Tải bản đầy đủ (.pdf) (93 trang)

Một số giải pháp nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh tại công ty TNHH hệ thống dây sumi hanel

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.65 MB, 93 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI
---------------------------------------

NGUYỄN MINH CHÍNH

MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ SẢN XUẤT KINH DOANH
TẠI CÔNG TY TNHH HỆ THỐNG DÂY SUMI-HANEL

Chuyên ngành : QUẢN TRỊ KINH DOANH

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC
QUẢN TRỊ KINH DOANH

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC
TS. TRẦN THỦY BÌNH

Hà Nội – Năm 2012


Lời cam đoan

Em xin cam đoan bản luận văn tốt nghiệp một số giải pháp nâng
cao hiệu quả sản xuất kinh doanh tại công ty tnhh hệ
thống dây sumi-hanel do em tự thực hiện dới sự hớng dẫn của TS.
TRầN ThủY BìNH. Mọi số liệu và biểu đồ mô tả trong luận văn đều do em trực
tiếp thu thập và đợc sự đồng ý của BGĐ công ty TNHH Hệ thống dây Sumi-Hanel.
Để hoàn thành bản luận văn này, em chỉ sử dụng những tài liệu đợc ghi
trong tài liệu tham khảo ở cuối quyển, ngoài những tài liệu trên em không
sử dụng bất cứ một tài liệu nào khác. Nếu phát hiện sai sót, em xin hoàn toàn chịu
trách nhiệm.



Học viên

Nguyễn Minh Chính

i


Lời cảm ơn
Để hoàn thành bản luận văn này em đã nhận đợc rất nhiều sự giúp đỡ từ
nhiều phía.
Em xin đợc trân thành cảm ơn TS. Trần Thuỷ Bình, ngời hớng dẫn khoa
học đã hớng dẫn một cách chi tiết, tận tình để em có phơng pháp nghiên cứu phù
hợp với đề tài đợc giao.
Em xin trân thành cảm ơn cô Hoàng Thị Hoan, Phó tổng giám đốc công ty
TNHH Hệ thống dây Sumi-Hanel đã hết sức tạo điều kiện cho em thực hiện luận văn
này.
Cuối cùng, em xin trân thành cảm ơn toàn thể các anh chị cán bộ bộ phận
Hành chính tổng hợp, bộ phận Kế toán, bộ phận sơ chế dây, bộ phận Lắp ráp và
quản lý Chất lợng của Công ty TNHH Hệ thống dây Sumi-Hanel đã nhiệt tình giúp
đỡ em trong việc thu thập dữ liệu và tham quan hiện trờng sản xuất để đa ra đợc
các giải pháp hợp lý.
Với những đề xuất trong bản luận văn này, em mong muốn một góp phần
công sức nhỏ bé của mình vào sự phát triển chung của Công ty trong tơng lai.
Trong quá trình viết, do thời gian và kinh nghiệm còn hạn chế nên các giải
pháp đợc đa ra khó tránh khỏi thiếu sót. Em rất mong nhận đợc ý kiến đóng góp
quý báu của thầy cô trong bộ môn để bản luận văn của em có tính khả thi hơn./.

Học viên


Nguyễn Minh Chính

ii


Danh mục các kí hiệu, chữ viết tắt

App, Applicator

Một loại chi tiết dạng khuôn tháo
lắp thờng xuyên trên máy

ACC

Bộ phận kế toán

ADM

Bộ phận Hành chính tổng hợp

ASSY

Bộ phận Lắp ráp

C&C

Bộ phận Sơ chế dây (cắt và bao ép)

EFU


Tên phiếu chỉ thị gia công sản phẩm

HaiPro

Phòng Hỗ trợ sản xuất

HVN

Honda Việt Nam

ISS

Phòng Hệ thống thông tin

MC

Bộ phận Quản lý vật t

NCR, Claim

Khiếu nại khách hàng

PC

Bộ phận Kế hoạch sản xuất

PE

Bộ phận Kĩ thuật sản xuất


PROJ

Bộ phận Dự án

PUR

Bộ phận Mua hàng

QA

Bộ phận Chất lợng

QH

Quốc hội

SDVN

Sumidenso Việt Nam

SEI

Sumitomo Electric Industries

SHWS

Sumi-Hanel Wiring Systems

SVWS


Sumitomo-Việt Nam

SWS

Sumitomo Wiring Systems

SX

Sản xuất

TNHH

Trách nhiệm hữu hạn

W/H

Wire Harness

iii


Hình 1.1
Hình 2.1
Hình 2.2
Hình 2.3
Hình 2.4
Hình 2.5
Hình 2.6
Hình 2.7
Hình 2.8

Hình 2.9
Hình 2.10
Hình 2.11
Hình 2.12

Bảng 2.1
Bảng 2.2
Bảng 2.3
Bảng 2.4
Bảng 2.5
Bảng 2. 6
Bảng 2.7
Bảng 2.8
Bảng 2.9
Bảng 2.10
Bảng 2.11
Bảng 2.12
Bảng 2.13
Bảng 2.14
Bảng 2.15
Bảng 3.1

Trang
DANH MụC CáC BảNG
Sơ đồ mô tả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp
6
dới góc độ tài chính.
Sản phẩm của công ty Sumi-Hanel
26
Sơ đồ bố trí các nhà máy của công ty Sumi-Hanel

26
Biểu đồ doanh thu qua các năm của công ty Sumi27
Biểu đồ sản lợng sản xuất qua các năm của công ty
28
Sumi-Hanel
Sơ đồ tổ chức công ty Sumi-Hanel
29
Sơ đồ công nghệ chung của sản phẩm W/H
32
Biểu đồ cơ cấu kinh nghiệm của công nhân viên SHWS
36
Tỉ lệ nghỉ việc trung bình hàng tháng (%) của SHWS
36
Biểu đồ Parreto minh họa bộ phận phát sinh NCR.
44
Mô hình 7 lãng phí (MUDA)
47
Thống kê thời gian dừng máy theo nguyên nhân
50
Sơ đồ layout 1 máy cắt hợp thành sau khi thay đổi
66
phơng pháp cấp dây
Trang
DANH MụC CáC HìNH Vẽ, Đồ THị
Số lợng thiết bị gia công sơ chế dây tại bộ phận C&C
33
Số lợng dây chuyền lắp ráp tại nhóm nhà máy lắp ráp
34
ASSY
Bảng cơ cấu nhân sự của công nhân viên SHWS

35
Bảng cơ cấu kinh nghiệm của công nhân viên SHWS
35
Các nhà cung cấp vật t cho SHWS cùng Leadtime đặt
37
Bảng đánh giá khái quát hiệu quả kinh doanh của Công
39
ty SHWS
Bảng đánh giá hiệu quả sử dụng nhân lực của Công ty
40
SHWS
Bảng đánh giá hiệu quả sử dụng vốn của công ty
40
TNHH Hệ thống dây Sumi-Hanel
Giá bán sản phẩm trung bình của các công ty W/H:
42
SHWS, SDVN, SVWS
Báo cáo chất lợng tổng hợp năm 2011
43
Phân bố NCR theo bộ phận phát sinh
43
Chi phí cho việc làm bù theo đề nghị của bộ phận ASSY
48
Chi phí sửa hàng do dùng sai chi thiết máy
Thống kê dây phế thải theo tháng
Tỉ trọng các loại vật t đặt hàng theo nhà cung cấp và tỉ
lệ nội địa hóa
Mục tiêu về sản lợng, lợi nhuận của SHWS đến năm

iv


52
52
54
59


MụC LụC
Trang
Lời cam đoan ....................................................................................................i
Lời cảm ơn ..........................................................................................................ii
Danh mục các kí hiệu, chữ viết tắt ......................................................iii
Danh mục các bảng, hình vẽ, đồ thị.....................................................iv
Mục lục ...............................................................................................................v
LờI Mở ĐầU ..........................................................................................................1
CHƯƠNG 1. lý luận chung về hiệu quả kinh doanh và sự cần
thiết phải nâng cao hiệu quả kinh doanh .......................................4
1.1 Khái quát về doanh nghiệp.................................................................................4
1.1.1 Khái niệm doanh nghiệp ...........................................................................4
1.1.2 Phân loại doanh nghiệp..............................................................................4
1.1.3 Các hoạt động chủ yếu của doanh nghiệp ................................................5
1.2 Hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp .............................8
1.2.1 Khái niệm hiệu quả sản xuất kinh doanh ..................................................8
1.2.2 Các phơng pháp phân loại hiệu quả kinh doanh ......................................8
1.2.2.1 Hiệu quả tuyệt đối và tơng đối ....................................................8
1.2.2.2 Hiệu quả trớc mắt và hiệu quả lâu dài..........................................9
1.2.2.3 Hiệu quả kinh tế tài chính và hiệu quả kinh tế xã hội .............9
1.2.2.4 Hiệu quả kinh doanh khái quát và bộ phận ...................................10
1.2.3 Hệ thống các chỉ tiêu phản ánh hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh
nghiệp .................................................................................................................12

1.2.3.1 Hiệu quả kinh tế - tài chính ............................................................12

v


1.2.3.2 Hiệu quả chính trị xã hội ............................................................15
1.3 Đặc trng doanh nghiệp có vốn đầu t nớc ngoài (Doanh nghiệp liên doanh) và
các yếu tố ảnh hởng đến hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp có vốn
đầu t nớc ngoài .....................................................................................................16
1.3.1. Khái niệm doanh nghiệp có vốn đầu t nớc ngoài..................................16
1.3.2 Các đặc trng cơ bản của doanh nghiệp có vốn đầu t nớc ngoài ...........17
1.3.2.1 Đặc trng về pháp lí .......................................................................17
1.3.2.2 Đặc trng về kinh tế - tổ chức .......................................................17
1.3.2.3 Đặc trng về kinh doanh ...............................................................18
1.3.2.4 Đặc trng về xã hội .......................................................................19
1.3.3 Sự cần thiết phải nâng cao hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp có vốn
đầu t nớc ngoài................................................................................................19
1.4 Các yếu tố ảnh hởng đến hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp có
vốn đầu t nớc ngoài ..............................................................................................21
1.4.1 Nhóm nhân tố bên ngoài doanh nghiệp. ...................................................21
1.4.1.1 Môi trờng kinh doanh quốc gia ...................................................22
1.4.1.2 Môi trờng kinh doanh quốc tế .....................................................22
1.4.2 Các nhân tố nhân tố bên trong doanh nghiệp ...........................................23
1.4.2.1 Trình độ quản lí .............................................................................23
1.4.2.2 Trình độ công nghệ và sự đổi mới công nghệ ................................23
1.4.2.3 Trình độ tổ chức sản xuất ...............................................................24
1.4.2.4 Nguyên vật liệu và công tác tổ chức đảm bảo nguyên vật liệu ......24
CHƯƠNG 2. PHÂN TíCH THựC TRạNG SảN XUấT KINH DOANH của
CÔNG TY TNHH Hệ THốNG DÂY SUMI-HANEL ...........................................25
2.1 Giới thiệu chung về công ty TNHH hệ thống dây Sumi-Hanel..........................25

2.1.1 Quá trình hình thành và các mốc quan trọng.............................................25
2.1.2 Quá trình phát triển....................................................................................27
2.1.3 Chủ trơng phát triển sản xuất kinh doanh của công ty Sumi-Hanel ........28

vi


2.1.4 Sơ đồ tổ chức công ty.................................................................................29
2.1.5 Chức năng các bộ phận ..............................................................................30
2.2 Các đặc trng của công ty TNHH Hệ thống dây Sumi-Hanel ...........................31
2.2.1 Đặc trng về công nghệ .............................................................................31
2.2.2 Đặc trng về thiết bị ..................................................................................33
2.2.3 Đặc trng về nhân sự .................................................................................35
2.2.4 Đặc trng về vật t.....................................................................................36
2.3 Thực trạng hiệu quả sản xuất kinh doanh của công ty TNHH Hệ thống dây
Sumi-Hanel...............................................................................................................38
2.3.1 Đánh giá khái quát hiệu quả kinh doanh ...................................................38
2.3.2 Đánh giá hiệu quả kinh doanh bộ phận .....................................................39
2.4 Đánh giá về thực trạng hiệu quả kinh doanh của Công ty TNHH Hệ thống dây
Sumi-Hanel...............................................................................................................41
2.4.1 Phân tích thực trạng về giá bán sản phẩm của SHWS ...............................42
2.4.2 Phân tích thực trạng về sản lợng bán của SHWS .....................................46
2.4.3 Phân tích thực trạng về chi phí sản xuất của SHWS ..................................47
2.5 Một số yếu tố khách quan tác động đến hiệu quả kinh doanh của công ty TNHH
Hệ thống dây Sumi-Hanel ........................................................................................56
CHƯƠNG 3. một số GIảI PHáP NÂNG CAO HIệU QUả SảN XUấT KINH
DOANH TạI CÔNG TY TNHH Hệ THốNG DÂY SUMI-HANEL....................58
3.1 Mục tiêu và phơng hớng hoạt động của công ty ............................................58
3.2. Các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh của công ty TNHH Hệ thống
dây Sumi-Hanel ........................................................................................................59

3.2.1 Nhóm giải pháp nhằm tăng giá bán sản phẩm...........................................59
3.2.1.1 Lập nhóm sản phẩm mới để cải thiện chất lợng sản phẩm mới ...60

vii


3.2.1.2 Đổi mới nội dung và phơng pháp đào tạo để tăng cờng nhận thức
cho công nhân mới .....................................................................................61
3.2.1.3 Thực hiện kiểm tra tuân thủ nội bộ định kì ....................................62
3.2.2 Nhóm giải pháp nhằm tăng số lợng sản phẩm tiêu thụ............................64
3.2.2.1 Rà soát diện tích sử dụng, sắp xếp lại layout nhà xởng để có diện
tích dự phòng cho sản xuất .........................................................................64
3.2.2.2 Khảo sát các khu công nghiệp gần để lập phơng án thuê kho xởng
....................................................................................................................66
3.2.2.3 Thay thế dần máy móc cũ hiệu quả thấp đã hết khấu hao bằng thiết
bị đời mới có năng suất cao và kiểm soát lỗi tốt ........................................67
3.2.3 Nhóm giải pháp nhằm giảm lãng phí trong SX theo mô hình MUDA ......68
3.2.3.1 Xây dựng quy trình làm dây bù khẩn để hạn chế thời gian lu công
ngày xuất hàng ...........................................................................................68
3.2.3.2 Phân công lại nhiệm vụ và nâng cao kĩ năng nhân viên bảo dỡng
để giảm thời gian sửa máy..........................................................................69
3.2.3.3 Thay đổi phơng pháp bảo quản đối với sản phẩm Airbag tồn kho
....................................................................................................................70
3.2.3.4 Tiêu chuẩn hóa quy trình quản lý thay đổi thiết kế để tránh phát
sinh lỗi hàng loạt do sử dụng sai chi tiết máy ............................................71
3.2.3.5 Thực hiện sửa sản phẩm hỏng để hạn chế hao hụt vật t ..............71
3.2.3.6 Đào tạo đội ngũ quản lý công đoạn về MUDA, hớng dẫn áp dụng
tại hiện trờng sản xuất ..............................................................................72
3.2.4 Nhóm giải pháp nhằm giảm chi phí trong sản xuất ..................................72
3.2.4.1 Tăng tỉ lệ nội địa hóa vật t và phụ tùng ........................................72

3.2.4.2 Đào tạo đa kĩ năng cho công nhân .................................................73
3.2.4.3 Tiết kiệm các chi phí sản xuất chung ............................................74

viii


3.2.5 Hoàn thiện và nâng cao công tác quản lý để tăng cờng hiệu quả quản lý
....................................................................................................................75
3.3 Một số kiến nghị đối với Nhà nớc ....................................................................76
Kết luận và kiến nghị ..................................................................................78
Tài liệu tham khảo........................................................................................79
Phụ lục

ix


Luận văn tốt nghiệp

Một số giải pháp nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh
tại Công ty TNHH Hệ thống dây Sumi-Hanel

LờI Mở ĐầU

Tính cấp thiết của đề tài
Mục tiêu cơ bản định hớng chung cho mọi hoạt động của các doanh nghiệp
là tạo ra lợi nhuận lớn một cách lâu dài và ổn định. Từ khi Việt nam chính thức là
thành viên của tổ chức Thơng mại thế giới (WTO), nền kinh tế thị trờng chấp
nhận cạnh tranh với nhiều cơ hội và thách thức, thì hoạt động của một doanh nghiệp
là cần thiết phải phấn đấu để hiệu quả kinh doanh ngày càng cao, đây là công việc
cực kỳ khó khăn.

Nh đã biết, cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu trong năm 2009 đã đem lại
những hậu quả nặng nề cho các nền kinh tế lớn trên thế giới, nh Mỹ,Nhật,
châu Âu, Việt Nam tuy không bị ảnh hởng nhiều bởi cuộc khủng hoảng, nhng
những tác động của nó tới Việt Nam cũng có thể thấy rõ ràng, đặc biệt là đối với các
ngành kinh tế mà đối tác kinh doanh là các nền kinh tế lớn. Vừa ra khỏi khủng
hoảng, trong tháng 3 năm 2011 vừa qua, Nhật Bản đã phải hứng chịu thảm họa kép
động đất, sóng thần làm đình trệ hoạt động của rất nhiều nhà sản xuất công nghiệp,
trong đo có các Công ty sản xuất ô tô lớn nh Toyota, Honda, Suzuki,... Bản thân
Công ty Sumi-Hanel là một doanh nghiệp mà thị trờng chủ yếu là Nhật Bản, lại
cung cấp dây điện cho các hãng xe lớn kể trên, cũng chịu những tác động rõ ràng
nh sản lợng đặt hàng giảm đột biến, biến động về nhu cầu khách hàng trong một
thời gian dài. Chính vì vậy, để đứng vững và duy trì sản xuất là mục tiêu trớc mắt
hàng đầu đối với Công ty. Để có thể cạnh tranh đợc với các doanh nghiệp cùng
ngành, yêu cầu về việc nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của Công ty đang là
nhiệm vụ chiến lợc, thông qua các giải pháp cơ bản nh nâng cao chất lợng sản
phẩm, giảm thiểu chi phí sản xuất, tăng năng suất lao động Chính vì vậy, tác giả
đã chọn đề tài Một số giải pháp nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của
Công ty TNHH Hệ thống dây Sumi-Hanel nhằm đa ra các giải pháp cụ thể và
khả thi để phần nào cải thiện hiệu quả sản xuất kinh doanh của Công ty.

1


Luận văn tốt nghiệp

Một số giải pháp nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh
tại Công ty TNHH Hệ thống dây Sumi-Hanel

Mục tiêu nghiên cứu
Thông qua các lý thuyết về doanh nghiệp, các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sản

xuất kinh doanh của doanh nghiệp, tác giả khái quát các yếu tố ảnh hởng đến hiệu
quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Từ việc đi sâu mô tả tình trạng sản xuất
kinh doanh của doanh nghiệp nhìn từ nhiều góc độ, qua đó phân tích và tìm ra các
vấn đề gây giảm hiệu quả sản xuất kinh doanh, tác giả xây dựng các giải pháp phù
hợp cho doanh nghiệp để cải thiện các vấn đề đó.
Đối tợng và phạm vi nghiên cứu
Trong khuôn khổ đề tài, đối tợng nghiên cứu của đề tài là Công ty TNHH
Hệ thống dây Sumi-Hanel với đầy đủ sự có mặt của các bộ phận, phòng ban. Để đạt
đợc kết quả, nghiên cứu này sẽ không giới hạn ở phạm vi các báo cáo tài chính sẵn
có, mà còn tham gia vào quá trình sản xuất, quản lý của Công ty để có cái nhìn chi
tiết và các giải pháp thực sự khả thi.
Phạm vi nghiên cứu là tình hình sản xuất kinh doanh của công ty TNHH Hệ
thống dây Sumi-Hanel năm 2010 và 2011.
Phơng pháp nghiên cứu
Luận văn đợc nghiên cứu trên cơ sở vận dụng phơng pháp luận của chủ
nghĩa duy vật biện chứng và duy vật lịch sử, kết hợp với các phơng pháp thống kê,
tổng hợp, so sánh, phân tích tình huống để rút ra các kết luận.
Đóng góp của luận văn
Trên cơ sở sự phân tích, tổng hợp đề tài đã làm rõ bản chất của hiệu quả sản
xuất kinh doanh, các chỉ tiêu phản ánh hiệu quả sản xuất kinh doanh và các yếu tố
ảnh hởng đến hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp nói chung.
Dựa vào các số liệu, thông tin thu thập đợc, đề tài đã phân tích, đánh giá
đúng thực trạng về hiệu quả sản xuất kinh doanh của Công ty TNHH Hệ thống dây
Sumi-Hanel, tìm tìm ra những điểm mạnh, điểm yếu trong hoạt động sản xuất kinh
doanh của Công ty. Từ đó đề xuất một số giải pháp mang tính thực tiễn nhằm nâng
cao hiệu quả sản xuất kinh doanh tại Công ty TNHH Hệ thống dây Sumi-Hanel.

2



Luận văn tốt nghiệp

Một số giải pháp nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh
tại Công ty TNHH Hệ thống dây Sumi-Hanel

Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu, mục lục, kết luận chung và danh mục tài liệu tham khảo,
luận văn đợc kết cấu thành 3 chơng:
Chơng 1. Lý luận chung về hiệu quả kinh doanh và sự cần thiết phải nâng cao hiệu
quả kinh doanh
Chơng 2. Phân tích thực trạng hiệu quả sản xuất kinh doanh của Công ty TNHH Hệ
thống dây Sumi-Hanel.
Chơng 3. Một số giải pháp nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của Công ty
TNHH Hệ thống dây Sumi-Hanel.

3


Luận văn tốt nghiệp

Một số giải pháp nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh
tại Công ty TNHH Hệ thống dây Sumi-Hanel

CHƯƠNG 1. lý luận chung về hiệu quả kinh doanh và sự cần
thiết phải nâng cao hiệu quả kinh doanh

1.1 Khái quát về doanh nghiệp
1.1.1 Khái niệm doanh nghiệp
Trong nền kinh tế, mô hình tổ chức cơ bản để hoạt động sản xuất, kinh doanh
tiến hành thuận lợi là doanh nghiệp. Con ngời có thể độc lập tổ chức, sản xuất kinh

doanh dới nhiều hình thức khác nhau, từ đơn giản đến phức tạp. Một cá thể có thể
sản xuất kinh doanh, một tổ sản xuất với số lợng ít ngời cũng có thể sản xuất tốt.
Tuy nhiên cùng với quá trình phân công lao động trong xã hội, cùng với việc xã hội
hoá cao và trình độ tiến bộ của lực lợng sản xuất, nhiều mô hình tổ chức sản xuất
ra đời. Cách thức liên kết từng cá thể trong lao động sản xuất tạo ra hình thức tổ
chức để sản xuất. Lúc đầu là một hộ gia đình, tổ hợp tác, hợp tác xã, doanh nghiệp,
liên hiệp doanh nghiệp, Công ty, tổng Công ty, tập đoàn kinh tế...
Theo Luật doanh nghiệp (Luật số 60/2005/QH11 ngày 29 tháng 11 năm
2005) thì doanh nghiệp là tổ chức kinh tế có tên riêng, có tài sản, có trụ sở giao dịch
ổn định, đợc đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật nhằm mục đích thực
hiện các hoạt động kinh doanh tức là doanh nghiệp có thể thực hiện liên tục một,
một số hoặc tất cả các công đoạn của quá trình đầu t, từ sản xuất đến tiêu thụ sản
phẩm hoặc cung ứng dịch vụ trên thị trờng nhằm mục đích sinh lợi.
Nh vậy, mỗi một doanh nghiệp đợc đặc trng bởi các yếu tố nh tính chất
và loại hình sở hữu, quy mô và cách thức tổ chức hoạt động kinh doanh, ngành nghề,
lĩnh vực kinh doanh. Tuy nhiên, các doanh nghiệp đều có đặc trng chung là do chủ
sở hữu (hoặc các chủ sở hữu khác nhau) bỏ tiền ra đầu t thành lập và mục tiêu tài
chính cuối cùng chính là làm giàu cho chủ sở hữu ngời đã bỏ tiền thành lập
doanh nghiệp. Mục tiêu này đạt đợc thông qua việc tiến hành hoạt động kinh doanh
của doanh nghiệp.

4


Luận văn tốt nghiệp

Một số giải pháp nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh
tại Công ty TNHH Hệ thống dây Sumi-Hanel

1.1.2 Phân loại doanh nghiệp

Có thể phân loại doanh nghiệp theo nhiều căn cứ khác nhau:
- Căn cứ vào hình thức pháp lý;
- Căn cứ vào mục tiêu hoạt động chủ yếu;
- Căn cứ vào chức năng hoạt động;
- Căn cứ vào ngành và ngành kinh tế kỹ thuật.
Các loại hình doanh nghiệp là khác nhau, khác nhau về tính chất sở hữu và
mối quan hệ giữa chủ sở hữu và nhà quản lý. Theo luật doanh nghiệp 2005, các
doanh nghiệp bao gồm :
1. Doanh nghiệp t nhân;
2. Công ty Hợp danh;
3. Công ty Trách nhiệm hữu hạn (một thành viên và nhiều thành viên);
4. Công ty cổ phần.
Trong điều kiện nớc ta hiện nay, trong quá trình chuyển đổi, trong khi Luật
Doanh nghiệp 2005 mới có hiệu lực, ngoài các loại hình doanh nghiệp trên, còn có
các doanh nghiệp hoạt động theo Luật doanh nghiệp nhà nớc và Luật liên quan
khác nh: Doanh nghiệp Nhà nớc, các hợp tác xã, các doanh nghiệp có vốn đầu t
nớc ngoài. Các loại hình doanh nghiệp này (trừ hợp tác xã) sẽ từng bớc đợc
chuyển đổi thành các loại hình doanh nghiệp theo Luật Doanh nghiệp 2005.
1.1.3 Các hoạt động chủ yếu của doanh nghiệp
Nh trên đã đề cập, kinh doanh là hoạt động chủ yếu của doanh nghiệp nhằm
đạt đợc mục tiêu cho chủ sở hữu. Hoạt động kinh doanh cũng chính là hoạt động
xác định một tổ chức/đơn vị kinh tế có phải là doanh nghiệp hay không.
Theo luật Doanh nghiệp 2006, Kinh doanh là việc thực hiện liên tục một,
một số hoặc tất cả các công đoạn của quá trình đầu t, từ sản xuất đến tiêu thụ sản
phẩm hoặc cung ứng dịch vụ trên thị trờng nhằm mục đích sinh lợi.
Dới góc độ tài chính và quản lý, hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp có
thể đợc mô tả nh hình 1.1.

5



Luận văn tốt nghiệp

Đầu vào (NVL, Lao
động)

Một số giải pháp nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh
tại Công ty TNHH Hệ thống dây Sumi-Hanel

Doanh nghiệp:

Đầu ra (Sản phẩm,
dịch vụ)

- Sản xuất, chế biến;
Dòng tài chính ra

- Chuyển hóa.

Dòng tài chính vào

Hình 1.1 Sơ đồ mô tả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp dới góc độ tài chính.
Mỗi một doanh nghiệp để bắt đầu quá trình kinh doanh với một lợng vốn
nhất định dới hình thức tiền hoặc các tài sản khác. Doanh nghiệp sẽ thu hút các đầu
vào nh nguyên vật liệu, hàng hóa phụ tùng đầu vào và các dịch vụ đầu vào khác để
tiền hành quá trình hoạt động chính của mình là sản xuất, chế biến hoặc chuyển hóa.
Tính chất các hoạt động này tạo nên các loại hình doanh nghiệp sản xuất, chế biến,
thơng mại hay dịch vụ.
Các doanh nghiệp sản xuất tiến hành quá trình làm thay đổi hình thức của
nguyên vật liệu, sản phẩm đầu vào tạo thành sản phẩm đầu ra đáp ứng nhu cầu nhất

định của thị trờng.
Các doanh nghiệp thơng mại không làm thay đổi hình thức tồn tại của các
yếu tố đầu vào mà đơn giản chỉ chuyển hóa về mặt thời gian, địa điểm và cung cấp
các dịch vụ gia tăng giá trị đối với các yếu tố đầu vào trớc khi chuyển tới khách
hàng.
Các doanh nghiệp dịch vụ cung cấp các sản phẩm vô hình nhng thỏa mãn
các nhu cầu nhất định của thị trờng.
Quá trình kinh doanh đợc thực hiện thông qua các quan hệ trao đổi. Để có
các yếu tố đầu vào, doanh nghiệp phải trả tiền ngay, tiền trớc hay tiền sau. Nh vậy
giữa doanh nghiệp và nhà cung cấp phát sinh dòng giá trị hay quan hệ tài chính.
Ngợc lại, doanh nghiệp cung cấp sản phẩm sẽ làm phát sinh quan hệ tài chính với
khách hàng. Ngoài ra, doanh nghiệp còn có mối quan hệ tài chính rất quan trọng với
các nhà cung cấp tài chính trên thị trờng tài chính (chủ sở hữu và chủ nợ), quan hệ
với nhà nớc trong việc đáp ứng các trách nhiệm tài chính với nhà nớc (thuế).

6


Luận văn tốt nghiệp

Một số giải pháp nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh
tại Công ty TNHH Hệ thống dây Sumi-Hanel

Chu trình kinh doanh của doanh nghiệp cũng có thể đợc mô tả một cách đơn
giản nh sau:

Tiền (vốn đầu kỳ)

Tài sản khác


Tiền

Hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp đợc bắt đầu bằng một lợng vốn
nhất định (thờng dới dạng vốn bằng tiền), tiền này đợc chuyển hóa thành các
dạng tài sản khác nh máy móc thiết bị, nhà xởng, nguyên vật liệu, vật t hàng hóa
thông qua hoạt động đầu t, mua từ nhà cung cấp và sau đó tiếp tục đợc chuyển
hóa thành tiền thông qua hoạt động cung cấp, bán cho khách hàng.
Dới góc độ quản trị tài chính doanh nghiệp, hoạt động của doanh nghiệp
bao gồm ba loại hoạt động chính:
Hoạt động kinh doanh: Là các hoạt động trực tiếp và liên quan trực tiếp đến
bán hàng hóa dịch vụ, sản xuất hàng hóa dịch vụ, mua nguyên vật liệu, lao động,
hàng hóa dịch vụ đầu vào và các chi phí phát sinh cho các hoạt động mua bán hàng
này. Hoạt động kinh doanh là mảng hoạt động chủ yếu và thờng xuyên của doanh
nghiệp, trực tiếp mang lại lợi nhuận cho doanh nghiệp.
Hoạt động đầu t: Là các hoạt động mua sắm các tài sản dài hạn, phục vụ
cho việc hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Ví dụ nh mua sắm, xây dựng nhà
máy, máy móc thiết bị, phơng tiện vận tải Đây thờng xuyên nhng là hoạt động
nền tảng đối với sự phát triển, khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp và do vậy có
vai trò quan trọng đối với hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.
Hoạt động tài chính (tài trợ): Là các hoạt động huy động vốn để bảo đảm cho
các khoản đầu t của doanh nghiệp đợc thực hiện. Mặc dù không thờng xuyên và
không trực tiếp tạo ra giá trị cho doanh nghiệp nhng hoạt động tài trợ cũng có vai
trò rất quan trọng đến hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp do có tính quyết định
trong việc bảo đảm tính khả thi của các khoản đầu t và tạo ra đòn bẩy tài chính nếu
xem xét dới góc độ chủ sở hữu doanh nghiệp.
Các mô tả trên về quá trình kinh doanh của doanh nghiệp là cơ sở để nghiên
cứu, đánh giá hiệu quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.

7



Luận văn tốt nghiệp

Một số giải pháp nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh
tại Công ty TNHH Hệ thống dây Sumi-Hanel

1.2 Hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp
1.2.1 Khái niệm hiệu quả sản xuất kinh doanh
Quan điểm truyền thống về hiệu quả sản xuất kinh doanh cho rằng, nói đến
hiệu quả sản xuất kinh doanh tức là nói đến phần còn lại của kết quả sản xuất kinh
doanh sau khi đã trừ đi chi phí.
Quan điểm mới về hiệu quả sản xuất kinh doanh cho rằng hiệu quả sản xuất
kinh doanh không chỉ thể hiện ở riêng một chỉ tiêu nào mà nó bao gồm hệ thống các
chỉ tiêu tổng hợp, phản ánh trình độ khai thác, quản lý và sử dụng của doanh nghiệp
về nhân lực, vật lực, trí lực hay nói một cách chung nhất hiệu quả sản xuất kinh
doanh phản ánh trình độ quản lý của mỗi doanh nghiệp.
Hiệu quả sản xuất kinh doanh là một phạm trù kinh tế biểu hiện tập trung của
sự phát triển kinh tế theo chiều sâu, trình độ khai thác các nguồn lực trong quá trình
sản xuất và tái sản xuất nhằm thực hiện mục tiêu kinh doanh. Đây cũng là thớc đo
quan trọng về tăng trởng kinh tế và là chỗ dựa cơ bản để đánh giá việc thực hiện
các mục tiêu kinh tế của doanh nghiệp trong từng thời kỳ.
Nâng cao hiệu quả kinh doanh đợc hiểu là làm cho các chỉ tiêu đo lờng
hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp tăng lên thờng xuyên và mức độ đạt đợc
các mục tiêu định tính theo hớng tích cực.
1.2.2 Các phơng pháp phân loại hiệu quả kinh doanh
Trong thực tiễn có nhiều cách phân loại hiệu quả kinh doanh khác nhau. Dới
dây là một số cách phân loại hiệu quả kinh doanh trong doanh nghiệp.
1.2.2.1 Hiệu quả tuyệt đối và tơng đối
Căn cứ theo phơng pháp tính hiệu quả, ngời ta chia ra thành hiệu quả tuyệt
đối và hiệu quả tơng đối.

Hiệu quả tuyệt đối: Hiệu quả tuyệt đối là phạm trù chỉ lợng hiệu quả cho
từng phơng án kinh doanh, từng thời kì kinh doanh, từng doanh nghiệp. Nó đợc
tính toán bằng cách xác định mức lợi ích thu đợc với chi phí bỏ ra.

8


Luận văn tốt nghiệp

Một số giải pháp nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh
tại Công ty TNHH Hệ thống dây Sumi-Hanel

Hiệu quả tơng đối: Hiệu quả so sánh là phạm trù phản ánh trrình độ sử dụng
các yếu tố sản xuất của doanh nghiệp. Nó đợc tính toán bằng công thức:
H1 = KQ/CP (1)
H2 = CP/KQ (2)
Trong đó, H1, H2 là hiệu quả kinh doanh, CP là chi phí, KQ là kết quả. Công
thức (1) cho biết kết quả mà doanh nghiệp đạt đợc từ một phơng án kinh doanh,
từng thời kì kinh doanh. Công thức (2) cho biết một đơn vị chi phí thì tạo ra bao
nhiêu đơn vị kết quả hoặc một đơn vị kết quả thì đợc tạo ra từ bao nhiêu đơn vị chi
phí.
1.2.2.2 Hiệu quả trớc mắt và hiệu quả lâu dài
Căn cứ vào thời gian đem lại hiệu quả, ngời ta phân ra làm hai loại:
Hiệu quả trớc mắt: Hiệu quả trớc mắt là hiệu quả kinh doanh thu đợc
trong thời gian ngắn hạn gần nhất.
Hiệu quả lâu dài: Hiệu quả lâu dài là hiệu quả thu đợc trong khoảng thời
gian dài.
Doanh nghiệp cần xem xét thực hiện các hoạt động kinh doanh sao cho mang
lại cả lợi ích trớc mắt cũng nh lợi ích lâu dài cho doanh nghiệp. Không vì lợi ích
trớc mắt mà quên đi lợi ích lâu dài. Vì lợi ích lâu dài mới đem lại sự phát triển ổn

định cho doanh nghiệp.
1.2.2.3 Hiệu quả kinh tế tài chính và hiệu quả kinh tế xã hội
Căn cứ vào khía cạnh tác động khác nhau của hiệu quả, ngời ta phân ra làm
hai loại:
Hiệu quả kinh tế tài chính: Hiệu quả kinh tế tài chính của doanh nghiệp là
hiệu quả kinh doanh thu đợc từ các hoạt động thơng mại của từng doanh nghiệp
kinh doanh. Biểu hiện chung là lợi nhuận mà mỗi doanh nghiệp thu đợc.
Hiệu quả kinh tế xã hội: Hiệu quả kinh tế xã hội (hiệu quả kinh tế quốc
dân) là sự đóng góp của chính doanh nghiệp vào xã hội, mang lại các lợi ích cho xã

9


Luận văn tốt nghiệp

Một số giải pháp nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh
tại Công ty TNHH Hệ thống dây Sumi-Hanel

hội nh: tạo thêm công ăn việc làm, tăng thu nhập cho ngân sách, tăng tích lũy
ngoại tệ, tăng năng suất lao động, nâng cao trình độ lao động, phát triển phơng
pháp sản xuất mới, thay đổi cơ cấu kinh tế
Giữa hiệu quả kinh tế tài chính và hiệu quả kinh tế xã hội có mối quan hệ
nhân quả với nhau và tác động qua lại với nhau. Hiệu quả kinh tế quốc dân chỉ có
thể đạt đợc trên cơ sở hoạt động có hiệu quả của các doanh nghiệp. Ngợc lại, tính
hiệu quả của bộ máy kinh tế sẽ là tiền đề tích cực, là nền tảng cơ sở cho mọi hoạt
động của doanh nghiệp đạt hiệu quả cao. Đó chính là mối quan hệ giữa cái chung và
cái riêng, giữa bộ phận và toàn bộ. Tính hiệu quả của nền kinh tế xuất phát từ tính
hiệu quả của mỗi doanh nghiệp và nền kinh tế vận hành tốt là môi trờng thuận lợi
cho sự hoàn thiện của doanh nghiệp.
Vì vậy, trong hoạt động kinh doanh của mình các doanh nghiệp cần quan tâm

đến cả hiệu quả kinh tế xã hội, bảo đảm lợi ích riêng hài hoà với lợi ích chung. Về
phía cơ quan quản lý với vai trò định hớng cho sự phát triển của nền kinh tế cần tạo
mọi điều kiện và môi trờng kinh doanh thuận lợi để doanh nghiệp có thể hoạt động
đạt hiệu quả cao nhất.
1.2.2.4 Hiệu quả kinh doanh khái quát và bộ phận
Căn cứ vào phạm vi tính toán hiệu quả nguời ta phân ra làm hai loại: Hiệu
quả kinh doanh khái quát và hiệu quả kinh doanh bộ phận.
Hiệu quả kinh doanh khái quát: Hiệu quả kinh doanh khái quát là phạm trù
kinh tế biểu hiện tập trung của sự phát triển kinh tế theo chiều sâu, phản ánh trình
độ khai thác các nguồn lực đó trong quá trình tái sản xuất nhằm thực hiện mục tiêu
kinh doanh của doanh nghiệp. Đây là thớc đo hết sức quan trọng của sự tăng
trởng kinh tế và là chỗ dựa cho việc đánh giá việc thực hiện mục tiêu kinh tế của
doanh nghiệp trong từng thời kỳ.
Hiệu quả kinh doanh bộ phận: Hiệu quả kinh doanh bộ phận là sự thể hiện
trình độ và khả năng sử dụng bộ phận trong quá trình sản xuất kinh doanh của doanh
nghiệp. Đây là thớc đo quan trọng của sự tăng trởng từng bộ phận và cùng với

10


Luận văn tốt nghiệp

Một số giải pháp nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh
tại Công ty TNHH Hệ thống dây Sumi-Hanel

hiệu quả kinh doanh khái quát làm cơ sở để đánh giá việc thực hiện mục tiêu kinh
doanh của doanh nghiệp.
Hoạt động của bất kì doanh nghiệp nào cũng gắn với môi trờng và thị trờng
kinh doanh của nó. Doanh nghiệp nào cũng căn cứ vào thị trờng để giải các vấn đề
then chốt: Sản xuất cái gì? Sản xuất nh thế nào? Sản xuất cho ai?

Mỗi doanh nghiệp đều tiến hành sản xuất kinh doanh của mình trong các
điều kiện cụ thể về trình độ trang thiết bị, trình độ tổ chức quản lý lao động, quản lý
kinh doanh mà Paul Samuelson gọi đó là hộp đen kinh doanh của mỗi doanh
nghiệp. Bằng khả năng của mình họ cung ứng cho xã hội sản phẩm của mình với chi
phí cá biệt nhất định và nhà kinh doanh nào cũng muốn tiêu thụ hàng hoá của mình
nhiều nhất với giá cao nhất. Tuy vậy, thị trờng vận hành theo qui luật riêng và mỗi
doanh nghiệp khi tham gia vào thị trờng đều phải chấp nhận luật chơi đó. Một
trong những qui luật thị trờng tác động rõ nét nhất đến các chủ thể của nền kinh tế
là qui luật giá trị. Hàng hoá đợc thị trờng thừa nhận tại mức chi phí trung bình xã
hội cần thiết dể tạo ra hàng hoá đó. Qui luật giá trị đã đặt yêu cầu cho các doanh
nghiệp phải sản xuất với mức chi phí cá biệt khác nhau trên một mặt bằng trao đổi
chung - giá cả thị trờng.
Suy cho cùng, chi phí bỏ ra là chi phí lao động xã hội nhng đối với mỗi
doanh nghiệp mà ta đánh giá hiệu quả kinh doanh thì chi phí lao động xã hội đó
đợc thể hiện dới dạng các chi phí khác nhau: Giá thành sản xuất, chi phí sản xuất,
chi phí ngoài sản xuất Bản thân mỗi loại chi phí này lại có thể đợc phân chia một
cách tỉ mỉ hơn. Vì vậy, khi đánh giá hiệu quả kinh doanh không thể không đánh giá
hiệu quả tổng hợp của các loại chi phí trên, mà còn đồng thời cần thiết phải đánh giá
hiệu quả của từng loại chi phí đó.
Tóm lại: Trong quản lý quá trình kinh doanh, phạm trù hiệu quả kinh doanh
đợc biểu hiện ở các loại khác nhau. Việc phân loại hiệu quả kinh doanh là cơ sở để
xác định các chỉ tiêu hiệu quả kinh doanh, phân tích hiệu quả kinh doanh và xác
định những giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh.

11


Luận văn tốt nghiệp

Một số giải pháp nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh

tại Công ty TNHH Hệ thống dây Sumi-Hanel

1.2.3 Hệ thống các chỉ tiêu phản ánh hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh
nghiệp
Hiệu quả kinh doanh không chỉ là mục tiêu kinh tế tổng hợp mà còn là nhiệm
vụ cơ bản của công tác quản trị doanh nghiệp. Để đánh giá hiệu quả kinh doanh của
doanh nghiệp trong cơ chế thị truờng, ngời ta thờng sử dụng một hệ thống các chỉ
tiêu để đánh giá hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp. Hệ thống chỉ tiêu này cho ta
thấy rõ kết quả về lợng của phạm trù hiệu quả kinh doanh, hiệu quả đạt đợc cao
hay thấp sau mỗi chu kì kinh doanh.
1.2.3.1 Hiệu quả kinh tế - tài chính
a. Các chỉ tiêu hiệu quả kinh doanh khái quát
Khi xem xét đánh giá hiệu quả kinh doanh của một doanh nghiệp, ngời ta
thờng quan tâm trớc hết tới lợi nhuận. Lợi nhuận là đại lợng tuyệt đối, là mục
tiêu và là thớc đo chủ yếu để đánh giá hiệu quả hoạt động kinh doanh của doanh
nghiệp.
-

Chỉ tiêu lợi nhuận

Chỉ tiêu này đợc tính toán theo công thức:
Lợi nhuận = Doanh thu (Giá thành phẩm + Thuế + Tổn thất)
Khi lợi nhuận càng lớn thì doanh nghiệp làm ăn càng có lãi. Tuy nhiên bản
thân chỉ tiêu lợi nhuận cha biểu hiện đầy đủ hiệu quả kinh doanh. Bởi lẽ cha biết
đại lợng ấy đợc tạo ra từ nguồn lực nào và do đó phải so sánh kết quả ấy với chi
phí tơng ứng để tìm đợc mối tơng quan của kết quả và hoạt động tạo ra kết quả
đó. Trong hoạt động sản xuất ở một doanh nghiệp ngời ta so sánh với chi phí và
vốn kinh doanh với doanh thu để phản ánh hiệu quả của hoạt động kinh doanh.
-


Sức sinh lợi

Ngời ta thờng hay sử dụng chỉ tiêu sức sinh lợi để biểu hiện mối quan hệ
lợi nhuận và chi phí kinh doanh thực tế hoặc lợi nhuận với nguồn tài chính (vốn kinh

12


Luận văn tốt nghiệp

Một số giải pháp nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh
tại Công ty TNHH Hệ thống dây Sumi-Hanel

doanh) để tạo ra nó đồng thời cũng thể hiện trình độ, năng lực kinh doanh của nhà
nhà kinh doanh trong việc sử dụng các yếu tố đó.
-

Sức sinh lợi của doanh thu thuần
Sức sinh lợi của doanh thu
thuần

Lợi nhuận sau thuế

=

Doanh thu thuần

Sức sinh lợi của doanh thu thuần cho biết cứ trong một đồng doanh thu đem
lại bao nhiêu đồng lợi nhuận.
-


Sức sinh lợi của chi phí hoạt động
Sức sinh lợi của chi phí hoạt
động

Lợi nhuận sau thuế

=

Chi phí hoạt động

Đại lợng này cho biết cứ một đồng chi phí bỏ ra thu đợc bao nhiêu đồng
lợi nhuận.
-

Sức sinh lợi của vốn chủ sở hữu
Sức sinh lợi của vốn chủ sở
hữu

=

Lợi nhuận sau thuế
Vốn chủ sở hữu bình quân

Sức sinh lợi của vốn chủ sở hữu còn gọi là tỷ suất hoàn vốn kinh doanh cho
biết cứ một đồng vốn bỏ vào kinh doanh thì thu đợc bao nhiêu đồng lợi nhuận.
Các chỉ tiêu này là thớc đo mang tính quyết định khi đánh giá khái quát
hiệu quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.
b. Các chỉ tiêu hiệu quả bộ phận
-


Hiệu quả sử dụng vốn

Vốn kinh doanh là một yếu tố không thể thiếu trong hoạt động nhập khẩu.
Nếu thiếu vốn hoạt động của doanh nghiệp bị đình trệ hoặc kém hiệu quả. Do đó các
nhà kinh tế cho rằng chỉ tiêu sử dụng vốn là chỉ tiêu quan trọng. Chỉ tiêu này đợc
xác định qua công thức tỷ suất hoàn vốn kinh doanh ở trên, nhng ở đây có thể đa
ra một số công thức đợc coi là đánh giá hiệu quả sử dụng vốn và từng bộ phận của
đồng vốn.

13


Luận văn tốt nghiệp

Một số giải pháp nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh
tại Công ty TNHH Hệ thống dây Sumi-Hanel

o Sức sinh lợi của vốn cố định
Sức sinh lợi của vốn cố định

Lợi nhuận sau thuế

=

Vốn cố định bình quân

Chỉ tiêu này phản ánh số tiền lãi hoặc số thu nhập thuần tuý trên một đồng
vốn cố định hoặc số vốn cố định cần thiết để tạo ra một đồng lợi nhuận.
o Sức sinh lợi của vốn lu động

Sức sinh lợi của vốn lu động

Lợi nhuận sau thuế

=

Vốn lu động bình quân

Sức sinh lợi của vốn lu động biểu thị mỗi đợn vị vốn lu động tham gia vào
hoạt động nhập khẩu mang lại bao nhiêu đồng lợi nhuận trong kỳ.
o Số vòng quay của vốn lu động
Số vòng quay của vốn lu
động

Doanh thu thuần

=

Vốn lu động bình quân

Chỉ tiêu này biểu thị mỗi đơn vị vốn lu động bỏ ra trong hoạt động kinh
doanh thì có khả năng mang lại bao nhiêu đồng vốn doanh thu thuần hay biểu thị số
ngày luân chuyển của vốn lu động của doanh nghiệp.
o Số ngày một vòng quay vốn lu động
Số ngày một vòng quay của
vốn lu động

=

365

Số vòng quay của vốn lu động

o Hệ số đảm nhiệm vốn lu động
Hệ số đảm nhiệm vốn lu
động
-

=

Doanh thu thuần
Vốn lu động trung bình

Hiệu quả sử dụng lao động

Số lợng và chất lợng lao động là yếu tố cơ bản trong hoạt động của doanh
nghiệp, nó phản ánh năng lực hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Hiệu quả sử
dụng lao động biểu hiện ở hiệu suất sử dụng số lợng lao động và hiệu suất sử dụng
ngày công lao động.

14


Luận văn tốt nghiệp

Một số giải pháp nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh
tại Công ty TNHH Hệ thống dây Sumi-Hanel

o Hiệu suất sử dụng số lợng lao động theo doanh thu thuần kinh doanh
Doanh thu thuần kinh doanh


Hiệu suất sử dụng số lợng lao
động theo doanh thu thuần

=

Số lợng lao động sử dụng bình

kinh doanh

quân

Chỉ tiêu này cho biết mỗi lao động tham qua quá trình sản xuất đem lại đợc
bao nhiêu đồng doanh thu.
o Hiệu suất sử dụng ngày công lao động theo doanh thu thuần kinh
doanh
Doanh thu thuần kinh doanh

Hiệu suất sử dụng ngày công
lao động theo doanh thu thuần

=

Tổng số ngày công sử dụng

kinh doanh

trong kỳ

Chỉ tiêu này cho biết mỗi ngày công lao động đem lại đợc bao nhiêu đồng
doanh thu.

1.2.3.2 Hiệu quả chính trị xã hội
Hiệu quả kinh tế là các chỉ tiêu có tính chất lợng nh đã xem xét ở trên. ở
phạm vi doanh nghiệp đó là các chỉ tiêu cơ bản và quan trọng nhất.
Hiệu quả về mặt xã hội trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp là
những mặt lợi ích không thể định lợng đợc, nhng nó đóng vai trò quan trọng
trong việc lựa chọn phơng án kinh doanh để triển khai trong thực tế. Nội dung của
việc xem xét hiệu quả về mặt xã hội rất đa dạng và phức tạp. Ngời ta thờng gắn
việc phân tích hiệu quả về mặt xã hội trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp
với việc thực hiện các nhiệm vụ xã hội đặt ra cho mỗi doanh nghiệp trong kỳ. Hay
nói rộng hơn là phân tích ảnh hởng của phơng án kinh doanh đối với toàn bộ đời
sống kinh tế - xã hội của cả nền kinh tế quốc dân, của khu vực hay bó gọn trong
doanh nghiệp. Những nội dung cần phân tích bao gồm:
Tác động vào việc phát triển kinh tế: đóng góp vào gia tăng tổng sản phẩm,
tổng tích luỹ, thoả mãn nhu cầu, tiết kiệm tiền tệ

15


×