Tải bản đầy đủ (.pdf) (104 trang)

Một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ quản lý tại công ty tuyển than hòn gai vinacomin

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (769.85 KB, 104 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI
-------------------

MAI XUÂN VINH

MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG
ĐỘI NGŨ CÁN BỘ QUẢN LÝ TẠI CÔNG TY
TUYỂN THAN HÒN GAI - VINACOMIN

LUẬN VĂN THẠC SĨ KỸ THUẬT
CHUYÊN NGÀNH: QUẢN TRỊ KINH DOANH

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
TS. NGÔ TRẦ ÁNH

HÀ NỘI – 2013


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI
-------------------

MAI XUÂN VINH

MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG
ĐỘI NGŨ CÁN BỘ QUẢN LÝ TẠI CÔNG TY
TUYỂN THAN HÒN GAI - VINACOMIN

LUẬN VĂN THẠC SĨ KỸ THUẬT
CHUYÊN NGÀNH: QUẢN TRỊ KINH DOANH



NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
TS. NGÔ TRẦN ÁNH

HÀ NỘI – 2013


Đề tài: Một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng đội ngũ CBQL tại công ty TTHG – Vinacomin

LỜI CAM ĐOAN

Đây là kết quả sau 2 năm học tập và nghiên cứu cộng với kinh nghiệm
công tác tại các vị trí khác nhau, với sự học hỏi nghiên cứu là sự hướng dẫn, giúp
đỡ tận tình và tâm huyết của TS. Ngô Trần Ánh. Tôi xin cam đoan luận văn trên
là kết quả nghiên cứu của riêng tôi, không sao chép của ai, không nhờ bất cứ ai
làm và viết.
Nội dung luận văn có tham khảo và sử dụng tài liệu, thông tin được dùng
tải trên các tạp chí, các trang Web theo danh mục tài liệu của luận văn. Trong
quá trình làm và viết luận văn tôi đã thực sự dành nhiều thời gian cho việc tìm
kiếm cơ sở lý luận, thu thập dữ liệu; vận dụng kiến thức để phân tích và đề xuất
cải tạo thực trạng đội ngũ CBQL của công ty TTHG thuộc Tập đoàn công
nghiệp Than – Khoáng sản Việt Nam.

Tác giả luận văn

Mai Xuân Vinh

Mai Xuân Vinh

CH QTKD BKHN 2011-2013



Đề tài: Một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng đội ngũ CBQL tại công ty TTHG – Vinacomin

MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN.................................................................................................. 1
PHẦN MỞ ĐẦU ................................................................................................... 1
CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CHẤT LƯỢNG ĐỘI NGŨ CÁN BỘ ........ 3
QUẢN LÝ DOANH NGHIỆP ................................................................................. 3
1.1 Cơ sở lý thuyết về quản trị chất lượng. ..................................................... 3
1.2 Quan hệ giữa hiệu quả kinh doanh với chất lượng quản lý hoạt động và với
chất lượng đội ngũ cán bộ quản lý của doanh nghiệp ...................................... 4
1.3 Phương pháp đánh giá chất lượng đội ngũ cán bộ quản lý doanh nghiệp ... 13
1.4 Các nhân tố và hướng giải pháp nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ quản lý
doanh nghiệp................................................................................................... 27
CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC CHẤT LƯỢNG ĐỘI NGŨ CÁN BỘ
QUẢN LÝ CỦA CÔNG TY TUYỂN THAN HÒN GAI- VINACOMIN ............ 39
2.1 Tổng quan về Công ty Tuyển than Hòn Gai - Vinacomin ......................... 39
2.2. Chức năng, nhiệm vụ, cơ cấu tổ chức của Công ty. .................................. 39
2.2.1 Chức năng nhiệm vụ của Công ty. ...................................................... 39
2.2.2 Cơ cấu tổ chức quản lý sản xuất và lao động. ..................................... 40
2.3 Đặc điểm sản phẩm .................................................................................. 48
2.4- Đánh giá hiệu quả hoạt động của công ty TTHG ..................................... 52
2.5 Đánh giá chung kết định lượng chất lượng đội ngũ CBQL của công ty TTHG.
....................................................................................................................... 57
2.5.1 Đánh giá mức độ đáp ứng, phù hợp về ngành nghề được đào tạo của đội
ngũ CBQL của công ty TTHG. ................................................................... 57
2.5.2 Đánh giá mức độ đáp ứng, phù hợp về cấp độ chuyên môn được đào tạo
của đội ngũ CBQL công ty TTHG. ............................................................. 59
2.5.3 Đánh giá chất lượng công tác của đội ngũ CBQL của công ty TTHG . 59

2.5.4 Tổng hợp kết quả đánh giá chung kết định lượng chất lượng đội ngũ
CBQL của công ty TTHG. .......................................................................... 61
2.6. Những nguyên nhân chất lượng chưa cao của đội ngũ CBQL Công ty TTHG.
....................................................................................................................... 62
Mai Xuân Vinh

CH QTKD BKHN 2011-2013


Đề tài: Một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng đội ngũ CBQL tại công ty TTHG – Vinacomin

2.6.1. Nguyên nhân do quy hoạch thăng tiến, bổ nhiệm, miên nhiệm, đánh giá
thành tích đóng góp, đãi ngộ cán bộ quản lý chưa phù hợp. ........................ 64
2.6.2. Nguyên nhân từ phía chính sách sử dụng cán bộ quản lý giỏi của Công ty
kém hấp dẫn................................................................................................ 65
2.6.3. Nguyên nhân từ phía chính sách hỗ trợ đào tạo nâng cao trình độ kém hấp
dẫn và tổ chức đào tạo nâng cao trình độ cho từng loại CBQL Công ty TTHG
chưa hoàn toàn hợp lý ................................................................................. 67
CHƯƠNG III: GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG ĐỘI NGŨ CÁN BỘ
QUẢN LÝ CỦA CÔNG TY TUYỂN THAN HÒN GAI – VINACOMIN
THUỘC TẬP ĐOÀN CÔNG NGHIỆP THAN - KHOÁNG SẢN VIỆT NAM . 71

3.1. Những sức ép mới và yêu cầu mới đối với đội ngũ CBQL của Công ty
TTHG. ................................................................................................... 71
3.1.1. Những sức ép mới đối với tồn tại và phát triển của Công ty TTHG
trong 5 năm tới. .................................................................................. 71
3.1.2. Những yêu cầu mới đối với đội ngũ CBQL của Công ty TTHG
trong 5 năm tới. .................................................................................. 73
3.2. Giải pháp 1: Đổi mới chính sách sử dụng cán bộ quản lý: quy hoạch
thăng tiến, bổ nhiệm, miễn nhiệm, đánh giá tích cực đóng góp, đãi ngộ của

công ty TTHG trong 5 năm tới. ............................................................. 76
3.3 Giải pháp 2: Đổi mới chính sách hỗ trợ và tổ chức đào tạo nâng cao
trình độ cho từng loại CBQL của Công ty TTHG trong 5 năm tới. ........ 82
3.3.1 Xác định nhu cầu đào tạo nâng cao trình độ CBQL cho Công ty
trong 5 năm tới. .................................................................................. 82
3.3.2. Đổi mới chính sách hỗ trợ đào tạo nâng cao trình độ CBQL cho
Công ty TTHG trong 5 năm tới. ......................................................... 83
3.3.3 Đổi mới nội dung phương pháp đào tạo .................................... 84
KẾT LUẬN.................................................................................................. 94
TÀI LIỆU THAM KHẢO ........................................................................... 96

Mai Xuân Vinh

CH QTKD BKHN 2011-2013


Đề tài: Một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng đội ngũ CBQL tại công ty TTHG – Vinacomin

DANH MỤC BẢNG BIỂU
Bảng 1.2: Biểu hiện yếu kém, nguyên nhân và tác động làm giảm hiệu quả của
các loại công việc quản lý doanh nghiệp kém chất lượng. .............................. 9
Bảng 1.3: Tỷ trọng đảm nhiệm các chức năng của các cấp cán bộ quản lý doanh
nghiệp sản xuất công nghiệp (%).................................................................. 15
Bảng 1.4: Bảng tiêu chuẩn giám đốc, quản đốc của công ty TTHG - Tập đoàn
CN Than - KS Việt Nam giai đoạn 2010 – 2015 ( Tiêu chuẩn ngành) .......... 16
Bảng 1.5: Cơ cấu ba loại kiến thức quan trọng đối với cán bộ quản lý DNSXCN
Việt Nam ...................................................................................................... 17
Bảng 1.6: Tỷ lệ % yếu kém chấp nhận được trong công tác của đội ngũ cán bộ
lãnh đạo, quản lý của doanh nghiệp Việt Nam.............................................. 25
Bảng 1.7: Bảng tóm tắt phương pháp đánh giá chung kết định lượng chất lượng

đội ngũ cán bộ quản lý doanh nghiệp. .......................................................... 25
Bảng 1.8: Động thái trọng số các loại giá trị ( hấp dẫn ) của các thành tố chi trả
cho người có công với doanh nghiệp Việt Nam ............................................ 32
Bảng 1.9: Động thái các quan hệ góp phần đảm bảo công bằng tương đối khi
tính toán chi trả cho người có công với doanh nghiệp Việt Nam .................. 33
Bảng 1.10: Diễn giải mức độ hấp dẫn của thực trạng chính sách đãi ngộ đội ngũ
cán bộ quản lý giỏi của công ty .................................................................... 34
Bảng 1.11: Luận giải đề xuất đổi mới chính sách đãi ngộ đội ngũ ................ 34
cán bộ quản lý giỏi của công ty .................................................................... 34
Bảng 1.12: Diễn giải mức độ hấp dẫn của thực trạng chính sách hỗ trợ ........ 36
đào tạo nâng cao trình độ cho đội ngũ cán bộ quản lý của công ty................ 36
Bảng 1.13: Luận giải đề xuất đổi mới chính sách hỗ trợ đào tạo ................... 36
nâng cao trình độ cho từng loại cán bộ quản lý của công ty .......................... 36
Bảng 2.1: Quy định tiêu chuẩn chất lượng than của Công ty TTHG ............. 48
Bảng 2.2: Kết quả sản xuất kinh doanh công ty TTHG................................. 52
Mai Xuân Vinh

CH QTKD BKHN 2011-2013


Đề tài: Một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng đội ngũ CBQL tại công ty TTHG – Vinacomin

Bảng 2.3: Bảng cân đối kế toán năm 2011 công ty TTHG ............................ 53
Bảng 2.4: Tình hình hiệu quả hoạt động của công ty TTHG năm 2011. ....... 55
Bảng 2.5 : Tình hình thực hiện sản lượng của công ty .................................. 56
Bảng 2.6: Bảng so sánh cơ cấu đội ngũ CBQL của công ty TTHG về mặt chuyên
môn nghiệp vụ với cơ cấu yêu cầu................................................................ 58
B¶ng 2.7. Bảng so sánh tỷ lệ % biểu hiện về chất lượng quản lý theo khảo sát
của đội ngũ CBQL tại công ty TTHG với tỷ lệ % biểu hiện về chất lượng kết
quả làm việc chấp nhận được theo ý kiến chuyên gia. .................................. 60

Bảng 2.8: Đánh giá chung kết định lượng chất lượng đội ngũ CBQL của công ty
TTHG ........................................................................................................... 61
Bảng 2.9: Các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng CBQL Công ty TTHG..... 63
Bảng 2.10: Thống kê mức trả lương một số chức danh trên thị trường hiện nay
..................................................................................................................... 66
Bảng 2.11: Diễn giải mức độ hấp dẫn của thực trạng chính sách đãi ............ 67
ngộ đội ngũ CBQL giỏi của Công ty TTHG ................................................. 67
Bảng 2.12: Diễn giải mức độ hấp dẫn của thực trạng chính sách hỗ trợ đào tạo
nâng cao trình độ cho đội ngũ cán bộ quản lý của Công ty TTHG................ 69
Bảng 3.1: Bộ tiêu chuẩn Giám đốc, Phó giám đốc công ty TTHG ................ 77
Bảng 3.2: Tiêu chuẩn trưởng, phó phòng công ty TTHG .............................. 78
Bảng 3.3: Đề xuất đổi mới tiêu chuẩn và quy trình bổ nhiệm các chức vụ của
Công ty TTHG được thể hiện sau ................................................................. 80
Bảng 3.4: Luận giải đề xuất đổi mới chính sách đãi ngộ đội ngũ CBQL giỏi của
Công ty TTHG ............................................................................................. 81
Bảng 3.5: Nhu cầu đào tạo nâng cao trình độ của đội ngũ cán bộ quản lý của
Công ty TTHG trong 5 năm tới. .................................................................. 82
Bảng 3.6: Luận giải đề xuất đổi mới chính sách hỗ trợ đào tạo nâng cao trình độ
cho từng loại cán bộ quản lý của Công ty TTHG trong 5 năm tới................. 84
Mai Xuân Vinh

CH QTKD BKHN 2011-2013


Đề tài: Một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng đội ngũ CBQL tại công ty TTHG – Vinacomin

DANH MỤC HÌNH

Hình 1.2 : Quá trình tác động của chất lượng quản lý đến hiệu quả hoạt động
của doanh nghiệp............................................................................................ 8

Hình 1.3: Quan hệ giữa chất lượng quản lý với hiệu quả hoạt động của doanh
nghiệp .......................................................................................................... 12
H×nh 2.1: Tæ chøc qu¸ tr×nh s¶n xuÊt trong C«ng ty TTHG........................... 40
Hình 2.2: Sơ đồ bộ máy quản lý của Công ty Tuyển than Hòn Gai - Vinacomin
..................................................................................................................... 46
Hình 2.3: Sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý các phân xưởng…………………...47

Mai Xuân Vinh

CH QTKD BKHN 2011-2013


Đề tài: Một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng đội ngũ CBQL tại công ty TTHG – Vinacomin

PHẦN MỞ ĐẦU

1.Lý do chọn đề tài
Theo lý luận chất lượng của đội ngũ cán bộ quản lý là nhân tố quyết
định nhiều nhất đến khả năng cạnh tranh, hiệu quả hoạt động của doanh
nghiệp đó.
Trên thực tế Việt Nam từ trước đến nay vấn đề chất lượng của đội ngũ
cán bộ quản lý là vấn đề còn nhiều yếu kém, bất cập nhất.
Để có thể thúc đẩy sự phát triển của doanh nghiệp và tạo ra được
những lợi thế cạnh tranh thì cần làm tốt công tác quản trị nhân lực, đặc biệt là
nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ quản lý, đây cũng là bài toán đã có kết
quả với nhiều doanh nghiệp trong quá trình phát triển và hội nhập kinh tế
quốc tế. Do đó, yêu cầu đặt ra là cần có phương pháp luận hợp lý cùng với
những hành động phù hợp để đạt được hiệu quả kinh doanh cao nhất.
Trong tương lai khi nước ta hội nhập sâu vào kinh tế khu vực và thế
giới doanh nghiệp Thế giới nói chung, doanh nghiệp Việt Nam nói riêng phải

có những đột phá trong giải quyết tất cả các vấn đề, trong đó vấn đề có vai trò
quyết định là vấn đề chất lượng của đội ngũ cán bộ quản lý.
Vì những lý do trên, là học viên cao học chuyên ngành QTKD tôi đã
chủ động đề xuất và được Khoa, Trường đồng ý cho làm luận văn thạc sỹ
theo đề tài: “ Một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ
quản lý tại công ty Tuyển than Hòn Gai - Vinacomin ”.
2. Mục đích nghiên cứu:
Lựa chọn và hệ thống hóa cơ sở lý thuyết về chất lượng của đội ngũ cán
bộ quản lý doanh nghiệp trong kinh tế thị trường.
Đánh giá thực trạng chất lượng đội ngũ cán bộ quản lý của công ty
TTHG trong thời gian qua cùng những nguyên nhân.
Mai Xuân Vinh

1

CH QTKD BKHN 2011-2013


Đề tài: Một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng đội ngũ CBQL tại công ty TTHG – Vinacomin

Đề xuất một số giải pháp quan trọng nhằm nâng cao chất lượng đội ngũ cán
bộ quản lý của công ty TTHG trong thời gian tới.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu:
Vấn đề chất lượng đội ngũ cán bộ quản lý của công ty TTHG, trên cơ sở
đó đề xuất một số giải pháp nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ quản lý tại
công ty.
4. Phương pháp nghiên cứu.
Đề tài sử dụng tổng hợp các phương pháp nghiên cứu trong đó chủ yếu là
phương pháp phân tích thống kê, điều tra, khảo sát, chuyên gia, so sánh.
5. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài luận văn.

Lần đầu tiên tiếp thu phương pháp mới đánh giá chất lượng đội ngũ cán
bộ quản lý doanh nghiệp cho công ty TTHG một cách bài bản, định lượng.
Lần đầu tiên đề xuất những giải pháp sát hợp, cụ thể, mạnh mẽ nhằm
nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ quản lý của công ty TTHG.
6. Kết cấu của đề tài luận văn.
Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, luận văn
gồm 3 phần :
Chương 1: Cơ sở lý luận về chất lượng đội ngũ cán bộ quản lý doanh
nghiệp.
Chương 2: Phân tích tình hình chất lượng đội ngũ cán bộ quản lý
của công ty TTHG.
Chương 3: Đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng đội
ngũ cán bộ quản lý của công ty TTHG.

Mai Xuân Vinh

2

CH QTKD BKHN 2011-2013


Đề tài: Một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng đội ngũ CBQL tại công ty TTHG – Vinacomin

CHƯƠNG I
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CHẤT LƯỢNG ĐỘI NGŨ CÁN BỘ
QUẢN LÝ DOANH NGHIỆP

Từ khi có cạnh tranh từ đáng kể trở lên nhiều doanh nghiệp Việt Nam
nhận biết sâu sắc thêm rằng: Chất lượng quản lý là nhân tố quyết định nhiều
nhất sức cạnh tranh, hiệu quả kinh doanh, tồn tại và phát triển. Cạnh tranh

giữa các doanh nghiệp chuyển trọng tâm vào cạnh tranh giành dật 3 loại
người tài: cán bộ quản lý giỏi, chuyên gia công nghệ và thợ lành nghề. Đội
ngũ cán bộ quản lý giỏi là loại người tài có vai trò quyết định lớn nhất ở
doanh nghiệp.Thực tiễn phát triển hoạt động của doanh nghiệp đòi hỏi lý luận
phải trả lời rõ ràng, cụ thể được đồng thời cả 3 câu hỏi là: tại sao khi có cạnh
tranh từ đáng kể trở lên phải thường xuyên nâng cao chất lượng đội ngũ cán
bộ quản lý của doanh nghiệp; nâng cao từ bao nhiêu lên bao nhiêu; nâng cao
bằng cách nào.
1.1 Cơ sở lý thuyết về quản trị chất lượng.
Khái niệm chất lượng đựợc các đối tượng hiểu theo các ý nghĩa khác
nhau. Chất lượng là sự phù hợp của sản phẩm với mục đích sử dụng của
người tiêu dùng, hay nói cách khác, chất lượng là sự thỏa mãn nhu cầu của
khách hàng. Chẳng hạn trong cuốn “Chất lượng là cái cho không”, Philip
Crosby định nghĩa: “Chất lượng là sự phù hợp với yêu cầu”. Hoặc theo tiến sỹ
Ewarrd Deming: “Chất lượng là sự phù hợp với mục đích sử dụng hay sự thỏa
mãn của khách hàng”.
Quản trị chất lượng là hoạt động được đề cập ở nhiều góc độ. Tuy
nhiên trên thế giới hiện nay đang tồn tại một số cách tiếp cận chủ đạo:
-Theo các học giả của nền kinh tế thị trường: Quản trị là quá trình làm
việc thông qua đối tượng khác nhằm đạt được mục tiêu của tổ chức trên cơ sở
các nguồn lực nhất định.

Mai Xuân Vinh

3

CH QTKD BKHN 2011-2013


Đề tài: Một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng đội ngũ CBQL tại công ty TTHG – Vinacomin


- Theo các học giả trong nền kinh tế kế hoạch tập trung: Quản trị là quá
trình tác động hướng đích của chủ thể vào khách hàng để đạt được các mục
tiêu đã đề ra trên cơ sở các nguồn lực nhất định.
Như vậy, có rất nhiều cách tiếp cận về quản trị, việc lựa chọn cách áp
dụng tùy thuộc vào quan điểm, nhận định của mỗi nhà quản trị.
1.2 Quan hệ giữa hiệu quả kinh doanh với chất lượng quản lý hoạt động và
với chất lượng đội ngũ cán bộ quản lý của doanh nghiệp
Để doanh nghiệp tồn tại và phát triển được khi có cạnh tranh từ đáng kể
trở lên chúng ta cần phải hiểu, quán triệt bản chất và mục đích hoạt động của
doanh nghiệp trong giải quyết tất cả các vấn đề, các mối quan hệ của hoặc
liên quan đến quá trình kinh doanh, nhận thức và đầu tư thỏa đáng cho quản
lý doanh nghiệp.
Trong kinh tế thị trường hoạt động của doanh nghiệp là quá trình đầu
tư, sử dụng các nguồn canh tranh với các đối thủ phần nhu cầu của thị trường,
tạo lập hoặc củng cố vị thế với kỳ vọng đạt hiệu quả cao bền lâu nhất có thể.
Doanh nghiệp là đơn vị tiến hành một hoặc một số hoạt động kinh doanh, là
tổ chức làm kinh tế. Doanh nghiệp có thể sản xuất kinh doanh, kinh doanh
thương mại, kinh doanh dịch vụ.
Như vậy, bản chất của hoạt động của doanh nghiệp là đầu tư, sử dụng
các nguồn lực tranh giành với các đối thủ phần nhu cầu của thị trường, những
lợi ích phát sinh. Mục đích hoạt động của doanh nghiệp là đạt được hiệu quả
cao nhất, bền lâu nhất có thể. Theo quyển số 15, tr 15, hiệu quả hoạt động của
doanh nghiệp là kết quả tương quan, so sánh những lợi ích thu được từ hoạt
động của doanh nghiệp quy tính thành tiền với tất cả các chi phí cho việc có
được các lợi ích đó cũng quy tính thành tiền.
Hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp là tiêu chuẩn được sáng tạo để
đánh giá, lựa chọn mỗi khi cần thiết. Do đó, cần tính toán tương đối chính xác
và có chuẩn mực để so sánh. Để tính toán được hiệu quả hoạt động của doanh
Mai Xuân Vinh


4

CH QTKD BKHN 2011-2013


Đề tài: Một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng đội ngũ CBQL tại công ty TTHG – Vinacomin

nghiệp trước hết cần tính toán được toàn bộ các lợi ích và toàn bộ các chi phí
tương thích. Do lợi ích thu được từ hoạt động của doanh nghiệp cụ thể hàng
năm thường rất phong phú, đa dạng hữu hình và vô hình ( tiền tăng thêm, kiến
thức, ký năng tăng thêm, quan hệ tăng thêm, tăng thêm về công ăn việc làm,
cân bằng hơn về phát triển kinh tế, thu nhập, ảnh hưởng đến môi trường sinh
thái, môi trường chính trị - xã hội …) nên cần nhận biết, thống kê cho hết và
biết cách quy tính tương đối chính xác ra tiền. Nguồn lực được huy động, sử
dụng cho hoạt động của doanh nghiệp cụ thể trong năm thường bao gồm
nhiều loại, nhiều dạng, vô hình và hữu hình và có loại chỉ tham gia một phần
nên cần nhận biết, thống kê đầy đủ và bóc tách – quy tính ra tiền cho tương
đối chính xác.
Mỗi khi phải tính toán, so sánh các phương án, lựa chọn một phương án
đầu tư kinh doanh cần đánh giá, xếp loại A, B, C mức độ tác động, ánh hưởng
đến tình hình chính trị - xã hội và môi trường sinh thái như sau:
Bảng 1.1: Bảng các hệ số xét tính lợi ích xã hội – chính trị và ảnh hưởng đến môi
trường trong việc xác định, đánh giá hiệu quả sản xuất công nghiệp Việt Nam.

Giai đoạn
Loại ảnh hưởng

2006-2010


2011-2015

2016-2020

Xã hội-chính trị

1,35

1,25

1,15

Môi trường

1,2

1,3

1,45

Xã hội-chính trị

1

1

1

Môi trường


1

1

1

Xã hội-chính trị

0,8

0,85

0,9

Môi trường

0,8

0,75

0,7

Loại A

Loại B

Loại C
Nguồn [ 14, tr16]

Mai Xuân Vinh


5

CH QTKD BKHN 2011-2013


Đề tài: Một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng đội ngũ CBQL tại công ty TTHG – Vinacomin

Sau khi đã quy tính, hàng năm hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp
được nhận biết, đánh giá trên cơ sở các chỉ tiêu: Lãi( Lỗ), Lãi / tổng tài sản.
Trong kinh tế thị trường doanh nghiệp tiến hành kinh doanh là tham
gia cạnh tranh. Vị thế cạnh tranh( lợi thế so sánh) của doanh nghiệp chủ yếu
quyết định mức độ hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp.
Khi nền kinh tế của đất nước hội nhập với kinh tế khu vực, kinh tế thế
giới doanh nghiệp có thêm nhiều cơ hội, đồng thời phải chịu thêm nhiều sức
ép mới. Trong bối cảnh đó doanh nghiệp nào tụt lùi, không tiến so với trước,
tiến chậm so với các đối thủ là tụt hậu, là thất thế trong canh tranh, là vị thế
cạnh tranh thấp kém hơn, là bị đối thủ mạnh hơn thao túng, là hoạt động hiệu
quả thấp hơn, xuất hiện nguy cơ phá sản, dễ đi đến đổ vỡ hoàn toàn.

Đối thủ cạnh
tranh

Ta
1

<

2


T1

T2 Thời gian

Hình 1.1 Vị thế cạnh tranh () quyết định hiệu quả

Thực tế của Việt Nam từ trước đến nay và thực tế của các nước trên thế
giới luôn chỉ ra rằng: Vị thế cạnh tranh của doanh nghiệp chủ yếu do trình độ
(năng lực) lãnh đạo, quản lý doanh nghiệp đó quyết định.
Quản lý doanh nghiệp viết đầy đủ là quản lý hoạt động của doanh
nghiệp, nó bao gồm các quản lý chiến lược và quản lý điều hành. Quản lý
chiến lược bao gồm: Hoạch định chiến lược, thẩm định chiến lược và chỉ đạo
Mai Xuân Vinh

6

CH QTKD BKHN 2011-2013


Đề tài: Một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng đội ngũ CBQL tại công ty TTHG – Vinacomin

thực hiện chiến lược. Hoạch định chiến lược là xác định mục tiêu chiến lược,
các cặp sản phẩm khách – hàng chiến lược và các nguồn lực chiến lược.
Doanh nghiệp làm ăn lớn khi có cạnh tranh đáng kể muốn đạt hiệu quả cao
không thể không có chiến lược kinh doanh, quản lý chiến lược. Quản lý điều
hành hoạt động của doanh nghiệp là biết cách tác động đến những con người,
nhóm người để họ tạo ra và luôn duy trì ưu thế về chất lượng, giá, thời hạn
của sản phẩm, thuận tiện cho khách hàng. Quản lý doanh nghiệp một cách bài
bản, có đầy đủ căn cứ khoa học là nhân tố quan trọng nhất của hiệu quả hoạt
động của doanh nghiệp.

Quản lý hoạt động của doanh nghiệp được nhìn nhận từ nhiều phương
diện, từ quá trình kinh doanh là thực hiện các thao tác tư duy, trí tuệ của 6
công đoạn sau đây:
Chọn các cặp sản phẩm – khách hàng:
*Cạnh tranh vay vốn
*Cạnh tranh mua các yếu tố đầu vào
*Tổ chức quá trình kinh doanh
*Cạnh tranh bán sản phẩm đầu ra
*Chọn phương án sử dụng kết quả kinh doanh…
Nếu có yếu kém dù chỉ trong một công đoạn nêu ở trên là hiệu lực quản
lý kém, hiệu quả kinh doanh thấp.
Theo quy trình quản lý hoạt động của doanh nghiệp là thực hiện đồng
bộ bốn loại công việc sau:
- Hoạch định: Lựa chọn các cặp sản phẩm – khách hàng và lập kế
hoạch thực hiện.
- Đảm bảo tổ chức bộ máy và tổ chức cán bộ.
- Điều phối hoạt động của doanh nghiệp.
- Kiểm tra

Mai Xuân Vinh

7

CH QTKD BKHN 2011-2013


Đề tài: Một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng đội ngũ CBQL tại công ty TTHG – Vinacomin

Không thực hiện hoặc thực hiện không tốt dù chỉ một loại công việc
nêu ở trên là hiệu lực quản lý kém, hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp thấp.

Trình độ ( năng lực, chất lượng ) lãnh đạo, quản lý doanh nghiệp được
nhận biết, đánh giá trên cở sở chất lượng thực hiện 6 công đoạn nêu ở trên.
Chất lượng
quản lý hoạt
động của
doanh
nghiệp

Trình độ và
động cơ làm
việc của đa số
NLĐ

Chất lượng
sản phẩm

Khả năng
cạnh tranh
của sản phẩm

Trình độ khoa
học, công nghệ

Giá thành sản
phẩm

Hiệu quả kinh
doanh

Hình 1.2 : Quá trình tác động của chất lượng quản lý đến hiệu quả

hoạt động của doanh nghiệp.
Nguồn [ 15, tr 354]
Chất lượng quản lý doanh nghiệp được nhận biết, đánh giá thông qua
hiệu lực quản lý. Hiệu lực quản lý được nhận biết, đánh gía thông qua chất
lượng của các quyết định, biện pháp quản lý. Chất lượng của các quyết định,
biện pháp quản lý phụ thuộc chủ yếu vào chất lượng của các cơ sở, căn cứ.
Chất lượng của các cơ sở, căn cứ phụ thuộc chủ yếu vào mức độ tiến bộ của
phương pháp, mức độ đầu tư cho quá trình nghiên cứu tạo ra chúng.
Hiệu lực quản lý là tập hợp những diễn biến, thay đổi ở đối tượng
quản lý. Hiệu lực quản lý cao khi có nhiều diễn biến, thay đổi tích cực ở đối
tượng quản lý do tác động của chủ thể quản lý. Thay đổi, diễn biến tích cực là
thay đổi diễn biến theo hướng đem lại lợi ích cho con người, phù hợp với mục
đích của quản lý. Chất lượng của quyết định, giải pháp, biện pháp quản lý,
chất lượng sản phẩm của từng loại công việc quản lý được đánh giá bằng cách
Mai Xuân Vinh

8

CH QTKD BKHN 2011-2013


Đề tài: Một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng đội ngũ CBQL tại công ty TTHG – Vinacomin

xem xét trực tiếp, sau đó xem chúng được xét tính đầy đủ đến đâu các mặt,
các yếu tố ảnh hưởng và trên cơ sở xem xét chất lượng ( độ tin cậy ) của các
số liệu, thông tin ( căn cứ ) sử dụng.
Bảng 1.2: Biểu hiện yếu kém, nguyên nhân và tác động làm giảm hiệu
quả của các loại công việc quản lý doanh nghiệp kém chất lượng.
oại CVQLDN


Biểu hiện

Nguyên nhân
trực tiếp, sâu xa

Tác động làm
giảm hiệu quả
quản lý

oạch

định

- Chọn các cặp sản - Không có các - Kết quả kinh

kinh
kém

doanh
chất

phẩm – khách hàng kết quả dự báo cụ doanh giảm hoặc
thị trường không cần thể, chính xác về tăng chậm.

lượng.

nhiều hoặc nhiều đối nhu

thị - Lãng phí, rủi ro


cầu

thủ cạnh tranh mạnh trường, về đối thủ nhiều, giá thành
hơn hẳn.

canh

về đơn vị sản phẩm

tranh,

- Ba phần của bản kế năng lực của bản cao.
hoạch ít cụ thể, kém thân doanh nghiệp - Hiệu quả hoạt
rõ ràng, không lôgic trong
với nhau.

1 động của doanh

cùng

tương lai.

nghiệp giảm hoặc

-Nhận thức và đầu không tăng hoặc
tư cho công tác tăng chậm.
hoạch định kinh
- Bộ máy chồng doanh

chưa


đủ

chéo, có chức năng lớn…
2. Đảm bảo

nhiều bộ phận cùng - Thiếu nghiêm - Kết quả kinh

tổ chức bộ

chủ trì, có chức năng túc, động cơ và kỹ doanh không tăng

máy

không có bộ phận năng làm công tác hoặc tăng chậm.



tổ

chức cán bộ

chủ trì.

kém

- Số lượng cạn bộ có - Nhận thức, đầu động quản lý cao

chất


lượng

tổ chức cán bộ.

- Chi phí cho hoạt

năng lực phù hợp tư cho đào tạo và do mức độ tích
với chức trách quá ràng

buộc

giữa cực,

sáng

tạo

ít; Số lượng cạn bộ tham gia đóng góp trong công việc
Mai Xuân Vinh

9

CH QTKD BKHN 2011-2013


Đề tài: Một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng đội ngũ CBQL tại công ty TTHG – Vinacomin

đảm nhiệm cùng một với đãi ngộ cho của từng cán bộ và
lúc từ 3 chức trách cán bộ làm công mức độ phối hợp,
trở lên quá nhiều… tác tổ chức chưa trôi chảy trong

đủ hấp dẫn…

hoạt động của bộ
máy thấp.
- Trục trặc, lãng
phí, rủi ro nhiều,
giá thành đơn vị
phẩm

sản
doanh

của

nghiệp

cao…
- Số lượng quyết - Thiếu nghiêm - Sản lượng doanh
định điều phối vội túc, động cơ và kỹ thu,
vàng, phiến diện quá năng

điều

lượng

chất

phối giảm hoặc không

3 Điều phối,


nhiều.
hoạt động cụ thể tăng hoặc
- Số lượng trục trặc của doanh nghiệp. chậm.

(điều

hành)

đáng kể quá nhiều.

hoạt

động

- Số lần khắc phục tư cho đào tạo và trệ, lãng phí trong

của

doanh

nghiệp

kém

chất lượng

tăng

- Nhận thức, đầu - Trục trặc, ngừng


trục trặc chậm quá ràng

giữa điều phối nhiều.

buộc

nhiều và tốn phí quá tham gia đóng góp - Chi phí cho điều
cao…

với đãi ngộ cho phối

cao;

Giá

cán bộ điều phối thành đơn vị sản
chưa
dẫn…

đủ

hấp phẩm của doanh
nghiệp
không
giảm hoặc tăng…

4. Kiểm tra

- Số lượng kiểm tra - Thiếu nghiêm -


trong quản lý
hoạt
động

hình thức, ít được túc, động cơ và kỹ doanh thu, chất
chuẩn bị kỹ trước năng kiểm tra lượng giảm hoặc

doanh

của
nghiệp

kém

chất lượng.

Mai Xuân Vinh

quá nhiều.

trong

lượng,

Sản

hoạt không tăng hoặc

loại


- Tiêu cực trong động cụ thể của tăng chậm.
kiểm tra quá nhiều… doanh nghiệp.

10

-

Rủi

ro,

thất

CH QTKD BKHN 2011-2013


Đề tài: Một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng đội ngũ CBQL tại công ty TTHG – Vinacomin

-Nhận thức, đầu thoát,

lãng

phí

tư cho đào tạo và trong quá trình
ràng buộc giữa kinh doanh nhiều;
tham gia đóng góp giá thành đơn vị
với đa ngộ cho sản
cạn bộ kiểm tra doanh

chưa đủ hấp dẫn.

phẩm

của

nghiệp

không giảm hoặc
tăng…

Thực tế khẳng định rằng: Lãnh đạo, quản lý yếu kém là nguyên nhân sâu xa,
quan trọng nhất của tình trạng:
- Thiếu việc làm; Thiếu vốn, tiền chi cho hoạt động kinh doanh.
- Công nghệ, thiết bị lạc hậu.
- Trình độ và động cơ làm việc của người lao động thấp.
- Chất lượng sản phẩm không đáp ứng yêu cầu của người sử dụng.
- Lãng phí nhiều, chi phí cao, giá thành đơn vị sản phẩm cao, giá chào
bán không có sức cạnh tranh.
Như vậy, khi các quyết định ở các loại công việc quản lý hoạt động của
doanh nghiệp có các căn cứ đầy đủ, chính xác là khi các quyết định đó có chất
lượng cao. Các quyết định quản lý có chất lượng cao cùng với việc tổ chức
thực hiện các quyết định đó tốt làm cho người lao động trong doanh nghiệp sẽ
hào hứng sáng tạo làm cho kết quả kinh doanh tăng, chi phí giảm thiểu làm
cho năng lực cạnh tranh, hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp tăng cao, tức
là tốc độ tăng hiệu quả kinh doanh thường cao hơn tốc độ tăng chất lượng
quản lý.

Mai Xuân Vinh


11

CH QTKD BKHN 2011-2013


Đề tài: Một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng đội ngũ CBQL tại công ty TTHG – Vinacomin
Hiệu quả kinh doanh

0

Chất lượng quản
lý doanh nghiệp

Hình 1.3: Quan hệ giữa chất lượng quản lý với hiệu quả hoạt động của
doanh nghiệp
Nguồn [ 16, tr 355]
Trong khi đó chất lượng quản lý hoạt động của doanh nghiệp phụ thuộc
chủ yếu vào chất lượng đội ngũ cán bộ quản lý của doanh nghiệp đó. Và chất
lượng đội ngũ cán bộ quản lý doanh nghiệp lại phụ thuộc chủ yếu vào mức độ
hấp dẫn của 3 chính sách đối với đội ngũ cán bộ quản lý doanh nghiệp đó:
Chính sách thu hút ban đầu, chính sách sử dụng và chính sách hỗ trợ đào tạo
nâng cao trình độ.
Mức độ chính
sách đối với
CBQL DN

Chất lượng đội
ngũ CBQL
của DN


Chất lượng
quản lý hoạt
động của DN

Hiệu quả
kinh doanh,
tiến tới và
phát triển của
DN

Nguồn [ 15, tr 68]

Mai Xuân Vinh

12

CH QTKD BKHN 2011-2013


Đề tài: Một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng đội ngũ CBQL tại công ty TTHG – Vinacomin

1.3 Phương pháp đánh giá chất lượng đội ngũ cán bộ quản lý doanh
nghiệp
Theo quyển số 15, tr 269, do phải trả lời câu hỏi: Nâng cao chất lượng
đội ngũ cán bộ quản lý doanh nghiệp cụ thể từ bao nhiêu lên bao nhiêu nên
phải đánh giá. Muốn đánh giá được phải có và biết sử dụng phương pháp
đánh giá. Phương pháp đánh giá càng có hàm lượng khoa học cao càng cho
kết quả đánh giá có sức thuyết phục. Hàm lượng khoa học của phương pháp
đánh giá là kết tinh của mức độ thuyết phục của bộ tiêu chí được thiết lập,
mức độ sát đúng của bộ dữ liệu, mức độ chấp lượng chấp nhận được của các

chuẩn dùng để so sánh và cách lượng hóa mức độ đánh giá.
Thực tế hoạt động của doanh nghiệp luôn chứng minh rằng, chất lượng
thực hiện các loại công việc quản lý doanh nghiệp cao đến đâu hiệu quả hoạt
động của doanh nghiệp cao đến đó. Chất lượng thực hiện các loại công việc
quản lý doanh nghiệp chủ yếu phụ thuộc vào chất lượng đội ngũ cán bộ lãnh
đạo, quản lý quyết định. Cán bộ quản lý doanh nghiệp là người trực tiếp hoặc
tham gia, đảm nhiệm cả 4 loại ( 4 chức năng ) quản lý ở doanh nghiệp. Trong
chuyên đề này chúng ta đặc biệt chú trọng cán bộ quản lý giỏi; nhu cầu ưu
tiên thỏa mãn của cán bộ quản lý giỏi; mức độ hấp dẫn của chính sách đối
với cán bộ quản lý giỏi. Cán bộ quản lý giỏi là cán bộ quản lý được đào tạo
về QTKD từ đại học trở lên, có đủ các kỹ năng quản lý; được thừa nhận thực
hiện tốt chức trách được giao từ 5 năm trở lên, có tín nhiệm cao. Đội ngũ cán
bộ của doanh nghiệp bao gồm tất cả những người có quyết định bổ nhiệm và
hưởng lương chức vụ hoặc phụ cấp trách nhiệm của doanh nghiệp đó.
Chất lượng đội ngũ cán bộ quản lý doanh nghiệp là kết tinh từ chất
lượng của các cán bộ quản lý của doanh nghiệp đó. Chất lượng người cán bộ
quản lý doanh nghiệp phải được thể hiện, nhận biết, đánh giá bởi mức độ

Mai Xuân Vinh

13

CH QTKD BKHN 2011-2013


Đề tài: Một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng đội ngũ CBQL tại công ty TTHG – Vinacomin

“sáng suốt” trong các tình huống phức tạp, căng thẳng và mức độ “dũng
cảm”.
Không sáng suốt không thể giải quyết tốt các vấn đề quản lý.Các vấn

đề, các tình huống nảy sinh trong quá trình quản lý rất nhiều, phức tạp và
căng thẳng, liên quan đến con người, lợi ích của họ. Do vậy, để giải quyết, xử
lý được và nhất là tốt các vấn đề, tình huống quản lý người cán bộ quản lý
phải có khả năng sáng suốt. Khoa học đã chứng minh rằng, người hiểu, biết
sâu, rộng và có bản chất tâm lý tốt ( nhanh trí và nhaỵ cảm gọi tắt là nhanh
nhạy) là người có khả năng sáng suốt trong tình huống phức tạp, căng thẳng.
Cán bộ quản lý SXCN phải là người hiểu biết nhất định về thị trường, về hàng
hóa, về công nghệ, hiểu biết sâu sắc trước hết về bản chất kinh tế của các quá
trình diễn ra trong hoạt động của doanh nghiệp, hiểu biết sâu sắc về con
người và về phương pháp, cách thức ( công nghệ ) tác động đến con người.
Cán bộ quản lý phải là người có khả năng tư duy biện chứng, tư duy hệ
thống, tư duy kiểu nhân – quả liên hoàn, nhạy cảm và hiểu được những gì
mới, tiến bộ, dũng cảm áp dụng những gì mới, tiến bộ vào thực tế…
Quản lý theo khoa học là thường xuyên thay đổi cung cách quản lý theo
hướng tiến bộ, là làm các cuộc cách mạng về cách thức tiến hành hoạt động
nhằm thu được hiệu quả ngày càng cao. Mỗi cung cách lãnh đạo, quản lý mà
cốt lõi của nó là định hướng chiến lược, chính sách, chế độ, chuẩn mực đánh
giá, cách thức phân chia thành quả…là sản phầm hoạt động và là nơi gửi gắm
lợi ích của cả một thế lực đồ sộ. Do vậy, làm quản lý mà không dũng cảm thì
khó thành công.

Mai Xuân Vinh

14

CH QTKD BKHN 2011-2013


Đề tài: Một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng đội ngũ CBQL tại công ty TTHG – Vinacomin


Bảng 1.3: Tỷ trọng đảm nhiệm các chức năng của các cấp cán bộ quản lý
doanh nghiệp sản xuất công nghiệp (%).
TT

Chức năng quản lý

Giám đốc

Quản đốc

công ty

phân xưởng

(Cấp cao)

( Cấp trung gian)

1

Lập kế hoach( hoạch định )

28

18

2

Đảm bảo tổ chức bộ máy và


36

33

tố chức cán bộ
3

Điều phối ( điều hành )

22

36

4

Kiểm tra ( kiểm soát )

14

13
Nguồn [ 14, tr 268]

Giám đốc (Quản đốc) doanh nghiệp sản xuất công nghiệp là người phải
quyết định lựa chọn trước hoạt động kinh doanh cụ thể có triển vọng sinh lợi
nhất, các yếu tố phục vụ cho việc tiến hành hoạt động kinh doanh, phương
pháp (công nghệ) hoạt động phù hợp, tiến bộ nhất có thể, phân công, bố trí
lao động sao cho đúng người, đúng việc, đảm bảo các điều kiện làm việc,
phối hợp các hoạt động thành phần một cách nhịp nhàng, đúng tiến độ; lo
quyết định các phương án phân chia thành quả sao cho công bằng ( hài hòa lợi
ích), thu phục người tài, điều hòa các quan hệ…Để đảm nhiệm, hòa thành tốt

những công việc nêu ở trên, giàm đốc( quản đốc ) phải là người có những tố
chất đặc thù: tháo vát, nhanh nhậy, dũng cảm, dám mạo hiểm nhưng nhiều khi
phải biết kìm chế.

Mai Xuân Vinh

15

CH QTKD BKHN 2011-2013


Đề tài: Một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng đội ngũ CBQL tại công ty TTHG – Vinacomin

Bảng 1.4: Bảng tiêu chuẩn giám đốc, quản đốccủa công ty TTHG - Tập
đoàn CN Than - KS Việt Nam giai đoạn 2010 – 2015 ( Tiêu chuẩn ngành)

Giám đốc

Quản đốc

Công ty

Phân xưởng

35-50. tốt

26-45, tốt

2.Đào tạo về công nghệ ngành


Đại học

Đại học

3. Đào tạo về quản lý kinh doanh

Đại học

Cao đẳng

Từ 5 năm

Từ 3 năm

5. Có năng lực dùng người, tổ chức quản lý

+

+

6. Có khả năng quyết đoán, khách quan, kiên

+

+

7. Có trách nhiệm cao đối với quyết định

+


+

8. Trình độ ngoại ngữ

C

B

Cao cấp

Trung cấp

TIÊU CHUẨN
1. Tuổi, sức khỏe

4. Kinh nghiệm quản lý thành công

trì, khoan dung.

9. Trình độ lý luận chính trị

Khi xem xét đánh giá chất lượng đào tạo chuyên môn cho giám đốc,
quản đốc doanh nghiệp sản xuất công nghiệp Việt Nam hoàn toàn có thể sử
dụng cơ cấu các loại kiến thức cần có được trình bày ở bảng 1.5.

Mai Xuân Vinh

16

CH QTKD BKHN 2011-2013



Đề tài: Một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng đội ngũ CBQL tại công ty TTHG – Vinacomin

Bảng 1.5: Cơ cấu ba loại kiến thức quan trọng đối với cán bộ quản lý
DNSXCN Việt Nam
Các chức vụ
quản lý

Các loại kiến

2001-

2006-

2011-

2016-

thức

2005

2010

2015

2020

55


45

35

25

điều hành
1.Giám đốc

Kiến thức công

công ty SXCN

nghệ

(doanh nghiệp

Kiến thức kinh tế

20

25

30

35

độc lập)


Kiến thức quản lý

25

30

35

40

70

65

60

50

Kiến thức kinh tế

15

17

19

24

Kiến thức quản lý


15

18

21

26

78

72

68

65

Kiến thức kinh tế

10

12

13

15

Kiến thức quản lý

12


16

18

20

2. Giám đốc xí
nghiệp thành
viên

3. Quản đốc
phân xưởng
SXCN

Kiến thức công
nghệ

Kiến thức công
nghệ

Nguồn [ 14, tr 272]
Kiến thức kinh tế là kiến thức được lĩnh hội từ các môn như: Kinh tế
học đại cương, kinh tế quốc tế, kinh tế vĩ mô, kinh tế vi mô, kinh tế phát triển,
kinh tế lượng, kinh tế quản lý…
Kiến thức quản lý là kiến thức được lĩnh hội từ các môn như: Quản lý
đại cương, khoa học quản lý, quản lý chiến lược, quản lý sản xuất, quản lý
nhân lực, quản lý tài chính, quản lý dự án, tâm lý trong quản lý doanh
nghiệp…

Mai Xuân Vinh


17

CH QTKD BKHN 2011-2013


×