Tải bản đầy đủ (.pdf) (131 trang)

Phân tích và tìm giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động kiểm soát tri thường xuyên ngân sách nhà nước tại kho bạc nhà nước bà rịa vũng tàu

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.19 MB, 131 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI

-----------------

CHUNG THỊ HẢI

PHÂN TÍCH VÀ TÌM GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ
HOẠT ĐỘNG KIỂM SOÁT CHI THƯỜNG XUYÊN
NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC TẠI KHO BẠC NHÀ NƯỚC
BÀ RỊA-VŨNG TÀU

LUẬN VĂN THẠC SĨ KỸ THUẬT
CHUYÊN NGÀNH: QUẢN TRỊ KINH DOANH


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
CHUNG THỊ HẢI

TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI
-----------------

CHUNG THỊ HẢI

QUẢN TRỊ KINH DOANH

PHÂN TÍCH VÀ TÌM GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ
HOẠT ĐỘNG KIỂM SOÁT CHI THƯỜNG XUYÊN
NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC TẠI KHO BẠC NHÀ NƯỚC
BÀ RỊA-VŨNG TÀU.

KHÓA: 2011 – 2013



LUẬN VĂN THẠC SĨ KỸ THUẬT
CHUYÊN NGÀNH: QUẢN TRỊ KINH DOANH

Người hướng dẫn khoa học:
PGS.TS. PHAN THỊ THUẬN

HÀ NỘI: 2013
HÀ NỘI – 2013


PT và tìm GP nâng cao HQ hoạt động KSC TX NSNN tại KBNN Bà Rịa-Vũng Tàu

LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan bản luận văn này là công trình nghiên cứu của
riêng tôi. Các dữ liệu, kết quả nêu trong luận văn này là hoàn toàn trung
thực và có nguồn gốc rõ ràng.
TÁC GIẢ

Chung Thị Hải

Chung Thị Hải-Luận văn thạc sỹ


PT và tìm GP nâng cao HQ hoạt động KSC TX NSNN tại KBNN Bà Rịa-Vũng Tàu

MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN
DANH MỤC SƠ ĐỒ, BẢNG BIỂU
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

TÓM TẮT LUẬN VĂN
LỜI MỞ ĐẦU
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ HOẠT ĐỘNG KCS VÀ HIỆU QUẢ
HOẠT ĐỘNG KSC...................................................................................................1
1.1. Một số khái niệm về hoạt động KSC NSNN............................................................. 2 
1.1.1. Khái niệm kiểm soát trong quản lý. ........................................................................ 2 
1.1.2. Khái niệm về NSNN................................................................................................ 2 
1.1.3. Khái niệm về chi NSNN.......................................................................................... 3 
1.1.4. Khái niệm KSC NSNN. .......................................................................................... 4 
1.2. Nội dung KSC thường xuyên ngân sách qua KBNN................................................ 4 
1.2.1. Nội dung kiểm soát khoản chi có trong dự toán NSNN. ....................................... 4 
1.2.2. Nội dung kiểm soát tính hợp pháp hợp lệ của hồ sơ, chứng từ.............................. 4 
1.2.2.1. Nội dung kiểm soát mẫu dấu của đơn vị sử dụng NSNN. .................................. 4 
1.2.2.2. Nội dung kiểm soát chữ ký của đơn vị sử dụng NSNN...................................... 5 
1.2.2.3. Nội dung kiểm soát thủ tục hồ sơ, chứng từ........................................................ 6 
1.2.3. Nội dung kiểm soát khoản chi đúng chế độ............................................................ 7 
1.2.3.1. Nội dung KSC thanh toán cá nhân (Nhóm mục chi 01). .................................... 7 
1.2.3.2. Nội dung KSC nghiệp vụ chuyên môn (Nhóm mục chi 02)............................... 9 
1.2.3.3. Nội dung KSC chi mua sắm đồ dùng, trang thiết bị, phương tiện làm việc, sửa
chữa lớn tài sản cố định và xây dựng nhỏ (Nhóm mục chi 03). .................................... 12 
1.2.3.4. Nội dung KSC các khoản chi thường xuyên khác trong dự toán năm của đơn vị
được giao (Nhóm mục chi 04). ....................................................................................... 13 
1.3. Hình thức chi trả các khoản chi từ NSNN. .............................................................. 13 
1.3.1. Chi trả theo hình thức rút dự toán NSNN từ KBNN............................................ 13 
1.3.2. Chi trả theo hình thức Lệnh chi tiền...................................................................... 14 
1.4. Phương thức chi trả các khoản chi NSNN............................................................... 14 
1.4.1. Tạm ứng................................................................................................................. 15 
1.4.2. Thanh toán trực tiếp............................................................................................... 15 
1.4.3. Tạm cấp kinh phí ngân sách.................................................................................. 15 
1.4.4. Chi ứng trước dự toán cho năm sau. ..................................................................... 15 

1.5. Tiêu chí phản ánh hiệu quả của hoạt động KSC thường xuyên NSNN. ................ 16 
Chung Thị Hải-Luận văn thạc sỹ


PT và tìm GP nâng cao HQ hoạt động KSC TX NSNN tại KBNN Bà Rịa-Vũng Tàu

1.6. Hệ thống các văn bản pháp luật liên quan đến hoạt động KSC thường xuyên
NSNN............................................................................................................................... 19 
1.7. Dự án Cải cách quản lý Tài chính công nhằm đổi mới công tác KSC NSNN qua
KBNN. ............................................................................................................................. 20 
1.7.1. Mục tiêu dự án. ...................................................................................................... 21 
1.7.2. Các nội dung cơ bản trong khuôn khổ Dự án Cải cách quản lý Tài chính công. 21 
1.7.3. Tổng quan về hệ thống Tabmis............................................................................. 21 
1.8. Kinh nghiệm thực hiện cơ chế KSC NSNN qua KBNN của một số nước trên thế
giới.................................................................................................................................... 23 
1.8.1. Kinh nghiệm của Cộng hoà Pháp.......................................................................... 23 
1.8.2. Kinh nghiệm của Canada. ..................................................................................... 25 
1.8.3. Kinh nghiệm của Singapore.................................................................................. 27 
1.8.4. Một số bài học kinh nghiệm có thể áp dụng vào Việt Nam................................. 29 
CHƯƠNG 2: PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG KIỂM SOÁT CHI
THƯỜNG XUYÊN TỪ NSNN TẠI KBNN BÀ RỊA-VŨNG TÀU ....................30 
2.1. Giới thiệu về KBNN nói chung và KBNN Bà Rịa-Vũng Tàu nói riêng................ 31 
2.1.1. Giới thiệu về KBNN.............................................................................................. 31 
2.1.2. Giới thiệu về KBNN Bà Rịa-Vũng Tàu. .............................................................. 32 
2.1.2.1. Chức năng của KBNN Bà Rịa-Vũng Tàu. ........................................................ 32 
2.1.2.2. Nhiệm vụ và quyền hạn của KBNN Bà Rịa-Vũng Tàu.................................... 32 
2.1.2.3. Cơ cấu tổ chức bộ máy KBNN Bà Rịa-Vũng Tàu............................................ 34 
2.2. Phân tích hoạt động KSC thường xuyên ngân sách qua KBNN Bà Rịa-Vũng Tàu.
.......................................................................................................................................... 37 
2.2.1. Phân tích hoạt động kiểm soát khoản chi có trong dự toán NSNN. .................... 37 

2.2.2. Phân tích hoạt động kiểm soát tính hợp pháp hợp lệ của hồ sơ, chứng từ. ......... 39 
2.2.2.1. Phân tích hoạt động kiểm soát mẫu dấu của đơn vị sử dụng NSNN................ 40 
2.2.2.2. Phân tích hoạt động kiểm soát chữ ký của đơn vị sử dụng NSNN................... 42 
2.2.2.3. Phân tích hoạt động kiểm soát thủ tục hồ sơ, chứng từ..................................... 46 
2.2.3. Phân tích hoạt động kiểm soát khoản chi đúng chế độ. ....................................... 51 
2.2.3.1. Phân tích hoạt động KSC thanh toán cá nhân (Nhóm mục chi 01). ................. 51 
2.2.3.2. Phân tích hoạt động KSC nghiệp vụ chuyên môn (Nhóm mục chi 02). .......... 56 
2.2.3.3. Phân tích hoạt động KSC mua sắm đồ dùng, trang thiết bị, phương tiện làm
việc, sửa chữa lớn tài sản cố định và xây dựng nhỏ (Nhóm mục chi 03)...................... 64 
2.2.3.4. Phân tích hoạt động KSC các khoản chi thường xuyên khác trong dự toán năm
của đơn vị được giao (Nhóm mục chi 04). ..................................................................... 68 
2.2.4. Đánh giá hoạt động KSC thường xuyên NSNN qua KBNN Bà Rịa-Vũng Tàu. 72 
Chung Thị Hải-Luận văn thạc sỹ


PT và tìm GP nâng cao HQ hoạt động KSC TX NSNN tại KBNN Bà Rịa-Vũng Tàu

2.3. Phân tích thực trạng ứng dụng Hệ thống thông tin quản lý Ngân sách và Kho bạc
(Tabmis) vào hoạt động KSC NSNN. ............................................................................ 77 
2.3.1. Khái niệm về Tabmis: ........................................................................................... 77 
2.3.2. Mục đích áp dụng Hệ thống thông tin quản lý Ngân sách và Kho bạc (Tabmis).
.......................................................................................................................................... 77 
2.3.3. Phân tích thực trạng ứng dụng Hệ thống thông tin quản lý Ngân sách và Kho bạc
(Tabmis) vào hoạt động KSC NSNN tại KBNN Bà Rịa-Vũng Tàu. ............................ 78 
CHƯƠNG 3 GIẢI PHÁT NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG KIỂM
SOÁT CHI THƯỜNG XUYÊN TỪ NSNN ..........................................................84 
3.1. Mục tiêu hoàn thiện cơ chế KSC thường xuyên NSNN qua KBNN...................... 85 
3.2. Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động KSC thường xuyên từ NSNN.................. 89 
3.2.1. Danh mục giải pháp............................................................................................... 89 
3.2.2. Giải pháp thứ nhất: Thực hiện đào tạo nhằm nâng cao trình độ chuyên môn của

đội ngũ CBCC.................................................................................................................. 89 
3.2.3. Giải pháp thứ hai: Đẩy nhanh tiến trình hiện đại hoá công nghệ cũng như xây
dựng hệ thống thanh toán hiện đại. ................................................................................. 92 
3.2.4. Giải pháp thứ ba: Công khai hóa tại KBNN các quy trình, thủ tục KSC thường
xuyên NSNN qua KBNN. ............................................................................................... 95 
3.2.5. Giải pháp thứ tư: Áp dụng quy trình KSC thường xuyên NSNN theo kết quả đầu
ra....................................................................................................................................... 97 
3.2.6. Giải pháp thứ năm: Tăng cường cấp phát NSNN trực tiếp từ KBNN đến đối
tượng thụ hưởng bằng hình thức chuyển khoản (hạn chế dùng tiền mặt lưu thông trong
nền kinh tế)..................................................................................................................... 100 
3.2.7. Giải pháp thứ sáu: Nâng cao chất lượng dự toán chi thường xuyên NSNN. .... 104 
3.2.8. Giải pháp thứ bảy: Xây dựng, bổ sung, sửa đổi một số chế độ, chính sách của
Nhà nước cho phù hợp với thực tiễn quản lý chi thường xuyên NSNN...................... 107 
3.2.9. Giải pháp thứ tám: Xây dựng và thực hiện cam kết chi đối với đơn vị sử dụng
NSNN............................................................................................................................. 112 
3.3. Một số kiến nghị nhằm hoàn thiện cơ chế KSC thường xuyên NSNN qua KBNN
Bà Rịa-Vũng Tàu........................................................................................................... 114 
KẾT LUẬN..............................................................................................................................116 
TÀI LIỆU THAM KHẢO

Chung Thị Hải-Luận văn thạc sỹ


PT và tìm GP nâng cao HQ hoạt động KSC TX NSNN tại KBNN Bà Rịa-Vũng Tàu

DANH MỤC SƠ ĐỒ, BẢNG BIỂU
STT

Nội dung


Trang

Sơ đồ 2.1

Tổ chức bộ máy của KBNN Trung ương

35

Sơ đồ 2.2

Tổ chức bộ máy KBNN Bà Rịa-Vũng Tàu

36

Bảng 2.1

Số kinh phí đã giải ngân tại KBNN Bà Rịa-Vũng Tàu về
KSC thường xuyên NSNN theo nhóm mục 01

51

Bảng 2.2

Số kinh phí đã giải ngân tại KBNN Bà Rịa-Vũng Tàu về

57

KSC thường xuyên NSNN theo nhóm mục 02

Bảng 2.3


Số kinh phí đã giải ngân tại KBNN Bà Rịa-Vũng Tàu về
KSC thường xuyên NSNN theo nhóm mục 03

64

Bảng 2.4

Số kinh phí đã giải ngân tại KBNN Bà Rịa-Vũng Tàu về

69

Bảng 2.5

KSC thường xuyên NSNN theo nhóm mục 04
Cơ cấu chi thường xuyên NSNN.

Chung Thị Hải-Luận văn thạc sỹ

72


PT và tìm GP nâng cao HQ hoạt động KSC TX NSNN tại KBNN Bà Rịa-Vũng Tàu

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

NSNN: Ngân sách nhà nước
KBNN: Kho bạc nhà nước
KSC: Kiểm soát chi
ĐVSDNS: Đơn vị sử dụng Ngân sách

MLNSNN: Mục lục Ngân sách Nhà nước
Mã NDKT: Mã Nội dung kinh tế
KTKB: Kế toán Kho bạc
BHXH: Bảo hiểm xã hội
KPCĐ: Kinh phí công đoàn
UBND: Ủy ban Nhân dân
CQTC: Cơ quan Tài chính
H ĐND: Hội đồng nhân dân
NSTW: Ngân sách Trung ương
CCQLTCC: Cải cách quản lý tài chính công

Chung Thị Hải-Luận văn thạc sỹ


PT và tìm GP nâng cao HQ hoạt động KSC TX NSNN tại KBNN Bà Rịa-Vũng Tàu

TÓM TẮT LUẬN VĂN
Hoàn thiện cơ chế KSC thường xuyên NSNN qua KBNN Việt Nam nói
chung và tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu nói riêng là một trong những vấn đề rất cần thiết và
quan trọng góp phần sử dụng hiệu quả, đúng mục đích NSNN. Đồng thời làm lành
mạnh nền tài chính, nâng cao tính công khai, minh bạch, dân chủ trong việc sử dụng
NSNN, đáp ứng được nhu cầu trong quá trình đổi mới chính sách tài chính của nước
ta khi hội nhập vào nền kinh tế thế giới.
Luận văn có nội dung chính đó là phân tích thực trạng hoạt động KSC
thường xuyên từ NSNN tại KBNN Bà Rịa-Vũng Tàu. Qua đó chỉ rõ sai sót và
nguyên nhân của hoạt động KSC này, giúp cơ quan kiểm soát (KBNN Bà Rịa-Vũng
Tàu) cũng như đơn vị sử dụng NSNN thấy được những thiếu sót trong hoạt động
KSC thường xuyên NSNN của mình để có những biện pháp khắc phục kịp thời,
hoàn thiện ngày một tốt hơn hoạt động KSC thường xuyên NSNN.
Luận văn “Phân tích và tìm giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động kiểm soát

chi thường xuyên Ngân sách Nhà nước tại Kho bạc Nhà nước Bà Rịa-Vũng Tàu”
gồm các các chương như sau:
Phần mở đầu
Chương 1: Cơ sở lý luận về hoạt động KSC và hiệu quả hoạt động KSC.
Chương 2: Phân tích thực trạng hoạt động KSC thường xuyên từ NSNN tại
KBNN Bà Rịa-Vũng Tàu.
Chương 3: Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động KSC thường xuyên từ
NSNN.
Phần kết luận và kiến nghị

Chung Thị Hải-Luận văn thạc sỹ


PT và tìm GP nâng cao HQ hoạt động KSC TX NSNN tại KBNN Bà Rịa-Vũng Tàu

THESIS ABSTRACT
Perfecting the control mechanism of frequent expenditure the State
budget through the State Treasury of Vietnam in general and Ba Ria-Vung
Tau province in particular is one of the necessary and important issues which
contributes to exercise the State budget effectively and properly. It is also
make healthy financial system, improve the openness, transparency and
democracy in the use of the State budget in oder to meet the needs of policies
renewal process of the State financial system while integrating with the
global economy.
The thesis’s content analyse the situational of the control of frequent
expenditure from the State budget at the State Treasury Office in Ba RiaVung Tau province. Thereby specifying the errors and causes of these control
activities, help control Agency (the State Treasury Office in Ba Ria-Vung Tau
Province) as well as units that are using the State budget realize the errors of
the control activities of expenditure on its State budget in order to remedy
timely and improve their control activities better.

Thesis topic "Analysis and solutions to improve the efficiency of the
control of the State budget frequent expenditure at the State Treasury Office
in Ba Ria-Vung Tau province" includes the following chapters:
The Openning
Chapter 1: Theoretical basis of the operation and efficiency of the
expenditure control.
Chapter 2: Analyse the situation of the control operation of the State
budget frequent expenditure at the State Treasury Office in Ba Ria-Vung Tau
province.
Chapter 3: Solutions to improve the efficiency of the control operation
of the State budget frequent expenditure.
The conclusion and request
Chung Thị Hải-Luận văn thạc sỹ


PT và tìm GP nâng cao HQ hoạt động KSC TX NSNN tại KBNN Bà Rịa-Vũng Tàu

LỜI MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu.
Trong điều kiện nền kinh tế nước ta hiện nay, khi nguồn thu ngân sách còn
hạn chế thì việc kiểm soát chặt chẽ, tiết kiệm và có hiệu quả các khoản chi NSNN
đặc biệt quan trọng. Thực hiện tốt KSC thường xuyên NSNN có ý nghĩa rất lớn
trong việc phân phối và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực tài chính của đất nước;
tạo điều kiện giải quyết mối quan hệ giữa tích luỹ và tiêu dùng; tăng cường kỷ luật
tài chính; nâng cao niềm tin của nhân dân vào vai trò quản lý, điều hành của cơ
quan Nhà nước. Đồng thời, Nhà nước sử dụng chi thường xuyên NSNN như là một
công cụ để thực hiện quản lý vĩ mô nền kinh tế, điều tiết định hướng phát triển
thông qua việc xác định cơ cấu chi cho từng mục đích quan trọng những giai đoạn
nhất định và thực hiện các mục tiêu công bằng xã hội khác.
Trong thời gian qua, công tác KSC thường xuyên NSNN qua KBNN đã có

những bước chuyển biến tích cực. Đặc biệt là từ khi áp dụng Luật NSNN, các khoản
chi đã dần đi vào nề nếp theo đúng chính sách, chế độ quy định. Tuy nhiên, công tác
KSC thường xuyên qua KBNN còn bộc lộ nhiều tồn tại tác động tiêu cực đến hiệu
quả sử dụng NSNN.
Xuất phát từ những lý do trên, tác giả đã lựa chọn đề tài nghiên cứu “Phân
tích và tìm giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động kiểm soát chi thường xuyên
Ngân sách Nhà nước tại Kho bạc Nhà nước Bà Rịa-Vũng Tàu” với mong muốn
đưa ra những giải pháp có tính khoa học và thực tiễn nhằm giải quyết vấn đề trên.
2. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài.
Đề tài đi sâu phân tích thực trạng và những hạn chế của công tác kiểm soát chi
NSNN qua hệ thống KBNN Bà Rịa-Vũng Tàu trong thời gian qua. Từ đó, tìm ra các
nguyên nhân và đề xuất một số giải pháp chủ yếu nhằm hoàn thiện kiểm soát chi
thường xuyên NSNN qua KBNN Bà Rịa-Vũng Tàu trong thời gian tới.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu.
Đối tượng nghiên cứu là công tác kiểm soát (hoạt động kiểm soát) chi
thường xuyên NSNN qua hệ thống KBNN Bà Rịa-Vũng Tàu.

Chung Thị Hải-Luận văn thạc sỹ


PT và tìm GP nâng cao HQ hoạt động KSC TX NSNN tại KBNN Bà Rịa-Vũng Tàu

Phạm vi nghiên cứu là các khoản chi thường xuyên NSNN qua hệ thống
KBNN Bà Rịa-Vũng Tàu từ năm 2010 đến năm 2012.
4. Phương pháp nghiên cứu.
Từ nhận thức những quan điểm, lý luận về quản lý và KSC NSNN nói chung,
hoạt động KSC thường xuyên NSNN qua KBNN nói riêng để phân tích, đánh giá,
tìm ra các giải pháp hoàn thiện KSC thường xuyên NSNN qua KBNN Bà Rịa-Vũng
Tàu. Đề tài đã sử dụng tổng hợp các phương pháp nghiên cứu như tiếp cận hệ thống,
phân tích tổng hợp, thống kê so sánh…

5. Nguồn số liệu.
Số liệu sử dụng trong luận văn được lấy từ cơ sở dữ liệu của KBNN Bà RịaVũng Tàu.
6. Kết cấu của đề tài.
Tên của đề tài: “Phân tích và tìm giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động
kiểm soát chi thường xuyên Ngân sách Nhà nước tại Kho bạc Nhà nước Bà RịaVũng Tàu”.
Ngoài phần tóm tắt luận văn, mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham
khảo, nội dung của đề tài được bố cục thành 3 chương:
Chương 1: Cơ sở lý luận về hoạt động KSC và hiệu quả hoạt động KSC.
Chương 2: Phân tích thực trạng hoạt động KSC thường xuyên từ NSNN tại
KBNN Bà Rịa-Vũng Tàu.
Chương 3: Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động KSC thường xuyên từ
NSNN.
7. Đóp góp của luận văn.
Luận văn làm rõ thêm cơ sở lý luận và thực tiễn về hoàn thiện cơ chế KSC
thường xuyên NSNN qua KBNN.
Phân tích sát hoạt động KSC thường xuyên NSNN qua KBNN tại KBNN Bà
Rịa-Vũng Tàu.
Đưa ra những giải pháp và đề xuất kiến nghị nhằm hoàn thiện cơ chế KSC
thường xuyên NSNN qua KBNN ở Việt Nam và tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu.

Chung Thị Hải-Luận văn thạc sỹ


PT và tìm GP nâng cao HQ hoạt động KSC TX NSNN tại KBNN Bà Rịa-Vũng Tàu

CHƯƠNG 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ HOẠT ĐỘNG KIỂM SOÁT CHI
VÀ HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG KIỂM SOÁT CHI

Chung Thị Hải-Luận văn thạc sỹ


1


PT và tìm GP nâng cao HQ hoạt động KSC TX NSNN tại KBNN Bà Rịa-Vũng Tàu

1.1. Một số khái niệm về hoạt động KSC NSNN.
1.1.1. Khái niệm kiểm soát trong quản lý.
Quản lý là một quá trình định hướng và tổ chức thực hiện các mục tiêu đã
định trên cơ sở những nguồn lực xác định nhằm đạt hiệu quả cao nhất. Đặc điểm
của quản lý là tác động có hướng đích, có mục tiêu xác định; thể hiện mối quan hệ
giữa hai bộ phận là chủ thể quản lý và đối tượng quản lý.
Hoạt động quản lý bao gồm các chức năng cơ bản: dự báo, hoạch định, tổ
chức, điều hành, kiểm tra và đánh giá. Trong đó, kiểm tra là chức năng quan trọng,
nó được thực hiện ở tất cả các giai đoạn của quá trình quản lý. Kiểm tra là việc xem
xét để đánh giá, phân loại, đo lường các sai lệch nảy sinh trong quá trình hoạt động
so với mục tiêu, kế hoạch đã định để điều chỉnh các mục tiêu hay định hướng cho
các hoạt động. Nếu nội dung kiểm tra cần thời gian dài, mức độ chi tiết, phạm vi
rộng, tính chất phức tạp và thường gắn liền với xử lý thì được gọi là thanh tra, như
vậy giữa kiểm tra và thanh tra không có một ranh giới rõ ràng.
Kiểm soát là công việc nhằm soát xét lại những quy định, những quá trình
thực thi các quyết định quản lý được thể hiện trên các nghiệp vụ để nắm bắt, điều
hành và quản lý. Nói một cách chung nhất, kiểm soát được hiểu là tổng hợp những
phương sách để nắm bắt và điều hành đối tượng quản lý. Như vậy có thể hiểu cấp
trên kiểm soát cấp dưới thông qua chính sách hoặc biện pháp cụ thể; nội bộ đơn vị
tự kiểm soát; cơ quan quản lý nhà nước kiểm soát việc tuân thủ pháp luật đối với
đối tượng quản lý theo quy định.
Quá trình quản lý, kiểm soát phải tuân thủ theo ba bước cơ bản:
Một là, xây dựng hệ thống tiêu chuẩn dựa trên cơ sở của những mục tiêu
quản lý.

Hai là, đo lường việc thực hiện theo những tiêu chuẩn đã xây dựng, ở bước
này người quản lý sẽ nhận được những thông tin về đối tượng quản lý.
Ba là, dựa trên những thông tin thu thập được ở bước hai, người quản lý
đánh giá, điều chỉnh các sai lệch trong thực hiện.
1.1.2. Khái niệm về NSNN.
Lịch sử nhân loại đã cho thấy, khi xuất hiện Nhà nước thì Nhà nước đó phải
có nguồn lực để bảo vệ chính thể nhà nước và đảm bảo cho các mặt hoạt động phát
triển của mình. Một trong những nguồn lực quan trọng nhất là NSNN. Do đó khi
xuất hiện Nhà nước tất yếu phải có NSNN. NSNN phục vụ cho giai cấp thống trị.
Nó là công cụ để giai cấp thống trị bảo vệ nhà nước, đảm bảo hoạt động bộ máy nhà
nước, đồng thời là công cụ để hoàn thiện quản lý nhà nước của mình.
Chung Thị Hải-Luận văn thạc sỹ

2


PT và tìm GP nâng cao HQ hoạt động KSC TX NSNN tại KBNN Bà Rịa-Vũng Tàu

Ở Việt Nam, qua các giai đoạn lịch sử phát triển hàng ngàn năm của dân tộc,
NSNN Việt Nam cũng hình thành và là nhân tố không thể thiếu của các chế độ xã
hội trước đây. Từ ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam và thành lập Nước đến
nay Đảng và Nhà nước ta luôn đặc biệt quan tâm đến NSNN, coi đó là nguồn lực vô
cùng quan trọng thực hiện thắng lợi cách mạng giải phóng dân tộc trước đây đồng
thời bảo vệ Đảng, bảo vệ chế độ và phát triển đất nước trong giai đoạn hiện nay và
mai sau.
Khái niệm NSNN: NSNN là toàn bộ các khoản thu, chi của Nhà nước đã
được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền quyết định và được thực hiện trong một
năm để bảo đảm thực hiện các chức năng, nhiệm vụ của Nhà nước.
Thu NSNN bao gồm các khoản thu từ thuế, phí, lệ phí; các khoản thu từ hoạt
động kinh tế của Nhà nước; các khoản đóng góp của các tổ chức và cá nhân; các

khoản viện trợ; các khoản thu khác theo quy định của pháp luật.
Chi NSNN bao gồm các khoản chi phát triển kinh tế-xã hội, bảo đảm quốc
phòng an ninh, bảo đảm hoạt động của bộ máy nhà nước; chi trả nợ của Nhà nước;
chi viện trợ và các khoản chi khác theo quy định của pháp luật.
1.1.3. Khái niệm về chi NSNN.
Chi NSNN là quá trình phân phối, sử dụng quỹ NSNN theo những nguyên
tắc nhất định cho việc thực hiện các chức năng, nhiệm vụ của Nhà nước.
Về thực chất, chi NSNN chính là việc cung cấp các phương tiện tài chính
cho việc thực hiện các nhiệm vụ của Nhà nước. Cho nên, chi NSNN có những đặc
điểm sau: Chi NSNN luôn gắn với nhiệm vụ kinh tế, chính trị, xã hội mà Nhà nước
phải đảm nhận. Mức độ và phạm vi chi tiêu NSNN phụ thuộc vào nhiệm vụ của
Nhà nước trong từng thời kỳ; Tính hiệu quả của các khoản chi NSNN được thể hiện
ở tầm vĩ mô và mang tính toàn diện cả về kinh tế, xã hội, chính trị và ngoại giao;
Các khoản chi NSNN đều là các khoản cấp phát không hoàn trả trực tiếp; Chi
NSNN thường liên quan đến phát triển kinh tế, xã hội, tạo việc làm mới, thu nhập,
giá cả và lạm phát …
Hiện nay chi NSNN gồm có:
- Chi đầu tư phát triển
- Chi thường xuyên NSNN
- Chi viện trợ
- Chi trả nợ lãi, phí
- Chi bổ sung quỹ dự trữ tài chính
- Chi cho vay.
Chung Thị Hải-Luận văn thạc sỹ

3


PT và tìm GP nâng cao HQ hoạt động KSC TX NSNN tại KBNN Bà Rịa-Vũng Tàu


Trong đó: Chi thường xuyên NSNN bao gồm: Chi đảm bảo kinh phí cho các
hoạt động sự nghiệp giáo dục-đào tạo, y tế, xã hội, văn hóa thông tin, văn học nghệ
thuật, thể dục thể thao, khoa học và công nghệ, các sự nghiệp xã hội khác; quốc
phòng, an ninh và trật tự an toàn xã hội; hoạt động của các cơ quan nhà nước; hoạt
động của Đảng Cộng sản Việt Nam; các đoàn thể; trợ giá theo chính sách của Nhà
nước; cho các chương trình mục tiêu quốc gia; trợ cấp cho các đối tượng chính sách
xã hội và các khoản chi thường xuyên khác.
1.1.4. Khái niệm KSC NSNN.
KSC NSNN (bao gồm: chi thường xuyên, chi đầu tư xây dựng cơ bản, chi
khác ...) là việc KBNN tiến hành thẩm định, kiểm tra, kiểm soát các khoản chi
NSNN phù hợp với các chính sách, chế độ, định mức chi tiêu do nhà nước quy định
theo những nguyên tắc, điều kiện, hình thức và phương pháp quản lý tài chính trong
quá trình cấp phát và thanh toán các khoản chi của NSNN theo các chính sách, chế
độ, định mức quy định.

1.2. Nội dung KSC thường xuyên ngân sách qua KBNN.
Theo Điều 8 của Thông tư số 161/2012/TT-BTC ngày 02/10/2012 của Bộ
Tài chính quy định KSC thường xuyên Ngân sách bao gồm những hoạt động sau:
Kiểm soát khoản chi có trong dự toán NSNN hay không; Kiểm soát tính hợp pháp
hợp lệ của hồ sơ, chứng từ và Kiểm soát khoản chi đúng chế độ.
1.2.1. Nội dung kiểm soát khoản chi có trong dự toán NSNN.
Các hồ sơ, chứng từ khi đơn vị sử dụng NSNN đưa đến cơ quan KBNN nơi
giao dịch phải đảm bảo có trong dự toán NSNN được cấp có thẩm quyền phê duyệt.
Các khoản chi nêu trong dự toán phải chi tiết theo từng Mã nguồn NSNN (nguồn tự
chủ hoặc không tự chủ), Mã ngành kinh tế, Mã nội dung kinh tế để cơ quan Tài
chính có cơ sở nhập dự toán ngân sách của đơn vị, từ đó cơ quan Kho bạc căn cứ
vào dự toán nhập của cơ quan Tài chính để chi cho đơn vị theo đúng tính chất
nguồn kinh phí đã được phê duyệt.
1.2.2. Nội dung kiểm soát tính hợp pháp hợp lệ của hồ sơ, chứng từ.
Thực hiện nội dung kiểm soát tính hợp pháp hợp lệ của hồ sơ, chứng từ bao

gồm: Nội dung kiểm soát mẫu dấu của đơn vị sử dụng NSNN; Nội dung kiểm soát
chữ ký của đơn vị sử dụng NSNN và Nội dung kiểm soát thủ tục hồ sơ, chứng từ.
1.2.2.1. Nội dung kiểm soát mẫu dấu của đơn vị sử dụng NSNN.
Mẫu dấu của đơn vị sử dụng NSNN được sử dụng để giao dịch với cơ quan
KBNN là dấu đã đăng ký tại cơ quan công an, được đóng thành hai (02) dấu và phải
rõ nét. Dấu của đơn vị, tổ chức trên chứng từ phải phù hợp với mẫu dấu còn giá trị
đã đăng ký tại cơ quan KBNN.
Chung Thị Hải-Luận văn thạc sỹ

4


PT và tìm GP nâng cao HQ hoạt động KSC TX NSNN tại KBNN Bà Rịa-Vũng Tàu

Đối với các đơn vị thuộc khối an ninh, quốc phòng: mẫu dấu phải được đăng
ký với cơ quan bảo mật trong ngành (Quốc phòng, An ninh).
Đối với Ban quản lý dự án có tư cách pháp nhân không đầy đủ (không có con
dấu riêng): được sử dụng con dấu của Chủ đầu tư quy định trong Quyết định thành
lập Ban quản lý dự án và phải đăng ký mẫu dấu của Chủ đầu tư với cơ quan KBNN
nơi đơn vị mở tài khoản giao dịch.
Đối với cá nhân: không phải đăng ký mẫu dấu.
Cán bộ giao dịch của cơ quan Kho bạc khi nhận hồ sơ, chứng từ của đơn vị,
kiểm tra “mẫu dấu” của đơn vị kế toán trên chứng từ kế toán như sau: Dấu đóng
phải đúng vị trí, rõ nét, không mờ, không nhoè, không làm biến dạng chữ ký trên
chứng từ và phải đóng dấu trên từng liên chứng từ; Không được đóng dấu lên chứng
từ chưa ghi nội dung hoặc nội dung ghi chưa đầy đủ, kể cả trong trường hợp đã có
chữ ký; Dấu được đóng vào vị trí chữ ký chức danh cao nhất trên chứng từ ở vị trí
1/3 chữ ký về phía bên phải. Nếu đơn vị vi phạm một trong các nội dung về kiểm
soát mẫu dấu trên thì cán bộ giao dịch của Kho bạc được quyền trả lại hồ sơ, chứng
từ cho đơn vị để làm lại.

Trường hợp đơn vị không có con dấu thì giao dịch như đối với cá nhân.
1.2.2.2. Nội dung kiểm soát chữ ký của đơn vị sử dụng NSNN.
Cán bộ giao dịch khi nhận hồ sơ, chứng từ của đơn vị, kiểm tra “chữ ký” của
đơn vị kế toán trên chứng từ kế toán như sau: Mọi chứng từ kế toán phải có đủ chữ
ký theo chức danh quy định trên chứng từ mới có giá trị thực hiện. Tất cả các chữ
ký trên chứng từ kế toán đều phải ký vào từng liên chứng từ bằng loại mực không
phai. Tuyệt đối không được ký lồng bằng giấy than, ký bằng mực màu đen, màu đỏ,
bằng bút chì. Chữ ký trên chứng từ kế toán của một người phải thống nhất và phải
giống với chữ ký đã đăng ký theo quy định.
Tất cả các chứng từ khách hàng lập và chuyển đến Kho bạc nhà nước đều
phải có chữ ký của Kế toán trưởng/phụ trách kế toán (hoặc người được ủy quyền),
thủ trưởng đơn vị (hoặc người được ủy quyền) và dấu của đơn vị đó. Dấu, chữ ký
của khách hàng trên chứng từ phải phù hợp với mẫu dấu, chữ ký còn giá trị đã đăng
ký tại KBNN. Trường hợp đặc biệt đối với các đơn vị chưa có chức danh Kế toán
trưởng thì phải cử người Phụ trách kế toán để giao dịch với KBNN, chữ ký Kế toán
trưởng được thay bằng chữ ký của người Phụ trách kế toán của đơn vị đó. Người
Phụ trách kế toán phải thực hiện đúng nhiệm vụ, trách nhiệm và quyền hạn quy định
cho Kế toán trưởng. Nếu đơn vị vi phạm nguyên tắc nội dung về kiểm soát chữ ký
thì cán bộ giao dịch sẽ thực hiện trả hồ sơ, chứng từ lại cho đơn vị để thực hiện lại
đúng quy định về chữ ký như trên.
Chung Thị Hải-Luận văn thạc sỹ

5


PT và tìm GP nâng cao HQ hoạt động KSC TX NSNN tại KBNN Bà Rịa-Vũng Tàu

1.2.2.3. Nội dung kiểm soát thủ tục hồ sơ, chứng từ.
Cán bộ làm công tác KSC thường xuyên NSNN tại KBNN Bà Rịa-Vũng Tàu
ngoài nội dung kiểm soát về mặt con dấu, chữ ký trên chứng từ của đơn vị còn phải

thực hiện nội dung kiểm soát cả về mặt thủ tục hồ sơ, chứng từ như mẫu biểu chứng
từ kế toán, cách thức ghi chép so với các văn bản quy phạm pháp luật hiện hành.
(1) Mẫu biểu chứng từ kế toán.
Hiện nay, các mẫu biểu chứng từ quy định thực hiện theo Thông tư số
08/2013/TT-BTC ngày 10/01/2013 về việc hướng dẫn thực hiện kế toán Nhà nước
áp dụng cho hệ thống thông tin quản lý ngân sách và nghiệp vụ Kho bạc (Tabmis)
có hiệu lực từ ngày 01/3/2013, áp dụng cho ngân sách từ năm 2013 trở đi, thay thế
Thông tư số 212/2009/TT-BTC ngày 6/11/2009 về việc hướng dẫn thực hiện kế
toán nhà nước áp dụng cho Hệ thống thông tin quản lý Ngân sách và nghiệp vụ Kho
bạc (Tabmis), Quyết định số 120/2008/QĐ-BTC ngày 22/12/2008 của Bộ trưởng
Bộ Tài chính về việc ban hành Chế độ kế toán ngân sách nhà nước và hoạt động
nghiệp vụ Kho bạc Nhà nước và Thông tư số 130/2009/TT-BTC ngày 24/6/2009 về
việc quy định Hệ thống báo cáo tài chính và báo cáo kế toán quản trị áp dụng trong
Chế độ kế toán NSNN và hoạt động nghiệp vụ KBNN ban hành theo Quyết định số
120/2008/QĐ-BTC ngày 22/12/2008 của Bộ trưởng Bộ Tài chính.
Mẫu chứng từ kế toán bao gồm mẫu chứng từ kế toán bắt buộc và mẫu
chứng từ kế toán hướng dẫn.
Mẫu chứng từ kế toán bắt buộc là mẫu chứng từ đặc biệt có giá trị như tiền,
gồm: séc, biên lai thu tiền, vé thu phí, lệ phí, trái phiếu, tín phiếu, công trái, các loại
hoá đơn bán hàng và các mẫu chứng từ bắt buộc khác. Biểu mẫu chứng từ kế toán
bắt buộc do Bộ Tài chính hoặc đơn vị được Bộ Tài chính ủy quyền in và phát hành.
Đơn vị kế toán phải thực hiện đúng mẫu và nội dung ghi chép trên chứng từ.
Mẫu chứng từ kế toán hướng dẫn là mẫu chứng từ kế toán do Bộ trưởng Bộ
Tài chính (hoặc Tổng Giám đốc KBNN được Bộ trưởng Bộ Tài chính ủy quyền)
quy định về biểu mẫu và nội dung ghi chép. Đơn vị kế toán được phép lập chứng từ
kế toán trên máy vi tính nhưng phải đảm bảo đúng mẫu quy định.
(2) Cách thức ghi chép.
Các đơn vị sử dụng NSNN khi thực hiện ghi chép trên chứng từ kế toán phải
tuân thủ những nội dung sau:
a. Chữ viết sử dụng trong kế toán là tiếng Việt. Trường hợp sử dụng tiếng

nước ngoài trên chứng từ kế toán thì phải sử dụng đồng thời tiếng Việt và tiếng
nước ngoài. Trường hợp chứng từ kế toán, hóa đơn, tài liệu kế toán sử dụng tiếng
Chung Thị Hải-Luận văn thạc sỹ

6


PT và tìm GP nâng cao HQ hoạt động KSC TX NSNN tại KBNN Bà Rịa-Vũng Tàu

nước ngoài phải có bản phiên dịch bằng tiếng Việt có xác nhận của cơ quan nhà
nước có thẩm quyền đính kèm.
b. Chữ số sử dụng trong kế toán là chữ số Ả-Rập: 0, 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9;
sau chữ số hàng nghìn, triệu, tỷ, nghìn tỷ, triệu tỷ, tỷ tỷ phải đặt dấu chấm (.); khi
còn ghi chữ số sau chữ số hàng đơn vị phải đặt dấu phẩy (,) sau chữ số hàng đơn vị.
c. Khi lập báo cáo tài chính hoặc công khai báo cáo tài chính sử dụng đơn vị
tiền tệ rút gọn, đơn vị kế toán được làm tròn số bằng cách:
Đối với đồng Việt Nam: Chữ số sau chữ số hàng đơn vị tiền tệ rút gọn nếu
bằng năm (5) trở lên thì được tăng thêm một (1) đơn vị; nếu nhỏ hơn năm (5) thì
không tính.
Đối với ngoại tệ: Chữ số thập phân phần nghìn (chữ số thứ 3 sau dấu phẩy
thập phân), nếu bằng năm (5) trở lên thì được tăng thêm một phần trăm (1%) đơn
vị; nếu nhỏ hơn năm (5) thì không tính.
d. Trường hợp quy đổi tỷ giá ngoại tệ, đối với số tiền bằng Đồng Việt Nam
đã được quy đổi, phương pháp làm tròn số cũng được thực hiện theo quy định tại
điểm c nêu trên.
Nếu đơn vị không tuân thủ mẫu biểu chứng từ kế toán, cách thức ghi chép
như đã nêu trên, cán bộ giao dịch của Kho bạc được phép trả hồ sơ, chứng từ về cho
đơn vị thực hiện lại đúng với quy định của Nhà nước.
1.2.3. Nội dung kiểm soát khoản chi đúng chế độ.
Thực hiện kiểm soát khoản chi đúng chế độ đối với Kế toán Nhà nước bao

gồm 4 nhóm mục chi chính đó là: KSC thanh toán cá nhân; KSC nghiệp vụ chuyên
môn; KSC chi mua sắm đồ dùng, trang thiết bị, phương tiện làm việc, sửa chữa lớn
tài sản cố định và xây dựng nhỏ và KSC các khoản chi thường xuyên khác trong dự
toán năm của đơn vị được giao.
1.2.3.1. Nội dung KSC thanh toán cá nhân (Nhóm mục chi 01).
Nhóm mục chi thanh toán các nhân (Nhóm mục chi 01) gồm các mục 6000
(tiền lương), 6050 (tiền công), 6100 (phụ cấp lương), 6150 (học bổng học sinh, sinh
viên), 6200 (tiền thưởng), 6250 (phúc lợi tập thể), 6300 (các khoản đóng góp), 6350
(chi cho cán bộ xã, thôn, bản đương chức) và 6400 (các khoản thanh toán cá nhân).
Hồ sơ quy định cho một số mục chi như sau:
(1) Nội dung KSC tiền lương (Mục 6000) bao gồm những hồ sơ sau phải
kiểm soát:
- Bảng thanh toán tiền lương;
- Báo cáo tăng giảm biên chế và quỹ tiền lương kèm theo các hồ sơ có liên
quan (trường hợp có tăng giảm về biên chế, quỹ tiền lương).
Chung Thị Hải-Luận văn thạc sỹ

7


PT và tìm GP nâng cao HQ hoạt động KSC TX NSNN tại KBNN Bà Rịa-Vũng Tàu

Căn cứ các quy định của Nhà nước về tiền lương và phụ cấp theo lương …,
nếu đơn vị sử dụng NSNN thực hiện đúng thì cơ quan Kho bạc thực hiện thanh toán
cho đơn vị nhưng mức thanh toán tối đa không được vượt quá quỹ tiền lương đã
được duyệt (hoặc đã được điều chỉnh).
(2) Nội dung KSC tiền công (Mục 6050) bao gồm những hồ sơ sau phải
kiểm soát:
Hợp đồng đối với người lao động. Trường hợp hợp đồng với người lao động
trong nhiều tháng thì đơn vị chỉ gửi lần đầu khi ký hợp đồng, khi hết hạn hợp đồng

nếu có ký lại thì gửi lại bản hợp đồng khác thay thế.
Trường hợp đủ điều kiện thanh toán KBNN thực hiện cấp thanh toán, nếu
chưa đủ hồ sơ chứng từ kèm theo thì đơn vị thực hiện tạm ứng.
(3) Nội dung KSC phụ cấp lương (Mục 6100) bao gồm những hồ sơ sau
phải kiếm soát:
Chứng từ chi kèm theo danh sách những người hưởng phụ cấp lương.
Trường hợp đủ điều kiện thanh toán KBNN thực hiện cấp thanh toán, nếu
chưa đủ điều kiện thanh toán KBNN cấp tạm ứng cho đơn vị.
(4) Nội dung KSC học bổng học sinh, sinh viên (Mục 6150) bao gồm
những hồ sơ sau phải kiểm soát:
- Bảng đăng ký học bổng, sinh hoạt phí của học sinh, sinh viên được cấp có
thẩm quyền phê duyệt (nếu có) theo mẫu quy định;
- Danh sách chi trả học bổng, sinh hoạt phí của học sinh, sinh viên do hội
đồng xét duyệt học bổng của nhà trường theo từng học kỳ (gửi theo học kỳ);
- Chứng từ chi kèm theo danh sách học sinh, sinh viên hưởng học bổng được
thủ trưởng đơn vị phê duyệt.
Cơ quan KBNN thực hiện kiểm tra đối chiếu giữa danh sách nhận học bổng
và danh sách học bổng do hội đồng xét duyệt học bổng nhà trường phê duyệt, dự
toán được giao của nhóm 01. Nếu đủ điều kiện thì thực hiện cấp thanh toán cho đơn
vị.
(5) Nội dung KSC tiền thưởng (Mục 6200) bao gồm những hồ sơ sau phải
kiểm soát:
Quyết định khen thưởng và các chứng từ chi tiền thưởng cho các tập thể, cá
nhân được khen thưởng.
(6) Nội dung KSC phúc lợi tập thể (Mục 6250) bao gồm những hồ sơ sau
phải kiểm soát: Các chứng từ chi: trợ cấp khó khăn, tiền tàu xe nghỉ phép năm, tiền
nước uống.
Chung Thị Hải-Luận văn thạc sỹ

8



PT và tìm GP nâng cao HQ hoạt động KSC TX NSNN tại KBNN Bà Rịa-Vũng Tàu

(7) Nội dung KSC các khoản đóng góp (Mục 6300) Đối với mục chi này,
Kho bạc căn cứ vào biên chế quỹ tiền lương của đơn vị được duyệt thực hiện kiểm
soát việc trích nộp 15% Bảo hiểm xã hội, 2% Bảo hiểm y tế và 2% Kinh phí công
đoàn cho các cơ quan chức năng theo quy định.
(8) Nội dung KSC cho cán bộ xã, thôn, bản đương chức (Mục 6350)
Trong mục chi này, nếu đơn vị chi tiền lương, phụ cấp lương và các khoản
đóng góp cho cán bộ xã thì Kho bạc tiếp nhận hồ sơ thanh toán như mục 6000: Tiền
lương, mục 6100: Phụ cấp lương và mục 6300: Các khoản đóng góp như trên. Nếu
đơn vị thực hiện các khoản chi khác của cán bộ xã, thôn, bản đương chức thì hồ sơ
thanh toán bao gồm những hoá đơn, chứng từ chi kèm theo.
(9) Nội dung KSC các khoản thanh toán cá nhân (Mục 6400) bao gồm
những hồ sơ sau phải kiểm soát:
Chứng từ chi kèm theo danh sách cán bộ hưởng các khoản thanh toán cá
nhân. KBNN kiểm soát, nếu đủ điều kiện thực hiện thanh toán; nếu chưa đủ các hồ
sơ kèm theo thực hiện tạm ứng cho đơn vị.
Khoản chi trả thu nhập tăng thêm của các đơn vị tự chủ tài chính theo Nghị
định số 130/2005/ND/CP ngày 17/10/2005 của Chính Phủ và đơn vị sự nghiệp công
lập thực hiện quyền tự chủ theo Nghị định số 43/NĐ-CP ngày 25/04/2006 của
Chính phủ: Hàng quý căn cứ vào kết quả thực hiện tiết kiệm chi và quy định hiện
hành, KBNN tạm chi 60% kinh phí tiết kiệm theo quy chế chi tiêu nội bộ.
1.2.3.2. Nội dung KSC nghiệp vụ chuyên môn (Nhóm mục chi 02).
Nhóm mục chi nghiệp vụ chuyên môn (Nhóm mục chi 02) gồm các mục
6500 (thanh toán dịch vụ công cộng), 6550 (vật tư văn phòng), 6600 (thông tin,
tuyên truyền, liên lạc), 6650 (hội nghị), 6700 (công tác phí), 6750 (chi phí thuê
mướn), 6800 (chi đoàn ra), 6850 (chi đoàn vào), 6900 (sửa chữa tài sản phục vụ
công tác chuyên môn và duy tu, bảo dưỡng các công trình cơ sở hạ tầng từ kinh phí

thường xuyên) và 7000 (chi phí nghiệp vụ chuyên môn của từng ngành). Hồ sơ quy
định cho một số mục chi như sau:
(1) Nội dung KSC thanh toán dịch vụ công cộng (Mục 6500) bao gồm
những hồ sơ sau phải kiểm soát:
Bảng kê chứng từ thanh toán.
KBNN thực hiện thanh toán trực tiếp cho người bán hàng trong điều kiện
đơn vị bán có mở tài khoản tại KBNN hoặc Ngân hàng.
(2) Nội dung KSC vật tư văn phòng (Mục 6550) bao gồm những hồ sơ sau
phải kiểm soát:
Bảng kê chứng từ thanh toán (đối với những khoản chi không có hợp đồng);
Chung Thị Hải-Luận văn thạc sỹ

9


PT và tìm GP nâng cao HQ hoạt động KSC TX NSNN tại KBNN Bà Rịa-Vũng Tàu

Hợp đồng, thanh lý hợp đồng, hoá đơn (đối với những khoản chi có hợp
đồng);
KBNN thực hiện thanh toán trực tiếp cho người bán hàng trong điều kiện
đơn vị bán có mở tài khoản tại KBNN hoặc Ngân hàng.
(3) Nội dung KSC thông tin tuyên truyền, liên lạc (Mục 6600) bao gồm
những hồ sơ sau phải kiểm soát:
Bảng kê chứng từ thanh toán.
KBNN thực hiện thanh toán trực tiếp đơn vị cung cấp dịch vụ có mở tài
khoản tại Ngân hàng hoặc KBNN.
KBNN Bà Rịa-Vũng Tàu thực hiện kiểm soát chi phí điện cố định và chi phí
điện thoại di động theo quy định tại Quyết định số 1311/QĐ.UBND ngày
05/02/2002, Quyết định số 968/QĐ.UBND ngày 24/01/2003 của UBND tỉnh Bà
Rịa-Vũng Tàu; Quyết định số 78/2001/QĐ-TTg ngày 16/5/2001 của Thủ tướng

Chính Phủ, Quyết định số 179/2002/QĐ-TTg ngày 16/12/2002 của Thủ tướng
Chính Phủ; Quy chế chi tiêu nội bộ của đơn vị sử dụng NSNN được giao thực hiện
cơ chế tực chủ tài chính trong hoạt động quản lý.
(4) Nội dung KSC hội nghị (Mục 6650) bao gồm những hồ sơ sau phải
kiểm soát:
Bảng kê chứng từ thanh toán (đối với những khoản chi không có hợp đồng);
Hợp đồng, thanh lý hợp đồng, hoá đơn (đối với những khoản chi có hợp
đồng);
KBNN Bà Rịa-Vũng Tàu kiểm soát chi tiêu hội nghị theo quy định tại Thông
tư số 97/2010/TT-BTC ngày 06/7/2010 của Bộ Tài chính quy định chế độ công tác
phí, chế độ chi tổ chức các cuộc hội nghị đối với các cơ quan nhà nước và đơn vị sự
nghiệp công lập; Quyết định số 07/2011/QĐ-UBND ngày 15/02/2011 của Uỷ ban
Nhân dân tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu về việc ban hành quy định chế độ công tác phí
trong nước, chế độ chi tổ chức các cuộc hội nghị đối với các cơ quan nhà nước và
đơn vị sự nghiệp công lập trên địa bàn tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu.
(5) Nội dung KSC công tác phí (Mục 6700) bao gồm những hồ sơ sau phải
kiểm soát:
Bảng kê chứng từ thanh toán.
KBNN Bà Rịa-Vũng Tàu kiểm soát chi tiêu hội nghị theo quy định tại Thông
tư số 97/2010/TT-BTC ngày 06/7/2010 của Bộ Tài chính quy định chế độ công tác
phí, chế độ chi tổ chức các cuộc hội nghị đối với các cơ quan nhà nước và đơn vị sự
nghiệp công lập; Quyết định số 07/2011/QĐ-UBND ngày 15/02/2011 của Uỷ ban
Nhân dân tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu về việc ban hành quy định chế độ công tác phí
Chung Thị Hải-Luận văn thạc sỹ

10


PT và tìm GP nâng cao HQ hoạt động KSC TX NSNN tại KBNN Bà Rịa-Vũng Tàu


trong nước, chế độ chi tổ chức các cuộc hội nghị đối với cơ quan nhà nước và đơn
vị sự nghiệp công lập trên địa bàn tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu; Thông tư số
102/2012/TT-BTC ngày 21/6/2012 của Bộ Tài chính quy định chế độ công tác phí
cho CBCC nhà nước đi công tác ngắn hạn ở nước ngoài do NSNN đảm bảo kinh
phí.
Trường hợp các đối tượng được cử đi công tác bằng phương tiện máy bay
nhưng không thuộc đối tượng được quy định, đơn vị phải gửi kèm văn bản do thủ
trưởng đơn vị quy định phân công đối tượng đó đi công tác bằng phương tiện máy
bay.
(6) Nội dung KSC chi phí thuê mướn (Mục 6750) bao gồm những hồ sơ
sau phải kiểm soát:
Bảng kê chứng từ thanh toán (đối với những khoản chi không có hợp đồng);
Hợp đồng, thanh lý hợp đồng, hoá đơn (đối với những khoản chi có hợp
đồng);
Đối với chi phí đào tạo, bồi dưỡng CBCC trong nước, KBNN Bà Rịa-Vũng
Tàu thực hiện kiểm soát chi theo quy định tại Thông tư số 139/2010/TT-BTC ngày
21/9/2010 của Bộ Tài chính quy định việc lập dự toán, quản lý và sử dụng kinh phí
từ NSNN dành cho công tác đào tạo, bồi dưỡng CBCC; Thông tư số 03/2011/TTBNV ngày 25/01/2011 của Bộ Nội vụ hướng dẫn thực hiện một số điều của Nghị
định số 18/2010/NĐ-CP ngày 05/03/2010 của Chính phủ về đào tạo, bồi dưỡng
công chức; Quyết định số 44/2012/QĐ-UBND ngày 18/12/2012 của Uỷ ban Nhân
dân tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu ban hành quy định về chính sách, chế độ đào tạo, bồi
dưỡng ở trong nước đối với CBCC, viên chức tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu.
(7) Nội dung KSC chi đoàn ra (Mục 6800); KSC chi đoàn vào (Mục
6850) bao gồm những hồ sơ sau phải kiểm soát:
Bảng kê chứng từ thanh toán (đối với những khoản chi không có hợp đồng);
Hợp đồng, thanh lý hợp đồng, hoá đơn (đối với những khoản chi có hợp
đồng).
(8) Nội dung KSC sửa chữa thường xuyên tài sản phục vụ công tác
chuyên môn và duy tu, bảo dưỡng các công trình cơ sở hạ tầng theo dự toán
chi thường xuyên (Mục 6900) bao gồm những hồ sơ sau phải kiểm soát: Hợp

đồng, thanh lý hợp đồng, hoá đơn. Đối với các khoản chi phải lựa chọn nhà thầu,
đơn vị phải gửi Quyết định phê duyệt kết quả lựa chọn nhà thầu của cấp có thẩm
quyền.
(9) Nội dung KSC chi phí nghiệp vụ chuyên môn cửa từng ngành (Mục
7000) bao gồm những hồ sơ sau phải kiểm soát:
Chung Thị Hải-Luận văn thạc sỹ

11


PT và tìm GP nâng cao HQ hoạt động KSC TX NSNN tại KBNN Bà Rịa-Vũng Tàu

Hợp đồng, thanh lý hợp đồng, hoá đơn. Đối với các khoản chi phải lựa chọn
nhà thầu, đơn vị phải gửi Quyết định phê duyệt kết quả lựa chọn nhà thầu của cấp
có thẩm quyền.
1.2.3.3. Nội dung KSC chi mua sắm đồ dùng, trang thiết bị, phương tiện
làm việc, sửa chữa lớn tài sản cố định và xây dựng nhỏ (Nhóm mục chi 03).
Nhóm mục chi mua sắm đồ dùng, trang thiết bị, phương tiện làm việc, sửa
chữa lớn tài sản cố định và xây dựng nhỏ (Nhóm mục chi 03) gồm các mục 9000
(mua, đầu tư tài sản vô hình) và 9050 (mua sắm tài sản dùng cho công tác chuyên
môn).
Khi có hồ sơ, chứng từ phát sinh, kế toán đơn vị sử dụng NSNN thực hiện
cung cấp cho cơ quan Kho bạc một trong những hồ sơ sau:
- Dự toán, thiết kế được duyệt;
- Hồ sơ về đấu thầu, chỉ định thầu được duyệt;
- Hợp đồng kinh tế;
- Biên bản nghiệm thu, bàn giao, thanh lý hợp đồng;
- Hoá đơn bán hàng của bên cung ứng dịch vụ cung cấp theo quy định.
Đối với từng khoản chi cụ thể, KBNN Bà Rịa-Vũng Tàu sẽ thực hiện kiểm
soát và thanh toán như sau:

- Đối với khoản chi mua sắm, sửa chữa thuộc phạm vi điều chỉnh của cơ chế
đấu thầu thì đơn vị sử dụng NSNN phải thực hiện đấu thầu và ký hợp đồng với đơn
vị trúng thầu. KBNN thực hiện thanh toán trực tiếp cho đơn vị trúng thầu theo hợp
đồng hai bên đã ký và các hoá đơn chứng từ thanh toán kèm theo.
- Đối với trường hợp mua sắm, sửa chữa không thuộc phạm vi điều chỉnh
của cơ chế đấu thầu, KBNN thực hiện thanh toán trực tiếp cho người cung ứng hàng
hoá dịch vụ theo hợp đồng đã ký và các hoá đơn chứng từ kèm theo.
- Chi mua, đầu tư tài sản vô hình; chi mua sắm tài sản dùng cho công tác
chuyên môn: Hợp đồng, thanh lý hợp đồng, hoá đơn. Trường hợp phải lựa chọn nhà
thầu, đơn vị phải gửi Quyết định phê duyệt kết quả lựa chọn nhà thầu của cấp có
thẩm quyền.
- Chi mua sắm tài sản: Bảng kê chứng từ thanh toán (đối với những khoản
chi không có hợp đồng);
Hợp đồng, thanh lý hợp đồng, hóa đơn (đối với những khoản chi có hợp
đồng). Để cải cách thủ tục hành chính, tăng trách nhiệm của Thủ trưởng đơn vị và
tạo điều kiện thuận lợi cho đơn vị sử dụng NSNN, Bộ Tài chính hướng dẫn áp dụng
giảm thiểu hồ sơ thanh toán đối với một số khoản chi mua sắm sau:
Chung Thị Hải-Luận văn thạc sỹ

12


PT và tìm GP nâng cao HQ hoạt động KSC TX NSNN tại KBNN Bà Rịa-Vũng Tàu

+ Trường hợp mua sắm chi thường xuyên hoặc gói thầu mua sắm chi thường
xuyên có giá trị dưới 20.000.000 đồng (hai mươi triệu đồng): đơn vị lập và gửi
KBNN bảng kê chứng từ thanh toán (không phải gửi hợp đồng, hóa đơn, chứng từ
liên quan đến khoản mua sắm cho KBNN). KBNN thực hiện chi theo đề nghị của
đơn vị sử dụng NSNN; Thủ trưởng cơ quan, đơn vị sử dụng NSNN chịu trách
nhiệm về quyết định chi và tính chính xác của các nội dung chi trên bảng kê chứng

từ gửi KBNN.
+ Đối với các khoản mua sắm Thanh toán bằng hình thức thẻ “tín dụng mua
hàng” theo quy định tại Thông tư số 164/2011/TT-BTC ngày 17/11/2011 của Bộ
Tài chính quy định quản lý thu chi tiền mặt qua hệ thống KBNN: đơn vị lập 2 liên
bảng kê chứng từ thanh toán (theo Mẫu số 01 quy định tại Thông tư số
161/2012/TT-BTC ngày 02/10/2013 “viết tắt là TT161”)) kèm theo Giấy rút dự
toán NS gửi tới KBNN để làm thủ tục KSC NSNN theo quy định của Bộ Tài chính.
Đơn vị giao dịch không phải gửi các hóa đơn mua hàng được in tại các điểm POS
đến KBNN; đồng thời, đơn vị giao dịch phải tự chịu trách nhiệm về tính chính xác
của nội dung các khoản chi ghi trên Bảng kê chứng từ thanh toán gửi KBNN.
1.2.3.4. Nội dung KSC các khoản chi thường xuyên khác trong dự toán
năm của đơn vị được giao (Nhóm mục chi 04).
Nhóm mục chi các khoản chi thường xuyên khác trong dự toán năm của đơn
vị được giao (Nhóm mục chi 04) không bao gồm các mục thuộc nhóm mục chi 01,
nhóm 02, nhóm 03 và các mục 9100 (sửa chữa tài sản phục vụ chuyên môn và các
công trình cơ sở hạ tầng từ kinh phí đầu tư), 9200 (chi chuẩn bị đầu tư), 9250 (chi
bồi thường giải phóng mặt bằng, tái định cư), 9300 (chi xây dựng), 9350 (chi thiết
bị) và 9400 (chi phí khác thuộc tiểu nhóm 0136: chi đầu tư xây dựng cơ bản). Hồ sơ
quy định cho một số mục chi như sau:
Bảng kê chứng từ thanh toán (đối với những khoản chi không có hợp đồng);
Hợp đồng, thanh lý hợp đồng, hoá đơn (đối với những khoản chi có hợp
đồng).
Trường hợp đủ điều kiện thanh toán KBNN thực hiện cấp thanh toán (qua
đơn vị hoặc thanh toán trực tiếp cho người bán), nếu chưa đủ điều kiện thanh toán
KBNN thực hiện cấp tạm ứng.

1.3. Hình thức chi trả các khoản chi từ NSNN.
1.3.1. Chi trả theo hình thức rút dự toán NSNN từ KBNN.
(a) Đối tượng.
- Cơ quan hành chính nhà nước.

Chung Thị Hải-Luận văn thạc sỹ

13


×