Tải bản đầy đủ (.doc) (7 trang)

Một số mẹo nhỏ cho bạn và gia đình!

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (188.77 KB, 7 trang )

Một số mẹo nhỏ cho bạn và gia đình!
Tỏi ngâm mật ong chữa nhiều bệnh
Chỉ cần để sẵn một lọ tỏi ngâm mật ong trong nhà, chẳng những bạn có thể tránh được bệnh cúm
mà còn chữa ho, viêm dạ dày cho cả gia đình.
Trong tỏi và mật ong đều có kháng sinh giúp diệt khuẩn. Tỏi chứa chất alliin làm tăng cường khả năng kháng
khuẩn của hệ miễn dịch. Loại gia vị này cũng làm giảm cholesterol, chống tắc nghẽn mạch máu, hạ huyết áp, hạn
chế các gốc tự do nên làm chậm quá trình lão hóa tế bào, bảo vệ hồng cầu và giảm nguy cơ ung thư. Tỏi phối hợp
với mật ong sẽ tăng cường khả năng kháng khuẩn. Ở Trung Quốc, nó được coi là một phương thuốc trị bệnh dạ
dày.
Sau đây là cách phối hợp tỏi và mật ong để chữa một số bệnh:
Chữa ho: Lấy tỏi bóc vỏ giã nát, ngâm trong nước sôi, đợi nguội đem ninh 1 tiếng, sau đó uống cùng với mật ong
để trị chứng ho lâu ngày ở trẻ em.
Đau dạ dày: Tỏi khô già bóc bỏ vỏ lụa, đập dập rồi ngâm với mật ong với tỷ lệ 15 g tỏi trên 100 ml mật ong nguyên
chất. Sau 3 tuần là dùng được. Hằng ngày ăn vài ba tép tỏi trong mỗi bữa, một liệu trình kéo dài 2 tháng. Nên giảm
ăn thực phẩm giàu đạm như thịt, cá, ưu tiên những thức ăn dễ tiêu mà lại mát. Tránh các thứ có chất kích thích
như rượu, nước có ga, cà phê, trà đặc...
Nôn mửa: Lấy tỏi hai củ nướng chín, rồi hòa vào nước nóng cùng mật ong mà uống.
Phòng chống dịch cúm: Tỏi nghiền nhỏ trộn với mật ong (lượng bằng nhau) để uống.
Nếu có cơ địa dị ứng với tỏi hay mật ong thì không nên dùng. Ong lấy mật từ nhiều loại hoa khác nhau trong thiên
nhiên nên rất có thể có loại không hợp với cơ địa, dẫn đến dị ứng. Do đó, khi mới dùng, cần thử trước ít một, nếu
thấy phù hợp mới nên dùng tiếp.
Theo Khoa học và đời sống
Mẹo nhỏ giúp bạn quên đi nỗi lo về đôi chân
Làm việc nơi công sở, nam giới luôn phải mang những đôi giầy tây kín và nóng, đối với những
người tiết mồ hôi nhiều thì càng rắc rối hơn. Hảy thử những cách sau đây để làm giảm những ảnh
hưởng này:1. Giữ bàn chân luôn thoáng khí
Bàn chân của bạn cũng giống như các phần khác trên cơ thể, và da bàn chân cũng có rất nhiều lỗ chân lông. Các
lỗ chân lông ở bàn chân cũng cần được thoáng khí để giải phóng các chất độc có trong mồ hôi khi bạn đi tất và
giày cả ngày. Hãy cởi giầy và tất chân vào cuối ngày và cho phép đôi bàn chân được thở để có một bàn chân
thoáng mát.
2. Hãy sử dụng phấn hoặc xịt khử mùi cho chân và giày


Các sản phẩm khử mùi dạng phấn hoặc xịt có tác dụng loại bỏ sự ẩm ướt trên chân của bạn và ngăn tiết mồ hôi.
Bạn có thể tìm mua các sản phẩm tại các cửa hàng thuốc, hoặc bạn cũng có thể chọn loại phấn rôm hay phấn
thơm dành cho trẻ em để khử mùi cho đôi chân. Bạn nên chọn các loại phấn hoặc xịt có thành phần chiết xuất từ
thiên nhiên hoặc chỉ chứa một lượng hóa chất nhỏ để tránh làm kích ứng da.
3. Ngâm chân vào buổi tối
Nước ngâm chân được làm hết sức đơn giản từ nước với thuốc tẩy magie là một biện pháp chăm sóc chân có tác
dụng loại bỏ các mùi khó chịu. Bạn hãy thử ngâm một miếng vỏ cây liễu trắng vào nước trong vài giờ đồng hồ, sau
đó đổ hỗn hợp vào chậu nước ngâm chân của mình. Khả năng diệt khuẩn và làm se lỗ chân lông của vỏ cây liễu
trắng là một sự lựa chọn hoàn hảo cho đôi chân của bạn.
4. Hãy để cây vân sam giúp đôi chân bạn
Liệu pháp tự nhiên để giải quyết vấn đề mùi hôi ở chân là sử dụng bột vỏ cây của cây vân sam. Cho trực tiếp bột
này vào trong giầy nhằm làm giảm mồ hồi và mùi khó chịu. Bột quế cũng là loại khử mùi thường được dùng để
giúp quý ông tự tin trên mỗi bước chân.
Vệ sinh chân cũng là biện pháp hiệu quả.
5. Cắt móng chân một cách thường xuyên
Móng chân dài là một ổ chứa cho mồ hôi và các mùi hôi két lại bên trong giầy và tất cả các bụi bẩn cũng có thể
nằm trong đó. Vì vậy hãy cắt móng chân ít nhất mỗi tuần 1 lần để đảm bảo rằng các mùi khó chịu sẽ không xuất
phát từ các móng chân bị bẩn.
6. Hãy rửa chân bằng nước của lá cây óc chó
Lá cây óc chó là một chất làm se lỗ chân lông và làm giảm mồ hôi chân một cách hữu hiệu nếu được sử dụng
thường xuyên. Lá cây óc chó ở Anh và lá cây óc chó trắng thường được đun sôi lên để làm nước ngâm chân. Hãy
dùng khoảng 0,5kg thảo dược khô với 6 chén nước rồi đun trong vòng 45 phút. Sau đó cho hỗn hợp vào bồn
ngâm chân và hãy dành chút thời gian cho đôi chân của bạn được thư giãn với biện pháp này.
7. Dùng đá bọt để cọ bàn chân
Chân thường tích tụ rất nhiều da khô và da chết, lớp da chết này có thể bong tróc và gây mùi khó chịu trong đế
giày. Nên thường xuyên dùng đá bọt khi tắm để loại bỏ da chết và đảm bảo chân bạn luôn sạch sẽ. Sạch sẽ và
khô ráo sẽ giúp đôi chân của bạn không có mùi.
8. Ngâm chân với trà hoa cúc La Mã
Trà hoa cúc giúp đôi bàn chân bạn mềm mại và sạch sẽ, đồng thời nó còn giúp khử mùi cho đôi bàn chân một
cách hiệu quả. Hãy cho một vài bông hoa cúc khô trực tiếp vào nước ngâm chân, hay ngâm trà trước đó rồi rót trà

vào bồn nước ngâm chân.
Không còn hôi miệng
Hôi miệng thực chất là một chứng bệnh nhưng cũng chịu ảnh hưởng nhiều từ lối sống. Dưới đây là
10 tuyệt chiêu giúp bạn “phòng hơn chống”.
1. Uống nhiều nước
Điều này nghe có vẻ lạ lùng, nhưng lại là sự thật.
“Thủ phạm” gây hôi miệng chính là do vi khuẩn kỵ khí phân hủy protein và đường trong răng miệng thành các
hợp chất lưu huỳnh có mùi khó chịu. Các vi khuẩn này hoạt động mạnh trong điều kiện khô. Chính vì vậy khi
uống nước thường xuyên tạo không khí ẩm ướt, hạn chế môi trường phát triển của loại vi khuẩn trên.
Ngoài ra, nước còn có tác dụng pha loãng nồng độ các hợp chất lưu huỳnh, làm giảm mùi hôi. Vì thế, hãy thường
xuyên mang chai nước khoáng bên mình nhé!
2. Vệ sinh răng miệng
Đó là điều không thể thiếu. Nhiều chuyên gia khuyên rằng bạn nên đánh răng ít nhất 2 lần trong ngày ngay sau
bữa ăn để vi khuẩn không có cơ hội tấn công thực phẩm dính vào kẽ răng. Hơn nữa, hãy nhớ làm sạch lưỡi vì
chỗ đó là nơi cư trú lý tưởng của vi khuẩn.
3. Điều trị các bệnh về miệng
Các bệnh về nướu lợi hay nhiễm trùng... cũng là những tác nhân chính dẫn tới hơi thở nặng mùi. Vì vậy, cần điều
trị dứt điểm và phòng ngừa bằng cách hạn chế ăn đồ ngọt, béo, hoặc thuốc lá, rượu, bia.
4. Không nên dùng nước xúc miệng
Bạn sẽ ngạc nhiên khi khám phá ra điều này.
Nhưng phải nhớ rằng nước xúc miệng chứa rất nhiều cồn, làm cho miệng khô nhanh, tạo điều kiện cho vi khuẩn
phát triển. Thậm chí nếu dùng liện tục, bạn dễ mắc bệnh hôi miệng kinh niên, rất khó chữa.
5. Dùng thuốc kháng sinh tự nhiên
Thiên nhiên cung cấp cho con người một lượng lớn các chất kháng sinh thông qua thảo dược, giúp bạn hạn chế
mùi hôi khó chịu, chẳng hạn như mùi tàu tươi, cây lô hội. Khi ăn rau mùi tàu sống, nó sẽ giúp bạn khử độc miệng,
kích thích tăng tiết nước bọt tránh hiện tượng khô miệng và làm ngọt hơi thở nhờ chứa chất diệp lục.
Nếu không bạn cũng có thể lấy một vào cọng bạc hà hoặc lô hội tươi xay thật nhuyễn để làm nước xúc miệng,
cũng rất hiệu quả.
6. Ăn rau và hoa quả tươi
Khi ăn các loại rau quả tươi như táo, cần tây, dưa leo, cà rốt cũng sẽ làm sạch miệng vì trong quá trình nhai

những dạng thực phẩm đó sẽ loại bỏ được các thực phẩm còn dắt lại nơi kẽ răng.
Hơn nữa khi ăn thực phẩm tươi cũng thúc đẩy tuyến nước bọt hoạt động, ngăn không cho vi khuẩn phát triển.
7. Tự làm kem đánh răng
Giống như nước xúc miệng, kem đánh răng cũng chứa những thành phần có hại cho men răng và miệng.
Thông thường kem đánh răng được làm từ baking soda và muối để cân bằng acid hỗ trợ tan loãng các hợp chất
lưu huỳnh, tránh hôi miệng. Do đó, bạn cũng có thể chế kem đánh răng của riêng mình: trộn bột baking soda và
muối theo tỷ lệ 3:1 rồi rắc hỗ hợp lên bàn chải đánh răng ẩm và đánh như thường.
Hãy dùng đều đặn, bạn sẽ thấy hiệu quả sau vài ngày. Không những đánh tan hôi miệng mà còn làm cho răng
trắng bóng.
8. Thường xuyên uống nước chè
Nhiều người uống cà phê thay chè. Như thế sẽ rất có hại cho răng miệng vì cà phê thường tạo ra một lớp bựa
lưỡi, không cho ôxy lưu chuyển qua lưỡi, tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển. Hỡn nừa cà phê còn dễ gây vàng
răng.
9. Nhai kẹo cao su không đường
Khi nhai sẽ tạo dòng chảy đều đặn tuyến nước bọt, làm cho răng miệng ẩm ướt. Chắc bạn cũng biết, đường là
nguyên nhân chính thu hút vi khuẩn, nên cần hạn chế đồ ngọt.
10. Tìm ra nguyên nhân chính xác và điều trị
Đến bác sỹ chuyên khoa nếu mức độ bệnh đã trở nên trầm trọng.
Tốt hơn hết là hãy tập thói quen sống khỏe, vệ sinh răng miệng thật tốt.
Theo Dân Trí
Mẹo khi bị viêm họng
Thời điểm giao mùa, thay đổi thời tiết đột ngột sẽ khiến cho bạn dễ bị nhiễm lạnh và viêm họng.
Những cách đơn giản sau sẽ giúp bạn nhanh chóng loại bỏ cảm giác đau đớn khó chịu nơi cổ họng:
- Súc miệng với nước muối ấm. Việc súc miệng với nước muối ấm sẽ giúp bạn nhanh chóng "xua tan" được cảm
giác đau rát cổ họng. Khi bị đau rát họng ít nhất mỗi giờ bạn hãy súc miệng một lần với 1 thìa muối (khoảng 5g
muối) pha với 237ml nước lọc.
- Uống trà và mật ong. Trà và mật ong được xem như những loại "thảo dược" thần kỳ giúp bạn nhanh chóng trị
dứt cảm giác đau họng. Chỉ đơn giản bạn hãy cho 1 thìa mật ong khuấy đều trong chén trà và thêm 1 nửa quả
chanh vắt.
- Uống đồ uống nóng. Sử dụng đồ uống nóng cũng là cách chữa trị chứng viêm họng hữu hiệu. Nước nóng có thể

giúp giảm nhẹ triệu chứng cảm lạnh. Những đồ uống nóng hữu ích như nước, trà, cafe, nước chanh nóng.
- Tránh xa khói thuốc lá. Thuốc lá sẽ chính là thủ phạm khiến bạn bị đau họng và nó càng làm cho tình trạng càng
trở nên xấu hơn. Chính vì thế, khi bị viêm đau họng, việc tránh xa khói thuốc lá càng là điều rất cần thiết.
- Vỏ xoài và nước lọc. Bạn hãy pha lẫn 10ml nước vỏ xoài với 125ml nước lọc đun sôi để nguội và dùng để súc
miệng thường ngày.
- Dấm trắng, nước và muối. Pha một cốc nước ấm với 2 thìa mật ong và 1 thìa nước chanh, dùng dung dịch này
để nhấp từng hớp nhỏ.
- Bột quế, hạt tiêu và mật ong. Dùng một thìa bột quế đun với 1 cốc nước, có thêm một chút hạt tiêu và 2 thìa mật
ong sẽ giúp bạn nhanh chóng khắc phục được tình hình.
- Nghệ. Nghệ cũng dùng để chữa ho. Lấy một nửa cốc nước nóng cho một ít muối vào sau đó cho nửa thìa bột
nghệ. Khuấy đều và uống ngày một lần, uống khoảng 3 ngày. Cách này rất hiệu quả để bảo vệ họng khỏi bị viêm
nhiễm.
- Gừng. Chữa viêm họng không thể không kể đến tác dụng của gừng. Lấy một thìa nước gừng và một thìa mật
ong trộn với nhau. Ăn hỗn hợp gừng và mật ong sau đó uống một cốc sữa nóng để giảm ho và các vấn đề về
họng.
- Tắm nước nóng. Có thể xoa dịu chứng đau cổ họng bằng cách hít nhiều hơi nước trong lúc tắm nước nóng hoặc
nghiêng đầu trên một chậu nước bốc hơi và há miệng ra hít hơi ẩm bay lên từ chậu nước. Làm như vậy mỗi lần
khoảng 5 phút, có thể làm mỗi giờ một lần đến khi nào cảm giác đau họng thuyên giảm.
Lưu ý: Bạn nên nhanh chóng tới gặp bác sĩ nếu xuất hiện những triệu chứng cảnh báo sau:
- Đau họng và khan tiếng kéo dài trong nhiều ngày không có dấu hiệu thuyên giảm.
- Đau họng khiến bạn cảm thấy rất đau đớn và khó thở.
- Xuất hiện máu trong nước bọt, đờm.
- Sốt cao trên 39º C.
Theo NNVN
Chống say tàu, xe
Say tàu xe là một hội chứng xảy ra khi di chuyển bằng tàu thuyền, xe hơi hoặc máy bay. Các triệu
chứng thường gặp là chóng mặt, buồn nôn hoặc nôn mửa, đổ nhiều mồ hôi, tụt huyết áp… Y học
gọi là rối loạn tiền đình do di chuyển
Nguyên nhân
Cơ quan tiền đình nằm trong xương đá của xương thái dương, rất gần với ốc tai. Tiền đình là một hệ thống có vai

trò quan trọng trong việc duy trì tư thế và dáng bộ, trong phối hợp các cử động của mắt, đầu và thân mình, trong
việc duy trì ánh mắt nhìn cố định vào một vật nào đó.
Khi di chuyển, sự lắc lư, chòng chành, lên xuống của phương tiện làm cho mạch máu tai trong bị co thắt dẫn đến
tăng thể tích nội dịch và giãn lòng ống nội dịch, làm cho mê đạo màng tai trong bị tích thuỷ, ảnh hưởng đến cơ
quan tiền đình, gây ra rối loạn tiền đình kiểu say sóng.
Phương pháp phòng ngừa
Theo lương y Đinh Công Bảy, để phòng ngừa say sóng khi di chuyển nên chọn chỗ ngồi gần đầu xe. Nhìn thẳng
và chăm chú vào phía trước với các mục tiêu càng xa càng tốt, không nên nhìn sang hai bên, không ngồi quay mặt
phía ngược chiều xe chạy.
Nếu đi tàu, thuyền, nên ngồi trên boong tàu, phía sau thân tàu, tránh xa chỗ có mùi xăng dầu. Nên nhìn xa thật xa,
không nhìn xuống nước hoặc nhìn mũi tàu. Nếu đi máy bay, không nhìn ra ô kính khi máy bay lên, xuống.
Nói chung, khi đang di chuyển, không đọc sách báo, không dùng các chất kích thích như trà, cà phê, thuốc lá…
Đừng ăn no quá hoặc bụng đói quá. Nếu khát nước, chỉ nên uống từng ngụm nhỏ. Giữ tâm hồn thoải mái, nhẹ
nhàng, không căng thẳng, lo lắng. Thở chậm, sâu và đều.
Trước khi khởi hành khoảng 30 phút nên dùng một khúc gừng tươi bằng cỡ ngón tay cái, gọt bỏ vỏ, rửa sạch, giã
nát hoặc nhai nát rồi uống với một cốc nước ấm. Trong suốt hành trình, thỉnh thoảng nên ngậm trong miệng một
lát gừng mỏng.
Bạn cũng có thể thực hiện cách sau đây để phòng ngừa say sóng: xoa dầu (dầu gió, dầu cao) vào hai huyệt thái
dương, hai huyệt nội quan (giữa hai gân tay, phía trên và cách lằn chỉ cổ tay 3 – 4cm), hai huyệt hợp cốc (ở hổ
khẩu, giữa ngón cái và ngón trỏ, chỗ mu thịt dày lên), huyệt nhân trung (giữa đường rãnh môi trên), hai huyệt
phong trì (chỗ lõm phía sau gáy, trên cổ). Cũng có thể lấy hai lát gừng tươi buộc vào hai huyệt nội quan.
Đồng thời, nên có chế độ sinh hoạt phù hợp với thể chất và điều kiện cuộc sống của mình, làm việc, nghỉ ngơi
điều độ, không gắng sức quá hoặc để bị căng thẳng vì công việc quá độ.
Món ăn chống say sóng
- Hoa cúc trắng 6 – 8g, tán bột ngâm với nước sôi 5 – 10 phút, dùng uống sau bữa ăn.
- Nấm mộc nhĩ trắng (tuyết nhĩ, ngân nhĩ) 15 – 20g nấu canh với thịt nạc heo 50g và một quả táo để ăn lúc đói.
- Trà (xanh hoặc đen) 5g nấu với vỏ quýt 10g cùng với 1/2 lít nước, sôi từ 5 – 10 phút. Dùng uống sau bữa ăn.
- Gừng khô (nướng sơ) 6 – 8g, cam thảo (tẩm mật nướng) 4g. Nấu với 750ml nước, sắc còn 300ml, chia 2 lần
uống trước bữa ăn.

×