Tải bản đầy đủ (.docx) (26 trang)

ĐỀ CƯƠNG TỐT NGHIỆP MÔN CƠ SỞ NGÀNH IK

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (261.08 KB, 26 trang )

ĐH Tài Nguyên Và Môi Trường Hà Nội- Lâm Toàn
A.









ĐỀ CƯƠNG TỐT NGHIỆP MÔN CƠ SỞ NGÀNH IK
Cơ sở khoa học môi trường
Câu 1. Khái niệm và phân loại môi trường.
- khái niệm môi trường: Theo luật bảo vệ môi trường 2014 môi trường là hệ thống các
yếu tố vật chất tự nhiên và nhân tạo có tác động đối với sự tồn tại và phát triển của con
người và sinh vật.
-phân loại môi trường:
Theo chức năng, môi trường sống được chia làm 3 loại:
+ Môi trường tự nhiên: bao gồm các yếu tố tự nhiên, vật lý, hóa học, sinh học tồn tại
khách quan bao quanh con người
Vd: đất, nước không khí, địa chất,…
+ Môi trường xã hội: là tổng thể các quan hệ giữa con người với con người, tạo nên sự
thuận lợi hoặc trở ngại cho sự phát triển của cá nhân hoặc từng cộng đồng dân cư
Vd: sự gia tăng dân số, định cư, di cư, mt sống của dân tộc thiểu số,….
+ Môi trường nhân tạo: là tập hợp tất cả yếu tố tự nhiên và xã hội do con người tạo nên
và chịu sự chi phối của con người
Vd: nhà ở, mt khu vực đô thị, khu công nghiệp, mt nông thôn
câu 2. Trình bày và phân tích mối quan hệ giữa môi trường và sự phát triển.
 Khái niệm môi trường và sự phát triển
- Môi trường: Theo luật bảo vệ môi trường 2014 môi trường là hệ thống các


yếu tố vật chất tự nhiên và nhân tạo có tác động đối với sự tồn tại và phát
triển của con người và sinh vật.
- Sự phát triển là: quá trình nâng cao đk sống về vật chất và tinh thần của
con người bằng phát triển h/đ sx ra của cải vật chất, cải tiến quan hệ XH,
nâng cao chất lượng văn hóa. Phát triển là xu thế chung của từng cá nhân
và cả loài người trong quá trình sống
 Mối quan hệ giữa môi trường và phát triển
Giữa mt và phát triển có mối quan hệ hết sức chặt chẽ, có tác động qua lại lẫn nhau
+ Tác động tích cực:
Phát triển cải tạo môi trường tự nhiên hoặc tạo ra kinh phí cần thiết cho sự cải tạo đó
Môi trường là địa bàn và là đối tượng của phát triển
Môi trường là nơi chứa đựng các chất phế thải do con người tạo ra trong cuộc sống và h/đ
sx suất của mình
Môi trường là nơi lưu trữ và cung cấp thông tin cho con người
Môi trường là nơi giảm nhẹ các t/đ có hại của thiên nhiên tới con người và sv trên trái đất
Môi trường tự nhiên là nơi cung cấp,chứa đựng các loại tài nguyên khoáng sản cần thiết
cho cuộc sống và hoạt động sx của con người
Môi trường tự nhiên có vai trò quyết định đến sự phát triển kinh tế xá hội
+ Tác động tiêu cực:
1

1


ĐH Tài Nguyên Và Môi Trường Hà Nội- Lâm Toàn
• Khi nền kinh tế phát triển làm cho môi trường bị ô nhiễm do các h/đ sx nông, công,lâm,

ngư nghiệp gây ra
• Dân số trên thế giới tăng làm cho mt bị ô nhiễm do lượng rác thải từ các h/đ sx và sinh
hoạt thải ra ngày càng nhiều

• Dân số trên thế giới tăng gây sức ép lớn tới tài nguyên thiên nhiên và mt do khai thác
quá mức các nguồn tài nguyên phục vụ cho các nhu cầu nhà ở, sx lương thực, thực
phẩm, sx công nghiệp…
• Sự phát triển của khoa học kỹ thuật, con người ngày càng tăng cường khai thác tài
nguyên và gia tăng số lượng khai thác, tạo ra các sp mới có t/đ mạnh mẽ tới mt
• Sự chênh lệch về tốc độ phát triển dân số giữa các nc công nghiệp hóa và các nc đang
phát triển dẫn đên ô nhiễm dư thừa ở các nc phát triển và ô nhiễm do nghèo đói ở các nc
đang phát triển
=> Sự phát triển khoa học kỹ thuật cùng với sự phát triển của nền kinh tế và sự gia tăng
dân số làm cho mt ngày càng bị ô nhiễm trầm trọng, khí hậu biến đổi, trái đất đang nóng
lên làm băng tan ở 2 cực -> mực nc biển dâng lên đã gây ảnh hưởng đến chất lượng
cuộc sống của ng dân. Vì vậy, muốn duy trì sự sống của bản thân và tiếp tục sự phát
triển thì con người phải biết cách giữ cân bằng giữa h/đ bảo vệ mt và phát triển kt xã
hội, đó chính là phát triển bền vững
Mô hình phát triển bền vững

Câu 3. Hãy nêu và phân tích các chức năng cơ bản của môi trường.
 Môi trường là không gian sống của con người và các loài sinh vật
- Mỗi 1 ng đều có y/c về số lượng không gian cần thiết cho các h/đ sống như: nhà ở, nhà
nghỉ, đất dùng sx lương thực, thực phẩm, tái tạo chất lượng mt sống (rừng, biển, không
gian…). Mỗi người 1 ngày cần 4m3 không khí sạch để thở, 2,5 (l) nc uống, một lượng
thực phẩm và lương thực tương ứng với 2000 – 2500 calo
- Không gian sống của con người thay đổi theo trình độ kỹ thuật và công nghệ sx, trình
độ phát triển của loài người. Tuy nhiên, con người luôn cần 1 khoảng không gian riêng
cho nhà ở, sx lương thực và tái tạo chất lượng mt
2

2



ĐH Tài Nguyên Và Môi Trường Hà Nội- Lâm Toàn
- Phân loại chức năng không gian sống của con người

+ Chức năng xd
+ Chức năng vận tải
+ Chức năng cung cấp mặt bằng cho sự phân hủy chất thải
+ Chức năng giải trí của con người
+ Chức năng cung cấp mặt bằng và không gian xd các hồ chứa
+ Chức năng cung cấp mặt bằng, không gian cho việc xd các nhà máy, xí nghiệp
+ Chức năng cung cấp mặt bằng và các yếu tố cần thiết khác cho h/đ canh tác nông
nghiệp, nuôi trồng thủy, hải sản,..
Ví dụ: nhà ở, nhà nghỉ, đất dùng sx lương thực, thực phẩm, tái tạo chất lượng mt sống
 Môi trường là nguồn tài nguyên của con người
- Môi trường là nơi con người khai thác nguồn vật liệu và năng lượng cần thiết cho h/đ sx
và cuộc sống
- Mọi sp công, nông, ngư, lâm nghiệp, văn hóa, du lịch của con người đều bắt nguồn từ các
dạng vật chất tồn tại trên trái đất và không gian bao quanh trái đất
- Việc khai thác nguồn tài nguyên của con người đang có xu hướng làm tài nguyên không
tái tạo bị cạn kiệt, tài nguyên tái tạo không đc phục hồi -> cạn kiệt tài nguyên và suy
thoái mt
- KH – KT phát triển, tăng cường khai thác các dạng tài nguyên khoáng sản, tạo ra các
dạng sp mới có t/đ mạnh mẽ tới chất lượng mt sống
Ví dụ : đất, nước, không khí, khoáng sản và các dạng năng lượng
 Môi trường là nơi chứa đựng các phế thải do con người tạo ra trong cuộc sống và
hoạt động sản xuất của mình
- Phế thải do con ng tạo ra trong quá trình sx và tiêu dùng, thường đc đưa trở lại mt. Nhờ
h/đ của vsv và các thành phần mt #, phế thải sẽ biến đổi trở thành các dạng ban đầu trong
1 chu trình sinh địa hóa phức tạp
- Khả năng tiếp nhận và phân hủy chất thải của mt đc gọi là khả năng nền của mt. Khi
lượng chất thải lớn hơn khả năng nền, hoặc thành phần của chất thải khó phân hủy và xa

lạ với sv, thì chất lượng mt sẽ bị suy giảm và mt có thể bị ô nhiễm
- Phân loại chức năng:
+ Chức năng biến đổi lý hóa
+ Chức năng biến đổi sinh lý
+ Chức năng biến đổi sinh học
Ví dụ: rác thải sinh hoạt, rác thải công nghiệp, rác thải y tế, rác thải nông nghiệp…
 Môi trường là nơi giảm nhẹ các tác động có hại của thiên nhiên tới con người và các
sinh vât trên trái đất.
- Khí quyển: giữ cho nhiệt độ trái đất tránh đc các bức xạ quá cao, chênh lệch nhiệt độ lớn,
ổn định nhiệt độ trong khả năng chịu đựng của con người
3

3


ĐH Tài Nguyên Và Môi Trường Hà Nội- Lâm Toàn

-




-

Thủy quyển thực hiện chu trình tuần hoàn nc, giữ cân bằng nhiệt độ, các chất khí, giảm
nhẹ tác động có hại của thiên nhiên đến con người và các sv
Thạch quyển liên tục cung cấp năng lượng, vật chất cho các quyển # của trái đất, giảm
tác động tiêu cực của thiên tai tới con người và sv
Môi trường là nơi lưu trữ,cung cấp thông tin cho con người.
Ghi chép và lưu trữ lịch sử địa chất, lịch sử tiến hóa của vật chất và sv, lịch sử x/h và phát

triển văn hóa của loài người
Cung cấp các chỉ thị không gian và tạm thời mang tính chất báo động sớm các nguy hiểm
đối với con ng và sv sống trên trái đất
Lưu trữ và cung cấp cho con người sự đa dạng các nguồn gen, các loài động thực vật, các
hệ sinh thái tự nhiên và nhân tạo, các vẻ đẹp và cảnh quan có giá trị thẩm mỹ, tôn giáo và
văn hóa #
Câu 4. Tai biến địa chất là gì? Nguyên nhân, hậu quả của tai biến địa chất.
Khái niệm: Tai biến địa chất là một dạng tai biến môi trường phát sinh trong thạch quyển
tham gia và biến đổi địa hình bề mặt thạch quyển
Các dạng tai biến địa chất chủ yếu gồm : phun núi lửa, động đất, nứt đất, lún đất. Chúng
liên quan tới các quá trình địa chất xảy ra bên trong lòng trái đất.
Nguyên nhân:
Tự nhiên :
là do lớp vỏ trái đất hoàn toàn không đồng nhất về thành phần và chiều dày
Nhân tạo
Khai thác quá mức nc ngầm tại các khu vực đô thị làm cho mực nc ngầm hạ xuống và
gây ra sự lún sụt cục bộ
khai thác khoáng sản trong lòng đất
Xây dựng các hồ chứa nc lớn đôi
Xây dựng các tòa nhà cao tầng…
Hậu quả: Gây ảnh hưởng tới môi trường tự nhiên và kinh tế - xã hội
Môi trường tự nhiên :
Cảnh quan : bị tàn phá
Hệ sinh thái : suy giảm hst, tuyệt chủng 1 số loài sv quý, mất các nguồn gen quý…
Nơi ở của các loại vsv : bị mật hoặc bị thu hẹp lại
Kinh tế và xã hội :
Tài sản : phá hủy các công trình xây dựng,nhà cửa, làm mất mùa màng của người nông
dân,
Ảnh hưởng đến tính mạng của con người và các loài sv trên trái đất
Bệnh tật

Câu 5 : Cấu trúc phân tầng khí quyển theo chiều thẳng đứng.
 Tầng đối lưu (0 – 15km)
4

4


ĐH Tài Nguyên Và Môi Trường Hà Nội- Lâm Toàn
Tầng đối lưu là tầng thấp nhất của khí quyển, ở đó luôn có sự cđ đối lưu của
khối không khí bị nung từ mặt đất. Vì vậy, thành phần khí quyển khá đồng
nhất. Ranh giới trên của tầng đối lưu trong khoảng 7 -8 km ở 2 cực và 16 – 18
km ở vùng xích đạo. Tầng đối lưu là nơi tập trung nhiều nhất hơi nc, bụi và các
hiện tượng thời tiết chính như : mây, mưa, tuyết, mưa đá, bão,…
 Tầng bình lưu (15 – 50km)
- Nằm trên tầng đối lưu . Không khí tầng bình lưu loãng hơn, ít chứa bụi và các
hiện tượng thời tiết. Ở độ cao khoảng 25 km trong tầng bình lưu, tồn tại 1 lớp
không khí giàu ozon (O3) thường đc gọi là tầng ozon
 Tầng trung gian ( 50 – 80km)
- Nhiệt độ tầng này giảm dần theo độ cao
 Tầng nhiệt (80 – 500km)
- Nhiệt độ ban ngày thường rất cao, ban đêm xuống thấp
 Tầng điện ly (500 – 2000km)
- Do t/đ của tia tử ngoại, các phân tử không khí loãng trong tầng bị phân hủy
thành các ion dẫn điện trở tự do. Tầng điện ly là nơi xuất hiện cực quang và
phản xạ các sóng ngắn vô tuyến
Câu 6 : Trình bày khái niệm tài nguyên tái tạo và tài nguyên không tái tạo.
Tài nguyên : là tất cả các dạng vật chất, tri thức, thông tin đc con người sử dụng để tạo
ra của cải vật chất, hoặc tạo ra giá trị s/d mới.
Tài nguyên thiên nhiên : là loại tài nguyên đc phân thành 2 loại tài nguyên tái tạo và tài
nguyên không tái tạo

+ Tài nguyên tái tạo : Là loại tài nguyên mà sau 1 chu trình s/d sẽ trở lại dạng ban đầu.
Ví dụ : nước ngọt, đất, sinh vật…
+ Tài nguyên không tái tạo : Là dạng tài nguyên bị biến đổi và mất đi sau qt s/d. Ví dụ :
Tài nguyên khoáng sản, gen di truyền…
-

-

5

5


ĐH Tài Nguyên Và Môi Trường Hà Nội- Lâm Toàn
Câu 7 : Tài nguyên khoáng sản, các tác động đến môi trường do khai thác tài
nguyên khoáng sản.
 Tài nguyên khoáng sản
-Tài nguyên khoáng sản là : tích tụ vật chất dưới dạng hợp chất hoặc đơn chất trong vỏ
trái đất, mà ở điều kiện hiện tại con người có đủ khả năng lấy ra các nguyên tố có ích
hoặc sử dụng trực tiếp chúng trong đời sống hàng ngày
-phân loại khoáng sản:
+Theo dạng tồn tại: Rắn, khí (khí đốt, Acgon, He), lỏng (Hg, dầu, nước khoáng).
+Theo nguồn gốc: Nội sinh (sinh ra trong lòng trái đất), ngoại sinh (sinh ra trên bề mặt
trái đất).
+ Theo thành phần hoá học: Khoáng sản kim loại (kim loại đen, kim loại màu, kim
loại quý hiếm), khoáng sản phi kim (vật liệu khoáng, đá quý, vật liệu xây dựng), khoáng
sản cháy (than, dầu, khí đốt, đá cháy).
 Các tác động đến môi trường do khai thác tài nguyên khoáng sản:
- Môi trường tự nhiên :
• Làm mất cân bằng hệ sinh thái

• Thu hẹp diện tích đất, diện tích rừng
• Làm ô nhiễm mt đất, nc, không khí…
- Xã hội :
• Đời sống an ninh trật tự của khu vực có khoáng sản bị biến động.
Bởi, các mỏ khai khoáng thường thu hút nguồn lao động từ nhiều địa
phương khác đến, việc nhập cư với số lượng lớn lao động dẫn đến
nhiều hệ lụy. Giá cả thị trường tăng, đời sống văn hóa, truyền thống
địa phương bị tác động, tình hình xã hội phức tạp....
• Việc khai thác khoáng sản không hợp lý gây ảnh hưởng đến đời sống
và sk của ng dân….
 Biện pháp quản lý bảo vệ tài nguyên khoáng sản :
• Các công cụ quản lý
- Công cụ luật pháp chính sách bao gồm các văn bản về luật quốc tế, luật
quốc gia,các văn bản khác dưới luật, các kế hoạch và chính sách môi
trường quốc gia, các ngành kinh tế, các địa phương.
- Công cụ kinh tế bao gồm các loại thuế, phí đánh vào thu nhập bằng tiền
của hoạt động sản xuất kinh doanh. Các công cụ này chỉ áp dụng có hiệu
quả trong nền kinh tế thị trường.
- Các công cụ quản lý thực hiện vai trò kiểm soát và giám sát Nhà nước về
chất lượng và thành phần môi trường, về sự hình thành và phân bố chất ô
nhiễm trong môi trường. Các công cụ kỹ thuật quản lý có thể gồm ĐTM,
kiểm toán môi trường, quan trắc môi trường, xử lý chất thải, tái chế và tái
6

6


ĐH Tài Nguyên Và Môi Trường Hà Nội- Lâm Toàn
sử dụng chất thải. Các công cụký thuật quản lý có thể thực hiện thành công
trong bất kỳ nền kinh tế phát triển như thế nào

• Các biện pháp khác :
- Tuyên truyền và giáo dục ý thức người dân khai thác và s/d hợp lý
các loại tài nguyên khoáng sản
Câu 8 :Tài nguyên rừng, tác động của tài nguyên rừng tới môi trường sống của con
người
-Tài nguyên rừng là một phần của tài nguyên thiên nhiên, thuộc loại tài nguyên tái tạo
được. Nhưng nếu sử dụng không hợp lý, tài nguyên rừng có thể bị suy thoái không thể tái
tạo lại.
- Tác động của tài nguyên rừng tới môi trường sống:
• Vai trò của tài nguyên rừng :
+ Là hệ sinh thái đa dạng và giàu có nhất trên cạn, đặc biệt là rừng ẩm nhiệt đới.
+ Rừng có vai trò to lớn về môi trường và phát triển, là nguồn cung cấp nguyên vật
liệu cần thiết cho con người.
+ Rừng cung cấp lương thực, thực phẩm, nguyên liệu cho công nghiệp chế biến,
dược liệu, du lịch, giải trí
+ Rừng là “ lá phổi xanh” hấp thụ CO2, tái sinh O2 , điều hòa khí hậu cho khu vực.
Về tác dụng cân bằng sinh thái, rừng có vai trò vô cùng quan trong:
+ Trước hết, rừng có ảnh hưởng đến nhiệt độ, độ ẩm không khí, thành phần khí
quyển và có ý nghĩa điều hòa khí hậu.
+ Rừng là vật cản trên đường di chuyển của gió và có ảnh hưởng đến tốc độ cũng
như hướng gió
+ Rừng không chỉ chắn gió mà còn làm sạch không khí và có ảnh hưởng đến vòng
tuần hoàn trong tự nhiên.
+ Rừng có vai trò bảo vệ nguồn nước bảo vệ đất chống xói mòn.
+ Thảm thực vật có chức năng quan trọng trong việc ngăn cản một phần nước mưa
rơi xuống đất và có vai trò phân phối lại lượng nước này.
+ Thảm mục rừng là kho chứa các chất dinh dưỡng khoáng, mùn và ảnh hưởng lớn
đến độ phì nhiêu của đất.
+ Là nơi cư trú của hàng triệu loài động vật và vi sinh vật, rừng được xem là ngân
hàng gen khổng lồ, lưu trữ các loại gen quý.

• Nguyên nhân gây suy giảm và suy thoái rừng :
+ Nguyên nhân tự nhiên : cháy rừng
+Nguyên nhân nhân tạo :
 Chuyển đổi mục đích sử dụng đất
 Khai thác nguồn lâm sản quá mức cho phép
 Sức ép dân số
 Nghèo đói
 Hậu quả của cuộc chiến tranh hoá học để lại
 Tập quán du canh du cư
7

7


ĐH Tài Nguyên Và Môi Trường Hà Nội- Lâm Toàn










-

Biện pháp quản lý bảo vệ tài nguyên rừng
+ Tuyên truyền, phổ biến, giáo dục, nâng cao nhận thức về quản lý bảo vệ rừng.
+ Quy hoạch, xác định lâm phận các loại rừng ổn định.

+ Hoàn thiện thể chế, chính sách và pháp luật
+ Nâng cao trách nhiệm của chủ rừng, chính quyền các cấp và sự tham gia của các
ngành, các tổ chức xã hội vào bảo vệ rừng.
+ Củng cố tổ chức, nâng cao năng lực của lực lượng kiểm lâm.
+ Hỗ trợ nâng cao đời sống người dân.
+ Xây dựng cơ sở hạ tầng, đầu tư trang thiết bị bảo vệ rừng
+ Ứng dụng khoa học công nghệ
+ Tài chính.
+ Hợp tác quốc tế.
Câu 9 : Các vấn đề dân số, mối quan hệ giữa dân số và môi trường
Các vấn đề dân số
Bùng nổ dân số : Là sự gia tăng dân số quá nhanh trong một thời gian ngắn, gây ảnh
hưởng tiêu cực đến mọi mặt của đời sống xã hội
Tác động của dân số đến môi trường
Tự nhiên :
Ô nhiễm môi trường : ô nhiễm dư thừa ở các nc phát triển và ô nhiễm do nghèo đói ở các
nc đang phát triển
Suy thoái môi trường
Suy giảm đa dạng sinh học : không gian sống của con người tăng lên không gian sống
của sv giảm xuống
Gây sức ép đối với nguồn tài nguyên : làm cạn kiệt suy thoái nguồn tài nguyên…
Xã hội :
Gây sức ép về kinh tế, văn hóa, giáo dục, an sinh xã hội, y tế
Mối quan hệ giữa dân số và môi trường
Dân số và môi trường là hai yếu tố có quan hệ chặt chẽ với nhau. Sự phát triển
của yếu tố này có mối liên hệ đến sự phát triển của yếu tố kia: Sự biến động của dân số
có tác động tích cực hay tiêu cực và sự phát triển bền vững hay không bền vững của
môi trường, tài nguyên cũng có tác động ngược lại ở xã hội loài người bởi cả hai mặt.
Đặc biệt trong xu thế phát triển kinh tế xã hội ngày nay thì mối quan hệ trên càng được
thể hiện rõ nét. Sự bùng nổ dân số:

Dân số thế giới tăng nhanh, nhất là ở nửa sau thế kỷ XX. Càng những năm về sau thời
gian dân số tăng 1 tỷ người càng rút ngắn. Hiện nay, trung bình mỗi năm dân số thế giới
tăng gần 80 triệu người. Dự kiến dân số có thể ổn định vào năm 2025 với số dân khoảng
8tỷngười.Sự bùng nổ dân số hiện nay trên thế giới diễn ra chủ yếu ở các nước đang phát
triển. Các nước này chiếm khoảng 80% dân số và 95% số dân gia tăng của thế giới. Sự
gia tăng dân số nhanh trên thế giới thể hiện ở một số nguyên nhân chính như: Dân số và
tập quán sống di cư, du cư, đô thị hóa, các thành phố có số dân trên 1 triệu người ngày
8

8


ĐH Tài Nguyên Và Môi Trường Hà Nội- Lâm Toàn
càng nhiều. Đến nay thế giới đã có trên 270 thành phố trên 1 triệu dân và 50 thành phố
trên 5 triệu dân.
- Các tác động tiêu cực của tình trạng gia tăng dân số hiện nay trên thế giới biểu hiện ở các
khía cạnh sau:
+ Sức ép lớn tới tài nguyên thiên nhiên và môi trường trái đất do khai thác quá mức các
nguồn tài nguyên phục vụ cho các nhu cầu nhà ở, sản xuất lương thực, thực phẩm, sản
xuất công nghiệp, v.v...
+ Tạo ra các nguồn thải tập trung vượt quá khả năng tự phân huỷ của môi trường tự nhiên
trong các khu vực đô thị, khu sản xuất nông nghiệp, công nghiệp.
+ Sự chênh lệch về tốc độ phát triển dân số giữa các nước công nghiệp hoá và các nước
đang phát triển gia tăng, dẫn đến sự nghèo đói ở các nước đang phát triển và sự tiêu phí
dư thừa ở các nước công nghiệp hoá. Sự chênh lệch ngày càng tăng giữa đô thị và nông
thôn, giữa các nước phát triển công nghiệp và các nước kém phát triển dẫn đến sự di dân
ở mọi hình thức.
+ Sự gia tăng dân số đô thị và sự hình thành các thành phố lớn - siêu đô thị làm cho môi
trường khu vực đô thị có nguy cơ bị suy thoái nghiêm trọng. Nguồn cung cấp nước sạch,
nhà ở, cây xanh không đáp ứng kịp cho sự phát triển dân cư. Ô nhiễm môi trường không

khí, môi trường nước tăng lên. Các tệ nạn xã hội và vấn đề quản lý xã hội trong đô thị
ngày càng khó khăn.
Câu 10 : Nguyên tắc, mục tiêu phát triển bền vững.
 khái niệm: phát triển bền vững là phát triển đáp ứng được nhu cầu của hiện tại mà không
làm tổn hại tới khả năng đáp ứng nhu càu đó của các thế hệ tương lai trên cơ sở kết hợp
chặt chẽ ,hài hòa giữa tăng trưởng kinh tế ,đảm bảo tiến độ xã hội và bảo vệ môi trường
( luật môi trường 2014)
 nguyên tắc phát triển bền vững:
- nguyên tắc về sự ủy thác của nhân dân
Nguyên tắc này yêu cầu chính quyền phải hành động để ngăn ngừa các thiệt hại môi
trường xảy ra ở bất cứ đâu, bất kể đã có hoặc chưa có các điều luật quy định về cáchứng
xử các thiệt hại đó. Nguyên tắc này cho rằng, công chúng có quyền đòi chính quyền với
tư cách là tổ chức đại diện cho họ phải có hành động ứng xử kịp thời các sự cố môi
trường.
- Nguyên tắc phòng ngừa (Precationary Principle)
Ở những nơi có thể xảy ra các sự cố môi trường nghiêm trọng và không đảo ngược được,
thì không thể lấy lý do là chưa có những hiểu biết chắc chắn mà trì hoãn các biện pháp
ngăn ngừa sự suy thoái môi trường. Về mặt chính trị, nguyên tắc này rất khó được áp
dụng, và trên thực tế nhiều nước đã cố tình quên. Việc chọn lựa phương án phòng ngừa
nhiều khi bị gán tội là chống lại các thành tựu phát triển kinh tế đã hiện hình trước mắt và
luôn luôn được tụng xưng, ca ngợi theo cách hiểu của tăng trưởng kinh tế.
- Nguyên tắc bình đẳng giữa các thế hệ

9

9


ĐH Tài Nguyên Và Môi Trường Hà Nội- Lâm Toàn
Đây là nguyên tắc cốt lõi của phát triển bền vững, yêu cầu rõ ràng ràng, việc thoả mãn

nhu cầu của thế hệ hiện nay không được làm phương hại đến các thế hệ tương lai thoả
mãn nhu cầu của họ. Nguyên tắc này phụ thuộc vào việc áp dụng tổng hợp và có hiệu quả
các nguyên tắc khác của phát triển bền vững.
- Nguyên tắc bình đẳng trong nội bộ thế hệ
Con người trong cùng thế hệ hiện nay có quyền được hưởng lợi một cách bình đẳng trong
khai thác các nguồn tài nguyên, bình đẳng chung hưởng một môi trường trong lành và
sạch sẽ. Nguyên tắc này được áp dụng để xử lý mối quan hệ giữa các nhóm người trong
cùng một quốc gia và giữa các quốc gia. Nguyên tắc này ngày càng được sử dụng nhiều
hơn trong đối thoại quốc tế. Tuy nhiên, trong phạm vi một quốc gia, nó cực kỳ nhạy cảm
đối với các nguồn lực kinh tế - xã hội và văn hoá.
- Nguyên tắc phân quyền và uỷ quyền
Các quyết định cần phải được soạn thảo bởi chính các cộng đồng bị tác động hoặc bởi
các tổ chức thay mặt họ và gần gũi nhất với họ. Các quyết định cần ở mức quốc gia hơn
là mức quốc tế, mức địa phương hơn là mức quốc gia. Đây là nguyên tắc cơ bản nhằm
kiểm soát sự uỷ quyền của các hệ thống quy hoạch ở tầm quốc tế, nhằm cổ vũ quyền lợi
của các địa phương về sở hữu tài nguyên, về nghĩa vụ đối với môi trường và về các giải
pháp riêng của họ, áp lực ngày càng lớn đòi hỏi sự uỷ quyền ngày càng tăng. Tuy nhiên,
cần phải hiểu cho đúng rằng địa phương chỉ là một bộ phận của các hệ thống rộng lớn
hơn chứ không được thực thi chức năng một cách cô lập. Thường thì các vấn đề môi
trường có thể phát sinh ngoài tầm kiểm soát địa phương, ví dụ như sự ô nhiễm “ngược
dòng" của nước láng giềng hay cộng đồng lân cận. Trong trường hợp đó, nguyên tắc uỷ
quyền cần được xếp xuống thấp hơn các nguyên tắc khác.
- Nguyên tắc người gây ô nhiễm phải trả tiền
Người gây ô nhiễm phải chịu mọi chi phí ngăn ngừa và kiểm soát ô nhiễm, phải nội bộ
hóa tất cả các chi phí môi trường nảy sinh từ các hoạt động của họ, sao cho các chi phí
này được thể hiện đầy đủ trong giá cả của hàng hóa và dịch vụ mà họ cung ứng. Tuy
nhiên, sẽ không tránh khỏi trường hợp là, nếu áp dụng nguyên tắc này quá nghiêm khắc
thì sẽ có xí nghiệp công nghiệp bị đóng cửa. Cộng đồng có thể cân nhắc, vì trong nhiều
trường hợp, các phúc lợi có được do có công ăn việc làm nhiều khi còn lớn hơn các chi
phí cho vấn đề sức khoẻ và môi trường bị ô nhiễm. Do đó, cơ chế áp dụng nguyên tắc này

cũng cần linh hoạt và trong nhiều trường hợp phải tạo điều kiện về thời gian để các doanh
nghiệp thích ứng dần dần với các tiêu chuẩn môi trường.
- Nguyên tắc người sử dụng phải trả tiền
Khi sử dụng hàng hóa hay dịch vụ, người sử dụng phải trang trải đủ giá tài nguyên cũng
như các chi phí môi trường liên quan tới việc chiết tách, chế biến và sử dụng tài nguyên.
 Mục tiêu phát triển bền vững:
• Phát triển kinh tế bền vững:
10

10


ĐH Tài Nguyên Và Môi Trường Hà Nội- Lâm Toàn



Phát triển môi trường bền vững:
Phát triển xã hội bền vững

B. . Hóa kỹ thuật môi trường







-

1. Môi trường không khí

câu 1: Ô nhiễm môi trường không khí: Khái niệm, tác nhân gây ô nhiễm,
nguồn gốc phát sinh của một số tác nhân gây ô nhiễm môi trường không khí
(NOx, SO2, CH4, CO2,CO, các hợp chất hữu cơ dễ bay hơi (VOCs, bụi)).
1. Khái niệm: Ô nhiễm mt không khí là hiện tượng làm thay đổi thành phần và
chất lượng không khí vượt quá tiêu chuẩn (quy chuẩn) cho phép gây ảnh hưởng
xấu đến đời sống của con người và sv
2. Các tác nhân gây ô nhiễm môi trường không khí:
Các loại khí: các oxit của nitơ (NO, NO2), SO2, CO, H2S, các khí halogen,
CFC,CFCs, VOCs
Các loại bụi: bụi nặng (bụi kim loại, bụi đất đá…), bụi lơ lửng
Các khói quang hóa
Chất phóng xạ
Tiếng ồn
3. Nguồn gốc phát sinh của một số tác nhân gây ô nhiễm môi trường không
khí

NOx
+ Nguồn tự nhiên: do các hiện tượng sấm chớp, núi lửa, hiện tượng phân
hủy xác đôgnj thực vật
+ Nguồn nhân tạo: do quá trình đốt cháy nguyên liệu hóa thạch có chứa
nito(than, dầu mỏ,…), do quá trình sản xuất phân đạm,…
SO2
+ Tự nhiên : do núi lửa phun trào, trần tích ở biển
+ Nhân tạo : quá trình sử dụng nhiên liệu có chứa S khí sinh ra từ rác
CH4
+ Tự nhiên : có trong các khi tự nhiên, khí dầu mỏ, bùn ao………
+ Nhân tạo: có trong quá trình chưng chất dầu mỏ, thân đá , và quá trình
đốt cháy CH4

-


CO
+ Tự nhiên : từ núi lửa phun trào
+ Nhân tạo : trong quá trình đốt cháy nhiên lieu có chứa C , trong lĩnh vực
giao thông vận tải, quá trình đốt than, đốt chất rắn
CO2
11

11


ĐH Tài Nguyên Và Môi Trường Hà Nội- Lâm Toàn
+ Tự nhiên : trong thành phần của không khí, quá trình hô hấp của động
thực vật
+ Nhân tạo : đốt cháy hoàn toàn các nhiêu liệu chưa C
Các hợp chất dễ bay hơi ( VOCs, bụi )
+ Tư nhiên : từ thực vật: rau, củ, quả…
+ Nhân tạo : từ thiết bị văn phòng gồm máy in, máy tính, máy photocopy,
bàn ghế, các chất tẩy rửa, sơn,…
Câu 2: Một số hiện tượng xảy ra ô nhiễm môi trường không khí: mưa axit, sương
khói quang hóa, sương khói công nghiệp, sự suy giảm ozon trong tầng bình lưu, hiện
tượng gia tăng hiệu ứng nhà kính.
a. Mưa axit
 Khái niệm : là hiện tượng mưa mà nước mưa có độ Ph < 5,6
 Nguyên nhân :
+ tự nhiên : do hiện tượng núi lửa, cháy rừng gây nên
+ nhân tạo : do hoạt động sản xuất của con người : nông nghiệp, công nghiệp,
( thủy điện, nhiệt điện, giao thông vận tải ….)
 Cơ chế gây mưa axit : cơ chế tạo mưa axit cũng là cơ chế tạo 2 oxit axit : SO2 ,
NOX

+ SO2 :
Quá trình đốt cháy lưu huỳnh : S + O2
-> SO2
Phản ứng của SO2 và hợp chất gốc hidroxit : SO2 + OH- -> HOSO2 –
Phản ứng giữa hợp chất HOSO2 – và O2 sẽ cho ra hợp chất gốc HO2 – và S
SO2 + OH->
HO2 – + SO3
Phản ứng SO3 và nước :SO3 + H2O -> H2SO4+ NOX
N2 + O2 = 2 NO
2NO + O2 = 2 NO2
2NO2 + H2O = 2 HNO3 + NO
 Hậu quả :
+ đối với thủy vực ao hồ : thay dổi môi trường nước, pHgiảm nhỏ hơn 4 có thể
chết cá và trứng cá
+ đối với môi trường đất : làm cho đất bị chua , hòa tan các nguyên tố cần thiết
cho cây trồng (Mg , Ca ……..) cây trồng kếm phát triển
+ đối với con người : dễ mắc các bệnh về đường hô hấp: viêm phổi, …
+ đối với các công trình : phá hủy các công trình xây dựng , và làm giảm tuổi thọ
của chúng
 Biện pháp khắc phục
+ có các biện pháp giảm thiểu ô nhiễm tại nguồn
+ sử dụng các nguồn năng lượng sạch : năng lượng mặt trời, gió…….
+lắp các thiết bị khử SO2 VÀ NOx tại ống phát thải
+ khuyến khích sử dụng các sản phẩm bảo vệ môi trường
+ xây dựng các côn trình nghiên cứu và các dự an về mưa axit nhằm giảm thiểu
b. Sương khói quang hóa
12

12



ĐH Tài Nguyên Và Môi Trường Hà Nội- Lâm Toàn
Khái niệm : Là sp của p.ư giữa các oxit của nitơ và các hợp chất hữu cơ dễ bay
hơi dưới tác dụng của ánh sáng mặt trời
Nguyên nhân:
+ Khí thải của các hoạt động giao thông vận tải
+ Sử dụng nhiên liệu hóa thạch như dầu, xăng, nhựa đường
+ Năng lượng hạt nhân
+ Khí thải sinh hoạt
Cơ chế tạo nên hiện tượng sương khói quang hóa :

-

-

-

-

-

c.
-

-

13

NOx + VOCs -> Oa/s
3 + PAN ( R-C-O-O-NO2)

O
Điều kiện tạo ra hiện tượng sương khói quang hóa
+ Khí ấm ( nhiệt độ trên 170C)
+ Nhiều ánh nắng gay gắt
+ Hàm lượng VOC và Nox trong không khí cao
+ Khối không khí đặc
Hậu quả :
+ tác động tơi con người : gây lên các bệnh về đường hô hấp : viêm phế quản , hen
xuyễn…, làm giảm chức năng của phổi
+ tác động tới thực vật : làm giảm khả năng sinh trưởng và phát triển của cây
trồng,
+ đối với sinh hoạt : gây khó chịu và cản trở tẩm nhìn trong khi tham gia giao
thông , hư hại quần áo đồ dùng
Biện pháp khắc phục
+ giảm các khí thải từ các động cơ và nhà máy tại nguồn
+ tìm kiếm và khuyến khích sử dụng nguồn năng lượng sạch : gió, mặt trời
+ nâng cao chất lượng nhiên liệu hóa thạch trước khi sử dụng
+ tuyền truyên cho người dân hiểu và sử dụng các phương tiện thiết bị bảo vệ môi
trường
Sương khói công nghiệp
Khái niệm : là sp đc tạo ra do sự kết hợp của khói công nghiệp (từ quá trình đốt
than đá hoặc dầu nặng) với SO2 và sương mù
Nguyên nhân:
+ Cuộc c/m công nghiệp
+ Trước năm 1950 thì nguyên nhân chính là do đốt than đá để sản sinh ra năng
lượng để nấu ăn và vận chuyển
+ Ngày nay việc s/d các nhiên liệu hóa thạch, năng lượng hạt nhân và thủy điện,
đốt các nhiên liệu hóa thạch như gas,xăng dầu…
+ Khí thải sinh hoạt…
Cơ chế tạo nên hiện tượng sương khói công nghiệp:

+ Vào mùa đông thỉnh thoảng có hiện tượng nghịch nhiệt, nghịch nhiệt bức xạ vào
ban đêm, buổi sáng mặt trời phá vỡ hiện tượng nghịch nhiệt tạo lớp sương dày,
sương kết hợp với lượng khói công nghiệp (khói công nghiệp bị giữ lại bởi ht
13


ĐH Tài Nguyên Và Môi Trường Hà Nội- Lâm Toàn

-

-

nghịch nhiệt trong tầng đối lưu). Khí SO2 trong khói công nghiệp kết hợp với nc
tạo ra H2SO4
SO2 + H2O + O2 -> H2SO4
Hậu quả
+ tác động tới con người : gây lên các bệnh về đường hô hấp : viêm phế quản , hen
xuyễn…, làm giảm chức năng của phổi
+ tác động tới thực vật : làm giảm khả năng sinh trưởng và phát triển của cây
trồng,
+ đối với sinh hoạt : gây khó chịu và cản trở tẩm nhìn trong khi tham gia giao
thông , hư hại quần áo đồ dùng
Biện pháp khắc phục
+ giảm các khí thải từ các động cơ và nhà máy tại nguồn
+ tìm kiếm và khuyến khích sử dụng nguồn năng lượng sạch : gió, mặt trời
+ nâng cao chất lượng nhiên liệu hóa thạch trước khi sử dụng
+ tuyền truyên cho người dân hiểu và sử dụng các phương tiện thiết bị bảo vệ môi
trường

Suy giảm tầng ozon trong tầng bình lưu

Khái niệm : là hiện tượng giảm lượng ozon trong tầng bình lưu
Khái niệm lỗ thủng tầng ozon : là nơi có lượng ozon giảm ½ trong tầng bình lưu
Các tác nhân gây suy giảm ozon trong tầng bình lưu
Các nguyên tử O ,các gốc hidroxy hoạt động HO*, các oxit nito NOx và các hợp chất
của Cl
O3 +O = O2 + O2
O3 + HO* = O2 + HOO*
O3 + NO = NO2 +O2
Cl* + O3 = ClO * + O2
ClO* + O = Cl* + O2
ClO* + NO2 = ClONO2
- Hậu quả
+ tác động tới con người : ảnh hưởng tới sức khỏe con người, gây nên các bệnh về
mắt, làm giảm khả năng miễn dịch của cơ thể , tăng khả năng mắc bệnh ung thư
+ tác động tới khí hậu : nhiệt độ trái đất tăng 0,74%, khí hậu thay đổi thất thường,
thiên tai, hạn hán gia tăng ở nhiều khu vực , mực nước biển toàn câu tiếp tục tăng
lên
+ tác động tới cây trồng : giảm khả năng chống chịu của cây trồng, giảm năng
suất, cây trồng kém phát triển, làm thay đổi đa dạng hệ sinh thái
+ tác động tới hệ sinh thái nước : giảm khối lượng sinh vật phù du, nguồn thức ăn,
khả năng sinh sản của loài
- Biện pháp khắc phục
+ có các biện pháp giảm lượng khí phát thải ra môi trường
+ chuyển giao và áp dụng công nghệ mới nhằm sản xuất ra các phương tiện thiết
bị thân thiện với môi trường
d.
-

14


14


ĐH Tài Nguyên Và Môi Trường Hà Nội- Lâm Toàn
+ nâng cao nhận thức của con người về tầng ozon
+ sử dụng các nguyên liệu tái tạo hoặc các nguồn năng lượng sạch
e. Hiện tượng gia tăng hiệu ứng nhà kính
- Khái niệm :
+ Hiện tượng gia tăng hiệu ứng nhà kính là hiện tượng các tia bức xạ sóng ngắn
của mặt trời xuyên qua bầu khí quyển đến mặt đất và đc phản xạ trở lại thành các
bức xạ nhiệt sóng dài đc 1 số khí trong bầu khí quyển hấp thụ để thông qua đó làm
khí quyển nóng lên đc gọi là hiệu ứng nhà kính
+ Hiện tượng gia tăng hiệu ứng nhà kính là sự mất cân bằng hấp thụ nhiệt của khí
quyển và bề mặt trái đất do gia tăng các loại khí nhà kính
- Cơ chế gây ra hiện tượng:

+ Bức xạ Mặt Trời đi đến bề mặt Trái Đất có 2 dạng: bức xạ trực tiếpvà bức xạ khuếch
tán. Cùng với bức xạ trực tiếp, bức xạ khuếch tán cũng là nguồn nhiệt.
+ Hai loại bức xạ trên có dạng sóng ngắn nên chúng dễ dàng xuyên qua khí quyển đến bề
mặt Trái Đất, mặt đất hấp thụ chuyển năng lượng ánh sáng đó thành nhiệt năng, đốt nóng
lớp không khí bên dưới đồng thời bức xạ trở lại khí quyển dưới dạng sóng dài, phần này
gọi là bức xạ phản hồi của bề mặt Trái Đất. Bản thân khí quyển bị đốt nóng lại tỏa nhiệt,
một phần nhiệt bốc lên trên cao và mất đi vào không gian giữa các hành tinh, phần này
được gọi là bức xạ hiệu dụng, phần nhiệt còn lại được các phân tử khí trước hết là điôxít
cacbon, hơi nước hấp thụ và bức xạ ngược trở lại mặt đất, phần này được gọi là bức xạ
15

15



ĐH Tài Nguyên Và Môi Trường Hà Nội- Lâm Toàn
nghịch của khí quyển. Bức xạ nghịch chỉ rõ vai trò của khí quyển trong chế độ nhiệt của
vỏ Trái Đất. Cụ thể, chúng tôi biểu thị ở công thức sau đây:
Bức xạ hiệu dụng = Bức xạ phản hồi của bề mặt TĐ – Bức xạ nghịch của khí quyển(1)

Từ (1) cho thấy, nhiệt độ không khí gần bề mặt Trái Đất có được chủ yếu do:
 Thứ nhất là, bức xạ phản hồi của bề mặt Trái Đất (bao gồm đại dương và lục địa),
ở tầng đối lưu năng lượng bức xạ Mặt Trời không có khả năng đốt nóng trực tiếp
không khí. Tất cả các vật thể như nhà cửa, rừng cây, hồ nước, đường giao thông,
động vật… đều có khả năng hấp thụ bức xạ Mặt Trời, đồng thời phát xạ đốt nóng
không khí xung quanh.
 Thứ hai là, bức xạ nghịch của khí quyển, tất cả các phân tử khí, hơi nước, bụi…
trong khí quyển đều có khả năng hấp thụ những luồng bức xạ sóng dài từ bề mặt
Trái Đất và phản xạ ngược trở lại.
Cũng từ (1) ta thấy, nếu bức xạ nghịch tăng thì bức xạ hiệu dụng giảm, điều này có
nghĩa rằng Trái Đất sẽ giữ lại lượng nhiệt lớn hơn mức cần thiết, cân bằng âm dương bị
phá vỡ làm mất cân bằng nhiệt vốn có của tự nhiên. Trong khí quyển của Trái Đất, ngoài
điôxít cacbon, hơi nước kể trên có khả năng giữ nhiệt thì metan, freon, nitơ điôxit, bụi...
cũng có khả năng đó. Vì thế, khi con người tác động vào khí quyển như làm tăng lượng
khí cacbonic, thải bụi, thải các loại khí khác thì bức xạ nghịch sẽ lớn, nhiệt độ Trái Đất sẽ
tăng
- Nguyên nhân gây gia tăng hiệu ứng nhà kính: Có nhiều khí gây hiệu ứng nhà
kính, gồm CO2, CH4, CFC, NOx, O3, hơi nước ...
+ CO2 : là chất khí gây ra hiệu ứng nhà kính nhiều nhất, do quá trình hô hấp của
con người, động thực vật tạo ra, do hoạt động núi lửa, cháy rừng và khí thải của
các nhà máy, khu công ngiệp
+ CFC : Là chất khí gây nên suy giảm tầng ozon , có trong quá trình làm lạnh, , là
loại khí thứ 2 ảnh hưởng tới hiện tượng hiệu ứng nhà kính
+ CH4 : là thành phần chính của dầu mỏ, khí tự nhiên, và được tạo ra trong quá
trình chế biến chưng cất dầu mỏ thân đá ,

+ O3 : là chất độc có khả năng ăn mòn và là một chất gây ô nhiễm chung, nó đc
tạo ra do o2 phóng tĩnh điên, tia cực tím
+ NOx : được tạo ra trong hoạt động công nông nghiệp và đốt cháy nhiên liệu hóa
thạch, và sản xuất phân bón
+ Hơi nước : Khi lượng khí nhà kính trong khí quyển tăng, nhiệt độ tăng, các yếu
tố khí hậu sẽ thay đổi theo, bao gồm cả lượng hơi nước trong khí quyển.
- Hậu quả
+ Nhiệt độ trái đất tăng sẽ làm tăng quá trình chuyển hóa sinh học và hóa học gây
nên sự mất cân bằng sinh thái
+ Mất cân bằng về lượng vật chất trong cơ thể
- Biện pháp khắc phục

16

16


ĐH Tài Nguyên Và Môi Trường Hà Nội- Lâm Toàn
+ Giảm thiểu lượng khí phát thải tại nguồn : ở các phương tiên xe cơ giới và ở các
nhà máy
+ Trồng nhiều cây xanh
+ Sử dụng các phương tiên giao thông công cộng
+ Sử dụng các thiết bị thân thiện với môi trường
2. Môi trường nước
câu 1: Ô nhiễm môi trường nước: Khái niệm, tác nhân gây ô nhiễm, nguyên
nhân gây ô nhiễm môi trường nước, nguồn gốc phát sinh của một số tác nhân
gây ô nhiễm môi trường nước.
- Khái niệm: ô nhiễm mt nc là sự thay đổi thành phần và chất lượng nc vượt quá
TC (QC) cho phép, không đáp ứng đc cho các mục đích sử dụng # nhau, có ảnh
hưởng xấu tới đời sống con người và sv

- Tác nhân gây ô nhiễm:
+ Nhóm các ion vô cơ hòa tan: Ca2+, Mg2+, NO3-,…
+ Nhóm các hợp chất hữu cơ hòa tan trong nước
+ Nhóm các vi sinh vật
- Nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường nước
+ Nguồn gốc tự nhiên: Do mưa, tuyết tan, gió bão, lũ lụt đưa vào môi trường nước
chất thải bẩn, các vsv có hại kể cả các xác chết của chúng
+ Nguồn nhân tạo: Quá trình thải các chất độc hại chủ yếu dưois dạng lỏng như
các chất thải sinh học, công nghiệp, nông nghiệp, giao thông vào môi trường nước
- Nguồn gốc phát sinh của một số tác nhân gây ô nhiễm môi trường nước
+ Một số kim loại nặng: As, Pb, Cd
• As: Nguồn nước ngầm, thuốc bảo vệ thực vật, chất thải nước thải từ 1 số h/đ công
nghiệp
• Cd: Khói thuốc lá, pin xạc, vật liệu mạ, nước thải mỏ, rau, lương thực
• Pb: công nghiệp khai thác, chế biến các quặng chì, hợp kim và hỗn hợp chì
+ Một số tác nhân khác NH4+, NO3-, PO43-, NO2• NH4+: s/d phân bón trong nông nghiệp, trong nc thải
• NO3-: s/d trong phân bón nông nghiệp, nc thải đặc biệt là nc thải đã qua quá trình
xử lý hiếu khí
• PO43-: trong nc thải s/h, phân bón, nc thải công nghiệp
• NO2-: nc thải, là sp trung gian trong p.ư oxi hóa từ NH4+ đến NO2- và cuối cùng là
NO3+ Các chất hữu cơ bền vững: thuốc trừ sâu…
Câu 2: Hiện tượng phú dưỡng trong môi trường nước
- Khái niệm: là hiện tượng nồng độ các chất dd (đặc biệt là N và P) trong nc tăng
quá cao
- Ảnh hưởng:
• Khi nồng độ các chất dinh dưỡng N và P tăng cao thì rong tảo phát triển
mạnh, khi rong tảo chết đi các vsv lấy oxi trong nước để phân hủy -> giảm
DO trong nước làm cho các loại thủy sinh thiếu oxi và chết ngạt, đồng thời
sp của quá trình phân hủy rong tảo làm cho nc có mùi hôi, màu đen vẩn đục
17


17


ĐH Tài Nguyên Và Môi Trường Hà Nội- Lâm Toàn
-

-



Câu 3: Khả năng tự làm sạch nước
Khái niệm : là khả năng bị khử được các chất ô nhiễm của nguồn nước
Các quá trình xảy ra khi nước tự làm sạch
+quá trính vật lý : quá trình xáo trộn hay pha loãng giữa nước thải và nguồn nước
+quá trình hóa học hoặc hóa sinh : quá trình khoáng hóa các hợp chất hữu cơ ( hấp
thụ các hợp chất hữu cơ lên bề mặt )
+ sinh học: động thực vật tiêu thụ hoặc hấp thụ các chất hữu cơ
Các yếu tố ảnh hưởng dến khả năng tự làm sạch :lưu lượng của nguồn nước,
diện tích mặt thoáng nguồn nước , độ sâu và nhiệt độ của nước
Câu 4: Quá trình chuyển hóa một số hợp chất trong môi trương nước
Các hợp chất của Nitơ
Quá trình nitrat hóa
+ oxy hóa NH3 hay NH4+ bởi VK tự dưỡng
(1) 2 NH4+ + 3O2
Nitrosomanas
2 NO2- +
4 H+
+ 2 H2O
(2) 2 NO2- + O2

Nitrobacter
2 NO3(3) NH4+

C.






18

+ 2 O2
NO3- + 2 H+
+
H2O

+ Khử nitrat thành NO3 về N2 qua trung gian NO2 bởi vk dị dưỡng
NO3- +
( CH2O )
+ H+
N2 +
H2O + CO2
Sản phẩm phụ là NO2 rất độc là nguyên nhân gây bệnh ung thư
Công nghệ môi trường:
1. Công nghệ xử lý nước
Câu 1: Trình bày các công trình cần có trong một hệ thống xử lý nước ngầm ,
giải thích nhiệṃ vu c̣ ác công trình.
Các công trình cần có trong 1 hệ thống xử lý nước ngầm
Thiết bị làm thoáng -> bể lắng -> lọc nhanh -> khử trùng

Giải thích nhiệm vụ của các công trình
Thiết bị làm thoáng gồm: giàn mưa, tháp oxi hóa
Cấu tạo:
giàn mưa:
o Hệ thống phân phối nc
o Sàn tung nước
o Sàn đỗ vật liệu tiếp xúc
o Hệ thống thu nc, thoáng khí và ngăn nc
o Sàn và ống thu nc
tháp oxi hóa:

18


ĐH Tài Nguyên Và Môi Trường Hà Nội- Lâm Toàn

 Nhiệm vụ: lấy oxi không khí để oxi hóa Fe2+ thành Fe3+ ,








19

Mn2+ thành Mn4+ . Khử khí CO2 nâng cao pH của nước để đẩy
nhanh quá trình oxi hóa thủy phân sắt và mangan trong dây
chuyền công nghệ khử sắt và mangan. Làm giàu oxi để tăng

thế oxi hóa khử của nc, khử các chất bẩn dạng khí hòa tan
trong nc
Bể lắng gồm: lắng đứng và lắng ngang
Công suất:
+ Bể lắng đứng: dùng cho trạm xử lý có công suất nhỏ đến 3000m 3/ ngày đêm
+ Bể lắng ngang: Dùng cho trạm xử lý có công suất lớn hơn 3000m 3/ ng.đêm
Nguyên tắc h/đ:
+ Bể lắng đứng: nước chuyển động theo phương thẳng đứng từ dưới lên trên, còn
các hạt cặn rơi ngược chiều với chiều cđ của dòng nc từ trên xuống. Khi không
dùng chất keo tụ các hạt cặn có tốc độ rơi lớn hơn tốc độ dâng của dòng nước sẽ
lắng xuống đc, còn các hạt cặn có tốc độ rơi nhỏ hơn hoặc bằng tốc độ dâng của
dòng nc sẽ chỉ lơ lửng hoặc cún theo dòng nc lên phía trên bể. Khi có chất keo tụ
thì ngoài các hạt có tốc độ rơi ban đầu lớn hơn tốc độ rơi của dòng nc lắng xuống
đc, còn các hạt cặn # cũng lắng xuống đc
+ Bể lắng ngang: Nước chuyển động theo chiều ngang
Cấu tạo
+ Bể lắng đứng:
Ngăn p.ư xoáy
Vùng lắng
Vùng chứa cặn
ống nước vào
vòi phun
19


ĐH Tài Nguyên Và Môi Trường Hà Nội- Lâm Toàn
















20

tấm hướng dòng
máng thu
ống nc ra
ống xả cặn
+ Bể lắng ngang:
Bộ phận phân phối nước vào bể
Vùng lắng cặn
Hệ thống thu nước đã lắng
Hệ thống thu xả cặn
 Loại trừ ra khỏi nc các hạt cặn và bông cặn có khả năng lắng
với tốc độ kinh tế cho phép, làm giảm lượng vi trùng và vi
khuẩn
Lọc nhanh:
 Loại trừ các hạt cặn nhỏ không lắng đc trong bể lắng, nhưng
có khả năng dính kết lên bề mặt hạt lọc
Khử trùng: Tiêu diệt các vsv
Câu 2: Trình bày các công trình cần có trong một hệ thống xử lý nước mặt ,

giải thích nhiêṃ vu c̣ ác công trình.
Các công trình cần có trong 1 hệ thống xử lý nước mặt
Lưới chắn, keo tụ (tuyển nổi), lắng, lọc, khử trùng
Giải thích nhiệm vụ các công trình
• Song chắn rác: Nhằm giữ lại các tạp chất có kích thước lớn như: nhánh
cây, gỗ, lá, giấy, nilông, vải vụn và các loại rác #, đồng thời bảo vệ các
công trình bơm, tránh ách tắc đg ống, mương dẫn…
• Keo tụ (tạo bông): Xứ lý màu, chất rắn lơ lửng
• Lắng :Làm sạch nước sơ bộ trước khi đưa nước vào bể lọc, lắng các hạt
cặn không tan trong nc
• Lọc: Cho nc đi qua lớp vật liệu lọc với một chiều dày nhất định đủ để giữ
lại trên bề mặt hoặc giữa các khe hở của lớp vật liệu lọc các hạt cặn và vi
trùng có trong nc
• Khử trùng: Tiêu diệt các vsv
Câu 3: Trình bày cấu tạo, nguyên tắc hoạt động các công trình Aeroten
Công trình Aeroten:
- Aeroten là công trình bê tông cốt thép hình khối chữ nhật hoặc hình tròn,
thông dụng nhất hiện nay là các Aeroten hình khối chữ nhật
- Cấu tạo của bể phải thỏa mãn 3 điều kiện
+ Giữ được liều lượng bùn trong bể aeroten
+ Cho phép vi sinh phát triển liên tục ở giai đoạn “bùn trẻ”
+ Đảm bảo oxy cần thiết cho vi sinh ở mọi điểm của aeroten
• Cấu tạo: bể có chiều cao từ 2,5m trở lên nhằm mục đích khi sục khí vào lượng
không khí kịp hòa tan trong nước, nếu thấp thì sẽ bùng lên hết không có oxy
hòa tan
20


ĐH Tài Nguyên Và Môi Trường Hà Nội- Lâm Toàn
• Nếu ở nơi có diện tích nhỏ thì bên trong được bố trí thêm giá thẻ vi sinh, hiện


nay trên thị trường cung cấp rất nhiều giá thể dạng tấm, dạng cầu

- Nguyên lý hoạt động

-

-

+ Sau khi rời bể lắng đượt 1 có chứa chất hữu cơ hào tan và chất lưo lửng đi
vào bể hiếu khí aeroten, nước thải ssi vào bất kì một trong mười đường ống
thông khí. Khi nằm trong bể, các chất lưo lửng đóng vai trò là hạt nhân để
cho vi khuẩn cư trú, sản sinh và phát triển dần lên thành các bông cặn gọi là
bùn hoạt tính. Các đường ống thông khí cung cấp một nơi xử lý sinh học
nước thải diễn ra là nơi cư trú để phát triển của vô số vi khuẩn và vsv sống
khác.
- Aeroten h/đ dựa trên các chủng vsv có khả năng oxi hóa và khoáng hóa các
chất hữu cơ có trong nước thải.
2. Công nghệ xử lý khí thải
Câu 1: Trình bày cấu tạo Cyclon, buồng lắng bụi
 Cyclon
Nguyên lý h/đ: khí chứa bụi đi vào trong cyclon theo phương tiếp tuyến với thân hình
trụ , khí chuyển động theo hình xoắc ốc xuống phía dưới của thân hình trụ, nhờ có lực ly
tâm, bụi văng ra ngoài thành thiết bị và rơi xuống đáy, khí chuyển động xuống dưới va
vào đáy của thiết bị và bật ngược lại theo hướng trung tâm và thoát ra ngoài
Cấu tạo:
+ Đường dẫn ụi vào
+ Ống trung tâm, đường thoát khí
+ Thân trụ
+ phễu

+ Ống xả bụi

21

21


ĐH Tài Nguyên Và Môi Trường Hà Nội- Lâm Toàn

Ưu điểm :
+ không có bộ phân chuyển động
+ có thể làm việc ở nhiệt độ cao ( 5000 C )
+ vận tốc khí làm việc lớn ( 2,2 – 5 m/s )
+ thu khí ở dạng khô
+ có khả năng thu bụi mài mòn mà không cần bảo ệ bề mặt
+ cấu tạo đơn giản , dễ vận hành và bảo trì
- Nhược điểm :
+ không thu được bụi có tính kết dính
+ tốn thất áp lực lớn
+ hiệu quả xử lý kém đối với bụi có kích thước d< 5 um
 Buồng lắng bụi
- Nguyên lý : khí đi vào buồng lắng bụi , nó đi từ nơi có diện tích nhỏ đến nơi có diện
tích lớn hơn rất nhiều lần , tạo điều kiện cho bụi chuyển động chậm lại và lắng lại trong
buồng lắng bụi , dưới tác dụng của trọng lực , bụi được xả định kì nhờ cửa xả bụi
- Cấu tạo
+ Là một không gian hình hộp có tiết diện ngang lớn
+ Đường khí chứa bụi đi vào
+ Cửa xả bụi
+ Đường khí sạch đi vào
-


22

22


ĐH Tài Nguyên Và Môi Trường Hà Nội- Lâm Toàn
- Ưu điểm

+ Chi phí đầu tư ban đầu thấp, vạn hành thấp
+ Cấu tạo đươn giản
+ Sử dụng xử lý khí có nồng độ bụi cao
+ Tổn thất áp suất qua thiết bị thấp
+ Làm việc tốt với khí có nhiệt độ caovà môi trường ăn mòn
- Nhược điểm:
+ Phải làm sạch bằng thủ công định kì
+ Cồng kềnh , tốn nhiều diện tích ,
+ Chỉ tách được bụi khô
+ Không thể thu hồi bụi bám dính và dính ướt
Câu 2: Nêu nguyên tắc, vẽ sơ đồ công nghệ xử lý SO2, NOx.
 SO2
• Nguyên tắc và sơ đồ công nghệ

Phương pháp hấp thụ
- Xử lý khí SO2 bằng đá vôi (CaCO3) hoặc vôi nung (CaO): khí SO2 sau khi đc làm
sạch tro bụi sẽ đc đưa vào phía dưới của Scrubber, trong lớp vật liệu đệm rỗng sữa vôi
sẽ p.ư với khí SO2 theo p.ư
CaCO3 + SO2 -> CaSO3 + CO2
2CaSO3 + O2 -> 2CaSO4
Hoặc

CaO + SO2 -> CaSO3
2CaSO3 + O2 -> 2CaSO4
Khí sạch đi lên phía trên và thoắt ra ngoài

Phương pháp hấp phụ
23

23


ĐH Tài Nguyên Và Môi Trường Hà Nội- Lâm Toàn
-

Xử lý SO2 bằng than hoạt tính: khí thải SO2 đi vào phía dưới của tháp hấp thụ
nhiều tầng, than hoạt tính đc đưa từ tầng trên xuống tầng dưới ở trong tháp, nhờ có
hệ thống cào đảo. Khí SO2 đc hấp thụ vào than hoạt tính, khí thải tiếp tục đi lên
phía trên và đc lọc sạch tro bụi trước khi thải vào mt.

 Nox
• Nguyên tắc và sơ đồ công nghệ
-

-














Phương háp hấp thụ
Hấp thụ khí NOx bằng nước:
Nguyên tắc: hấp thụ khí Nox bằng dd nc với các loại thiết bị hấp thụ # nhau như:
Scrubber, thiết bị sục khí sủi bọt, Venturi…
Các phản ứng xảy ra:
2NO2 (hoặc N2O4) + H2O -> 2HNO3 + HNO2
HNO2 -> NO + NO2(hoặc ½ N2O4) + H2O
NO + ½ O2 -> NO2
2NO2 -> N2O4
Hấp thụ bằng kiềm
Dùng các loại kiềm để hấp thụ các oxyt nitơ dựa theo các phản ứng sau:
2NO2 + Na2CO3 -> NaNO3 + NO2 + CO2
Hoạt động của các dd kiềm còn phụ thuộc vào pH ban đầu của dd (pH càng cao, h/đ càng
cao)
3. Công nghệ xử lý chất thải rắn và kiểm soát chất thải nguy hại
Câu 1: Trình bày cấu tạo bãi chôn lấp hợp vệ sinh
Bãi chôn lấp hợp vệ sinh
Ô chôn lấp
Sân phơi bùn, ô chứa bùn
Hệ thống thu hồi
Thu và xử lý khí gas
Hệ thống hàng rào
Vành đai cây xanh có tán
Hệ thống biển báo

Hệ thống quan trắc mt
Khu vực chứa chất liệu thu hồi
Trạm sửa chữa bảo dưỡng
 Khu vực để xe…
24

24


ĐH Tài Nguyên Và Môi Trường Hà Nội- Lâm Toàn



















Ô chôn lấp:

Cấu tạo của ô chôn lấp theo chiều từ trên xuống dưới
Lớp phủ bề mặt
Lớp đất trồng cỏ
Lớp cát thoát nc
Lớp vỏ địa chất
Lớp chống thấm HDPE
Lớp đất 0,6m
Lớp rác
Lớp rác thứ n (2m)
Lớp phủ trung gian (0,2m)
Lớp rác thứ (n-1)
Lớp rác thứ 1 (2m/1 lớp)
Lớp đáy chống thấm
Lớp vải địa chất 2
Lớp sỏi + đg ống (0,2m)
Lớp cát (0,2m)
Lớp vải địa chất 1
Lớp chống thấm HDPE 1,5mm
Lớp sét chống thấm (0,6m)
Câu 2: Phân tích ưu nhược điểm của phương pháp ủ sinh học hiếu khí, kỵ khí, đốt,
chôn lấp trong xử lý chất thải rắn.
- Phương pháp ủ sinh học hiếu khí:
+ Ưu điểm:
Giảm lượng chất thải phát sinh (khoảng 50% lượng chất thải sinh hoạt
Tạo a sản phẩm hữu cơ phục vụ cho trồng trọt ( tạo độ xốp cho đất, thay thế 1 phần phân
hóa học, ..)
Góp phần cải tạo đất ( giúp tăng độ mùn, tơi xốp của đất), tiết kiệm bãi chôn lấp, giảm
ảnh hưởng gây ô nhiễm MT của CTR
Vận hành đơn giản, dễ baỏ trì và kiểm soát chất lượng sản phẩm
Giá thành để xử lý tương đối thấp


+ Nhược điểm:
• Yêu cầu diện tích đất để xây dựng nhà xưởng lớn
• Chất lượng sản phẩm chưa cao, chưa ổn định
• Gặp khó khăn khi tiêu thụ sản phẩm
• Mức độ tự động của công nghệ không cao
• Việc phân loại còn mang tính thủ công nên thường ảnh hưởng đến sức khỏe của công
nhân làm việc
• Nạp nguyên liệu thủ công do vậy công suất kém
- Phương pháp ủ sinh học kỵ khí
+ Ưu điểm:
• Sử dụng CO2 là chất nhận điện từ
25

25


×