Tải bản đầy đủ (.doc) (22 trang)

Tiểu thuyết Tạ Duy Anh trong bối cảnh văn xuôi đương đại Việt Nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (185.49 KB, 22 trang )

PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
1.1. Văn xuôi sau 1986 có những “đột biến” “thật sự mạnh mẽ và sâu sắc”.
Đổi mới cách nghĩ và lối viết được xem là nhu cầu sống còn của văn nghệ nói
chung và của nhà văn nói riêng. Tạ Duy Anh là một trong những tác giả tâm huyết
với khuynh hướng cách tân. Sáng tác nào của ông khi ra đời cũng gây được sự chú
ý của cả giới phê bình lẫn công chúng yêu văn học. Tuy không phải đại diện tiêu
biểu nhất cho thế hệ nhà văn đương đại nhưng Tạ Duy Anh là cây bút gây cho độc
giả nhiều trăn trở về cả nội dung hiện thực lẫn hình thức thể hiện.
1.2. Suốt 20 năm cầm bút, Tạ Duy Anh được xem là cây bút sung sức không
ngại thể nghiệm trên nhiều thể loại như truyện ngắn, tiểu thuyết, tản văn… Nhưng
có lẽ, tiểu thuyết chính là thể loại tạo nên dấu ấn riêng cho sáng tác của ông. Ở lĩnh
vực này, nhà văn bộc lộ sở trường, bản lĩnh nghệ thuật và thực tế đã có những
thành công đáng ghi nhận về đổi mới thể loại được xem là quan trọng và “phức
tạp” bậc nhất này.
1.3. Tạ Duy Anh thu hút sự chú ý không nhỏ của giới phê bình, do đó,
những công trình nghiên cứu về ông cũng hết sức phong phú, đa dạng. Tuy nhiên,
từ góc độ thể loại, tiểu thuyết Tạ Duy Anh chưa được nghiên cứu một cách hệ
thống. Cho dù ranh giới thể loại ngày càng bị nhòe mờ, thể loại vẫn được xem là
“nhân vật chính” của nền văn học. Bởi vậy, xem xét tiểu thuyết từ góc nhìn thể loại
là vấn đề không mới nhưng vẫn là một hướng nghiên cứu thiết thực và ý nghĩa.
2. Lịch sử vấn đề
2.1. Những công trình đề cập đến tiểu thuyết Tạ Duy Anh trong khi đánh giá chung
về văn học đổi mới


Trong khi nghiên cứu Tiểu thuyết Việt Nam sau 1975, Nguyễn Thị Bình đã
xem Tạ Duy Anh là một trong những cây bút có đóng góp tích cực cho cao trào đổi
mới văn xuôi đồng thời ghi nhận Tạ Duy Anh với tư cách là một trong những tác
giả hình thành nên dòng chính của văn xuôi đương đại.
Bùi Thanh Truyền khi viết về Sự hồi sinh của yếu tố kỳ ảo trong văn xuôi


đương đại Việt Nam cũng thừa nhận tính tích cực của sự cách tân hình thức nghệ
thuật trong các sáng tác của Nguyễn Huy Thiệp, Bảo Ninh, Tạ Duy Anh…
Trong bài viết Một cách tiếp cận tiểu thuyết Việt Nam thời kì đổi mới, Bích
Thu cũng ghi nhận những thành công của các tác giả đang trên đường thể nghiệm
sáng tạo trong cách nhìn và lối viết như Nguyễn Bình Phương, Hồ Anh Thái, Tạ
Duy Anh, Phạm Thị Hoài…
Như vậy, những bài viết này tuy có nhắc tới Tạ Duy Anh nhưng mới chỉ
dừng lại ở những đánh giá khái quát, mà chưa xem Tạ Duy Anh như một đối tượng
nghiên cứu độc lập.
2.2. Những công trình đánh giá toàn bộ sáng tác của Tạ Duy Anh
Nhà phê bình Hoàng Ngọc Hiến đã dùng chính tên một sáng tác của Tạ Duy
Anh để định danh cho một dòng văn học sau đổi mới “có một dòng văn học bước
qua lời nguyền”. Nguyên Ngọc cũng đánh giá cao những bước tiến vượt bậc của
Tạ Duy Anh khi cho rằng anh “đã bước qua được chính anh” (Văn xuôi sau 1975
thử thăm dò đôi nét về quy luật phát triển).
Với một tiểu luận khá bề thế về Tiến trình tiểu thuyết Tạ Duy Anh (nhìn từ
lối viết), Đoàn Ánh Dương nhận thấy sự vận động phát triển tư duy và nghệ thuật
tiểu thuyết ở Tạ Duy Anh khi cho rằng đây là “một tiến trình “kép”, tiến trình của
ý thức đối thoại với lịch sử sáng tác cá nhân và tiến trình của ý thức phản biện đối
với tinh thần, tư tưởng thời đại”.


Nhận xét về nghệ thuật xây dựng nhân vật của tiểu thuyết Tạ Duy Anh, Mai
Hương trong Đổi mới tư duy văn học và đóng góp của một số cây bút văn xuôi cho
rằng nhà văn họ Tạ “đặt nhân vật trong mối quan hệ với lịch sử” và lựa chọn phản
ánh hiện thực “từ “cái ác” để lay thức cái “thiện””. Thu Hà trong Tạ Duy Anh –
tôi là người không dễ bị khuất phục đã phát hiện “Tạ Duy Anh mang đến một cái
nhìn đa chiều về hiện thực”.
Việt Hoài trong bài viết Tạ Duy Anh giữa lằn ranh thiện ác đã có nhìn khái
lược về sáng tác của Tạ Duy Anh. Ông gọi tác giả là “nhà văn của những thời

điểm”, là người đứng “trên lằn ranh thiện ác” với “trái tim yêu thương trong thể
xác khổ hạnh”.
Trong công trình nghiên cứu tương đối toàn diện về Tiểu thuyết của Tạ Duy
Anh, Trần Thị Bích Thủy đã nghiên cứu về những nội dung thẩm mỹ, thế giới nhân
vật cũng như nghệ thuật tiểu thuyết của ông. Cuốn Thế giới nghệ thuật Tạ Duy
Anh được tập hợp từ ba luận văn thạc sĩ Ngữ văn cho thấy sự quan tâm của giới
nghiên cứu chuyên và không chuyên dành cho nhà văn.
Nhìn chung, các bài viết trên đã ghi nhận những đóng góp của Tạ Duy Anh
trên những phương diện nổi bật nhưng chưa nghiên cứu một cách hệ thống và quy
mô để thấy được cá tính sáng tạo của nhà văn.
2.3. Những công trình đánh giá về từng tác phẩm
Trong Bàn về tiểu thuyết, Bùi Việt Thắng cho rằng: “Sau Khúc dạo đầu còn
chưa thoát khỏi lối ghi chép tiểu thuyết, Tạ Duy Anh đã cho ra mắt Lão Khổ - một
cuốn sách mặn chát vị đời và lừng lững con người thời đại”. Nguyễn Thị Bình thì
xem Lão Khổ như một điển hình của “cuộc thử nghiệm hình thức”.


Thụy Khuê gọi Tạ Duy Anh là “Người đi tìm nhân vật”, bà cũng làm một
phép so sánh giữa Lão Khổ, Đi tìm nhân vật và Thiên thần sám hối để thấy được sự
gắn bó chặt chẽ trong tương quan họ hàng, làng nước.
Đến Thiên thần sám hối, Tạ Duy Anh một lần nữa gây những luồng tranh
luận trái chiều. Nếu Nguyễn Chí Hoan cảm thấy “Hai điều đáng tiếc và một sự
cuồng giản thời hiện đại” thì Ngô Thị Kim Cúc lại xem việc kết hợp tính luận đề
và hiện thực tần nhẫn là thành công của nhà văn.
Cuốn tiểu thuyết gần đây, Giã biệt bóng tối cũng nhận được nhiều sự quan
tâm của văn giới. Nguyễn Thị Bình gọi đó là “bản tụng ca say đắm về sức mạnh
của lòng khoan dung và tha thứ”. Nguyễn Thanh Tú lại có phát hiện mới về tính
nhại ý thức trong thiên tiểu thuyết. Phạm Vĩnh Cư cho rằng Giã biệt bóng tối đậm
tính luận đề và “đó cũng là xu hướng chung của văn học thế giới”.
Có thể thấy, Tạ Duy Anh giành được nhiều sự quan tâm của đông đảo bạn

đọc và giới phê bình, có một số công trình nghiên cứu khá kĩ lưỡng về tiểu thuyết
của ông. Tuy nhiên, nghiên cứu từ góc nhìn thể loại vẫn là một hướng nghiên cứu
thiết thực, mới mẻ và ý nghĩa.
3. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Từ góc nhìn thể loại, đối tượng nghiên cứu của luận văn là những vấn
đề trong phạm trù thể loại của tiểu thuyết. Ở đây, chúng tôi chỉ tập trung vào
những vấn đề cốt lõi nhất, để qua đó nhận diện nét đặc sắc của tiểu thuyết Tạ Duy
Anh, bao gồm: kết cấu, nhân vật, ngôn ngữ và giọng điệu.
3.2. Phạm vi nghiên cứu


Luận văn chủ yếu tập trung khảo sát 4 tiểu thuyết của Tạ Duy Anh: 1 - Lão
Khổ, Nxb Văn học, 1992; 2 - Đi tìm nhân vật (in trong Trò đùa của số phận), Nxb
Đồng Nai, 2008; 3 - Thiên thần sám hối, Nxb Đà Nẵng, 2004; 4 - Giã biệt bóng
tối, Nxb Hội Nhà văn, 2008.
Chúng tôi cũng khảo sát những sáng tác truyện ngắn của nhà văn và một số
tiểu thuyết tiêu biểu thời kì đổi mới cùng một vài tiểu thuyết hiện đại trên thế giới.
4. Mục đích nghiên cứu
Thứ nhất, đưa ra một cái nhìn mang tính khái quát đối với tiểu thuyết Tạ
Duy Anh từ góc độ thể loại. Thứ hai, đề ra một mô hình nghiên cứu linh hoạt, kết
hợp nghiên cứu văn học trên bình diện cấu trúc thể loại và xã hội học văn học. Thứ
ba, góp phần khẳng định cá tính sáng tạo và đóng góp của Tạ Duy Anh trong công
cuộc đổi mới văn học.
5. Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp loại hình; Phương pháp phân tích, tổng hợp; Phương pháp thống
kê, phân loại; Phương pháp so sánh; Phương pháp tiếp cận thi pháp học.
6. Cấu trúc luận văn
Ngoài phần mở đầu, phần kết luận, mục lục và tài liệu tham khảo, nội dung
chính của luận văn bao gồm ba chương:

Chương 1: Tiểu thuyết Tạ Duy Anh trong bối cảnh văn xuôi đương đại Việt Nam
Chương 2: Nhân vật và kết cấu trong tiểu thuyết Tạ Duy Anh
Chương 3: Ngôn ngữ và giọng điệu trong tiểu thuyết Tạ Duy Anh


PHẦN NỘI DUNG
CHƯƠNG 1
CẤU TRÚC THỂ LOẠI VÀ TIỂU THUYẾT TẠ DUY ANH
1.1.

CẤU TRÚC THỂ LOẠI VĂN HỌC

1.1.1. Thể loại
Khái quát và đưa ra những khái niệm về thể loại theo các từ điển thuật ngữ
chuyên ngành (Từ điển thuật ngữ văn học, 150 thuật ngữ văn học, Từ điển tu từ phong cách – thi pháp), những công trình nghiên cứu quy mô của các nhà nghiên
cứu lỗi lạc (Thi pháp tiểu thuyết – M. Bakhtin, Thi pháp văn học Nga cổ - D. X.
Likhachev, Bản mệnh của lí thuyết – A. Compagnon) cùng các giáo trình lí luận
chuyên ngành được sử dụng trong các trường đại học.
1.1.2. Cấu trúc và cấu trúc thể loại
1.1.2.1.Cấu trúc
Từ điển Bách khoa toàn thư định nghĩa cấu trúc là “phương thức, cách
thức tổ chức tương đối bền vững của các yếu tố trong một hệ thống”. Cấu trúc gắn
với tính ổn định giúp cho hệ thống giữ được bản chất trong những điều kiện biến
đổi cả bên trong lẫn bên ngoài.
1.1.2.2.Cấu trúc thể loại
Cấu trúc nghệ thuật, như đã biết, vốn là mẫu số chung của những quan hệ
giữa các yếu tố được chọn lựa để đưa vào tác phẩm. Cấu trúc thể loại vừa ổn định
vững chắc, vừa biến đổi không ngừng. Sự phát triển của mỗi thể loại trong từng
thời đoạn bao giờ cũng vừa kế thừa, vừa nỗ lực “vượt khung”.
1.1.3. Cấu trúc và đặc trưng tiểu thuyết

1.1.3.1. Tiểu thuyết
Tiểu thuyết không có một đặc trưng cố định và “rắn chắc” nào cả, do đó,
cho đến nay vẫn chưa có một quan niệm nào thực sự hoàn tất và thống nhất về thể


loại “phức tạp bậc nhất” này. Tuy vậy, các nhà nghiên cứu đều thống nhất quan
điểm rằng: Tiểu tuyết là “Tác phẩm tự sự cỡ lớn, có khả năng phản ánh hiện thực
đời sống ở mọi giới hạn không gian và thời gian”.
1.1.3.2. Đặc trưng tiểu thuyết
Tiểu thuyết được xem là “sử thi của thời đại chúng ta”, hay là sử thi của
hiện tại chưa hoàn tất và luôn luôn bị nhận thức lại, tư duy lại. Tuy vậy, các nhà
nghiên cứu hầu hết đều thống quan điểm ở các đặc trưng cơ bản như sau:
Thứ nhất, tiểu thuyết nhìn con người ở góc độ đời tư, do vậy cũng rút ngắn
khoảng cách trần thuật. Một điểm nữa cần lưu ý là tiểu thuyết luôn đặc tả “con
người nếm trải”, khái quát một hiện thực của kinh nghiệm, hiện thực của niềm tin.
Thứ hai, tiểu thuyết là thể loại mang đậm chất văn xuôi. Chất văn xuôi mở ra
vùng tiếp xúc hiện thực tối đa còn tính tự sự lại đem đến cho tiểu thuyết khả năng
tái hiện đời sống vừa cụ thể vừa hết sức khái quát.
Thứ ba, ngôn ngữ tiểu thuyết “phức âm, phân tầng” rõ rệt. Tuy nhiên, tính
phức điệu, tính đối thoại lại phụ thuộc vào từng loại tiểu thuyết cụ thể.
Thứ tư, tiểu thuyết gắn với thời gian “hiện tại chưa hoàn thành” và không
gian “gần gũi, hiện thực”. Đó cũng là thể loại ưu thế trong việc mô phỏng tính quá
trình, cảm nhận các sự kiện như đang diễn ra, mở rộng tối đa tầm vóc hiện thực
trong tác phẩm.
Có thể thấy, tiểu thuyết là một thể loại phức tạp, cần có sự linh hoạt tối đa
trong từng thời điểm để có thể tiếp cận một cách phù hợp và hiệu quả.
1.1.3.3. Cấu trúc thể loại tiểu thuyết
Ở đây, chúng tôi tiếp cận cấu trúc thể loại tiểu thuyết trên hai bình diện cơ
bản: cấu trúc hình tượng (nhân vật…) và cấu trúc tự sự (kết cấu, ngôn ngữ, giọng
điệu).

1.2. TIỂU THUYẾT TẠ DUY ANH


1.2.1. Tạ Duy Anh – Đời và văn
1.2.1.1. Cuộc đời
Tạ Duy Anh tên thật là Tạ Viết Đãng. Ông sinh ngày 09/09/1959 tại làng
Đồng Trưa (tên chữ là Cổ Điền, sau đổi thành An Hiền), xã Hoàng Việt, huyện
Chương Mỹ, tỉnh Hà Tây (nay thuộc Hà Nội).
Sau khi tốt nghiệp trường trung cấp thí nghiệm đất đá, ông về làm cán bộ
giám sát bê-tông các công trình ngầm tại Nhà máy Thuỷ điện Hoà Bình. Sau đó,
Tạ Duy Anh theo học trường Viết văn Nguyễn Du khóa IV (1989 – 1992). Ông
được giữ lại trường công tác, là giảng viên Bộ môn Sáng tác tới năm 2000. Hiện
ông là biên tập viên tại nhà xuất bản Hội Nhà văn.
1.2.1.2. Hành trình sáng tạo
Ngoài bút danh Tạ Duy Anh, nhà văn còn sáng tác dưới các tên khác như
Lão Tạ, Chu Qúy, Qúy Anh, Bình Tâm.
Những năm 80 (thế kỷ XX), một số truyện ngắn đầu tay của ông được đăng
trên báo Lao động cùng với bút danh Tạ Duy Anh. Sự kiện bước ngoặt đánh dấu
việc ông trở thành nhà văn chuyên nghiệp là trở thành học viên khoá IV trường
Viết văn Nguyễn Du. Sự nghiệp cầm bút hơn hai mươi năm của Tạ Duy Anh được
ghi dấu với nhiều giải thưởng có giá trị. Tạ Duy Anh cũng là cây bút thể nghiệm
trên nhiều lĩnh vực, từ truyện ngắn, tiểu thuyết, tùy bút, kí, đến truyện viết cho
thiếu nhi. Ở mảng nào, Tạ Duy Anh cũng có những thành công đáng ghi nhận.
1.2.2. Tiểu thuyết Tạ Duy Anh trong bối cảnh tiểu thuyết Việt Nam
đương đại
1.2.2.1. Khái lược tiểu thuyết đương đại Việt Nam
Về đặc điểm, có thể khái quát tiểu thuyết đương đại Việt Nam trên những nét
chính như sau: Thứ nhất, không ngoài quy luật của văn xuôi sau 1986 nói chung,
tiểu thuyết vận động theo hướng dân chủ hóa, biểu hiện ở mặt quan niệm lẫn bình
diện nghệ thuật. Thứ hai, tiểu thuyết giai đoạn này mang đậm tinh thần nhân bản



và sự thức tỉnh ý thức cá nhân. Thứ ba, tiểu thuyết thời kì này phát triển phong
phú, đa dạng, phức tạp, hướng tới tính hiện đại hóa.
Về thành tựu, tiểu thuyết sau 1986 nổi bật ở sự đổi mới về tư tưởng nghệ
thuật (quan niệm về hiện thực, quan niệm nghệ thuật về con người) và sự đổi mới
trong thi pháp thể loại (đặc biệt trên phương diện kĩ thuật tự sự).
1.2.2.2. Vị trí của Tạ Duy Anh trong dòng chảy tiểu thuyết Việt Nam đương
đại
Có thể nhận thấy vị trí của Tạ Duy Anh qua những đóng góp của ông với
tiểu thuyết nói riêng và văn xuôi đương đại nói chung. Thứ nhất, “Tạ Duy Anh là
một trong những người khơi thông và bồi đắp dòng chảy tiểu thuyết ngắn hiện
nay” (Bùi Việt Thắng). Thứ hai, Tạ Duy Anh là một trong những cây bút không
ngại thể nghiệm và góp phần tạo nên những đổi mới tích cực của tiểu thuyết Việt
Nam hiện đại, đặc biệt trên phương diện thi pháp thể loại.
1.3. TIỂU KẾT
Thể loại tiểu thuyết đóng vai trò nhân vật trung tâm của nền văn học. Nghệ
thuật tiểu thuyết Việt Nam đương đại ghi dấu những cách tân đáng kể trên cả hai
phương diện cấu trúc hình tượng và cấu trúc tự sự. Tạ Duy Anh là một trong
những cây bút miệt mài tìm tòi đổi mới và chạm đến những giá trị sâu sắc về nội
dung tư tưởng cũng như nghệ thuật trần thuật.
CHƯƠNG 2
NHÂN VẬT VÀ KẾT CẤU TRONG TIỂU THUYẾT TẠ DUY ANH
2.1. NHÂN VẬT
2.1.1. Giới thuyết về nhân vật
Các từ điển thuật ngữ cũng như những nghiên cứu mang tính công cụ hầu
hết đều thống nhất ở một số điểm chung sau: Nhân vật là con người (hay sự vật,
loài vật mang dáng dấp con người) trong tác phẩm, và là phương tiện khái quát



hiện thực cũng như thể hiện tư tưởng, tình cảm của nhà văn. Nhân vật thuộc cấp độ
hình tượng thẩm mĩ, tuy vậy, nếu xét từ góc độ trần thuật, nhân vật lại là chất liệu
mang tính bản thể của văn bản tự sự.
2.1.2. Nhân vật trong tiểu thuyết Tạ Duy Anh
Khi nghiên cứu nhân vật trong tiểu thuyết Tạ Duy Anh, chúng tôi không
phân loại theo vai xã hội (nhân vật phụ nữ, trẻ em, nông dân, trí thức…) mà phân
loại theo tính chất bản thể (do đó, nghiên cứu nhân vật theo hai xu hướng: tiết giản
hoặc phức thể hoá).
2.1.2.1. Nhân vật phức hợp – đa bình diện
• Cấp độ tâm lí – tính cách
Nhu cầu muốn nhìn thấy con người cá nhân – thân phận trở nên cấp thiết
hơn bao giờ hết. Bước đi đầu tiên của tiểu thuyết sau đổi mới chính là sự dịch
chuyển “phạm vi sống” của nhân vật trung tâm từ đời sống xã hội vào đời sống tâm
lí – tâm linh cá thể. Nhân vật của Tạ Duy Anh tồn tại nhiều “con người” khác nhau:


ý

thức

(consciousness),

tiềm

thức

(subconsiousness)






thức

(unconsciousness). Nhân cách được phân hóa thành các nhân vật phân thân. Kiểu
nhân vật đặc biệt này là kết quả của sự dịch chuyển điểm nhìn, đồng thời là biểu
hiện của quan niệm Tạ Duy Anh về con người hiện đại: vong bản và hoài nghi,
thường xuyên truy vấn và tìm lại chính mình.
• Cấp độ thân phận – hành động
Ở cấp độ này, chúng tôi xét đến ba trường hợp chính: 1 – kiểu nhân vật
“chủ thể lịch sử” (người trong cuộc, nắm giữ và can thiệp vào lịch sử), 2 – kiểu
nhân vật “chứng nhân lịch sử” (người đứng ngoài quan sát), 3 – kiểu nhân vật “nạn
nhân của lịch sử” (bị đẩy vào tiến trình sự kiện, lạc lõng và tha hóa thành mẫu
nhân vật khác).


TÁC
PHẨM
Lão Khổ
Đi tìm
nhân vật

TÊN NHÂN VẬT

KIỂU NHÂN VẬT

-Tạ Khổ
-“Tôi”
-Thảo Miên
-“Hắn”

-Bào thai

-Người chứng + chủ thể + nạn nhân
-Người chứng + nạn nhân + chủ thể
-Nạn nhân + người chứng lịch sử
- Chủ thể lịch sử
-Người chứng lịch sử

TẤN SUẤT

Thiên
thần sám
hối
Giã biệt
-Thượng
-Người chứng + nạn nhân + chủ thể
bóng tối
-“Ông ta”
-Chủ thể lịch sử
• Cấp độ nhân tố tự sự

Hiện tượng một nhân vật cùng lúc đóng nhiều vai trở nên khá phổ
biến trong tiểu thuyết Tạ Duy Anh. Nhân vật có thể là người kể chuyện, người trực
tiếp tham gia vào câu chuyện, cũng có thể là người đọc, người viết của chính câu
chuyện; có thể là nhân vật chính của lớp truyện này nhưng trở thành nhân vật phụ
của một tuyến truyện khác. Sự hoán đổi liên tục vị trí của nhân vật với các “vai” tự
sự tạo cho tác phẩm độ dày hình tượng con người. Bên cạnh đó, “việc gấp bội
điểm nhìn khiến câu chuyện có những sắc thái lạ lẫm, đa âm bởi sự hiện diện của
nhiều giọng nói, biểu lộ tính chất mập mờ của sự thật, của chân lí” (dẫn theo Đặng
Anh Đào). Sự phức tạp và xáo trộn vai kể đem lại hiệu ứng giọng điệu đa thanh rất

đặc trưng của tiểu thuyết Tạ Duy Anh. Nhân vật không chỉ là một nhân tố của tự
sự, nó đang ngày càng trở thành chủ thể của tự sự.
2.1.2.2. Nhân vật kí hiệu – biểu tượng và phản nhân vật
• Nhân vật kí hiệu – biểu tượng
Nhìn chung, đây là kiểu nhân vật bị “làm dẹt”, “tẩy trắng” và xóa mờ mọi
đường viền lịch sử (tiểu sử/ tâm lí/ tính cách), chỉ còn lại một cái tên – một kiểu kí
hiệu. Họ thường hiện diện trong hình hài của kí ức, không diện mạo, không lai
lịch.


Trong tiểu thuyết Tạ Duy Anh, kiểu nhân vật kí hiệu – biểu tượng được nhà
văn dụng công xây dựng với sự đa dạng nhân vật: cô gái điên – hắn – Mặt Đen –
tiến sĩ N – đám đông (Đi tìm nhân vật); bào thai – thiên thần – bà khàn khàn, bà
giọng Nghệ, bác sĩ Nhân Từ... (Thiên thần sám hối). Nếu đối chiếu với quan niệm
về nhân vật của tự sự truyền thống, ở góc độ nào đó, có thể xem đây là một kiểu
“phản nhân vật”. Tuy vậy, ngược lại, những nhân vật “lạ lùng” này đem đến cho
tiểu thuyết Tạ Duy Anh sức hấp dẫn đến mê hoặc. Độc giả buộc phải huy động tất
cả các tầng vỉa của tác phẩm để tìm ra chìa khóa giải mã những kí hiệu – biểu
tượng đó.
• Nhân vật “biến mất”
Đây là kiểu nhân vật bị “biến dạng” và biến mất khỏi tiến trình câu chuyện:
Quân trong Ngồi (Nguyễn Bình Phương), T trong T mất tích, Thụy trong
Chinatown (Thuận), cậu bé đánh giày trong Đi tìm nhân vật (Tạ Duy Anh)…
“Thằng bé đánh giầy” xuất hiện 71 lần trong văn bản nhưng không có gương mặt
cụ thể, không có nhân dạng rõ nét, không có thêm bất cứ thông tin chính xác về
tuổi tác, quê quán… Tuy vậy, bóng dáng cậu bé xuất hiện khắp nơi, chi phối mạch
vận động của câu chuyện.
2.2. KẾT CẤU
2.2.1. Giới thuyết về kết cấu
Kết cấu là “toàn bộ tổ chức phức tạp và sinh động của tác phẩm”. Bản chất

của kết cấu được hình dung như là những nguyên tắc, những cách thức liên kết các
thành tố cấu thành nên một tổng thể. Theo Tarmachenko, có hai sơ đồ kết cấu –
“cú pháp nguyên thủy” nhất của một tự sự nói chung: kết cấu vòng tròn (hay kết
cấu chu kì/ lặp lại) và kết cấu lũy tiến (còn gọi kết cấu tích lũy). Những dạng kết
cấu này được xem là nền tảng cho các sơ đồ cấu tạo tiểu thuyết sau này.
2.2.2. Kết cấu trong tiểu thuyết Tạ Duy Anh
2.2.2.1. Kết cấu đa tầng và tự tham chiếu


Kiểu kết cấu truyện lồng trong truyện, tự trầm tư hay giễu nhại về chính bản
thân nó xuất hiện với tần số khá cao nếu không muốn nói là đã trở thành phổ biến
trong sáng tác của Tạ Duy Anh. Đọc Đi tìm nhân vật, chúng ta bắt gặp vô số những
bản thảo, những ghi chép dang dở của nhà văn Bân tan lẫn trong mạch truyện. Đi
tìm nhân vật cũng bộc lộ xu hướng “liên văn bản” với cách kết thúc bằng phần phụ
lục gồm bốn truyện cổ tích. Thiên thần sám hối lại mang dáng dấp của một “báo
cáo tổng kết” về số phận trẻ em với sự góp mặt của những mẩu chuyện độc lập như
những bản phóng sự nóng hổi. Trong khi đó, Giã biệt bóng tối tràn ngập màu sắc
của thể loại tiểu thuyết trinh thám với cuộc điều tra về năm cái chết bí ẩn ở làng
Thổ Ô. Bên cạnh đó, tiểu thuyết cũng bộc lộ sự tự tham chiếu với lối xen cài thể
loại chèo.
2.2.2.2. Kết cấu phân mảnh – lắp ghép
Xu hướng “giảm nhẹ cốt truyện, nới lỏng độ căng của cốt truyện” tất yếu
dẫn tới hiện tượng cấu trúc tiểu thuyết trở nên phức tạp. Phân mảnh (fragment) và
lắp ghép (montage) là đặc tính vô cùng quan trọng, hé mở cảm quan hậu hiện đại
trong tiểu thuyết Tạ Duy Anh.
Với Tạ Duy Anh, kết cấu phân mảnh – lắp ghép không chỉ biểu hiện ở cấp
độ cốt truyện mà còn ở giọng điệu trần thuật và nghệ thuật xây dựng nhân vật.
Trước hết, ở cấp độ cốt truyện – hiểu theo nghĩa hệ thống sự kiện, biến cố xảy ra
trong truyện kể - là sự phân chương, phân đoạn thành những phần rất ngắn và đặc
biệt là không đều nhau. Thiên thần sám hối gồm chín chương truyện nhưng có

chương dài 24 trang (chương 4) trong khi có chương chỉ vẻn vẹn 3 dòng (chương
9). Lão Khổ và Giã biệt bóng tối cũng phô bày chuỗi lắp ghép miên man và khó
đoán của tự sự. “Tính phân mảnh” không chỉ ở cốt truyện mà còn đi vào cả nghệ
thuật xây dựng nhân vật của Tạ Duy Anh. Điều này có thể được minh chứng qua
nhân vật lão Khổ và nhân vật “tôi” trong Đi tìm nhân vật. Một biểu hiện dễ nhận
của “tính phân mảnh” trong tiểu thuyết Tạ Duy Anh chính là ở cách xây dựng


ngôn ngữ nhân vật (đối thoại, độc thoại) và ngôn ngữ tác giả (hành văn và triển
khai tự sự). Kết cấu phân mảnh – lắp ghép thể hiện nỗ lực cách tân tiểu thuyết, phá
vỡ khung tự sự truyền thống, đồng thời cũng cho thấy sự thay đổi trong tư duy tiểu
thuyết. Qua đó, nhà văn cũng bộc lộ quan niệm mới về hiện thực: một hiện thực
không toàn vẹn, một hiện thực rời rạc, rạn vỡ, đang tan rã.
2.2.2.3. Kết cấu xoắn kép và trùng điệp văn bản
Một đặc điểm khác của tiểu thuyết Tạ Duy Anh là sự xuất hiện kiểu kết cấu
xoắn kép với nhiều mạch chạy song song hoặc đan chéo vào nhau, thế nhưng, tác
giả hầu như không hề có ý định “gỡ rối” chúng khi kết thúc tự sự. Tính chất “vặn
xoắn văn bản” hẳn nhiên dẫn tới cấu trúc mỗi tiểu thuyết trở thành sự trùng điệp
của các lớp văn bản.
Tiểu
thuyết

Lão Khổ

Đi tìm
nhân vật

Các lớp văn bản
Lớp thứ nhất (hư Lớp thứ hai Lớp thứ ba (trích Lớp thứ tư (liên
cấu lần 1)

(hư cấu lần dẫn văn bản khác quan với các tác
2)
thể loại)
phẩm khác qua
nhân vật)
Trích dẫn một bài Chuyện về lão Khổ
thơ ngũ ngôn
trong truyện ngắn
Bước qua lời nguyền
“Tôi” tìm hiểu về Bản
thảo -Trích dẫn thơ của
cái chết của thằng của nhân vật nhân vật “tôi”
bé và gặp nhà văn nhà văn Bân -4 truyện cổ tích
Bân
được trích dẫn
nguyên vẹn


Thiên thần -Mạch 1: Chuyện
sám hối
về “bào thai”
-Mạch 2: Chuyện
về Bằng Giang, bà
Phước …

Giã biệt
bóng tối

Chuyện về bé Hoài
trong

Thiên
sứ
(Phạm Thị Hoài),
cậu bé Oskar trong
Cái trống thiếc
(Gunter Grass)

-Mạch 1: Chuyện 5
cái chết làng Thổ Ô
-Mạch 2: Chuyện
thằng bé Thượng
2.3. TIỂU KẾT

-Trích dẫn thơ
-Trích dẫn biên
bản hành chính
-Trích dẫn chèo

Kĩ thuật tự sự ngày càng trở thành vấn đề trung tâm của tiểu thuyết hiện đại.
Thay vì câu chuyện được kể, cách kể dần chiếm ưu thế trong nghệ thuật trần thuật,
đòi hỏi nhà văn không ngừng sáng tạo và tự làm mới mình. Với hệ thống nhân vật
và kết cấu “phi truyền thống”, Tạ Duy Anh bộc lộ nỗ lực cách tân thi pháp tiểu
thuyết, đem đến cho độc giả nhiều trải nghiệm mới mẻ khi tiếp xúc với văn bản
nghệ thuật.
CHƯƠNG 3
NGÔN NGỮ VÀ GIỌNG ĐIỆU TRONG TIỂU THUYẾT TẠ DUY ANH
3.1. NGÔN NGỮ
3.1.1. Giới thuyết về ngôn ngữ
Ngôn ngữ là phương tiện truyền thông, điều chỉnh hành vi con người, tồn tại
dưới hai dạng nói và viết. Ngôn ngữ văn học (tiếng Pháp: langue littéraire, tiếng

Anh: literary language) là “Ngôn ngữ mang tính nghệ thuật được dùng trong văn
học” [49, 215], “Dạng ngôn ngữ được dùng để biểu đạt nội dung hình tượng của
các tác phẩm nghệ thuật ngôn từ” [31, 234]. Qua ngôn ngữ, nhà văn bộ lộ cá tính
sáng tạo, phong cách cũng như tài năng của mình.
3.1.2. Ngôn ngữ trong tiểu thuyết Tạ Duy Anh


Để làm nổi bật những đặc sắc trong nghệ thuật ngôn từ Tạ Duy Anh, chúng
tôi không đi vào phân tích ngôn ngữ nhân vật hay ngôn ngữ người kể chuyện mà
quan tâm tới cách sử dụng các phương tiện tu từ để gia tăng tính biểu nghĩa, biểu
cảm của ngôn ngữ văn học. Luận văn tìm hiểu các biện pháp tu từ (tu từ từ vựng,
tu từ ngữ nghĩa, tu từ ngữ âm, tu từ cú pháp và tu từ văn bản) trong tiểu thuyết Tạ
Duy Anh.
3.1.2.1. Vấn đề từ pháp
Lão Khổ không có nhiều đặc sắc trong sử dụng ngôn ngữ nghệ thuật, tuy
vậy, Tạ Duy Anh cũng đã tạo được dấu ấn cá nhân khá rõ nét. Nhà văn sử dụng
nhiều tiếng tục, tiếng lóng, ngôn ngữ đời thường đậm chất nông thôn; thậm chí
tiếng chửi xuất hiện khắp nơi trong tiểu thuyết.
Đi tìm nhân vật bao quát hiện thực rộng lớn từ thành thị đến nông thôn. Do
vây, hệ thống ngôn ngữ trong tác phẩm hết sức phong phú. Tuy nhiên, nét độc đáo rất
riêng của tác phẩm nằm ở lớp ngôn ngữ mang màu sắc phi lí.
Đến với Thiên thần sám hối, độc giả không khỏi cảm thấy ngột ngạt bởi một
hiện thực trần trụi đến lạnh người. Thứ ngôn ngữ bạo liệt, dung tục được dùng ở
cấp độ mạnh khiến cho không ít người đọc “sởn gai ốc”.
Ở Giã biệt bóng tối, Tạ Duy Anh sử dụng dày đặc tiếng lóng, tiếng tục và
các biệt ngữ xã hội. Hiện tượng “iếc hóa” (phép điệp thanh) là một sáng tạo có chủ
định của nhà văn như là phương tiện giễu nhại, công kích và hạ bệ.
3.1.2.2. Vấn đề cú pháp
Về vấn đề cú pháp, luận văn quan tâm tới cách hành văn, viết câu, sử dụng
các dạng cấu trúc cú pháp khác nhau trong tiểu thuyết của Tạ Duy Anh.

Lão Khổ thường sử dụng phép tỉnh lược và phép lặp cấu trúc cú pháp trong
những đoạn miêu tả tâm lí nhân vật. Đi tìm nhân vật lại tràn ngập những kết hợp
bất thường về cấu trúc và ý nghĩa, những kiểu câu lặp cấu trúc cú pháp, tỉnh lược
gần như hoàn toàn những thành phần phụ trong câu, lời dẫn đối thoại cũng hầu như


biến mất. Thiên thần sám hối gây ấn tượng bởi ngôn ngữ thô nhám, ngắn gọn đến
triệt để, nén thông tin một cách tối đa. Giã biệt bóng tối lại có những thể nghiệm
mới về mặt cấu trúc câu khi phá quy tắc ngữ pháp với hình thức tràn dòng độc đáo.
3.1.2.3. Vấn đề văn bản
Đi tìm nhân vật sử dụng phép lặp văn bản ở nhiều phần đoạn: đối thoại của
một đám đông trên phố chỉ toàn lời đối thoại dài 1 trang giấy, đối thoại giữa Chu
Qúy và gã thanh niên trên phố là hàng loạt câu hỏi kéo dài gần…4 trang truyện!
Hình thức tiêu đề, chú giải, chú thích nhằm củng cố mối quan hệ liên văn bản,
ngoài văn bản cũng được Tạ Duy Anh khéo léo kết hợp trong tiểu thuyết của mình.
Đó giống như những chỉ dẫn giúp định hướng cách tiếp cận cho bạn đọc. Ở Lão
Khổ, mỗi phần đều có những lời đề từ. Trong khi đó, Thiên thần sám hối lại có một
đoạn lời tựa như công khai “gây hấn với bạn đọc”. Một biểu hiện dễ nhận thấy của
biện pháp tu từ văn bản là sự du nhập của các thể loại khác vào tiểu thuyết, gia
tăng mối quan hệ liên văn bản. Ở Lão Khổ là chút “đổi gió” với sự xuất hiện của
một bài thơ ngũ ngôn. Đi tìm nhân vật lại trích nguyên văn bốn truyện cổ tích. Đến
Giã biệt bóng tối, ngoài hình thức cố định của tiểu thuyết, tác phẩm còn trích dẫn
thơ thiếu nhi, nhại phong cách biên bản hành chính, nhại thể loại chèo.
Có thể thấy ngôn ngữ tiểu thuyết Tạ Duy Anh bộc lộ xu hướng hiện đại rất
rõ. Đây có thể xem là một trong những thể nghiệm có giá trị trong hành trình đổi
mới nghệ thuật tự sự của Tạ Duy Anh.
3.2. GIỌNG ĐIỆU
3.2.1. Giới thuyết về giọng điệu
Từ điển thuật ngữ văn học xem giọng điệu là “Thái độ, tình cảm, lập trường
tư tưởng, đạo đức của nhà văn đối với hiện tượng được miêu tả thể hiện trong lời

văn quy định cách xưng hô, gọi tên, dùng từ, sắc điệu tình cảm, cách cảm thụ xa
gần, thân sơ, thành kính hay suồng sã, ngợi ca hay châm biếm…” [49, 134]. Như


vậy, đây là một trong những yếu tố quan trọng cấu thành đặc trưng thể loại cũng
như phong cách nhà văn.
3.2.2. Giọng điệu trong tiểu thuyết Tạ Duy Anh
3.2.2.1. Giọng điệu giễu nhại
Tạ Duy Anh sử dụng triệt để mọi cấp độ giễu nhại. “Ở tiểu thuyết Tạ Duy
Anh, giọng điệu giễu nhại được đẩy lên mức bi hài kịch ở mọi cấp độ, không thể
nhầm lẫn với các cây bút khác”.
Xét về đối tượng chế nhạo, ngòi bút Tạ Duy Anh tỏ ra không khoan nhượng
với những kiểu người vốn được xem là “bộ mặt của xã hội”, giễu nhại ở mọi lĩnh
vực từ đời sống, đến chính trị, đến tôn giáo…
Xét về cấp độ giễu nhại, giọng điệu giễu nhại trong tiểu thuyết Tạ Duy Anh
thể hiện từ cấp độ từ vựng đến phong cách ngôn ngữ, phong cách văn bản, phong
cách thể loại, thậm chí còn đề cập đến cấp độ ý thức.
Ngoài ra, giọng giễu nhại được sử dụng dày đặc trong những đối thoại giữa
các nhân vật trong tiểu thuyết Tạ Duy Anh.
Tạ Duy Anh đã dũng cảm dùng ngòi bút và giọng điệu giễu nhại tấn công vào
những vấn đề nóng hổi tính thời sự, với mong muốn hạ bệ để xây dựng.
3.2.2.2. Giọng điệu triết lí
Tiểu thuyết Tạ Duy Anh sử dụng giọng điệu triết lí khi suy nghiệm về con
người, cuộc đời. Các hiện tượng đơn lẻ được xâu chuỗi theo mạch liên tưởng, bình
giá…tạo nên tính luận đề sắc nét trong hầu khắp các tiểu thuyết của nhà văn họ Tạ.
Trong sáng tác của Tạ Duy Anh giọng điệu triết lí có thể đặt vào miệng bất
cứ nhân vật nào, không phân biệt tuổi tác, giới tính hay địa vị xã hội: từ những
người đã trải qua cả cuộc đời thăng trầm như lão Khổ đến những em bé lang thang,
thậm chí đến cả hài nhi trong bụng mẹ; từ những vị giáo sư tiến sĩ đến những ả
cave… Giọng triết lí cũng gắn với giọng lạnh lùng khách quan. Có thể thấy, tinh

thần tiểu thuyết Tạ Duy Anh bao giờ cũng hướng con người đến cái thiện. Giọng


điệu triết lí, tự vấn đã tạo nên một Tạ Duy Anh “nhà văn của đạo đức” luôn bảo vệ
niềm xác tín cho con người.
3.2.2.3. Giọng điệu trữ tình
Tuy chủ âm trong giọng điệu tiểu thuyết Tạ Duy Anh là giọng bỗ bã, thô
nhám, lạnh lùng khi miêu tả bản chất hiện thực nhưng đâu đó, thảng hoặc vẫn vang
lên những giai điệu du dương, thơ mộng của những vẻ đẹp trong trẻo, thanh khiết.
Chính chất giọng trữ tình này tuy hiếm hoi nhưng cũng đủ tạo nên những khoảng
sáng lung linh cho những tâm hồn tổn thương có chốn neo đậu, giống như giếng
trời, như chiếu nghỉ để nhân vật cũng như người đọc tiếp tục hành trình của mình.
Nhà văn thường sử dụng giọng điệu này trong những đoạn trữ tình ngoại đề
(chuyện tình của lão Khổ) hay trong khi miêu tả các nhân vật “thiên thần” (con
Tâm (Lão Khổ), thiên thần (thiên thần sám hối), bà ngoại (Gĩa biệt bóng tối)). Qua
đó, tác giả báo động về tình trạng số hóa, đánh mất bản ngã của con người hiện đại.
Đồng thời bộc lộ niềm tin vào những vẻ đẹp nguyên sơ trong mỗi người; thể hiện
khát vọng cải thiện con người.
Có thể thấy, ở tiểu thuyết của Tạ Duy Anh, sự phân định rõ rệt các kiểu
giọng điệu chỉ là tương đối bởi mỗi tác phẩm là một bản hợp xướng đa thanh. Qua
thời gian, theo sự vận động của tư duy thể loại, cùng với cảm hứng thế sự và cảm
quan phi lí đang dần lấn át, giọng điệu tiểu thuyết Tạ Duy Anh cũng có những biến
đổi không ngừng để tự làm mới mình.
3.3. TIỂU KẾT
Sáng tạo trong nghệ thuật trần thuật, đặc biệt là ở ngôn ngữ và giọng điệu có
thể xem là đột phá đáng kể của Tạ Duy Anh ở thể loại tiểu thuyết. Cùng với sự vận
động tích cực của tư duy tiểu thuyết, ngôn ngữ và giọng điệu ngày càng linh hoạt,
sinh động và đậm chất đời thường, phản ánh chân thực thế giới tinh thần của con
người thời đại kĩ nghệ. Trên hành trình đổi mới nhiều gian nan, nhà văn cũng
không tránh khỏi đôi lúc “quá đà”, nhưng không thể phủ nhận rằng: những thể



nghiệm tích cực này là tín hiệu đáng mừng của văn học Việt Nam trên tiến trình
đổi mới và phát triển.
PHẦN KẾT LUẬN
1. Với mục đích nghiên cứu tiểu thuyết Tạ Duy Anh từ góc độ cấu trúc thể
loại, luận văn xem xét Tạ Duy Anh trong bối cảnh chung của tiểu thuyết Việt Nam
hiện đại. Trong lịch sử văn học, yếu tố thể loại thường chậm biến đổi hơn cả, bởi
nó là “cái trí nhớ siêu cá nhân của nghệ thuật, nơi tích lũy, đúc kết những kinh
nghiệm nhận thức thẩm mĩ thế giới” [33]. Tư tưởng mĩ học mới mẻ của những nhà
văn tiên phong có thể đóng vai trò “khai sáng” nhưng khó có thể đưa đến ngay một
sự cách tân trên phương diện thể loại. Do vậy, đề cập đến diện mạo văn xuôi sau
1986, đặc biệt là những đổi mới cơ bản, không thể không quan tâm tới vấn đề thể
loại. Tiểu thuyết, với tư cách là “nhân vật chính của tấn kịch lịch sử văn học”,
cũng cần được soi xét từ góc độ thể loại trên cả hai cấp độ hình tượng thẩm mĩ và
phương thức tự sự. Sự mở rộng biên độ khám phá hiện thực, những thay đổi trong
quan niệm về con người, về mối quan hệ giữa nhà văn và bạn đọc cũng góp phần
làm biến đổi kĩ thuật tự sự truyền thống. Sau những “khai phá” có tính chất mở
đường của các nhà văn đổi mới (Nguyễn Huy Thiệp, Phạm Thị Hoài…), tiểu
thuyết Việt Nam đương đại phát triển theo hai xu hướng chính: 1 – Duy trì hình
thức thể loại, dung hòa truyền thống và hiện đại, 2 – Cách tân hình thức thể loại
truyền thống, vươn tới tính đa âm, phức điệu của tiểu thuyết.
2. Là một trong những cây bút nhiệt huyết với nỗ lực thay đổi thi pháp thể
loại, Tạ Duy Anh quyết liệt hướng tới mục đích “vượt khung”, phá vỡ đường biên
của hàng loạt quan niệm mang tính định giá (về tầm vóc và quy mô của tự sự, về
ranh giới giữa các thể loại và loại hình…). Với những cách tân ở nhiều mức độ
khác nhau về cả nội dung tư tưởng lẫn hình thức thể hiện, tiểu thuyết Tạ Duy Anh
có những thành tựu đáng kể trong công cuộc “hội nhập” với dòng chảy văn học thế
giới, bộc lộ dấu hiệu rõ rệt của cảm quan hậu hiện đại trong văn chương.



3. Trên phương diện nhân vật và kết cấu, tiểu thuyết Tạ Duy Anh cho thấy
khuynh hướng mĩ học hậu hiện đại (postmodernism) với những cách tân đáng ghi
nhận. Hình tượng nhân vật trải qua quá trình “lột xác” mạnh mẽ so với mô hình
truyền thống: nhân vật không đơn thuần là “người phát ngôn” của tác giả mà đã tự
tạo cho mình một cách thế tồn tại riêng, một khoảng trống độc lập nhất định với
thế giới hư cấu của tiểu thuyết. Xu hướng “làm dày” nhân vật song song với đối
cực của nó – tiết giản hóa nhân vật đã mang tới cho thế giới nhân vật của Tạ Duy
Anh sự đa dạng, phong phú và lôi cuốn với độc giả. Bên cạnh đó, về mặt kết cấu,
Tạ Duy Anh bộc lộ nỗ lực hướng đến “tiểu thuyết mảnh vỡ” như là một lựa chọn
tiêu biểu và tối ưu. Sự xáo trộn tác phẩm bằng kết cấu đa tầng – tự tham chiếu,
phân mảnh hay xoắn kép, trùng điệp khiến văn bản trở nên “phi trung tâm”, “giải
cấu trúc”. Lí thuyết mô hình hay kĩ thuật tự sự hiện đại như trần thuật học, liên
văn bản, hậu hiện đại, phân tâm học… được Tạ Duy Anh tiếp nhận và sáng tạo
theo cách riêng của mình.
4. Về mặt ngôn ngữ và giọng điệu, tuy không có những cách tân mang tính
đột phá, tiểu thuyết Tạ Duy Anh vẫn mang dấu ấn cá nhân rõ nét, góp phần định
hình phong cách nghệ thuật của nhà văn. Ở đó, những biến đổi của tư duy tiểu
thuyết Tạ Duy Anh được thể hiện một cách cụ thể và sinh động. Ngôn ngữ rũ bỏ
lớp vỏ bọc “hiền lành”, trong trẻo để mang gương mặt mới: xù xì, thô nhám, đậm
chất hiện thực và không kém phần triết lí. Ngôn ngữ tiểu thuyết tiến gần đến ngôn
ngữ hiện đại khi gia tăng tính tốc độ, dồn nén thông tin tối đa để theo kịp guồng
quay của cuộc sống thời đại công nghệ. Sự biến đổi về ngôn ngữ tất yếu dẫn đến
những đổi mới về giọng điệu trần thuật. Tiểu thuyết Tạ Duy Anh vừa mang giọng
giễu nhại, triết luận; vừa mang chất trữ tình (trong đó, giễu nhại là giọng chủ âm,
ngày càng tỏ ra ưu thế hơn cả). Cùng với sự phát triển không ngừng của xã hội,
ngôn ngữ và giọng điệu tiểu thuyết hướng tới phản ánh tinh thần của con người
hiện đại: chống lại các quy phạm trói buộc và thường xuyên tự vấn.



5. Từ việc nghiên cứu tiểu thuyết Tạ Duy Anh, chúng tôi cũng nhận thấy
những vận động chung của văn xuôi sau 1986 trên hành trình cách tân và phát
triển. Qua tiểu thuyết của mình, Tạ Duy Anh cũng bộc lộ khát vọng “Bước qua lời
nguyền” và “Giã biệt bóng tối”, mong muốn tìm ra câu trả lời “Viết tiểu thuyết
như thế nào” để khai mở hướng đi cho tương lai của tiểu thuyết Việt Nam đương
đại. Hiện tượng Tạ Duy Anh đem lại bài học về sự tiếp nhận những trào lưu, lí
thuyết phương Tây trong văn học, đặt ra mối quan hệ giữa truyền thống và hiện
đại, duy trì và cách tân. Công cuộc tìm đường, nhận đường không bằng phẳng và
rất cần những thể nghiệm của các nhà văn tiên phong. Bên cạnh những đóng góp
tích cực, tiểu thuyết Tạ Duy Anh cũng bộc lộ một số hạn chế trên phương diện trần
thuật: khẩu ngữ và tiếng lóng quá đậm đặc dễ khiến độc giả cảm thấy “rợn người”;
giọng điệu giễu nhại đôi lúc bị lạm dụng khi “tác giả có phần nghiêm khắc quá
với giới trí thức” [5, 33]; ngoài ra, kết cấu và lối chồng chéo điểm nhìn chưa thực
sự hiệu quả dẫn đến cảm giác “khó đọc”; tính luận đề quá rõ làm cho tác phẩm “dễ
đoán” và bớt đi phần nào sức hấp dẫn vốn có. Tuy vậy, không thể phủ nhận rằng,
với nỗ lực cách tân không mệt mỏi, cùng tài năng và ý thức nghề nghiệp nghiêm
túc, Tạ Duy Anh đang ngày càng khẳng định vị trí của mình trên văn đàn và trong
lòng độc giả. Cái mới, cái “dị kỉ” thường “gây hấn” với truyền thống, nhưng khi
đạt đến độ chín nào đó, nó sẽ tự mình “hòa giải”. Cần có một độ lùi thời gian thích
hợp để thẩm định những giá trị bền vững, và cần có thái độ khích lệ thiện chí để
các nhà văn không đánh mất khát khao sáng tạo. Bởi lẽ tác phẩm lớn không nhất
thiết và không đồng nghĩa với tác phẩm hay. Nó lớn bởi nó góp công cổ vũ cho
những tác phẩm lớn hơn sau nó, cho những thế hệ nhà văn kế tiếp thêm bản lĩnh và
khát vọng sáng tạo không ngừng./.



×