Tải bản đầy đủ (.docx) (8 trang)

05 thi online cơ bản lý thuyết trọng tâm và bài tập về sắt và hợp chất của sắt p1

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (87.25 KB, 8 trang )

Thi online - CƠ BẢN- Lý thuyết trọng tâm và bài tập về
Sắt và hợp chất của sắt _p1
Câu 1 [26702]Trong các cặp kim loại sau: (1) Mg, Fe (2) Fe, Cu (3) Fe, Ag . Cặp kim loại khi tác dụng với
dung dịch HNO3 có thể tạo ra dung dịch chứa tối đa 3 muối ( không kể trường hợp tạo NH4NO3) là:
A. (1)

B. (1) và (2)

C. (2) và (3)

D. (1) và (2) và (3)

Câu 2 [39202]Hòa tan hết cùng 1 lượng Fe trong dd H2SO4 loãng(1) , và H2SO4 đặc nóng (2) thì thể tích khí
sinh ra trong cùng điều kiện là
A. A (1) bằng (2)

B. B (1) gấp đôi (2)

C. C (2) gấp rưỡi (1)

D. D (2) gấp ba (1)

Câu 3 [40517]
Cho các hợp kim sau: Cu-Fe (I); Zn-Fe (II); Fe-C (III); Sn-Fe (IV). Khi tiếp xúc với dung dịch chất điện li thì
các hợp kim mà trong đó Fe đều bị ăn mòn trước là:
A. I, II và III.

B. II, III và IV.

C. I, III và IV.


D. I, II và IV

Câu 4 [40785] Hoà tan a gam Cu và Fe (Fe chiếm 30% về khối luợng) bằng 50 ml dd HNO3 63% (D=
1,38g/ml). Sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thu đựơc chất rắn X cân nặng 0,75a gam, dd Y và 6,104 lít hỗn
hợp khí NO và NO2 (đkc). Cô cạn Y thì số gam muối thu được là
A. 75,150g

B. 62,100g

C. 37,575g

D. 49,745g

Câu 5 [49124] Cho m gam hỗn hợp X gồm Al, Fe, Zn, Mg (trong đó Fe chiếm 25,866% khối lượng) tác dụng
với dung dịch HCl dư giải phóng 12,32 lít H2 (đktc).Nếu cho m gam hỗn hợp X tác dụng với Cl2 dư thì thu được
m + 42,6 gam hỗn hợp muối. Giá trị của m là
A. 24,85 gam.

B. 21,65 gam.

C. 32,6 gam.

D. 26,45 gam.

Câu 6 [60895]ngâm một miếng sắt kim loại vào dung dịch H2SO4 loãng. Nếu thêm vào vài giọt dung dịch
CuSO4 thì sẽ có hiện tượng gì
A. lượng khí bay ra ít hơn
C. lượng khí bay ra nhiều hơn

B. lượng khí bay ra không đổi

lượng khí ngừng thoát ra (do Cu bám vào
D.
miếng sắt)

Câu 7 [60967]Tính chất vật lí nào dưới đây không phải là tính chất của Fe kim loại?
A.

Kim loại nặng, khó
nóng chảy.

B.

Màu vàng nâu, cứng
và giòn.

Câu 8 [67826]Tiến hành bốn thí nghiệm sau:
- Thí nghiệm 1: Nhúng thanh Fe vào dung dịch FeCl3;
- Thí nghiệm 2: Nhúng thanh Fe vào dung dịch CuSO4;
- Thí nghiệm 3: Nhúng thanh Cu vào dung dịch FeCl3;

C. Dẫn điện và nhiệt tốt.

D. Có tính nhiễm từ.


- Thí nghiệm 4: Cho thanh Fe tiếp xúc với thanh Cu rồi nhúng vào dung dịch HCl.
Số trường hợp xuất hiện ăn mòn điện hoá là:
A. 1

B. 2


C. 4

D. 3

Câu 9 [77191]Cho bột sắt dư vào dung dịch H2SO4 loãng thu được V lít H2 (đktc) và dung dịch có chứa m1 gam
muối. Mặt khác, cho bột sắt dư vào dung dịch H2SO4 đặc, nóng thu được V lít SO2 (đktc) và dd có chứa m2
gam muối. So sánh m1 và m2.
A. m1 = m2

B. m1 = 0,5m2

C. m1 > m2

D. m1 < m2

Câu 10 [115568]Hoà tan a gam Fe vào dung dịch HCl thu được 2,24 lít khí (ở đktc) và dung dịch D. Cô cạn
dung dịch D thu được m gam muối khan. Cho khối lượng muối trên vào 100ml dung dịch KMnO4 0,25M trong
H2SO4, sau phản ứng hoàn toàn thu V lít khí (ở đktc). Giá trị V là
A. 2,24.

B. 0,28.

C. 1,4.

D. 0,336.

Câu 11 [180487]Cấu hình nào sau đây là cấu hình thu gọn của nguyên tử nguyên tố sắt (Z = 26) ?
A. [Ar] 3d8


B. [Ar] 3d74s1

C. [Ar] 3d64s2

D. [Ar]3d54s24p1

Câu 12 [180488]Chọn câu trả lời đúng. Trong bảng tuần hoàn các nguyên tố hoá học, vị trí của nguyên tố Fe là
Số thứ tự 26, chu kỳ 4, nhóm VIIB, sắt là
nguyên tố kim loại nhóm B.
Số thứ tự 26, chu kỳ 4, nhóm VIIIB, sắt là
C.
nguyên tố kim loại nhóm B.

Số thứ tự 26, chu kỳ 4, nhóm VIB, sắt là
nguyên tố phi kim.
Số thứ tự 26, chu kỳ 4, nhóm VB, sắt là kim
D.
loại nhóm B.

A.

B.

Câu 13 [180490]Kim loại sắt có cấu trúc mạng tinh thể
A. lập phương tâm diện.

B. lập phương tâm khối.

C. lục phương.


D. lập phương tâm khối hoặc lập phương tâm diện.

Câu 14 [180493]Trong các phản ứng sau phản ứng nào sai:
A. Fe + 2HCldd → FeCl2 + H2

B. Fe + CuSO4dd → FeSO4 + Cu

C. Fe + Cl2 → FeCl2

D. 3Fe + 2O2 → Fe3O4

Câu 15 [180496]Nhúng các thanh Fe giống nhau lần lượt vào các dung dịch: AgNO3 (1), Al(NO3)3 (2),
Cu(NO3)2(3), Fe(NO3)3 (4). Các dung dịch có thể phản ứng với Fe là
A. 1 và 3

B. 1 và 2

C. 1,3 và 4

D. 1,2,3,4

Câu 16 [180498]Phản ứng nào sau đây đã được viết không đúng?
A. 3Fe + 2O2
C. 2Fe + 3I2

Fe3O4
2FeI3

B. 2Fe + 3Cl2
D. Fe + S


2FeCl3
FeS


Câu 17 [180500]Cho hỗn hợp Fe và Cu vào dung dịch HNO3 thấy thoát ra khí NO và NO2 thu được dung dịch
X và một phần kim loại Cu không tan. Muối trong dung dịch X là
A. Fe(NO3)2, Cu(NO3)2

B. Fe(NO3)2

C. Fe(NO3)3

D. Fe(NO3)3, Cu(NO3)2

Câu 18 [180501]Cho phản ứng: a Fe + b HNO3 → c Fe(NO3)3 + d NO + e H2O
Các hệ số a, b, c, d, e là những số nguyên, đơn giản nhất. Tổng (a + b) bằng:
A. 5.

B. 4.

C. 3.

D. 6.

Câu 19 [180505]Cho ít bột Fe vào dung dịch AgNO3 dư. Kết thúc phản ứng được dung dịch X. Dung dịch X
gồm muối
A. Fe(NO3)2

B. Fe(NO3)2; AgNO3


C. Fe(NO3)3; AgNO3

D. Fe(NO3)2; Fe(NO3)3

Câu 20 [180508]Cho Fe dư tác dụng với dung dịch HNO3 sau phản ứng dung dịch thu được chứa những chất
tan nào ?
A. HNO3; Fe(NO3)2

B. Fe(NO3)3

C. Fe(NO3)2

D. Fe(NO3)2 và Fe(NO3)3

Câu 21 [180510]Nhúng 1 lá sắt nhỏ vào dung dịch chứa 1 trong các chất sau: FeCl3, AlCl3, CuSO4, Pb(NO3)2,
NaCl, HCl, HNO3, H2SO4 (đặc, nóng), NH4NO3. Số trường hợp phản ứng tạo muối Fe(II) là
A. 5.

B. 6.

C. 3.

D. 4.

Câu 22 [180512]Sắt có Z = 26. Vị trí của nguyên tố Fe trong bảng tuần hoàn là:
A. Ô số 26, nhóm VIB, chu kì 4

B. Ô số 26, nhóm VIB, chu kì 3


C. Ô số 26, nhóm VIIIB, chu kì 4

D. Ô số 26, nhóm VIIIB, chu kì 3

Câu 23 [180514]Sắt có Z = 26. Cấu hình electron của Fe2+ là:
A. [Ar]3d44s2

B. [Ar]3d6

C. [Ar]3d54s1

D. 1s22s22p63s23p64s23d4

Câu 24 [180515]Thành phần nào của cơ thể người có nhiều sắt nhất ?
A. Tóc

B. Răng

C. Máu

D. Da

Câu 25 [180516]Nhận định nào không đúng về khả năng phản ứng của sắt với nước?
Ở nhiệt độ cao (nhỏ hơn 570oC), sắt tác dụng
với nước tạo ra Fe3O4 và H2.
Ở nhiệt độ lớn hơn 570oC, sắt tác dụng với
C.
nước tạo ra FeO và H2.
A.


Câu 26 [180520]Phản ứng nào sau đây đã viết không đúng ?

Ở nhiệt độ lớn hơn 1000oC, sắt tác dụng với
nước tạo ra Fe(OH)3.
Ở nhiệt độ thường, sắt không tác dụng với
D.
nước.
B.


A. 3Fe + 2O2

Fe3O4 B. 2Fe + 3Cl2

2FeCl3 C. 2Fe + 3I2

2FeI3 D. Fe + S

FeS

Câu 27 [180522]Khi cho Fe lần lượt tác dụng với: dung dịch Fe(NO3)3, dung dịch AgNO3 dư, dung dịch
HNO3loãng, dung dịch Cu(NO3)2, có tối đa bao nhiêu phản ứng xảy ra:
A. 4.

B. 5.

C. 6.

D. 7.


Câu 28 [180524]Nhúng một lá sắt nhỏ và dư vào dung dịch chứa một trong những chất sau: FeCl3, AlCl3,
CuSO4, Pb(NO3)2, NaCl, HCl, HNO3 loãng, H2SO4 đặc nóng, NH4NO3. Số trường hợp phản ứng tạo muối sắt
Fe(II) là:
A. 6.

B. 5.

C. 3.

D. 4.

Câu 29 [180527]Từ dung dịch FeSO4 có thể điều chế được Fe bằng phương pháp nào ? (các hóa chất và
phương tiện có đủ)
A. Thủy luyện

B. Nhiệt luyện

C. Điện phân

D. Cả 3 phương án trên

Câu 30 [180528]Cách đây hơn hai ngàn năm, người Trung Hoa đã biết dùng sắt để chế la bàn và đến ngày nay
loại la bàn đó vẫn còn được sử dụng. Nhờ tính chất vật lí nào mà sắt có ứng dụng đó ?
A.

Nhiệt độ nóng chảy
cao

B. Dẫn điện, dẫn nhiệt tốt C.


Có khối lượng riêng
lớn

D. Có tính nhiễm từ

Câu 31 [180531]Cho Fe vào dung dịch gồm Cu(NO3)2 và AgNO3, sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn thu
được dung dịch X (gồm 2 muối) và chất rắn Y (gồm 2 kim loại). Bỏ qua sự thủy phân của các muối. Hai muối
trong X là:
A. Fe(NO3)2 và Fe(NO3)3

B. Cu(NO3)2 và Fe(NO3)3 C. Fe(NO3)3 và AgNO3

D. Cu(NO3)2 và Fe(NO3)2

Câu 32 [180533]Thêm bột sắt (dư) vào các dung dịch riêng biệt sau: FeCl3, AlCl3, CuSO4, Pb(NO3)2, NaCl,
HCl, HNO3 (loãng), H2SO4 (đặc nóng). Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, số trường hợp phản ứng tạo ra
muối Fe(II) là
A. 4.

B. 5.

C. 6.

D. 7.

Câu 33 [180536]Cho một miếng Fe vào cốc đựng H2SO4 loãng. Bọt khí H2 sẽ bay ra nhanh hơn khi thêm vào
cốc trên dung dịch nào trong các dung dịch sau:
A. HgSO4

B. Na2SO4


C. Al2(SO4)3

D. MgSO4

Câu 34 [180539]Cho một đinh sắt lượng dư vào 200 ml dung dịch muối nitrat kim loại X có nồng độ 0,1M. Sau
khi phản ứng xảy ra hoàn toàn, tất cả kim loại X tạo ra bám hết vào đinh sắt còn dư, thu được dung dịch D.
Khối lượng dung dịch D giảm 0,16 gam so với dung dịch nitrat X lúc đầu. Kim loại X là
A. Đồng (Cu)

B. Thủy ngân (Hg)

C. Niken (Ni)

D. Bạc (Ag).

Câu 35 [180540]Nhúng một thanh sắt vào dung dịch hỗn hợp chứa 0,03 mol AgNO3 và 0,04 mol Cu(NO3)2. Sau


khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, khối lượng thanh sắt tăng m gam (coi toàn bộ kim loại sinh ra bám vào
thanh sắt). Giá trị của m là
A. 1,44

B. 5,36

C. 2,72

D. 3,60

Câu 36 [180542]Cho 4,62 gam hỗn hợp X gồm bột 3 kim loại (Zn, Fe, Ag) vào dung dịch chứa 0,15 mol

CuSO4. Sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được dung dịch Y và chất rắn Z. Dung dịch Y có chứa muối nào
sau đây:
A. ZnSO4, FeSO4

B. ZnSO4

C. ZnSO4, FeSO4, CuSO4 D. FeSO4

Câu 37 [180544]Để 4,2 gam sắt trong không khí một thời gian thu được 5,32 gam hỗn hợp X gồm sắt và các
oxit của nó. Hòa tan hết X bằng dung dịch HNO3 thấy sinh ra 0,448 lít khí NO (đktc, sản phẩm khử duy nhất)
và dung dịch Y. Vậy khối lượng muối khan thu được khi cô cạn dung dịch Y là
A. 13,5 gam

B. 18,15 gam

C. 16,6 gam

D. 15,98 gam

Câu 38 [180545]Có 12 gam bột X gồm Fe và S (có tỉ lệ số mol tương ứng là 1:2). Nung hỗn hợp X trong điều
kiện không có không khí, thu được hỗn hợp Y. Hòa tan hoàn toàn Y trong dung dịch HNO3 đặc, nóng (dư) thấy
chỉ có một sản phẩm khử (Z) duy nhất. Thể tích khí Z (ở đktc) thu được lớn nhất là
A. 33,6

B. 44,8

C. 11,20

D. 3,36


Câu 39 [180548]Cho 23,2 gam hỗn hợp X gồm S và Fe vào một bình kín không chứa không khí. Nung bình
đến khi phản ứng kết thúc thu được chất rắn Y. Cho Y tác dụng với axit H2SO4 loãng, dư thu được khí Z có tỉ
khối đối với N2là 1/1,2. Phần trăm khối lượng của S trong hỗn hợp X là
A. 20,69%

B. 27,59%

C. 16,55%

D. 48,28%

Câu 40 [180549]Cho 20 gam bột Fe vào dung dịch HNO3 và khuấy đến khi phản ứng xong thu V lít khí NO
(đkc) và còn 3,2 gam kim lọai. Giá trị của V là
A. 2,24 lít

B. 4,48 lít

C. 6,72 lít

D. 5,6 lít

Câu 41 [180551]Cho 22,72 gam hỗn hợp gồm Fe, FeO, Fe2O3 và Fe3O4 phản ứng hết với dung dịch
HNO3 loãng dư thu được V lít khí NO duy nhất (ở đktc) và dung dịch X. Cô cạn dung dịch X thu được 77,44
gam muối khan. Giá trị của V là:
A. 2,688 lít

B. 2,24 lít

C. 4,48 lít


D. 5,6 lít

Câu 42 [180552]Cho m gam Fe vào dung dịch chứa đồng thời H2SO4 và HNO3 thu được dung dịch X và 4,48 lít
NO duy nhất. Thêm tiếp H2SO4 vào X thì lại thu được thêm 1,792 lít khí NO duy nhất nữa và dung dịch Y.
Dung dịch Y hòa tan vừa hết 8,32 gam Cu không có khí bay ra (các khí đo ở đktc). Khối lượng của Fe đã cho
vào là
A. 16,24 gam.

B. 11,2 gam.

C. 16,8 gam.

D. 9,6 gam.


Câu 43 [180553]Hòa tan hết 2,24 gam bột Fe vào 120 ml dung dịch HCl 1M, thu được dung dịch X. Cho X tác
dụng với lượng dư dung dịch AgNO3, sau khi kết thúc các phản ứng thu được V lít khí NO (sản phẩm khử duy
nhất, đktc) và m gam chất rắn. Giá trị của m và V lần lượt là:
A. 17,22 và 0,224

B. 1,08 và 0,224

C. 18,3 và 0,448

D. 18,3 và 0,224

Câu 44 [180555]Cho m gam Fe tác dụng với dung dịch HNO3 thấy sinh ra 0,1 mol NO là sản phẩm khử duy
nhất của HNO3 và còn lại 1,6 gam Fe không tan. Giá trị của m là:
A. 5,6


B. 7,2

C. 8,4

D. 10

Câu 45 [180556]Khi hòa tan cùng một lượng kim loại R vào dung dịch HNO3 loãng và vào dung dịch
H2SO4 loãng thì thu được khí NO và khí H2 có thể tích bằng nhau (đo ở cùng điều kiện). Biết rằng muối nitrat
thu được có khối lượng bằng 159,21% khối lượng muối sunfat. Kim loại R là
A. Zn

B. Al

C. Fe

D. Mg

Câu 46 [180558]Hỗn hợp X gồm Fe và kim loại M hóa trị 3. Chia 38,6 gam X thành 2 phần bằng nhau. Phần 1
cho tan hoàn toàn trong dung dịch HNO3 loãng dư thu được 6,72 lít hỗn hợp khí Y gồm NO, N2O, d(Y/H2) =
17,8. Phần 2 cho vào dung dịch kiềm sau một thời gian thấy lượng H2 thoát ra vượt quá 6,72 lít. Tính % khối
lượng kim loại M (khí đo ở đktc).
A. 58,03%

B. 41,97%

C. 56,12%

D. 43,08%

Câu 47 [180559]Cho 28 gam Fe hòa tan trong 256 ml dung dịch H2SO4 14% (có khối lượng riêng 1,095 g/ml),

có khí hiđro thoát ra. Sau khi kết thúc phản ứng, đem cô cạn dung dịch thì thu được m gam một tinh thể muối
ngậm 7 phân tử nước (nmuối : nnước = 1 : 7). Trị số của m là
A. 116,8 gam

B. 70,13 gam

C. 111,2 gam

D. 139 gam

Câu 48 [180560]Cho 1,58 gam hỗn hợp X ở dạng bột gồm Mg và Fe tác dụng với 125 ml dung dịch CuCl2.
Khuấy đều hỗn hợp, lọc rửa kết tủa thu được dung dịch Y và 1,92 gam chất rắn Z. Thêm vào Y một lượng dư
dung dịch NaOH loãng, lọc rửa kết tủa mới tạo thành. Nung kết tủa trong không khí ở nhiệt độ cao thu được 0,7
gam chất rắn E gồm 2 oxit kim loại. Số phản ứng hóa học đã xảy ra trong thí nghiệm trên là
A. 4.

B. 5.

C. 6.

D. 7.

Câu 49 [180562]Để m gam phôi bào sắt ngoài không khí, sau một thời gian Fe bị oxi hóa thành hỗn hợp X gồm
4 chất rắn có khối lượng 27,2 gam. Hòa tan vừa hết X trong 300 ml dung dịch HCl nồng độ a mol/l thấy thoát
ra 3,36 lít khí H2 (đktc) và dung dịch Y. Cho tiếp dung dịch HNO3 tới dư vào dung dịch Y được dung dịch Z
chứa hỗn hợp FeCl3, Fe(NO3)3, HNO3 dư và có 2,24 lít NO duy nhất thoát ra (đktc). Giá trị của m và a lần lượt

A. 22,4 gam và 3M

B. 16,8 gam và 2M


C. 22,4 gam và 2M

D. 16,8 gam và 3M

Câu 50 [180675]Cho m gam Fe vào 1 lít dung dịch hỗn hợp gồm H2SO4 0,1M ; Cu(NO3)2 0,1M;
Fe(NO3)3 0,1M. Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được 0,69m gam hỗn hợp kim loại, dung dịch X và


khí NO (là sản phẩm khử duy nhất). Giá trị m và khối lượng chất rắn khan thu được khi cô cạn dung dịch X lần
lượt là
A. 20 gam và 78,5 gam.

B. 20 gam và 55,7 gam.

C. 25,8 gam và 78,5 gam. D. 25,8 gam và 55,7 gam.


Đáp án
1.B
11.C
21.D
31.D
41.A

2.C
12.C
22.C
32.C
42.A


3.C
13.D
23.B
33.A
43.D

4.C
14.C
24.C
34.A
44.D

5.B
15.C
25.B
35.C
45.C

6.C
16.C
26.C
36.C
46.B

7.B
17.A
27.C
37.C
47.C


8.B
18.A
28.D
38.A
48.D

9.C
19.C
29.D
39.B
49.A

10.B
20.C
30.D
40.B
50.B



×