SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
MỘT SỐ KINH NGHIỆM VỀ VIỆC CHỮA
CÁC LỖI TRONG BÀI LÀM VĂN CỦA HỌC
SINH TRUNG HỌC PHỔ THÔNG
I/LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI.
1.Tính cấp thiết của đề tài:
Hiện nay trong các trường phổ thông, chất lượng học tập môn văn chưa
cao.Ở trường trung học cơ sở (THCS), học sinh đã được học kĩ môn Tiếng
Việt, Làm văn, nhưng học sinh khi làm bài viết vẫn mắc nhiều lỗi : sai chính tả,
dùng từ không chính xác, viết câu không đúng ngữ pháp tiếng Việt, chưa biết
xây dựng đoạn văn, chép sai dẫn chứng...Ở trung học phổ thông (THPT), tình
trạng này vẫn còn khá phổ biến.Số học sinh đạt loại khá giỏi môn văn còn
tương đối ít. Nguyên nhân dẫn đến chất lượng học tập môn Văn chưa cao là do
chương trình môn Văn quá tải, nặng nề, chưa tạo được sự hứng thú học tập cho
học sinh. Do hạn chế về thời gian, về trang thiết bị dạy học...nhiều giáo viên
phải dạy cho nhanh để kịp chương trình. Học sinh còn học lệch, học tủ, có xu
hướng thiên về các môn tự nhiên, hy vọng sau này thi được vào nhiều trường
Đại học, Cao đẳng và trung học chuyên nghiệp. Khi ra trường dễ tìm được việc
làm ở các doanh nghiệp nhà nước và tư nhân. Nhiều học sinh lười học, học tập
đối phó để lấy điểm trung bình, chưa thật sự say mê môn văn, làm một cách
máy móc, thiếu sáng tạo ( trong khi đó môn văn là môn đòi hỏi tư duy hình
tượng, tư duy sáng tạo). Một số học sinh mất căn bản về môn Làm văn, tiếng
Việt ở THCS vào trường THPT chất lượng học tập môn Văn cũng không được
nâng cao bao nhiêu. Một số học sinh lớp 10 còn “ sáng tạo” ra những từ không
đúng chuẩn, câu văn không đúng ngữ pháp tiếng Việt. Cho nên, việc nâng cao
chất lượng môn Văn cho học sinh THPT là rất cần thiết.
Mục tiêu của môn Làm văn là: hoàn chỉnh các tri thức về làm văn cho học
sinh; củng cố và hoàn thiện các kỉ năng tao lập văn bản, góp phần bồi dưỡng
nhân cách, rèn luyện năng lực, tư duy sáng tạo, nâng cao khả năng xúc cảm
thẩm mỹ trước những vẻ đẹp của cuộc sống; tạo cho học sinh làm tốt môn làm
văn ở THPT. Mỗi bài của học sinh nạp cho thầy cô giáo là một phần tâm hồn,
trí tuệ của các em thể hiện qua ngôn ngữ và lập luận của bài văn. Có những bài
văn hay, sáng tạo, diễn đạt mạch lạc cần được phát huy, khen ngợi. Nhưng
cũng có những bài văn của học sinh còn sai chính tả, dùng từ không đúng
chuẩn mực, ý nghèo nàn, diễn đạt lủng củng, chưa biết xây dựng đoạn văn.
Trong hoạt động chấm trả bài của giáo viên THPT còn mất nhiều thời gian và
công sức cho việc đánh giá kiến thức chữa các lỗi, ghi lời phê. Để hạn chế các
lỗi trong bài Làm văn của học sinh, người giáo viên cần giúp học sinh rèn luyện
tư duy, rèn luyện cách viết văn: viết đúng chính tả, dùng từ chính xác, viết câu
đúng cấu trúc, xây dựng những đoạn văn hoàn chỉnh, từ đó giúp học sinh xây
dựng tốt một văn bản. Đó là bài viết của các em.
2.Tính mới của đề tài.
Việc chữa các lỗi trong bài làm văn của học sinh THPT là một hoạt động
thường xuyên của các giáo viên THPT. Người giáo viên không chỉ chữa các lỗi
trong bài viết, mà đối với giáo viên có nhiều tâm huyết, còn chữa các lỗi trong
bài 15 phút của học sinh, sửa các lỗi về phát âm, dùng từ...của học sinh khi
kiểm tra miệng, khi học sinh phát biểu ý kiến. Do thời gian hạn hẹp, chương
trình giảng dạy và học tập tương đối nặng, nhiều giáo viên chưa dành nhiều
thời gian và công sức vào việc tìm hiểu các lỗi cụ thể trong bài làm văn của học
sinh, trong giờ trả bài viết chỉ nêu vài câu sai về ngữ pháp, về ý nghĩa, gọi học
sinh tìm chỗ sai và nêu cách sửa.Việc chữa các lỗi trong bài làm văn của học
sinh còn mang tính hình thức, chưa có hiệu quả cao.Trong các bài làm văn tại
lớp và ở nhà, trong các bài thi học kì của học sinh còn rất nhiều kiểu lỗi về
dùng từ, sai chính tả, diễn đạt lủng củng, lạc ý...Nhiều giáo viên chưa chú ý đến
việc chữa nhiều câu sai trong cùng một đoạn văn ( chữa các lỗi trong đoạn văn),
chưa chú ý đến sự liên kết giữa các câu trong đoạn sự liên kết giữa các đoạn
trong bài làm văn.
Trong đề tài này, người viết nêu lên một số kiểu lỗi thường gặp trong bài
làm văn của học sinh ở trường THPT. Qua thực tế tìm hiểu, phân tích, sửa chữa
nhiều câu văn, đoạn văn có chứa nhiều lỗi của học sinh trong mấy năm gần
đây.Người viết cũng tìm ra nguyên nhân sai và nêu lên cách chữa các lỗi mà
học sinh mắc phải.Tác giả có chép lại các câu văn, đoạn văn đã chữa lại để
đồng nghiệp cùng tham khảo.
II.THỰC TRẠNG TRƯỚC KHI THỰC HIỆN CÁC GIẢI PHÁP CỦA
ĐỀ TÀI:
1.Thuận lợi:
Vấn đề nâng cao chất lượng dạy và học môn Văn luôn được sự quan tâm
rộng rãi của các ban nghành, nhà trường, giáo viên và cha mẹ học sinh. Sở Giáo
Dục và Đào Tạo tỉnh Đồng Nai đã tổ chức các hội nghị chuyên đề nhằm nâng
cao chất lượng dạy và học ở trường THPT, tổ chức hội giảng cấp tỉnh trong
nhiều năm, tuyên dương những giáo viên đạt giáo viên dạy giỏi cấp tỉnh. Ban
giám hiệu nhà trường, tổ chuyên môn có nhiều đổi mới trong việc tổ chức trong
các buổi họp tổ chuyên môn, bàn đến những vấn đề cấp thiết về chuyên môn,
không nặng về các thủ tục hành chính.
Đội ngũ giáo viên trong tổ chuyên môn nhiệt tình có nhiều kinh nghiệm trong
giảng dạy, tâm huyết với nghề, luôn mong muốn nâng cao chất lượng dạy và
học môn Ngữ văn nói chung, nâng cao chất lương bài làm văn của học sinh nói
riêng.
Bản thân tôi có kinh nghiệm dạy học nhiều năm toàn khối 10-11-12, luôn tiếp
cận với chương trình mới, các kiến thức mới, cập nhật các thông tin qua sách,
báo, đồng nghiệp, làm giám khảo chấm thi tốt nghiệp.Chất lượng giảng dạy cao
đã từng đạt chiến sĩ thi đua cấp cơ sở.
Tôi luôn được sự động viên, giúp đỡ của Ban giám hiệu nhà trường, đồng
nghiệp, sự yêu mến của học sinh và phụ huynh học sinh.
Những thuận lợi trên giúp tôi luôn hoàn thành nhiệm vụ chuyên môn đã được
giao.
2.Khó khăn:
Trình độ học sinh trong trường không đồng đều. Nhìn chung học sinh được
tuyển vào năm lớp 10 đều không qua xét tuyển. Đa số học sinh chỉ đạt học lực
trung bình, trung bình yếu, lượng khá giỏi thì rất ít. Học sinh chưa có tinh thần
ham học hỏi, còn chủ quan lơ là trong học tập. Vì vậy trong mỗi lớp học, học
lực của học sinh chưa đồng đều .Có những học sinh đạt trình độ khá, giỏi
nhưng đa số là học sinh có trình độ trung bình yếu rất nhiều, chưa có sự tiến bộ
trong học tập. Nhiều học sinh có ý thức phấn đấu chưa cao, bằng lòng với học
lực trung bình. Một số học sinh lại còn học tập lơ là, ham chơi chưa tập trung
nghe giảng, thụ động. Nhiều học sinh giành thời gian cho các môn khoa học tự
nhiên, ôn thi vào đại học môn văn chỉ mong đạt 5 điểm.
Học sinh còn ảnh hưởng trên mạng viết câu thiếu thành phần, dùng từ chưa
chuẩn xác, diễn đạt chưa mạch lạc, hấp dẫn. Học sinh lớp 10 viết những bài
văn có tính sáng tạo, nhưng trong bài văn của các em còn ảnh hưởng nhiều của
phim ảnh nước ngoài, những câu chuyện được đọc trên báo chí, hoặc “ sáng
tạo” ra bằng cách nói sai sự thật về bản thân (cha chết, mẹ mắc bệnh hiểm
nghèo, bị gãy chân phải nằm bệnh viện, được một bà nhà giàu làm con nuôi....)
Một số giáo viên trong giảng dạy và đánh giá kết quả của học sinh còn khắt
khe, thiếu sáng tạo, chưa động viên được tính tích cực, chủ động của học sinh.
3.Số liệu thống kê:
Khi thực hiện phương pháp mới trong các giờ trả bài của học sinh, chất
lượng bài viết của học sinh được nâng cao. Học sinh ít mắc các lỗi trong bài
làm.
Chất lượng giảng dạy và học môn văn trong những năm gần đây .
( Căn cứ vào số học sinh đạt điểm 5 trở lên trong thi học kì I năm học 20102011).
Lớp
10a 7
10a 9
12a 6
12a7
Sỉ số
40
38
38
40
Chất lượng thi học kì I
Trên 5
19
48%
17
45%
17
45%
19
48%
5
7
6
7
Khá- giỏi.
12.5%
18 %
16 %
17.5%
III.NỘI DUNG ĐỀ TÀI.
1.Nội dung:
Tsecnưsepxky từng nói: Những kết luận khoa học như những thỏi vàng chỉ
lưu hành trong một phạm vi nhỏ hẹp, còn tri thức từ tác phẩm văn học như
những đồng tiền nhỏ dễ lưu thông, len lõi đến mọi người”. Những giáo viên
môn văn ở trường THPT có nhiệm vụ truyền đạt những tri thức từ tác phẩm văn
học, từ bộ môn làm văn và Tiếng Việt đến học sinh. Đồng thời, người giáo viên
tiếp nhận những thông tin phản hồi từ phía học sinh qua các bài kiểm tra, đánh
giá chất lượng học tập môn văn, để có những phương pháp giảng dạy phù hợp,
nâng cao chất lượng bài làm văn của học sinh. Người giáo viên còn phải trân
trọng, phát huy sự sáng tạo của học sinh, khuyến khích các em rèn luyện để viết
những bài văn hay, không chấp nhận sự bình thường, bởi vì “ bình thường là
cái chết của nghệ thuật” (Huy gô).Trong thực tế giảng dạy, nhiều học sinh “
không viết được nhiều đoạn văn hay, nhiều bài văn tốt”, có những câu văn
đúng của học sinh đã bị “ giáo viên cho là những câu sai”, “ngữ pháp nhà
trường lâu nay chỉ dạy đến câu. Câu được coi là đơn vị cuối cùng của việc
nghiên cứu và giảng dạy.Cho nên, khi dạy làm văn, phải động chạm đến những
vấn đề thuộc lĩnh trên câu như chuỗi câu, đoạn văn, v.v. thì cả học sinh lẫn
giáo viên đều tỏ ra lúng túng” (Nguyễn Quang Ninh).
Một số nhà khoa học còn thấy được tình trạng một bộ phận học sinh sinh phổ
thông và nhân dân phát âm chưa đúng chuẩn, viết sai chính tả, đề ra cách giải
quyết “ chỉ có một cách tốt nhất là phải có những quy định thống nhất trên cơ
sở thực tế của hoạt động ngôn ngữ, cụ thể là hoạt động lời nói của tiếng Việt (
Trần Trí Giỏi).Diệp Quang Ban đưa ra những nguyên tắc cơ bản của việc dùng
từ là: dùng từ phải chính xác, dùng từ phải giản dị, dùng từ phải có hình
ảnh.Mục đích là để giúp học sinh tránh các lỗi trong dùng từ, giữ gìn sự trong
sáng của tiếng Việt.
Từ những quan điểm của các nhà khoa học ở trên, chúng ta thấy việc chữa
các lỗi trong bài làm văn của học sinh trung học phổ thông là rất cần thiết. Dựa
vào các quan điểm nghiên cứu của các nhà khoa học và qua thực tiễn giảng dạy
của bản thân, người viết xin nêu lên một số kinh nghiệm về việc chữa các lỗi
trong bài làm văn của học sinh trung học phổ thông.
2.Nội dung, biện pháp thực hiện các giải pháp của đề tài.
2.1.1: Các loại lỗi chính tả.
Một số học sinh chưa chăm, viết vội vàng, cẩu thả, sau khi làm bài xong
không đọc lại bài nên không phát hiện ra những lỗi viết nhầm dấu, thiếu dấu,
thiếu nét, thiếu dấu chấm câu khi qua hang...Trong một số trường hợp, những
lỗi kiểu này khiến người đọc hiểu sai nghĩa của từ ngữ, hiểu không đúng ý định
của người viết.
Ví dụ1: Dẫn chứng trong bài viết của học sinh lớp 10:
Kiêu căng sắc sảo mặn mà
So bì tài sắc vẫn là phần hơn.
Trong dẫn chứng trên, ở câu thơ thứ nhất học sinh đã viết sai chính tả, do
không đọc lại bài viết để chỉnh sửa lại. Hai chữ “ kiêu căng” dễ gây hiểu nhầm
là một tính từ mang ý nghĩa chê bai về tính nết của con người, dẫn đến ý nghĩa
của cả câu thơ bị sai.
Sửa lại câu thơ thứ nhất thành “Kiều càng sắc sảo mặn mà”. “Kiều” ở đây là
Thúy Kiều, nhân vật chính trong tác phẩm “ Truyện Kiều’ của Nguyễn Du. Ở
câu thơ thứ hai, học sinh đã chép sai từ “ so bề” thành “so bì” mang ý nghĩa so
đo, ganh tị. Câu thơ thứ hai phải sửa lại là “ So bề tài sắc lại là phần
hơn”.Nguyễn Du so sánh tài sắc của Thúy Kiều hơn hẳn Thúy Vân.
Ví dụ 2: Trong một bài làm văn, học sinh lớp 10 viết:
Bà lão thấy một cô gái xinh đẹp, từ trong quả thịt bước ra.
Học sinh này viết nhầm từ “ quả thị” thành “quả thịt” mà không đọc lại bài làm
văn nên không phát hiện ra chỗ sai, làm mất giá trị thẩm mỹ của hình tượng
văn học
Câu sửa lại:
Một bà lão thấy một cô gái xinh đẹp, từ trong quả thị bước ra.
Ví dụ 3:Dẫn chứng trong một bài viết của học sinh lớp 12:
Ngày xuân mơ nở trăng rừng
Nhớ người đang nói chuốt từng sợi giang.
Trong câu thơ thứ nhất , học sinh đã viết sai từ “ trắng” ( tính từ chỉ màu sắc
của hoa mơ) thành “ trăng” (danh từ) do thiếu dấu sắc làm sai nội dung của câu
thơ.
Trong câu thơ thứ hai, học sinh đã viết từ “ đan nón” (“đan” là động từ, “nón”
là danh từ) thành “ đang nói” ( dể hiểu nhầm là đang nói chuyện), làm giảm giá
trị nội dung của câu thơ, chưa thấy được vẻ đẹp của con người Việt Bắc: cần
cù, chăm chỉ lao động.
Chép lại câu thơ cho đúng nguyên văn:
Ngày xuân mơ nở trắng rừng
Nhớ người đan nón chuốt từng sợi giang.
Để khắc phục loại lỗi viết thiếu nét, nhầm dấu, nhầm chữ...Người giáo viên cần
rèn luyện cho học sinh thói quen viết bài cẩn thận, tập trung suy nghĩ để làm
bài, khi làm bài xong nên đọc lại một, hai lần để chữa các lỗi.
2.1.2: Lỗi do cách phát âm của địa phương.
Kiểu lỗi này thường gặp ở những học sinh yếu, ý thức học tập chưa cao,
chưa rèn luyện viết đúng chính tả tiếng Việt.
Ví dụ:
Một số lỗi trong bài làm văn của học sinh.
-Mẹ con Cám lừa bắt cá bóng ăn thịt.
-Hồ Xuân Hương hai lần làm lẻ, hai lần góa chồng.
-Nhà thơ đã tố cáo xã hội phong kiến mủn rủn
Trong các ví dụ trên, học sinh đã viết sai chính tả các từ “ cá bống” thành “ cá
bóng”, “ làm lẽ ”thành “làm lẻ” ( đơn lẻ, lẻ loi); “mục ruỗng” thành “mủn rủn”.
Nguyên nhân là do các em phát âm sai, khi viết lại không tuân theo những quy
định của chính tả tiếng Việt.
Sửa các lỗi chính tả trong ví dụ trên:
-Mẹ con Cám lừa bắt cá bống ăn thịt.
-Hồ Xuân Hương hai lần làm lẽ, hai lần góa chồng.
-Nhà thơ đã tố cáo xã hội phong kiến mục ruỗng.
2.1.3:Lỗi do không nắm được cách ghi âm của chữ quốc ngữ.
Trong tiếng Việt, có một số phụ âm có cách đọc giống nhau nhưng thể hiện
trên chữ viết khác nhau.Một số học sinh do không nắm vững quy tắc ghi âm
của chữ quốc ngữ nên thường viết sai lỗi chính tả.
Ví dụ:
-APhủ ném con quoay vào mặt ASử.
-Tôi nhớ về ngôi trường yêu giấu, nơi tôi đã học bốn năm qua.
-Bác giành tình thương cho nhân dân lao động bị áp bức
(Bài làm của một học sinh)
Ở các ví dụ trên, học sinh đã viết sai từ “con quay” thành “con quoay” (thừa
chữ o), “yêu dấu” thành “yếu giấu”, “dành” thành “giành”.
Viết sai chính tả dẫn đến sai nghĩa của từ, để tránh kiểu lỗi này, giáo viên cần
hướng dẫn học sinh viết chính tả trong các giờ trả bài làm văn, giới thiệu học
sinh tham khảo thêm sách “ Từ điển chính tả tiếng Việt).
2.1.4 Viết sai các danh từ:
Một số học sinh có thói quen không viết hoa các danh từ riêng như tên
người, tên dân tộc, tên địa danh....Có một số học sinh lại viết hoa tùy tiện các
danh từ chung chỉ hoa lá, cây cỏ, động vật, đồ vật...
Ví dụ: Bài thơ “ việt bắc” được tố hữu viết vào tháng 10 năm 1954.
(Bài làm của một học sinh 12).
Trong ví dụ trên, học sinh không viết hoa các danh từ riêng, tên địa danh, tên
tác giả.
Chữa lại các lỗi chính tả trong câu văn trên:
Bài thơ “ Việt Bắc” được Tố Hữu viết vào tháng 10 năm 1954.
Ví dụ 2: Tùng, Trúc, Mai, Đào, Liễu sánh cùng rau muống, mồng tơi (.....).
(Bài làm của một học sinh 10).
Các từ chỉ các loài cây: tùng, trúc, mai, đào, liễu được viết hoa tùy tiện, dễ hiểu
lầm là những tên người.
Viết lại các từ ngữ đã chữa đúng trong câu trên: