Tải bản đầy đủ (.pdf) (138 trang)

Phân tích và đề xuất một số giải pháp đẩy mạnh công tác rd tại viện công nghiệp thực phẩm

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.34 MB, 138 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI
----------------------------

NGUYỄN THỊ LÀN

PHÂN TÍCH VÀ ĐỀ XUẤT MỘT SỐ
GIẢI PHÁP ĐẨY MẠNH CÔNG TÁC R&D
TẠI VIỆN CÔNG NGHIỆP THỰC PHẨM
LUẬN VĂN THẠC SỸ KHOA HỌC
CHUYÊN NGÀNH: QUẢN TRỊ KINH DOANH

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. TRẦN THỊ BÍCH NGỌC

HÀ NỘI – NĂM 2012


MỤC LỤC
Trang
LỜI CAM ĐOAN
LỜI CẢM ƠN
DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT
DANH MỤC CÁC BẢNG
DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ, ĐỒ THỊ
MỞ ĐẦU

1

CHƯƠNG 1 – CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ HOẠT ĐỘNG R&D

4



ĐẶC THÙ CỦA HOẠT ĐỘNG KH&CN

4

1.1.

1.1.1. Hoạt động KH&CN
1.1.1.1. Đổi mới công nghệ

4

1.1.1.2. Dịch vụ khoa học và công nghệ

7

1.1.2. Đặc trưng của lao động KH&CN
1.2.

4

KHÁI NIỆM VÀ PHÂN LOẠI HOẠT ĐỘNG R&D

7
10

1.2.1. Khái niệm hoạt động R&D

10


1.2.2. Phân loại hoạt động R&D

10

1.2.2.1. Nghiên cứu cơ bản (NCCB – basic research)

10

1.2.2.2. Nghiên cứu ứng dụng (NCƯD – applied research)

11

1.2.2.3. Triển khai (Technological experimental development)

12

1.2.3. Mối quan hệ giữa R&D với hoạt động sản xuất kinh doanh

13

1.2.4. Năng lực R&D

15

1.2.4.1. Khái niệm năng lực R&D

15

1.2.4.2. Các yếu tố của năng lực R&D


15

1.2.5. Tổ chức R&D

17

1.2.5.1. Khái niệm tổ chức R&D

17

1.2.5.2. Các loại tổ chức R&D

17

1.2.6. Phân biệt “triển khai” và “phát triển” trong quản lý

19

1.3. TẦM QUAN TRỌNG CỦA CÁC HOẠT ĐỘNG R&D VỚI NỀN
KINH TẾ QUỐC GIA

19

1.4. TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG R&D TRÊN THẾ GIỚI VÀ VIỆT
NAM

21

1.4.1. Hoạt động R&D trên thế giới


21


1.4.2. Hoạt động R&D tại Việt Nam
1.5. QUẢN LÝ VÀ ĐÁNH GIÁ HOẠT ĐỘNG R&D

27
29

1.5.1. Quản lý các hoạt động R&D

29

1.5.2. Đánh giá kết quả hoạt động R&D

30

1.6. KẾT LUẬN CHƯƠNG 1

32

CHƯƠNG 2 - PHÂN TÍCH CÁC HOẠT ĐỘNG R&D TẠI VIỆN
CÔNG NGHIỆP THỰC PHẨM TRONG THỜI GIAN GẦN ĐÂY

33

2.1. QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN R&D CỦA
VIỆN CÔNG NGHIỆP THỰC PHẨM

33


2.1.1. Giai đoạn chiến tranh (1967 – 1975)

34

2.1.2. Giai đoạn thời bình trước đổi mới (1975-1985)

35

2.1.3. Giai đoạn đổi mới (1986 đến nay)

35

2.2. PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG R&D TẠI VIỆN
CÔNG NGHIỆP THỰC PHẨM TRONG 5 NĂM GẦN ĐÂY

39

2.3. PHÂN TÍCH CÁC NHÂN TỐ BÊN TRONG ẢNH HƯỞNG TỚI
CÁC HOẠT ĐỘNG R&D TẠI VIỆN CÔNG NGHIỆP THỰC PHẨM

43

2.3.1. Nhân tố đội ngũ nhân lực của Viện Công nghiệp thực phẩm

45

2.3.1.1. Thực trạng đội ngũ nhân lực của Viện Công nghiệp thực
phẩm


45

2.3.1.2. Chính sách thu hút và công tác tuyển dụng cán bộ
NCKH của Viện Công nghiệp thực phẩm

48

2.3.1.3. Công tác đào tạo và bồi dưỡng cán bộ NCKH

51

2.3.1.4. Cơ chế, chính sách sử dụng, đãi ngộ, tạo động lực làm
việc cho đội ngũ NCKH

52

2.3.2. Nhân tố tài chính của Viện Công nghiệp thực phẩm

56

2.3.3. Nhân tố cơ sở vật chất của Viện Công nghiệp thực phẩm

61

2.3.4. Nhân tố thông tin KH&CN của Viện Công nghiệp thực phẩm

64

2.3.4.1. Hệ thống thông tin Quốc gia về KH&CN


65

2.3.4.2. Trang thiết bị thông tin của Viện

66

2.3.4.3. Quan hệ hợp tác với các cơ sở KH&CN bên ngoài

67

2.3.4.4. Thông tin về thị trường KH&CN

72

2.3.5. Phân tích quy trình quản lý hoạt động khoa học tại Viện Công
nghiệp thực phẩm

74


2.4. KẾT LUẬN CHƯƠNG 2

78

CHƯƠNG 3 – ĐỀ XUẤT MỘT SỐ GIẢI PHÁP ĐẨY MẠNH CÔNG
TÁC R&D TẠI VIỆN CÔNG NGHIỆP THỰC PHẨM

79

3.1. MỘT SỐ NHÂN TỔ VĨ MÔ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HOẠT ĐỘNG

R&D CỦA VIỆN CÔNG NGHIỆP THỰC PHẨM

79

3.1.1. Dự báo xu thế phát triển KH&CN thế giới trong những năm
đầu thế kỷ XXI

79

3.1.2. Chiến lược phát triển KH&CN của Việt Nam giai đoạn 20112020

81

3.1.2.1. Mục tiêu phát triển KH&CN

81

3.1.2.1. Định hướng phát triển KH&CN

81

3.1.3. Nghị định 115/2005/NĐ-CP về cơ chế tự chủ, tự chịu trách
nhiệm của tổ chức khoa học và công nghệ công lập

85

3.1.4. Việt Nam gia nhập Tổ chức Thương mại thế giới WTO

88


3.2. MỘT SỐ MỤC TIÊU VÀ ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN TRONG
GIAI ĐOẠN 2010-2020 CỦA VIỆN CÔNG NGHIỆP THỰC PHẨM

89

3.2.2. Mục tiêu chung

89

3.2.2. Định hướng phát triển giai đoạn 2010-2020

90

3.3. ĐỀ XUẤT MỘT SỐ GIẢI PHÁP ĐẨY MẠNH CÔNG TÁC R&D
TẠI VIỆN CÔNG NGHIỆP THỰC PHẨM

91

3.3.1. Giải pháp nâng cao năng lực đội ngũ khoa học của Viện Công
nghiệp thực phẩm

91

3.3.1.1. Căn cứ của giải pháp

91

3.3.1.2. Mục tiêu của giải pháp

92


3.3.1.3. Nội dung giải pháp

92

3.3.2. Giải pháp tăng cường cơ sở hạ tầng, đầu tư trang thiết bị hiện
đại cho các hoạt động R&D của Viện Công nghiệp thực phẩm

102

3.3.1.1. Căn cứ của giải pháp

102

3.3.1.2. Mục tiêu của giải pháp

102

3.3.1.3. Nội dung giải pháp

102

3.2.3. Giải pháp nâng cao khả năng huy động tài chính để thực hiện
các hoạt động R&D của Viện Công nghiệp thực phẩm

104

3.3.1.1. Căn cứ của giải pháp

104


3.3.1.2. Mục tiêu của giải pháp

104


3.3.1.3. Nội dung giải pháp
3.3.4. Giải pháp hoàn thiện quy trình quản lý các hoạt động
KH&CN của Viện Công nghiệp thực phẩm

104
108

3.3.1.1. Căn cứ của giải pháp

108

3.3.1.2. Mục tiêu của giải pháp

108

3.3.1.3. Nội dung giải pháp

108

3.2.5. Giải pháp tăng cường hợp tác nghiên cứu khoa học trong và
ngoài nước của Viện Công nghiệp thực phẩm

110


3.3.1.1. Căn cứ của giải pháp

110

3.3.1.2. Mục tiêu của giải pháp

110

3.3.1.3. Nội dung giải pháp

110

3.4. KẾT LUẬN CHƯƠNG 3

112

KẾT LUẬN

113

TÀI LIỆU THAM KHẢO

114

PHỤ LỤC

117

TÓM TẮT LUẬN VĂN



LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan, luận văn là công trình nghiên cứu khoa học, độc lập
của riêng tôi.
Các số liệu, kết quả nêu trong luận văn được tập hợp từ nhiều nguồn tài
liệu và liên hệ thực tế, các thông tin trong luận văn là trung thực và có nguồn
gốc rõ ràng.
Tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm về nội dung của luận văn này.

Hà Nội, ngày

tháng

năm 2012

TÁC GIẢ LUẬN VĂN

Nguyễn Thị Làn
Khoá: Cao học 2009 – 2012


LỜI CẢM ƠN
Tôi xin chân thành cảm ơn các thầy cô giáo trường Đại học Bách khoa Hà
Nội đã trang bị cho tôi những kiến thức làm nền tảng để nghiên cứu, ứng dụng
trong luận văn này cũng như trong hoạt động thực tiễn.
Tôi xin chân thành cảm ơn TS. Trần Thị Bích Ngọc đã nhiệt tình truyền
đạt kiến thức giúp tôi hoàn thành tốt luận văn này.
Tôi xin chân thành cảm ơn PGS.TS. Lê Đức Mạnh - Viện trưởng Viện
Công nghiệp thực phẩm và TS. Trương Hương Lan - Chủ nhiệm Bộ môn Thực
phẩm và Dinh dưỡng đã ủng hộ và tạo điều kiện thuận lợi cho tôi trong suốt quá

trình thực hiện luận văn.
Xin cảm ơn các thành viên trong gia đình, bạn bè, đồng nghiệp đã động
viên, giúp đỡ tôi hoàn thành luận văn này.
Trân trọng cảm ơn!

TÁC GIẢ LUẬN VĂN

Nguyễn Thị Làn
Khoá: Cao học 2009 – 2012


DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT
Ký hiệu,

Viết đầy đủ

Nghĩa tiếng Việt

chữ viết tắt
Gross Domestic Product

Tổng sản phẩm quốc nội

OECD

Organization of Economical
Cooperation Development

Tổ chức hợp tác và phát triển
kinh tế


R&D

Research and Development

Nghiên cứu và triển khai

GDP

UNCTD

United Nations Conference on Trade Ủy ban quốc gia liên bang về
and Development
thương mại và phát triển

UNESCO

United
Nations
Educational Tổ chức Giáo dục, Khoa học và
Scientific and Cultural Organization Văn hóa của Liên hiệp quốc

USD

United State of Dollar

Đơn vị tiền tệ của Mỹ - Đô la

WTO


World Trade Organization

Tổ chức thương mại thế giới

CGCN

Chuyển giao công nghệ

KH&CN

Khoa học và Công nghệ

KHKH&HTQT
NC&TK

Kế hoạch khoa học và hợp tác
quốc tế
Nghiên cứu và Triển khai

NCCB

Nghiên cứu cơ bản

NCKH

Nghiên cứu khoa học

NCƯD

Nghiên cứu ứng dụng


NSNN

Ngân sách nhà nước


DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng

Tên bảng

Trang

Bảng 1.1

Mức độ thành công của các loại hình nghiên cứu

8

Bảng 1.2

Thời gian đưa một số sản phẩm khoa học áp dụng vào sản xuất

9

Bảng 1.3

Tỷ lệ các nguồn đầu tư cho R&D tại một số nước năm 2007

22


Bảng 1.4

Các công ty có mức chi tiêu R&D toàn cầu hàng đầu thế giới năm
2007-2011

27

Bảng 1.5

Tỷ trọng chi phí trên tổng doanh thu của một số đơn vị nghiên cứu
thuộc Tập đoàn BCVT Việt Nam

28

Bảng 2.1

Tổng hợp đề tài NCKH phân theo loại hình nghiên cứu từ 2007 2011

41

Bảng 2.2

Tổng hợp các đề tài/dự án theo lĩnh vực chuyên môn giai đoạn
2007-2011

42

Bảng 2.3


Tổng hợp đề tài NCKH phân theo cấp quản lý giai đoạn 20072011

42

Bảng 2.4

Tổng hợp kết quả của các đề tài nghiên cứu khoa học giai đoạn
2007-2011

43

Bảng 2.5

Cơ cấu nguồn nhân lực của Viện xét theo học vị và độ tuổi năm
2011

45

Bảng 2.6

Tổng hợp kết quả điều tra đánh giá năng lực đội ngũ NCKH

48

Bảng 2.7

Kết quả đào tạo, bồi dưỡng cán bộ NCKH của Viện từ năm 20072011

52


Bảng 2.8

Tổng hợp kết quả điều tra các nhân tố tạo động lực NCKH tại

55

Viện
Bảng 2.9

Tổng hợp kết quả điều tra các yếu tố làm giảm động lực NCKH
tại Viện

55

Bảng 2.10 Tổng hợp nguồn thu của Viện giai đoạn 2007-2011

56

Bảng 2.11 Các thiết bị, nhà xưởng phục vụ cho hoạt động R&D

62

Bảng 2.12 Tổng hợp kết quả điều tra mức độ đáp ứng của cơ sở vật chất,
trang thiết bị kỹ thuật với yêu cầu của hoạt động NCKH tại Viện

64

Bảng 3.1

98


So sánh thực trạng và đề xuất đổi mới về chính sách thu hút và
tuyển dụng cán bộ NCKH tại Viện Công nghiệp thực phẩm


DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ, ĐỒ THỊ
Hình

Tên hình vẽ, đồ thị

Trang

Hình 1.1

Mối quan hệ giữa các loại hình nghiên cứu

13

Hình 1.2

Chu trình của sản phẩm nghiên cứu khoa học

14

Hình 1.3

Đầu tư R&D trên thế giới, 2007

23


Hình 1.4

Đầu tư R&D so với GDP tại một số nước từ 2001-2006

25

Hình 1.5

Chính phủ các nước đầu tư R&D cho các lĩnh vực, 2007

25

Hình 1.6

Phân bổ đầu tư R&D các ngành công nghiệp trên toàn cầu, 2007

26

Hình 1.7

Các bước đánh giá hoạt động NCKH

30

Hình 2.1

Sơ đồ tổ chức Viện Công nghiệp thực phẩm

38


Hình 2.2

Kết quả điều tra tình hình sản xuất và CGCN của các đề tài, dự án

44

từ năm 2007-2011
Hình 2.3

Cơ cấu nguồn nhân lực của Viện Công nghiệp thực phẩm tính
đến cuối năm 2011

46

Hình 2.4

Sơ đồ quá trình tuyển dụng hiện nay của Viện Công nghiệp thực
phẩm

50

Hình 2.5

Thu nhập bình quân của cán bộ, công nhân viên Viện Công

54

nghiệp thực phẩm giai đoạn 2007-2011
Hình 2.6


Tổng kinh phí từ các hoạt động của Viện Công nghiệp từ năm
2007-2011

57

Hình 2.7

Tỷ trọng đóng góp từ các nguồn thu khác nhau của Viện Công
nghiệp từ năm 2007-2011

60

Hình 2.8

Sơ đồ quy trình quản lý các nhiệm vụ KH&CN sử dụng kinh phí
từ nguồn ngân sách sự nghiệp khoa học

76

Hình 2.9

Sơ đồ mối quan hệ nhân quả

78

Hình 3.1

Kiến trúc của thế kỷ XXI dựa trên sự hội tụ của các ngành công

80


nghệ cao
Hình 3.2

Sơ đồ quy trình tuyển dụng

93



Nguyễn Thị Làn

Luận văn Thạc sỹ khoa học

MỞ ĐẦU

1. Sự cần thiết nghiên cứu đề tài
R&D là từ viết tắt của “Reseach and Developement”. Theo UNESCO và
OECD, R&D là “các hoạt động sáng tạo được thực hiện một cách có hệ thống để
tăng cường vốn tri thức, bao gồm tri thức về con người, văn hoá, xã hội, và sử dụng vốn
tri thức này để tìm ra các ứng dụng mới " [16, 30].
Hoạt động R&D là một yếu tố quan trọng trong phát triển sản xuất và tiến bộ
của xã hội. Nó là mối quan tâm đặc biệt của tất cả các nước, dù là nước công nghiệp
phát triển hay nước đang phát triển. R&D chính là một trong những nguồn gốc của
sự đổi mới, trở thành một phần không thể thiếu trong quá trình học hỏi công nghệ,
đặc biệt là những công nghệ phức tạp và thay đổi nhanh chóng. Các nghiên cứu
thực tiễn cho thấy có mối quan hệ trực tiếp giữa hoạt động R&D với sự tăng trưởng.
Đặc biệt, trong bối cảnh toàn cầu hóa như hiện nay, R&D là một trong những chìa
khóa thành công của nhiều quốc gia, nhiều tập đoàn, công ty lớn trên thế giới. Nhờ sự
đầu tư đúng đắn vào các hoạt động R&D mà nhiều quốc gia, tập đoàn, công ty lớn

trên thế giới luôn luôn dẫn đầu về công nghệ, qua đó tạo ra lợi thế cạnh tranh rất lớn
[19, 104].
Chính vì vai trò to lớn của R&D nên đầu tư cho R&D đã không ngừng gia
tăng trong những năm qua. Từ năm 1991 đến năm 1996, chi cho R&D toàn cầu đã
tăng từ 438 tỷ lên 576 tỷ đô la Mỹ. Năm 2002, chi cho R&D đã lên tới 677 tỷ đô la,
tăng trung bình 2,8% so với năm 1996 [19, 105]. Mỹ luôn là nước dẫn đầu toàn cầu
trong chi tiêu R&D năm 2007 (344 tỉ USD), Nhật Bản vững vàng ở vị trí thứ hai
(139 tỉ USD). Năm 2007, chi tiêu cho R&D của Trung Quốc đạt 87 tỉ USD, là nước
có mức tăng trưởng R&D ngoạn mục nhất, đến 17% hàng năm.
Các công ty lớn thường có mức đầu tư cao cho R&D. Hoạt động R&D nội
bộ được xem như tài sản chiến lược của mỗi công ty. Các công ty như DuPont,
Merck, IBM, GM và AT&T tự thực hiện hầu hết các nghiên cứu trong lĩnh vực hoạt
động của họ và thu được phần lớn lợi nhuận từ đó. Năm 2007, đứng đầu trong chi
-1-


Nguyễn Thị Làn

Luận văn Thạc sỹ khoa học

tiêu R&D có thể kể đến là Pfizer, Inc.: 10,61 tỉ USD; Toyota Motor Corp.: 9,4 tỉ
USD; Microsoft Corp.: 8,03 tỉ USD; Ford Motor Co.: 7,6 tỉ USD…
Trong khí đó, ngân quỹ dành cho R&D còn khá khiêm tốn tại Việt Nam, so
với Việt Nam, chỉ riêng công ty Pfizer, Inc. của Mỹ đã đầu tư cho R&D gấp 27 lần
Việt Nam đầu tư cho KH&CN (10,61 tỉ USD: 0,4 tỉ USD - số liệu 2007). Ở Việt
Nam, nhà nước đầu tư cho KH&CN khoảng 0,6% GDP, trong đó 0,5% GDP của
Nhà nước (chiếm 2% tổng chi ngân sách) và 0,1% GDP là đầu tư của khu vực ngoài
Nhà nước [22].
Mặc dù trong thời gian gần đây các doanh nghiệp sản xuất và cung ứng dịch
vụ Việt Nam đã bắt đầu chú trọng đến hoạt động R&D. Hầu hết các doanh nghiệp

lớn đều có một bộ phận R&D. Tuy nhiên, bộ phận này thường chỉ có nhiệm vụ
chính là nghiên cứu để phát triển sản phẩm mới nhằm đáp ứng những nhu cầu thị
trường và thực hiện chiến lược phát triển của doanh nghiệp. Chính vì sự “áp đặt”
nhiệm vụ khá hạn hẹp này mà nhiều phòng R&D của doanh nghiệp Việt Nam chưa
làm hết chức năng cần có của một đơn vị nghiên cứu và phát triển theo đúng nghĩa,
dẫn đến khả năng phát triển của doanh nghiệp bị hạn chế, bó hẹp trong khuôn khổ
sản phẩm thuần túy, cứng nhắc gây lãng phí tài nguyên và nguồn nhân lực của
doanh nghiệp. Do đó, các doanh nghiệp Việt nam có lẽ cần hy sinh một phần lợi
nhuận để đầu tư nhiều hơn cho R&D nhằm duy trì sự tồn tại và lợi thế cạnh tranh
động trong dài hạn trong bối cảnh cạnh tranh toàn cầu.
Viện Công nghiệp Thực phẩm là một đơn vị nghiên cứu, tư vấn thiết kế,
chuyển giao công nghệ và sản xuất kinh doanh về ngành công nghiệp chế biến thực
phẩm, đang từng bước chuyển mình để áp dụng nghị định 115/NĐ-CP ban hành
ngày 05 tháng 9 năm 2005 của Chính phủ, để trở thành đơn vị tự chủ, tự chịu trách
nhiệm về nhiệm vụ, tài chính và tài sản cũng như tổ chức và biên chế cán bộ. Đây là
giai đoạn hết sức khó khăn đối với Viện Công nghiệp Thực phẩm. Vì vậy, việc thúc
đẩy công tác R&D tại Viện là công việc hết sức cần thiết trong giai đoạn hiện nay.
Là một cán bộ đang công tác Viện Công nghiệp thực phẩm, tôi chọn đề tài
“Phân tích và đề xuất một số giải pháp đẩy mạnh công tác R&D tại Viện Công
-2-


Nguyễn Thị Làn

Luận văn Thạc sỹ khoa học

nghiệp thực phẩm” làm đề tài luận văn thạc sỹ quản trị kinh doanh. Đây là một vấn
đề rất cần thiết và có ý nghĩa thực tiễn đối với sự phát triển của Viện.
2. Mục đích nghiên cứu
Mục đích nghiên cứu của luận văn là vận dụng những lý luận cơ bản về các

hoạt động R&D để phân tích các hoạt động R&D tại Viện Công nghiệp thực phẩm.
Đánh giá các yếu tố vi mô và vĩ mô để tìm ra những nguyên nhân chủ yếu làm giảm
hiệu quả hoạt động R&D, từ đó đề xuất các giải pháp nhằm đẩy mạnh các hoạt động
R&D tại Viện Công nghiệp thực phẩm.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng và phạm vi nghiên cứu là các hoạt động R&D trong giai đoạn
2007-2011 của Viện Công nghiệp thực phẩm
4. Phương pháp nghiên cứu
Luận văn lấy việc sử dụng phương pháp duy vật biện chứng và duy vật
lịch sử làm nền tảng, đồng thời kết hợp với việc sử dụng các phương pháp phân
tích, tổng hợp, so sánh, phương pháp điều tra thực tế để giải quyết các vấn đề đặt ra
trong quá trình nghiên cứu.
5. Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu và kết luận, nội dung của luận văn được chia thành 3
chương:
Chương 1: Cơ sở lý thuyết về hoạt động R&D
Chương 2: Phân tích các hoạt động R&D tại Viện Công nghiệp thực phẩm
trong thời gian gần đây
Chương 3: Đề xuất một số giải pháp đẩy mạnh công tác R&D tại Viện Công
nghiệp thực phẩm.

-3-


Nguyễn Thị Làn

Luận văn Thạc sỹ khoa học

CHƯƠNG 1
CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ HOẠT ĐỘNG R&D

1.1. ĐẶC THÙ CỦA HOẠT ĐỘNG KH&CN
1.1.1. Hoạt động KH&CN
Theo định nghĩa của UNESCO, Hoạt động KH&CN (Scientific and
Technological Activities – STA) là “các hoạt động có hệ thống liên quan chặt chẽ
với việc sản xuất, nâng cao, truyền bá và ứng dụng các tri thức khoa học và kỹ thuật
trong mọi lĩnh vực của KH&CN, là các khoa học tự nhiên và công nghệ, các khoa
học y học và nông nghiệp, cũng như các khoa học xã hội và nhân văn" [17].
Định nghĩa này được đặc trưng bởi hai khía cạnh cơ bản, đó là [5, 43]:
- Liên quan tới bản chất của các hoạt động KH&CN: chúng tập trung và gắn chặt với
sản xuất công nghiệp, phân bố và sử dụng các kiến thức khoa học và kỹ thuật. Trong
phạm vi các hoạt động KH&CN, các kiến thức khoa học và kỹ thuật được tạo ra,
truyền bá, thu thập và sửa đổi, cải biến, làm cho phù hợp với nhu cầu được sử dụng.
- Liên quan tới các lĩnh vực hoạt động mà nó bao quát như:
+ Nghiên cứu và triển khai (hoặc NC&PT, R&D)
+ Giáo dục và đào tạo KH&CN ở bậc cao đẳng và đại học;
+ Dịch vụ KH&CN.
Hoạt động khoa học “R&D” sẽ được trình bày chi tiết trong mục 1.2. Dưới
đây, xin được trình bày ngắn gọn về một số hoạt động khoa học khác.
1.1.1.1. Đổi mới công nghệ.
Đổi mới công nghệ (Technological innovation) là việc giới thiệu sản phẩm
mới, quy trình, dịch vụ vào thị trường. Sáng tạo không có nghĩa là đẩy mạnh biên
giới tri thức, đặc biệt là đối với các nước đang phát triển. Thay vào đó, sự đổi mới
có thể là mới với người sử dụng nhưng không nhất thiết phải mới với toàn thế giới
[19, 103].
Như vậy, hoạt động thay thế một công nghệ lạc hậu hơn bằng một công nghệ
tiến bộ hơn nhằm mục đích nâng cao năng lực cạnh tranh cho sản phẩm cũng là một
-4-


Nguyễn Thị Làn


Luận văn Thạc sỹ khoa học

sự đổi mới. Đổi mới công nghệ được thực hiện thông qua hai loại hình hoạt động là:
chuyển giao công nghệ (CGCN) và phát triển công nghệ.
i) Chuyển giao công nghệ
Trong xã hội luôn luôn tồn tại các luồng di động từ nơi có trình độ, năng lực
công nghệ cao đến nơi có trình độ, năng lực công nghệ thấp hơn – luồng di động đó
tạo ra quá trình chuyển giao công nghệ, xét về mặt bản chất đó chính là quá trình
trao tri thức công nghệ.
Chuyển giao công nghệ (Transfer of technology) là chuyển giao quyền sở
hữu hoặc quyền sử dụng một phần hoặc toàn bộ công nghệ từ bên có quyền chuyển
giao công nghệ sang bên nhận công nghệ [11]. Công nghệ được chuyển giao bao
gồm: các bí quyết, quy trình, công thức, quyền sở hữu và quyền sử dụng các đối
tượng sở hữu công nghiệp. Chuyển giao công nghệ có thể đi kèm hoặc không đi
kèm hợp đồng licence hoặc hợp đồng patent-licence, có thể đi kèm hoặc không đi
kèm đầu tư thiết bị, tiền vốn. Chuyển giao công nghệ có vai trò rất lớn trong quá
trình công nghiệp hóa đất nước. Để thực hiện quá trình công nghiệp hóa đất nước,
nước Anh cần 120 năm, Mỹ với rất nhiều phát minh sáng chế cần 80 năm, Nhật Bản
sau khi trải qua nhiều năm mua công nghệ rồi tự phát triển công nghệ cũng cần đến
60 năm... Phát triển mua bán licence tăng nhanh gấp 2-3 lần so với phát triển
thương mại quốc tế và buôn bán các sản phẩm hoàn chỉnh. Hiện nay, mua bán công
nghệ đã trở thành một lĩnh vực quan trọng của nhiều nước, góp phần đáng kể vào
việc nhanh chóng thay đổi trình độ khoa học kỹ thuật, tăng nhanh khối lượng sản
xuất.
Chuyển giao công nghệ bao gồm: chuyển giao công nghệ theo chiều ngang
và chuyển giao công nghệ theo chiều dọc:
-

Chuyển giao công nghệ theo chiều ngang là sự chuyển giao công nghệ giữa các


doanh nghiệp. Thực chất đây là quá trình nhân rộng công nghệ về mặt số lượng,
không có biến đổi về mặt trình độ, năng lực công nghệ và chất lượng sản phẩm. Ưu
điểm của hình thức chuyển giao theo chiều ngang là ít rủi ro, nhưng năng lực cạnh
tranh thấp.
-5-


Nguyễn Thị Làn

Luận văn Thạc sỹ khoa học

- Chuyển giao công nghệ theo chiều dọc là sự chuyển giao tri thức công nghệ từ
khu vực R&D vào doanh nghiệp, thực chất đây là quá trình áp dụng kết quả nghiên
cứu vào sản xuất. Mặc dù xác suất rủi ro của hình thức chuyển giao theo chiều dọc
có thể cao, song đổi lại, năng lực cạnh tranh cũng lại có thể rất cao, do tạo ra được
các sản phẩm mới dựa trên công nghệ mới. Ví dụ, chuyển giao công nghệ sản xuất
bia trong giai đoạn những năm 1990-2000 của Viện Công nghiệp thực phẩm cho
một số doanh nghiệp nhỏ và vừa ở nhiều tỉnh thành từ miền Bắc (Sơn La, Quảng
Ninh, Hải Phòng...) đến các tỉnh miền Trung (Quảng Nam-Đà Nẵng, Quảng Ngãi...)
và cả các tỉnh miền Nam (Kiên Giang, Tiền Giang...) đã tạo ra bước phát triển mạnh
mẽ về công nghệ sản xuất bia trên khắp cả nước. Chuyển giao công nghệ sản xuất
bánh trung thu cho người tiểu đường cho Công ty cổ phần Bánh mứt kẹo Hà Nội đã
tạo ra sản phẩm bánh trung thu dành riêng cho người tiểu đường rất được ưa chuộng
trong mỗi dịp trung thu...
Đây cũng chính là nơi thể hiện rõ nhất sự giao nhau của hoạt động KH&CN
với hoạt động thương mại và trong nhiều trường hợp, nó gần với hoạt động thương
mại hơn.
ii). Phát triển công nghệ
Phát triển công nghệ (Development of technology) là sự mở rộng và/hoặc

nâng cấp công nghệ, bao gồm hoạt động phát triển công nghệ theo chiều rộng (nhân
rộng, mở rộng) và hoạt động phát triển công nghệ theo chiều sâu (nâng cấp công
nghệ). Ví dụ, kế thừa kết quả của đề tài “nghiên cứu sản xuất thực phẩm chức năng
từ nông sản có tác dụng giảm hàm lượng đường trong máu”, Viện Công nghiệp thực
phẩm đã thành công trong “dự án nghiên cứu sản xuất thực phẩm chức năng từ
nông sản có tác dụng giảm hàm lượng đường trong máu, phục vụ cho bệnh nhân
tiểu đường”, kết quả của dự án là đã tạo ra được sản phẩm Thực phẩm chức năng
cho người tiểu đường Glubetic đang được thương mại hóa trên thị trường nước ta từ
năm 2007.

-6-


Nguyễn Thị Làn

Luận văn Thạc sỹ khoa học

1.1.1.2. Dịch vụ KH&CN
Dịch vụ KH&CN là một loại hình hoạt động KH&CN, có chức năng cung
ứng dịch vụ cho mọi loại hình hoạt động KH&CN khác, đồng thời cung ứng dịch vụ
cho mọi hoạt động kinh tế - xã hội theo nhu cầu và năng lực. Dịch vụ KH&CN bao
gồm: các hoạt động phục vụ cho nghiên cứu, triển khai, chuyển giao và phát triển
công nghệ, như các dịch vụ tính toán, cung cấp thông tin tư liệu, môi giới, trợ giúp
kỹ thuật (lắp đặt, cân chỉnh máy móc thiết bị); duy tu, bảo dưỡng kỹ thuật phần
cứng và phần mềm; kiểm định đo lường, thử nghiệm, hiệu chuẩn; phân tích, kiểm
định mẫu nguyên liệu, sản phẩm...) và thực hiện các dịch vụ nghiên cứu, tư vấn, kỹ
thuật phục vụ sản xuất, kinh doanh, tổ chức, quản lý và phục vụ các hoạt động kinh
tế-xã hội khác.
Một số ví dụ về dịch vụ KH&CN tại Viện công nghiệp thực phẩm như: dịch
vụ phân tích các chỉ tiêu hóa, lý, tồn dư kháng sinh, kim loại gây ngộ độc và vi sinh

cho các sản phẩm thực phẩm và nông sản; dịch vụ tư vấn kỹ thuật bảo quản sữa,
dịch vụ bảo trợ kỹ thuật bia, rượu và một số sản phẩm khác...
1.1.2. Đặc trưng của lao động KH&CN
Lao động KH&CN ngoài những tính chất chung của lao động xã hội, còn có
những nét đặc trưng riêng mà trong quản lý và đánh giá hoạt động KH&CN cần lưu
ý. Những nét đặc trưng đó là [5]:
- Lao động khoa học là lao động bằng trí tuệ. Do đó lao động sống luôn giữ vai
trò quan trọng hơn lao động vật hóa (thiết bị, máy móc...) và năng suất lao động phụ
thuộc rất nhiều vào năng lực trí tuệ của đội ngũ cán bộ khoa học. Cường độ lao
động nhiều khi được tập trung cao độ và lao động khoa học không chỉ diễn ra trong
giờ hành chính theo qui định mà thường là trong cả thời gian sống của nhà khoa
học, do đó cần quan tâm đến điều kiện và môi trường lao động khoa học.
- Vai trò cá nhân của nhà khoa học có tính quyết định năng suất lao động
KH&CN. Trong thời đại ngày nay, nhiều công trình khoa học đòi hỏi sự cộng tác
của nhiều người, song kết quả tổng hợp cuối cùng và chất lượng công trình đều do
người chủ trì cũng như các cán bộ khoa học đầu đàn quyết định. Do đó, trong quản
-7-


Nguyễn Thị Làn

Luận văn Thạc sỹ khoa học

lý KH&CN cần có tinh thần trọng thị tài năng, quan tâm tới chất lượng hơn là số
lượng.
- Tính kế thừa và tính cộng đồng trong hoạt động KH&CN. Các nhà KH&CN
luôn được hưởng ân huệ là kế thừa trực tiếp hay gián tiếp các thông tin và kinh
nghiệm hoạt động KH&CN của lớp người đi trước. Trong các tập thể khoa học,
quan hệ thầy trò, đàn anh dẫn dắt của các nhà khoa học đầu đàn là vô cùng quan
trọng. Lớp cán bộ khoa học trẻ được trưởng thành và có những cống hiến xuất sắc

trong các tập thể khoa học mạnh chính là nhờ sự dẫn dắt này. Mặt khác, nhà khoa
học còn được thừa hưởng các thông tin khoa học của cộng đồng khoa học trên toàn
thế giới. Không có nguồn kiến thức bao là này, khoa học của một quốc gia không
thể phát triển được.
-

Tính rủi ro cao trong hoạt động khoa học. Nhà khoa học thường phải chịu

nhiều rủi ro trong quá trình nghiên cứu. Do đó, cần có những đánh giá đúng đắn về
thành công hay thất bại của nhà khoa học, hiểu được những khó khăn trong lao
động sáng tạo của họ. Bảng 1.1 đưa ra thống kê về mức độ thành công trong các
loại hình nghiên cứu khác nhau:
Bảng 1.1. Mức độ thành công của các loại hình nghiên cứu

STT

Các loại hình nghiên cứu

Tỷ lệ thành công (%)

1

NCCB

<5

2

NCƯD


50 – 60

3

Triển khai

80 - 90

(Nguồn: Trần Chí Đức, Phương pháp luận đánh giá các tổ chức nghiên cứu và phát triển và những
gợi suy trong điều kiện của Việt Nam, Nhà xuất bản Khoa học và Kỹ thuật, 2003, trang 46).

- Tính mới, không lặp lại trong nghiên cứu khoa học. Mục tiêu của hệ thống khoa
học là luôn tìm tòi, sáng tạo cái mới, do đó nhà khoa học không nên theo lối mòn có
sẵn. Đặc trưng này tạo nên sự thường xuyên biến động trong các tập thể nghiên cứu
và các tổ chức khoa học, sự thay đổi các lớp cán bộ khác nhau và thường xuyên đào
thải những cán bộ khoa học không còn đáp ứng yêu cầu sáng tạo của tập thể khoa
học để nhường chỗ cho những lớp cán bộ năng động và sáng tạo hơn. Quản lý
-8-


Nguyễn Thị Làn

Luận văn Thạc sỹ khoa học

nghiên cứu ở tầm vĩ mô và tại các đơn vị cơ sở phải tạo ra những cơ chế để đào thải
và thay thế này thì mới bảo đảm hình thành một cơ thể khoa học lành mạnh và có
sức sống.
- Tồn tại một khoảng cách giữa kết quả khoa học và việc áp dụng kết quả đó vào
sản xuất và đời sống xã hội. Trong lịch sử phát triển KH&CN, có nhiều công trình
khoa học có giá trị vô cùng to lớn nhưng cũng rất chậm được nhận biết và đánh giá,

nhiều khi phải mất một khoảng thời gian khá dài mới đưa được chúng vào các áp
dụng cụ thể. Tuy nhiên, với sự phát triển của khoa học hiện đại, khoa học ngày nay
đã trở thành lực lượng sản xuất trực tiếp và khoảng cách đó cũng ngắn dần. Bảng 1.2
trình bày một số sản phẩm và khoảng thời gian từ lúc sáng chế tới khi được sản xuất.
Bảng 1.2. Thời gian đưa một số sản phẩm khoa học áp dụng vào sản xuất

STT

Tên sản phẩm

Năm
sáng chế
1727

Năm
sản xuất
1839

Thời gian gián
đoạn (năm)
> 100

1

Máy ảnh

2

Điện thoại


1820

1876

56

3

Kỹ thuật vô tuyến

1867

1902

35

4

Rada

1925

1940

15

5

Vô tuyến truyền hình


1922

1934

12

6

Bom nguyên tử

1939

1945

6

7

Kỹ thuật bán dẫn

1948

1953

5

8

Mạch vi điện tử


1958

1961

3

(Nguồn: Trần Chí Đức, Phương pháp luận đánh giá các tổ chức nghiên cứu và phát triển và những
gợi suy trong điều kiện của Việt Nam, Nhà xuất bản Khoa học và Kỹ thuật, 2003, trang 47).

-

Thiết bị nghiên cứu có quan hệ mật thiết với kết quả nghiên cứu khoa học.

Khoa học ngày nay đã phát triển lên một trình độ khá cao và ngày càng đòi hỏi
những phương tiện nghiên cứu tiên tiến. Để các nhà khoa học có thể đem lại những
thành quả KH&CN có giá trị, việc đầu tư các điều kiện trang thiết bị của nhà nước
là một yêu cầu bức thiết.

-9-


Nguyễn Thị Làn

Luận văn Thạc sỹ khoa học

1.2. KHÁI NIỆM VÀ PHÂN LOẠI HOẠT ĐỘNG R&D
1.2.1. Khái niệm hoạt động R&D
R&D là từ viết tắt của “Research and Development”. Theo UNESCO và
OECD, R&D là “các hoạt động sáng tạo được thực hiện một cách có hệ thống để
tăng cường vốn tri thức, bao gồm tri thức về con người, văn hoá, xã hội, và sử dụng vốn

tri thức này để tìm ra các ứng dụng mới " [16, 30].
Định nghĩa này cho thấy các yếu tố đặc trưng cơ bản của hoạt động R&D là:
yếu tố sáng tạo, tính mới hoặc đổi mới, sử dụng phương pháp khoa học và sản sinh
ra kiến thức mới.
Thuật ngữ “Research and Development”, viết tắt là R&D của UNESCO đồng
nghĩa với thuật ngữ “Nghiên cứu và Triển khai”, viết tắt là “NC&TK” hay thuật
ngữ “Nghiên cứu và Phát triển”, viết tắt là “NC&PT” trong Luật KH&CN năm
2000.
1.2.2. Phân loại hoạt động R&D
R&D liên quan đến tính mới và giải quyết các vấn đề mà KH&CN còn chưa
chắc chắn. Nó bao gồm các nghiên cứu cơ bản, nghiên cứu ứng dụng và triển khai. Sự
phân loại nghiên cứu khoa học theo các loại hình như trên được thống nhất sử dụng
trên toàn thế giới, giúp nhận thức rõ bản chất của nghiên cứu khoa học, tạo thuận lợi
cho công tác quản lý, lập kế hoạch nghiên cứu [19, 103].
1.2.2.1. Nghiên cứu cơ bản (NCCB - Fundamental research)
Mục tiêu của nghiên cứu cơ bản là thu nhận kiến thức một cách toàn diện
hơn, cũng như am hiểu rõ hơn về chủ thể nghiên cứu mà không xét đến áp dụng cụ
thể nào. Trong ngành công nghiệp, nghiên cứu cơ bản được định nghĩa là nghiên
cứu những tiến bộ của tri thức khoa học mà không vì những lợi ích thương mại
trước mắt. Đó là những nghiên cứu nhằm nhận thức các quy luật khách quan phát
triển của tự nhiên và xã hội nhằm mở rộng hệ thống tri thức của loài người về thế
giới vật chất [19, 103].
Sản phẩm của NCCB là các khám phá (phát minh hay phát hiện) sự vật, hiện
tượng; bản chất của sự vật, hiện tượng hay các quy luật liên quan đến sự vật, hiện
- 10 -


Nguyễn Thị Làn

Luận văn Thạc sỹ khoa học


tượng (về cấu trúc, động thái hay về sự tương tác với đầy đủ phạm trù của các khái
niệm này hoặc những mặt bản chất của chúng). Sản phẩm của NCCB này chưa đủ
điều kiện để áp dụng vào thực tiễn mà chủ yếu để mở mang, hoàn thiện tri thức,
giúp chúng ta hiểu biết một cách đầy đủ hơn, chính xác hơn thế giới tự nhiên, xã hội
và tư duy.
Dạng tồn tại tổng quát, cơ bản của các sản phẩm này là các bài báo, báo cáo
khoa học, các công trình công bố mang tính lý thuyết về các khái niệm, học thuyết,
định lý, quy tắc, sơ đồ thiết kế, chương trình xử lý thông tin; số liệu thống kê; các
công thức, biểu thức toán học; các đánh giá tổng quát; kết quả dự báo; các mô hình
lý thuyết về quản lý và xã hội; các quy luật tự nhiên, xã hội và tư duy ở dạng chung
nhất. Đặc trưng chung nhất của các sản phẩm loại này là ở dạng văn bản, hay dạng
thông tin nói chung, không thể hiện bằng các vật thể, không (hoặc ít) gắn với các
điều kiện vật chất, xã hội cụ thể. Cách thức thể hiện các nội dung công bố của kết
quả có thể là dạng mô tả, giải thích, dự báo.
NCCB được phân ra làm 2 loại: NCCB thuần túy và NCCB định hướng [3,
20-21].
- NCCB thuần túy (Pure fundamental research): Là những nghiên cứu về bản chất
của sự vật giúp nâng cao nhận thức, chưa bàn đến ý nghĩa ứng dụng.
-

NCCB định hướng (Oriented fundamental research): là những NCCB đã được

dự kiến trước mục đích ứng dụng như các hoạt động điều tra cơ bản tài nguyên,
kinh tế, xã hội. NCCB định hướng lại chia làm 2 loại:
+ Nghiên cứu nền tảng: là nghiên cứu về quy luật tổng thể của một hệ thống sự vật
như hoạt động điều tra cơ bản về kinh tế, xã hội...
+ Nghiên cứu chuyên đề: là nghiên cứu về một hiện tượng đặc biệt của sự vật như
gen di truyền, bức xạ vũ trụ... Nghiên cứu này vừa dẫn đến việc hình thành những
cơ sở lý thuyết, vừa dẫn đến những ứng dụng có ý nghĩa thực hiện.

1.2.2.2. Nghiên cứu ứng dụng (NCƯD – Applied research)
Mục tiêu của nghiên cứu ứng dụng là thu nhận những kiến thức hoặc hiểu
biết để có thể đáp ứng một nhu cầu cụ thể. Trong ngành công nghiệp, nghiên cứu
- 11 -


Nguyễn Thị Làn

Luận văn Thạc sỹ khoa học

ứng dụng bao gồm các điều tra để khám phá tri thức khoa học mới nhằm đạt được
những mục tiêu thương mại cụ thể về các sản phẩm, quy trình, cũng như dịch vụ
[19, 103].
NCƯD là sự vận dụng quy luật được phát hiện từ nghiên cứu cơ bản để giải
thích một sự vật, tạo ra những nguyên lý mới về các giải pháp và áp dụng chúng vào
sản xuất và đời sống. Giải pháp được hiểu theo một nghĩa rộng nhất của thuật ngữ
này: một giải pháp công nghệ có thể trở thành sáng chế. Cần lưu ý rằng, kết quả của
nghiên cứu ứng dụng thì chưa ứng dụng được. Để có thể đưa kết quả nghiên cứu
ứng dụng vào sử dụng thì còn phải tiến hành một loại hình nghiên cứu khác, có tên
là “triển khai”.
1.2.2.3. Triển khai (Technological experimental development)
Triển khai là việc sử dụng hệ thống các tri thức cũng như những hiểu biết thu
được từ việc nghiên cứu để có thể sản xuất ra các vật liệu, thiết bị, hệ thống, phương
pháp hữu ích, bao gồm cả việc thiết kế và phát triển các nguyên mẫu và quy trình
[19, 103].
Kết quả của triển khai có thể bao gồm việc hoàn thiện quy trình thiết kế, quy
trình công nghệ và hình thành hệ thống các đặc trưng của sản phẩm. Hoạt động triển
khai chia làm 3 giai đoạn [3, 21-22]:
-


Tạo vật mẫu (Prototype): Đây là giai đoạn thực nghiệm nhằm tạo ra những cải

tiến, đổi mới kỹ thuật, hay tạo ra sản phẩm hoàn toàn mới, chưa quan tâm đến quy
trình sản xuất và quy mô áp dụng.
- Tạo công nghệ (giai đoạn là “pilot”): Đây là giai đoạn tìm kiếm và thử nghiệm
công nghệ để sản xuất ra sản phẩm theo mẫu vừa thành công ở trong giai đoạn thứ
nhất.
- Sản xuất thử loại nhỏ (còn gọi là sản xuất “serie 0”): Đây là giai đoạn kiểm
chứng độ tin cậy của công nghệ trên quy mô nhỏ, thường gọi là quy mô sản xuất
bán đại trà hay quy mô bán công nghiệp.
Quan hệ giữa các loại hình nghiên cứu được trình bày trong hình 1.1.

- 12 -


Nguyễn Thị Làn

Luận văn Thạc sỹ khoa học

Trên thực tế, trong một đề tài nghiên cứu có thể chỉ tồn tại một loại hình
nghiên cứu, song cũng có thể tồn tại hai thậm chí cả ba loại hình nghiên cứu, giữa
chúng có mối liên hệ chặt chẽ với nhau. Trong những ngành công nghiệp có hàm
lượng công nghệ cao thì việc phân biệt giữa "nghiên cứu" và "triển khai" càng trở
nên khó khăn vì phần lớn công việc R&D được thực hiện có sự tương tác chặt chẽ
giữa các nhà nghiên cứu ở cả khu vực tư nhân và khu vực nhà nước, cũng như sự
hợp tác chặt chẽ giữa khách hàng với nhà cung cấp [19, 103].

Nghiên cứu cơ bản
thuần túy


NGHIÊN CỨU
CƠ BẢN

Nghiên cứu
nền tảng

R

Nghiên cứu cơ bản
định hướng

R&D

NGHIÊN CỨU
ỨNG DỤNG

D

TRIỂN KHAI

Nghiên cứu
chuyên đề
Tạo vật mẫu
(Prototype)

Tạo quy trình sản
xuất vật mẫu (pilot)

Sản xuất thử
loại nhỏ “serie 0”

(Nguồn: Vũ Cao Đàm, Đánh giá NCKH, Nhà xuất bản Khoa học và kỹ thuật, 2007)
Hình 1.1. Mối quan hệ giữa các loại hình nghiên cứu

1.2.3. Mối quan hệ giữa R&D với hoạt động sản xuất kinh doanh
Việc áp dụng các kết quả nghiên cứu vào sản xuất công nghiệp là giai đoạn
kết thúc của công tác NCKH. Đây là quá trình chuyển giao công nghệ (chuyển giao
theo chiều dọc – từ khu vực R&D sang khu vực sản xuất công nghiệp), kết thúc giai
đoạn thử nghiệm sản xuất thử các vật liệu, thiết bị, công nghệ mới để chuyển sang
áp dụng vào sản xuất đại trà ở quy mô công nghiệp.

- 13 -


Nguyễn Thị Làn

Luận văn Thạc sỹ khoa học

Trước khi đưa sản phẩm vào sản xuất công nghiệp và thương mại hóa thành
công, thì còn phải nghiên cứu những tính khả thi khác như khả năng tài chính của
nhà đầu tư, khả năng cạnh tranh, giá cả, nhu cầu thị trường, thị hiếu người tiêu
dùng, chính sách của Chính phủ, tín ngưỡng, văn hóa, xã hội...
Giai đoạn chuyển tiếp này cũng là một giai đoạn rất khó khăn và đầy những
rủi ro. Theo TS. Chales Wessner (2001), thì đây là quá trình vượt qua biển sinh tồn
bởi chỉ khi sản phẩm cạnh tranh thành công và có chỗ đứng trên thị trường mới
khẳng định được hiệu quả của NCKH. Theo đánh giá của Trung tâm Chuyển giao
Công nghệ Hàn Quốc, tỷ lệ chuyển đổi thành công chỉ khoảng 20%, điều này có
nghĩa là, có tới khoảng 80% sản phẩm NCKH khi kết thúc giai đoạn phòng thí
nghiệm và đưa ra thị trường là thất bại [6, 20].
Nghiên cứu
cơ bản


Nghiên cứu
ứng dụng

Triển
khai

R&D
(Kết thúc bằng sản xuất
thử quy mô nhỏ -serie 0)

Sản
xuất

Cạnh tranh được
trên thị trưởng

Sản xuất & kinh doanh
(Sản xuất đại trà serie 1...n)

(Nguồn: Đinh Thanh Hà, Luận văn thạc sỹ khoa học,
Đại học Khoa học xã hội và nhân văn, 2009, trang 20)
Hình 1.2. Chu trình của sản phẩm nghiên cứu khoa học

Một sản phẩm NCKH được cho là thành công khi nó trải qua được một chu
trình xác định trong hình 1.2. Chu trình đã giúp lý giải được phần nào những thất bại
của các sản phẩm NCKH khi thâm nhập thị trường. Có thể việc nghiên cứu các yếu tố
khả thi đã không được thực hiện hoặc nếu có thì cũng chưa được thực hiện một cách
thỏa đáng.


1.2.4. Năng lực R&D
- 14 -


×