Tải bản đầy đủ (.pdf) (67 trang)

Khóa luận tốt nghiệp phát triển du lịch tỉnh ninh bình

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.16 MB, 67 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC TÂY BẮC

ĐINH HUY DŨNG

PHÁT TRIỂN DU LỊCH TỈNH NINH BÌNH

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

SƠN LA, NĂM 2015


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC TÂY BẮC

ĐINH HUY DŨNG

PHÁT TRIỂN DU LỊCH TỈNH NINH BÌNH

Chuyên ngành: Địa lí kinh tế - xã hội

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Ngƣời hƣớng dẫn: TS. Đỗ Thúy Mùi

SƠN LA, NĂM 2015


LỜI CẢM ƠN!
Em xin bày tỏ lòng kính trọng và biết ơn sâu sắc nhất tới cô giáo – Tiến sỹ
Đỗ Thúy Mùi, người đã hướng dẫn và chỉ bảo tận tình để em nghiên cứu và
hoàn thành khóa luận tốt nghiệp này.


Em xin chân thành cảm ơn Ban Giám hiệu Trường Đại học Tây Bắc, Trung tâm
Thông tin thư viện, cùng các thầy, cô trong khoa Sử - Địa đã tạo điều kiện cho
em thực hiện khóa luận tốt nghiệp.
Cuối cùng em xin bày tỏ lòng cảm ơn chân thành đến cô giáo chủ nhiệm
cùng các bạn sinh viên lớp K52 Đại học Sư phạm Địa Lý đã luôn ủng hộ, động
viên, giúp đỡ em.
Khóa luận hoàn thành không tránh khỏi thiếu sót, rất mong được sự chỉ
bảo, đóng góp từ các thầy cô và các bạn sinh viên.
Em xin chân thành cảm ơn!
Sơn La, tháng 5 năm 2015
Người thực hiện
Đinh Huy Dũng


DANH MỤC CÁC BẢNG
Tên bảng

Trang

Bảng 2.1: Phân bố dân cư theo huyện ở Ninh Bình năm 2008

23

Bảng 2.2: Di tích danh thắng cấp quốc gia

24

Bảng 3.1: Hiện trạng khách du lịch Ninh Bình giai đoạn 2006 – 2010

36


Bảng 3.2: Doanh thu và tốc độ tăng du lịch Ninh Bình giai đoạn 2006
– 2010
Bảng 3.3: Lao động trong ngành du lịch của tỉnh Ninh Bình giai đoạn
2005 – 2010
Bảng 3.4: Mục tiêu cụ thể trong chiến lược phát triển du lịch Việt Nam
đến năm 2020 được xác định như sau
DANH MỤC BẢN ĐỒ
Tên bảng
1. Bản đồ hành chính tỉnh Ninh bình
2. Bản đồ tài nguyên du lịch tỉnh Ninh Bình
3. Bản đồ tổ chức lãnh thổ du lịch tỉnh Ninh Bình

38

40

44


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU .............................................................................................................. 1
1. Lí do chọn đề tài ................................................................................................ 1
2. Mục tiêu, nhiệm vụ và giới hạn nghiên cứu ...................................................... 2
2.1. Mục tiêu......................................................................................................... 2
2.2. Nhiệm vụ ........................................................................................................ 2
2.3. Giới hạn nghiên cứu ....................................................................................... 2
3. Lịch sử nghiên cứu vấn đề ................................................................................ 3
3.1. Trên thế giới ................................................................................................... 3
3.2. Ở Việt Nam .................................................................................................... 4

4. Phương pháp nghiên cứu ................................................................................... 4
4.2. Phương pháp thực địa..................................................................................... 5
4.3. Phương pháp bản đồ - biểu đồ ....................................................................... 5
4.4. Phương pháp lấy ý kiến chuyên gia ............................................................... 6
4.5. Phương pháp dự báo....................................................................................... 6
5. Những đóng góp của đề tài ............................................................................... 6
6. Cấu trúc đề tài ................................................................................................... 6
CHƢƠNG 1. CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN ........................................... 7
1.1. Cơ sở lí luận ................................................................................................... 7
1.1.1. Du lịch và các loại hình du lịch ................................................................... 7
1.1.2. Vai trò của du lịch ....................................................................................... 9
1.1.3. Các nhân tố ảnh hưởng đến ngành du lịch ................................................ 11
1.2. Cơ sở thực tiễn ............................................................................................. 13
1.2.1. Tình hình phát triển du lịch ở Việt Nam ................................................... 13
1.2.2. Tình hình phát triển du lịch ở Đồng bằng sông Hồng ........................................15
CHƢƠNG 2: TIỀM NĂNG PHÁT TRIỂN DU LỊCH TỈNH NINH BÌNH .....16
2.1. Vị trí địa lí phạm vi lãnh thổ ........................................................................ 16
2.2. Tài nguyên du lịch ........................................................................................ 17
2.2.1. Tài nguyên du lịch tự nhiên ...................................................................... 17


2.2.1.1. Địa hình .................................................................................................. 17
2.2.1.2. Khí hậu .................................................................................................. 17
2.2.1.3. Nguồn nước ............................................................................................ 18
2.2.1.4. Tài nguyên sinh vật ............................................................................... 19
2.2.2. Tài nguyên du lịch nhân văn Ninh Bình ................................................... 19
2.3. Các điều kiện kinh tế xã hội khác ................................................................ 28
2.3.1. Mạng lưới giao thông vận tải .................................................................... 28
2.3.2. Bưu chính viễn thông ................................................................................ 29
2.3.3. Mạng lưới cấp thoát nước ......................................................................... 29

2.3.4. Điện và khả năng cung cấp ....................................................................... 29
CHƢƠNG 3. THỰC TRẠNG VÀ NHỮNG GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN DU
LỊCH Ở TỈNH NINH BÌNH............................................................................. 30
3.1. Thực trạng hoạt động du lịch ở tỉnh Ninh Bình ........................................... 30
3.1.1. Khách du lịch ............................................................................................ 30
3.1.2. Doanh thu du lịch ...................................................................................... 32
3.1.3. Lao động trong ngành du lịch ................................................................... 33
3.1.4. Cơ sở vật chất kỹ thuật .............................................................................. 34
3.1.5. Các hình thức tổ chức lãnh thổ du lịch tỉnh Ninh Bình ............................ 36
3.1.5.1. Các điểm du lịch..................................................................................... 36
3.1.5.2. Các cụm du lịch ...................................................................................... 38
3.1.5.3. Các tuyến du lịch .................................................................................... 38
3.1.5. Những hạn chế .......................................................................................... 40
3.2. Giải pháp phát triển du lịch tỉnh Ninh Bình ................................................. 41
3.2.1. Cơ sở xây dựng giải pháp .......................................................................... 41
3.2.1.1. Chiến lược phát triển du lịch ở Việt Nam .............................................. 41
3.2.1.2. Định hướng phát triển du lịch Ninh Bình đến năm 2020....................... 42
3.2.1.3. Mục tiêu phát triển du lịch ..................................................................... 43
3.2.1.4. Các định hướng phát triển du lịch ......................................................... 44
3.2.2. Các giải pháp phát triển du lịch................................................................. 46
3.2.2.1. Đầu tư phát triển hạ tầng du lịch và xây dựng sản phẩm du lịch ........... 46


3.2.2.2. Tăng cường công tác quản lý Nhà nước về du lịch ............................... 47
3.2.2.3. Phát triển thị trường, đẩy mạnh quảng bá và xúc tiến du lịch ............... 48
3.2.2.4. Đào tạo nguồn nhân lực có chất lượng cao............................................... 49
3.2.2.5. Giải pháp về bảo vệ tài nguyên và môi trường du lịch .......................... 49
KẾT LUẬN ........................................................................................................ 51
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC ẢNH



MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
Du lịch là ngành công nghiệp không ống khói, là “con gà đẻ trứng vàng”, là
ngành kinh tế mũi nhọn của nhiều nước trên thế giới. Du lịch không chỉ mang lại
nguồn thu lớn mà nó còn có ý nghĩa to lớn về mặt văn hóa – xã hội: Tăng cường
đoàn kết giữa các nước, giải quyết việc làm cho người lao động, bảo tồn được
tài nguyên thiên nhiên, bản sắc văn hóa di tích lịch sử, danh lam thắng cảnh….
Ngành du lịch Việt Nam chính thức ra đời vào năm 1960, tuy nhiên du lịch
chỉ phát triển và trở thành ngành kinh tế mũi nhọn từ thập kỉ 90 của thế kỉ XX
cho đến nay. Thấy rõ vai trò quan trọng của ngành du lịch, Đảng và Nhà nước
luôn quan tâm đến việc phát triển ngành du lịch. Nghị quyết Đại hội Đảng toàn
quốc lần thứ IX đã nêu: “Liên kết chặt chẽ các ngành liên quan đến hoạt động
du lịch để đầu tư phát triển một số khu du lịch tổng hợp và trọng điểm đưa
ngành du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn…’’ Hiện nay, du lịch đã và
đang trở thành ngành kinh tế mang lại hiệu quả cao. Theo Tổng cục Du lịch, số
khách quốc tế đến Việt Nam trong năm 2013 đạt hơn 7,5 triệu lượt, vượt kế
hoạch 0,3 triệu lượt và tăng gần 10,3% so với năm 2012. Nhờ vậy, tổng thu từ
hoạt động du lịch năm 2013 đạt 160.000 tỷ đồng, tăng trên 9% so với năm trước.
Cùng với cả nước, Ninh Bình đã và đang có những chiến lược khai thác
tiềm năng để phát triển du lịch. Ninh Bình là tỉnh có tiềm năng lớn để phát triển
du lịch. Tỉnh có nguồn tài nguyên du lịch tự nhiên và tài nguyên du lịch nhân
văn phong phú, đa dạng, rất thuận lợi để phát triển du lịch. Tài nguyên du lịch tự
nhiên ở Ninh Bình đa dạng phong phú. Tỉnh có vùng núi đá vôi với nhiều hang
động đẹp. Đông bắc Ninh Bình có Tràng An một thắng cảnh nổi tiếng của đất
nước, một Hạ Long thứ hai. Ninh Bình có nhiều tài nguyên du lịch nhân văn đặc
trưng như Chùa Bái Đính, Cố đô Hoa Lư, Đền vua Đinh vua Lê rất thuận lợi để
phát triển du lịch.
Trong những năm qua, nhất là từ năm 2001 đến nay, du lịch Ninh Bình đã

có bước phát triển khá nhanh, đang dần trở thành ngành kinh tế quan trọng, góp
phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế, giải quyết việc làm cho người lao động, cải
1


thiện đời sống nhân dân, mở rộng các mối quan hệ, hợp tác của tỉnh, làm thay
đổi hình ảnh Ninh Bình trong nhận thức của bạn bè trong nước và quốc tế. Hạ
tầng du lịch của tỉnh được đầu tư lớn, các khu du lịch được hình thành và phát
triển. Giai đoạn 2009-2012, lượng khách du lịch đến Ninh Bình tăng mạnh, tăng
trưởng bình quân 19,46%, doanh thu tăng 46,1%. Riêng năm 2013, ngành Du
lịch đón hơn 4,5 triệu lượt khách, trong đó có 520 nghìn lượt khách quốc tế,
doanh thu từ khách quốc tế là 920 tỉ đồng.
Tuy nhiên, những kết quả đã đạt được chưa tương xứng với tiềm năng và
lợi thế của tỉnh. Hiệu quả hoạt động kinh doanh du lịch còn thấp, chất lượng
dịch vụ chưa cao; khách lưu trú, đặc biệt là khách quốc tế còn rất ít; Quản lý nhà
nước về du lịch đặc biệt là trật tự, vệ sinh môi trường các khu, điểm du lịch còn
hạn chế.
Để khai thác có hiệu quả tiềm năng du lịch của tỉnh Ninh Bình, việc nghiên
cứu đánh giá tiềm năng và thực trạng phát triển, trên cơ sở đó đề xuất giải pháp
phát triển là việc làm quan trọng và cần thiết. Xuất phát từ lí do đó tôi lựa chọn
và nghiên cứu đề tài: “Phát triển Du lịch tỉnh Ninh Bình”.
2. Mục tiêu, nhiệm vụ và giới hạn nghiên cứu
2.1. Mục tiêu
Trên cơ sở đánh giá tiềm năng và phân tích thực trạng phát triển du lịch, đề
tài đề xuất những giải pháp để phát triển du lịch ở tỉnh Ninh Bình.
2.2. Nhiệm vụ
Để đạt được mục tiêu đề ra đề tài tập trung nghiên cứu những nội dung sau:
- Tổng quan có chọn lọc những vấn đề về du lịch
- Đánh giá các tiềm năng phát triển du lịch của tỉnh Ninh Bình;
- Đánh giá thực trạng phát triển du lịch của tỉnh, đề xuất các giải pháp để

khai thác, sử dụng có hiệu quả các tài nguyên du lịch.
2.3. Giới hạn nghiên cứu
- Giới hạn về nội dung: Nghiên cứu tiềm năng và thực trạng phát triển du
lịch, đồng thời đề xuất giải pháp phát triển du lịch tỉnh Ninh Bình.

2


- Giới hạn về không gian: Nghiên cứu ở tỉnh Ninh Bình với diện tích là
1420 km2 gồm 6 huyện, 1 thị xã, 1 thành phố.
- Giới hạn về thời gian: Nghiên cứu sự phát triển du lịch từ năm 1990 đến
năm 2014 và đề xuất giải pháp đến năm 2030.
3. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
3.1. Trên thế giới
Du lịch xuất hiện từ lâu trong lịch sử loài người, buổi ban đầu thường đi
kèm với hoạt động truyền giáo, buôn bán hoặc thám hiểm các vùng đất mới.
Những nghiên cứu đầu tiên của các nhà địa lí du lịch được tiến hành ở Đức từ
năm 1930 và được Poser (1939), Christal (1955)… phát hiện về loại hình du
lịch, khảo sát về vai trò lãnh thổ, những nhân tố ảnh hưởng đến du lịch.
Ở Liên Xô có nhiều công trình nghiên cứu, như công trình của Pirozhihic
(1985) đã phân tích hệ thống lãnh thổ du lịch, các vùng du lịch như là đối tượng
cho quy hoạch và quản lí. V.X.Perobrazaxnki, I.U Vedennhim (1971) đưa ra
khái niệm về hệ thống nghỉ ngơi theo lãnh thổ. Đáng chú ý là những công trình
nghiên cứu về các thể tổng hợp tự nhiên phục vụ cho giải trí (Mukhina, 1973),
nghiên cứu sức chứa và sự ổn định của các địa điểm du lịch (Kadaxkia, 1972),
(Sepfer, 1973). Các nhà địa lí cảnh quan học của trường Đại học Tổng hợp
Matxcova như E.D Ximirnova, V.B Nhefedova… Ở Ba Lan có Kostoroviski
(1970), Vacsdanxka (1973) đã tiến hành đánh giá và lập bản đồ tài nguyên du
lịch tự nhiên và nhân văn. Ngoài ra còn có các nhà địa lí Canada như Vônfơ
(1966) và Hennayơ (1972) cũng tiến hành việc đánh giá sử dụng tài nguyên

thiên nhiên phục vụ mục đích giải trí, du lịch.
Trong những năm gần đây, khi lợi ích của ngành kinh tế du lịch càng rõ rệt
và những tác động của ngành này đối với những vấn đề có tính toàn cầu thì việc
nghiên cứu du lịch gắn với việc phát triển vùng lại càng cần thiết. Ở Pháp, Jean
Prerre Jean – Lozoto (1990) nghiên cứu các tụ điểm du lịch và dòng du lịch, sau
đó phân tích các kiểu dạng không gian du lịch. Các nhà địa lí Anh, Mỹ gắn công
việc nghiên cứu lãnh thổ du lịch với những dự án du lịch trên một miền hoặc
một vùng cụ thể. Ngày nay, du lịch thế giới phát triển có nhiều công trình
3


nghiên cứu về du lịch như du lịch sinh thái, du lịch cộng đồng. Các nghiên cứu
này có ý nghĩa rất lớn đối với việc tổ chức du lịch của các quốc gia trên thế giới.
3.2. Ở Việt Nam
Trong công cuộc đổi mới và hội nhập kinh tế quốc tế, hoạt động du lịch đã
trở thành ngành kinh tế mũi nhọn, mang lại nhiều lợi ích cho đất nước, đòi hỏi
các nhà khoa học quan tâm nghiên cứu cũng như các nhà quản lí phải chú ý đến
việc hoạch định chiến lược phát triển du lịch. Bởi thế nên có nhiều công trình
nghiên cứu về du lịch.
Hiện nay, khi du lịch đã trở thành ngành kinh tế mũi nhọn đã và đang đem
lại nhiều lợi ích cho đất nước thì việc nghiên cứu địa lí du lịch ngày càng được
chú trọng. Về phương diện địa lí du lịch có một số công trình nghiên cứu của
các tác giả như: Lê Thông, Nguyễn Minh Tuệ, Vũ Tuấn Cảnh, Đặng Duy Lợi,
Phạm Trung Lương… Các công trình nghiên cứu đáng chú ý như: Cơ sở khoa
học và thực tiễn để xây dựng hệ thống du lịch biển ở Việt Nam (đề tài nghiên
cứu cấp nhà nước, chủ nhiệm Vũ Tuấn Cảnh, 1993 – 1995), Quy hoạch tổng thể
phát triển du lịch Việt Nam đến năm 2010, (chủ nhiệm Vũ Tuấn Cảnh, 1995);
luận án tiến sĩ: Nghiên cứu tổ chức lãnh thổ du lịch tỉnh Sơn La – TS. Đỗ Thúy
Mùi… và một số công trình dưới dạng sách như: Tổ chức lãnh thổ du lịch (Lê
Thông, Nguyễn Minh Tuệ, 2000), Địa lí du lịch (Nguyễn Minh Tuệ, Vũ Tuấn

Cảnh, Lê Thông, Phạm Xuân Hậu, Nguyễn Kim Hồng, 1997), Du lịch sinh thái
(Phạm Trung Lương chủ biên, 2001), Du lịch bền vững (Nguyễn Đình Hòe, Vũ
Văn Hiếu, 2001), Tuyến điểm du lịch Việt Nam (Bùi Thị Hải Yến, 2005)…
Đề tài nghiên cứu này đã tiếp cận được những vấn đề cơ sở lí luận và thực
tiễn trên phạm vi và quy mô lãnh thổ nghiên cứu khác nhau của những công
trình trên để áp dụng vào địa bàn cụ thể của tỉnh Ninh Bình.
4. Phƣơng pháp nghiên cứu
4.1. Phương pháp thu thập tài liệu
Đây là phương pháp quan trọng và xuyên suốt quá trình nghiên cứu đề tài.
Những thông tin từ các nguồn tài liệu sẽ giúp chúng ta hiểu biết về những thành
tựu nghiên cứu trong lĩnh vực này. Việc phân tích, phân loại và tổng hợp những
4


tài liệu liên quan đến nội dung nghiên cứu sẽ giúp ta dễ dàng phát hiện ra những
vấn đề còn đang bỏ ngỏ. Trên cơ sở những tài liệu phong phú đó, việc tổng hợp
sẽ giúp ta có một hệ thống tài liệu toàn diện, khái quát về vấn đề nghiên cứu.
Hiện nay, công nghệ thông tin phát triển mạnh việc khai thác các nguồn tài liệu
qua mạnh Internet sẽ là nguồn dữ liệu quan trọng hỗ trợ cho việc tổng hợp các
vấn đề nghiên cứu.
4.2. Phương pháp thực địa
Địa lí nói chung và địa lí du lịch nói riêng luôn gắn bó mật thiết với tự
nhiên và xã hội. Phương pháp nghiên cứu thực địa giúp chúng ta tiếp cận vấn đề
một cách nhanh chóng và chủ động. Việc điều tra thực tiễn ở các điểm du lịch
giúp ta có những số liệu, những nhận xét thực tế, tránh được sự đánh giá chủ
quan, mơ hồ, làm tăng tính thực tế, tạo khả năng vận dụng nhanh chóng các kết
quả đã nghiên cứu.
Trong quá trình nghiên cứu, chúng tôi đã tiến hành khảo sát một số điểm du
lịch của tỉnh. Những kết quả trong quá trình khảo sát là những cơ sở cần thiết
giúp chúng tôi đưa ra những giải pháp phù hợp với thực tiễn.

4.3. Phương pháp bản đồ - biểu đồ
Bản đồ là hình ảnh thu nhỏ của một phần hoặc toàn bộ bề mặt Trái Đất.
Biểu đồ là hình vẽ cho phép mô tả một cách dễ dàng tiến trình của một hiện
tượng, mối tương quan về độ lớn giữa các đại lượng, hoặc kết cấu hạ tầng của
một tổng thể.
Muốn chứng minh, làm rõ vấn đề thì không thể không sử dụng bản đồ biểu đồ. Đây là phương pháp chủ đạo trong quá trình thực hiện nghiên cứu vấn
đề. Dựa vào bản đồ - biểu đồ, người xem có thể xác được tính chất, mối tương
quan giữa các đối tượng một cách tổng thể nhất.
Đề tài này đã xây dựng một số bản đồ - biểu đồ như: Bản đồ hành chính
tỉnh Ninh Bình, bản đồ này giúp cho bạn đọc có được cái nhìn tổng quan về vị
trí địa lý, các đơn vị hành chính và phạm vi lãnh thổ của tỉnh Ninh Bình; bản đồ
tài nguyên du lịch tỉnh Ninh Bình. Từ đó, sẽ thấy và phân tích được những thuận

5


lợi hay khó khăn về vị trí địa lý của tỉnh trong phát triển kinh tế nói chung và
phát triển du lịch nói riêng.
4.4. Phương pháp lấy ý kiến chuyên gia
Ngoài các thông tin, tư liệu thu thập được trong sách, báo, Internet thì việc
lấy ý kiến chuyên gia và các cán bộ thuộc lĩnh vực nghiên cứu cũng rất quan
trọng, góp phần củng cố được những thông tin thiếu sót. Từ đó, giúp tôi nhận
định chính xác về vấn đề mình đang nghiên cứu.
Tôi đã gặp gỡ một số cán bộ sở Văn hóa – Thể thao và Du lịch của tỉnh Ninh
Bình, gặp gỡ, tiếp xúc một số cán bộ quản lý các điểm du lịch và một số bà con nhân
dân địa phương ở các điểm du lịch để tìm hiểu về việc quản lý, khai thác các điểm du
lịch. Trên cơ sở đó đề xuất các giải pháp phù hợp với thực tiễn.
4.5. Phương pháp dự báo
Công tác dự báo dựa trên việc tính toán của tác giả trên những cơ sở thực
tiễn và tiềm năng của từng điểm, từng cụm du lịch, có tham khảo chiến lược

phát triển kinh tế của tỉnh, phương hướng, nhiệm vụ phát triển ngành du lịch của
sở Văn hóa Thể thao và Du lịch tỉnh Ninh Bình để dự báo một số chỉ tiêu về khu
du lịch, điểm du lịch.
5. Những đóng góp của đề tài
- Điều tra khảo sát và bước đầu đánh giá được về tài nguyên du lịch của tỉnh
Ninh Bình.
- Phân tích được thực trạng hoạt động du lịch của tỉnh, đặc biệt chú ý đến
các tiêu chí đánh giá như số lượng khách, doanh thu, cơ sở lưu trú.
- Đề xuất được một số giải pháp nhằm phát triển du lịch tỉnh Ninh Bình.
6. Cấu trúc đề tài
Ngoài phần mở đầu và kết luận, đề tài gồm có 3 chương:
Chương 1: Cơ sở lí luận và thực tiễn.
Chương 2: Tiềm năng phát triển du lịch tỉnh Ninh Bình.
Chương 3: Thực trạng và giải pháp để phát triển du lịch tỉnh Ninh Bình.

6


CHƢƠNG 1. CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN
1.1. Cơ sở lí luận
1.1.1. Du lịch và các loại hình du lịch
Từ xa xưa du lịch được xem như là một sở thích, một hoạt động nghỉ ngơi
tích cực của con người. Vì vậy, du lịch đã xuất hiện và trở thành một hiện tượng
khá quan trọng trong đời sống của con người. Ngày nay, du lịch trở thành một nhu
cầu không thể thiếu được trong đời sống văn hóa - xã hội của mỗi quốc gia. Du lịch
không còn là hoạt động riêng lẻ của một cá nhân hay một nhóm tổ chức nào đó mà
du lịch đã trở thành nhu cầu của xã hội. Chính vì vậy, đã có rất nhiều nghiên cứu về
du lịch và có nhiều khái niệm về du lịch khác nhau.
Giáo sư Hunziken và giáo sư Krapf (Thụy Sĩ) đã đưa ra khái niệm: “Du
lịch là tổng hợp các hiện tượng và các mối quan hệ nảy sinh từ việc đi lại và lưu

trú của những người ngoài địa phương, những người không có mục đích định cư
và không liên quan đến bất cứ hoạt động kiếm tiền nào” [Trích trong 7].
Năm 1985 I.I.Pirojnik định nghĩa: “Du lịch là một hoạt động của cư dân
trong thời gian rỗi liên quan tới sự di chuyển và lưu trú tạm thời bên ngoài nơi
cư trú thường xuyên nhằm nghỉ ngơi, chữa bệnh, phát triển thể chất và tinh
thần, nâng cao trình độ nhận thức văn hóa hoặc thể thao kèm theo việc tiêu thụ
những giá trị về tự nhiên, kinh tế và văn hóa’’ [Trích trong 8].
Tổ chức du lịch thế giới cũng định nghĩa: “Du lịch bao gồm tất cả những
người du hành tạm trú trong mục đích tham quan, khám phá và tìm hiểu, trải
nghiệm và trong mục đích nghỉ ngơi, giải trí, thư giãn cũng như mục đích hành
nghề và mục đích khác nữa trong thời gian liên tục nhưng không quá một năm ở
bên ngoài môi trường sống định cư, nhưng loại trừ các du hành có mục đích
chính là làm tiền. Du lịch cũng là một dạng nghỉ ngơi năng động trong môi
trường khác hẳn nơi định cư”.
Đảng và Nhà nước ta đã chỉ rõ: Du lịch là ngành kinh tế tổng hợp quan
trọng mang nội dung kinh tế sâu sắc có tính liên ngành liên vùng và xã hội hóa
cao. Quan niệm này được thể chế thành luật. Luật du lịch được quốc hội nước
Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam thông qua tại kì họp thứ 7 Quốc hội khóa
7


11: “Du lịch là các hoạt động có liên quan đến việc di chuyển của con người
ngoài nơi cư trú thường xuyên của mình nhằm thỏa mãn nhu cầu tham quan, tìm
hiểu, giải trí, nghỉ dưỡng trong thời gian nhất định” [Trích trong 2].
Du lịch ngày càng phát triển và ngày càng đa dạng về hình thức, trên thế
giới những năm gần đây xuất hiện nhiều loại hình du lịch: du lịch cộng đồng, du
lịch văn hóa, du lịch xanh,…
Du lịch cộng đồng là loại hình du lịch của người dân địa phương, họ tham
gia làm du lịch cùng với một tổ chức kinh tế nào đó (có thể cả tổ chức kinh tế
nước ngoài) nhằm khai thác những lợi thế (cả tự nhiên và kinh tế xã hội) để tăng

thu nhập và giải quyết việc làm, cải thiện đời sống ở địa phương, bảo vệ tài
nguyên thiên nhiên và gìn giữ bản sắc văn hóa của địa phương.
Du lịch cộng đồng là hoạt động có sự tham gia tích cực của người dân địa
phương từ các khâu quản lý hoạt động ra quy định bảo vệ. Du lịch cộng đồng
được chú trọng ở những vùng nông thôn thường là những vùng nghèo và xa xôi
cách trở. Hoạt động du lịch phải thu hút cả cộng đồng địa phương và đem lại lợi
ích cho họ. Người dân địa phương phát triển du lịch trong khu vực của họ được
làm việc với các đơn vị làm du lịch khác họ có cơ hội tạo ra việc làm cải thiện
đời sống.
Theo tác giả Phạm Trung Lương và Nguyễn Tài Cung: “Du lịch sinh thái
là hình thức du lịch thiên nhiên có mức độ cao về sinh thái và môi trường, có tác
động tích cực đến việc bảo vệ môi trường và văn hóa, đảm bảo đem lại lợi ích về
tài chính cho cộng đồng địa phương và có đóng góp cho các nỗ lực bảo tồn”
Hội thảo phát triển du lịch sinh thái ở Việt Nam cũng có quan điểm thống
nhất: “Du lịch sinh thái là loại hình du lịch dựa vào thiên nhiên và văn hóa bản
địa, có tính giáo dục môi trường và đóng góp cho các nỗ lực bảo tồn và phát
triển bền vững với sự tham gia tích cực của cộng đồng địa phương”.
Du lịch văn hóa là hình thức du lịch dựa vào bản sắc văn hóa dân tộc với sự
tham gia của cộng đồng nhằm bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống.
Du lịch văn hóa đáp ứng nhu cầu nâng cao nhận thức hiểu biết các đối tượng văn
hóa xã hội lịch sử kiến trúc, chế độ xã hội cuộc sống, phong tục tập quán ở
8


những miền đất lạ. Loại hình này liên quan chủ yếu đến tài nguyên du lịch nhân
văn. Mục đích của du lịch văn hóa là nâng cao hiểu biết cho cá nhân, thỏa mãn
nhu cầu hiểu biết về văn hóa, lịch sử, kiến trúc, kinh tế, chế độ xã hội cuộc sống
và phong tục tập quán của đất nước đến du lịch.
Như vậy, du lịch là một dạng hoạt động của con người liên quan đến việc
di chuyển chỗ ở đến một nơi khác trong một khoảng thời gian ngắn để thỏa mãn

việc nghỉ ngơi, giải trí, tìm hiểu, khám phá…
1.1.2. Vai trò của du lịch
Du lịch có vai trò đặc biệt quan trọng đối với sự phát triển kinh tế xã hội và
môi trường. Du lịch trong nước góp phần tích cực vào quá trình tạo nên thu nhập
quốc dân làm tăng thêm tổng sản phẩm quốc nội, góp phần tích cực vào quá
trình phân phối lại thu nhập giữa các vùng. Nói cách khác, du lịch tác động tích
cực vào việc cân đối cơ cấu của thu nhập và chi tiêu của nhân dân theo các
vùng. Du lịch nội địa phát triển góp phần đảm bảo sức khỏe cho nhân dân lao
động và điều đó là cơ sở tăng năng suất lao động xã hội. Ngoài ra, du lịch nội
địa giúp cho việc sử dụng cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ được lợi thế hơn.
Du lịch quốc tế làm tăng thu nhập quốc gia thông qua thu ngoại tệ, nó có
vai trò to lớn trong việc cân bằng cán cân thanh toán quốc tế. Cùng với hàng
không dân dụng, cung ứng tàu biển, bưu điện quốc tế và các dịch vụ thu ngoại tệ
khác, du lịch quốc tế hàng năm đem lại cho hàng loạt quốc gia nhiều ngoại tệ. Ở
các nước du lịch phát triển thu nhập ngoại tệ chiếm 10 - 15% hoặc hơn trong
nguồn thu ngoại tệ của đất nước.
Du lịch là hoạt động „„xuất khẩu” có hiệu quả cao. Điều này trong kinh
doanh du lịch được thể hiện trước hết ở chỗ, du lịch là một ngành „„xuất khẩu tại
chỗ”. Xuất khẩu theo con đường du lịch có lợi hơn nhiều so với xuất khẩu ngoại
thương. Du lịch không phải chỉ là ngành „„ngành xuất khẩu tại chỗ”, mà còn là
ngành „„xuất khẩu vô hình” hàng hóa du lịch. Đó là các cảnh quan thiên nhiên,
khí hậu, ánh nắng mặt trời vùng nhiệt đới, các phong cảnh đẹp, những giá trị của
những di tích lịch sử - văn hóa tính độc đáo trong truyền thống phong tục tập
quán,… Không bị mất đi qua mỗi lần bán, thậm chí giá trị và thương hiệu của nó
9


còn được tăng lên qua mỗi lần đưa ra thị trường, nếu như có chất lượng tốt. Sở
dĩ có hiện tượng trên là do chúng ta „„bán‟‟ cho khách không phải là tài nguyên
du lịch mà chỉ là giá trị thỏa mãn nhu cầu của du khách chứa đựng trong các tài

nguyên ấy.
Với hai hình thức xuất khẩu trên cho thấy hàng hoá và du lịch được bán
thông qua du lịch đem lại những lợi nhuận cao hơn, do tiết kiệm được đáng kể
các chi phí (đóng gói, bảo quản, vận chuyển, thuế xuất nhập khẩu) đồng thời lại
thu hồi vốn nhanh.
Du lịch góp phần giải quyết việc làm cho mỗi người lao động. Đây là ngành
tạo ra rất nhiều việc làm, số lao động trong ngành du lịch và các ngành liên quan
chiếm 10,7% tổng số lao động toàn thế giới. Cứ 2,5 giây du lịch tạo thêm một
việc làm mới và hiện nay cứ 8 lao động thì có một người làm trong ngành du lịch.
Du lịch góp phần làm thay đổi bộ mặt kinh tế của các vùng có hoạt động du
lịch thông thường, tài nguyên du lịch tự nhiên thường hay tập trung ở các vùng
xa xôi vùng ven biển,… việc khai thác nguồn tài nguyên này đòi hỏi phải đầu tư
về mọi mặt: giao thông, bưu điện, kinh tế, văn hóa, xã hội… do vậy, việc phát
triển du lịch đã làm thay đổi bộ mặt kinh tế xã hội vùng đó, giảm thiểu sự chênh
lệch về trình độ phát triển giữa các vùng trong cả nước đồng thời giảm thiểu
việc tập trung đông dân cư quá mức ở những đô thị lớn. Du lịch là phương tiện
tuyên truyền, quảng cáo có hiệu quả cho nước đón khách mà không phải trả tiền.
Du khách được làm quen với các mặt hàng tiểu thủ công nghiệp,… một số sản
phẩm làm cho du khách hài lòng, từ đó sẽ tuyên truyền cho bạn bè người thân,…
bên cạnh đó, du lịch còn là phương tiện tuyên truyền, quảng cáo hữu ích về các
thành tựu kinh tế, chính trị, văn hóa xã hội, giới thiệu về con người, phong tục
tập quán của các quốc gia.
Thông qua du lịch, con người được thay đổi môi trường sống có ấn tượng
và cảm xúc mới, thỏa mãn trí tò mò, đồng thời mở mang kiến thức, đáp ứng lòng
ham hiểu biết. Điều đó góp phần hình thành nên những mơ ước lãng mạn, nhân
văn cho tương lai của khách du lịch.

10



Du lịch còn giáo dục lòng yêu nước, giữ gìn nâng cao truyền thống dân tộc.
Thông qua các chuyến tham quan, nghỉ mát… khách tham quan có điều kiện
làm quen với cảnh đẹp, lịch sử, văn hóa dân tộc, qua đó thêm yêu đất nước
mình. Ngoài ra, sự phát triển du lịch còn góp phần khai thác, bảo tồn các di sản
văn hóa dân tộc, thúc đẩy sự phát triển môi trường thiên nhiên xã hội.
Du lịch là nhân tố kích thích việc bảo vệ và khôi phục tài nguyên xung
quanh. Việc tắm mình trong thiên nhiên, được cảm nhận trực tiếp sự hùng vĩ
trong lành và nên thơ của cảnh quan có ý nghĩa quan trọng đối với du khách, nó
tạo ra cho họ có điều kiện hiểu biết sâu sắc về tự nhiên, thấy được giá trị của tự
nhiên đối với cuộc sống con người, là bằng chứng thực tiễn phong phú góp phần
tích cực giáo dục môi trường.
Nhu cầu nghỉ ngơi, du lịch của đông đảo quần chúng đòi hỏi phải hình
thành các kiểu cảnh quan được bảo vệ giống như các công viên quốc gia. Từ đó,
hàng loạt các công viên quốc gia được thành lập vừa để bảo vệ các cảnh quan
thiên nhiên có giá trị, vừa tổ chức các hoạt động giải trí du lịch.
Trong lĩnh vực du lịch, xã hội và môi trường có mối quan hệ chặt chẽ. Một
mặt xã hội đảm bảo cho sự phát triển tối ưu của du lịch, nhưng mặt khác phải
bảo vệ môi trường tự nhiên khỏi tác động xâm hại của các dòng khách du lịch
cũng như trong việc xây dựng cơ sở vật chất phục vụ du lịch. Như vậy, giữa du
lịch và bảo vệ môi trường có mối quan hệ với nhau.
1.1.3. Các nhân tố ảnh hưởng đến ngành du lịch
- Tài nguyên du lịch
Tài nguyên du lịch được tạo thành bởi nhiều yếu tố có mối quan hệ qua lại
với nhau như nhóm khách du lịch, các tổng thể tự nhiên văn hóa, lịch sử, cơ sở
hạ tầng, cơ sở vật chất kỹ thuật, đội ngũ cán bộ công nhân viên và bộ phận tổ
chức quản lí. Du lịch chịu nhiều ảnh hưởng của nhiều nhân tố như: tài nguyên
du lịch, các điều kiện chính trị, cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất kỹ thuật.
Tài nguyên du lịch có ý nghĩa vô cùng quan trọng trong việc phát triển du
lịch. Tài nguyên nghĩa là tất cả những giá trị vật chất và tinh thần được khai thác
và phục vụ mục đích nào đó của con người. Theo Buchvakop - nhà địa lí học

11


người Bungari: “Tài nguyên du lịch bao gồm các thành phần và những kết hợp
khác nhau của cảnh quan tự nhiên và cảnh quan nhân văn có thể được sử dụng
cho dịch vụ du lịch và thỏa mãn nhu cầu nghỉ ngơi hay tham quan của khách du
lịch”. Xét dưới góc độ cơ cấu tài nguyên du lịch, có thể phân thành hai bộ phận:
Tài nguyên du lịch tự nhiên bao gồm các yếu tố địa chất, địa hình, địa mạo,
khí hậu, thủy văn, hệ sinh thái, cảnh quan thiên nhiên có thể phục vụ cho mục
đích du lịch.
Tài nguyên du lịch nhân văn là đối tượng và hiện tượng văn hóa lịch sử do
con người tạo ra trong đời sống. So với tài nguyên du lịch tự nhiên, tài nguyên
du lịch nhân văn có tác dụng nhận thức nhiều hơn. Tiềm năng du lịch nhân văn
thường tập trung ở các thành phố lớn là đầu mối giao thông và là nơi tập trung
cơ sở vật chất để phục vụ du lịch. Tài nguyên du lịch nhân văn bao gồm: truyền
thống văn hóa, các yếu tố văn hóa, văn nghệ dân gian, các di tích lịch sử cách
mạng, khảo cổ kiến trúc, các công trình sáng tạo của con người, các di tích văn
hóa vật thể, phi vật thể khác có thể sử dụng phục vụ du lịch.
Du lịch là một ngành có sự định hướng tài nguyên rõ rệt. Tài nguyên du
lịch là một trong những nhân tố cơ bản, điều kiện tiên quyết để hình thành và
phát triển du lịch của một địa phương.
Tài nguyên du lịch tạo nên các điểm, cụm, tuyến du lịch. Nếu không có tài
nguyên du lịch sẽ không có các điểm du lịch. Số lượng tài nguyên, chất lượng
tài nguyên du lịch ảnh hưởng đến sự hình thành và phát triển du lịch của một
vùng hay một quốc gia.
Vì vậy, số lượng tài nguyên vốn có, chất lượng của chúng và mức độ các
tài nguyên trên cùng địa bàn có ý nghĩa đặc biệt đến sự phát triển du lịch, sức
hấp dẫn của địa phương phụ thuộc rất nhiều vào tài nguyên du lịch của địa
phương đó.
- Các nhân tố kinh tế, chính trị, xã hội

Những điều kiện kinh tế - xã hội có thể ảnh hưởng trực tiếp hay gián tiếp
đến ngành du lịch:

12


Dân cư là lực lượng quan trọng của xã hội. Bên cạnh công việc lao động vất
vả hàng ngày, họ cũng cần được nghỉ ngơi du lịch. Dân số càng đông, lực lượng
tham gia vào các ngành sản xuất và dịch vụ ngày càng nhiều thì du lịch ngày càng
có điều kiện phát triển, hoạt động du lịch ngày càng nhiều và đa dạng hơn.
Điều kiện sống của người dân là nhân tố quan trọng để phát triển du lịch.
Du lịch chỉ có thể phát triển khi mức sống của con người đạt tới một trình độ
nhất định. Mức sống của con người tăng lên góp phần cho du lịch phát triển
rộng rãi.
Thời gian rỗi là nhân tố rất thuận lợi để phát triển du lịch dài ngày. Có thời
gian rỗi mới có nhiều hoạt động du lịch. Con người có thực hiện được các chuyến
du lịch của mình hay không là phụ thuộc vào thời gian rỗi.
Chính trị ổn định là điều kiện quan trọng để thúc đẩy hay kìm hãm sự phát
triển du lịch trong nước và quốc tế. Du lịch chỉ tồn tại trong điều kiện hòa bình,
hữu nghị giữa các dân tộc. Hòa bình là điều kiện, là đòn bẩy thúc đẩy du lịch
phát triển.
- Cơ sở hạ tầng và cơ sở vật chất
CSHT và CSVCKT đóng vai trò hết sức quan trọng trong quá trình tạo ra
và thực hiện sản phẩm du lịch cũng như quyết định mức độ khai thác tiềm năng
du lịch. Có tài nguyên du lịch nhưng CSHT và CSVCKT kém phát triển thì du
lịch chỉ là dạng tiềm năng.
Như vậy, có rất nhiều nhân tố tác động đến du lịch, trong đó, tài nguyên du
lịch là nhân tố có ý nghĩa lớn, quyết định đến sự phát triển du lịch.
1.2. Cơ sở thực tiễn
1.2.1. Tình hình phát triển du lịch ở Việt Nam

Đất nước Việt Nam có nhiều cảnh đẹp cả về tự nhiên và văn hóa, nhiều di
sản được UNESCO công nhận là di sản thế giới như Vịnh Hạ Long, Cố đô Huế,
Phố cổ Hội An, Thánh địa Mỹ Sơn,… ngoài ra còn rất nhiều cảnh đẹp hấp dẫn
du khách đến du lịch.
Với những tiềm năng du lịch lớn và những lợi ích nó mang lại, Đảng, Nhà
nước ta đã đặc biệt quan tâm tới phát triển du lịch. Ngay từ những năm 1960
13


Chính phủ đã ban hành nghị định số 26/CP (9/7/1960), thành lập Công ty du lịch
Việt Nam, từ đó ngành du lịch Việt Nam ra đời. So với các nước khác du lịch
Việt Nam phát triển tương đối muộn, nhưng lại có hiệu quả kinh tế cao, hội nhập
rất nhanh với các nước trong khu vực và trên thế giới. Số lượng khách, doanh
thu du lịch hàng năm tăng nhanh, các ngành du lịch ngày càng đa dạng về loại
hình hấp dẫn khách du lịch, lao động trong ngành ngày càng tăng đáng kể cả về
số lượng và chất lượng, CSHT và CSVCKT của ngành ngày càng được đầu tư
nhiều hơn. Ngoài ra công tác truyền bá, giới thiệu các điểm du lịch ngày càng
được chú trọng.
Doanh thu và số lượng khách du lịch ngày càng tăng từ năm 1990 đến nay.
Số lượng khách du lịch tăng nhanh. Năm 1991 có 1,8 triệu lượt khách trong đó
có 0,3 triệu lượt khách quốc tế, năm 2000 có 13,3 triệu lượt khách trong đó có
2,1 triệu lượt khách quốc tế, năm 2008 khách quốc tế tới Việt Nam đã tăng lên
4,3 triệu lượt, năm 2012 khách quốc tế tăng tới 6,8 triệu lượt.
Doanh thu du lịch tăng nhanh. Năm 1991, doanh thu du lịch đạt 0,8 nghìn
tỷ đồng, năm 2000 đạt 17 nghìn tỷ đồng, gấp 21,2 lần so với năm 1991, năm
2005 đạt 30,3 tỷ đồng, năm 2013 đạt 160 nghìn tỷ đồng tăng lên rất nhiều lần so
với những năm trước.
Các sản phẩm du lịch cũng đa dạng hơn. Ngoài các sản phẩm du lịch truyền
thống ngành du lịch đã phát triển các loại hình du lịch mới như du lịch thể thao,
du lịch sinh thái, du lịch cộng đồng,…

Về đầu tư du lịch: Để khai thác tiềm năng du lịch, vấn đề đầu tư xây dựng
CSHT và CSVCKT là vấn đề cấp thiết. Trong những năm qua ngành du lịch đã
được đầu tư đáng kể. Số cơ sở lưu trú nhanh. Năm 2005 cả nước có 6717 cơ sở
lưu trú, trong đó có 3765 khách sạn (1418 được xếp sao). Chất lượng phòng
từng bước được nâng cao.
Cơ sở kinh doanh ăn uống phát triển nhanh về số lượng và quy mô. Chất
lượng phục vụ không ngừng được nâng cao. Các khu vui chơi giải trí, các sân
golf,… đã được xây dựng và đưa vào sử dụng nhiều hơn, đáp ứng tốt hơn nhu
cầu của du khách.
14


Mạng lưới giao thông vận tải đã được đầu tư đáng kể tạo điều kiện thuận
lợi cho du khách. Các phương tiện vận tải ngày càng được hiện đại hóa góp
phần nâng cao năng lực vận chuyển khách.
Lực lượng lao động trong ngành du lịch tăng khá nhanh về số lượng và chất
lượng. Từ năm 2009 đến nay đã có 2.300 lượt lao động trực tiếp và 8.700 lượt
lao động gián tiếp trong ngành du lịch được đào tạo, bồi dưỡng chuyên ngành du
lịch. Mục tiêu đến năm 2015 lao động trực tiếp trong ngành du lịch là 8.00010.000 người, lao động gián tiếp là 20.000 người . Tuy nhiên, lao động đào tạo
nghề và có trình độ cao còn chiếm tỷ lệ nhỏ, phần lớn là lao động chưa qua đào
tạo, vì vậy, cần phải có chiến lược đào tạo lao động để đáp ứng tốt hơn nhu cầu
của du khách.
Ngoài ra, việc đầu tư vào quảng bá du lịch ngày càng được chú trọng làm cho
du lịch Việt Nam ngày càng phát triển hội nhập với ngành du lịch của thế giới.
1.2.2. Tình hình phát triển du lịch ở Đồng bằng sông Hồng
Khu vực Đồng bằng sông Hồng là nơi có nhiều di tích lịch sử, văn hoá quốc
gia, danh lam thắng cảnh, lễ hội dân gian, các làng nghề truyền thống và tài
nguyên du lịch biển, du lịch sinh thái phong phú, đa dạng trải qua mấy nghìn
năm lịch sử đã tạo nên nền văn minh sông Hồng đặc sắc... Nơi đây, các làng quê
thuần Việt còn chứa đựng rất nhiều các giá trị văn hóa vật thể, phi vật thể nhất

Việt Nam. Đặc biệt, với nhiều di sản được UNESCO công nhận như ca trù, quan
họ,... các lễ hội diễn ra quanh năm… Hiện là những điểm đến hấp dẫn du khách
với nhiều công trình kiến trúc cổ, cảnh quan thiên nhiên kỳ thú và phong tục tập
quán mang đậm dấu ấn của làng quê thuần Việt.
Những năm qua, cùng với các địa phương trong cả nước, du lịch của các
tỉnh vùng Đồng bằng sông Hồng đã đạt được nhiều kết quả tích cực với lượng
khách du lịch quốc tế tăng trung bình 13,2%/năm, khách du lịch nội địa tăng
14,3%/năm; tổng thu từ du lịch tăng gần 10 lần, đạt gần 40 nghìn tỷ đồng trong
năm 2013.

15


CHƢƠNG 2
TIỀM NĂNG PHÁT TRIỂN DU LỊCH TỈNH NINH BÌNH
2.1. Vị trí địa lí phạm vi lãnh thổ
Ninh Bình có diện tích nhỏ, nằm ở rìa phía nam và tây nam của Đồng
bằng sông Hồng. Diện tích tự nhiên là 1420 km2, chiếm 0,04% diện tích của cả
nước. Ninh Bình có hệ tọa độ địa lí từ 19o55‟B đến 20o26‟B (xóm Lạc Hồng, xã
Xích Thổ, huyện Nho Quan) và 105o32‟Đ (núi Điện thuộc rừng Cúc Phương)
đến 106o1‟Đ (bến đò Mười thuộc xã Xuân Thiện, huyện Yên Khánh). Phía tây
bắc giáp Hòa Bình (ranh giới chung dài 66km), phía tây nam giáp Thanh Hóa
(ranh giới chung dài 79,5 km), phía đông và đông bắc giáp Nam Định và Hà
Nam (ranh giới chung dài 84km), phía nam là Vịnh Bắc Bộ với chiều dài đường
bờ biển là 16,5km.
Ninh Bình nguyên là đất phủ Trường Yên về đời Lý. Thời Lê Sơ chia làm
2 phủ: Trường Yên và Thiên Quan. Đời Lê Trung Hưng là Thanh Hoa ngoại
trấn. Năm 1806 đổi làm đạo Thanh Bình, năm 1829 đổi là trấn Ninh Bình, năm
1831 đổi là tỉnh Ninh Bình. Tháng 12/1975 sát nhập với tỉnh Nam Hà thành tỉnh
Hà Nam Ninh rồi lại tái lập ngày 12 tháng 8 năm 1991. Hiện nay, Ninh Bình có

1 thành phố, 1 thị xã, 6 huyện với 125 xã phường thị trấn.
Ninh Bình có vị trí chiến lược quan trọng, là nơi tiếp nối giao lưu kinh tế
và văn hóa giữa lưu vực sông Hồng và lưu vực sông Mã, giữa Đồng bằng sông
Hồng với Bắc Trung Bộ, giữa vùng đồng bằng Bắc Bộ với vùng núi rừng Tây
Bắc của Tổ Quốc. Ninh Bình nằm trong vùng ảnh hưởng trực tiếp của tam giác
tăng trưởng kinh tế Hà Nội – Hải Phòng – Hạ Long và điều đó đã tác động lớn
đến việc phát triển kinh tế của tỉnh. Trên địa bàn tỉnh có Quốc lộ 1A, Quốc lộ
10, 12A, 12B và đường sắt Bắc Nam đi qua cùng hệ thống sông ngòi dày đặc
như: sông Đáy, sông Hoàng Long, sông Càn, sông Vạc, sông Vân... tạo thành
mạng lưới giao thông đường thủy, bộ rất thuận tiện cho giao lưu phát triển kinh
tế trong và ngoài tỉnh.
Với những lợi thế về vị trí địa lý như vậy, Ninh Bình có điều kiện phát
triển các ngành kinh tế nhất là thương mại, du lịch. Vấn đề đặt ra là phải khai
16


Người thực hiện: Đinh Huy Dũng


thác có hiệu quả những lợi thế nói trên, biến những tiềm năng thành hiện thực.
2.2. Tài nguyên du lịch
2.2.1. Tài nguyên du lịch tự nhiên
2.2.1.1. Địa hình
Địa hình Ninh Bình có hướng từ Tây Bắc xuống Đông Nam, từ vùng núi
Nho Quan, Tam Điệp đến miền đồng bằng Hoa Lư, Yên Khánh rồi thấp dần ra
vùng biển Kim Sơn. Phía Tây và Tây Bắc của tỉnh là khu vực đồi cácxtơ xâm
thực Cúc Phương. Tiếp đó là dải đồng bằng tích tụ - xâm thực Nho Quan kéo tới
Đồng Giao - Tam Điệp. Xét về mặt địa mạo thì địa hình cácxtơ là dạng địa hình
đặc trưng, độc đáo nhất ở Ninh Bình, đồng thời lại có ý nghĩa to lớn về giá trị
kinh tế, đặc biệt đối với du lịch. Kiểu địa hình cácxtơ độc đáo nhất là khu vực

Cố đô Hoa Lư và Tam Cốc - Bích Động. Đây là biển cácxtơ Vịnh Hạ Long
hay „„Hạ Long trên cạn‟‟. Nơi đây gồm hàng trăm hòn đảo xinh xắn với đầy đủ
hình dạng nằm rải rác trong một vùng đồng chiêm trũng. Chân các núi đá vôi có
nhiều hang động ngập nước. Đặc biệt, hang cácxtơ rất phổ biến tạo nên nhiều
cảnh đẹp ngoạn mục. Những hang động nổi tiếng như Bích Động, Thiên Tôn,
động Hoa Lư, hang Dơi (Hoa Lư), Địch Lộng (Gia Viễn). Rừng Cúc Phương có
động Người Xưa, động Trăng Khuyết... Hang động rất phong phú về hình thái
và chủng loại, trong hang có nhiều dạng bồi tụ (thạch nhũ) tạo nên những cảnh
đẹp huyền ảo có sức lôi cuốn đặc biệt đối với du khách.
2.2.1.2. Khí hậu
Khí hậu là thành phần quan trọng của tự nhiên có ảnh hưởng đến hoạt
động du lịch. Trong các chỉ tiêu khí hậu, có 2 chỉ tiêu cần chú ý là: nhiệt độ và
độ ẩm không khí. Ngoài ra, còn có một số yếu tố khác như gió, áp suất khí
quyển, ánh nắng và các hiện tượng thời tiết đặc biệt. Điều kiện khí hậu có ảnh
hưởng đến việc thực hiện các chuyến du lịch hoặc hoạt động trong du lịch.
Là một bộ phận của Đồng bằng sông Hồng, Ninh Bình nằm trong đới khí
hậu gió mùa chí tuyến Á đới có mùa đông lạnh khô. Nhiệt độ trung bình năm là
23,2oC – 23,4oC. Tổng nhiệt hoạt động trong năm vào khoảng 8500 oC. Ninh
Bình có chế độ nhiệt phân thành hai mùa: mùa đông kéo dài từ tháng 11 đến
17


×