Tải bản đầy đủ (.pdf) (124 trang)

NGHIÊN CỨU ĐA DẠNG CÂY THUỐC Ở KHU DỰ TRỮ SINH QUYỂN RỪNG NGẬP MẶN CẦN GIỜ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (12.53 MB, 124 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP. HỒ CHÍ MINH

Phạm Xuân Bằng

NGHIÊN CỨU ĐA DẠNG CÂY THUỐC Ở KHU
DỰ TRỮ SINH QUYỂN RỪNG NGẬP MẶN
CẦN GIỜ

LUẬN VĂN THẠC SĨ SINH HỌC

Thành phố Hồ Chí Minh – 2013


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP. HỒ CHÍ MINH

Phạm Xuân Bằng

NGHIÊN CỨU ĐA DẠNG CÂY THUỐC Ở KHU
DỰ TRỮ SINH QUYỂN RỪNG NGẬP MẶN
CẦN GIỜ

Chuyên ngành: Sinh thái học
Mã số: 60420120

LUẬN VĂN THẠC SĨ SINH HỌC

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
TS: PHẠM VĂN NGỌT


Thành phố Hồ Chí Minh – 2013


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của tôi. Các số liệu, kết quả nghiên cứu
trong luận văn là trung thực và chưa từng được công bố. Nếu có khiếu nại, tôi xin hoàn toàn
chịu trách nhiệm.
Tác giả

Phạm Xuân Bằng

1


LỜI CẢM ƠN
Trong suốt quá trình học tập và thực hiện đề tài luận văn thạc sĩ chuyên ngành Sinh
thái học, Trường Đại học Sư phạm Tp Hồ Chí Minh, tôi đã nhận được sự ủng hộ, giúp đỡ
của các thầy, côgiáo, bạn bè và gia đình.
Lời đầu tiên, tôi xin chân thành tỏ lòng biết ơn đến TS.Phạm Văn Ngọt- Trưởng khoa
Sinh học trường Đại học Sư phạm Tp Hồ Chí Minh, người đã hết lòng chỉ dẫn tận tình,
động viên, giúp đỡ tôi trong quá trình học tập, nghiên cứu để hoàn thành luận văn này.
Tôi xin chân thành cảm ơn các thầy cô trong phòng thí nghiệm Di truyền – Thực vật
và phòng thí nghiệm Vi sinh - Sinh hóa đã tạo điều kiện cho tôi hoàn thành luận văn này.
Tôi xin gửi lời cảm ơn cô Trần Thị Minh Định - phòng thí nghiệm Vi sinh - Sinh hóa,
cùng các anh/chị lớp cao học cùng làm đề tài trong phòng đã hết lòng giúp đỡ tôi trong quá
trình hoàn thành luận văn. Cảm ơn bạn Võ Đạo Hiền, người bạn đồng hành, luôn sát cánh
và động viên tôi trong suốt quãng đường học tập và hoàn thành luận văn này.
Tôi xin cảm ơn tới tất cả những người dân, đặc biệt là các lương y tại khu vực nghiên
cứu đã cung cấp cho tôi những thông tin quý giá, tạo điều kiện thuận lợi để tôi hoàn thành
luận văn này.

Cuối cùng, con xin tỏ lòng biết ơn tới bố mẹ và gia đình luôn là hậu phương vững
chắc cho con trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu.

Tp. Hồ Chí Minh, tháng 9 năm 2013
Tác giả
Phạm Xuân Bằng

2


MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN ........................................................................................................ 1
LỜI CẢM ƠN .............................................................................................................. 2
MỤC LỤC .................................................................................................................... 3
CÁC CHỮ VIẾT TẮT ................................................................................................ 5
MỞ ĐẦU....................................................................................................................... 6
1. Đặt vấn đề ........................................................................................................................ 6
2. Mục tiêu nghiên cứu ....................................................................................................... 7
3. Phạm vi nghiên cứu ........................................................................................................ 7
4. Nội dung nghiên cứu của đề tài ..................................................................................... 7

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU .................................................................... 9
1.1. Điều kiện tự nhiên vàkinh tế - xã hội vùng nghiên cứu ............................................ 9
1.1.1. Điều kiện tự nhiên ................................................................................................... 9
1.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội ...................................................................................... 11
1.2. Những nghiên cứu về khu hệ thực vật ở KDTSQ RNM Cần Giờ........................ 13
1.3. Những nghiên cứu về cây thuốcở rừng ngập mặn .................................................. 17
1.3.1. Trên thế giới .......................................................................................................... 17
1.3.2. ỞViệt Nam ............................................................................................................ 20


CHƯƠNG 2: ĐỊA ĐIỂM VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ......................... 23
2.1. Thời gian nghiên cứu và địa điểm thu mẫu ............................................................. 23
2.1.1. Thời gian nghiên cứu............................................................................................. 23
2.1.2. Địa điểm thu mẫu .................................................................................................. 23
2.2. Phương pháp nghiên cứu .......................................................................................... 25
2.2.1. Phương pháp tổng quan tài liệu ............................................................................. 25
2.2.2. Phương pháp thu mẫu............................................................................................ 25
2.2.3. Phương pháp xử lí mẫu và làm tiêu bản ................................................................ 25
2.2.4. Xác định tên khoa học của các mẫu thực vật ........................................................ 26
2.2.5. Phương pháp điều tra phỏng vấn nhanh ................................................................ 26
2.2.6. Phương pháp nghiên cứu hoạt tính kháng khuẩn .................................................. 28
2.2.7. Phương pháp xử lí số liệu ...................................................................................... 33

CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ................................................................ 35
3.1. Đa dạng về cây thuốc ở KDTSQ RNM Cần Giờ .................................................... 35
3.1.1. Thành phần loài loài cây thuốc ............................................................................. 35
3


3.1.2. Dạng sống của cây thuốc ....................................................................................... 50
3.1.3. Thống kê các bộ phận của cây và phương thức sử dụng cây thuốc ...................... 52
3.1.4. Thống kê theo các bệnh và triệu chứng................................................................. 55
3.1.5. Những cây thuốc được người dân sử dụng phổ biến ............................................ 56
3.1.6. Những cây thuốc cần được bảo tồn ....................................................................... 57
3.1.7. Bộ sưu tập một số loài cây thuốc ở KDTSQ RNM Cần Giờ ................................ 59
3.1.8. Một số cây thuốc và công dụng ............................................................................. 59
3.1.9. Một số bài thuốc chữa bệnh được sưu tập ............................................................. 75
3.2. Kết quả thử hoạt tính kháng khuẩn của một số loài cây thuốc ............................. 76
3.2.1. So sánh khả năng kháng Staphylococcus aureus của các cao chiếtthử nghiệm ... 77
3.2.2. So sánh khả năng kháng Bacillus subtilis của các cao chiết thử nghiệm .............. 79

3.2.3. So sánh khả năng kháng Escherichia coli của các cao chiết thử nghiệm ............. 80
3.2.4. So sánh khả năng kháng Pseudomonas aeruginosa của các cao chiếtthử nghiệm82

KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ ....................................................................................... 85
1. Kết luận .......................................................................................................................... 85
2. Đề nghị ........................................................................................................................... 85

TÀI LIỆU THAM KHẢO ........................................................................................ 87
PHỤ LỤC ................................................................................................................... 93

4


CÁC CHỮ VIẾT TẮT
TỪ VIẾT TẮT
CFU

IUCN
KDTSQ
RNM
TT
TYT

VIẾT ĐẦY ĐỦ
Colony Forming Unit (Đơn vị hình thành khuẩn
lạc)
The International Union for Conservation of
Nature (Hiệp hội quốc tế về bảo tồn thiên nhiên)
Khu dự trữ sinh quyển
Rừng ngập mặn

Thị trấn
Trạm Y tế

5


MỞ ĐẦU
1. Đặt vấn đề
Đất nước Việt Nam, thiên nhiên Việt Nam quả là một kho tàng dượcliệu nhiệt đới vô
cùng phong phú. Với điều kiện khí hậu và địa hình đa dạngđặc thù, là nơi gặp gỡ của hai
trung tâm giàu loài nhất thế giới: Trung Quốcvà Inđônêxia, hệ thực vật nước ta có thành
phần loài mang cả yếu tố thực vậtnhiệt đới ẩm Inđônêxia - Malayxia, đó là yếu tố thực vật
nhiệt đới gió mùa,thực vật ôn đới nam Trung Hoa. Nước ta hiện có tới 10.386 loài thuộc
2.257chi và 305 họ thực vật bậc cao có mạch, chiếm 4% tổng số loài, 15% tổng sốchi và
57% tổng số họ của toàn thế giới [19].
Khu Dự trữ Sinh quyển (KDTSQ) rừng ngập mặn (RNM) Cần Giờ có điều kiện môi
trường rất đặc biệt, là hệ sinh thái trung gian giữa hệ sinh thái thủy vực với hệ sinh thái trên
cạn, hệ sinh thái nước ngọt và hệ sinh thái nước mặn, có ý nghĩa to lớn về bảo vệ môi
trường và phát triển kinh tế xã hội. Hệ động, thực vật ở Cần Giờ được xem là khá đa dạng
và phong phú. Không chỉ với vai trò là lá phổi xanh khổng lồ điều hòa khí hậu, là khâu quan
trọng trong chu trình tuần hoàn vật chất của tự nhiên, thảm thực vật rừng Cần Giờ còn là
nguồn tài nguyên vô giá là bức tường chắn sóng, gió; là nơi ở, thức ăn cho động vật; đặc
biệt còn là nguồn dược liệu quý giá đối với việc bảo vệ sức khỏe cho con người mà đến nay
vẫn chưa có công trình nào nghiên cứu và thống kê một cách đầy đủ.
Việc sử dụng cây cỏ để chữa bệnh đã có từ rất lâu đời. Qua quá trình đấu tranh với
thiên nhiên để sinh tồn, kinh nghiệm tích lũy được không những giúp cho con người biết lợi
dụng tính chất của cây cỏ để làm thức ăn mà còn biết dùng làm thuốc để chữa bệnh. Các
phương thuốc dân gian này cứ thế được truyền từ đời này sang đời khác mà ít có cơ sở khoa
học.
Ngày nay, thế giới hiện đại đang có xu hướng quay về với các hợp chất thiên nhiên có

trong cây cỏ nhằm khai thác kinh nghiệm y học cổ truyền và hạn chế tối đa việc đưa các hóa
chất tổng hợp vào cơ thể. Xu thế này cùng với những thành công bước đầu đã đạt được và
những tiềm năng to lớn của nước ta về mặt tài nguyên thiên nhiên là những cơ sở quan trọng
để chúng ta đẩy mạnh nghiên cứu về hợp chất thiên nhiên - một lĩnh vực nhiều triển vọng.
Ngày qua ngày,nhiều bệnhnguy hiểmmớiphát sinh. Sự gia tăng củavi sinh vậtkháng
thuốc kháng sinhlà một trong nhữngvấn đề nghiêm trọngđặt ra đối vớihệ thốngchăm sóc sức
khỏecủa toàn thế giới.Các bệnh truyền nhiễmlà nguyên nhân đứngthứ haitrong các nguyên
6


nhânquan trọng nhất khiến con người tử vong[38]. Do đó,các loại thuốc mới cần phảiđược
tìm ravà muốn như vậy cần phải tìm được các hợp chấtmớicóđặc tính kháng khuẩn, đặc biệt
là những hợp chất thiên nhiên có trong các loài thực vật.
Đã có một số công trình nghiên cứu về khả năng kháng khuẩn, kháng nấm và kháng
virus của một số loài cây ngập mặn ở một vài nơi trên thế giới. Hệ thực vật rừng ngập mặn
Cần Giờ được đánh giá khá đa dạng và phong phú [15], chắc chắn trong số đó sẽ có những
loài cây có chứa những hợp chất có khả năng kháng khuẩn.
Từ những vấn đề trên, chúng tôi tiến hành đề tài: “Nghiên cứu đa dạng cây thuốc ở
Khu Dự trữ Sinh quyểnrừng ngập mặn Cần Giờ”.

2. Mục tiêu nghiên cứu
- Xác định các loài cây thuốc có ở KDTSQ RNM Cần Giờ và các bài thuốc được
người dân sử dụng để chữa bệnh.
- Định tính khả năng kháng khuẩn của một số loài cây thuốc tại KDTSQ RNM Cần
Giờ.

3. Phạm vi nghiên cứu
Đề tài tập trung nghiên cứu trên những loài cây ngập mặn chủ yếu và cây ngập mặn
tham gia (xem bảng 1.1 và bảng 1.2) ởKDTSQ RNM Cần Giờ.
Do giới hạn về thời gian chúng tôi chỉ tiến hành thử hoạt tính kháng khuẩn của 10 loài

cây thuốc được người dân dùng phổ biến.

4. Nội dung nghiên cứu của đề tài
-

Điều tra các loài thực vật của KDTSQ RNM Cần Giờ được người dân ở đây sử dụng
làm thuốc và sưu tầm một số bài thuốc của các lương y có thành phần là cây ngập
mặn chủ yếu hoặc cây ngập mặn tham gia.

-

Nghiên cứu hoạt tínhkháng một số loài vi khuẩn của 10 loài cây thuốc ở KDTSQ
RNM Cần Giờ: Bần trắng (SonneratiaalbaSm.), Cóc kèn (Derris trifoliata Lour.),
Cóc trắng (Lumnitzera racemosa Willd.), Đước đôi (Rhizophora apiculata Blume),
Đước xanh (Rhizophora mucronataLam.), Lức Ấn (Pluchea indica (L.) Lees.), Quao
nước (Dolichandrone spathacea (L.f.) Seem.), Rau mui (Melanthera biflora (L.)
Wild), Vẹt dù (Bruguieragymnorhiza (L.) Lam.), Xu ổi (Xylocarpus granatumJ.
Koenig).

7


-

Thu thập và xây dựng bộ tiêu bản một số cây thuốc ở KDTSQ RNM Cần Giờ.

8


CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU

1.1. Điều kiện tự nhiên vàkinh tế - xã hội vùng nghiên cứu
1.1.1. Điều kiện tự nhiên
1.1.1.1. Vị trí địa lý
Cần Giờ là một trong 5 huyện ngoại thành của thành phố Hồ Chí Minh, nằm về hướng
ĐôngNam, cách trung tâm thành phố khoảng 50 km theo đường chim bay, có hơn 20 km bờ
biển chạy dài theo hướng Tây Nam – Đông Bắc, có các cửa sông lớn của các con sông Lòng
Tàu, Cái Mép, Gò Gia, Thị Vải, Soài Rạp, Đồng Tranh.
Vị trí của huyện Cần Giờ ở từ 106o 46’12” đến 107o 00’50” Kinh độ Đông và từ
10o22’14” đến 10o 40’00” vĩ độ Bắc.
Cần Giờ có tổng diện tích tự nhiên 70.421 hécta, chiếm khoảng 1/3 diện tích toàn
thành phố, trong đó đất lâm nghiệp là 32.109 hécta, bằng 46,45% diện tích toàn huyện, đất
sông rạch là 22.850 hécta, bằng 32% diện đất toàn huyện [59].
1.1.1.2. Đặc điểm địa hình
Huyện Cần Giờ có hình lòng chảo ở khu vực trung tâm, nếu xét từng khu vực nhỏ thì
địa hình cũng có nhiều thay đổi nhưng độ chênh lệch không lớn lắm, đa số có địa hình cao
trung bình 0,0-1,5m, trừ núi Giống Chùa là điểm cao nhất huyện có độ cao 10,1m ở tiểu khu
14 [18].
Rừng ngập mặn Cần Giờ được hình thành do đất đai phù sa của sông Sài Gòn và sông
Đồng Nai mang đến, lâu ngày các hạt phù sa lắng đọng tạo thành nền đất. Chính nhờ nguồn
nước ngọt và phù sa của hai con sông này chảy ra biển đã góp phần hình thành rừng sác
[18].
1.1.1.3. Đất đai
Huyện Cần Giờ phát triển trên một đầm mặn mới, do phù sa của hệ thống sông Sài
Gòn – Đồng Nai mang đến và lắng đọng tạo thành nền đất. Sự phát triển của một khu rừng
ngập mặn như thế tùy thuộc vào lượng mưa nhiều và mật độ sông rạch dày đặc, đan xen
nhau trong khu vực, cung cấp một lượng lớn và phong phú phù sa vào vùng cửa sông ven
biển. Đất hình thành tại Cần Giờ được tạo ra bởi tổng hợp các quá trình lắng tụ trầm tích sét,
quá trình phèn hóa và quá trình nhiễm mặn [18].

9



Ta có thể chia đất đai ở Cần Giờ thành 5 dạng: đất ngập triều 2 lần trong ngày, một lần
trong ngày, vài lần trong tháng; ngập vào cuối năm, dạng đất cao rất ít ngập.Từ các thế đất
khác nhau, nên độ ngập triều, độ mặn, phèn, tính chất lý-hóa cũng khác nhau,do đó việc
phân bố các loại cây trồng cũng theo những quy luật sinh thái chặt chẽ.Đất phèn mặn ở Cần
Giờ được chia thành hai loại: đất phèn mặn theo mùa và đất phèn mặn thường xuyên.
+ Đất phèn mặn theo mùa phân bố phía bắc huyện Cần Giờ. Thời gian bị mặn kéo dài
từ tháng 12 đến tháng 6 hoặc tháng 7 năm sau.Đất thịt, giàu mùn, chứa nhiều xác hữu cơ
dưới môi trường yếm khí, chất dinh dưỡng khá; phản ứng đất từ chua đến rất chua.
+ Đất mặn dưới rừng ngập mặn (hay còn gọi là đất phèn mặn thường xuyên) chiếm
phần lớn diện tích huyện Cần Giờ, rộng 35.000ha, đất thịt trung bình, màu xám đen, nhiều
bùn nhão lẫn xác hữu cơ bán phân giải, bị ngập triều thường ngày, nói chung còn ở dạng
bùn lỏng chưa cố định, giàu chất dinh dưỡng, độ pH của tầng đất trên khoảng 5,8 – 6,5 [2].
1.1.1.4. Đặc điểm khí hậu, khí tượng
Khí hậu Cần Giờ có hai mùa rõ rệt, mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 10, mùa khô từ
tháng 11 đến tháng 4 năm sau. Nhiệt độ tương đối cao và ổn định, trung bình khoảng 250C
đến 290C, cao tuyệt đối là 38,20C, thấp tuyệt đối là 14,40C. Độ ẩm trung bình từ 73% đến
85%, độ bốc hơi từ 3,5 đến 6 mm/ngày, trung bình 5 mm/ngày, cao nhất 8 mm/ngày. Lượng
mưa trung bình hàng năm từ 1000 – 1402 mm, trong mùa mưa lượng mưa tháng thấp nhất
khoảng 100 mm, tháng nhiều nhất 240mm. Mùa mưa hướng gió chính là Tây – Tây Nam,
mùa khô hướng gió Bắc – Đông Bắc [59].
1.1.1.5. Thủy văn
Sông rạch
Cần Giờ có mạng lưới sông rạch chằng chịt, đan xen nhau. Nguồn nước ngọt từ sông
đổ ra là nơi hợp lưu của sông Sài Gòn và Đồng Nai,đổ ra biển bằng hai tuyến chính là Lòng
Tàu và Soài Rạp, bên cạnh đó còn có sông Thị Vải, Gò Gia và các phụ lưu của nó. Có sự
hòa trộn đáng kể giữa nước mặn và nước ngọt tại cửa sông chính hình phễu là vịnh Đồng
Tranh và vịnh Gành Rái [18].
Chế độ thủy triều

Hệ thống sông rạch huyện Cần Giờ nằm trong vùng có chế độ bán nhật triều không
đều (hai lần nước lớn và hai lần nước ròng trong ngày).Biên độ triều khoảng 2,5m khi triều
kém và 4,2m khi triều cường. Theo quan sát, hai đỉnh triều thường bằng nhau nhưng hai
10


chân triều thường lệch nhau. Theo âm lịch, vào các ngày 29, 30, 1, 2, 3 và các ngày 14, 15,
16, 17, 18, mỗi ngày có 2 con nước lớn ngập toàn bộ rừng ngập mặn Cần Giờ khi triều
cường. Các ngày có thủy triều thấp nhất trong tháng là 6, 7, 8, 9 và ngày 23, 24, 25, 26 âm
lịch [18].
1.1.1.6. Độ mặn
Qua các số liệu đo độ mặn từ năm 1977 đến năm 2000, cho thấy độ mặn lớn nhất khi
triều cường và nhỏ nhất khi triều kém. Diễn biến ngập mặn phụ thuộc vào sự kết hợp giữa
thủy triều biển Đông và lưu lượng nước ở thượng nguồn sông Sài Gòn và sông Đồng
Nai.Vào khoảng tháng 4, nước biển chiếm ưu thế trong mối tương tác sông – biển, nước
mặn xâm nhập sâu hơn vào trong đất liền, độ mặn của nước trong rừng được nâng cao lên.
Ngược lại, vào thời gian từ tháng 9 đến tháng 10, khi các sông giữ vai trò ưu thế trong lực
tương tác sông – biển, lúc đó nước ngọt từ sông đẩy lùi nước mặn ra biển làm hạ bớt độ mặn
của nước trong khu vực [18].
Theo Phan Nguyên Hồng và cộng sự (1999), cây rừng ngập mặn sinh trưởng và phát
triển tốt nơi có nồng độ muối trong nước từ 10 – 25 ‰. Mỗi loài cây của rừng ngập mặn có
biên độ chịu mặn khác nhau, nếu trong điều kiện độ mặn thích hợp với một loài nào đó thì
loài đó sẽ sinh trưởng và phát triển mạnh, nếu độ mặn quá cao sẽ làm cây sinh trưởng chậm
lại và có khi chết. Vì thế, một khi có thay đổi về độ mặn nghĩa là có thay đổi về cấu trúc
quần xã rừng ngập mặn[9].
1.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội
1.1.2.1. Dân số, và phân bố dân cư
Huyện Cần Giờ có 6 xã và một thị trấn (thị trấn Cần Thạnh) với dân số hơn 68.000
người, mật độ khoảng 75 người/km2 (thấp nhất so với các quận, huyện khác của thành phố).
Số người trong độ tuổi lao động 34.860 người, trong đó lao động ngành nông nghiệp nhiều

nhất, chiếm khoảng 41%; lao động ngành thủy sản chiếm 31% và ngành thương mại – dịch
vụ chiếm khoảng 14% [60].
1.1.2.2. Đặc điểm phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội
• Về kinh tế:
Kinh tế của huyện trong tháng 8 cũng như 8 tháng đầu năm 2013 còn nhiều khó khăn,
tăng trưởng thấp, tuy nhiên vẫn đảm bảo tăng trưởng so với cùng kỳ. Tổng giá trị sản xuất
11


tháng 8/2013 ước đạt 356 tỷ đồng, bằng 100% so với cùng kỳ. Nâng tổng giá trị sản xuất 8
tháng ước đạt 2.792 tỷ đồng, tăng 2,8% so với cùng kỳ và đạt 51,8% kế hoạch. Hầu hết các
ngành lĩnh vực trong nền kinh tế đều có bước phát triển, góp phần đảm bảo tăng trưởng tổng
giá trị sản xuất toàn huyện trong 8 tháng đầu năm gần 3%. Nếu không tính giá trị sản xuất
xây dựng thì kinh tế của huyện đạt mức tăng trưởng 16,9%. Chỉ số phát triển ngành thương
mại dịch vụ, sản xuất công nghiệp và sản xuất nông nghiệp tăng trưởng ổn định với mức
tăng từ 30,6% - 71,4% cao so với mức tăng cùng kỳ và mức tăng trưởng bình quân theo kế
hoạch năm. Sản xuất thủy sản tăng trưởng 3,3% (giá cố định) nhưng tăng trưởng tổng giá trị
tăng thêm gấp hơn 2 lần (so với mức tăng giá trị sản xuất tính theo giá cố định) thể hiện hiệu
quả sản xuất được nâng lên, nhờ giá thành tiêu thụ sản phẩm sản xuất (thủy hải sản) tăng
cao so với cùng kỳ [60].
• Về Giáo dục – Đào tạo:
Đã hoàn tất công tác chuẩn bị tổng kết năm học 2012 - 2013, chuẩn bị tổ chức khai
giảng năm học 2013 - 2014. Trong tháng, đã khánh thành 03 trường: Tiểu học Vàm sát,
Tiểu học Bình Thạnh, Mẫu giáo Lý Nhơn và đón nhận bằng công nhận 02 trường đạt chuẩn
quốc gia (mức độ 1): Trường Tiểu học An Nghĩa và Trường Tiểu học Long Thạnh. Có 02
xã đạt tiêu chí trường học theo chuẩn quốc gia về xây dựng nông thôn mới là xã Bình
Khánh và xã Lý Nhơn. Bước vào năm học 2013 - 2014, toàn huyện đã huy động 12.797 học
sinh các cấp học ra lớp. Hiện các cấp học đã sắp xếp, ổn định lớp học và tổ chức giảng dạy
cho học sinh theo chương trình trước khi tiến hành khai giảng[60].
• Về y tế - khám chữa bệnh:

Do địa bàn huyện Cần Giờ rộng, dân cư không tập trung nên người dân khi mắc bệnh
đến bệnh viện huyện hay bệnh viện thành phố đều xa.Chính vì thế, với sự quyết tâm cao của
lãnh đạo huyện, sự nỗ lực của Trung tâm Y tế Dự phòng đã quan tâm đầu tư cho công tác
khám chữa bệnh tại Trạm Y tế (TYT) là biện pháp để người dân được tiếp cận với các dịch
vụ tiện lợi nhất. Tuy nhiên, việc tổ chức khám chữa bệnh tại các TYT cũng còn nhiều hạn
chế nhưng với sự ân cần, gần gũi của bác sĩ và cán bộ y tế tại trạm đã thu hút được nhiều
bệnh nhân đến khám chữa bệnh, bệnh nhân bày tỏ sự an tâm, tin tưởng khi được điều trị
bệnh tại các TYT.
Bác sĩ Nguyễn Đình Hiệp - Trưởng TYT Cần Thạnh cho biết: “Công tác khám chữa
bệnh cho người dân tại TYT Cần Thạnh có nhiều chuyển biến, số lượng bệnh nhân đến
khám ngày càng đông, trung bình mỗi ngày có trên 120 lượt người đến khám; trong đó, TYT
12


khám và điều trị kết hợp y học hiện đại với y học cổ truyền được bệnh nhân tin tưởng và
đón nhận” [60].
Chăm lo đời sống xã hội, chăm sóc sức khỏe nhân dân luôn được quan tâm đúng mức,
giải quyết kịp thời các chính sách, chất lượng khám chữa bệnh từng bước được nânglên,
thực hiện quyết liệt công tác phòng chống dịch bệnh, những khó khăn phát sinh do ảnh
hưởng của thiên tai được xử lý kịp thời, ổn định đời sống nhân dân.

1.2. Những nghiên cứu về khu hệ thực vật ở KDTSQ RNM Cần Giờ
RNM Cần Giờ là một hệ sinh thái rừng phục hồi sau chiến tranh hoá học của Mỹ. Từ
năm 1965 đến năm 1970, nơi đây đã nhận khoảng 4 triệu lít chất diệt cỏ (khoảng 4,6% của
tổng lượng các chất diệt cỏ bị Mỹ rải trên khắp Việt Nam) đã biến nơi đây trở thành “vùng
đất chết”. Năm 1978, Nhà nước ta đã khởi xướng chương trình trồng và khôi phục rừng, với
sự hợp tác của tình nguyện viên trẻ và dân địa phương, đã phục hồi thành công hệ sinh thái
ngập mặn nơi đây[27].
Năm 2000, RNM Cần Giờ đã được Chương trình Con người và Sinh Quyển - MAB
của UNESCO công nhận là Khu dự trữ sinh quyển đầu tiên của Việt Nam nằm trong mạng

lưới các khu dự trữ sinh quyển của thế giới [61].
Trong hệ thực vật ở Cần Giờ có thể phân thành hai hệ nhỏ là hệ thực vật rừng trồng và
hệ thực vật rừng tự nhiên. Sau 30 năm trồng rừng, quản lý và bảo vệ đến nay hệ sinh thái
rừng ngập mặn tại Cần Giờ đã được phục hồi và tiếp tục sinh trưởng, phát triển tốt, đem lại
nhiều lợi ích cho cộng đồng dân cư trong và ngoài Thành phố Hồ Chí Minh [59].
Năm 1993, Viên Ngọc Nam và Nguyễn Sơn Thụy đã công bố thảm thực vật và
tàinguyên rừng huyện Nhà Bè và Cần Giờ. Các tác giả đã ghi nhận ở Cần Giờ có 105loài
thực vật bậc cao có mạch, trong đó có 29 loài cây ngập mặn chính thức [13].
Nguyễn Bội Quỳnh (1997) đã xác định ở Cần Giờ có 188 loài thực vật đượcchia thành
3 nhóm: nhóm loài cây ngập mặn chủ yếu có 31 loài, nhóm loài tham giaRNM có 36 loài và
nhóm loài nhập cư có 121 loài gặp ở nơi đất cao, ven đường, trồng ở các nhà dân [17].
Theo Phạm Văn Ngọt và cộng sự (2006) đã công bố, ở RNM Cần Giờ có 182 loài thực
vật bậc cao có mạch với 128 chi, thuộc 57 họ. Chúng được xếp vào 2 ngành:
+ Ngành Dương xỉ (Polypodiophyta): 6 loài
+ Ngành Mộc lan (Magnoliophyta): 176 loài
Trong thành phần loài thực vật có 36 loài cây ngập mặn chủ yếu, 46 loài cây tham gia
RNM (xem bảng 1.1 và 1.2) và 100 loài nhập cư, sống trên đất cao. Những họ thực vật quan
13


trọng tạo thành các quần xã RNM, có giá trị về môi trường, giá trị kinh tế, giá trị cảnh quan
là những họ: họ Đước (Rhizophoraceae), họ Mấm (Avicenniaceae), họ Bần
(Sonneratiaceae), họ Bàng (Combretaceae), họ Cau (Arecaceae) [15].
Trong số 57 họ thực vật của RNM Cần Giờ, có các họ nhiều loài là:
- Họ Cúc (Asteraceae) có 8 loài.
- Họ Thầu dầu (Euphorbiaceae) có 8 loài
- Họ Đước (Rhizophoraceae) có 13 loài
- Họ Hoà thảo (Poaceae) có 18 loài
- Họ Đậu (Fabaceae) có 18 loài
- Họ Cói (Cyperaceae) có 20 loài

Các loài cây ngập mặn chủ yếu là những loài đặc trưng, đóng vai trò chủ đạo,cùng với
những loài cây ngập mặn tham gia cấu trúc nên thảm thực vật RNM Cần Giờ[15]. Vì vậy
chúng tôi giới hạn điều tra, khảo sát trong nhân dân về công dụng làm thuốc của những loài
cây ngập mặn chủ yếu và những cây ngập mặn tham gia.
Stt
(1)

1
2

3
4
5
6
7
8

Bảng 1.1. Danh lục các loài cây ngập mặn chủ yếu
Tên khoa học
Tên Việt Nam
(2)
(3)
Phylum 1. Polypodiophyta
Ngành Dương xỉ
Fam. 1. Pteridaceae
Họ Ráng
Acrostichum aureum L.
Ráng đại
A. speciosum (Fée) C. Presl
Ráng đại thanh

Phylum 2. Magnoliophyta
Ngành Mộc lan
Class Magnoliopsida
Lớp Mộc lan
Fam. 2. Acanthaceae
Họ Ô rô
Acanthus ebracteatus Vahl
Ô rô (hoa trắng)
A. ilicifolius L.
Ô rô (hoa tím)
Fam. 3. Aizoaceae
Họ Rau đắng
Sesuvium portulacastrum (L.) L.
Rau sam biển
Fam. 4. Avicenniaceae
Họ Mấm
Avicennia alba Blume
Mấm trắng
Avicennia marina (Forssk.) Vierh.
Mấm biển
A. officinalis L.
Mấm đen
Fam. 5. Bignoniaceae
Họ Đinh

9

Dolichandrone spathacea (L.f.) Seem.

Quao nước


10
11

Fam. 6. Combretaceae
Lumnitzera littorea (Jack) Voigt
L. racemosa Willd.
Fam. 7. Euphorbiaceae

Họ Bàng
Cóc đỏ
Cóc trắng
Họ Thầu dầu

14


12
13
14
15
(1)
16
17
18
19
20
21
22
23

24
25
26
27
28
29
30
31
32
33

34
35
36

Excoecaria agallocha L.
Fam. 8. Meliaceae
Xylocarpus granatum J. Koenig
X. moluccensis (Lam.) M. Roem.
Fam. 9. Myrsinaceae
Aegiceras floridum Roem. & Schult.
(2)
A. corniculatum (L.) Blanco
Fam. 10. Rhizophoraceae
Bruguiera cylindrica (L.) Blume
B. gymnorhiza (L.) Lam.
B. parviflora (Roxb.) Wight & Arn. ex Griff
B. sexangula (Lour.) Poir.
Ceriops tagal (Perr.) C.B.Rob.
C. decandra (Griff.) W.Theob.

Kandelia candel (L.) Druce
K. obovata Sheue, H.Y. Liu & J. Yong
Rhizophora apiculata Blume
R. mucronata Lam.
R. stylosa Griff.
Rhizophora X lamarckiiMontr.
Fam. 11. Rubiaceae
Scyphiphora hydrophylacea C.F.Gaertn.
Fam. 12. Sonneratiaceae
Sonneratia alba Sm.
S. caseolaris (L.) Engl.
S. ovata Backer
Fam. 13. Sterculiaceae
Heritiera littoralis Aiton
Class Liliopsida
Fam. 14. Araceae
Cryptocoryne ciliata (Roxb.) Fisch. ex Wydler
Fam. 15. Arecaceae
Nypa fruticans Wurmb.
Phoenix paludosa Roxb.

Giá
Họ Xoan
Xu ổi
Xu sung
Họ Đơn nem
Sú (thẳng)
(3)
Sú (cong)
Họ Đước

Vẹt trụ
Vẹt dù
Vẹt tách
Vẹt đen
Dà vôi
Dà quánh
Trang
Trang
Đước đôi
Đưng, Đước bộp
Đước vòi, Đâng
Đước lai
Họ Cà phê
Côi
Họ Bần
Bần đắng
Bần chua
Bần ổi
Họ Trôm
Cui biển
Lớp Hành
Họ Ráy
Mái dầm
Họ Cau
Dừa nước, Dừa lá
Chà là biển

(Nguồn: Phạm Văn Ngọt và cộng sự, 2006)[15]
Stt
(1)


1

Bảng 1.2. Danh lục các loài cây ngập mặn tham gia
Tên khoa học
Tên Việt Nam
(2)
(3)

Phylum . Magnoliophyta
Class 1. Magnoliopsida
Fam. 1. Annonaceae
Annona glabra L.
Fam. 2. Apocynaceae
15

Ngành Mộc lan
Lớp Mộc lan
Họ Mãng cầu
Bình bát
Họ Trúc đào


2

Mướp xác

Cerbera odollam Gaertn.

(1)


(2)

(3)

17

Fam. 3. Asclepiadaceae
Gymnanthera oblonga (Burm.f.) P.S.Green
Sarcolobus globosus Wall.
Fam. 4. Asteraceae
Pluchea indica (L.) Lees.
Tridax procumbens(L.) L.
Melanthera biflora (L.) Wild
Fam. 5. Boraginaceae
Cordia cochinchinensis Gagnep.
Fam. 6. Combretaceae
Combretum quadrangulare Kurz
Fam. 7. Convolvulaceae
Ipomoea pes-caprae Roth
Fam. 8. Clusiaceae
Calophyllum inophyllum L.
Fam. 9. Euphorbiaceae
Glochidion littorale Blume
Fam. 10. Fabaceae
Subfam. 1. Caesalpinioideae
Intsia bijuga (Colebr.) Kuntze
Subfam. 2. Fabaoideae
Canavalia cathartica Thouars
Derris trifoliataLour.

Fam. 11. Lauraceae
Cassytha filiformis L.

Họ Thiên lý
Dây mũ
Dây cám
Họ Cúc
Lức Ấn
Cúc mui
Sơn cúc 2 hoa
Họ Vòi voi
Tâm mộc nam
Họ Bàng
Trâm bầu
Họ Khoai lang
Rau muống biển
Họ Măng cụt
Mù u
Họ Thầu dầu
Trâm bột, Bọt ếch
Họ Đậu
Phân họ Muồng
Gõ biển
Phân họ Đậu
Đậu biển
Cóc kèn
Họ Long não
Tơ xanh

18

19

Fam. 12. Lecythidaceae
Barringtonia acutangula (L.) Gaertn.
B. asiatica (L.) Kurz

Họ Chiếc
Chiếc
Chiếc vàng

20

B. racemosa (L) Spreng.

Tim lang

23

Fam. 13. Loranthaceae
Dendrophthoe pentandra (L.) Miq.
Viscum ovalifolium DC.
Fam. 14. Malvaceae
Hibiscus tiliaceus L.

Họ Chùm gởi
Chùm gởi
Chùm gởi lá
Họ Bông
Bụp tra


24

Thespesia populnea (L.) Sol. ex Corrêa

Tra lâm vồ

25

Fam. 15. Meliaceae
Aglaia spectabilis(Miq.) S.S.Jain & S.Bennet

Họ Xoan
Dái ngựa nước

4
5
6
7
8
9
10
11
12
13

14
15
16

21

22

(1)

26

(2)

(3)

Họ Cà phê
Lìm kìm

Fam. 16. Rubiaceae
Psychotria serpens L.
16


27
28
29
30

31
32
33
34
35
36
37

38
39
40
41
42
43
44
45
46

Fam. 17. Salvadoraceae
Azima sarmentosa (Blume) Benth. & Hook.f.
Fam. 18. Verbenaceae
Clerodendrum inerme (L) Gaertn.
Premna serratifolia L.
Fam. 19. Vitaceae
Cayratia trifolia (L.) Domin

Họ Chùm lé
Chùm lé
Họ Cỏ roi ngựa
Ngọc nữ biển
Vọng cách
Họ Nho
Dây vác

Class 2. Liliopsida
Lớp Hành
Fam. 20. Amaryllidaceae
Họ Thuỷ tiên

Crinum asiaticum L.
Náng, Chuối nước
Fam. 21. Araceae
Họ Ráy
Lasia spinosa (L.) Thwaites
Chóc gai
Fam. 22. Cyperaceae
Họ Cói
Fimbristylis quinquangularis (Vahl) Kunth
Cỏ chác
F. littoralis Gaudich.
Cỏ lông tượng
F. ferruginea (L.) Vahl
Mao thư sét
Cyperus elatus L.
U du
C. castaneus Willd.
Cú rơm
C. malaccensis Lam.
Cói
C. tegetiformis Roxb.
Lác chiếu
C. stoloniferus Retz.
Cỏ gấu biển
Fam. 23. Flagellaraceae
Họ Mây nước
Flagellaria indica L.
Mây nước
Fam. 24. Pandanaceae
Họ Dứa dại

Pandanus tectorius Parkinson ex Du Roi
Dứa gai
Fam. 25. Poaceae
Họ Hoà thảo
Cynodon dactylon (L) Pers.
Cỏ chỉ
Paspalum vaginatum Sw.
Cỏ san sát
Phragmites australis (Cav.) Trin. ex Steud.
Sậy
Sporoblus virginicus (L.) Kunth
Cỏ cáy
(Nguồn: Phạm Văn Ngọt và cộng sự, 2006)[15]

1.3. Những nghiên cứu về cây thuốcở rừng ngập mặn
1.3.1. Trên thế giới
Lịch sử nghiên cứu cây thuốc và vị thuốc đã xuất hiện cách đây hàng nghìn năm. Nước
ta cũng như nhiều nước trên thế giới (Trung Quốc, Nhật Bản, Triều Tiên, Ấn Độ…) đã chú
ý sử dụng cây thuốc trong phòng và chữa bệnh, đặc biệt phát triển rộng rãi ở các nước
phương Đông. Bên cạnh những cây thuốc ở trong nội địa thì cũng đã có nhiều công trình

17


nghiên cứu về thành phần hóa học và công dụng làm thuốc của những loài cây ngập mặn,
trong đó có:
Công trình nghiên cứu của Crévost và Pételot (1928 - 1935), đã nghiên cứu và công
bố kết quả điều tra về tài nguyên thực vật ở Việt Nam và Đông Dương, trong đó có mô tả
thành phần hóa học của một số loài cây ở rừng ngập mặn [53].
Năm 1996 nhóm tác giả Premanathan M. , Nakashima H. , Kathiresan K. , Rajendran

N., Yamamoto N. thuộc Khoa Vi sinh vật, Trường Đại học Y Yamanashi, Nhật Bản đã công
bố khả năng chống lại HIV trên dòng tế bào MT-4 của các loài thực vật ngập mặn thuộc họ
Đước Rhizophoraceae trong công trình “In vitro anti human immunodeficiency virus
activity of mangrove plants” [40].
Nhóm tác giả Premanathan, Kathiresan, Yamamoto, Nakashima (1999)cũng đã nghiên
cứu chiết xuất polysaccharide với natri cacbonat 1% từ vỏ cây Đước xanh Rhizophora
mucronata, kết quả cho thấy hợp chất này có khả năng chống lại HIV trong bước đầu tiên
của quá trình hấp phụ vào tế bào MT-4 [41].
Bunyapraphatsara và các cộng sự (2003) đã có công trình nghiên cứu về khả năng
chống ôxy hóa của 32 loài thực vật ngập mặn. Trong đó chiết xuất từ lá đài cây Bần chua
Sonneratia caseolaris có hoạt tính chống oxy hóa mạnh nhất, theo sau đó là chiết xuất từ đài
hoa cây Bần trắngS. alba, hạt của Cynometra ramiflora, vỏ quả và cành của Xylocarpus
rumphii, trụ mầm của Bruguiera parviflora, Ceriops decandra, C. tagal, Rhizophora
mucronata[35].
Năm 2010, Nabeel và cộng sự trong công trình “Antidiabetic activity of the mangrove
species Ceriops decandra in alloxan-induced diabetic rats”, đã công bố khả năng trị đái tháo
đường của Ceriops decandra -một loài cây ngập mặn [37].
Ở Ấn Độ, Abeysinghe (2010) đã nghiên cứu khả năng kháng Staphylococcus aureus
và Proteus sp. từ dịch chiết từ lá và vỏ cây của các loài Avicennia marina, A. officinalis,
Bruguiera sexangula, Exoecaria agallocha, Lumnitzera racemosa, Rhizophora apiculata
trong các dung môi petroleum ether, ethyl acetate, ethanol vànước. Kết quả cho thấy phần
lớn các dịch chiết đều cho khả năng kháng lại cả hai chủng vi khuẩn này. Nghiên cứu này
cũng cho thấy dịch chiết từ các loài cây ngập mặn có khả năng kháng Staphylococcus
aureusmạnh hơn Proteus sp.[24].
Thử nghiệm hoạt tính từ dịch chiết vỏ và lá của cây Dà vôi (Ceriops tagal) của
Arivuselvan và các cộng sự (2011), kết quả cho thấy dịch chiết trong methanol có hoạt tính
18


mạnh, kháng lại chủng vi khuẩn Vibrioalginolyticusgây bệnh trên tôm, cá, ngang với hoạt

tính của Streptomycin [28].
Năm 2011, Ravikumarvà cộng sựđã nghiên cứu khả năng chống trùng sốt rét
Plasmodium falciparum của dịch chiết ethanol vỏ cây từ năm loài thực vật ngập mặn là
Bruguiera cylindrica, Ceriops decandra, Lumnitzera racemosa, Rhizophora apiculata,và
Rhizophora mucronata, trong đó hoạt tính ức chế của R. mucronatalà cao nhất (IC (50) =
62,18 μg/ml) [42].
Theo Sumithravà cộng sự (2011) chiết xuất từ lá cây Mấm đen Avicennia officinaliscó
khả năng kháng viêm, nhóm tác giả cũng đã chứng minh khả năng kháng viêm của
Avicennia officinalis là do có sự hiện diện của betulinicacid trong thành phần của dịch chiết
[47].
Nghiên cứu về khả năng kháng khuẩn của loài Ráng đại Acrostichum aureumcủa tác
giả Thomas (2011) cho thấy dịch chiết từ lá khô trong methanol và aceton của loài này có
khả năng kháng lại chủng vi khuẩn Pseudomonas aeruginosa đề kháng với Amoxicilin và
Chloramphenicol. Theo tác giả sự có mặt của flavonoid và phenol trong cây ở nồng độ cao
là tác nhân kháng lại chủng vi khuẩn trên [48].
Ở Thái Lan, Neamsuvan và các cộng sự (2011) đã tiến hành điều tra, khảo sát các cây
thuốc của RNM ở tỉnh Songkhla. Kết quả đã ghi nhận được 110 loài thuộc 100 chi, 51 họ có
công dụng làm thuốc. Trong đó có 69 loài chỉ mọc ở các rừng sát biển, 35 loài chỉ mọc ở
vùng rừng ngập mặnvà 6 loài gặp ở cả hai khu vực [39].
Shilpivà các cộng sự (2012) trong công trình “Antinociceptive, anti-inflammatory, and
antipyretic activity of mangrove plants: a mini review” đã thống kê từ các công trình nghiên
cứu trước đó trên thế giới, có 17 loài thực vật rừng ngập mặn có khả năng giảm đau, hạ sốt,
chống viêm [45].
Trong giai đoạn hiện nay, cùng với việc sử dụng Tây y để chữa bệnh đang ngày càng
phổ biến thì những cây thuốc, bài thuốc dân gian đang ngày càng bị mai một, bên cạnh đó
vấn đề suy giảm đa dạng sinh học đang là một vấn đề nóng bỏng. RNM có vai trò cực kì to
lớn đối với sự sinh tồn của hàng triệu người. Do đó chính phủ các nước, nơi có rừng ngập
mặn, đang rất quan tâm khôi phục, bảo tồn loại rừng này. Việc nghiên cứu về các thành
phần dược chất và công dụng làm thuốc của các loài cây ngập mặn là một việc làm rất có ý
nghĩa, làm nâng cao giá trị của RNM, nâng cao ý thức bảo vệ tài sản quý giá này của người

dân.
19


1.3.2. ỞViệt Nam
Ở Việt Nam, cho đến nay cũng đã có một số công trình nghiên cứu về các loài cây
thuốc ở rừng ngập mặn, có thể kể đến như:
Trong công trình “Rừng ngập mặn Việt Nam”, Phan Nguyên Hồng và cộng sự (1999)
cho biết trong số các loài cây ngập mặn đã được thống kê ở Việt Nam thì có 21 loài cây
dùng làm thuốc. Trong nhóm công dụng chữa bệnh của các loại cây ngập mặn mà tác giả đã
sưu tầm đượcthì chữa bỏng nhờ tanin là công dụng phổ biến nhất.Theo các tác giả, các loại
cây ngập mặn là nguồn cung cấp tanin có chất lượng cao, dùng trong công nghệ dược
phẩm.Lượng tanin có nhiều trong vỏ của các loại cây như Đước, Vẹt, Trang và Dà [9].
Trong tài liệu “Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam” (2004), Đỗ Tất Lợi đã trình
bày khá cụ thể 13 loài câyrừng ngập mặn có tác dụng làm thuốc. Trong đó có loàiÔ rô
(Acanthus ilicifolius L.) chữa mụn nhọt, tê thấp; Mắm biển (Avicennia marina), Mắm đen
(A. officinalis) dùng đuổi muỗi, trị vết loét, Cóc kèn (Derris trifoliata Lour.) dùng làm thuốc
cầm máu và chữa lành vết thương[11].
Trong báo cáo tại Hội nghị Sinh thái và Tài nguyên sinh vật lần thứ 3 (2009), Phạm
Khánh Linh và Đỗ Thị Xuyến đã thống kê có 7 loài cây ngập mặn chủ yếu tại Vườn Quốc
gia Bái Tử Long, tỉnh Quảng Ninh, trong số đó có nhiều cây được sử dụng để làm thuốc
như: Quao nước (Dolichandrone spathacea(L.f.) Seem.), Cóc trắng (Lumnitzea racemosa
Willd.), Xu ổi (Xylocarpus granantumJ. Koening) [10].
Nguyễn Thị Hoài Thu và cộng sự (2011) đã cô lập được từ lá cây Bần trắng
Sonneratia alba trong eter dầu hỏa 6 hợp chất hóa học bao gồm acid oleanolic, betulin, acid
betulinic, acid alphitolic, methyl gallat và 5-hydroxymethylfurfural. Trong đó, acid
oleanolic hiện diện với hàm lượng cao, khoảng 0.15% so với bột lá khô. Cấu trúc hóa học
của các hợp chất được xác định dựa trên các phương pháp phổ nghiệm kết hợp so sánh với
số liệu trong các nguồn tài liệu. Kết quả nghiên cứu của nhóm tác giả cũng cho thấy acid
oleanolic có hoạt tính mạnh kháng HIV và kháng ung thư [21].


20


A

B

Hình 1.1. Công thức cấu tạo của acid oleanolic (A) và acid betulinic (B)
(Nguồn Nguyễn Thị Hoài Thu và cộng sự, 2011)[21]

Lê Thanh Phước và Từ Minh Tỏ (2012), trường Đại học Cần Thơ, đã có công trình
nghiên cứu thành phần hóa học trong dịch chiết của vỏ rễ cây Bần chua
Sonneratiacaseolaris. Qua đó, tác giả đã cô lập được hai hợp chất là: lupeol (C30H50O) và
betulinaldehide (C30H50O2) [16].

Hình 1.2. Công thức cấu tạo của
betulinaldehyde
B
0

Hình 1.3. Công thức cấu tạo lupeol
B
1

(Nguồn Lê Thanh Phước, Từ Minh Tỏ, 2012) [16]

Betulinaldehyde là một triterpen được tìm thấy trong các loài thực vật, có khả năng
kháng một số loại vi khuẩn như: Basillus subtilis, Escherichia coli, Pseudomonas
aeruginosa (Shoeb và cộng sự, 2005)[46], gây độc đối với tế bào trên màng bụng của chuột

(Bacab và cộng sự, 2001)[29]. Ngoài ra nó còn là hợp chất quan trọng để tổng hợpbetulinic
acid và các dẫn xuất của betulin, một trong những hợp chất có thể dùng đểđiều trị các bệnh
khó chữa trị như: ung thư và HIV (Yogeeswari và cộng sự, 2005)[51].

21


Nghiên cứu in vitro và cận lâm sàng đối với động vật chothấy lupeol có khả năng
kháng viêm, kháng vi trùng, ức chế sinh trưởng của tế bàoung thư đầu và cổ, làm hạ
cholesterol. Lupeol cũng được thử nghiệm trên cơ thểsống, như một phương thuốc điều trị
cho thấy có thể chữa lành vết thương, tiểuđường, tim mạch, thận, viêm khớp. Đáng chú ý là
lupeol có khả năng trị bệnh chọnlọc ít gây ảnh hưởng đối với tế bào lành bệnh (Trích dẫn từ
Lê Thanh Phước, Từ Minh Tỏ, 2012) [16].
Võ Văn Chi trong bộ “Từ điển cây thuốc Việt Nam” (2012) đã mô tả công dụng làm
thuốc của nhiều loài cây ngập mặn như Bần chua (Sonneratiacaseolaris (L.)Engl.), Đước
đôi (Rhizophora apiculataBlume), Vẹt dù (Bruguiera gymnorhiza(L.) Lam.), Quao nước
(Dolichandrone spathacea(L.f.) Seem.).Đây được xem là công trình mô tả về hình thái, sinh
thái, phân bố và công dụng làm thuốc của các câyrừng ngập mặn với số lượng lớn nhất ở
Việt Nam [6].
Nhìn chung đến nay, việc nghiên cứu về cây thuốc ở rừng ngập mặn trên thế giới và
Việt Nam đang ngày càng được quan tâm, nhiều nghiên cứu trên các dịch chiết từ các loài
thực vật này có khả năng chống lại một số virus và vi khuẩn gây bệnh. Tuy nhiên những
công trình thống kê về kinh nghiệm sử dụng cây thuốc từ người dân thì lại khá hạn chế. Đặc
biệt đến nay, vẫn chưa có công trình nào nghiên cứu về cây thuốc và kinh nghiệm sử dụng
các loài cây thuốc ở KDTSQ RNM Cần Giờ.Đây cũng là cơ sở để chúng tôi tiến hành đề tài
này.

22



CHƯƠNG 2: ĐỊA ĐIỂM VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. Thời gian nghiên cứu và địa điểm thu mẫu
2.1.1. Thời gian nghiên cứu
Việc thu mẫu được tiến hành qua 3 đợt khảo sát thực địa:
- Đợt 1: từ ngày 18 đến ngày 19 tháng 1 năm 2013
- Đợt 2: từ ngày 9 đến ngày 10 tháng 3 năm 2013
- Đợt 3: từ ngày 16 đến ngày 17 tháng 3 năm 2013
Việc phỏng vấn người dân được tiến hành trong 3 đợt:
- Đợt 1: từ ngày 23 đến ngày 24 tháng 03 năm 2013
- Đợt 2: từ ngày 13 đến ngày 14 tháng 04 năm 2013
- Đợt 3: từ ngày 18 đến ngày 19 tháng 05 năm 2013
Các mẫu thực vật được thu thập theo các tuyến điều tra, sau đó tiến hành thử hoạt tính
kháng khuẩn trong tháng 5, 6, 7 năm 2013.
2.1.2. Địa điểm thu mẫu
Mẫu được thu hái theo các tuyến điều tra ở KDTSQ RNM Cần Giờ:
Bảng 2.1. Tọa độ các tuyến điều tra
Tuyến 1
Tuyến 2
Tuyến 3
Tuyến 4
Tuyến 5

Tọa độ đầu
10°36'32.62"N 106°49'54.40"E
10°34'12.38"N106°48'45.17"E
10°31'57.91"N 106°50'19.93"E
10°29'54.12"N 106°52'11.36"E
10°29'10.30"N 106°52'24.58"E

Tọa độ cuối

10°36'58.27"N 106°50'35.51"E
10°34'09.26"N106°47'55.95"E
10°29'25.89"N 106°47'54.87"E
10°29'31.46"N 106°56'51.63"E
10°25'57.94"N 106°53'17.87"E

23

Chiều dài
3,8 km
4,33 km
8 km
15 km
6,5 km


×