Tải bản đầy đủ (.doc) (33 trang)

Tuyển tập đề thi HSG ngữ văn 12 qua các năm

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.04 MB, 33 trang )

SỞ GD&ĐT QUẢNG BÌNH

ĐỀ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI TỈNH

LỚP 12
NĂM HỌC 2012 - 2013
ĐỀ CHÍNH THỨC (VÒNG 2)
Số BD

MÔN: NGỮ VĂN
Thời gian làm bài: 180 phút (không kể giao đề)

Câu 1: (4,0 điểm)
Sau khi được nhận giải thưởng Fields vào ngày 19/8/2010 tại Ấn Độ, giáo sư
Ngô Bảo Châu có chia sẻ:
Không phải ai cũng có khả năng để đạt giải Nobel hay Fields, nhưng ai
cũng có thể sống để cuộc sống của mình có ý nghĩa.
Anh (chị) hãy trình bày suy nghĩ của mình về ý kiến trên.
Câu 2: (6,0 điểm)
Có ý kiến cho rằng:
Không một ý định tốt đẹp nào có thể biện minh được cho nhà văn, nếu vì lí
do muốn làm cho cuộc sống tốt đẹp hơn lên, anh ta đã xuyên tạc nó: anh ta đã viết
ra không phải là những cái nhìn thấy mà là những cái muốn thấy.
(Baklanôp – nhà văn Nga)
Anh (chị) hãy trình bày suy nghĩ của mình về ý kiến trên và từ đó liên hệ đến
trào lưu văn học hiện thực 1930-1945.


------------------------------- Hết --------------------------------SỞ GD-ĐT QUẢNG BÌNH

ĐỀ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI TỈNH



LỚP 12
NĂM HỌC 2012 - 2013
ĐỀ CHÍNH THỨC (VÒNG 2)
MÔN: NGỮVĂN

HƯỚNG DẪN CHẤM
A. HƯỚNG DẪN CHUNG
- Các mức điểm của đáp án đã được cân nhắc theo hướng có lợi cho học
sinh. Giám khảo căn cứ vào nội dung triển khai và mức độ đáp ứng các yêu cầu về
kĩ năng để cho từng ý điểm tối đa hoặc thấp hơn.
- Có những chỗ không buộc học sinh phải trình bày tương tự; giám khảo cần
linh động khi vận dụng đáp án.
- Khi cho điểm toàn bài: không làm tròn số (có thể cho: 0; 0,25; 0,5;
0,75;...).
B. HƯỚNG DẪN CỤ THỂ
Câu 1
Néi dung yªu cÇu
1. Yêu cầu về kĩ năng
- Bài văn phải có bố cục và cách trình bày hợp lí.
- Hệ thống ý (luận điểm) rõ ràng và được triển khai tốt.
- Diễn đạt suôn sẻ, không lệ thuộc nhiều vào tài liệu có sẵn; mắc ít
lỗi chính tả, dùng từ và ngữ pháp.
2

§iÓm


2. Yêu cầu về nội dung
(Học sinh có thể sắp xếp, trình bày theo nhiều cách)

a. Phần giải thích vấn đề
- Giải Nobel: là giải thưởng quốc tế được trao cho những ai có
thành tựu xuất sắc trong lĩnh vực hóa học, vật lí, y học, văn học, hòa bình
và kinh tế.
- Giải Fields: là giải thưởng quốc tế được trao cho những tài năng trẻ
có đóng góp quan trọng trong lĩnh vực toán học.
- Hàm ý của lời phát biểu:

0,25

0,25

Không phải ai cũng có khả năng để đạt đến đỉnh cao của sự thành
công và vinh quang. Do đó, đối với mỗi cá nhân con người, điều thiết

0,5

thực nhất và đáng quan tâm nhất là hãy làm cho cuộc sống bình thường,
nhỏ bé của mình trở nên thật ý nghĩa.
b. Phần khẳng định vấn đề
Học sinh khẳng định tính đúng đắn của vấn đề trên cơ sở triển khai
các nội dung sau đây:
- Thực tế cuộc sống cho thấy không phải sự phấn đấu nào cũng có
thể đưa con người đạt đến đỉnh cao của sự thành công. Bởi vì tất cả còn
phụ thuộc vào tài năng thiên bẩm và nhiều yếu tố khách quan khác nữa

1,0

(dẫn chứng, phân tích).
- Sống có ý nghĩa là sống có ích cho bản thân, cho gia đình và xã

hội. Do đó, không phải chỉ những ai có tài năng xuất chúng, có cống hiến
lớn lao mới tìm thấy giá trị của cuộc sống mà ngay cả những người bình

1,5

thường nhất cũng có thể tìm thấy hạnh phúc, niềm vui, niềm tự hào, tìm
thấy ý nghĩa trong cuộc sống của chính mình (dẫn chứng, phân tích).
c. Phần mở rộng, nâng cao vấn đề
(Học sinh có thể mở rộng, nâng cao theo cách khác; giám khảo cần
linh động khi chấm. Có thể cho tối đa 0,5 điểm khi trình bày tốt 01 trong
03 ý dưới đây)
- Nếu không có ý thức làm cho cuộc sống trở nên ý nghĩa thì con
3

0,5


người rất dễ tự hủy hoại chính mình và trở thành gánh nặng cho gia đình
và xã hội.
- Làm cho cuộc sống bình thường của mình trở nên có ý nghĩa cũng
là một sự thành công. Do đó, mỗi cá nhân nên thấy tự hào, hạnh phúc và
tin tưởng vào cuộc sống bình dị nhưng có ích của mình.
- Để có thể sống cuộc sống có ý nghĩa, ngoài kiến thức cần phải rèn
luyện một kĩ năng sống tốt để sẵn sàng thích nghi với mọi yêu cầu, thách
thức của hoàn cảnh.
Câu 2:
Nội dung yêu cầu

Điểm


* Yêu cầu về kĩ năng
- Bài văn phải có bố cục và cách trình bày hợp lí.
- Hệ thống ý (luận điểm) rõ ràng và được triển khai tốt.
- Diễn đạt suôn sẻ, không lệ thuộc nhiều vào tài liệu có sẵn; mắc ít
lỗi chính tả, dùng từ và ngữ pháp.
* Yêu cầu về nội dung
(Học sinh có thể sắp xếp, trình bày theo nhiều cách)
1. Trình bày suy nghĩ
a. Phần giải thích vấn đề
- Xuyên tạc hiện thực: phản ánh sai hiện thực một cách có dụng ý.
- Viết ra không phải là những cái nhìn thấy mà là những cái muốn
thấy: phản ánh hiện thực theo ý muốn chủ quan của nhà văn.
- Hàm ý của lời phát biểu: Bày tỏ quan điểm không đồng tình trước
hiện tượng nhà văn lạm dụng việc “tô hồng” hiện thực.
b. Khẳng định vấn đề

0,25
0,25
0,5

Học sinh khẳng định tính đúng đắn của vấn đề trên cơ sở triển khai
các nội dung sau:
- Phản ánh chân thực, chính xác thực tế đời sống luôn là đòi hỏi
hàng đầu đối với người cầm bút.
[Học sinh xuất phát từ một vài cơ sở lí luận văn học sau đây để triển
4

1,0



khai luận điểm: yêu cầu về tính chân thực trong phản ánh; yêu cầu về sự
thống nhất giữa chân lí nghệ thuật và chân lí đời sống; chức năng văn học
(đặc biệt là chức năng giáo dục và nhận thức); vai trò của nhà văn khi mô
tả hiện thực... ]
- Nếu nhà văn “tô hồng” hiện thực sẽ dẫn đến việc làm người đọc
ngộ nhận và ảo tưởng về thực tế xã hội mà mình đang sống, khiến họ
không còn ý thức đấu tranh để cải tạo nó, làm cho nó ngày càng tốt hơn
lên...
[Học sinh có thể diễn đạt bằng cách khác, miễn là chỉ ra được việc
“viết ra không phải là những cái nhìn thấy mà là những cái muốn thấy” là

1,0

một hình thức phản ánh không chân thực, thiếu chính xác nên sẽ gây ra
những tác dụng tiêu cực đối với người đọc. Trong quá trình triển khai
luận điểm, học sinh có thể lấy một số tác phẩm văn học lãng mạn 1930 1945 để làm dẫn chứng.]
c. Phần mở rộng, nâng cao vấn đề
- Sự phản ánh trong văn học bao giờ cũng gắn với tính chủ quan,
tính sáng tạo của người nghệ sĩ (tức là gắn với việc viết “cái muốn thấy”).
Do đó, nội dung lời phát biểu trên chỉ đúng đối với những trường hợp nhà

0,5

văn lạm dụng việc “tô hồng” đến mức xuyên tạc hiện thực.
- Trừ trường hợp "tô hồng" đến mức xuyên tạc như đã nêu, việc viết
"cái muốn thấy" luôn là một yêu cầu đặt ra đối với tác phẩm văn học chân
chính; miễn là những gì nhà văn thể hiện phải dựa trên cơ sở nhận thức

0,5


chính xác và sâu sắc qui luật vận động tất yếu của xã hội.
2. Liên hệ văn học hiện thực 1930 - 1945
- Văn học hiện thực 1930 - 1945 đã phản ánh thực tế đời sống lịch
sử xã hội Việt Nam trước Cách mạng một cách khá sâu sắc và chính xác

1,0

(làm tốt việc “viết cái nhìn thấy” - học sinh lấy dẫn chứng)
- Tuy nhiên, nhìn chung các nhà văn hiện thực nói trên chưa cho
người đọc nhận ra được tương lai của một xã hội mới (chưa viết tốt “cái
muốn thấy” - Học sinh lấy dẫn chứng)
5

1,0


6


SỞ GD&ĐT QUẢNG BÌNH

KÌ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI

TỈNH LỚP 12
ĐỀ CHÍNH THỨC

Khóa ngày 28-3-2014
Môn: Ngữ văn

Họ và tên:............


Lớp 12 THPT

Số báo danh:........

Thời gian: 180 phút (không kể thời gian giao đề)
Đề gồm có 01 trang

C©u 1 (4, 0 ®iÓm)
“Thà một phút huy hoàng rồi chợt tối
Còn hơn buồn le lói suốt trăm năm.”
(Xuân Diệu- “Giục giã”)
Hãy viết bài văn trình bày suy nghĩ của anh/chị về quan niệm sống
trên trong thời đại ngày nay.
C©u 2 (6, 0 ®iÓm)
Bàn về thơ, nhà lí luận phê bình nổi tiếng của Trung Quốc, Viên Mai
đã nói:
“Thơ là do cái tình sinh ra và đó phải là tình cảm chân thật.”
Anh/chị hãy bình luận ý kiến trên.

...........................................Hết.........................................................
HƯỚNG DẪN VÀ ĐÁP ÁN CHẤM
7


THI CHN HSG LP 12 THPT NM 2013-2014
Mụn: Vn
Khúa ngy 28-3-2014

hớng dẫn chấm

hớng dẫn chung
- Phần hng dn ch yu nh hng cho ngi chm; hc sinh có thể
trình bày, diễn đạt theo cách khác.
- Trên cơ sở các mức điểm đã định, giám khảo căn cứ vào mức độ triển khai,
trình bày ý và kĩ năng viết của học sinh để cho tối đa hoặc thấp hơn.
- Khi cho điểm toàn bài cần cân nhắc đến việc đáp ứng các yêu cầu về kĩ
năng. Có thể cho điểm toàn bài nh sau: 0; 0,25; 0,5; 0,75.... đến tối đa là 10.
hớng dẫn cụ thể:
A. Yêu cầu về kĩ năng:
- Yêu cầu 1: Biết cách làm một bài văn nghị luận.
- Yêu cầu 2: Bố cục bài làm rõ ràng, kết cấu hợp lý. Hình thành và triển khai
ý tốt.
- Yêu cầu 3: Diễn đạt suôn sẻ. Mắc ít li chính tả, dùng từ và ngữ pháp.
B. Yêu cầu về nội dung và cách cho điểm
Hc sinh cú th sp xp, trỡnh by theo nhng cỏch khỏc nhau, min l t
c cỏc yờu cu c bn sau:

8


C

Thà một phút huy hoàng rồi chợt tối, còn hơn buồn

âu1

le lói suốt trăm năm.
Giải thích ý kiến
A
- Dùng lối so sánh với hình ảnh sống động, Xuân

Diệu đã thể hiện một lựa chọn sống rất quyết liệt:
+ Một phút huy hoàng: sống hết mình, có ý nghĩa,

0

khẳng định giá trị của bản thân, để lại dấu ấn giữa cuộc đời, ,25
dù sau đó có tàn lụi (rồi chợt tối).
+ Buồn le lói suốt trăm năm: sống mờ nhạt, yếu ớt,
vô nghĩa.

0

- Câu thơ Xuân Diệu đã phủ nhận lối “sống mòn”, ,25
sống kiếp “đời thừa” mờ nhạt để khẳng định quan niệm
sống tích cực: sống tận hiến, tận hưởng, có ý nghĩa. Quan

0

niệm ấy vẫn thời sự và đầy ý nghĩa trong cuộc sống hiện ,25
nay.
B

Luận bàn về ý kiến
- Trong thời điểm Xuân Diệu sáng tác bài thơ:

0

+ Quan điểm sống đó là lời tuyên chiến với quan ,5
niệm sống cũ, gò mình vào lễ giáo. Nó giục giã con người
hành động, khẳng định cái tôi cá nhân trong một xã hội tù

túng, ngột ngạt.
- Trong cuộc sống hiện nay:
+ Quan niệm đó vẫn tích cực và ý nghĩa. Nó cổ vũ
con người sống hết mình, sống “huy hoàng”, tỏa sáng bằng ,0
những cống hiến, tránh lối sống mờ nhạt, vô nghĩa. Bởi suy
đến cùng, giá trị của đời người không phải là ở thời gian
sống, mà ở chất lượng sống, ở những điều tốt đẹp con
người đã đem lại cho mình và cho đời.
9

1


+ Tuy nhiên, có không ít người còn ngộ nhận về cuộc
sống “huy hoàng”, sống lệch lạc, sống vội, bất chấp để

1

khẳng định bản thân một cách tiêu cực, dẫn tới cả cuộc đời ,0
còn lại phải gánh chịu hậu quả của “một phút huy hoàng”.
Bài học nhận thức và hành động
C
- Cần nhận thức được sự hài hòa giữa cống hiến và
hưởng thụ, hiện tại và tương lai, vì mình và vì mọi người; 0,75
từ đó biết vun đắp những giá trị đích thực, có ý nghĩa dài
lâu với bản thân và cả cộng đồng.
C

Thơ là do cái tình sinh ra và đó phải là tình cảm


âu2

chân thật
Giải thích và khẳng định vấn đề
A
- Thơ là gì? Học sinh có thể trích dẫn những ý kiến
khác nhau bàn về thơ.

0
,5

- Ý kiến của Viên Mai nhằm nhấn mạnh nguồn gốc
của thơ: “thơ là do cái tình sinh ra và đó là tình cảm chân

0

thật”. (Nhiều người lí giải nguồn gốc của thơ một cách kì ,5
bí, siêu hình rằng: thơ khởi nguồn từ thần hứng, từ cơn
điên loạn của thần thánh, là cơn mê sảng của linh hồn...).
Nguồn gốc tình cảm đã tạo nên đặc trưng nội dung của thơ,
sự khác biệt cơ bản giữa thơ và những thể loại khác.
- “Thơ là do cái tình sinh ra”. Khi tình cảm mãnh liệt
thôi thúc, nhà thơ thổ lộ, chia sẻ với người đọc bằng nghệ
thuật, bằng hình thức có tính thẩm mĩ, thơ ra đời. Tình là
gốc của thơ, vì thế tình cảm là nội dung trực tiếp và quan ,0
trọng nhất của thơ.
- “đó phải là tình cảm chân thật”, là chân cảm tự
10

1



nhiên, không hề giả dối, vay mượn. Những tình cảm thành
thực nảy sinh trong tâm hồn nhà thơ trước những va chạm
với cuộc sống. Tình cảm chân thật cũng là yêu cầu thiết
yếu về phẩm chất nội dung của thơ.

1
,0

- Việc thẩm bình thơ để khẳng định vấn đề cần chọn
những dẫn chứng đặc sắc và chỉ ra được tình cảm chân thật
chứa đựng trong tác phẩm.
1
,0
B

Mở rộng và nâng cao vấn đề
- Tình cảm chân thật trong thơ không chỉ là tiếng

1

lòng riêng của nhà thơ trước những cảnh huống cụ thể mà ,0
còn vươn lên tầm phổ quát. Vì thế thơ luôn có sức đồng
cảm mãnh liệt và quảng đại. Nhà thơ phải sống sâu sắc với
đời mới cảm nhận được “những buồn vui muôn thuở của
loài người”, tiếng lòng chung của một lớp người.
-Tình cảm chân thật phải hòa quyện trong nghệ thuật
độc đáo với những sáng tạo mang đậm dấu ấn cá nhân của


1

nhà thơ, mới tạo nên sức truyền cảm mãnh liệt. Câu thơ tràn ,0
đầy tình cảm cao thượng, chân thật mà ngôn từ thô vụng,
nhạc điệu méo mó cũng không thể làm rung động lòng
người.
Sở GD & ĐT Thanh Hoá

Kỳ thi khảo sát chọn đội tuyển học sinh giỏi tỉnh

lần 3
Trường THPT Lam Kinh

Năm học 2015 – 2016
Môn: Ngữ văn
Thời gian làm bài: 180 phút

Câu 1: (8,0 điểm)
11


NGỌN NẾN
Bất ngờ mất điện, một ngọn nến được đem ra thắp lên và đang lung linh tỏa
sáng. Nến hân hoan khi thấy mọi người trầm trồ: “May quá, nếu không có cây nến này,
chúng ta sẽ không thấy gì mất!”. Thế nhưng khi dòng sáp nóng bắt đầu chảy ra, nến
thấy mình càng lúc càng ngắn lại. Đến khi chỉ còn một nửa, nến chợt nghĩ: “Chết thật,
ta mà cứ cháy mãi thế này thì chẳng bao lâu sẽ tàn mất thôi. Tại sao ta phải thiệt thòi
như vậy nhỉ?”. Nghĩ rồi nến nương theo một cơn gió thoảng qua để tắt phụt đi. Mọi
người trong phòng xôn xao: “Nến tắt rồi, tối quá, làm sao bây giờ?”. Cây nến mỉm
cười tự mãn vì sự quan trọng của mình. Bỗng có người nói: “Nến dễ tắt, để tôi đi tìm

cái đèn dầu...”. Mò mẫm trong bóng tối ít phút, người ta tìm được cây đèn dầu. Đèn
dầu được thắp lên, còn cây nến cháy dở thì người ta bỏ vào ngăn kéo. Thế là từ hôm đó,
nến bị bỏ quên trong ngăn kéo, rồi cũng không còn ai nhớ đến nó nữa. Nến hiểu ra
rằng, hạnh phúc của nó là được cháy sáng, dù có thể cháy với ánh lửa nhỏ và dù sau
đó nó sẽ tan chảy đi. Bởi vì nó là ngọn nến.
(Theo Quà tặng cuộc sống)
Từ câu chuyện trên, anh/chị hãy viết bài văn chia sẻ những suy nghĩ của
mình?
Câu 2 12,0 điểm)
Nhà văn Nguyễn Đình Thi cho rằng: “Tác phẩm văn học lớn hấp dẫn người ta
bởi cách nhìn nhận mới, tình cảm mới về những điều, những việc mà ai cũng biết
cả rồi”
(Trích “Nhà văn nói về tác phẩm”, NXB Văn học, 1998)
Anh/ chị hiểu điều đó thế nào? Bằng hiểu biết của mình về tác phẩm “Chí Phèo”
của nhà văn Nam Cao, anh/ chị hãy làm sáng tỏ ý kiến trên?
...............................................HẾT.........................................................

12


13


Sở GD & ĐT Thanh Hoá

Kỳ thi khảo sát chọn đội tuyển học sinh giỏi tỉnh

lần 3
Trường THPT Lam Kinh


Năm học 2015 – 2016
Môn: Ngữ văn
Thời gian làm bài: 180 phút
ĐÁP ÁN VÀ BIỂU ĐIỂM

Câu
1

Yêu cầu cần đạt

Điể

Chia sẻ suy nghĩ từ câu chuyện Ngọn nến
1. Kĩ năng : đảm bảo bố cục một bài văn nghị luận xã hội, hệ thống luận

m
8,0
1,0

điểm rõ ràng, lập luận chặt chẽ, hành văn trong sáng, không mắc lỗi
chính tả, diễn đạt.
2. Kiến thức : cần đảm bảo những kiến thức cơ bản sau :
a. Dẫn dắt, nêu vấn đề nghị luận.
b. Giải thích
- Giải thích ngắn gọn ý nghĩa của câu chuyện: ngọn nến ban đầu cũng thấy
mình vui sướng vì được cháy sáng nhưng khi bắt đầu tan chảy ra, nó thấy
mình thiệt thòi vì vậy mà tìm cách tự tắt sáng đi ->Muốn tỏa sáng nhưng lại
không muốn tan chảy -> Đó là thói ích kỉ của con người, sợ mình bị thiệt
hơn người khác nên chỉ lo nghĩ cho bản thân mình.
- Cây nến nhận ra một cách muộn màng rằng hạnh phúc của nó là được

cháy sáng dù sau đó có tan chảy đi -> Con người cần nhận thức đúng về
vị trí, vai trò của mình trong cộng đồng, gia đình và xã hội. Dù ở vị trí
nào, con người cũng phải biết cống hiến toàn bộ khả năng của mình để
trở thành người sống có ích cho xã hội. Có như thế con người mới không
hối tiếc vì đã sống hoài, sống phí.
=> Câu chuyện giản dị nhưng chứa đựng một bài học nhân sinh sâu sắc.
Từ việc phê phán lối sống ích kỉ người viết nhắn gửi: sống là phải cống
14

7,0
0,5
2,0


hiến, làm được những điều có ích. Đó cũng là cách để tự khẳng định giá
trị bản thân.
b. Bàn luận

4,0

- Ích kỉ là một thói xấu hay gặp và dễ mắc phải. Con người phải có bản
lĩnh, sự nhân hậu để vượt lên trên thói ích kỉ cá nhân để sống có ích, đem
lại niềm vui cho nhiều người và chính bản thân mình.
- Điện, đèn, nến: ẩn ý về cá nhân trong quan hệ với cộng đồng, gia đình,
xã hội; con người không thể sống tách mình ra khỏi cộng đồng, phải hòa
nhập, bổ sung, tương hỗ cho nhau.
- Con người sống ở trên đời ai cũng có ý thức về cái tôi của mình, thậm
chí sự tự ý thức về cái tôi để nâng mình lên, để tự khẳng định mình là
một nhu cầu chính đáng. Song cần phải phân biệt rõ khát vọng “tỏa
sáng” với tham vọng “đánh bóng” bản thân; ý thức khẳng định bản thân

khác hẳn với sự ích kỉ, cá nhân chủ nghĩa.
- Mối quan hệ biện chứng giữa “cho” và “nhận”, “được” và “mất” rất
tinh tế. “Giọt nước muốn không khô cạn phải hòa vào biển cả”. Khi
sống cống hiến vô tư, con người sẽ nhận được nhiều hạnh phúc.
- Ngọn nến chỉ thực sự sống hết cuộc đời của nó khi cháy hết mình và
tan chảy. Nếu không nó hoàn toàn bị quên lãng và vô nghĩa. Cháy còn
đồng nghĩa với đam mê.
- Trong cuộc sống, rất nhiều tấm gương cố gắng cống hiến năng lực, trí
tuệ, thậm chí dâng hiến cả cuộc đời mình cho đất nước, nhân dân.
( Những người lính hi sinh bản thân mình bản vệ đất nước; những bạn trẻ
đam mê học tập lao động làm giàu cho quê hương; những thầy cô giáo
miệt mài bên con chữ dạy bao thế hệ học sinh nên người...); bên cạnh đó
không ít người sống ích kỉ, tự mãn chỉ biết vun vén cho bản thân, không
biết cống hiến.
d. Bài học

0,5

- Đừng sống ích kỉ, hãy sống cống hiến trong mỗi vị trí, công việc để
15


mang lại hạnh phúc cho nhiều người.
- Đừng bao giờ như ngọn nến “bị bỏ quên trong ngăn kéo, rồi cũng không
còn ai nhớ đến nó nữa”. Hãy dũng cảm hành động, có thể bản thân phải chịu
2a

thiệt thòi nhưng để tỏa sáng cho cuộc đời.
Nhà văn Nguyễn Đình Thi cho rằng: “Tác phẩm văn học lớn hấp dẫn 12,0
người ta bởi cách nhìn nhận mới, tình cảm mới về những điều, những

việc mà ai cũng biết cả rồi”
(Trích “Nhà văn nói về tác phẩm”, NXB Văn học, 1998)
Anh/ chị hiểu điều đó thế nào? Bằng hiểu biết của mình về tác phẩm
“Chí Phèo” của nhà văn Nam Cao, anh/ chị hãy làm sáng tỏ ý kiến trên?
1. Kĩ năng : đảm bảo bố cục một bài văn nghị luận văn học, có hệ thống

0,5

luận điểm rõ ràng, lập luận chặt chẽ, hành văn trong sáng, giàu cảm xúc,
giàu hình ảnh, không mắc lỗi chính tả, diễn đạt.
2. Kiến thức : cần đảm bảo những kiến thức cơ bản sau
*) Giải thích ý kiến của Nguyễn Đình Thi:
- “Cách nhìn nhận mới” (còn gọi là cái nhìn): chỉ thái độ, lập trường của
người nghệ sĩ trước hiện thực cuộc sống. Cái nhìn mới mẻ, độc đáo luôn
được coi là dấu hiệu bản chất nhất của phong cách nghệ thuật.
- “Tình cảm mới” là những cảm xúc mãnh liệt, được thể hiện theo một
cách riêng của người nghệ sĩ trong quá trình sáng tác.
- Ý kiến của Nguyễn Đình Thi nhấn mạnh: Chỉ khi có những khám phá
và thể hiện mới mẻ về con người, cuộc đời của nhà văn mới tạo nên tác
phẩm lớn, làm phong phú thêm cho nền văn học và tác phẩm mới
tìm được chỗ đứng trong lòng độc giả.
*) Phân tích, bình luận về tác phẩm “Chí Phèo”:
- Giới thiệu ngắn gọn tác giả, tác phẩm.
- Phân tích được cái nhìn mới, tình cảm mới của Nam Cao đối với
người nông dân VN trước cách mạng trong một đề tài không còn là mới
mẻ:
16

11,0



+ Nhà văn phát hiện ra nỗi đau nhức nhối hơn cả chuyện “bần cùng”,
ấy là bi kịch của người nông dân bị lưu manh hóa. Để rồi chỉ đến khi
“Chí Phèo ngật ngưỡng bước ra từ trang sách … người đọc thấy rằng đây
mới là kẻ khốn cùng nhất của nông thôn ta ngày trước”.
+ Với tình cảm nhân đạo sâu sắc, nhà văn còn trân trọng, tin
tưởng vào ngọn lửa lương tri với một quá trình hồi sinh kì diệu để bùng
cháy thành một khát khao mãnh liệt trong Chí Phèo: Khao khát trở về
cuộc sống lương thiện mà bị xã hội lạnh lùng cự tuyệt.
3. Đánh giá khái quát về ý kiến

0,5

- Đánh giá được giá trị tư tưởng, giá trị nghệ thuật, vị trí và
những đóng góp của tác giả với nền văn học.
Lưu ý chung:
1. Đây là đáp án mở, thang điểm không quy định chi tiết đối với từng ý nhỏ, chỉ nêu
mức điểm ở các phần nội dung lớn nhất thiết cần phải có
2. Chỉ cho điểm tối đa theo thang điểm với những bài viết đáp ứng đầy đủ những yêu
cầu đã nêu ở mỗi câu, đồng thời phải được triển khai chặt chẽ, diễn đạt lưu loát, có
cảm xúc
3. Khuyến khích những bài viết có sáng tạo, chấp nhận những bài viết không giống
đáp án, có những ý ngoài đáp án nhưng phải có căn cứ chính xác và lý lẽ thuyết phục
4. Không cho điểm cao với những bài chỉ nêu chung chung
5. Cần trừ điểm với những lỗi về hành văn, ngữ pháp, chính tả…


17



SỞ GD&ĐT QUẢNG BÌNH

KỲ THI CHỌN HSG TỈNH NĂM HỌC 2015-

2016
ĐỀ CHÍNH THỨC

KHÓA NGÀY 23-03-2016

Họ và tên…………
Số báo danh…………

Môn: Ngữ văn lớp 12
Thời gian 180 phút (không kể thời gian giao

đề)
Đề gồm 01 trang
Câu 1 (4,0 điểm)
BỨC TRANH TUYỆT VỜI
Một họa sĩ suốt đời mơ ước vẽ một bức tranh đẹp nhất trần gian. Ông đến
hỏi vị giáo sĩ để biết được điều gì đẹp nhất. Vị giáo sĩ trả lời: "Điều đẹp nhất trần
gian là niềm tin, vì niềm tin nâng cao giá trị con người".
Họa sĩ cũng đặt câu hỏi tương tự với cô gái và được trả lời: "Tình yêu là
điều đẹp nhất trần gian, bởi tình yêu làm cho cay đắng trở nên ngọt ngào; mang đến
nụ cười cho kẻ khóc than; làm cho điều bé nhỏ trở nên cao trọng, cuộc sống sẽ
nhàm chán biết bao nếu không có tình yêu".
Cuối cùng họa sĩ gặp một người lính mới từ trận mạc trở về. Được hỏi,
người lính trả lời: "Hòa bình là cái đẹp nhất trần gian, ở đâu có hòa bình, ở đó có
cái đẹp".Và họa sĩ đã tự hỏi mình: "Làm sao tôi có thể cùng lúc vẽ niềm tin, hòa
bình và tình yêu?".

...Khi trở về nhà, ông nhận ra niềm tin trong ánh mắt của các con, tình yêu
trong cái hôn của người vợ. Chính những điều đó làm tâm hồn ông tràn hạnh phúc
và bình an. Họa sĩ đã hiểu thế nào là điều đẹp nhất trần gian. Sau khi hoàn thành tác
phẩm, ông đặt tên cho nó là "Gia đình".
(Theo Phép nhiệm màu của đời, NXB Trẻ TP Hồ Chí
Minh)
Câu chuyện trên gợi cho anh (chị) suy nghĩ gì về bài học cuộc sống?
18


Câu 2 (6,0 điểm)
Nhà văn I.X. Tuocghenhev nói: Cái quan trọng trong tài năng văn học là
tiếng nói của mình, là cái giọng riêng biệt của chính mình không thể tìm thấy trong
cổ họng của bất kì một người nào khác.
(Dẫn theo Khravchenko, Cá tính sáng tạo của nhà văn và sự
phát triển văn học, NXB Tác phẩm mới, 1978)
Suy nghĩ của anh (chị) về ý kiến trên.
híng dÉn chÊM
A. HƯỚNG DẪN CHUNG
- Giám khảo căn cứ vào nội dung triển khai và mức độ đáp ứng các yêu cầu
về kĩ năng để cho từng ý điểm tối đa hoặc thấp hơn.
- Có thể cho điểm toàn bài như sau: 0; 0,25; 0,5; 0,75; … đến tối đa là 10.
B. HƯỚNG DẪN CỤ THỂ
Câu 1 (4,0 điểm)
Nội dung yêu cầu

Điểm

I. Yêu cầu về kĩ năng
- Biết cách làm bài nghị luận xã hội; bố cục và cách trình bày hợp

lí.
- Hệ thống ý (luận điểm) rõ ràng và được triển khai tốt.
- Diễn đạt suôn sẻ; mắc ít lỗi chính tả, dùng từ và ngữ pháp.
II. Yêu cầu về nội dung
(Học sinh có thể có những suy nghĩ và cách trình bày khác nhau,
nhưng về cơ bản cần hướng đến những nội dung chủ yếu sau):
1. Ý nghĩa của câu chuyện
- Cuộc sống có nhiều giá trị tinh thần, nhiều gam màu tuyệt đẹp làm
nên bức tranh đa sắc nhưng tuyệt vời nhất, kì diệu nhất vẫn là bức tranh
19

0,5


"Gia đình".
2. Bàn luận (Những suy nghĩ gợi lên từ câu chuyện):
- Mỗi người có một cảm nhận khác nhau về vẻ đẹp cuộc sống (niềm
tin, tình yêu, hòa bình...)
- Tuy nhiên gia đình là nơi hội tụ, kết tinh mọi giá trị, mọi vẻ đẹp,

1,0

mọi điều kì diệu nhất trên thế gian này. Bởi:
+ Gia đình là điểm tưạ vững chãi nhất (là chốn nương thân, là nơi trở
về, là bầu trời bình yên, là nơi nhen lên niềm tin và hi vọng...)
+ Gia đình là thế giới của tình yêu thương (tình vợ chồng, tình cha con,

1,5

tình mẹ...)

+ Là nơi tâm hồn, cuộc đời mỗi người được nuôi dưỡng lớn khôn,
trưởng thành (gia đình là bệ đỡ của niềm đam mê, thăng hoa sáng tạo và
chinh phục ước mơ...)
3. Bài học rút ra
- Mỗi người cần nhận ra giá trị thực của cuộc sống nằm ở gia đình. Từ
đó có ý thức "tô vẻ cho bức tranh gia đình" mình những gam màu phù
hợp.
- Không nên theo đuổi những điều viển vông, phù phiếm, xa vời mà

1,0

đánh mất điều trân quý giản dị nằm trong chính chúng ta, trong mỗi gia
đình.

Câu 2 (6,0 điểm)
Nội dung yêu cầu
I. Yêu cầu về kĩ năng
- Biết cách làm bài nghị luận văn học; bố cục và cách trình bày hợp
lí.
- Hệ thống ý (luận điểm) rõ ràng và được triển khai tốt; dẫn chứng
phù hợp.
20

Điểm


- Diễn đạt suôn sẻ; mắc ít lỗi chính tả, dùng từ và ngữ pháp.
II. Yêu cầu về nội dung
(Học sinh có thể sắp xếp, trình bày theo nhiều cách nhưng cần
hướng tới nội dung cơ bản sau):

1. Giải thích
- tiếng nói của mình: dấu ấn riêng trong cách nhìn, cách cảm thụ,
cách thể hiện mang đậm cá tính sáng tạo của nhà văn.
- giọng riêng biệt của chính mình không thể tìm thấy trong cổ họng
của bất kì một người nào khác: nét độc đáo không trộn lẫn hòa tan trong

0,5

0,5

sáng tạo văn học.
Ý kiến nhằm khẳng định: Khi đánh giá một tài năng văn học thì
phong cách là tiêu chí quan trọng, mang tính quyết định.

0,5

2. Bàn luận
Khẳng định tính đúng đắn của vấn đề
- Đặc trưng của văn học là sáng tạo và phát hiện những điều mới
mẻ, văn học không minh họa cho những tư tưởng có sẵn, vì thế cái quan
trọng là nhà văn phải tạo lập được cho mình một cá tính sáng tạo riêng
biệt.
- Cá tính sáng tạo biểu hiện ở cách nhìn mang tính phát hiện, cách
cảm thụ có tính khám phá, đưa đến cho người đọc một cái nhìn mới về

1,0
1,0

cuộc đời thông qua những hình thức nghệ thuật mang đậm dấu ấn cá
nhân của người nghệ sĩ {HS lấy dẫn chứng chứng minh}.

- Chính cá tính sáng tạo đem đến sức sống lâu bền cho tác phẩm và

1,0

chỗ đứng vững chắc cho tác giả trong mọi thời đại { HS lấy dẫn chứng,
chứng minh}.
3. Mở rộng, nâng cao
- Tiếng nói riêng không có nghĩa tạo sự dị lập, khác biệt mà phải
phù hợp văn hóa, quy luật sáng tạo và tiếp nhận văn chương nghệ thuật,
21

0,75


phải hướng đến phẩm chất thẩm mĩ, đem đến cho người đọc một sự
hưởng thụ mĩ cảm dồi dào.
- Nhà văn phải không ngừng trau dồi năng lực văn chương, nỗ lực
tìm tòi sáng tạo, mở mang vốn sống, có kiến thức uyên bác về nhiều lĩnh
vực mới có thể tạo nên tiếng nói riêng của chính mình.

22

0,75


SỞ GD&ĐT NINH BÌNH

ĐỀ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI LỚP 12 THPT
Kỳ thi thứ hai - Năm học 2012 – 2013


ĐỀ THI CHÍNH THỨC

MÔN: NGỮ VĂN
Ngày thi: 18/12/2012
(Thời gian 180 phút không kể thời gian phát đề)
Đề thi gồm 02 câu, trong 02 trang
Câu 1 (8,0 điểm):
Anh Hai
(Lý Thanh Thảo)
- Ăn thêm cái nữa đi con!
- Ngán quá, con không ăn đâu!
- Ráng ăn thêm một cái, má thương. Ngoan đi cưng!
- Con nói là không ăn mà. Vứt đi! Vứt nó đi!
Thằng bé lắc đầu quầy quậy, gạt mạnh tay. Chiếc bánh kem văng qua cửa xe
rơi xuống đường sát mép cống. Chiếc xe hơi láng bóng rồ máy chạy đi.
Hai đứa trẻ đang bới móc đống rác gần đó, thấy chiếc bánh nằm chỏng chơ xô
đến nhặt. Mắt hai đứa sáng rực lên, dán chặt vào chiếc bánh thơm ngon. Thấy
bánh lấm láp, đứa con gái nuốt nước miếng bảo thằng con trai:
- Anh Hai thổi sạch rồi mình ăn.
Thằng anh phùng má thổi. Bụi đời đã dính, chẳng chịu đi cho. Đứa em sốt ruột
cũng ghé miệng thổi tiếp. Chính cái miệng háu đói của nó làm bánh rơi tõm xuống
cống hôi hám, chìm hẳn.
- Ai biểu anh Hai thổi chi cho mạnh - Con bé nói rồi thút thít.
- Ừa. Tại anh! Nhưng kem còn dính tay nè. Cho em ba ngón, anh chỉ liếm hai
ngón thôi!
(Trích “Bốn mươi truyện rất ngắn”, NXB Hội nhà văn 1994)
23


Câu chuyện trên gợi cho anh (chị) suy nghĩ gì?

Câu 2 (12 điểm):
Thơ là thơ đồng thời là hoạ, là nhạc, là chạm khắc theo một cách riêng
(Sóng Hồng)
Anh (chị) hiểu ý kiến trên như thế nào? Qua bài thơ Tây Tiến của Quang Dũng
hãy làm sáng tỏ ý kiến trên.
Văn bản: Tây Tiến
Sông Mã xa rồi Tây Tiến ơi!
Nhớ về rừng núi nhớ chơi vơi
Sài Khao sương lấp đoàn quân mỏi
Mường Lát hoa về trong đêm hơi
Dốc lên khúc khuỷu dốc thăm thẳm
Heo hút cồn mây súng ngửi trời
Ngàn thước lên cao, ngàn thước xuống
Nhà ai Pha Luông mưa xa khơi
Anh bạn dãi dầu không bước nữa
Gục lên súng mũ bỏ quên đời!
Chiều chiều oai linh thác gầm thét
Đêm đêm Mường Hịch cọp trêu người
Nhớ ôi Tây Tiến cơm lên khói
Mai Châu mùa em thơm nếp xôi
Doanh trại bừng lên hội đuốc hoa
Kìa em xiêm áo tự bao giờ
Khèn lên man điệu nàng e ấp
Nhạc về Viên Chăn xây hồn thơ
24


Người đi Châu Mộc chiều sương ấy
Có thấy hồn lau nẻo bến bờ
Có nhớ dáng người trên độc mộc

Trôi dòng nước lũ hoa đong đưa
Tây Tiến đoàn binh không mọc tóc
Quân xanh màu lá dữ oai hùm
Mắt trừng gửi mộng qua biên giới
Đêm mơ Hà Nội dáng kiều thơm
Rải rác biên cương mồ viễn xứ
Chiến trường đi chẳng tiếc đời xanh
Áo bào thay chiếu anh về đất
Sông Mã gầm lên khúc độc hành
Tây Tiến người đi không hẹn ước
Đường lên thăm thẳm một chia phôi
Ai lên Tây Tiến mùa xuân ấy
Hồn về Sầm Nứa chẳng về xuôi.
(Tây Tiến, Ngữ văn 12 tập một, NXB Giáo dục)

------ HẾT-----

25


×