Tải bản đầy đủ (.pdf) (53 trang)

Tập 1 - Sổ tay hướng dẫn Xử Lý ô nhiễm môi trường

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (489.71 KB, 53 trang )


Sổ tay hướng dẫn xử lý ô nhiễm môi trường trong sản xuất tiểu thủ công nghiệp

Vấn đề chung

1
SỞ KHOA HỌC, CÔNG NGHỆ VÀ MÔI TRƯỜNG
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH








SỔ TAY HƯỚNG DẪN

XỬ LÝ Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG
TRONG SẢN XUẤT TIỂU THỦ CÔNG
NGHIỆP


Tập 1 :
NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG











\]\] Thành phố Hồ Chí Minh 1998 \]\]


Sổ tay hướng dẫn xử lý ô nhiễm môi trường trong sản xuất tiểu thủ công nghiệp

Vấn đề chung

2

MỤC LỤC
Tr
MỤC LỤC
1
LỜI NÓI ĐẦU
3


Chương I TÌNH HÌNH Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG THÀNH PHỐ
4


1. Nguyên nhân chính gây ô nhiễm môi trường thành phố
4
1.1 Việc gia tăng dân số 4
1.2 Phát triển công nghiệp 5
1.3 Cơ sở hạ tầng môi trường yếu kém 7

2. Tình hình môi trường thành phố Hồ Chí Minh
8
2.1 Ô nhiễm không khí
9
2.1.1 Nguồn ô nhiễm không khí 9
2.1.2 Chất lượng không khí thành phố 9
2.1.3 Tác động của các chất ô nhiễm 14
2.2 Ô nhiễm nước
15
2.2.1 Chất lượng môi trường nước tại TPHCM 15
2.3 Ô nhiễm do chất thải rắn
17

Chương II CÁC QUY ĐỊNH VỀ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG
19



Luật bảo vệ môi trường
19

Thông tư 490 / TT 29 - 4 - 1998
22
Phụ lục I 24
Phụ lục II 26
Phụ lục III 27
Phụ lục IV 30

Nghò đònh 26 /CP ngày 26 - 4 - 1996
31




Chương III TIÊU CHUẨN MÔI TRƯỜNG VIỆT NAM
38


I Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 5937 - 1995 38
II Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 5939 - 1995 39
III Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 5942 - 1995 41
IV Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 5945 - 1995 43
V
Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 5949 - 1995 49

Sổ tay hướng dẫn xử lý ô nhiễm môi trường trong sản xuất tiểu thủ công nghiệp

Vấn đề chung

3
Chương IV HƯỚNG DẪN THỦ TỤC CẤP, GIA HẠN VÀ THU
HỒI GIẤY CHỨNG NHẬN ĐẠT TIÊU CHUẨN
MÔI TRƯỜNGCHO CÁC CƠ SỞ CÔNG NGHIỆP
47


I Những quy đònh chung 47
II Thủ tục cấp, gia hạn hiệu lực và thu hồi giấy phép
về môi trường
48
III Khiếu nại và giải quyết khiếu nại 51


Phụ lục A 52
Phụ lục B 53
Phụ lục C 54
Phụ lục D 55
Phụ lục E 57
Phụ lục F 58

















Sổ tay hướng dẫn xử lý ô nhiễm môi trường trong sản xuất tiểu thủ công nghiệp

Vấn đề chung

4
LỜI NÓI ĐẦU

★★★



iện nay, rất nhiều cơ sở sản xuất vừa và nhỏ nằm xen lẫn khu
dân cư. Do đó, vấn đề ô nhiễm môi trường, ảnh hưởng sức khỏe
và sinh hoạt nhân dân đang là vấn đề nan giải của Thành phố
chúng ta. Trước mắt, Thành phố không thể di dời tất cả các cơ sở ô nhiễm vào
các khu công nghiệp. Mặt khác cũng không thể cùng một lúc đóng cửa các cơ sở
này. Vậy biện pháp nào để có thể giải quyết tình thế này, vừa có thể đảm bảo
sản xuất, vừa có thể giải quyết một phần vấn đề ô nhiễm môi trường.

Sở Khoa học, Công nghệ và Môi trường đã kết hợp với nhiều Trung
tâm, Trường, Viện nghiên cứu về môi trường xây dựng “Sổ tay hướng dẫn xử lý
ô nhiễm môi trường“ trong các xí nghiệp có qui mô vừa và nhỏ.

Tập tài liệu này là một phần Sổ tay nói trên, giới thiệu những nét cơ
bản về tình hình môi trường Thành phố, từ nguyên nhân đến hiện trạng môi
trường hiện nay của Thành phố. Tài liệu này cũng giới thiệu những qui đònh của
luật bảo vệ môi trường Việt Nam liên quan đến hoạt động sản xuất công nghiệp.
Hướng dẫn trình tự, thủ tục đăng ký đạt tiêu chuẩn môi trường. Hướng dẫn nội
dung báo cáo đánh giá tác động môi trường, phiếu đăng ký đạt tiêu chuẩn môi
trường. Những hình thức và mức độ xử lý vi phạm các qui đònh về bảo vệ môi
trường. Hướng dẫn trình tự, thủ tục cấp giấy chứng nhận đạt tiêu chuẩn môi
trường. Những tiêu chuẩn cơ bản về bảo vệ môi trường của Nhà nước Việt Nam.


CHỦ TRÌ : PGS. TS. NGUYỄN THIỆN NHÂN

BIÊN SOẠN : KS. NGUYỄN KHẮC THANH


H

Sổ tay hướng dẫn xử lý ô nhiễm môi trường trong sản xuất tiểu thủ công nghiệp

Vấn đề chung

5
Chương I

TÌNH HÌNH Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG THÀNH PHỐ

Thành phố Hồ Chí Minh là một trung tâm công nghiệp, thương mại,
văn hóa và du lòch. Bên cạnh những đóng góp to lớn và tích cực vào quá trình
phát triển kinh tế xã hội, nó còn đóng góp không nhỏ vào việc gây ô nhiễm môi
trường thành phố và khu vực.

I. Nguyên nhân chính gây ô nhiễm môi trường thành phố

I.1 Việc gia tăng dân số :
Phát triển công nghiệp được coi là chìa khóa để phát triển kinh tế. Các
ngành công nghiệp có xu hướng đầu tư ở những trung tâm lớn, chủ yếu vì sự sẵn
có nguồn lực có trình độ cũng như gần các cơ quan Nhà nước, điều kiện giao
thông, thông tin liên lạc, thò trường tài chính và các dòch vụ khác. Vì thế thành
phố trở thành nơi tạo ra việc làm cho người lao động, thu hút một lượng dân cư
từ các vùng nông thôn. Trong những năm gần đây dân số thành phố hàng năm
tăng khoảng 110.000 người, chưa kể số nhập cư không hợp pháp và khách vãng
lai. Bảng 1 cho thấy tình hình gia tăng dân số và tỷ lệ tăng tự nhiên của thành
phố Hồ Chí Minh từ năm 1994.


Bảng 1. Dân số trung bình của thành phố Hồ Chí Minh


1994 1995 1996 1997
Tổng số 4.649.387 4.764.671 4.880.435 4.989.703
Nội thành 3.306.809 3.386.488 3.466.891 3.541.040
Ngoại thành 1.342.778 1.378.183 1.413.544 1.448.663
(Niên giám thống kê 1997-Cục thống kê thành phố Hồ Chí Minh)

Bảng 2. Tỷ lệ tăng tự nhiên (%o)


1994 1995 1996 1997
Toàn thành 15,39 14,83 14,16 14,02
Nội thành 14,56 14,03 13,40 13,22
Ngoại thành 17,40 16,78 15,97 15,91
(Niên giám thống kê 1997-Cục thống kê thành phố Hồ Chí Minh)

Các số liệu thống kê cho thấy vào năm 1872 dân số thành phố Sài Gòn là

Sổ tay hướng dẫn xử lý ô nhiễm môi trường trong sản xuất tiểu thủ công nghiệp

Vấn đề chung

6
16.000 người, trên diện tích khoảng 30 km
2
. Năm 1954 có khoảng 1.000.000
người, với diện tích khoảng 139,5 km
2

. Năm 1989 có khoảng 3.900.000 người.
Hiện nay theo số liệu thống kê trong bảng 1, dân số thành phố là 4.989.703
người. Thành phố Hồ Chí Minh là 1 trong 7 thành phố có mật độ dân cư cao
nhất thế giới. Nội thành thành phố Hồ Chí Minh chỉ chiếm 7% diện tích toàn
thành phố (140,3km
2
), nhưng tập trung đến 70% dân số với mật độ dân cư trung
bình trên 23.000 người/km
2
, tại các khu trung tâm như quận 1, 3, 4, 5, 6, 10, 11
mật độ dân cư lên đến 35.000 - 53.000 người/km
2
. Ngoài ra, do thiếu nhà ở nên
ở thành phố Hồ Chí Minh có khoảng 24.000 căn nhà lụp xụp ven và trên các
sông rạch của thành phố.

I.2 Phát triển công nghiệp:
Từ những năm 80, công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp trên đòa bàn
thành phố Hồ Chí Minh phát triển một cách ồ ạt, đủ các loại ngành nghề từ công
nghiệp hóa chất, luyện kim, dệt nhuộm, giấy và bột giấy.v.v... đến các ngành
thủ công như mây tre lá, các ngành nhựa, cao su tái sinh, nấu đúc kim loại v.v...
Đến nay toàn thành phố có khoảng 700 nhà máy các loại vừa và lớn, khoảng
23.481 cơ sở sản xuất nhỏ. Đặc biệt là các nhà máy, xí nghiệp, các cơ sở sản
xuất tiểu thủ công nghiệp nằm xen lẫn trong các khu dân cư.

Trong những năm gần đây, đặc biệt khoảng từ năm 1993, khi qui hoạch
tổng thể của thành phố Hồ Chí Minh được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, việc
phát triển đô thò đã một phần được đònh hướng. Các khu dân cư, khu công
nghiệp được hình thành, các loại hình sản xuất gây ô nhiễm như cưa xẻ gỗ, nấu
chì, nấu đúc kim loại v.v... dần dần được đưa ra khỏi các khu đông dân. Tuy

nhiên, do các điều kiện về cơ sở hạ tầng chưa đáp ứng được yêu cầu, hoặc các
chính sách khu công nghiệp chưa thực sự thu hút các nhà máy từ nội thành
chuyển vào các khu qui hoạch này. Bảng 3 cho thấy giá trò sản xuất công nghiệp
trên đòa bàn thành phố.
Bảng 3 Giá trò sản xuất công nghiệp trên đòa bàn
Tp Hồ Chí Minh (triệu đồng)


1994 1995 1996 1997
Quốc doanh
14.788.986 17.204.863 19.143.121 20.205.528
Ngoài quốc doanh
6.629.287 7.640.480 8.833.583 9.570.294
Đầu tư nước ngoài
3.365.861 4.664.905 6.793.760 9.758.195
Tổng số
24.784.134 29.510.248 34.770.464 39.534.018

Sổ tay hướng dẫn xử lý ô nhiễm môi trường trong sản xuất tiểu thủ công nghiệp

Vấn đề chung

7

Hiện nay các khu công nghiệp sau đã được hình thành và hoạt động :
1 Khu chế xuất Tân Thuận - Quận 7
2 Khu chế xuất Linh Trung - Quận Thủ Đức
3 Khu công nghiệp Bình Chiểu - Thủ Đức
4 Khu công nghiệp Lê Minh Xuân - Bình Chánh
5 Khu công nghiệp Vónh Lộc - Bình Chánh

6 Khu công nghiệp Tây Bắc Củ Chi
7 Khu công nghiệp Hiệp Phước - Nhà Bè
8 Khu công nghiệp Tân Bình - Tân Bình
9 Khu công nghiệp Tân Thới Hiệp - Quận 12
10 Khu công nghiệp Tam Bình - Quận Thủ Đức
11 Khu công nghiệp Tân Tạo - Bình Chánh

Hầu hết các khu công nghiệp này nằm ở khu vực ven đô, cách xa các
khu vực tập trung đông dân cư. Các KCN này đều có kế hoạch xây dựng các hệ
thống xử lý chất thải của mình.

I.3 Cơ sở hạ tầng môi trường yếu kém:


Cơ sở hạ tầng môi trường đô thò bao gồm các hệ thống thoát nước mưa,
nước thải, hệ thống xử lý nước thải, thu gom, vận chuyển và xử lý rác.

Hệ thống thoát nước của thành phố đã được xây dựng từ lâu, nay đã
hoàn toàn quá tải và không được duy tu sửa chữa đúng đắn, kòp thời; bò hư hỏng
nghiêm trọng, gây tình trạng ngập lụt nhiều nơi trên đòa bàn thành phố. Hệ

Sổ tay hướng dẫn xử lý ô nhiễm môi trường trong sản xuất tiểu thủ công nghiệp

Vấn đề chung

8
thống thoát nước ở thành phố là hệ thống cống thoát nước chung cho nước thải
và nước mưa và kinh rạch trong nội thành cũng đóng vai trò như là hệ thống
thoát nước mưa và nước thải của thành phố. Hệ thống kinh rạch này đang bò lấn
chiếm trái phép, làm cho ngày càng hẹp, càng cạn dần, cùng với lúc mưa lớn,

triều lên nước không thoát được gây ngập lụt ở nhiều nơi trong thành phố. Theo
số liệu điều tra của dự án Qui hoạch cải thiện môi trường thành phố của Ngân
hàng phát triển châu Á thì có đến 75% nước thải sinh hoạt không qua hầm tự
hoại, mà thải trực tiếp vào cống hoặc vào các nguồn nước mặt.

Hiện nay, thành phố chưa có hệ thống xử lý nước thải tập trung, tất cả
nước thải sinh hoạt, công nghiệp đều được thải trực tiếp vào kinh rạch. Bằng
cảm quan cũng có thể nhận thấy nước của các kinh rạch trong nội thành đã bò ô
nhiễm nghiêm trọng, có màu đen và bốc mùi hôi thúi. Thực tế này đã ảnh hưởng
không ít đến đời sống, sức khỏe của nhân dân và cảnh quan thành phố.

Các khu dân cư, các khu công nghiệp mới đã và đang được hình thành ở
các khu vực ven đô, thế nhưng các nhà đầu tư kinh doanh chưa thực sự quan tâm
tới bảo vệ môi trường. Các phương án thoát nước, xử lý nước thải của các dự án
này được trình bày rất hợp lý khi xin giấy phép đầu tư, xây dựng, nhưng đến khi
thực hiện thì hầu như không được đề cập đến. Nước thải vẫn không được xử lý
đúng mức và thải vào kinh rạch. Tình trạng ô nhiễm vẫn không được giải quyết.

Hệ thống thu gom vận chuyển và xử lý rác của thành phố đang được
nhiều người và xã hội quan tâm. Việc thu gom rác từ hộ gia đình bởi các tổ vệ
sinh tư nhân hay bởi các xí nghiệp công trình đô thò - giao thông của quận huyện
đang được thực hiện một cách rất thủ công và tùy tiện. Nhiều hộ gia đình cứ
ném rác ra vỉa hè, mà không cần biết ai, bao giờ số rác này sẽ được quét dọn.
Các xe đẩy tay được chất cao quá mức có thể và sắp thành dãy dài chờ đổ lên
xe tải đem đi nơi khác. Các điểm trung chuyển rác ở nội thành là đối tượng
khiếu nại nhiều năm của nhân dân và các cơ quan ở xung quanh. Việc chôn rác
chưa được thực hiện một cách hợp vệ sinh, trong nhiều năm qua đã làm ảnh
hưởng đến chất lượng nguồn nước ngầm và đời sống sinh hoạt của nhân dân
quanh vùng.


II. Tình hình môi trường thành phố Hồ Chí Minh

Từ tháng 10/1992 Sở Khoa học, Công nghệ
&
Môi trường thành phố Hồ
Chí Minh đã thiết lập mạng lưới giám sát chất lượng môi trường gồm: 5 trạm
giám sát chất lượng không khí bao quanh, 3 trạm giám sát không khí ven đường
và 12 trạm giám sát chất lượng nước. Các số liệu cho thấy:

Sổ tay hướng dẫn xử lý ô nhiễm môi trường trong sản xuất tiểu thủ công nghiệp

Vấn đề chung

9
II.1 Ô nhiễm không khí
II.1.1 Nguồn ô nhiễm không khí:

Theo kết qủa tính toán dựa trên cơ sở công suất sản xuất và hệ số ô
nhiễm của tổ chức Y tế thế giới, tải lượng các chất ô nhiễm do các ngành sản
xuất công nghiệp ở thành phố Hồ Chí Minh và lân cận như sau:

• Từ các nhà máy phát điện: Hàng năm các nhà máy phát điện thải vào môi
trường không khí : 54.633 tấn SO
2
, 646 tấn bụi, 1.996 tấn CO, 8.773 tấn
NO
2
và 727 tấn hydrocacbon.
• Từ các hoạt động nung, đốt lò hơi công nghiệp hàng năm đưa vào không
khí: 78 tấn SO

2
, 578 tấn bụi, 84 tấn CO, 2.016 tấn NO
2
và 52 tấn
hydrocacbon.
• Công nghiệp luyện cán thép hàng năm đưa vào môi trường: 466 tấn SO
2
,
18.907 tấn NO
2
và 1.787 tấn bụi.
• Công nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng đưa vào môi trường: 624 tấn
SO
2
/năm, 12.793 tấn bụi năm, 153 tấn CO/năm, 1.336 tấn NO
2
/năm và 40
tấn hydrocacbon/năm.
• Khí thải từ các nhà máy, xí nghiệp, gồm : 45.000 tấn SO
2
/năm, 4.500 tấn
bụi/năm, 3.000 tấn NO
2
/năm, 1.300 tấn CO/năm.
• Ngoài ra còn khí thải từ sinh hoạt của các hộ gia đình.

Theo các số liệu thống kê chưa đầy đủ hàng năm các phương tiện giao
thông trên đòa bàn thành phố tiêu thụ khoảng 210.000 tấn xăng, 190.000 tấn dầu
Diesel, như vậy thải vào không khí 1100 tấn bụi, 25 tấn chì, 4.200 tấn SO
2

,
4.500 tấn NO
2
, 116.000 tấn CO, 1.200.000 tấn CO
2
và13.200 tấn hydrocacbon.

II.1.2 Chất lượng không khí thành phố

Theo số liệu giám sát của Sở Khoa học, Công nghệ & Môi trường
thành phố Hồ Chí Minh các năm 1996 và 1997 cho thấy : Nồng độ bụi trung
bình tháng trong năm 1997 cao hơn năm 1996 nhưng không đáng kể. Nồng độ
bụi dao động trong khoảng từ 0,3012 đến 0,3737 mg/m
3
. Tháng có nồng độ bụi
cao nhất là tháng 3 (0,3737 mg/m
3
) và tháng có nồng độ bụi thấp nhất là tháng 5
(0,3012 mg/m
3
). Tại các thời điểm đo đạc trong năm 1997 nồng độ bụi trung
bình đều vượt tiêu chuẩn cho phép. Mùa khô từ tháng 1 đến tháng 4 trong cả 2
năm 1996 và 1997 đều cao hơn trong mùa mưa và cao hơn tiêu chuẩn cho phép.
Xem bảng 4 và biểu đồ kèm theo.





Sổ tay hướng dẫn xử lý ô nhiễm môi trường trong sản xuất tiểu thủ công nghiệp


Vấn đề chung

10

Bảng 4: Nồng độ bụi trong không khí xung quanh:


Thời Gian
Nồng độ bụi
(mg/m
3
)
Năm 1996
Nồng độ bụi
(mg/m
3
)
Năm 1997
Tiêu chuẩn
Việt Nam
Tháng 1 0,3252 0,361 0,3
Tháng 2 0,355 0,36904 0,3
Tháng 3 0,3681 0,37375 0,3
Tháng 4 0,3721 0,322609 0,3
Tháng 5 0,2422 0,30125 0,3
Tháng 6 0,202 0,304545 0,3
Tháng 7 0,1466 0,3157 0,3
Tháng 8 0,2373 0,3296 0,3
Tháng 9 0,1923 0,3186 0,3

Tháng 10 0,3264 0,32 0,3
Tháng 11 0,2808 0,3284 0,3
Tháng 12 0,3208 0,32 0,3


Nồng độ NO
2
trung bình các tháng trong năm đều thấp hơn tiêu chuẩn
cho phép. So với cùng thời điểm của năm 1996 thì nồng độ NO
2
giảm đáng kể.
Biểu đồ nồng độ Bụi năm 1996-1997
0
0.05
0.1
0.15
0.2
0.25
0.3
0.35
0.4
T1 T2 T3 T4 T5 T6 T7 T8 T9 T10 T11 T12
Thời gian
Nồng độ bụi
(mg/m3)
Năm 1997
Năm 1996
Tiêu chuẩn

Sổ tay hướng dẫn xử lý ô nhiễm môi trường trong sản xuất tiểu thủ công nghiệp


Vấn đề chung

11
Nồng độ NO
2
tháng thấp nhất là tháng 11 đạt 0,006 mg/m
3
, thấp hơn so với
cùng kỳ năm 1996: 5 lần. Đặc biệt vào tháng 2/1997 nồng độ NO
2
đã giảm
xuống mức tiêu chuẩn cho phép. Vào cùng thời điểm này của năm 1996 thì nồng
độ NO
2
vượt quá mức cho phép (0.532 mg/m
3
). Xem bảng 5 và biểu đồ kèm
theo.
Bảng 5: Nồng độ NO
2
có trong không khí xung quanh:


Thời Gian
Nồng độNO
2

(mg/m
3

)
Năm 1996
Nồng độNO
2

(mg/m
3
)
Năm 1997
Tiêu chuẩn
Việt Nam
Tháng 1 0,0247 0,007333 0,4
Tháng 2 0,532 0,0115 0,4
Tháng 3 0,16525 0,01125 0,4
Tháng 4 0,012 0,007 0,4
Tháng 5 0,0215 0,0128 0,4
Tháng 6 0,03 0,008205 0,4
Tháng 7 0,0237 0,013 0,4
Tháng 8 0,0224 0,0085 0,4
Tháng 9 0,0277 0,0075 0,4
Tháng 10 0,02 0,0128 0,4
Tháng 11 0,0377 0,006 0,4
Tháng 12 0,017 0,0124 0,4


Biểu đồ nồng độ NO2 năm 1996-1997
0
0.1
0.2
0.3

0.4
0.5
0.6
T1 T2 T3 T4 T5 T6 T7 T8 T9 T10 T11 T12
Thời gian
Nồng dộ NO2
(mg/m3)
Năm 1997
Năm 1996
Tiêu chuẩn

Sổ tay hướng dẫn xử lý ô nhiễm môi trường trong sản xuất tiểu thủ công nghiệp

Vấn đề chung

12

Nồng độ SO
2
trung bình tháng trong năm 1997 đều thấp hơn tiêu chuẩn
cho phép. So với cùng thời điểm năm 1996 thì nồng độ SO
2
tăng từ 2 đến 4 lần.
Tháng có nồng độ SO
2
tăng cao nhất là tháng 2 (1997: 0.0461mg/m
3
; 1996:
0.0188mg/m
3

). Có thể nói, không khí thành phố chưa ô nhiễm bởi tác nhân SO
2
.
Xem bảng 6 và biểu đồ kèm theo.

Bảng 6: Nồng độ SO
2
có trong không khí xung quanh

Thời Gian Nồng độ SO
2

Năm 1996
Nồng độ SO
2

Năm 1997
Tiêu chuẩn
Việt Nam
Tháng 1 0,0228 0,04965 0,5
Tháng 2 0,0188 0,04619 0,5
Tháng 3 0,0155 0,03425 0,5
Tháng 4 0,0395 0,0519 0,5
Tháng 5 0,0215 0,03408 0,5
Tháng 6 0,026 0,0405 0,5
Tháng 7 0,012 0,0359 0,5
Tháng 8 0,0036 0,0398 0,5
Tháng 9 0,0247 0,0673 0,5
Tháng 10 0,0146 0,037 0,5
Tháng 11 0,0169 0,021 0,5

Tháng 12 0,0221 0,0211 0,5


Biểu đồ nồng độ SO2 tại trạm 79 Trương Đònh năm 1996-1997
0
0.1
0.2
0.3
0.4
0.5
0.6
T1 T2 T3 T4 T5 T6 T7 T8 T9 T10 T11 T12
Thời gian
Nồng độ SO2
(mg/m3)
Năm 1997
Năm 1996
Tiêu chuẩn

Sổ tay hướng dẫn xử lý ô nhiễm môi trường trong sản xuất tiểu thủ công nghiệp

Vấn đề chung

13

Nhận xét chung :

Kết quả đo đạc cho thấy nồng độ cực đại của các chất ô nhiễm ghi nhận
được là vào thời điểm tết âm lòch. Và nồng độ cực tiểu của các chất gây ô nhiễm
được ghi nhận vào những tháng trong mùa mưa.



Nồng độ các chất ô nhiễm không khí như bụi, SO
2
, NO
2
trong khu vực
thành phố đã có chiều hướng giảm đáng kể. So sánh với số liệu giám sát năm
1996 thì chất lượng không khí khu vực thành phố đã được cải thiện. Nồng độ bụi
tuy có một vài thời điểm đo đạc vượt tiêu chuẩn nhưng nhìn chung vẫn chưa ảnh
hưởng lớn đến chất lượng không khí thành phố. Còn nồng độ của khí NO
2

SO
2
thì đã thấp hơn tiêu chuẩn cho phép từ 1 đến 5 lần.

II.1.3 Tác động của các chất ô nhiễm

Các khí SO
2
, SO
3
: Khí SO
2
, SO
3
được sinh ra từ quá trình đốt nhiên liệu như
than, dầu FO, DO có chứa lưu huỳnh. Chúng là những khí thuộc loại độc hại
không chỉ đối với sức khoẻ con người, động thực vật, mà còn tác động lên các

vật liệu xây dựng, các công trình kiến trúc. Các khí SO
2
, SO
3
là những chất có
tính kích thích, ở nồng độ nhất đònh có thể gây co giật ở cơ trơn của khí quản. Ở
nồng độ lớn hơn sẽ gây tăng tiết dòch niêm mạc đường khí quản. Ngoài ra, nồng
độ SO
2
, SO
3
cao trong không khí sẽ kết hợp với hơi nước gây hiện tượng mưa
acid. Hầu hết dân cư sống quanh khu vực nhà máy có nồng độ SO
2
, SO
3
cao đều
mắc bệnh đường hô hấp.

Khí CO: Đây là một trong những loại khí gây ngất do nó có ái lực với
Hemoglobin trong máu mạnh hơn ôxy nên nó sẽ chiếm chỗ của Ôxy trong máu,
làm cho việc cung cấp ôxy cho cơ thể bò giảm. Ở nồng độ khoảng 5ppm CO có
thể gây đau đầu, chóng mặt. Ở những nồng độ từ 10ppm đến 250ppm có thể gây
tổn hại đến hệ thống tim mạch, thậm chí gây tử vong. Người công nhân tiếp xúc
với CO trong thời gian dài sẽ bò xanh xao, gầy yếu.

Khí CO
2
: loại khí này có tác động xấu đến khí hậu do gây ra hiệu ứng nhà kính,
làm tăng nhiệt độ trái đất, dẫn đến nhiều tác động khác nhau như thay đổi khí

hậu, mực nước biển tăng lên có thể làm biến mất một số vùng thấp trên thế giới.

Khí NO
2
: Là khí có tính kích thích mạnh đường hô hấp. Khi ngộ độc cấp tính sẽ
gây hiện tượng ho dữ dội, nhức đầu, rối loạn tiêu hóa. Ngoài ra, NO
2
là chất
góp phần gây thủng tầng Ozon.

Khí HCl: Khi tác dụng với hơi nước trong không khí sẽ tạo nên sương mù acid,

Sổ tay hướng dẫn xử lý ô nhiễm môi trường trong sản xuất tiểu thủ công nghiệp

Vấn đề chung

14
gây kích thích niêm mạc.

Các hợp chất hydrocarbon (THC): Các hợp chất này không chỉ gây các độc tính
cấp như suy nhược cơ thể, nôn ói, gây tức ngực, cháy phổi… Hàm lượng
hydrocarbon ở mức 60.000mg/m
3
có thể gây chết người.

Bụi: Một trong những căn bệnh đặc trưng do bụi gây ra đối với sức khỏe công
nhân là bệnh bụi phổi. Bệnh này tiến triển nhanh gây khó thở rõ rệt, suy phổi
điển hình, tràn khí phế mạc và hay tái phát. Công nhân làm việc tại các nhà
máy gốm, sứ, thủy tinh hoặc các công đoạn đánh bóng, mài, làm sạch bề mặt
bằng cát trong các nhà máy sản xuất thép, trong các nhà máy cơ khí thì dễ bò

bệnh bụi phổi Silicose. Bệnh này có thể gây biến chứng thành lao, suy phổi mãn
tính. Ngoài ra còn có bệnh bụi phổi Siderose là bệnh đặc trưng của công nhân
trong các nhà máy sản xuất thép, ống thép hay các công đoạn hàn điện.


II.2 Ô nhiễm nước
II.2.1 Hệ thống sông và kênh rạch tại TPHCM

TPHCM nằm trong lưu vực sông Sài Gòn - Đồng Nai. Đây là nguồn cấp
nước chính trong lưu vực, góp phần quan trọng trong việc phát triển kinh tế, xã
hội, ngoài ra còn phục vụ cho việc tưới tiêu và giao thông vận tải thủy.

Sông Đồng Nai là con sông lớn thứ hai ở Việt Nam. Bắt nguồn từ Cao
nguyên trung bộ, gần Đà Lạt, sông Đồng Nai chảy dài trên 300km trước khi đi
vào đòa phận Thành phố. Lưu vực của nó có diện tích 28.000 km
2
bao gồm tỉnh
Đồng Nai và một phần Bình Dương, Bình Phước và Lâm Đồng và phần lớn tỉnh
Bình Thuận và Đắc Lắc. Sông Sài Gòn trải dài 220km từ thượng nguồn trước khi
kết hợp với sông Đồng Nai tạo thành sông Nhà Bè, với một lưu vực rộng
4.500km
2
bao gồm các tỉnh Tây Ninh, Bình Dương và TPHCM.


Hiện nay trong nội đô Thành phố Hồ Chí Minh có 5 hệ thống kênh có
tổng chiều dài chính là 56km và 36km của các chi lưu . Bao gồm:

1. Kênh Nhiêu Lộc - Thò Nghè 9.035m
2. Kênh Tàu Hủ - Đôi - Tẻ 19.500m

3. Kênh Bến Nghé 5.900m
4. Kênh Tân Hóa - Ông Buông - Lò Gốm 7.240m
5. Kênh tham Lương - Bến Cát - Vàm Thuật 14.040m

Ngoài những hệ thống này còn có một vài hệ thống kênh hở khác như:

Sổ tay hướng dẫn xử lý ô nhiễm môi trường trong sản xuất tiểu thủ công nghiệp

Vấn đề chung

15
Suối Cái, Xuân Trường tại quận Thủ Đức và An Hạ, Xáng tại huyện Bình
Chánh. Tất cả các hệ thống kênh này được dùng làm nơi tiếp nhận nước thải.

II.2.1 Chất lượng môi trường nước tại TPHCM

Hàng ngày, hệ thống sông và kênh rạch tại thành phố Hồ Chí Minh tiếp
nhận khoảng 550.000m
3
nước thải, bao gồm khoảng 500.000m
3
nước thải sinh
hoạt và khoảng 50.000m
3
nước thải công nghiệp. Với tổng lượng nước thải như
vậy có thể ước tính tải lượng các chất gây ô nhiễm như sau: 590 tấn chất rắn lơ
lửng, 270 tấn BOD, 480 tấn COD, 50 tấn Nitơ, 14 tấn Phospho, 110 tấn dầu mỡ
gốc động thực vật.

Hầu hết lượng nước thải này không được xử lý trước khi thải vào các

kênh, sông. Đây cũng là lý do tại sao nước thải ở những dòng kênh này luôn có
màu đen và có mùi hôi thối. Tất cả các con kênh đều bò chiếm dụng bởi những
khu nhà ổ chuột dọc theo bờ kênh. Theo số liệu thống kê cho thấy có khoảng
24.000 căn nhà ở ven và trên kênh rạch. Hàng trăm ngàn dân cư sống ở đây
không có những điều kiện vệ sinh tối thiểu; tất cả các chất thải hàng ngày được
thải vào sông rạch gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng.

Khu vực biển miền Đông Nam bộ có đặc điểm bán nhật triều với biên
độ tương đối lớn. Mực nước tại vùng cửa biển của Thành phố thay đổi từ 2 đến
3m và ảnh hưởng đến thủy lực của sông rạch trong khu vực đô thò. Vì vậy, nước
thải không thể thoát ra biển, mànước thải bò lưu lại trong kênh rạch và diễn ra
quá trình phân hủy sinh học gây mùi hôi thối khó chòu. Một số kênh như Tân
Hóa, Lò Gốm có mức độ ô nhiễm nghiêm trọng, hàm lượng BOD dao động
trong khoảng 200-500mg/l và hàm lượng DO là bằng 0mg/l.

Một số khu vực ô nhiễm công nghiệp điển hình:

1. Khu vực suối Cái, Xuân Trường, suối Nhum là khu vực ô nhiễm điển hình ở
Thủ Đức, có khoảng 20 nhà máy có nước thải thuộc diện ô nhiễm rất nặng
làm ảnh hưởng đến nguồn nước ở các xã Linh Trung, Linh Xuân, Tân Phú
và Long Thạnh Mỹ.

2. Khu vực công nghiệp Phước Long, quận 9 là khu vực tập trung công nghiệp
vừa làm ô nhiễm nguồn nước vừa làm ô nhiễm không khí. Các nguồn ô
nhiễm nước như nhà máy chế biến hải sản COFIDEC, công ty dệt nhuộm
Phước Long, công ty dệt nhuộm Phong Phú, công ty giấy Liksin , giấy Thái
Văn, Dũng Tiến, xí nghiệp chăn nuôi heo Phước Long, Nam Hòa…


Sổ tay hướng dẫn xử lý ô nhiễm môi trường trong sản xuất tiểu thủ công nghiệp


Vấn đề chung

16
3. Khu vực công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp phường 19 và 20 quận Tân
Bình, đây là vùng tập trung chủ yếu nhiều nhà máy lớn và vừa, đặc biệt có
rất nhiều cơ sở sản xuất tiểu thủ công nghiệp (TTCN). Các nhà máy lớn
trong khu vực này như: công ty dệt Thành Công, Thắng Lợi, hóa chất Tân
Bình, thực phẩm Vifon, giấy Viễn Đông, công ty chế biến thủy sản
Seaprimex, Thực phẩm Cầu Tre, xí nghiệp phân bón hữu cơ…… Các cụm
TTCN mới hình thành như cụm sản xuất cồn, cán rửa cao su, cụm thuộc da,
thủy tinh ở phường 9, khu nấu chì và rửa nylon phế thải ở phường 16. Các
kênh thoát nước trong khu vực này bò ô nhiễm trầm trọng như kênh Tham
Lương, Tân Hương, Bàu Cát, Tân Hóa.

4. Quận 11 có khoảng 4.200 cơ sở sản xuất gồm các ngành tẩy nhuộm, xeo
giấy, chế biến thực phẩm, xi mạ, thuộc da, thủy tinh, gia công cơ khí, các
khu ô nhiễm nghiêm trọng là phường 4, 8, 14, Cầu Ván….

II.3 Ô nhiễm do chất thải rắn

Hiện nay với diện tích quét đường là 17.131.302m
2
, lượng rác thải của
TPHCM là khoảng 3.500 tấn/ngày trong đó lượng rác xây dựng chiếm khoảng
500 tấn/ngày. Kết quả phân tích thành phần chất thải rắn cho thấy chiếm tỷ lệ
cao nhất trong rác thải là chất hữu cơ trên 80%. Các loại chất thải rắn nếu không
được xử lý tốt sẽ gây tác động xấu đến môi trường đất, môi trường nước và là
môi trường thuận lợi cho các vi trùng phát triển.


Ngoài ra, chất thải rắn công nghiệp cũng là một nguồn ô nhiễm quan
trọng tuy chưa được khảo sát, điều tra đầy đủ. Một số ngành công nghiệp thải ra
các chất thải độc hại như axit, bazơ, chất thải chứa amiăng, xỉ kim loại và thậm
chí cả chất thải phóng xạ.













Sổ tay hướng dẫn xử lý ô nhiễm môi trường trong sản xuất tiểu thủ công nghiệp

Vấn đề chung

17

Chương II

CÁC QUY ĐỊNH VỀ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG

Ngày 27 tháng 12 năm 1993, Quốc hội nước Cộng hòa Xã hội Chủ
nghóa Việt Nam đã thông qua Luật Bảo vệ môi trường nhằm “Nâng cao hiệu lực
quản lý Nhà nước và trách nhiệm của chính quyền các cấp, các cơ quan Nhà

nước, các tổ chức kinh tế, tổ chức xã hội, đơn vò vũ trang nhân dân và mọi cá
nhân trong việc bảo vệ môi trường nhằm bảo vệ sức khỏe nhân dân, bảo đảm
quyền con người được sống trong môi trường trong lành, phục vụ sự nghiệp phát
triển lâu bền của đất nước, góp phần bảo vệ môi trường khu vực và toàn cầu... ”

Ngày 18 tháng 10 năm 1994, Chính phủ đã ban hành Nghò đònh số
175/CP về việc Hướng dẫn thi hành Luật Bảo vệ Môi trường.

Ngày 25 tháng 3 năm 1995, Bộ trưởng bộ Khoa học Công nghệ và Môi
trường đãban hành Quyết đònh số 229/QĐ/TĐC về tiêu chuẩn môi trường Việt
Nam. Các tiêu chuẩn này quy đònh giới hạn cho phép thải vào nguồn của các
chất gây ô nhiễm. Các nguồn tiếp nhận bao gồm:
- Đất
- Nước
- Không Khí

Ở đây sẽ giới thiệu một số quy đònh và tiêu chuẩn chính về nước thải,
khí thải và tiếng ồn trong sản xuất công nghiệp và sinh hoạt.

LUẬT BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG

Luật bảo vệ môi trường được Quốc hội khóa IX, nước công hòa xã hội
chủ nghóa Việt Nam thông qua ngày 27 tháng 12 năm 1993 và được Chủ tòch
nước công bố ngày 10 tháng 1 năm 1994, có quy đònh:

Điều 6: Bảo vệ môi trường là sự nghiệp của toàn dân. Tổ chức, cá nhân phải có
trách nhiệm bảo vệ môi trường, thi hành pháp luật về bảo vệ môi trường, có
quyền và trách nhiệm phát hiện, tố cáo hành vi vi phạm pháp luật về bảo vệ
môi trường.



Tổ chức, cá nhân nước ngoài hoạt động trên lãnh thổ Việt Nam phải

Sổ tay hướng dẫn xử lý ô nhiễm môi trường trong sản xuất tiểu thủ công nghiệp

Vấn đề chung

18
tuân theo pháp luật Việt Nam về bảo vệ môi trường.

Điều 9: Nghiêm cấm mọi hành vi làm suy thoái môi trường, gây ô nhiễm môi
trường, gây sự cố môi trường.

Điều 16: Tổ chức, cá nhân trong sản xuất, kinh doanh và các hoạt động khác
phải thực hiện các biện pháp vệ sinh môi trường, phải có thiết bò kỹ thuật để xử
lý chất thải, đảm bảo tiêu chuẩn môi trường, phòng, chống suy thoái môi trường,
ô nhiễm môi trường, sự cố môi trường.

Chính phủ quy đònh danh mục tiêu chuẩn môi trường, phân cấp ban
hành và kiểm tra việc thực hiện các tiêu chuẩn đó.

Điều 17: Tổ chức, cá nhân quản lý cơ sở kinh tế, khoa học, kỹ thuật, y tế, văn
hóa, xã hội, an ninh, quốc phòng đã hoạt động từ trước khi ban hành luật này
phải lập báo cáo đánh gía tác động môi trường của cơ sở mình để cơ quan quản
lý Nhà nước về bảo vệ môi trường thẩm đònh.

Trường hợp không đảm bảo tiêu chuẩn môi trường, tổ chức đó phải có
biện pháp xử lý trong một thời gian nhất đònh theo quy đònh của cơ quan quản lý
Nhà nước về bảo vệ môi trường. Nếu quá thời hạn quy đònh mà cơ sở xử lý
không đạt yêu cầu thì cơ quan Nhà nước cấp trên trực tiếp xem xét, quyết đònh

đình chỉ hoạt động hoặc có biện pháp khác.

Điều 18: Tổ chức, cá nhân khi xây dựng, cải tạo vùng sản xuất, khu dân cư, các
công trình kinh tế, khoa học, kỹ thuật, y tế, văn hóa, xã hội, an ninh, quốc
phòng; chủ dự án đầu tư của nước ngoài hoặc liên doanh với nước ngoài, chủ dự
án phát triển kinh tế - xã hội khác phải lập Báo cáo đánh giá tác động môi
trường để cơ quan quản lý Nhà nước về bảo vệ môi trường thẩm đònh.

Kết quả thẩm đònh về Báo cáo đánh giá tác động môi trường là một
trong những căn cứ để cấp có thẩm quyền xét duyệt dự án hoặc cho phép thực
hiện.

Điều 19: Việc nhập khẩu, xuất khẩu công nghệ, máy móc, thiết bò, các chế
phẩm sinh học hoặc hóa học, các chất độc hại, chất phóng xạ, các loài động vật,
thực vật, nguồn gen, vi sinh vật liên quan tới bảo vệ môi trường phải được phép
của cơ quan quản lý ngành hữu quan và cơ quan quản lý Nhà nước về bảo vệ
môi trường.




Sổ tay hướng dẫn xử lý ô nhiễm môi trường trong sản xuất tiểu thủ công nghiệp

Vấn đề chung

19

Điều 30: Tổ chức, cá nhân trong hoạt động sản xuất, kinh doanh và các hoạt
động khác màlàm suy thoái môi trường, ô nhiễm môi trường, gây sự cố môi
trường phải thực hiện các biện pháp khắc phục theo quy đònh của Ủy ban nhân

dân đòa phương, có trách nhiệm bồi thường thiệt hại theo quy đònh của pháp
luật.
Điều 40: Cơ quan quản lý Nhà nước về bảo vệ môi trường thực hiện chức năng
thanh tra chuyên ngành về bảo vệ môi trường và có trách nhiệm phối hợp với
thanh tra chuyên ngành của các Bộ, ngành hữu quan trong việc bảo vệ môi
trường.

Điều 41: Trong quá trình thanh tra, Đoàn thanh tra hoặc Thanh tra viên có
quyền:
1. Yêu cầu các tổ chức, cá nhân có liên quan cung cấp tài liệu và trả lời những
vấn đề cần thiết cho việc thanh tra;
2. Tiến hành các biện pháp kiểm tra kỹ thuật tại hiện trường;
3. Quyết đònh tạm đình chỉ trong trường hợp khẩn cấp các hoạt động có nguy
cơ gây sự cố nghiêm trọng về môi trường và phải chòu trách nhiệm trước
pháp luật về quyết đònh đó, đồng thời báo cáo ngay với cơ quan Nhà nước
có thẩm quyền quyết đònh xử lý hoặc kiến nghò với cơ quan Nhà nước có
thẩm quyền để đình chỉ các hoạt động có thể gây sự cố môi trường.
4. Xử lý theo thẩm quyền hoặc kiến nghò với cơ quan Nhà nước có thẩm quyền
xử lý các vi phạm.

Điều 42: Tổ chức, cá nhân phải tạo điều kiện cho Đoàn thanh tra hoặc Thanh
tra viên thi hành nhiệm vụ và chấp hành quyết đònh của Đoàn thanh tra hoặc
Thanh tra viên.

Điều 43: Tổ chức, cá nhân có quyền khiếu nại với Thủ trưởng cơ quan ra quyết
đònh thanh tra về kết luận và biện pháp xử lý của Đoàn thanh tra hoặc Thanh tra
viên tại cơ sở mình. …











Sổ tay hướng dẫn xử lý ô nhiễm môi trường trong sản xuất tiểu thủ công nghiệp

Vấn đề chung

20
THÔNG TƯ 490/TT 29-4-1998 HƯỚNG DẪN LẬP VÀ THẨM ĐỊNH
BÁO CÁO ĐÁNH GÍA TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG
ĐỐI VỚI DỰ ÁN ĐẦU TƯ

Các giai đoạn thực hiện

1. Giai đoạn xin cấp giấy phép đầu tư

a) Đối với các Dự án loại 1 (xem Phụ lục I)

Trong hồ sơ của các dự án loại I phải có một phần hoặc một chương
nêu sơ lược về các tác động tiềm tàng của dự án đến môi trường (Phụ lục II).
Đây là cơ sở để các Cơ quan quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường xem xét
trong quá trình thẩm đònh hồ sơ.

b) Đối với các dự án loại II

Các dự án loại II phải lập “Bản đăng ký đạt tiêu chuẩn môi trường” và

trình nộp cho Cơ quan quản lý Nhà nước về bảo vệ môi trường để xem xét. Nội
dung của bản đăng ký đạt tiêu chuẩn môi trường được quy đònh tại phụ lục III.

Hồ sơ nộp gồm:
- Đơn xin đăng ký đạt tiêu chuẩn môi trường theo mẫu tại phụ lục IV;
- 3 bản đăng ký đạt tiêu chuẩn môi trường. Nếu là dự án đầu tư của nước ngoài
hoặc liên doanh với nước ngoài thì phải có thêm 1 bản bằng tiếng Anh.
- 1 bản báo cáo nghiên cứu khả thi hoặc giải trình kinh tế - kỹ thuật của dự án.

2. Giai đoạn thiết kế xây dựng

Sau khi đã được cấp giấy phép đầu tư và xác đònh đòa điểm thực hiện,
các dự án loại I phải lập báo cáo đánh giá tác động môi trường và trình nộp cho
Cơ quan quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường thẩm đònh.

Nội dung của báo cáo đánh giá tác động môi trường được qui đònh tại
phụ lục I.2 Nghò đònh 175/CP ngày 18/10/1994 của Chính phủ.

Hồ sơ nộp để thẩm đònh gồm:
- Đơn xin thẩm đònh báo cáo đánh giá tác động môi trường theo mẫu tại Nghò
đònh 175/CP.
- 7 bản báo cáo đánh giá tác động môi trường. Nếu là dự án đầu tư trực tiếp của
nước ngoài hoặc liên doanh với nước ngoài thì phải có thêm 1 bản tiếng Anh.

Sổ tay hướng dẫn xử lý ô nhiễm môi trường trong sản xuất tiểu thủ công nghiệp

Vấn đề chung

21
- 1 bản báo cáo nghiên cứu khả thi hoặc giải trình kinh tế - kỹ thuật của dự án.


3. Giai đoạn kết thúc xây dựng

Trước khi công trình được phép đưa vào sử dụng, Cơ quan quản lý Nhà
nước về bảo vệ môi trường có trách nhiệm:
- Phối hợp với cơ quan cấp giấy phép xây dựng tiến hành kiểm tra các
công trình xử lý chất thải và các điều kiện an toàn khác theo qui đònh
bảo vệ môi trường;
- Nếu phát hiện công trình không tuân thủ đúng những phương án bảo vệ
môi trường đã được duyệt, thì yêu cầu Chủ dự án phải xử lý theo đúng
báo cáo đánh giá tác động môi trường đã được thẩm đònh hoặc bản
đăng ký đạt tiêu chuẩn môi trường đã được xác nhận;
- Khi dự án đã thực hiện đúng các yêu cầu về bảo vệ môi trường, cơ quan
quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường sẽ xem xét cấp phép tương ứng.

Thời hạn xem xét “Bản đăng ký đạt tiêu chuẩn môi trường” và cấp
“Phiếu xác nhận” không quá 20 ngày kể từ khi Cơ quan Quản lý Nhà nước về
bảo vệ môi trường nhận đủ hồ sơ hợp lệ. Trường hợp hồ sơ chưa đạt yêu cầu
chậm nhất 5 ngày, cơ quan thẩm đònh có trách nhiệm thông báo cho Chủ dự án
biết để điều chỉnh, bổ sung.


Sổ tay hướng dẫn xử lý ô nhiễm môi trường trong sản xuất tiểu thủ công nghiệp

Vấn đề chung

22
Phụ lục I
DANH MỤC CÁC DỰ ÁN PHẢI TRÌNH DUYỆT
BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG


1. Công trình nằm trong hoặc kế cận các khu vực nhạy cảm về môi
trường, các khu bảo tồn thiên nhiên, khu du lòch, di tích văn hóa, lòch sử
có tầm cỡ quốc gia và quốc tế.
2. Quy hoạch:
2.1. Phát triển vùng
2.2. Phát triển ngành
2.3. Đô thò
2.4. Khu công nghiệp/Khu chế xuất
3. Về dầu khí
3.1. Khai thác
3.2. Chế biến
3.3. Vận chuyển
3.4. Kho xăng dầu (dung tích từ 20,000m
3
trở lên)
4. Nhà máy luyện gang thép, kim loại màu (công suất từ 100,000 tấn sản
phẩm/năm trở lên),
5. Nhà máy thuộc da (từ 10,000 tấn sản phẩm/năm trở lên),
6. Nhà máy dệt nhuộm (từ 20 triệu mét vải/năm trở lên),
7. Nhà máy sơn (công suất từ 1000T sản phẩm/năm), chế biến cao su
(công suất từ 10,000T sản phẩm/năm).
8. Nhà máy đường (công suất từ 100,000 T mía/năm trở lên)
9. Nhà máy chế biến thực phẩm (công suất từ 1000T sản phẩm năm).
10. Nhà máy đông lạnh (công suất từ 1000T sản phẩm/năm)
11. Nhà máy nhiệt điện (công suất từ 200MW trở lên)
12. Nhà máy bột giấy và giấy (công suất từ 40,000 tấn bột giấy/năm trở
lên)
13. Nhà máy xi măng (công suất từ 1 triệu tấn xi măng/năm trở lên)
14. Khu du lòch, giải trí (diện tích từ 100ha trở lên)

15. Sân bay
16. Bến cảng (cho tàu trọng tải từ 10,000DWT trở lên).
17. Đường sắt, đường ô tô cao tốc, đường ô tô (thuộc cấp I đến cấp II theo
tiêu chuẩn TCVN 4054-85) có chiều dài trên 50km.
18. Nhà máy thủy điện(hồ chứa nước từ 100 triệu m
3
nước trở lên).
19. Công trình thủy lợi (tưới, tiêu, ngăn mặn… từ 10,000ha trở lên).
20. Xử lý chất thải (khu xử lý nước thải tập trung công suất từ
100,000m
3
/ngày đêm trở lên; bãi chôn lấp chất thải rắn).
21. Khai thác khoáng sản, vật liệu xây dựng (tổng khối lượng khoáng sản

Sổ tay hướng dẫn xử lý ô nhiễm môi trường trong sản xuất tiểu thủ công nghiệp

Vấn đề chung

23
rắn và đất đá từ 100,000m
3
/năm trở lên).
22. Lâm trường khai thác gỗ (tất cả).
23. Khu nuôi trồng thủy sản (diện tích từ 200ha trở lên)
24. Sản xuất, kho chứa và sử dụng hoá chất độc hại (tất cả).
25. Lò phản ứng hạt nhân (tất cả).

* Các dự án nói trên nếu đầu tư vào các khu công nghiệp/khu chế xuất đã được
cấp quyết đònh phê chuẩn báo cáo đánh giá tác động môi trường sẽ được đăng
ký đạt tiêu chuẩn môi trường trên cơ sở tự xác lập và phân tích báo cáo đánh giá

tác động môi trường của mình.


Sổ tay hướng dẫn xử lý ô nhiễm môi trường trong sản xuất tiểu thủ công nghiệp

Vấn đề chung

24

Phụ lục II
GIẢI TRÌNH CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN MÔI TRƯỜNG
(trong luận chứng khả thi hoặc báo cáo giải trình kinh tế kỹ thuật
để xin giấy phép đầu tư)

I. Thuyết minh tóm tắt những yếu tố chính ảnh hưởng đến môi trường
1. Tư liệu về hiện trạng môi trường nơi thực hiện dự án (chất lượng
nước mặt, nước ngầm, không khí, hệ sinh thái…). Nhận xét tổng
quát mức độ ô nhiễm tại đòa điểm sẽ thực hiện dự án.
2. Mô tả sơ đồ/quy trình công nghệ sản xuất, nguyên-nhiên liệu sẽ sử
dụng, danh mục hóa chất… (nếu trong giải trình kinh tế kỹ thuật
thuyết minh chưa rõ).
3. Khi thực hiện dự án, thuyết minh rõ những yếu tố chính sẽ ảnh
hưởng đến môi trường do hoạt động của dự án (ước lượng các loại:
khí thải, nước thải, chất thải rắn, tiếng ồn…). Dự đoán mức độ ảnh
hưởng có thể xảy ra đối với môi trường.

II. Đề xuất (tóm tắt) giải pháp khắc phục các ảnh hưởng tiêu cực của dự
án đến môi trường.



Sổ tay hướng dẫn xử lý ô nhiễm môi trường trong sản xuất tiểu thủ công nghiệp

Vấn đề chung

25

Phụ lụïc III
NỘI DUNG BẢN ĐĂNG KÝ ĐẠT TIÊU CHUẨN MÔI TRƯỜNG

Tên dự án:
Đòa chỉ liên hệ:
Số điện thoại: Số Fax:

1. Mô tả đòa điểm dự kiến triển khai các hoạt động của dự án
- Vò trí
- Diện tích mặt bằng
- Khoảng cách gần nhất đến các khu dân cư và các cơ sở công nghiệp
khác.
- Hiện trạng sử dụng khu đất
- Nguồn cung cấp nước, điểm lấy nước, nhu cầu nước/ngày đêm
- Hệ thống giao thông cung cấp nguyên liệu và vận chuyển sản phẩm
- Nơi tiếp nhận nước thải từ các hoạt động của dự án
- Nơi lưu giữ và xử lý chất thải rắn.

2. Tóm tắt công nghệ sản xuất (lưu ý: nếu dự án bao gồm cả vùng khai
thác và cung cấp nguyên liệu thì phải mô tả rõ các vấn đề liên quan).
- Tổng vốn đầu tư
- Danh mục nguyên liệu, nhiên liệu, phụ liệu (tính chất, nhu cầu
hàng năm, nơi cung cấp)
- Phương thức vận chuyển, cung cấp và bảo quản nguyên liệu, nhiên

liệu và phụ liệu.
- Công suất
- Sơ đồ dây chuyền sản xuất (lưu ý: mô tả đầy đủ cả các công đoạn
phụ trợ, xử lý nước cấp, máy phát điện, nồi hơi, hệ thống gia nhiệt,
hệ thống làm mát thiết bò…).
- Đặc tính thiết bò
- Chất lượng sản phẩm
- Phương thức bảo quản và vận chuyển sản phẩm.

3. Các nguồn gây ô nhiễm
- Khí thải
+ Nguồn phát sinh
+ Tải lượng
+ Nồng độ các chất ô nhiễm
- Nước thải (lưu ý: nêu rõ cả các thông số liên quan về nước làm mát,

×