Tải bản đầy đủ (.pdf) (125 trang)

Hoạch định chiến lược phát triển kinh doanh của Ngân hàng SCB Quảng Ninh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.05 MB, 125 trang )

KIỀU QUANG VINH

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI

KIỀU QUANG VINH

QUẢN TRỊ KINH DOANH

HOẠCH ĐỊNH CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN
KINH DOANH CỦA NGÂN HÀNG
SCB QUẢNG NINH

CH.QTKD BK 2011A

LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN TRỊ KINH DOANH

HÀ NỘI - 2014

HÀ NỘI – 2013


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI

KIỀU QUANG VINH

LUẬN VĂN THẠC SĨ
CHUYÊN NGÀNH QUẢN TRỊ KINH DOANH

Đề tài: HOẠCH ĐỊNH CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN


KINH DOANH CỦA NGÂN HÀNG SCB QUẢNG NINH
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC
GS.TS: ĐỖ VĂN PHỨC

HÀ NỘI – 2014

 


LỜI CAM ĐOAN
Hội nhập kinh tế toàn cầu, nền kinh tế của Việt Nam đứng trước những
cơ hội mới cùng những thách thức mới. Nhiều ngành dịch vụ trong đó có dịch
vụ ngân hàng ngày càng được khách hàng quan tâm sử dụng. Ngân hàng SCB
Quảng Ninh qua quá trình hoạt động kinh doanh đã từng bước chứng tỏ được
thương hiệu và chất lượng dịch vụ của mình, có nhiều tiềm năng để trở thành
một trong những ngân hàng bán lẻ đa năng số 1 tại thị trường.
Sau quá trình học tập và nghiên cứu tại Viện Kinh tế và Quản lý – Viện
đào tạo sau Đại học - Trường Đại học Bách Khoa Hà Nội, học viên đã chủ
động đề nghị và được chấp nhận cho làm tốt nghiệp theo đề tài: Hoạch định
chiến lược phát triển kinh doanh của Ngân hàng SCB Quảng Ninh.
Trong quá trình nghiên cứu làm luận văn, học đã nhận được sự giúp đỡ,
hướng dẫn, tạo điều kiện của các thầy, cô giáo Viện Kinh tế và Quản lý, Viện
đào tạo đào tạo sau đại học. Đặc biệt, học viên xin bày tỏ lòng kính trọng và
cám ơn thầy giáo GS.TS Đỗ Văn Phức đã hết lòng hướng dẫn, chỉ bảo học
viên trong suốt q trình nghiên cứu để hồn thiện luận văn.
Hoạch định chiến lược phát triển kinh doanh của Ngân hàng SCB Quảng
Ninh đến năm 2020 đòi hỏi nhiều loại kiến thức và kỹ năng cao cấp. Do trình
độ, thời gian của học viên có hạn nên luận văn khơng thể tránh khỏi những
khiếm khuyết, kính mong được sự chỉ dẫn, góp ý của các nhà khoa học, các
nhà quản lý, các thầy giáo, cô giáo và các đồng nghiệp.

Học viên xin cam đoan Luận văn này là cơng trình nghiên cứu độc lập.
Khơng sao chép bất kỳ một cơng trình hay một luận án của bất cứ tác giả nào
khác. Các số liệu, kết quả trong luận văn là trung thực. Các tài liệu trích dẫn
có nguồn gốc rõ ràng.
Người cam đoan

Kiều Quang Vinh


MỤC LỤC

LỜI NÓI ĐẦU ..........................................................................................................1
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN HOẠT
ĐỘNG CỦA DOANH NGHIỆP ..............................................................................3
1.1 Bản chất, nội dung và vai trò của chiến lược phát triển hoạt động của doanh
nghiệp...................................................................................................................... 3
1.2. Quy trình hoạch định chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp ..................... 7
1.3. Phân tích, dự báo các căn cứ cho hoạch định chiến lược phát triển kinh
doanh:.................................................................................................................... 10
1.3.1.Phân tích, dự báo nhu cầu của thị trường trong cùng thời gian với chiến
lược .........................................................................................................................10
1.3.2.Phân trích, dự báo điểm mạnh, điểm yếu của các đối thủ cạnh tranh đáng kể
trong cùng thời gian với chiến lược.................................................................……13
1.3.3. Phân tích, dự báo các nguồn lực cho phát triển kinh doanh của chủ thể
chiến lược trong cùng thời gian với chiến lược......................................................15
1.4. Hoạch định các phương án chiến lược kinh doanh..........................................18
1.4.1. Định hướng chiến lược kinh doanh:.............................................................18
1.4.2 . Hoạch định mục tiêu chiến lược .................................................................19
1.4.2.1. Định hướng lựa chọn cặp sản phẩm – khách hàng chiến lược ……………20
1.4.2.2.   Hoạch định những tiêu chuẩn chất lượng chủ yếu và sản lượng, GDP của

từng cặp sản phẩm – khách hàng chiến lược………………………………………….29 
1.4.3. Hoạch định các cặp sản phẩm - khách hàng chiến lược.............................30
1.4.4. Hoạch định các nguồn lực chiến lược ....................................................... ...32


CHƯƠNG 2: PHÂN TÍCH, DỰ BÁO CÁC CĂN CỨ CHO HOẠCH ĐỊNH
CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN KINH DOANH CỦA NGÂN HÀNG SCB
QUẢNG NINH GIAI ĐOẠN 2016 – 2020............................................................35
2.1. Tóm lược về Ngân hàng SCB Quảng Ninh.....................................................35
2.1.1. Thông tin chung............................................................................................35
2.1.2. Cơ cấu tổ chức của Ngân hàng SCB Quảng Ninh.......................................35
2.2. Phân tích, dự báo nhu cầu dịch vụ của SCB Quảng Ninh giai đoạn 2016 –
2020…………………………………………………………................................48
2.2.1. Kết quả phân tích nhu cầu từng cặp sản phẩm – khách hàng chính yếu của
dịch vụ ngân hàng Quảng Ninh trong 5 năm gần nhất (từ 2009 – 2003)…………54
2.2.2. Dự báo nhu cầu các loại dịch vụ ngân hàng chính yếu của thị trường
Quảng Ninh giai đoạn 2016 – 2020 .......................................................................60
2.3. Phân tích, dự báo các đối thủ cạnh tranh của Ngân hàng SCB Quảng Ninh
giai đoạn 2016 – 2020.............................................................................................64
2.3.1 Phân tích các đối thủ cạnh tranh của các loại dịch vụ chính yếu của Ngân
hàng SCB Quảng Ninh giai đoạn 2009 - 2013.................................... …………..64
2.3.2 Dự báo các đối thủ cạnh tranh của các loại dịch vụ chính yếu của Ngân
hàng SCB Quảng Ninh giai đoạn 2016 - 2020......................................................70
2.4 Phân tích, dự báo các nguồn lực cho việc phát triển của Ngân hàng SCB
Quảng Ninh giai đoạn 2016 – 2020……………………………………………………...81
2.4.1 Phân tích, dự báo nhu cầu nhân lực cho phát triển các loại dịch vụ của
Ngân hàng SCB Quảng Ninh giai đoạn 2016 - 2020 ....................................... ….81
2.4.2 Phân tích, dự báo nhu cầu tài lực cho phát triển các loại dịch vụ của Ngân
hàng SCB Quảng Ninh giai đoạn 2016 - 2020.......................................................83
2.4.3. Phân tích, dự báo nhu cầu vật lực cho phát triển các loại dịch vụ của Ngân

hàng SCB Quảng Ninh giai đoạn 2016 - 2020.......................................................85


CHƯƠNG 3 : HOẠCH ĐỊNH CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN CÁC LOẠI DỊCH
VỤ CỦA NGÂN HÀNG SCB QUẢNG NINH GIAI ĐOẠN 2016 – 2020……..87
3.1 Hoạch định mục tiêu chiến lược phát triển kinh doanh của Ngân hàng SCB
Quảng Ninh giai đoạn 2016 – 2020........................................................................87
3.1.1 Mục tiêu tổng quát .........................................................................................87
3.1.2 Mục tiêu cụ thể...............................................................................................87
3.2. Hoạch định chiến lược phát triển các cặp dịch vụ – khách hàng của Ngân
hàng SCB Quảng Ninh giai đoạn 2016 – 2020. .....................................................90
3.2.1 Phát triển các cặp dịch vụ - khách hàng của Ngân hàng SCB Quảng Ninh
đang có....................................................................................................................90
3.2.2 Phát triển các cặp dịch vụ - khách hàng mới ................................................95
3.2.3 Phương án tái cơ cấu các dịch vụ – khách hàng...............................................
3.3. Hoạch định các chiến lược phát triển các nguồn lực cho phát triển kinh doanh
của Ngân hàng SCB Quảng Ninh giai đoạn 2016 – 2020. .................................. 100
3.3.1. Hoạch định phát triển nhân lực của Ngân hàng SCB Quảng Ninh giai đoạn
2016 – 2020. ………………………………………………………………………........100
3.3.2 Hoạch định phát triển tài lực của Ngân hàng SCB Quảng Ninh giai đoạn
2016 - 2020 .......................................................................................................... 103
3.3.3 Hoạch định phát triển vật lực của Ngân hàng SCB Quảng Ninh giai đoạn
2016 – 2020.......................................................................................................... 105
3.3.4. Bản chiến lược phát triển kinh doanh giai đoạn 2016 – 2020 của Ngân
hàng SCB Quảng Ninh…………………………………………………………...........109
 


DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT


NHNN

Ngân hàng Nhà nước

NHTM

Ngân hàng thương mại

NH TMCP

Ngân hàng thương mại cổ phần

NH

Ngân hàng

DN

Doanh nghiệp

SCB

Ngân hàng TMCP Sài Gịn

PGD

Phịng giao dịch

SXKD


Sản xuất kinh doanh

TTQT

Thanh tốn Quốc tế


DANH MỤC HÌNH VẼ

Hình 1.1. Chất lượng giai đoạn A và B quyết định chất lượng chiến lược phát triển
kinh doanh C. .................................................................................................... ….10
Hình 1.2. Kết hợp phương pháp suy ra xu hướng cho tương lai từ quá khứ với xét
đến phần đột biến của một số nhân tố trong tương lai khi dự báo nhu cầu của thị
trường......................................................................................................................12
Hình 1.3. Phân lớp các yếu tố tác động đến hoạt động kinh doanh. ......................17
Hình 1.4. Ma trận BCG...........................................................................................20


DANH MỤC BẢNG, BIỂU
 

Bảng1.1. Kết quả phân tích nhu cầu từng cặp sản phẩm – khách hàng chính yếu
của thị trường ….. trong 5 năm qua gần nhất…………………………………….12
Bảng1.2. Kết quả phân tích nhu cầu từng cặp sản phẩm – khách hàng chính yếu
của thị trường ….. trong 5 năm qua gần nhất…………………………………….12 
Bảng1.3. Kết quả phân tích các đối thủ cạnh tranh lớn của từng cặp sản phẩm –
khách hàng chính yếu của công ty…… trong 5 năm qua gần nhất……………....15
Bảng 1.4. Kết quả dự báo các đối thủ cạnh tranh lớn của từng cặp sản phẩm –
khách hàng mục tiêu của của công ty ……..trong 5 năm tới…………………….15
Bảng1.5. Kết quả phân tích từng loại nguồn lực (tài lực; nhân lực; công nghệ) mà

công ty…..đã huy động sử dụng được trong 5 năm qua gần nhất…………….. ..16
Bảng 1.6. Kết quả dự báo từng loại nguồn lực chính yếu (tài lực; nhân lực; công
nghệ) mà công ty….huy động sử dụng được trong 5 năm tới……………………16
Bảng 1.7. Kết quả hoạch định mục tiêu chiến lược phát triển kinh doanh của công
ty………………………………………………………………………………….19
Bảng 1.8. Ma trận Mc.Kinsey................................................................................23
Bảng 1.9. Các yếu tố chiến lược cho các nhóm A, B, C………………………....24
Bảng 1.10. Ma trận SWOT……………………………………………………….26
Bảng 1.11. Kết quả hoạch định các cặp sản phẩm – khách hàng chiến lược của
công ty (tổ chức)………………………………………………………………….29
Bảng 1.12.Kết quả hoạch định các nguồn lực chiến lược cho phát triển kinh doanh
của công ty……………………………………………………………………….31
Bảng 1.13. Chiến lược phát triển kinh doanh của………………………………..32


Bảng 2.1. Thị phần huy động vốn TT1 của Ngân hàng SCB Quảng Ninh trên địa
bàn tỉnh Quảng Ninh..............................................................................................40
Bảng 2.2. Tình hình tăng trưởng tín dụng của Ngân hàng SCB Quảng Ninh giai
đoạn 2009 – 2013...................................................................................................41
Bảng 2.3. Tình hình kinh doanh các hoạt động dịch vụ phi tín dụng của Ngân
hàng SCB Quảng Ninh từ năm 2010 đến 2013......................................................44
Bảng 2.4. Kết quả xác định luận giải nhu cầu các cặp dịch vụ ngân hàng – loại
khách hàng chính yếu ở Quảng Ninh giai đoạn 2016 – 2020……………………53
Bảng 2.5. Kết quả phân tích nhu cầu từng cặp sản phẩm – khách hàng chính yếu
của dịch vụ ngân hàng Quảng Ninh trong 5 năm qua gần nhất………………….55
Bảng 2.6. Dự báo nhu cầu các loại dịch vụ ngân hàng chính yếu của thị trường
Quảng Ninh giai đoạn 2006 – 2020.......................................................................60
Bảng 2.7: Phân tích đối thủ cạnh tranh trong hoạt động huy động vốn thị trường 1
từ dân cư.................................................................................................................65
Bảng 2.8: Phân tích đối thủ cạnh tranh trong hoạt động tín dụng..........................68

Bảng 2.9: Phân tích đối thủ cạnh tranh trong hoạt động thanh toán quốc tế và
chuyển tiền trong nước…………………………………………………………...69
Bảng 2.10. Kết quả dự báo các đối thủ cạnh tranh chính yếu của Ngân hàng SCB
Quảng Ninh giai đoạn 2016 – 2020 (03 đối thủ chính: SHB, Vietinbank và BIDV
và một số Chi nhánh ngân hàng nước ngoài)…………………………………….71


Biểu đồ 2.1: Tình hình hoạt động huy động vốn tại Ngân hàng SCB Quảng Ninh
giai đoạn 2009 – 2013............................................................................................37
Biểu đồ 2.2: Thị phần tín dụng Ngân hàng SCB Quảng Ninh từ năm 2010 –
2013........................................................................................................................43
Biều đồ 2.3 Lợi nhuận trước thuế của Ngân hàng SCB Quảng Ninh giai đoạn 2009
– 2013.....................................................................................................................47
Biểu đồ 2.4: Cơ cấu nhân lực của Ngân hàng SCB Quảng Ninh năm 2013..........81
Biểu đồ 2.5: Dự đoán nhu cầu nguồn nhân lực của Ngân hàng SCB Quảng Ninh
giai đoạn 2006 – 2020............................................................................................82
Biểu đồ 2.6: Dự báo hoạt động tín dụng và huy động vốn của Ngân hàng SCB
Quảng Ninh giai đoạn 2006 – 2020.......................................................................84
Biểu đồ 2.7. Dự báo nhu cầu tài lực cho Ngân hàng SCB Quảng Ninh tới năm
2020........................................................................................................................85


Đề tài: Hoạch định chiến lược phát triển kinh doanh của Ngân hàng SCB Quảng Ninh

LỜI NÓI ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài luận văn.
Để thành công trong môi trường kinh doanh có nhiều biến động và
giành thế chủ động trong tiến trình hội nhập, các NHTM Việt Nam cần
xây dựng cho mình một chiến lược kinh doanh và thực hiện chiến lược
đó để trở thành NHTM đa năng và đạt hiệu quả cao bền vững. Trong

những năm qua các NHTM đã đạt được thành công, từng bước khẳng
định vai trò quan trọng trong nền kinh tế nhưng bên cạnh đó, hàng năm
vẫn có rất nhiều ngân hàng rơi vào tình trạng phải sáp nhập. Có rất nhiều
lý do, nhưng một trong đó là họ thiếu một tư duy chiến lược, bắt đầu
bằng việc thiếu khả năng hoạch định một chiến lược cho phép tìm kiếm
khách hàng và kết thúc bằng thất bại trong việc phát triển một hệ thống
kiểm sốt nhằm duy trì hiệu quả kinh doanh. Vì vậy, khi có cạnh tranh từ
đáng kể trở lên vai trị của chiến lược phát triển kinh doanh có đủ cơ sở,
căn cứ khoa học là rất quan trọng. Muốn có chiến lược phát triển kinh
doanh có đủ cơ sở, căn cứ khoa học phải chú trọng đầu tư nghiên cứu
hoạch định nó, trong đó cần đặc biệt quan tâm đầu tư cho phân tích, dự
báo nhu cầu của thị trường và các đối thủ cạnh tranh...
Như vậy, sau 3 kỳ học lý thuyết của chương trình đào tạo thạc sỹ QTKD
của trường Đại học Bách khoa Hà Nội, học viên đã nhận thức sâu sắc thêm
tầm quan trọng của Chiến lược phát triển kinh doanh đối với doanh nghiệp
trong tương lai khi có cạnh tranh từ đáng kể trở lên. Và là Giám đốc, học viên
đã chủ động đề xuất và được giáo viên hướng dẫn (GS.TS Đỗ Văn Phức) và
Viện chuyên ngành chấp thuận cho làm luận văn thạc sỹ QTKD với đề tài:
Hoạch định chiến lược phát triển kinh doanh của Ngân hàng SCB Quảng
Ninh.

Kiều Quang Vinh

1

CH QTKD BK 2011A


Đề tài: Hoạch định chiến lược phát triển kinh doanh của Ngân hàng SCB Quảng Ninh


2. Mục đích (Kết quả) nghiên cứu.
Nghiên cứu đề tài này học viên phải đạt được 3 loại kết quả quan trọng
sau:
- Kết quả hệ thống hóa tri thức của lồi người về chiển lược kinh doanh để
hình thành Cơ sở lý luận cho hoạch định chiến lược phát triển kinh doanh
của doanh nghiệp;
- Kết quả phân tích, dự báo 3 căn cứ cho việc hoạch định chiến lược phát
triển kinh doanh của Ngân hàng SCB Quảng Ninh giai đoạn 2016 – 2020.
- Kết quả hoạch định 3 phần của chiến lược phát triển kinh doanh của
Ngân hàng SCB Quảng Ninh giai đoạn 2016 – 2020.
3. Phương pháp nghiên cứu.
Trong quá trình nghiên cứu đề tài học viên đã sử dụng kết hợp chủ
yếu các phương pháp như: Điều tra – phân tích, Chuyên gia, Mơ hình
hóa thơng kê…
4. Nội dung của luận văn.
Ngồi Lời nói đầu, Kết luận, Các phụ lục Luận văn gồm 3 chương
sau:
Chương 1: Cơ sở lý luận về chiến lược phát triển hoạt động của doanh
nghiệp.
Chương 2: Phân tích, dự báo các căn cứ cho hoạch định chiến lược phát
triển kinh doanh của Ngân hàng SCB Quảng Ninh giai đoạn 2016 - 2020.
Chương 3: Hoạch định chiến lược phát triển kinh doanh của Ngân hàng
SCB Quảng Ninh giai đoạn 2016 - 2020.

Kiều Quang Vinh

2

CH QTKD BK 2011A



Đề tài: Hoạch định chiến lược phát triển kinh doanh của Ngân hàng SCB Quảng Ninh

CHƯƠNG 1

CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN HOẠT
ĐỘNG CỦA DOANH NGHIỆP
1.1. Bản chất, nội dung và vai trò của chiến lược phát triển hoạt động của
doanh nghiệp.
Thực tiễn và lý luận đều đòi hỏi chúng ta phải trả lời, làm rõ: chiến lược
kinh doanh là gì?; Tại sao phải hoạch định chiến lược kinh doanh?; Bằng
cách nào hoạch định được chiến lược kinh doanh có sức thuyết phục?. Câu
hỏi 1 và 2 được trả lời ở mục 1.1. Câu hỏi 3 được trả lời ở mục 1.2 và 1.3 của
chương 1 này.
Trước hết, Chiến lược là thuật ngữ được dùng sớm nhất trong quân sự –
lĩnh vực có sự đối địch. Sau này chiến lược còn đồng nghĩa với mưu lược.
Trong kinh tế thị trường, khi có cạnh tranh tương đối mạnh, xuất hiện sự cần
thiết của chiến lược và người ta bàn nhiều, nói nhiều về chiến lược. Trong các
tài liệu có rất nhiều cách hiểu, chính thức phát biểu về chiến lược. Sau đây là
một số cách hiểu và phát biểu về chiến lược:


Theo Michael Porter thì: Chiến lược là nghệ thuật tạo ra lợi thế cạnh
tranh.



Alain Thretar lại cho rằng: Chiến lược kinh doanh là nghệ thuật mà
doanh nghiệp dùng để ứng phó với cạnh tranh nhằm dành thắng lợi.




Theo Genral Aileret: Chiến lược là kết quả hoạch định mục tiêu, phương
cách và phương tiện tổng quát.



Theo Alfred Chandler: Chiến lược hoạt động của doanh nghiệp là kết quả
hoạch định mục tiêu tổng quát, hướng – phương cách hoạt động và các
nguồn lực chủ yếu sẽ huy động sử dụng.

Kiều Quang Vinh

3

CH QTKD BK 2011A


Đề tài: Hoạch định chiến lược phát triển kinh doanh của Ngân hàng SCB Quảng Ninh



Theo GS,TS Đỗ Văn Phức [6, tr94], chiến lược hoạt động của doanh
nghiệp là kết quả xác định mục tiêu chiến lược, các cặp sản phẩm - khách
hàng chiến lược và các nguồn lực chiến lược nhằm giành lợi thế cạnh
tranh.
Như trên đã trình bày, trong kinh tế thị trường, khi cạnh tranh ngày càng

gay gắt doanh nghiệp muốn tồn tại và phát triển phải phải đặc biệt quan tâm
đầu tư cho công tác quản lý. Quản lý doanh nghiệp bao gồm quản lý chiến

lược và quản lý điều hành. Quản lý chiến lược gồm có hoạch định chiến lược,
thẩm định - quyết định lựa chọn chiến lược và chỉ đạo thực hiện chiến lược.
Trong giai đoạn đầu của quá trình chuyển sang kinh tế thị trường, kinh doanh
có cạnh tranh, quản lý chiến lược trong đó hoạch định chiến lược có vai trị
đặc biệt quan trọng. Hoạch định chiến lược kinh doanh là quá trình nghiên
cứu luận chứng, chiến lược kinh doanh là kết quả của q trình đó.
Nói đến chiến lược hoạt động của doanh nghiệp là nói đến bản chiến lược
kinh doanh của doanh nghiệp. Bản chiến lược có tên sát với nội dung và nội
dung cụ thể, khái quát. Bản chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp có nội
dung bao gồm: Mục tiêu chiến lược + các cặp sản phẩm – khách hàng chiến
lược + các nguồn lực chiến lược. Bản chiến lược chỉ được sử dụng khi nó
đảm bảo chất lượng.
Hoạch định chiến lược để làm gì, ích lợi gì? Thường bản chiến lược được
sử dụng cho nhiều công việc quan trọng sau nó. Đó là:
Thứ nhất: Chiến lược hoạt động là định hướng, cơ sở cụ thể cho việc xây
dựng kế hoạch kinh doanh hàng năm.
Thứ hai: Chiến lược là cơ sở, căn cứ cho việc chỉ đạo chuẩn bị trước, đầy
đủ, đồng bộ các điều kiện, nguồn lực cho phần chiến lược chưa chuyển hoá
thành kế hoạch.

Kiều Quang Vinh

4

CH QTKD BK 2011A


Đề tài: Hoạch định chiến lược phát triển kinh doanh của Ngân hàng SCB Quảng Ninh

Chất lượng của chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp phụ thuộc chủ

yếu vào chất lượng của các cơ sở, căn cứ cho hoạch định chiến lược đó. Các
cơ sở, căn cứ cho hoạch định chiến lược là: Kết quả dự báo nhu cầu của thị
trường; kết quả dự báo về đối thủ cạnh tranh và kết quả dự báo về năng lực
của bản thân doanh nghiệp. Các cơ sở, căn cứ đảm bảo chất lượng khi: Đầy
đủ cả ba cơ sở, căn cứ; từng cơ sở, căn cứ đảm bảo chất lượng: có cùng thời
gian với bản chiến lược, phương pháp dự báo được sử dụng phù hợp và chất
lượng dữ liệu đảm bảo,...
Quản lý chiến lược nói chung, hoạch định chiến lược nói riêng một cách
khoa học ln góp phần to lớn vào việc tạo ra lợi thế cạnh tranh, giúp doanh
nghiệp tồn tại và phát triển trong cạnh tranh gay gắt.
Mục tiêu chiến lược có thể là một, hai hoặc các kỳ vọng sau đây:
• Thâm nhập thị trường.
• Tăng doanh thu, thị phần, tốc độ phát triển.
• Tăng khả năng sinh lợi, chất lượng tăng trưởng.
• Cải thiện vị thế cạnh tranh, phát triển bền vững,...
Trên thực tế và trong các tài liệu có rất nhiều cách gọi chiến lược. Doanh
nghiệp thường có chiến lược kinh doanh và các chiến lược theo mục tiêu tập
trung, theo các lĩnh vực hoạt động, theo các công đoạn, theo các yếu tố đầu
vào,...
Thứ nhất: Theo mục tiêu ưu tiên doanh nghiệp trong từng thời đoạn có
thể chọn hoạch định:
• Chiến lược phát triển theo chiều sâu, tạo ra những điểm độc đáo, khác
biệt đáng kể của hàng hố.
• Chiến lược mở rộng hoạt động, đa dạng hố sản phẩm.
• Chiến lược giảm thiểu lãng phí, chi phí, giá thành,...
Thứ hai: Theo lĩnh vực hoạt động doanh nghiệp có thể chọn hoạch định:

Kiều Quang Vinh

5


CH QTKD BK 2011A


Đề tài: Hoạch định chiến lược phát triển kinh doanh của Ngân hàng SCB Quảng Ninh

• Chiến lược hoạt động sản xuất.
• Chiến lược hoạt động thương mại.
• Chiến lược hoạt động dịch vụ,...
Thứ ba: Theo công đoạn doanh nghiệp sản xuất có thể chọn hoạch định:
• Chiến lược sản phẩm.
• Chiến lược giá.
• Chiến lược phân phối.
• Chiến lược xác tiến bán hàng.
Thư tư: Doanh nghiệp không thể không hoạch định các chiến lược phát
triển, đảm bảo các nguồn lực :
• Chiến lược phát triển, đảm bảo vốn.
• Chiến lược phát triển, đảm bảo khoa học, cơng nghệ.
• Chiến lược phát triển, đảm bảo nhân lực,...
Thư năm: Phân loại chiến lược kinh doanh theo chu kỳ phát triển của
doanh nghiệp:
Mỗi doanh nghiệp trong quá trình phát triển của mình có thể trải qua các
giai đoạn như: Giai đoạn mới hình thành; giai đoạn phát triển; giai đoạn sung
sức và giai đoạn suy yếu.
• Chiến lược kinh doanh trong giai đoạn mới hình thành:
9 Chiến lược dựa vào nguồn lực tại chỗ.
9 Chiến lược dựa vào nhà máy lớn.
9 Chiến lược lợi dụng khe hở.
9 Chiến lược thị trường cục bộ.
• Chiến lược kinh doanh trong giai đoạn phát triển: Chiến lược tăng

trưởng,...

Kiều Quang Vinh

6

CH QTKD BK 2011A


Đề tài: Hoạch định chiến lược phát triển kinh doanh của Ngân hàng SCB Quảng Ninh

• Chiến lược kinh doanh trong giai đoạn sung sức: Chiến lược thương
hiệu nổi tiếng của doanh nghiệp; Chiến lược phát triển hội nhập; Chiến
lược đa dạng hố sản phẩm,...
• Chiến lược kinh doanh trong giai đoạn suy yếu: chiến lược loại bỏ
những gì cần và phải loại bỏ,...
Đầu thế kỷ XXI, ở Việt Nam đã xuất hiện nhiều doanh nghiệp làm ăn
thành công do có chiến lược hoạt động (định hướng và chuyển hướng kinh
doanh) dựa trên cơ sở dự báo tương đối nhu cầu của thị trường, các đối thủ
cạnh tranh và năng lực của bản thân cơng ty. Ví dụ, khi điện áp có nhiều biến
động Cơng ty LIOA sản xuất ổn áp, khi điện áp ít biến động chuyển sang sản
xuất dây cáp điện. Khi đời sống của người dân được nâng cao Công ty Xuân
Kiên sản xuất hàng nội thất cao cấp; khi xuất hiện nhiều nhà sản xuất hàng
nội thất và các bệnh viện cần các loại trang bị mới bằng thép không rỉ Công ty
Xuân Kiên chuyển sang sản xuất trang thiết bị y tế hiện đại; khi nhu cầu vận
tải tăng đột biến công ty chuyển sang sản xuất ô tô vận tải cỡ nhỏ và trung,...
1.2. Quy trình hoạch định chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp.
Muốn có chiến lược kinh doanh để định hướng và chuẩn bị đầy đủ trước tất
cả những gì cần thiết cho chủ động thực hiện đạt hiệu quả cao cần phải đầu tư
nghiên cứu tổ chức hoạch định. Hoạch định chiến lược kinh doanh phải tuân

theo một quy trình khoa học mới thu được chiến lược có sức thuyết phục cao.
Theo GS, TS Đỗ Văn Phức [6, tr142], quy trình hoạch định chiến lược phát
triển hoạt động kinh doanh gồm các giai đoạn như: Phân tích, dự báo các căn
cứ, kiểm định độ tin cậy của các căn cứ (tiền đề) để nhận biết (nhận thức) cơ
hội kinh doanh - A; Xây dựng một số phương án chiến lược - B; Cân nhắc, lựa
chọn phương án chiến lược phát triển hoạt động kinh doanh - C...

Kiều Quang Vinh

7

CH QTKD BK 2011A


Đề tài: Hoạch định chiến lược phát triển kinh doanh của Ngân hàng SCB Quảng Ninh

Giai đoạn A:Phân tích, dự báo các căn cứ, kiểm định mức độ tin dùng
của các kết quả làm cơ sở cho nhận biết (nhận thức) cơ hội phát triển kinh
doanh:
Khơng có bột khơng gột nên hồ. Hoạch định chiến lược cần những thông
tin mà bằng mắt thường khơng có được. Phải có các căn cứ (nguyên liệu) là
các kết quả dự báo về nhu cầu của thị trường, về các nguồn đáp ứng khác (các
đối thủ cạnh tranh) và về năng lực của bản thân chủ thể chiến lược trong cùng
thời gian với chiến lược thì mới có thể hoạch định được chiến lược hoạt động
kinh doanh. Kết quả dự báo chỉ được sử dụng cho hoạch định chiến lược kinh
doanh khi nó có độ tin dùng cao. Do vậy, cần kiểm định, đảm bảo mức độ tin
dùng cao của các kết quả dự báo. Mức độ tin dùng của kết quả dự báo phụ thuộc
chủ yếu vào mức độ phù hợp của phương pháp dự báo được chọn dùng và mức
độ sát đúng của bộ dữ liệu. Phương pháp dự báo được chọn dùng phải phù hợp
với tính chất biến động của đối tượng dự báo. Dữ liệu cho dự báo trước hết phải

là dữ liệu có cùng tương lai với kết quả dự báo. Dữ liệu quá khứ chỉ là một căn
cứ của dữ liệu tương lai. Dự báo tương đối chính xác tương lai để có phương
định hướng, chuẩn bị trước là việc làm vô cùng quan trọng đối với kinh doanh
nói chung, đối với quản lý chiến lược kinh doanh nói riêng nên vơ cùng khó
khăn. Trước hết, dự báo những gì xảy ra trong tương lai khơng thể hồn tồn
chính xác. Và các căn cứ thường có quan hệ hữu cơ với nhau. Căn cứ này thay
đổi thường làm thay đổi các căn cứ khác và ngược lại.
Như vậy, việc đảm bảo độ chính xác cao của kết quả dự báo – đảm bảo các
căn cứ cho hoạch định chiến lược kinh doanh có vị trí, vai trị to lớn đối với hoạt
động của doanh nghiệp, đối với hiệu quả kinh doanh bền vững của doanh
nghiệp. Nó địi hỏi trí tuệ cao, đầu tư lớn.
Giai đoạn B: Xác định các phương án chiến lược phát triển kinh doanh:

Kiều Quang Vinh

8

CH QTKD BK 2011A


Đề tài: Hoạch định chiến lược phát triển kinh doanh của Ngân hàng SCB Quảng Ninh

Một phương án chiến lược hoạt động của doanh nghiệp có ba phần: phần
mục tiêu chiến lược, phần các cặp sản phẩm – khách hàng chiến lược và phần
các nguồn lực chiến lược. Ba phần độc lập tương đối nhưng quan hệ hữu cơ
với nhau. Xác định phần này phải giả định, lường định hai phần còn lại.
Giai đoạn C: Cân nhắc, quyết định lựa chọn phương án chiến lược hát
triển kinh doanh:

A


C

Kết quả
dự báo nhu cầu
của thị trường

Các chỉ tiêu của
mục tiêu chiến
lược phát triển
B

Các cặp sản
phẩm – khách
hàng chiến lược
phát triển KD

Kết quả
dự báo các đối
thủ cạnh tranh

Các nguồn lực
chiến lược PT

Kết quả dự báo
các nguồn lực
cho phát triển
kinh doanh

Chiến lược phát triển kinh doanh


hoạch định chiến lược phát triển

Phân tích, dự bỏo các căn cứ

A

Giai đoạn chuẩn bị các căn cứ “nguyên liệu” cho hoạch định chiến lược phát
triển kinh doanh.

B

Giai đoạn hoạch định các phương án chiến lược phát triển kinh doanh.

C

Giai đoạn cân nhắc, lựa chọn chiến lược phát triển kinh doanh.

Kiều Quang Vinh

9

CH QTKD BK 2011A


Đề tài: Hoạch định chiến lược phát triển kinh doanh của Ngân hàng SCB Quảng Ninh

Hình 1.1 Chất lượng giai đoạn A và B quyết định chất lượng chiến lược
phát triển kinh doanh C.
Lựa chọn phương án chiến lược kinh doanh là so sánh, cân nhắc các

phương án đã được hoạch định về các mặt vốn đầu tư, hiệu quả tài chính, hiệu
quả kinh tế – xã hội, về mặt môi trường cùng với sự thể hiện ngày một rõ hơn
của các điều kiện, tiền đề đi đến chính thức quyết định chọn một phương án
chiến lược tối ưu nhất, sát hợp nhất, khả thi nhất... Trong trường hợp phải so
sánh nhiều phương án người ta phải áp dụng vận trù học, các thuật tốn và
máy điện tốn.
Đơi khi việc phân tích và đánh giá các phương án cho thấy rằng, có hai
hoặc nhiều phương án thích hợp và người quản lý có thể quyết định thực hiện
một số phương án,...
1.3. Phân tích, dự báo các căn cứ cho hoạch định chiến lược phát triển
kinh doanh.
Đối với tổ chức kinh tế - xã hội cần phân tích, dự báo: nhu cầu phát triển,
nội lực và ngoại lực có thể thu hút được.
Đối với hoạt động kinh doanh cần phân tích, dự báo nhu cầu của thị
trường, về đối thủ cạnh tranh, về năng lực của chủ thể chiến lược trong cùng
thời gian với chiến lược.
1.3.1. Phân tích, dự báo nhu cầu của thị trường trong cùng thời gian với
chiến lược.
Để xây dựng được một lâu đài cần phải có đầy đủ các loại nguyên vật liệu
như: cát sỏi, thép, xi măng…Chất lượng nguyên vật liệu quyết định rất nhiều
chất lượng lâu đài.
Để hoạch định được chiến lược phát triển kinh doanh khơng thể khơng
phân tích, dự báo (dự đốn) biến động đáng kể của ba nhóm yếu tố: nhu cầu
của thị trường; đối thủ cạnh tranh; năng lực của chủ thể chiến lược trong cùng
thời gian với chiến lược (3 căn cứ). Như vậy, mức độ tin dùng của các căn cứ

Kiều Quang Vinh

10


CH QTKD BK 2011A


Đề tài: Hoạch định chiến lược phát triển kinh doanh của Ngân hàng SCB Quảng Ninh

quyết định rất nhiều mức độ tin dùng của bản chiến lược phát triển kinh
doanh. Và đến lượt mình, mức độ chính xác của các quyết định trong chiến
lược phát triển kinh doanh: quyết định lựa chọn mục tiêu chiến lược, quyết
định lựa chọn các cặp sản phẩm – khách hàng, quyết định lựa chọn các nguồn
lực chiến lược quyết định chủ yếu mức độ thành (bại) của kinh doanh trong
tương lai chiến lược. Phạm Lãi (Đào Chu Cơng) chồng của Tây Thi trong
cuốn: Bí quyết trở thành tỷ phú đã dạy: thành công hay thất bại chủ yếu do
quyết đoán đúng hay sai.
Sau đây là nội dung và phương pháp phân tích, dự báo biến động của từng
nhóm yếu tố quyết định chiến lược phát triển kinh doanh :
Theo GS, TS Đỗ Văn Phức [6, tr 136], để dự báo cầu của thị trường về một
loại hàng hoá cụ thể chúng ta phải nghiên cứu, nhận biết được: thị trường mục
tiêu cụ thể, thị trường ngày nay là thị trường mở; các yếu tố tạo nên, ảnh hưởng
đến nhu cầu đó; thời đoạn dự báo nằm ở giai đoạn nào trên chu kỳ sống của
hàng hố đó. Đối với một số hàng hố có xu hướng tăng trưởng nhu cầu ổn
định ta sử dụng phương pháp mơ hình hố thống kê, phương pháp nội suy. Đối
với hàng hố có xu hướng tăng trưởng nhu cầu không ổn định, ta sử dụng
phương pháp nội suy kết hợp với ý kiến về mức độ làm tăng (giảm) bất thường
do một số yếu tố cụ thể của các chuyên gia.
A

+++

+
_


+

_

_
B

+
+
t
tq

to

Kiều Quang Vinh

ttl

11

CH QTKD BK 2011A


Đề tài: Hoạch định chiến lược phát triển kinh doanh của Ngân hàng SCB Quảng Ninh

Hình 2. Kết hợp phương pháp suy ra xu hướng cho tương lai từ quá khứ với
xét đến phần đột biến của một số nhân tố trong tương lai khi dự báo nhu cầu
của thị trường.
Khi dự báo nhu cầu của thị trường về một loại hàng hố nào đó cần

nghiên cứu các yếu tố tạo nên, ảnh hưởng và lượng hoá mức độ. Các yếu tố
tạo nên, ảnh hưởng đến nhu cầu một loại hàng hoá cụ thể trên thị trường
thường là:
– Sự cần thiết và mức độ hấp dẫn của bản thân hàng hố đó.
– Nhận thức của người tiêu dùng.
– Khả năng thanh tốn của người tiêu dùng.
– Mơi trường văn hố, thói quen tiêu dùng.
– Chính sách điều tiết của nhà nước...
Sau khi tập hợp, phân tích cụ thể, tỉ mỉ nhu cầu từng cặp sản phẩm – khách
hàng chính yếu trong quá khứ cần tập hợp kết quả vào bảng sau:
Bảng1.1.Kết quả phân tích nhu cầu từng cặp sản phẩm – khách hàng
chính yếu của thị trường ….. trong 5 năm qua gần nhất.
Năm

Sản lượng

Giá trị

Tên những yếu tố và mức độ làm tăng,
giảm chính

2008
2009
2010
2011
2012
Sau khi trình bày các căn cứ, phương pháp dự báo nhu cầu từng cặp sản
phẩm – khách hàng mục tiêu chính yếu ở thị trường……..trong 5 năm tới cần
tập hợp kết quả vào bảng sau:
Bảng 1.2.Kết quả dự báo nhu cầu từng cặp sản phẩm – khách hàng mục

tiêu chính yếu của thị trường ……..trong 5 năm tới.

Kiều Quang Vinh

12

CH QTKD BK 2011A


Đề tài: Hoạch định chiến lược phát triển kinh doanh của Ngân hàng SCB Quảng Ninh

Sản lượng

Giá trị

Tên những yếu tố và mức độ
làm tăng, giảm chính

Hiện trạng
Năm đầu chiến lược
Năm giữa chiến lược
Năm cuối chiến lược
1.3.2. Phân trích, dự báo điểm mạnh, điểm yếu của các đối thủ cạnh
tranh đáng kể trong cùng thời gian với chiến lược.
Hoạch định chiến lược là nghiên cứu đưa ra phương án dự định đạt được
những mục tiêu tổng quát cụ thể trên cơ sở hướng vào những cặp sản phẩm –
khách hàng lớn cụ thể trên cơ sở các nguồn lực lớn cần và có thể huy động
trong tương lai trung bình và xa. Nói đến kinh tế thị trường là nói đến cạnh
tranh. Nói đến cạnh tranh là phải so sánh những yếu tố kinh doanh của doanh
nghiệp chủ thể với của các đối thủ cạnh tranh lớn trong cùng tương lai, tức là

trước khi hoạch định chiến lược phát triển kinh doanh của doanh nghiệp điều
quan trọng nhất là phải dự báo tương đối chính xác về các đối thủ cạnh tranh
trong cùng tương lai với chiến lược. Khi có cạnh tranh từ đánh kể trở lên phải
tăng tầm nhìn xa vì như đi xe có tốc độ cao trên đại lộ - nhìn gần khơng thấy
được xa, nhìn xa thấy được cả xa lẫn gần; Phán đúng được 99% những điều
liên quan đã xảy ra không bằng dự báo đúng được 55% những điều liên quan
sẽ xảy ra.
Các đối thủ cạnh tranh trong cùng tương lai: những ai và họ có ưu thế hoặc
thất thế gì so với chủ thể chiến lược... Dựa vào mức độ đổi mới quan hệ giữa
các nhà nước... chúng ta dự báo được khả năng xuất hiện và rút lui của các
đối thủ cạnh tranh từ các nước đó. Dựa vào luật pháp của nhà nước chúng ta
dự báo khả năng xuất hiện và chấm dứt hoạt động của các đối thủ cạnh tranh

Kiều Quang Vinh

13

CH QTKD BK 2011A


Đề tài: Hoạch định chiến lược phát triển kinh doanh của Ngân hàng SCB Quảng Ninh

trong nước. Dựa vào thực trạng và nhất là vào chiến lược của các đối thủ cạnh
tranh chúng ta dự báo năng lực cạnh tranh (ưu thế và thất thế) của các đối thủ
trong cùng một tương lai. Để có bản chiến lược của đối thủ cạnh tranh nhiều
khi phải sử dụng tình báo, gián điệp khoa học - công nghệ, kinh tế.
Sau khi tập hợp, phân tích cụ thể, tỉ mỉ các đối thủ cạnh tranh lớn của từng
cặp sản phẩm – khách hàng chính yếu của cơng ty……trong q khứ cần tập
hợp kết quả vào bảng 1.3. Học viên cần thực hiện ít nhất cho 3 cặp sản phẩm
– khách hàng lớn nhất.

Bảng1.3 Kết quả phân tích các đối thủ cạnh tranh lớn của từng cặp sản
phẩm – khách hàng chính yếu của công ty…… trong 5 năm qua gần nhất.
Tên các đối thủ cạnh
tranh chính yếu

Điểm mạnh, điểm yếu về

Tên những yếu tố

chất lượng, giá, xúc tiến

chính và mức độ tác

bán hàng…

động làm thay đổi

2009
2010
2011
2012
2013
Để phục vụ cho việc lựa chọn các cặp sản phẩm khách hàng chiến lược ta
tính tốn Tỷ suất suất lợi nhuận (Lợi nhuận/Giá thành x100%) của từng cặp
sản phẩm – khách hàng chính yếu. Sau đó tập hợp kết quả vào bảng sau:

Loại cặp sản phẩm – Giá
khách hàng chính yếu

thành


Giá

Tỷ suất

Tình hình tồn kho

bán

lợi nhuận

1. ……

Kiều Quang Vinh

14

CH QTKD BK 2011A


×