lần nguyên phân tạo ra 4 cặp Bb

Gọi số lượng nu của b là
A =T = x và G = X =y
Số nu loại T môi trường cung cấp là : (281+x).3 = 1689 <=> x =282
Số nu loại X môi trường cung cấp là : (369+y).3 = 2211 <=> y = 368
Vậy dạng đột biến là thay 1 cặp G-X bằng A-T
Đáp án A
Câu 9 :Lời giải
Số nucleotit của gen bình thường:

x 2 = 1200 => G = 180, A = 420.

Gen đột biến: A =
= 419, G =
= 180
=> gen ban đầu bị mất 1 cặp A-T.Chọn C.
Câu 10 : Lời giải
Gen s ít hơn gen S là y nucleotit
=> y x (23 – 1) = 28 => y = 4 => gen S mất 2 cặp nucleotit để trở thành gen s. Chọn B.
XÁC ĐỊNH THỂ ĐỘT BIẾN – TỶ LỆ CỦA THỂ ĐỘT BIẾN( 4 CÂU )
Câu 1 : Lời giải:
Cơ thể bình thường có dạng: A-bbC-. Các dạng còn lại đều là thể đột biến.Chọn D.
Câu 2:Lời giải
Thể đột biến là các cơ thể mang gen đột biến được biểu hiện thành kiểu hình
Cơ thể đột biến có kiểu gen cặp A, a là aa- cặp B,b là B- cặp D,d là dd

>> Truy cập để học Toán – Lý – Hóa – Sinh – Văn – Anh tốt nhất

16/ 18



Đáp án C thỏa mãn
Đáp án C
Câu 3 : Lời giải:
Số tinh trùng có thể mang gen đột biến: 5 x 10-6 x 10 x 106 = 50
Chọn C
Câu 4 : Lời giải:
Tỷ lệ cá thể đột biến: 0,05 x 0,2 = 0,01 => Tỷ lệ cá thể bình thường: 0,99.
Tỷ lệ cá thể dị hợp: 0,05 x (1 – 0,2) + 0,2 x (1 - 0,05) = 0,23
=> Tỷ lệ dị hợp trong số các cá thể bình thường:

0,23
0,99

Chọn C.
ĐÁP ÁN - XÁC ĐỊNH SỐ NUCLEOTIT TRONG GEN ĐỘT BIẾN ( 8 CÂU )
Câu 1: Lời giải
Số nucleotit trong gen là : N=2A + 2 G = (2805 : 3.4 ) x 2 = 1650,
Số liên kết H=2A + 3G = 2047
=>A=T=401
G=X=424
Đột biến điểm => đột biến liên quan đến 1 cặp nucleotit và làm giảm 2 LK hidro => mất 1 cặp A-T
Gen đột biến : A=T=400 và G=X=424
Đáp án A
Câu 2 :Lời giải
N = 2400 , A = 3G
 A = T = 900
 G = X = 300
Giảm 1 liên kết H => thay 1 cặp G-X bằng 1 cặp A-T
=> gen b có A = T = 901 , G = X = 299
Đáp án : C

Câu 3 : . Lời giải:
Gen B: 2A + 2G = 2400, A = 3G => A = 900, G = 300
Chiều dài không đổi nhưng giảm 1 liên kết hidro => thay thế 1 cặp GX bằng AT
=> gen b: A = 901, G = 299.
Chọn C.
Câu 4 :Lời giải Đáp án D
Số nucleotit gen B: 2A + 2G =

2
5100
x 2 = 3000. Và A = G → 3A = 2G
3, 4
3

→ A = 600, G = 900. Số liên kết hidro: 2A + 3G = 3900.

>> Truy cập để học Toán – Lý – Hóa – Sinh – Văn – Anh tốt nhất

17/ 18


Gen b thêm 2 liên kết hidro so với gen B → thêm cặp A-T hoặc thay thế 2 cặp A-T bằng 2 cặp G-X.
+ Nếu gen B thêm 1 cặp A-T thành gen b → Gen b có T = 600 + 1 = 601.CSP
Số T môi trường cung cấp sau 3 lần tái bản: 601 x (23 – 1) = 4207.
+ Nếu thay thế 2 cặp A-T bằng 2 cặp G-X → gen b: T = 598
Số T môi trường cung cấp sau 3 lần tái bản: 598 x (23 – 1) = 4186.
Chọn D.
Câu 5 : Lời giải:
2805
Số nucleotit gen A: N =

x 2 = 1650 => 2A + 2G = 1650
3,4
Và 2A + 3G = 2074 => G = 424, A = 401.
Gen A nhân đôi 3 lần, số nucleotit môi trường cung cấp:
A = T = 401 x (23 – 1) = 2807,
G = X = 424 x (23 – 1) = 2968
Đột biến xảy ra tại 1 điểm mà làm mất 3 liên kết hidro => mất 1 cặp G-X.
Gen a: A = T = 401, G = X = 423; nhân đôi 3 lần => Môi trường cung cấp:
A = T = 401 x( 2 3 -1) = 2807,
G = X = 423 x( 2 3 -1) = 2961
=> Cặp Aa nhân đôi 3 lần, môi trường cung cấp: A = T = 5614; G = X = 5929.
Chọn D.
Câu 6 : Lời giải
Chiều dài giảm 10,2 Ao mất tổng cộng 3 cặp nu (  6 nu)
Mất 3 cặp nu, tạo ra alen có ít hơn 7 liên kết Hidro = 2+2+3
 3 cặp nu bị mất gồm 2 cặp A-T và 1 cặp G-X
Alen B nhân đôi 5 lần, số nucleotit mỗi loại môi trường nội bào cung cấp ít đi:
A = T = 2 x( 25 – 1) = 62
G = X = 1 x ( 25 – 1) = 31
Đáp án C
Câu 7 : Lời giải:
Đoạn bị mất: 2A + 3G = 8; 2A + 2G =

10,2
x 2 = 6 => G = 2; A = 1
3,4

- Sau 3 lần nhân đôi: A = 23 – 1 = 7; G = 2(23 – 1) = 14.
Chọn A.
Câu 8 :Lời giải

Mỗi gen chứa 2998 liên kết phốtphođieste nối giữa các nucleotit
 Mỗi gen có 2998 + 2 = 3000 nu
Gen D có T = 17,5%
 Có A = T = 3000 x 0.175 = 525 và G = X = 1500 – 525 = 975
Gen d có A = G= 25%

>> Truy cập để học Toán – Lý – Hóa – Sinh – Văn – Anh tốt nhất

18/ 18


 Có A= T = G = X = 3000 : 4 = 750
Ddd giảm phân cho giao tử : Dd, dd, D, d
 Giao tử không thể xảy ra là giao tử có chứa 1275 xitozin ( Dd chứa 1725 X, dd chứa 1500 X , D chứa 975
X và d chứa 750 X )=> Đáp án B

>> Truy cập để học Toán – Lý – Hóa – Sinh – Văn – Anh tốt nhất

19/ 18



×