Tải bản đầy đủ (.pdf) (84 trang)

Các giải pháp đảm bảo tiến độ đầu tư xây dựng tại công ty điện lực hưng yên

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (710.1 KB, 84 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI
--------------------------------

TRẦN KHẮC TRIỀU

CÁC GIẢI PHÁP ĐẢM BẢO TIẾN ĐỘ ĐẦU TƯ
XÂY DỰNG TẠI CÔNG TY ĐIỆN LỰC HƯNG YÊN

LUẬN VĂN THẠC SĨ KỸ THUẬT
QUẢN TRỊ KINH DOANH


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI
---------------------------------------

TRẦN KHẮC TRIỀU

CÁC GIẢI PHÁP ĐẢM BẢO TIẾN ĐỘ ĐẦU TƯ
XÂY DỰNG TẠI CÔNG TY ĐIỆN LỰC HƯNG YÊN

Chuyên ngành: Quản trị kinh doanh

LUẬN VĂN THẠC SĨ KỸ THUẬT
QUẢN TRỊ KINH DOANH

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC
TS. ĐẶNG VŨ TÙNG

HÀ NỘI – 2013



LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan bản luận văn thạc sĩ kỹ thuật: “ Các giải pháp đảm bảo tiến
độ đầu tư xây dựng tại Công ty Điện lực Hưng Yên ” do tôi tự thiết kế dưới sự
hướng dẫn của thầy giáo TS. Đặng Vũ Tùng. Các số liệu và kết quả là hoàn toàn
đúng với thực tế.
Để hoàn thành luận văn này tôi chỉ sử dụng những tài liệu được ghi trong
danh mục tài liệu tham khảo và không sao chép hay sử dụng bất kỳ tài liệu nào khác.
Nếu phát hiện có sự sao chép tôi xin chịu hoàn toàn trách nhiệm.
Hà Nội, ngày 18 tháng 09 năm 2013
Tác giả luận văn


MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU ............................................................................................................ 1
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ TIẾN ĐỘ THỰC HIỆN DỰ ÁN................ 4
1.1. Khái niệm dự án. ................................................................................................ 4
1.1.1. Dự án ................................................................................................................ 4
1.1.2. Khái niệm về dự án đầu tư xây dựng .............................................................. 5
1.2. Quản lý dự án. .................................................................................................... 7
1.2.2. Khái niệm.......................................................................................................... 7
1.2.2. Nội dung quản lý dự án ................................................................................... 8
1.2.3. Các hình thức tổ chức quản lý dự án............................................................ 10
1.3. Quản lý tiến độ dự án....................................................................................... 12
1.3.1. Nội dung quản lý tiến độ............................................................................... 12
1.4.Các yếu tố ảnh hưởng đến tiến độ thực hiện dự án đầu tư xây dựng .......... 12
1.4.1. Yếu tố khách quan: ....................................................................................... 12
1.4.2. Yếu tố chủ quan: ........................................................................................... 12
CHƯƠNG 2: PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG VỀ TIẾN ĐỘ THỰC HIỆN DỰ

ÁN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG TẠI CÔNG TY ĐIỆN LỰC HƯNG YÊN. ............. 19
2.1. Khái quát về Công ty Điện lực Hưng Yên ..................................................... 19
2.1.1. Tóm tắt quá trình hình thành, phát triển của Công ty Điện lực Hưng Yên....... 19
2.3.CƠ CẤU TỔ CHỨC BỘ MÁY CỦA ĐIỆN LỰC HƯNG YÊN................... 22
2.4. THỰC TRẠNG CÔNG TÁC ĐẦU TƯ XÂY DỰNG TẠI CÔNG TY ĐIỆN
LỰC HƯNG YÊN ................................................................................................... 28
2.4.1.Tổng mức đầu tư. ........................................................................................... 28
2.4.2. Phân loại dự án đầu tư.................................................................................. 28
2.4.3. Phân tích đánh giá......................................................................................... 31
2.4.4. Hiệu quả công tác đầu tư XDCB của Công ty............................................ 35
CHƯƠNG 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM ĐẨY NHANH TIẾN ĐỘ DỰ ÁN
ĐẦU TƯ XÂY DỰNG TẠI CÔNG TY ĐIỆN LỰC HƯNG YÊN ..................... 41
3.1 MỤC TIÊU VÀ NHIỆM VỤ CƠ BẢN CỦA CÔNG TY ĐIỆN LỰC HƯNG
YÊN .......................................................................................................................... 41
3.1.1 Mục tiêu phát triển của Tập đoàn Điện lực Việt Nam ............................... 41
3.1.2 Nhu cầu về điện của tỉnh Hưng Yên đến năm 2015.................................... 46


3.1.3 Mục tiêu, chủ trương của Điện lực Hưng Yên ............................................ 46
3.1.4 Nhiệm vụ cụ thể của Công ty Điện lực Hưng Yên ...................................... 49
3.2 Khả năng tận dụng cơ hội và hạn chế nguy cơ tụt hậu ................................. 58
3.2.1 Khả năng tận dụng cơ hội .............................................................................. 58
3.2.2 Biện pháp hạn chế nguy cơ tụt hậu ............................................................... 59
3.3. MỘT SỐ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CÔNG TÁC ĐẦU TƯ XÂY DỰNG
TẠI CÔNG TY ĐIỆN LỰC HƯNG YÊN.Ư ........................................................ 60
3.3.1. Nhóm giải pháp 1: Đẩy nhanh công tác giao đất, đền bù giải phóng mặt
bằng thực hiện dự án. ............................................................................................. 60
3.3.2. Nhóm giải pháp 2: Chuẩn xác hóa việc khảo sát, thiết kế và lập dự toán. ..... 62
3.3.3. Nhóm giải pháp 3: Hoàn thiện công tác đấu thầu...................................... 64
3.3.4. Nhóm giải pháp4: Tuân thủ đúng thời gian công tác thanh quyết toán

công trình. ................................................................................................................ 66
3.3.5. Nhóm giải pháp 5: Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực. ........................ 68
3.4. Kiến nghị. .......................................................................................................... 74
KẾT LUẬN .............................................................................................................. 76
TÀI LIỆU THAM KHẢO ...................................................................................... 78


TỪ VIẾT TẮT VÀ ĐỊNH NGHĨA

BHLĐ
BQLDA
CBCNV
CN
CQT
ĐHY
ĐL
ĐTXD
EVN

GNV
PCHY
KCN
KH
NPC
P1
P2
P3
P4
P5
P6

P7
P8
P9
P10
PC1
PGĐ
QLVH
SCTB
SXKD
TBA
XL
VHAT
VTD
(TDTM)

Bảo hộ lao động
Ban quản lý dự án Công ty Điện lực Hưng Yên
Cán bộ công nhân viên
Công nghiệp
Chống quá tải
Công ty Điện lực Hưng Yên
Điện lực
Đầu tư xây dựng
Tập đoàn Điện lực Việt Nam
Giám đốc công ty
Giao nhiệm vụ
Công ty Điện lực Hưng Yên
Khu công nghiệp.
Kế hoạch
Tổng công ty Điện lực miền bắc (Công ty Điện lực 1)

Văn phòng
Phòng kế hoạch đầu tư
Phòng tổ chức lao động
Phòng kỹ thuật
Phòng tài chính kế toán
Phòng thanh tra bảo vệ và pháp chế
Phòng Kinh tế đối ngoại và vật tư
Phòng quản lý xây dựng
Phòng kinh doanh điện năng (và điện nông thôn)
Phòng thanh tra an toàn
Công ty Điện lực 1 (Tổng công ty Điện lực miền bắc)
Phó giám đốc công ty
Quản lý vận hành
Xí nghiệp cơ khí và sửa chữa thiết bị điện
Sản xuất kinh doanh
Trạm biến áp
Xí nghiệp tư vấn và xây dựng điện
Vận hành an toàn
Vay tín dụng (Tín dụng thương mại)


LỜI MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Điện lực là ngành kinh tế kỹ thuật có vai trò vô cùng quan trọng trong
nền kinh tế quốc dân. Nguồn năng lượng điện có ảnh hưởng bao trùm lên mọi
lĩnh vực sản xuất, kinh doanh và sinh hoạt trong xã hội. Công ty Điện lực
Hưng Yên với chức năng là kinh doanh, bán điện trên địa bàn tỉnh Hưng Yên,
quản lý vận hành, tổ chức phát triển hệ thống lưới điện toàn tỉnh, nhằm phục
vụ an toàn, ổn định, hiệu quả và kịp thời nhu cầu sử dụng điện của các cơ
quan Đảng, Nhà nước, các tổ chức kinh tế - xã hội và các tầng lớp dân cư trên

toàn tỉnh Hưng Yên. Là một doanh nghiệp Nhà nước trực thuộc Tổng Công ty
Điện lực miền Bắc - Tập đoàn Điện lực Việt Nam, hoạt động trong nền kinh tế
thị trường, mặc dù độc quyền trong lĩnh vực cung cấp điện năng trên địa bàn
tỉnh Hưng Yên song Công ty Điện lực Hưng Yên cũng không tránh khỏi việc
phải chịu những tác động của quy luật thị trường. Trong điều kiện đó, để có
thể phát triển được thì doanh nghiệp phải thường xuyên tự hoàn thiện mình để
đạt được hiệu quả kinh doanh cao nhất, đồng thời có thể tự chủ trong hoạt
động sản xuất kinh doanh.
Hiện nay và xu thế trong tương lai, yêu cầu phát triển ngành điện để
phục vụ cho sự phát triển sự nghiệp công nghiệp hoá của đất nước nói chung
và ở Hưng Yên nói riêng, xu thế hội nhập đã đặt cho ngành điện những cơ hội
và thách thức mới nhằm đưa ngành điện phát triển mạnh mẽ. Những thách
thức cơ bản là sự cạnh tranh của doanh nghiệp trong nước và ngoài nước,
nguy cơ thiếu vốn đầu tư và chậm tiến độ ở các công trình điện, nguy cơ xuất
hiện nhiều đối thủ tiềm năng được hình thành, nhu cầu sử dụng điện ngày
càng tăng cao về cả số lượng và chất lượng. Về cơ hội đây là điều kiện ngành
điện cải tổ, đổi mới hoàn thiện mình để tồn tại và phát triển.
Qua nghiên cứu tại đơn vị cho thấy hiệu quả quản lý các dự án lưới điện
tại Công ty Điện lực Hưng Yên chưa cao: tiến độ, chất lượng, chi phí trong
nhiều dự án chưa đạt yêu cầu. Do đó việc cung cấp điện chưa được ổn định,
chất lượng điện chưa được đảm bảo. Vấn đề cấp bách hiện nay đòi hỏi Công
ty Điện lực Hưng Yên cần đổi mới, nâng cao trình độ quản lý dự án về mọi
mặt, đặc biệt là công tác quản lý tiến độ các dự án lưới điện, đưa Điện lực
Hưng Yên trở thành một đơn vị vững mạnh, góp phần đáng kể vào sự phát
triển kinh tế - xã hội của đất nước ta.
1


Nhận thức được tầm quan trọng của việc quản lý dự án nói chung và
đặc biệt là tiến độ các dự án lưới điện đối với chức năng hoạt động của Công

ty Điện lực Hưng Yên, tôi chọn đề tài “Các giải pháp đảm bảo tiến độ đầu
tư xây dựng tại Công ty Điện lực Hưng Yên”.
2. Mục tiêu của đề tài.
Mục tiêu của đề tài làm sáng tỏ những vấn đề sau:
- Đưa ra các tiêu chí để quản lý dự án đầu tư xây dựng nói chung và dự
án lưới điện nói riêng một cách có hiệu quả.
- Vận dụng những kiến thức về quản lý dự án nói chung và tiến độ dự
án nói riêng để chỉ ra thực trạng quản lý tiến độ dự án đầu tư xây dựng tại
Công ty Điện lực Hưng Yên.
- Căn cứ vào thực trạng quản lý dự án, dựa vào các nguyên nhân để đưa
ra kiến nghị, giải pháp nhằm đẩy nhanh tiến độ dự án đầu tư xây dựng tại
Công ty Điện lực Hưng Yên.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là: nguyên nhân ảnh hưởng đến tiến độ
dự án đầu tư xây dựng, các giải pháp nhằm đẩy nhanh tiến độ dự án đầu tư xây
dựng.
Phạm vi nghiên cứu: Nghiên cứu giữa lý luận và thực tế nguyên nhân
ảnh hưởng đến tiến độ dự án đầu tư xây dựng, thực trạng quản lý dự án đầu tư
xây dựng tại Công ty Điện lực Hưng Yên, từ đó đưa ra các giải pháp nhằm
đẩy nhanh tiến độ các dự án đầu tư xây dựng.
4. Phương pháp nghiên cứu
Đề tài dựa trên phương pháp thống kê, phân tích, tổng hợp để nghiên
cứu đưa ra các đề xuất cụ thể.
5. Những đóng góp của luận văn
Về lý luận: Hệ thống hóa và làm rõ một số vấn đề lý luận của quản lý
dự án đầu tư xây dựng.
Về thực tiễn: Đây là một đề tài mang tính thực tế, gắn liền với thực
trạng của các dự án đầu tư xây dựng tại Công ty Điện lực Hưng Yên đã và
đang triển khai. Trong phạm vi luận văn này chưa thể đề cập được hết các vấn
đề tồn tại một cách toàn diện trên nhiều lĩnh vực. Tuy nhiên về khuôn khổ

2


nhất định, luận văn đưa ra các giải pháp, đề xuất nhằm đẩy nhanh tiến độ các
dự án đầu tư xây dựng ở Công ty Điện lực Hưng Yên một cách cụ thể và từ đó
sẽ có được những kinh nghiệm thiết thực để áp dụng cho các dự án đang và sẽ
triển khai thực hiện tại Công ty Điện lực Hưng Yên và trong toàn ngành Điện
cả nước.
6. Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu và kết luận, luận văn chia làm 3 chương:
Chương 1: Cơ sở lý luận về tiến độ thực hiện dự án.
Chương 2: Phân tích thực trạng về tiến độ thực hiện dự án đầu tư xây
dựng tại Công ty Điện lực Hưng Yên.
Chương 3: Một số giải pháp đề xuất nhằm đẩy nhanh tiến độ thực hiện
dự án đầu tư xây dựng tại Công ty Điện lực Hưng Yên.
Trong quá trình thực hiện đề tài, mặc dù được hướng dẫn tận tình của
TS.Đặng Vũ Tùng, cùng với sự cố gắng của bản thân, nhưng với kiến thức và
trải nghiệm thực tế còn hạn chế, thông tin, tài liệu tham khảo còn giới hạn, nên
luận văn không tránh khỏi những thiếu sót, cũng như mức độ bao quát và
chiều sâu chưa được nghiên cứu, cũng như đề cập đến. Do vậy tác giả rất
mong được sự hướng dẫn, chỉ bảo của thầy cô, các đóng góp của đồng nghiệp
và những người có quan tâm, để đề tài được hoàn thiện hơn.
Tác giả xin được bày tỏ lòng biết ơn các thầy cô là giảng viên chuyên
ngành tại Trường Đại học Bách Khoa Hà Nội, các bạn bè đồng nghiệp đã cung
cấp tài liệu, thông tin cho tác giả, đặc biệt là TS Đặng Vũ Tùng đã tận tình
hướng dẫn, giúp đỡ tác giả hoàn thành luận văn này.

3



CHƯƠNG 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ TIẾN ĐỘ THỰC HIỆN DỰ ÁN
1.1.

Khái niệm dự án.

1.1.1. Dự án
Dự án: Có nhiều cách định nghĩa dự án. Tùy theo mục đích mà nhấn
mạnh một khía cạnh nào đó:
Theo nghĩa chung nhất, dự án là một lĩnh vực hoạt động đặc thù, một
nhiệm vụ cần phải thục hiện với phương pháp và theo một kế hoạch tiến độ
nhằm tạo ra một thực thể mới. Như vậy, dự án không chỉ là một ý định phác
thảo mà có tính cụ thể và mục tiêu xác định; dự án cũng không phải là một
nghiên cứu trừu tượng mà tạo nên một thực thể mới.
Theo ngân hàng Thế giới (World bank): “dự án là tổng thể những chính
sách, hoạt động về chi phí có liên quan với nhau được thiết kế nhằm đạt được
những mục tiêu nhất định trong một thời gian nhất định”.
Trên phương diện quản lý, có thể định nghĩa dự án là những nỗ lực có
thời hạn nhằm tạo ra những sản phẩm /dịch vụ duy nhất. Nỗ lục có thời hạn
có nghĩa là mọi dự án đầu tư đều có điểm bất đầu và kết thúc xác định. Một số
đặc trưng cơ bản của dự án như sau:
- Mỗi dự án phải có một hoặc một số mục tiêu rõ ràng. Thông thường
người ta cố gắng lượng hóa mục tiêu thành ra các chỉ tiêu cụ thể. Mỗi dự án là
một quá trình tạo ra một kết quả cụ thể. Nếu chỉ có kết quả cuối cùng mà kết
quả đó không phải là kết quả của một tiến trình thì kết quả đó không được gọi
là dự án.
- Mỗi dự án đều có một thời hạn nhất định (thường>3 năm), nghĩa là
phải có thời điểm bắt đầu và kết thúc. Dự án được xem là một chuỗi các hoạt
động nhất thời. Tổ chức của dự án mang tính chất tạm thời, được tạo dựng lên
trong một thời hạn nhất định để đạt được mục tiêu đề ra, sau đó tổ chức này sẽ

giải tán hay thay đổi cơ cấu tổ chức cho phù hợp với mục tiêu mới. Nghĩa là
4


mỗi dự án đều có một chu kỳ hoạt động. Chu kỳ hoạt động cua dự án gồm
nhiều giai đoạn khác nhau.
- Mỗi dự án đều sử dụng nguồn lực và nguồn lực này bị hạn chế. Nguồn
lực gồm: nhân lực, nguyên liệu, ngân sách.
- Mỗi dự án đều mang tính độc đáo (Unique) đối với mục tiêu và
phương thức thực hiện dự án. Không có sự lặp lại hoàn toàn của các dự án .
- Đầu tư Xây dựng cơ bản trong nền kinh tế quốc dân là một bộ phận
của đầu tư phát triển. Đây chính là quá trình bỏ vốn để tiến hành các hoạt
động xây dựng cơ bản nhằm tái sản xuất giản đơn và tái sản xuất mở rộng ra
các tài sản cố định trong nền kinh tế. Do vậy, đầu tư Xây dựng cơ bản là tiền
đề quan trọng trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội của nền kinh tế nói
chung và của các cơ sở sản xuất kinh doanh nói riêng. Đầu tư Xây dựng cơ
bản là hoạt động chủ yếu tạo ra tài sản cố định đưa vào hoạt động trong lĩnh
vực kinh tế - xã hội, nhằm thu đựơc lợi ích với nhiều hình thức khác nhau.
Đầu tư Xây dựng cơ bản trong nền kinh tế quốc dân được thông qua nhiều
hình thức xây dựng mới, cải tạo, mở rộng, hiện đại hoá hay khôi phục tài sản
cố định cho nền kinh tế.
- Xây dựng cơ bản là hoạt động cụ thể tạo ra các tài sản cố định (khảo
sát, thiết kế, xây dựng, lắp đặt máy móc thiết bị) kết quả của các hoạt động
Xây dựng cơ bản là các tài sản cố định, với năng lực sản xuất phục vụ nhất
định.
1.1.2.

Khái niệm về dự án đầu tư xây dựng

1.1.2.1. Khái niệm

Dự án đầu tư xây dựng là tập hợp những đề xuất có liên quan về việc bỏ
vốn để xây dựng mới, mở rộng hoặc cải tạo những công trình xây dựng nhằm
mục đích phát triển, duy trì, nâng cao chất lượng công trình hoặc sản phẩm
dịch vụ trong một thời hạn nhất định. Tuỳ theo đặc điểm, tính chất, quy mô

5


công trình mà nội dung dự án có thể thay đổi, tuy nhiên thành phần chính của
một dự án luôn bao gồm 2 phần:
™

Phần thuyết minh: thuyết minh về giải pháp thực hiện, sự cần thiết

phải đầu tư, các kế hoạch, phân tích về vốn và thời gian thực hiện, các hạng
mục thành phần của dự án.
™

Phần thiết kế cơ sở: thể hiện các yêu cầu, thông số kỹ thuật, các bản

vẽ định hình, định dạng các hạng mục công việc trong dự án và đương nhiên
luôn kèm theo bản phân tích, thuyết minh các chỉ tiêu, thông số kỹ thuật, khái
toán giá trị thực hiện dự án.
Thông thường đối tượng dự án đầu tư xây dựng là một công trình có xây
dựng và công trình xây dựng là sản phẩm của công nghệ xây lắp gắn liền với
đất được tạo thành bằng vật liệu xây dựng, thiết bị và lao động.
Công trình xây dựng bao gồm một hạng mục công trình hay nhiều hạng
mục công trình, nằm trong dây chuyền công nghệ đồng bộ, hoàn chỉnh có tính
đến việc hợp tác sản xuất để làm ra sản phẩm hay dịch vụ cuối cùng nêu trong
dự án đầu tư xây dựng.

1.1.2.2. Khái niệm về tiến độ thực hiện dự án đầu tư xây dựng
Tiến độ thực hiện dự án đầu tư xây dựng là một trong năm nội dung quản
lý dự án đầu tư xây dựng công trình, đó là quản lý chất lượng, khối lượng,
tiến độ, an toàn lao động và môi trường xây dựng.
Vậy theo tôi, tiến độ thực hiện dự án đầu tư xây dựng được tính từ khi có
quyết định hoặc chủ trương đầu tư thực hiện dự án đến khi dự án hoàn thành
và được đưa vào sử dụng.
Và thực tế hiện nay, tiến độ thực hiện dự án là một trong các tiêu chí
hàng đầu để xem xét, quyết định đầu tư dự án. Tiến độ ảnh hưởng và quyết
định đến rất nhiều yếu tố khác: năng suất, nguồn vốn đầu tư, các chính sách
xã hội…

6


1.2. Quản lý dự án.
1.2.2. Khái niệm
Phương pháp quản lý dự án là một phương pháp quản lý tiên tiến, được
áp dụng đầu tiên trong lĩnh vực quân sự Mỹ, đến nay nó nhanh chóng được
ứng dụng rộng rãi vào các lĩnh vực kinh tế, xã hội. Có hai nhân tố thúc đẩy sự
phát triển mạnh mẽ của phương pháp quản lý dự án. Đó là, nhu cầu ngày càng
tăng về những hàng hoá đòi hỏi sản xuất phức tạp, công nghệ hiện đại, trong
khi khách hàng thì ngày càng “khó tính” và hiểu biết của con người về tự
nhiên, xã hội, kinh tế, kỹ thuật ngày càng tăng lên.
Quản lý dự án là việc áp dụng những hiểu biết, kỹ năng, công cụ, kỹ thuật
vào hoạt động dự ná nhằm đạt được những yêu cầu và mong muốn từ dự án.
Quản lý dự là quá trình lập kế hoạch tổng thể, điều phối và kiểm soát một
dự án từ khi bắt đầu đến khi kết thúc nhằm đạt được những mục tiêu về thời
gian, chi phí, kỹ thuật và chất lượng.
Chức năng của quản lý dự án

¾ Chức năng kế hoạch: Đó là việc xác định rõ mục tiêu của dự án, thực
hiện phân tích công việc, xác định mối quan hệ logic giữa công việc, xây
dựng một lịch trình thời gian và lập kế hoạch nguồn lực để thực hiện dự án.
¾ Chức năng tổ chức: Để quản lý dự án cần thiết lập một cơ cấu tổ chức
quản lý phù hợp với từng loại dự án, xây dựng các văn bản hướng dẫn,
thiết lập các chuẩn mực về quyền lực và trách nhiệm của từng thành viên
trong nhóm quản lý dự án.
¾ Chức năng lãnh đạo: Theo chức năng này, cần thiết lập giới hạn quền
lực đối với việc quyết định về phân bổ nguồn lực, thiết lập những chuẩn
mực về kỹ thuật, thời gian, chi phí dành cho dự án, chuẩn bị kế hoạch đánh
giá, thiết lập một hệ thống thông tin quản lý.
- Liên kết tất cả các hoạt động cần thực hiện của dự án

7


- Tạo điều kiện thuận lợi cho việc liên hệ giữa nhóm quản lý với khách
hàng của dự án.
- Phát hiện sớm và giải quyết nhanh chóng những khó khăn vướng mắc
nảy sinh. Tạo điều kiện cho việc đàm phán trực tiếp giữa những người
liên quan đến dự án để giải quyết những bất đồng.
- Rút ngắn thời gian triển khai. Tăng cường sự điều phối và hợp tác giữa
các bộ phận quản lý dự án
- Tạo ra sản phẩm và dịch vụ có chất lượng cao
1.2.2. Nội dung quản lý dự án
Quá trình thực hiện quản lý dự án đầu tư
Như đã trình bày, hầu hết các dự án được hình thành là do nhu cầu của
thị trường, của người tiêu dùng. Một nhu cầu có thể do nhu cầu của khách
hàng, phòng thị trường hoặc bất kỳ thành viên nào của tổ chức. Khi dự án
được khẳng định là nhu cầu có thật, thì các mục đích có thể được xác định và

các bước đầu tiên sẽ được tiến hành theo hướng tạo ra một ban để quản lý dự
án. Hầu hết các dự án có nhiều mục đích bao hàm các phương diện, chẳng như
các yêu cầu về kỹ thuật, về vận hành, ngày chuyển hàng.... và chi phí. Tất cả
nên được sắp xếp theo trật tự theo tầm quan trọng của chúng.
Dựa trên sự sắp xếp này một loạt các biện pháp thực hiện cho từng mục
đích được hình thành và các vấn đề về công nghệ (hoặc thiết kế ban đầu) cũng
được phát triển song song với kế hoạch triển khai thực hiện và kế hoạch giữa
ngân sách cho dự án.
Bước tiếp theo là để thống nhất thiết kế, ngân sách và kế hoạch dự án để
chỉ ra những gì sẽ được thực hiện và ai thực hiện, chi phí là bao nhiêu và khi
nào phải chi?. Khi kế hoạch được triển khai thực hiện thì các kết quả thực hiện
cần được đánh giá và ghi lại mọi sự điều chỉnh nhẵm giữ cho dự án tiến hành
theo đúng tiến độ và kế hoạch được lập ra khi có sự sai lệch xuất hiện. Khi dự

8


án kết thúc, các kết quả của dự án được đánh giá dựa trên các mục đích và các
biện pháp tiến hành đã xác định từ trước.
Nội dung của quản lý dự án
ƒ

Quản lý phạm vi: Là việc xác định, giám sát việc thực hiện mục đích,

mục tiêu của dự án, xác định công việc nào phụ thuộc về dự án và cần phải
thực hiện, công việc nào ngoài phạm vi của dự án.
ƒ

Quản lý thời gian: là việc lập kế hoạch, phân phối và giám sát tiến độ


thời gian hoàn thành dự án. Nó chỉ rõ mọi công việc kéo dài bao lâu, khi
nào bắt đầu, khi nào kết thúc và toàn bộ dự án bao giờ sẽ hoàn thành.
ƒ

Quản lý chi phí: là quá trình dự toán kinh phí, giám sát thực hiện chi

phí theo tiến độ cho từng công việc và toàn bộ dự án. Là việc tổ chức, phân
tích số liệu và báo cáo những thông tin về chi phí.
ƒ

Quản lý chất lượng: là quá trình triển khai giám sát thực hiện những

tiêu chuẩn chất lượng cho việc thực hiện dự án, đảm bảo chất lượng sản
phẩm dự án phải đáp ứng mong muốn của chủ đầu tư.
ƒ

Quản lý nhận lực: là việc hướng dẫn, phối hợp những nỗ lực của mọi

thành viên tham gia dự án vào việc hoàn thành mục tiêu dự án. Nó cho thấy
vệc sử dụng lực lượng lao động của dự án hiệu quả đến mức nào?
ƒ

Quản lý thông tin: là quá trình đảm bảo các dòng thông tin thông suốt

một cách nhanh nhất và chính xác giữa các thành viên dự án và với các cấp
quản lý khác nhau. Thông qua quản lý thông tin có thể trả lời được các câu
hỏi: ai cần thông tin về dự án, mức độ chi tiết và các nhà quản lý dự cần
báo cáo cho họ bằng cách nào?
ƒ


Quản lý rủi ro: là việc xác định các yếu tố rủi ro dự án, lượng hoá mức

độ rủi ro và có kế hoạch đối phó với từng loại rủi ro.
ƒ

Quản lý hợp đồng và hoạt động mua bán: là quá trình lựa chọn, thương

lượng, quản lý các hợp đồng và điều hành việc mua bán nguyên vật liệu,

9


trang thit b, dch v cn thit ca cỏc t chc bờn ngoi cung cp cho d
ỏn, tin cung, cht lng cung nh th no?


Lp k hoch tng quan: l quỏ trỡnh m bo cỏc lnh vc qun lý

khỏc nhau ca d ỏn ó c kt hp mt cỏch chớnh xỏc v y .
1.2.3. Cỏc hỡnh thc t chc qun lý d ỏn
Hỡnh thc ch u t trc tip qun lý
õy l hỡnh thc t chc qun lý d ỏn khụng do cỏn b chuyờn trỏch
qun lý d ỏn thuờ ngoi m trc tip trc tip tham gia iu hnh d ỏn. H
khụng chu trỏch nhim trc tip i vi vic thc hin v kt qu cui cựng
ca d ỏn m ch úng vai trũ c vn, t vn.
Hỡnh 1- Mụ hỡnh ch u t trc tip qun lý d ỏn

Chủ đầu t - chủ dự án
Chuyên gia quản lý dự án
(Cố vấn)


Tổ chức thực hiện dự án I

Tổ chức thực hiện dự án II

Tổ chức thực hiện dự án III

Hỡnh thc ch nhim iu hnh d ỏn
Hỡnh thc t chc ny l mụ hỡnh t chc trong ú ch u t giao cho
ban qun lý iu hnh d ỏn chuyờn ngnh lm ch nhim iu hnh hoc
thuờ t chc cú nng lc chuyờn mụn iu hnh d ỏn v h c i din
ton quyn trong mi hot ng thc hin d ỏn. Ch nhim iu hnh d ỏn
l mt phỏp nhõn c lp, cú nng lc s l ngi qun lý, iu hnh v chu
trỏch nhim v kt qu i vi ton b quỏ trỡnh thc hin d ỏn.

10


Hỡnh 2- Hỡnh thc ch nhimiu hnh d ỏn

Chủ đầu t - Chủ dự án

Chủ nhiệm điều hành dự án

Tổ chức thực hiện dự án 1

Lập dự toán

Khảo sát


Thiết kế

...........

Xây lắp

Hỡnh thc chỡa khúa trao tay
Mụ hỡnh t chc dng ny l hỡnh thc t chc trong ú nh qun lý
khụng ch l i din ton quyn ca ch u t - ch d ỏn m cũn l ch
ca d ỏn.
Hỡnh 3- Hỡnh thc chỡa khúa trao tay

Chủ đầu t - Chủ dự án

Thuê t vấn hoặc tự lập dự án

Chọn tổng thầu
(chủ nhiệm điều hành dự án)

Tổ chức thực hiện dự án I

Khảo sát

Thiết kế

Xây lắp

Tổ chức thực hiện dự án II

..............


11


1.3.

Quản lý tiến độ dự án
1.3.1. Nội dung quản lý tiến độ.
Trình tự để xây dựng một dự án sản xuất kinh doanh gồm 4 giai đoạn:

Giai đoạn 1

Giai đoạn 2

Giai đoạn 3

Giai đoạn 4

Giai đoạn 5

Ý đồ dự án

Chuẩn bị đầu tư

Thực hiện đầu tư

Sản xuất kinh
doanh

Kết thúc


- Mục tiêu

- Kế hoạch

- Xác định trách
nhiệm

- Quản lý

- Tài liệu
- Đề xuất sửa đổi

- Yêu cầu

- Tiến độ

- Nhóm dự án

- Tiêu chuẩn đánh
giá

- Điều kiện

- Mời thầu

- Kết cấu tổ chức

- Giám sát


- Tái phân công

- Ràng buộc
quản lý

- Kết cấu chi tiết

- Cập nhật và sửa
kế hoạch

- Giải thể ban
quản lý.

- Tuyến chính - Ngân sách

- Bắt đầu triển
khai

- Chuyển tiếp

- Giải quyết khó
khăn

Tóm tắt tiến độ dự án như sau:
1.4.Các yếu tố ảnh hưởng đến tiến độ thực hiện dự án đầu tư xây dựng
1.4.1. Yếu tố khách quan:
Kinh tế: Trong nền kinh tế khó khăn chung của thế giới nói chung và của Việt
Nam nói riêng. Nguồn vốn sử dụng cho ĐTXD là rất khan hiếm. Do đó, Nhà
nước, Tập đoàn Điện lực Việt Nam, Tổng Công ty Điện lực Miền Bắc phải
cân đối nguồn vốn, chủ yếu phục vụ cho các dự án trọng yếu.

Tự nhiên: Trong quá trình thực hiện dự án, do sự thay đổi bất thường của thời
tiết như bão, mưa..dẫn tới thời gian thi công triển khai dự án bị kéo dài hơn so
với kế hoạch giao.
1.4.2. Yếu tố chủ quan:
1.4.2.1.Công tác giao nhận mặt bằng.
Trình tự về xin giao thuê đất đối với tổ chức trong nước, tổ chức và cá
nhân nước ngoài để kinh doanh xây dựng công trình được quy định như sau:
Trình tự giao đất đã được giải phóng mặt bằng:
a/ Trình tự ban hành quyết định:
Trong thời hạn không quá 07 (bảy) ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ
sơ hợp lệ, Sở Tài nguyên và Môi trường có trách nhiệm:

12


- Phối hợp cùng với các cơ quan liên quan (theo quy chế phối hợp liên
ngành) tổ chức thẩm tra hồ sơ, đối chiếu với quy hoạch và kế hoạch sử dụng
đất.
- Lập tờ trình trình UBND tỉnh ký quyết định giao đất.
Trong thời hạn không quá 03 (ba) ngày làm việc UBND tỉnh ký quyết
định giao đất.
b/ Trình tự cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất:
Trong thời hạn không quá 05 (năm) ngày làm việc kể từ ngày UBND
tỉnh ký quyết định giao đất, Sở Tài nguyên và Môi trường có trách nhiệm: tổ
chức cắm mốc xác định ranh giới khu đất trên thực địa và xác nhận vị trí, ranh
giới, diện tích khu đất trên nền bản đồ địa chính.
Chủ đầu tư liên hệ với Sở Quy hoạch kiến trúc hoặc UBND thành phố,
huyện, theo phân cấp để duyệt quy hoạch với chi tiết tỷ lệ 1/500.
Trong thời hạn không quá 05 (năm) ngày làm việc kể từ ngày chủ đầu tư
hoàn tất các hồ sơ, tài liệu có liên quan theo đúng quy định Nhà nước, Sở Tài

nguyên và Môi trường cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho chủ đầu
tư.
Trình tự giao đất đối với đất chưa được giải phóng mặt bằng:
a/ Trình tự ban hành quyết định thu hồi đất:
Trong thời hạn không quá 10 (mười) ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ
hồ sơ hợp lệ (đối với dự án đầu tư phải phê duyệt, chủ đầu tư có thể nộp bổ
sung quyết định phê duyệt trước khi trình UBND tỉnh giao đất chính thức), Sở
Tài nguyên và Môi trường có trách nhiệm:
- Phối hợp cùng với các cơ quan liên quan (theo quy chế phối hợp liên
ngành) tổ chức thẩm tra hồ sơ, đối chiếu với quy hoạch và kế hoạch sử dụng
đất.
- Kiểm tra thời gian từ lúc thông báo cho người sử dụng đất biết lý do thu
hồi đất cho đến thời điểm trình UBND tỉnh ký quyết định thu hồi đất, nếu đã
đủ thời gian theo quy định thì lập tờ trình UBND tỉnh ký quyết định thu hồi
và giao cho chủ đầu tư để triển khai bồi thường giải phóng mặt bằng (thời hạn
UBND tỉnh ký quyết định không quá 05 ngày làm việc).
b/ Thực hiện bồi thường giải phóng mặt bằng
Ngay sau khi nhận được quyết định thu hồi đất, UBND thành phố, huyện
tổ chức thực hiện việc bồi thường, giải phóng mặt bằng theo trình tự thủ tục
quy định.
c/ Trình tự ban hành quyết định giao đất và cấp giấy chứng nhận quyền
sử dụng đất
13


Trong thời hạn không quá 15 (mười lăm) ngày làm việc, kể từ ngày
UBND thành phố, huyện xác nhận đã bồi thường xong, Sở Tài nguyên và Môi
trường có trách nhiệm: tổ chức cắm mốc xác định ranh giới khu đất ngoài
thực địa và xác định vị trí, ranh giới, diện tích khu đất trên nền bản đồ địa
chính; trình UBND tỉnh ký quyết định giao đất chính thức (thời hạn UBND

tỉnh ký quyết định không quá 05 ngày làm việc).
Chủ đầu tư liên hệ với Sở Quy hoạch kiến trúc hoặc UBND thành phố,
huyện, theo phân cấp để duyệt quy hoạch với chi tiết tỷ lệ 1/500.
Trong thời hạn không quá 10 (mười) ngày làm việc kể từ ngày chủ đầu
tư hoàn tất các hồ sơ, tài liệu có liên quan theo đúng quy định Nhà nước, Sở
Tài nguyên và Môi trường cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho chủ
đầu tư.
1.4.2.2. Chuẩn bị mặt bằng xây dựng
Chủ đầu tư phải thực hiện giải phóng mặt bằng trong trường hợp đất
được tổ chức có thẩm quyền giao nhưng chưa đền bù, giải phóng mặt bằng.
Tại khoản 2 Điều 36 của Nghị định 16/2005/NĐ-CP ngày 07/02/2005 của
Chính phủ quy định: chủ đầu tư có nhiệm vụ thực hiện các thủ tục về giao
nhận đất, xin cấp giấy phép xây dựng, chuẩn bị mặt bằng xây dựng và các
công việc khác phục vụ cho việc xây dựng công trình.
Căn cứ Nghị định số 22/1998/NĐ-CP ngày 24/4/1998 của Chính phủ về
việc đền bù thiệt hại khi Nhà nước thu hồi đất để sử dụng vào mục đích quốc
phòng, an ninh, lợi ích quốc gia, lợi ích công cộng, thì trình tự thực hiện đền
bù thiệt hại như sau:
Thành lập Hội đồng đền bù:
Khi có quyết định thu hồi đất, Chủ tịch UBND tỉnh, thành phố trực thuộc
Trung ương chỉ đạo lập Hội đồng đền bù thiệt hại giải phóng mặt bằng.
Trường hợp cần thiết phải sớm giải phóng mặt bằng để thực hiện dự án thì có
thể thành lập Hội đồng đền bù trước khi có quyết định thu hồi đất.
Hội đồng đền bù thiệt hại giải phóng mặt bằng có trách nhiệm giúp
UBND cùng cấp thẩm định phương án đền bù thiệt hại giải phóng mặt bằng
trình Hội đồng thẩm định cấp tỉnh thẩm định, sau đó trình UBND tỉnh, thành
phố trực thuộc Trung ương phê duyệt, tổ chức thực hiện đền bù giải phóng
mặt bằng theo phương án đã được duyệt.
Cơ cấu thành viên trong Hội đồng đền bù gồm:
9 Chủ tịch hoặc phó chủ tịch UBND huyện, thành phố thuộc tỉnh là

Chủ tịch Hội đồng;
9 Chủ tịch xã, phường, thị trấn có đất bị thu hồi;

14


9 Đại diện mặt trận tổ quốc quận, huyện, thị xã, thành phố thuộc
tỉnh;
9 Chủ dự án (chủ sử dụng đất);
9 Đại diện những người được đền bù thiệt hại.
Hội đồng đền bù triển khai thực hiện công việc:
Sau khi được thành lập, Hội đồng đền bù tiến hành tổ chức cho các tổ
chức, cá nhân có đất bị thu hồi kê khai diện tích, hạng đất, vị trí của đất, số
lượng tài sản,… hiện có trên đất gửi UBND xã, phường, thị trấn nơi có đất bị
thu hồi xác nhận.
Hội đồng đền bù thiệt hai, giải phóng mặt bằng kiểm tra, kiểm kê thực tế
bị thiệt hại so sánh với tờ khai có sự tham gia của người bị thiệt hại và chủ sử
dụng đất (người có trách nhiệm đền bù). Trên cơ sở đó xác định thiệt hại về
đất và tài sản bị phá dỡ.
UBND xã, phường, thị trấn tổng hợp báo cáo Hội đồng đền bù thiệt hại
giải phóng mặt bằng cấp huyện và UBND quận, huyện, thị xã, thành phố trực
thuộc tỉnh tình hình sử dụng quỹ đất dùng để đền bù thiệt hại tại xã.
Hội đồng đền bù thiệt hại giải phóng mặt bằng xác định tổng mức phải
đền bù thiệt hại cho toàn bộ diện tích đất thu hồi, toàn bộ tài sản hiện có trên
đất và các khoản đền bù khác; xác định mức đền bù, trợ cấp, hỗ trợ cho từng
đối tượng, tổng hợp lập phương án đền bù để thông qua cấp có thẩm quyền
phê duyệt.
1.4.2.3.Thiết kế xây dựng công trình và lập tổng dự toán
Thiết kế xây dựng công trình, lập dự toán là một bước rất quan trọng
trong thực hiện đầu tư hạ tầng khu dân cư. Chủ đầu tư thuê các tổ chức tư vấn

có chức năng để khảo sát, thiết kế và lập dự toán (tổng dự toán). Đơn vị thiết
kế phải thực hiện giám sát tác giả trong suốt quá trình thi công xây lắp, hoàn
thiện và nghiệm thu công trình.
Tài liệu hợp pháp dùng để thiết kế:
Các tài liệu về thăm dò, khảo sát địa hình, địa chất, thuỷ văn, khí tượng,
các văn bản pháp lý có liên quan và phần thiết kế cơ sở. Việc thiết kế xây
dựng phải tuân theo quy chuẩn xây dựng, tiêu chuẩn kỹ thuật xây dựng, các
quy định về kiến trúc, quy hoạch xây dựng do Nhà nước ban hành.
Trình tự thiết kế:
Sau khi dự án có quyết định đầu tư và xác định được nhà cung cấp thiết
bị, cung cấp thiết kế công nghệ, việc thiết kế xây dựng công trình thực hiện
theo các quy định sau:

15


™

Đối với công trình có yêu cầu kỹ thuật cao, địa chất phức tạp thì
phải thực hiện thiết kế kỹ thuật (thiết kế triển khai) trước khi thiết kế
bản vẽ thi công (thiết kế chi tiết).

™

Đối với công trình kỹ thuật đơn giản hoặc đã có thiết kế mẫu, xử lý
nền móng không phức tạp thì chỉ thực hiện bước thiết kế kỹ thuật –
thi công.

Thực hiện thiết kế kỹ thuật phải căn cứ vào mục tiêu đầu tư và các nội
dung yêu cầu trong quyết định đầu tư, quy chuẩn, tiêu chuẩn kỹ thuật được áp

dụng.
Trong trường hợp đặc biệt, nếu phải thay đổi các nội dung quy định như
trên thì phải trình lại báo cáo nghiên cứu khả thi và được sự chấp thuận của
người có thẩm quyền quyết định đầu tư;
Tổ chức thiết kế phải lập tổng dự toán của thiết kế kỹ thuật – thi công.
Tổng dự toán không được lớn hơn tổng mức đầu tư đã duyệt; nếu lớn hơn thì
tổ chức thiết kế phải thiết kế tính toán lại cho phù hợp.
Nội dung thẩm định thiết kế kỹ thuật và tổng dự toán:
a/ Nội dung thẩm định thiết kế kỹ thuật bao gồm:
- Sự phù hợp với các bước thiết kế trước đã được phê duyệt trong quyết
định đầu tư về quy mô, công nghệ, công suất, các chỉ tiêu kinh tế, kỹ thuật,
quy hoạch, kiến trúc, quy chuẩn, tiêu chuẩn kỹ thuật được áp dụng;
- Sự tuân thủ các tiêu chuẩn xây dựng được áp dụng;
- Đánh giá mức độ an toàn công trình;
- Sự hợp lý của việc lựa chọn dây chuyền và thiết bị công nghệ, nếu có;
- Bảo vệ môi trường, phòng chống cháy nổ;
b/ Nội dung thẩm định dự toán (tổng dự toán) bao gồm:
- Sự phù hợp giữa khối lượng thiết kế kỹ thuật và tổng dự toán;
- Kiểm tra tính đúng đắn của việc áp dụng các định mức kinh tế - kỹ
thuật, định mức chi phí, đơn giá; việc áp dụng định mức, đơn giá, các chế độ,
chính sách có liên quan và các khoản chi phí trong dự toán theo quy định;
- Xác định giá trị tổng dự toán kể cả thiết bị để so sánh với tổng mức đầu
tư đã duyệt.
Phê duyệt thiết kế kỹ thuật và tổng dự toán:
Sau khi thẩm định nội dung thiết kế kỹ thuật và tổng dự toán như trên,
chủ đầu tư sẽ tuỳ thuộc vào nguồn vốn đầu tư của mình để tiến hành phê
duyệt thiết kế kỹ thuật và tổng dự toán theo quy định. Căn cứ xin phê duyệt
thiết kế kỹ thuật và tổng dự toán như sau:
16



™ Thuyết minh và bản vẽ tổng thể của thiết kế kỹ thuật;
™ Tổng dự toán và tổng tiến độ (đối với dự án phải phê duyệt tổng
dự toán, tổng tiến độ).
™ Văn bản thẩm định thiết kế kỹ thuật và tổng dự toán của cơ quan
có chức năng quản lý xây dựng được phân cấp thẩm định.
1.4.2.4.Xin giấy phép xây dựng
Hồ sơ xin cấp giấy phép xây dựng:
- Đơn xin cấp phép xây dựng (theo mẫu quy định).
- Bản sao một trong những giấy tờ về quyền sử dụng đất theo quy định
của pháp luật về đất đai có công chứng.
- Bản vẽ thiết kế thể hiện được vị trí mặt bằng, mặt cắt, mặt đứng điển
hình; mặt bằng móng của công trình; sơ đồ vị trí hoặc tuyến công trình; sơ đồ
hệ thống và điểm nối kỹ thuật cấp điện; ảnh chụp hiện trạng.
1.4.2.5.Công tác đấu thầu
Nhà nước khuyến khích đấu thầu đối với tất cả các dự án đầu tư và xây
dựng của các công trình sản xuất kinh doanh hoặc văn hoá – xã hội, không
phân biệt nguồn vốn. Vì mục tiêu của công tác đấu thầu là nhằm thực hiện
tính cạnh tranh, công bằng và minh bạch trong quá trình đấu thầu để lựa chọn
nhà thầu phù hợp, bảo đảm hiệu quả kinh tế của dự án.
Các hình thức lựa chọn nhà thầu:
a/ Đấu thầu rộng rãi:
b/ Đấu thầu hạn chế:
c/ Chỉ định thầu:
d/ Chào hàng cạnh tranh:
e/ Mua sắm trực tiếp:
f/ Tự thực hiện:
g/ Mua sắm đặc biệt:
1.2.2. Thanh quyết toán vốn đầu tư.
1.3.7.1. Thanh toán vốn đầu tư:

Đối với dự án hoặc các gói thầu xây lắp thực hiện hình thức chỉ định thầu
thì việc thanh toán vốn đầu tư căn cứ theo giá trị khối lượng thực hiện được
nghiệm thu hàng tháng theo hợp đồng đã ký kết.
Đối với các dự án hoặc gói thầu xây lắp tổ chức đấu thầu được thực hiện
tạm ứng và thanh toán khối lượng hoàn thành theo quy định sau đây:
17


™ Tạm ứng vốn:
Đối với giá trị gói thầu từ 50 tỷ đồng trở lên, mức tạm ứng bằng 10% giá
trị hợp đồng nhưng không vượt kế hoạch vốn hàng năm của gói thầu;
Giá trị gói thầu từ 10 tỷ đồng đến dưới 50 tỷ đồng, mức tạ ứng bằng 15%
giá trị hợp đồng nhưng không vượt kế hoạch vốn hàng nă của gói thầu;
Giá trị gói thầu dưới 10 tỷ đồng, mức tạm ứng bằng 20% giá trị hợp đồng
nhưng không vượt kế hoạch vốn hàng năm của gói thầu;
Việc tạm ứng vốn được thực hiện ngay khi hợp đồng có hiệu lực thi
hành.
™ Thu hồi vốn tạm ứng:
Thời điểm thu hồi vốn tạm ứng bắt đầu từ lúc gói thầu được thanh toán
khối lượng hoàn thành đạt từ 20%-30% giá trị khối lượng.
Vốn tạm ứng được thu hồi dần vào từng thời ký thanh toán khối lượng
hoàn thành và thu hồi hết khi gói thầu được thanh toán khối lượng hoàn thành
đến 80% giá trị khối lượng.
Đối với việc mua sắm thiết bị, vốn tạm ứng được cấp theo tiến độ thanh
toán của chủ đầu tư với đơn vị cung ứng gia công chế tạo thiết bị đã được quy
định trong hợp đồng kinh tế và được thực hiện cho đến khi thiết bị nhập kho
của chủ đầu tư (đối với thiết bị không cần lắp đặt) hoặc đã được lắp đặt xong
và nghiệm thu (đối với thiết bị công nghệ phải lắp đặt).
Đối với các hợp đồng tư vấn, mức tạm ứng tối thiểu là 25% giá trị của
gói thầu, nhưng không vượt kế hoạch vốn cả năm đã bố trí cho công việc phải

thuê tư vấn.
1.3.7.2. Quyết toán vốn đầu tư:
Theo Thông tư số 19/2011/TT-BTC ngày 14/2/2011 thì dự án đầu tư xây
dựng cơ bản sau khi hoàn thành, nghiệm thu bàn giao đưa vào sử dụng, chậm
nhất 12 tháng đối với dự án quan trọng quốc gia, 9 tháng đối với dự án nhóm
A, 6 tháng đối với dự án nhóm B, C chủ đầu tư phải báo cáo quyết toán vốn
đầu tư, trình người có thẩ quyền phê duyệt.
Dự án đầu tư bằng nhiều nguồn vốn khác nhau, trong báo cáo quyết toán
phải phân tích rõ từng nguồn vốn.
Báo cáo quyết toán vốn đầu tư phải xác định đầy đủ, chính xác vốn đầu
tư thực hiện hàng năm, tổng mức vốn đã đầu tư thực hiện dự án; giá trị bàn
giao cho sản xuất sử dụng. Đối với các dự án đầu tư kéo dài nhiều năm, khi
quyết toán chủ đầu tư phải quy đổi vốn đầu tư đã thực hiện về mặt bằng giá trị
tại thời điểm bàn giao đưa vào vận hành để xác định giá trị tài sản cố định
mới tăng và giá trị tài sản bàn giao.
18


CHƯƠNG 2
PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG VỀ TIẾN ĐỘ THỰC HIỆN DỰ ÁN
ĐẦU TƯ XÂY DỰNG TẠI CÔNG TY ĐIỆN LỰC HƯNG YÊN.
2.1. Khái quát về Công ty Điện lực Hưng Yên
2.1.1. Tóm tắt quá trình hình thành, phát triển của Công ty Điện lực
Hưng Yên.
Tên Doanh nghiệp

: Công ty Điện lực Hưng Yên

Trụ sở chính


: Số 308,Đường Nguyễn Văn Linh,TP Hưng

Tên giao dịch quốc tế

: Hung Yen Power.

Yên.
2.1.1.1. Quá trình hình thành
2.1.1.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển :
Hưng Yên từ khi tái lập là một tỉnh nông nghiệp, có xuất phát điểm
thấp, đến nay kinh tế - xã hội đã phát triển khá toàn diện với mức tăng trưởng
kinh tế đạt bình quân trên 12%/năm. Nhiều khu công nghiệp được được hình
thành thu hút hàng trăm dự án đầu tư trong và ngoài nước. Sự phát triển nhanh
chóng đó dẫn đến nhu nhu cầu về điện tăng cao.
Trước nhu cầu cấp thiết về điện phục vụ phát triển kinh tế trên địa bàn
tỉnh, Điện lực Hưng Yên được thành lập và chính thức đi vào hoạt động từ
tháng 4/1997, tập thể CBCNVC Điện lực Hưng Yên đã nỗ lực phấn đấu, đoàn
kết, vận dụng sáng tạo các giải pháp, tháo gỡ khó khăn, liên tục hoàn thành
xuất sắc toàn diện các mặt công tác.
Thời điểm năm 1997, cũng như các sở ban ngành khác của tỉnh Hưng
Yên sau khi tái lập tỉnh, Công ty Điện lực Hưng Yên (trước đây là Điện lực)
gặp rất nhiều khó khăn về tổ chức, con người, nơi làm việc, phương tiện và
trang bị phục vụ sản xuất. Cơ sở vật chất nghèo nàn, thiếu hụt, lạc hậu, hệ
thống lưới điện cũ nát và hư hỏng nhiều, gần 80% điện năng phục vụ sản xuất
nông nghiệp và ánh sáng sinh hoạt nông thôn, nguồn điện thiếu do phải phụ
thuộc vào sự cấp điện của các Điện lực Hải Dương, Thái Bình và Gia Lâm.

19



×