Tải bản đầy đủ (.doc) (3 trang)

chính sách dân số tại huyện Chơn thành

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (65.65 KB, 3 trang )

Huyện Chơn Thành được thành lập theo Nghị định 17/2003/NĐ-CP và chính
thức đi vào hoạt động từ ngày 02/5/2003 trên cơ sở tách ra từ huyện Bình Long.
Huyện có diện tích tự nhiên là 41.865,05 ha và 72.638 nhân khẩu, có 9 đơn vị hành
chính cấp xã và 12 dân tộc anh em sinh sống hòa thuận ở 9 xã, thị trấn với 70 khu phố,
ấp, sóc. Chơn Thành có vị trí địa lý thuận lợi bậc nhất cấp tỉnh, là huyện tiền đồn cửa
ngõ của tỉnh Bình Phước, giáp ranh tỉnh Bình Dương, cách thành phố Hồ Chí Minh 70
km, có 02 tuyến đường quốc lộ trọng yếu của quốc gia đi qua QL13, QL14 và tương
lai gần khi tuyến đường Hồ Chí Minh hoàn thành, tạo điều kiện thuận lợi cho giao lưu
phát triển kinh tế với các tỉnh thành trong cả nước và nước bạn Campuchia.
Sau 11 năm xây dựng và phát triển, dưới sự lãnh đạo của Ban Chấp hành Đảng bộ
huyện tình hình kinh tế, văn hóa – xã hội huyện có nhiều chuyển biến tích cực, tình hình an
ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội được giữ vững ổn định, hệ thống cơ sở hạ tầng được
đầu tư xây dựng và phát triển, đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân từng bước được
nâng lên, tạo điều kiện quan trọng để đầu tư nguồn lực, thực hiện các chương trình, mục
tiêu, đề án về công tác Dân số - Kế hoạch hóa gia đình (DS-KHHGĐ).
Dân số ảnh hưởng rất lớn đến nền kinh tế, để giảm bớt sự gia tăng Dân số đặc
biệt là các nước đang phát triển đúng vào lúc Dân số thế giới đạt tới con số 3 tỷ người
và Dân số của Việt Nam vượt qua con số 30 triệu thì Chính phủ Việt nam ban hành
quyết định 216/CP ngày 26/12/1961 về việc sinh đẻ có hướng dẫn với mục đích: “ vì
sức khỏe bà mẹ, vì hạnh phúc và hòa thuận trong gia đình và để nuôi dạy con cái được
chu đáo, việc sinh đẻ của nhân dân cần được hướng dẫn chu đáo”. Ngày 26 tháng 12
trở thành mốc quan trọng trong ngành Dân số Việt Nam và chính phủ lấy ngày 26/12
là ngày Dân số Việt Nam, và tháng 12 là tháng hành động quốc gia về Dân số. Trãi
qua một thời gian chính sách dân số không ngừng được bổ sung, hoàn thiện nhằm
giảm tốc độ gia tăng Dân số và nâng cao chất lượng Dân số.
Quan điểm cơ bản của chính sách Dân số được thể hiện trong mọi hoạt động
kinh tế - xã hội là:
1.Công tác DS/KHHGĐ là một bộ phận quan trọng của chiến lược phát triển
đất nước, là 1 trong những vấn đề kih tế hang đầu của nước ta , là một yếu tố cơ bản
để nâng cao chất lượng cuộc sống của từng người, từng gia đình và toàn xã hội.
2.Giải pháp cơ bản để thực hiện công tác DS/KHHGĐ là vận động tuyên truyền


và giáo dục, gắn liền với đưa dịch vụ KHHGĐ đến tận người dân, có chính sách mang
lại lợi ích trực tiếp cho người chấp nhận gia đình ít con , tạo động lực thúc đẩy phong
trào quần chúng nhân dân thực hiện KHHGĐ
3.Đầu tư cho công tác DS/KHHGĐ là đầu tư mang lại hiệu quả kinh tế trực tiếp
rất cao, nhà nước cần tăng mức chi ngân sách cho công tác Dân số/KHHGĐ đồng thời
động viên sự đóng góp của cộng đồng và tranh thủ sự viên trợ quốc tế.


4.Huy động lực lượng của toàn xã hội tham gia công tác DS/KHHGĐ đồng thời
phải có bộ máy CBCT đủ mạnh để quản lý chương trình mục tiêu đảm bảo cho các
nguồn lực nói trên dc sử dụng có hiệu quả và đến tận người dân.
5.Để đạt mục tiêu Đảng, chính quyên các cấp phải lảnh đạo và chỉ đạo tổ chức
thực hiện công tác DS/KHHGĐ theo chương trình: Mục tiêu tổng quát là “ Thực hiện
gia đình ít con, khỏe mạnh, tạo điều kiện để có cuộc sống ấm no hạnh phúc”. Chương
trình thực hiện ở phạm mở rộng, toàn diện đối tượng là các cặp vợ chồng trong độ tuổi
sinh đẻ.
Bước vào thế kỷ 21, khi mức sinh đã tiến gần đến mức sinh thay thế chính sách
Dân số chuyển hướng: Pháp lệnh Dân số, số 06/2003/PL-UBTVHQ11 ngày 9/1/2003;
Khoản 2, Điều 7 nghiêm cấm “lựa chọn giới tính thai nhi dưới mọi hình thức” và Điều
13 quy định “Nhà nước điều chỉnh cơ cấu dân số hợp lý về giới tính, độ tuổi, trình độ
học vấn, ngành nghề và các đặc trưng khác” và “việc điều chỉnh cơ cấu dân số được
thông qua các chương trình, dự án phát triển kinh tế - xã hội của cả nước và địa
phương”; Luật bình đẳng giới số 73/2006/QH11 ngày 29/11/2006. Điều 4 “Mục tiêu
bình đẳng giới là xóa bỏ phân biệt đối xử về giới, tạo cơ hội như nhau cho nam và nữ
phát triển kinh tế xã hội và phát triển nguồn nhân lực, tiến tới bình đẳng giới thực chất
giữa nam, nữ và thiết lập mối quan hệ củng cố quan hệ hợp tác, hỗ trợ giữa nam nữ
trên mọi lĩnh vực của đời sống xã hội và gia đình”; Điều 40 khoản 7, mục b quy định
các hành vi “lựa chọn giới tính thai nhi dưới mọi hình thức hoặc xúi giục, ép buộc
người khác phá thai vì giới tính của thai nhi” là vi phạm pháp luật về bình đẳng giới;
Nghị định 104/2003/NĐ-CP ngày 16/9/2003,Nghị định số 114/2006/NĐ-CP ngày

13/10/2006 của Chính phủ quy định về việc tiếp tục đẩy mạnh công tác Dân
số/KHHGĐ chỉ rõ: “Tăng cường kiểm tra giám sát các hoạt động siêu âm, chuẩn đoán
giới tính thai nhi; nghiêm cấm tuyên truyền và cung cấp thông tin, ấn phẩm về lựa
chọn giới tính thai nhi, xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm quy định pháp luật”, mất
cân bằng giới tính của địa phương hiện nay.
Kết quả thực hiện công tác dân số của đại phương trong 5 năm 2011 - 2015: Giảm
sinh làm thay đổi rõ rệt cơ cấu dân số theo tuổi, tỷ lệ dân số phụ thuộc giảm nhanh và đạt
được “cơ cấu dân số vàng” – lợi thế về nguồn nhân lực và sớm ổn định qui mô dân số góp
phần quan trọng vào sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa và nâng cao chất lượng cuộc
sống của nhân dân trong huyện, có tác động toàn diện và tích cực đối với sự phát triển bền
vững. Một số các mục tiêu cơ bản đã đạt được theo kế hoạch đề ra như sau:
Tốc độ tăng dân số 1,98% (kế hoạch 1%); tổng tỷ suất sinh 2,07 con/phụ nữ (kế
hoạch 2,1 con); ổn định quy mô dân số 74.179 người ( kế hoạch không vượt quá
75.500 người); tỷ lệ các cặp vợ chồng trong độ tuổi sinh đẻ áp dụng biện pháp tránh
thai hiện đại đạt 71% ( kế hoạch 78%); nâng cao chất lượng dân số về thể chất, trí tuệ,
tinh thần và xã hội nhằm đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội; nâng cao tỷ lệ
sàng lọc trước sinh 80% (kế hoạch 15%) và tỷ lệ sàng lọc sơ sinh 33% (kế hoạch


30%); tỷ lệ chết trẻ em dưới 5 tuổi 1,98% ( kế hoạch dưới 2%) và không có trường
hợp tử vong bà mẹ liên quan đến thai sản (theo kế hoạch đề ra); tăng tuổi thọ bình
quân của người dân lên 73 tuổi (kế hoạch 74 tuổi); giải quyết tốt việc đào tạo nghề
cho người lao động; tỷ số giới tính khi sinh 109/100 (kế hoạch 105-107/100).
Bên cạnh kết quả đạt được vẫn tồn tại khó khăn: tình hình dân số của huyện
thường xuyên biến động; công tác DS-KHHGĐ có những diễn biến phức tạp, do địa bàn
dân cư sinh sống không tập trung, sự dịch chuyển nguồn lao động kéo theo dân số cơ học
tăng, dẫn đến công tác quản lý DS-KHHGĐ gặp nhiều khó khăn.
Công tác KHHGĐ hiện chủ yếu tập trung trong cán bộ, công chức, ngoài nhân
dân còn buông lỏng; việc xử lý cán bộ, đảng viên, nhân dân sinh con thứ 3 trở lên
chưa triệt để, còn chậm, chế tài thiếu sức răn đe đã tạo nên nhận thức không đúng

trong một bộ phận cán bộ, đảng viên, nhân dân về chủ trương của Đảng và Nhà nước
về công tác DS-KHHGĐ, dẫn đến tỷ lệ sinh con thứ 3 ở bộ phận cán bộ, đảng viên có
khuynh hướng gia tăng.
Thực hiện một số biện pháp kế hoạch hóa gia đình thất bại làm mất niềm tin và
gây hoang mang cho đối tượng, dẫn đến công tác tuyên truyền, vận động gặp nhiều
khó khăn.
Từ kết quả đạt được và những khó khăn trong thực hiện chiến lược
DS/SKSS/KHHGĐ ở Huyện nhà để tiếp tục thực hiện tốt công tác DS-KHHGĐ trong
thời gian tới. Trung tâm DS/KHHGĐ rút ra được những bài học kinh nghiệm như sau:
Tổ chức bộ máy phải luôn ổn định, đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động; đa
dạng hóa hình thức tuyên truyền, kết hợp với các phương tiện thông tin đại chúng
hiện đại; đội ngũ cộng tác viên làm công tác dân số kiên trì tận tụy: “Đi từng ngõ, gõ
cửa từng nhà, rà từng đối tượng” chẳng những là những người làm tốt nhất việc
chuyển đổi hành vi nhận thức của các cặp vợ chồng trong khu vực phụ trách, mà còn
giúp đỡ họ thực hiện các dịch vụ kế hoạch hóa gia đình (hướng dẫn cách sử dụng biện
pháp tránh thai phi lâm sàng và dịch vụ kế hoạch hóa gia đình lâm sàng).
Triển khai thực hiện công tác DS-KHHGĐ cần lồng ghép với các chương
trình, mục tiêu phát triển kinh tế, văn hóa - xã hội của huyện và các xã, thị trấn. Duy
trì hoạt động “Làng vui chơi, làng ca hát” tổ chức tại các xã, thị trấn với hình thức
tuyên truyền phong phú, phù hợp với mọi đối tượng đã thu hút đông đảo nhân dân
tham gia.
Thực hiện công tác khen thưởng kịp thời đối với tập thể, cá nhân làm tốt công
tác DS-KHHGĐ.



×