Tải bản đầy đủ (.docx) (30 trang)

HOẠCH ĐỊNH CHIẾN LƯỢC HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN SÀI GÒN CHI NHÁNH VĨNH LONG (SCB VĨNH LONG)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (196.07 KB, 30 trang )

HOẠCH ĐỊNH CHIẾN LƯỢC HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA
NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN SÀI GÒN CHI NHÁNH VĨNH
LONG (SCB VĨNH LONG)
4.1. PHÂN TÍCH MÔI TRƯỜNG KINH DOANH BÊN TRONG VÀ XÁC ĐỊNH
ĐIỂM MẠNH, ĐIỂM YẾU CỦA NGÂN HÀNG
4.1.1. Phân tích môi trường kinh doanh bên trong
Môi trường bên trong hay chính là các điều kiện, nguồn lực thực tại của ngân
hàng. Nguồn lực này bao gồm: nguồn tài chính, cơ sở vật chất, nguồn nhân lực và hệ
thống marketing. Thông qua các yếu tố nguồn lực này có thể giúp cho Ngân hàng tìm ra
được các điểm mạnh, điểm yếu của Ngân hàng để từ đó để có giải pháp tận dụng các
điểm yếu, loại bỏ những điểm yếu để đạt được lợi thế tối đa trong kinh doanh
4.1.1.1. Yếu tố tài chính
Trước đây, năng lực tài chính của SCB thuộc loại trung bình nhưng do Ngân
hàng chú trọng công tác huy động vốn nên hiện nay vốn huy động của SCB được xếp
vào bậc trung trong nhóm các NHTMCP đô thị. Lợi thế về năng lực tài chính cho phép
SCB giữ vững và nâng cao hệ số an toàn vốn, tăng khả năng đáp ứng nhu cầu vốn của
khách hàng và mở rộng các hoạt động dịch vụ khác.
Như đã phân tích ở trên, ta thấy Ngân hàng có nguồn vốn khá ổn định, một cơ
cấu tài sản khá hợp lý với chủ yếu là tài sản sinh lời, lợi nhuận Ngân hàng thu được khá
tốt tuy không ổn định nhưng không phải là nguyên nhân tiêu cực, tỷ lệ nợ quá hạn thấp
hơn nhiều so với chỉ tiêu. Trước hết, Ngân hàng có nguồn vốn chủ sở hữu đạt ở mức
khá cao mà chủ yếu là vốn huy động chiếm tỷ trọng cao trong tổng nguồn vốn qua các
kỳ. Điều này được SCB Vĩnh Long khẳng định: SCB Vĩnh Long là chi nhánh đầu tiên
tại khu vực ĐBSCL của SCB. Mới khai trương hoạt động từ ngày 22/5/2006, sau 3
tháng hoạt động kinh doanh, tổng số huy động tiền gửi đạt gần 46 tỷ đồng, đạt 182% kế
hoạch, dư nợ cho vay bao gồm đã cam kết giải ngân đạt trên 100 tỷ đồng, đạt 168% kế
hoạch. Đây là bước đầu thành công của SCB Vĩnh Long cho thấy khả năng tài chính
của Chi nhánh là rất tốt; đồng thời SCB đã và đang thích ứng nhanh hơn, linh hoạt hơn
với nền kinh tế thị trường. Tổng vốn điều lệ của SCB tăng gấp đôi so với 2006 là 1.200
tỷ đồng.
Đồng thời, Ngân hàng đầu tư nhiều cho tài sản sinh lời tăng nhanh qua các kỳ,


chính điều này đã đem lại cho Ngân hàng nguồn sinh lời rất lớn, một cơ hội kinh doanh
hiệu quả. Và sau 1,5 năm hoạt động Ngân hàng đã đạt được 1.290 triệu đồng lợi nhuận;
tuy vậy con số này cần phải được nâng cao hơn trong thời gian tới để đảm bảo năng lực
cạnh tranh trong giai đoạn cạnh tranh này. Còn tỷ lệ nợ quá hạn cao nhất chỉ có 0,86%
nên khả năng thu hồi nợ của Ngân hàng rất tốt, do vậy Ngân hàng đảm bảo được nguồn
tiền của mình và tiếp tục đưa vào hoạt động kinh doanh. Về hệ số ROA, hệ số này của
Ngân hàng là thấp chỉ đạt 0,26%, trong khi đó hệ số này của NHTM các nước trong khu
vực tương đối cao. Như vậy Ngân hàng cần quan tâm đến việc sử dụng tài sản một cách
hợp lý để mang lại lợi nhuận tối đa cho Ngân hàng..
Để có cơ sở đầu tư an toàn, hiệu quả - thông qua Hiệp hội doanh nghiệp vừa và
nhỏ – SCB đã hỗ trợ vốn cho các doanh nghiệp đầu tư vốn xây dựng cơ sở hạ tầng khu
công nghiệp (khu chế xuất Hòa Phú, khu công nghiệp Bình Minh) kết hợp làm nhà cho
công nhân, cho vay hộ nghề gốm sứ thuộc tuyến công nghiệp Cổ Chiên, cho vay nuôi
cá bè dọc bờ sông và cù lao An Bình, dự kiến đầu tư vào dự án trọng điểm khu đô thị
mới Mỹ Thuận. Cũng như, trong Hội nghị khách hàng, SCB Vĩnh Long đã tiến hành ký
kết hợp đồng tín dụng với công ty TNHH Thương mại – sản xuất Năm Vàng và công ty
TNHH Nghĩa Nhơn. Để làm được những điều trên cho thấy năng lực tài chính của SCB
là đáng kể.
Tuy đã có cố gắng cải thiện tình hình tài chính nhưng tỷ trọng nguồn vốn huy
động được từ các tổ chức kinh tế trong cơ cấu huy động vốn của Ngân hàng vẫn chưa
cao. Đa phần vốn huy động được là nguồn vốn ngắn hạn, tỷ trọng vốn dài hạn trên 3
năm huy động được rất thấp. Đây cũng là tình trạng chung của các NHTMCP tại Việt
Nam hiện nay.
Định hướng hoạt động của chi nhánh là đẩy mạnh huy động vốn để đầu tư tín
dụng kết hợp với dịch vụ ngân hàng hiện đại, đa dạng hóa sản phẩm dịch vụ góp phần
thúc đẩy kinh tế địa phương phát triển, đồng thời cung cấp cho khách hàng những tiện
ích tốt nhất với phương châm “SCB luôn hướng đến sự hoàn thiện vì khách hàng”…
4.1.1.2. Yếu tố cơ sở vật chất
SCB là Ngân hàng được thành lập từ 1992, với hơn 15 năm hoạt động, Ngân
hàng đã tạo được thương hiệu uy tín trên thị trường; thông qua các chương trình tiết

kiệm dự thưởng, hỗ trợ người nghèo, tham gia hoạt động công ích xã hội, SCB ngày
càng khẳng định tên tuổi của mình. Song, nhờ đó mà Chi nhánh của SCB sẽ dễ dàng
hơn trong việc tiếp cận với thị trường Vĩnh Long. Hiện nay, SCB Vĩnh Long cũng quan
tâm nhiều hơn về việc củng cố vị thế uy tín của mình trên địa bàn mới này, cụ thể hơn,
Chi nhánh đã khởi động chương trình “tiếp sức thương binh”.
SCB Vĩnh Long thành lập tại 11, Phạm Thái Bường, Phường 4, Thị xã Vĩnh
Long, là nơi có vị trí thuận lợi cả về giao thông và về kinh tế, vì nơi đây là thị xã nên có
nhiều dân cư sinh sống, vả lại ở đây vừa mới xây dựng các khu dân cư và khá nhiều cơ
sở kinh doanh. Trên con đường trãi dài này có nhiều Ngân hàng cũng mới được thành
lập như: Ngân hàng Đông Á, Ngân hàng Phương Đông, VP Bank, Ngân hàng Miền Tây
và Vietin Bank. Các Ngân hàng này nằm sát nhau trên đoạn đường này, chỉ riêng SCB
Vĩnh Long có vị trí cách xa hơn, vì vậy giảm bớt được áp lực cạnh tranh với các ngân
hàng trên.
Hiện nay, SCB Vĩnh Long đã mở được 4 PGD ở các huyện – Tỉnh: Bến Tre, Cai
Lậy, Trà Vinh, Sa Đéc. Với việc thành lập PGD, Ngân hàng mong muốn được cung cấp
cho khách hàng những sản phẩm, dịch vụ tài chính ngân hàng hiện đại, nhiều tiện ích
cùng với phong cách phục vụ chu đáo của đội ngũ nhân viên chuyên nghiệp, tận tâm.
SCB cũng hy vọng mang đến một không khí mới cho hoạt động tài chính và thúc đẩy
sự phát triển của ngành này diễn ra nhanh chóng nhất. Mặc dù SCB Vĩnh Long mới
thành lập không bao lâu đã khai trương lần lượt 4 PGD, như vậy thị phần của SCB
Vĩnh Long chiếm khá lớn nhưng ở Vĩnh Long thì SCB vẫn chưa có PGD nào, trong khi
đó Sacombank đã mở thêm 1PGD khá khang trang ở Phường 1, thị xã Vĩnh Long.
Ngân hàng cũng đầu tư trang thiết bị hiện đại để phục vụ khách hàng được tiện
lợi và nhanh chóng hơn. Nhờ đó, dịch vụ thanh toán và các dịch vụ ngân hàng khác có
liên quan đã đáp ứng tốt nhất nhu cầu về thanh toán cho khách hàng và nền kinh tế một
cách nhanh chóng – chính xác – an toàn và hiệu quả, tạo điều kiện nâng cao hiệu quả sử
dụng vốn trong toàn bộ nền kinh tế.
Cùng với phát triển khách hàng sử dụng thẻ, Ngân hàng đã chú trọng đầu tư
phát triển các ATM và các thiết bị sử dụng thẻ. Tuy nhiên, do chi phí sử dụng vào việc
mở rộng các phòng giao dịch ở các tỉnh nên SCB Vĩnh Long chưa đủ tài chính để đầu

tư nhiều cho thiết bị sử dụng thẻ nên hiện chỉ mới có một máy ATM ở Vĩnh Long và
đặt tại chi nhánh để phục vụ khách hàng sử dụng thẻ. Nhìn chung, về yếu tố cơ sở vật
chất: SCB có được những mặt mạnh, đồng thời vẫn còn tồn tại những mặt yếu so với
các ngân hàng khác.
4.1.1.3. Yếu tố Marketing
Trong điều kiện cạnh tranh gay gắt như hiện nay, Marketing góp phần không
nhỏ vào sự sống còn và phát triển của ngân hàng. Chiến lược Marketing của ngân hàng
nào tốt thì sẽ thu hút được nhiều khách hàng và nguồn vốn cho ngân hàng. Để tăng
cường hiệu quả công tác Marketing, Ngân hàng cần phân đoạn chính xác thị trường, xác
định đúng đối tượng khách hàng mục tiêu, từ đó có biện pháp chủ động tiếp cận khách
hàng để giới thiệu các sản phẩm dịch vụ của mình. Các biện pháp truyền thống thường
được sử dụng là quảng cáo qua các phương tiện đại chúng (báo chí, truyền hình, mạng
internet…), áp dụng Marketing hỗn hợp (Product, Price, Place, Promotion) trong đó tích
cực thực hiện các hoạt động quan hệ với khách hàng nhằm đi sâu tìm hiểu khách hàng
và thu nhận các thông tin từ phía khách hàng để có phương hướng điều chỉnh thích hợp,
từ đó nâng cao năng lực cạnh tranh của ngân hàng. Hoạt động Marketing tốt không
những tăng uy tín, thương hiệu mà còn góp phần giúp Ngân hàng thu được lợi nhuận
nhiều hơn, vững mạnh hơn và phát triển hơn.
 SCB Vĩnh Long cũng nhận thức được vai trò và vị trí quan trọng của hoạt động
Marketing trong việc mở rộng các dịch vụ ngân hàng, đáp ứng nhu cầu của khách hàng
trên địa bàn. Về sản phẩm, dịch vụ của Ngân hàng cũng khá đa dạng với các loại sản
phẩm dịch vụ hiện có là: dịch vụ tiền gửi cá nhân bao gồm: tiền gửi thanh toán, tiền gửi
có kỳ hạn, tiền gửi ký quỹ và tiền gửi đồng chủ tài khoản; thanh toán hàng hóa, dịch vụ
qua thẻ; tài khoản doanh nghiệp – tài khoản thanh toán và tiền gửi có kỳ hạn; dịch vụ
chuyển tiền bằng điện/ thư; dịch vụ chuyển tiền trong nước; dịch vụ thẻ thẻ ATM SCB
Link; dịch vụ thanh toán tự động cước VNPT; kinh doanh ngoại tệ; kinh doanh vàng;
tiết kiệm tích lũy linh hoạt; tiết kiệm dành cho khách hàng từ 50 tuổi trở lên; tích lũy
học tập. Về sản phẩm, dịch vụ thì SCB Vĩnh Long khá đa dạng, có tính phổ biến, dễ
phù hợp với mọi đối tượng, có nhiều sản phẩm hấp dẫn nhưng nhìn chung SCB Vĩnh
Long chưa có sản phẩm, dịch vụ khác biệt và nổi trội hơn so với các Ngân hàng

Thương mại khác.
Để đẩy mạnh Marketing trong phát triển sản phẩm, dịch vụ, Ngân hàng phải
nghiên cứu tìm hiểu nhu cầu và sở thích của khách hàng như năng động tìm ra những
cách đổi mới sản phẩm, dịch vụ, tạo ra danh tiếng, sự riêng biệt về phong cách phục vụ
và chất lượng dịch vụ so với các ngân hàng khác trên cùng địa bàn.
 Về chiến lược Price, SCB Vĩnh Long có những chiến lược riêng cho mình, đó là, Ngân
hàng đưa ra mức lãi suất huy động vốn cao hơn so với các Ngân hàng khác trên cùng
địa bàn, đồng thời thường xuyên có những chính sách ưu đãi như: tặng lãi suất cho
người 50 tuổi, mở tích lũy học tập từ ngày 05/09/2007 đến ngày 30/09/2007 được tặng
thêm lãi suất 0,01%/ tháng,…
 Ngân hàng đã tăng cường phát triển mạng lưới, mở rộng các PGD và hiện nay đã mở
được 4 PGD ở các huyện – tỉnh: PGD Cai Lậy, PGD Sa đéc, PGD Trà Vinh, PGD Bến
Tre; cùng với việc tăng lãi suất cũng như các chương trình khuyến mãi.
 SCB rất chú trọng công tác quảng cáo và tiếp thị qua các phương tiện thông tin đại
chúng. Nhờ đó, thương hiệu SCB đã được khách hàng biết đến nhiều hơn và tin tưởng
hơn.. Điều này thể hiện qua sự kiện SCB đón nhận cúp vàng “sản phẩm uy tín chất
lượng” và danh hiệu “Doanh nghiệp Việt Nam uy tín – chất lượng 2006”, “Sản phẩm
Việt uy tín, chất lượng”.
SCB cũng tham gia tích cực vào các hoạt động từ thiện, quyên góp thể
hiện trách nhiệm đối với xã hội, và cộng đồng như: ủng hộ người nghèo, thực hiện
chương trình “Tiếp sức đến trường” tại địa bàn Vĩnh Long…Nhờ đó, SCB đã được
Tổng liên đoàn lao động Việt Nam cùng một số tổ chức trao tặng Cúp vàng “Vì sự phát
triển cộng đồng”.
Trong dịp khai trương, SCB đã tặng 3 ngôi nhà tình nghĩa trị giá 54 triệu
cho thị trấn Càn Long, xã An Long thuộc tỉnh Trà Vinh. SCB muốn chia sẽ phần nào
khó khăn cho nhân dân địa phương qua những hoạt động tương thân tương ái. Ngoài ra,
SCB Vĩnh Long khởi động chương trình “Tiếp sức thương binh”, Chi nhánh đại diện
đăng ký hỗ trợ đời sống dài hạn 40 thương binh nặng, có hoàn cảnh kinh tế gia đình
nhiều khó khăn. Báo Vĩnh Long sẽ phối hợp với sở Lao động – Thương binh – xã hội
tỉnh tổ chức lễ trao tiền hỗ trợ của SCB Vĩnh Long đến 40 đối tượng nói trên, chính

thức khởi động chương trình “Tiếp sức thương binh”.
 Về mặt khách hàng mục tiêu, SCB cũng xác định được cho Ngân hàng mình đối tượng
khách hàng mục tiêu trong thời gian qua chủ yếu là tổ chức kinh tế khối kinh doanh và
cũng có nhiều chính sách ưu đãi để gia tăng nguồn vốn từ nhóm khách hàng này.
Nhưng có lẽ do chính sách ưu đãi riêng đối với nhóm khách hàng này chưa hấp dẫn, vì
vậy nguồn vốn huy động chủ yếu của Ngân hàng vẫn là từ đối tượng cá nhân.
Với những điều trên cho thấy SCB đã xây dựng chiến lược thích hợp trong tình
hình kinh doanh của hiện taị và mang tính khả thi cao. Tuy nhiên, hiện tại SCB Vĩnh
Long vẫn chưa có riêng cho mình tổ chuyên về nghiên cứu Marketing và chưa có nhân
viên trong công tác Marketing, các chiến lược đã đề ra là do ban lãnh đạo, Ban Giám
đốc Chi nhánh nghiên cứu đề xuất và Hội sở chủ trương.
4.1.1.4. Yếu tố về nhân lực
Nhân lực là một trong các yếu tố đóng vai trò quan trọng nhất, quyết định hiệu
quả hoạt động kinh doanh của Ngân hàng.
Hiện nay, Ngân hàng đang thiếu nguồn nhân lực, do mới thành lập các PGD tại
Bến Tre, Trà Vinh, Cai Lậy, Sa Đéc; vả lại công việc ngày càng nhiều do hoạt động
kinh doanh ngày một qui mô hơn, vì vậy đòi hỏi một nguồn nhân lực để đảm nhận các
công việc này. Tuy nhiên, việc tuyển dụng Ngân hàng cũng có những chính sách riêng
của mình là phải thông qua vòng thi nghiệp vụ chuyên môn về tín dụng hoặc kế toán,
…, để đánh giá sự am hiểu về chuyên ngành; nếu có số điểm nhất định được xem là đạt
thì sau đó thi phỏng vấn để nhà tuyển dụng dánh giá những nhân viên tương lai cho
Ngân hàng. Nếu đạt ở vòng phỏng vấn, sẽ trở thành nhân viên chính thức của Ngân
hàng sau khi trãi qua thời gian thử việc 2 tháng, và chuyển công tác đến các chi nhánh,
PGD đang thiếu nhân viên. Bên cạnh đó, phương pháp đào tạo hiện nay ở các trường
đại học, cao đẳng còn nặng nề về lý thuyết, thiếu những kiến thức thực tiễn mà Ngân
hàng đang sử dụng và giao dịch hiện đại để trang bị cho sinh viên.
Mặt khác, do các Ngân hàng nước ngoài khi thâm nhập vào thị trường này đều
phải tận dụng nguồn nhân lực địa phương và nguồn nhân lực này không đâu khác hơn
là từ các Ngân hàng trong nước. Với chính sách đãi ngộ tốt hơn, lương trả cao hơn,
phong cách làm việc chuyên nghiệp hơn, đánh giá năng lực cán bộ công bằng đã là

nguyên nhân chuyển dịch nguồn nhân lực chất lượng cao.
Cán bộ công nhân viên làm việc tại SCB Vĩnh Long là nguồn nhân lực trẻ,
năng động, nhiệt tình và đầy sáng tạo. Trình độ chuyên môn của họ đa phần từ bậc đại
học chuyên ngành tín dụng, kế toán, quản trị kinh doanh, tin học, anh văn,…Các nhân
viên này đa số là người dân tỉnh này, sinh sống ở đây, vì vậy có thể nắm bắt được tình
hình địa bàn Vĩnh Long thuận tiện cho công tác tín dụng và dễ dàng trong việc đi lại.
Riêng các Ban Giám đốc, tuổi nghề cao kinh nghiệm nhiều, trình độ chuyên môn sâu
rộng. Đồng thời, Ban lãnh đạo và ban Giám đốc trước đây làm việc tại hội sở đã nhận
nhiệm vụ chuyển công tác xuống Chi nhánh này từ ngày mới thành lập, do đó họ đã có
khả năng quản lý điều hành từ kinh nghiệm đã tích lũy trong công việc đảm nhận ở Hội
sở và trong thời gian trước đó.
Ngoài ra, ta có thể thấy được ở SCB Vĩnh Long là không khí làm việc rất thoải
mái, các cán bộ nhân viên luôn vui vẻ, hòa đồng, và có tinh thần tập thể cao. Tôi cảm
nhận được khi bước chân tới Ngân hàng là một cảm giác rất thân thiện.
Song, nguồn nhân lực trẻ năng động, nhiệt tình này làm việc với Ngân hàng
trong thời gian gần đây khi Ngân hàng thành lập khoảng hơn 1,5 năm, vì vậy chưa có
nhiều năm kinh nghiệm nên chưa phát huy hết khả năng của Ngân hàng và hiệu quả
hoạt động của Chi nhánh. Đồng thời, trong thời gian ngắn thì Ngân hàng khó có thể
đánh giá được đạo đức nghề nghiệp của lực lượng nhân viên mới.
Nhìn chung, Chỉ cần hoàn thiện thêm một vài mặt thì SCB có thể tạo thế độc
đáo riêng có của Ngân hàng từ yếu tố nhân lực này.
4.1.2. Điểm mạnh và điểm yếu
4.1.2.1. Điểm mạnh
- Chất lượng hoạt động của SCB Vĩnh Long tốt.
- Ngân hàng đã dần dần tạo được thương hiệu cũng như uy tín tại thị xã Vĩnh
Long nhờ vào chính sách tiếp cận và tham gia hoạt động xã hội.
- Địa điểm hoạt động của SCB Vĩnh Long có vị trí giao thông thuận lợi, nằm ở
trung tâm kinh tế, tập trung nhiều dân cư có thu nhập ổn định, vì vậy dễ dàng thu hút
khách hàng đến giao dịch với ngân hàng.
- Hệ thống thanh toán hiện đại, nhanh chóng, thuận lợi và hiệu quả.

- Trình tự, thủ tục gửi, rút tiền; thanh toán, chuyển tiền qua ngân hàng đơn giản,
thuận tiện, dễ thực hiện.
- Sản phẩm, dịch vụ của SCB Vĩnh Long khá hấp dẫn, đa dạng, có tính phổ biến,
dễ phù hợp với nhiều đối tượng.
- Năng lực quản lý, điều hành của ban Giám đốc với tuổi nghề kinh nghiệm cao,
kiến thức chuyên môn sâu rộng.
- Cán bộ nhân viên trẻ, năng động, nhiệt tình, không ngại khó. Với phong cách,
tinh thần, thái độ phục vụ chân thành, niềm nở, ân cần và lịch sự.
4.1.2.2. Điểm yếu
- Tỷ trọng nguồn vốn huy động được từ doanh nghiệp còn rất thấp, mà đa phần
là nguồn vốn ngắn hạn, còn vốn dài hạn có tính ổn định cao thì rất thấp.
- Do lãi suất huy động của SCB Vĩnh Long cao hơn với các ngân hàng khác trên
cùng địa bàn nên chi phí đầu vào cũng cao hơn.
- Ngân hàng còn bỡ ngỡ với địa bàn mới, chưa nắm bắt được hết tình hình địa
phương.
- Mạng lưới hoạt động của SCB tại Vĩnh Long còn thấp, chưa có mở thêm PGD
ở các huyện hay nơi trọng điểm khác của tỉnh cũng như số lượng máy ATM hay thiết bị
sử dụng thẻ còn hạn chế, chỉ có được một máy đặt tại trụ sở.
- Chưa có sản phẩm, dịch vụ khác biệt, nổi trội so với các ngân hàng khác.
- SCB Vĩnh Long chưa thành lập tổ chuyên nghiên cứu Marketing và đào tạo
chuyên viên về công tác Marketing để phục vụ cho Chi nhánh.
- Ngân hàng chưa đưa ra nhiều chính sách ưu đãi thích hợp để thu hút nhóm
khách hàng mục tiêu.
- Nhân viên được tuyển dụng chủ yếu là sinh viên mới ra trường thiếu kinh
nghiệm thực tiễn, do vậy phải qua thời gian đào tạo mới chính thức làm việc.
4.2. PHÂN TÍCH MÔI TRƯỜNG KINH DOANH BÊN NGOÀI VÀ XÁC ĐỊNH
CƠ HỘI, THÁCH THỨC ĐỐI VỚI NGÂN HÀNG
4.2.1. Môi trường kinh doanh bên ngoài
Môi trường kinh doanh của ngân hàng là hoàn cảnh trong đó ngân hàng hoạt động
và tiến hành các nghiệp vụ kinh doanh và bị tác động chi phối bởi hoàn cảnh này. Môi

trường kinh doanh có thể mô phỏng bằng các yếu tố được xem như những tác động từ
bên ngoài tới các hoạt động kinh doanh của các tổ chức tín dụng. Phần lớn, trong các
yếu tố đó và tác động của chúng thường mang tính khách quan và ngân hàng khó kiểm
soát được và có thể thích nghi với chúng. Trong môi trường kinh doanh này luôn chứa
đựng nhiều cơ hội cũng như thách thức đối với ngành ngân hàng hiện nay.
4.2.1.1. Kinh tế
Khi nền kinh tế tăng trưởng mạnh mẽ và ổn định sẽ thúc đẩy mạnh sự phát triển
của các dịch vụ về tài chính ngân hàng như đầu tư tài chính, hoạt động kinh doanh tiền
tệ, huy động vốn và cho vay tài chính…Thật vậy, dấu ấn vượt trội về lĩnh vực kinh tế
tiếp tục phát triển ổn định, đạt mức tăng trưởng cao nhất trong 10 năm qua; cơ cấu
chuyển dịch theo hướng tích cực, hiệu quả. Cụ thể, tốc độ tăng trưởng GDP năm 2007
trên 8,5% trong khi đó năm 2006 GDP chỉ là 7,7%, tăng 0,8% so với năm 2006; năm
2007 là năm mà lần đầu tiên nước ta có tên trong bảng xếp hạng “chỉ số hóa toàn cầu
2007” ở vị trí 48/72 trong đó thương mại xếp hạng thứ 10, kiều hối xếp hạng 15 và tăng
trưởng xếp hạng 19. Cơ cấu kinh tế cũng có sự tăng trưởng với giá trị sản xuất công
nghiệp tăng 17,2% so với 2006; giá trị sản xuất nông nghiệp tăng thêm khoảng 3,5% so
với năm 2006; tốc độ tăng trưởng giá trị sản xuất ngành nông, lâm, ngư nghiệp tăng
3%, lâm nghiệp 1,4%, thủy sản 9,9%; riêng dịch vụ hai năm liền đạt tốc độ tăng trưởng
cao hơn tốc độ chung của nền kinh tế, khoảng 8,7% so với kế hoạch đề ra là từ 8,3% -
8,5%. Tổng kim ngạch xuất khẩu hàng hóa năm 2007 cũng tăng cầm chắc trong tay 48
tỷ USD, tương đương 67,4% GDP, tăng 20,5% so với năm 2006. Dự kiến năm 2008
tổng sản phẩm trong nước (GDP) tăng từ 8,5% - 9,0% so với năm 2007.
Cùng với việc trở thành thành viên của WTO, tổ chức thương mại toàn cầu lớn
nhất thế giới, sự thành công năm APEC Việt Nam 2006, và gần đây nhất Việt Nam trở
thành ứng viên duy nhất của Châu Á vào ghế không thường trực Hội đồng Bảo an Liên
hiệp Quốc là mốc son đánh đấu bước phát triển mới của Việt Nam trên con đường phát
triển và khẳng định vị thế.
Những yếu tố trên đã tạo ra một bước ngoặc lớn đối với sự phát triển của ngành
tài chính Ngân hàng. Cụ thể, Trong 2 năm gần đây, báo cáo về hoạt động kinh doanh
của ngân hàng nội địa Việt Nam đều đạt mức lợi nhuận khá cao, vượt mức kế hoạch đề

ra. Tính đến hết tháng 12 – 2007, tổng dư nợ cho vay và đầu tư với nền kinh tế của hệ
thống ngân hàng tăng 37,8% và tăng gấp 2 lần so với mức dự kiến từ đầu năm là 17 –
21%. Đây là nguyên nhân lý giải cho cơn sóng tăng giá cổ phiếu của các ngân hàng thời
gian vừa qua.
Tuy nhiên, lạm phát đang là mối thách thức lớn đối với nền kinh tế của Việt
Nam. Lạm phát tăng lên đến 8,9% năm 2007, với tình hình tăng như vậy sẽ ảnh hưởng
xấu tới tốc độ tăng trưởng kinh tế. Một trong những biện pháp kiềm chế lạm phát là
thực hiện thắt chặt tiền tệ. Đây cũng là nguyên nhân ảnh hưởng gián tiếp đến sự phát
triển của các dịch vụ tài chính ngân hàng.
Ngoài ra, chỉ số giá tiêu dùng cao, tăng nhanh như hiện nay không chỉ làm hạn
chế đến chất lượng tăng trưởng nền kinh tế mà còn tác động nhất định đến chất lượng
tăng trưởng của hoạt động ngân hàng, đặc biệt là huy động vốn và cho vay vốn trong
mối liên hệ lãi suất - lạm phát cũng như chi phí vốn tăng do tỷ lệ dự trữ bắt buộc trong
việc điều hành chích sách tiền tệ của Ngân hàng Nhà nước để kìm giữ lạm phát và bình
ổn tiền tệ.
Sự suy thoái của thị trường chứng khoán, sự đóng băng của thị trường bất động
sản, sự bất ổn của thị trường vàng là những nguy cơ rủi ro lớn cho ngân hàng bởi vì các
thị trường đó là khách hàng lớn của ngân hàng trong thời gian qua.
Kinh tế Vĩnh Long quý I năm 2008 tiếp tục chuyển biến tích cực, nông nghiệp
với vụ đông xuân được mùa, được giá đem lại niềm vui cho nông dân tỉnh nhà; công
nghiệp tăng trưởng với tốc độ cao, nhu cầu tiêu dùng nhiều hơn trong những ngày cuối
năm nên thương mại tăng nhanh… Do vậy có khả năng huy động các nguồn vốn tín
dụng và doanh số cho vay tăng khá hơn trong thời gian tới..
4.2.1.2. Chính trị và môi trường pháp lý
Lĩnh vực hoạt động của Ngân hàng là tài chính – tiền tệ, là một lĩnh vực nhạy
cảm và có ảnh hưởng sâu rộng đến nhiều mặt hoạt động của xã hội. Vì vậy, ngoài
những văn bản quy phạm pháp luật chung của nhà nước, mỗi ngân hàng còn được điều
chỉnh bởi một hệ thống các văn bản luật và dưới luật của NHNN. Việc thay đổi, bổ
sung các văn bản quy phạm pháp luật, đặc biệt là văn bản của NHNN đều có ảnh hưởng
trực tiếp đến hoạt động của các Ngân hàng.

Hoạt động ngân hàng nói chung, hoạt động của các Ngân hàng thương mại cổ
phần nói riêng trong bối cảnh hiện nay có nhiều thuận lợi nhưng cũng gặp không ít khó
khăn. Đặc biệt là NHNN đã tăng gấp 2 lần dự trữ bắt buộc để điều hành chính sách tiền
tệ đã làm cho chi phí huy động vốn của các NHTM tăng cao. Đồng thời, Ngân hàng nhà
nước cũng ban hành chỉ thị số 03/2007/CT-NHNN, ngày 28/5/2007 của Thống đốc
NHNN VN quy định tỷ lệ dư nợ vốn cho vay, Chiết khấu chứng từ có giá,…để đầu tư,
kinh doanh Chứng khoán của các TCTD khống chế ở mức dưới 3% tổng dư nợ của
TCTD đó. Mức quy định phải thục hiện với thời điểm cuối cùng là 31/12/2007. Chỉ thị
đó đã thực sự trở thành một trong số ít chủ đề “nóng” thu hút sự quan tâm lớn của dư
luận, của các nhà đầu tư, và gây khó khăn cho các NHTM vì tỷ lệ này quá thấp, và chắc
chắn sẽ còn được bàn luận với nhiều ý kiến khác nhau. Song, nhìn nhận ở góc độ quản
lý nhà nước thì đây là biện pháp cần thiết và đạt hiệu quả trong việc hạn chế luồng vốn
tín dụng chạy sang thị trường chứng khoán. Chỉ thị đó góp phần hạn chế rủi ro cho cả
NHTM cho vay và cả thi trường chứng khoán Việt Nam, góp phần kiềm chế lạm phát.
Ngoài ra, để tăng cường huy động vốn vào thị trường chứng khoán và vào hệ
thống NHTM, đồng thời tạo thêm sự hấp dẫn hàng hóa thị trường chứng khoán nước ta
trong việc khuyến khích đầu tư nước ngoài. Hiệp hội các nhà đầu tư Tài chính Việt
Nam (VAFI) đã đề ra một giải pháp kích cầu – Đó là việc nâng cao tỷ lệ nắm giữ cổ
phần của Nhà đầu tư nước ngoài từ mức 30%/ vốn điều lệ theo qui định hiện hành lên
mức 35% hoặc 37% NĐ 69/2007/NĐ-CP ngày 20/4/2007 của Chính Phủ qui định về
nhà đầu tư nước ngoài mua cổ phần của NHTM VN đã đi vào chính sách thực tiễn, là
một văn bản có tính pháp lý cao, chứa đựng những vấn đề về quản lý vốn đầu tư nước
ngoài theo hướng hội nhập, đồng thời tăng cường thu hút các nhà đầu tư chiến lược
nước ngoài (nhất là các Ngân hàng nước ngoài có tên tuổi) quan tâm vào lĩnh vực ngân
hàng.
Bên cạnh đó, Hệ thống pháp luật về hoạt động ngân hàng chưa hoàn chỉnh, sự
điều hành tiền tệ một cách lúng túng của NHNN là những nguy cơ rủi ro về thanh
khoản và lãi suất.

×