Tải bản đầy đủ (.doc) (4 trang)

de thi thu DH lan 32014 truong ng du

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (156.96 KB, 4 trang )

TRƯỜNG THPT NGUYỄN DU

ĐỀ THI THỬ ĐẠI HỌC CAO ĐẲNG LẦN 3 NĂM 2014
MÔN hóa học
Mã đề thi 137

Họ, tên thí sinh:..........................................................................
Số báo danh:...............................................................................
Cho biết nguyên tử khối của các nguyên tố: H = 1; C = 12; N = 14; O = 16; Na = 23; Mg = 24; Al = 27;
S = 32; Cl = 35,5; K = 39; Ca = 40; Cr = 52; Fe = 56; Cu = 64; Zn = 65; Br = 80; Ag = 108; Ba = 137.
Câu 1: Trong các chất: axit acrylic, axit axetic, metylamin, anilin, glixin. Số chất làm quỳ tím đổi màu là
A. 5.
B. 4.
C. 2.
D. 3.
Câu 2: Hỗn hợp X gồm hai ankan A và B . Với M A X với hiệu suất tương ứng đối với A là 50% và với B là 60% được hh Y có tỉ khối so với H 2 = 25,443.
Công thức của hai ankan là:
A. C4H10; C5H12
B. C3H8; C5H12
C. C5H12; C6H14
D. C4H10; C6H14
+
Câu 3: Hidrocacbon A khi tác dụng với H2O/H thì cho một sản phẩm duy nhất. A không thể là:
A. etylen
B. but-2-en
C. propen
D. xiclopropan
Câu 4: Có thể nhận ra các chất chất lỏng hoặc dd metylamin, anilin, axit glutamic bằng một thuốc thử duy
nhất là:
A. Cu(OH)2


B. Phenolphtalein
C. dd Br2
D. Quỳ tím
Câu 5: Cho các chất: Sacarozơ, vinyl axetat, axit axetic, glucozơ, Ala-Gly-Ala. Số chất tác dụng được với
Cu(OH)2 ở điều kiện thích hợp là
A. 4.
B. 3.
C. 5.
D. 2.
Câu 6: Cho phản ứng: H2O2 + KMnO4 + NaHSO4 → Na2SO4 + MnSO4 + K2SO4 + H2O + O2.
Tổng hệ số của các chất (là những số nguyên, tối giản) trong phương trình phản ứng là
A. 47.
B. 29.
C. 31.
D. 32.
Câu 7: Dãy polime nào sau đây đều chứa liên kết peptit:
A. Tơ nitrol, tơ capron
B. Tơ tằm, tơ nhện
C. Tơ visco, tơ tằm
D. Tơ nilon-6, tơ nilon-6,6
Câu 8: Số đồng phân có công thức phân tử C3H6O2 có khả năng tác dụng với dd NaOH, không tác dụng
với Na là:
A. 1
B. 2
C. 3
D. 4
Câu 9: Hỗn hợp X gồm hai ancol đơn chức mạch không phân nhánh Yvà R (M Y < MR). Cho 7,8 gam X tác
dụng với Na dư thu được 2,24 lít khí hiđro (đktc). Oxi hóa 7,8 gam X bằng CuO nung nóng thu được hỗn
hợp Y. Cho toàn bộ hỗn hợp Y tác dụng với lượng dư AgNO3/NH3 đun nóng thu được 64,8 gam chất kết
tủa. Các phản ứng đều đạt hiệu suất 100%. Công thức của ancol R là:

A. Etanol hoặc propan-2-ol
B. Propan-1-ol hoặc etanol
C. Etanol
D. Metanol
Câu 10: A là hợp chất thơm chứa C, H, O có MA < 200. Trong phân tử A tỉ lệ khối lượng C; H; O lần lượt
là: mC: mH : mO =21: 2: 4. Khi cho A phản ứng với dd Br2 thu được dẫn xuất thế B . Biết MB – MA =237. Số
công thức cấu tạo của A thỏa mãn là:
A. 1
B. 3
C. 2
D. 5
Câu 11: Cho các chất: K2CO3, CH3NH3Cl, KHSO4, Al(NO3)3, C2H5ONa, CH3NH2, C6H5NH2. Số chất làm
đổi màu dd phenolphtalein là:
A. 3
B. 4
C. 5
D. 2
Câu 12: Dung dịch chất nào sau đây không phản ứng khi cho tác dụng với dd SO2
A. Na2SO3.
B. BaCl2.
C. Na2CO3.
D. NaOH.
Câu 13: Cho các phương trình nhiệt hóa học sau:
C4H10 + 6,5O2  4CO2 + 5H2O ∆H = - 1450kJ
C3H8 + 5O2  3CO2 + 4 H2O ∆H = -1320 kJ. Biết nhiệt lượng cung cấp để làm cho 1gam H 2O tăng
thêm 10C là 4,2 J và khối lượng riêng của H 2O =1g/ml. Tính khối lượng hỗn hợp khí gas X gồm butan và
propan có tỉ lệ thể tích là 1:2 cần dùng để đun sôi một ấm nước chứa 2 lít H2O từ nhiệt độ 250C.
A. 22,49 g
B. 23,45g
C. 24,24g

D. 22,24 g
Câu 14: Tính chất vật lí nào sau đây của kim loại không do các electron tự do quyết định?
A. Ánh kim
B. Tính cứng
C. Tính dẻo
D. Tính dẫn điện
Câu 15: Cho các thí nghiệm sau:
(a) Khí H2S tác dụng với O2 (thiếu) ở nhiệt độ thường;
(b) Nhiệt phân KClO3 ;
– Thư viện đề thi hóa học
Trang 1/4 - Mã đề thi 137


(c) Dẫn khí F2 vào nước nóng;
(d) Đốt FeS trong O2 dư;
(e) Khí CH4 cháy trong O2;
(g) Cho dd HCl tác dụng với dd NaHCO3
Số thí nghiệm chắc chắn tạo ra chất khí là
A. 4.
B. 3.
C. 6.
D. 5.
Câu 16: X là phi kim chu kì 3. Công thức hidroxit cao nhất là HXO 4. Hợp chất của X với một kim loại M
có 79,78% X về khối lượng. M là:
A. Zn
B. Mg
C. Fe
D. Al
Câu 17: Thực hiện nhiệt phân các chất sau (trong điều kiện không có không khí): Fe(NO 3)2; FeCO3;
KClO3; NaHCO3; KMnO4; NaNO3; Al(OH)3. Số phản ứng oxi hóa khử xảy ra là:

A. 2
B. 4
C. 5
D. 3
Câu 18: Điện phân dd chất nào sau đây, sau phản ứng được dd có môi trường axit: H 2SO4 (1); AgNO3 (2);
NaCl (3); FeCl2 (4); Ba(NO3)2 (5)
A. 1,2
B. 2,3
C. 3,4
D. 1,2,5
Câu 19: Nung 8,42 gam hỗn hợp X gồm Al, Mg, Fe trong oxi sau một thời gian thu được 11,62 gam hỗn
hợp Y. Hòa tan hoàn toàn Y trong dung dịch HNO3 dư thu được 1,344 lít NO (đktc) là sản phẩm khử duy
nhất. Số mol HNO3 phản ứng là:
A. 0,48 mol
B. 0,64 mol
C. 0,72 mol
D. 0,56 mol
Câu 20: Kim loại nào sau đây tác dụng được với dd HCl, HNO3 đặc nguội và dd Fe(NO3)3
A. Fe
B. Al
C. Mg
D. Cu
Câu 21: Cho 9 gam axit đơn chức A phản ứng hết với NaHCO 3 dư thu được 3,36 lít khí CO2 (đktc). Công
thức của A là:
A. C2H5COOH
B. C2H3COOH
C. CH3COOH
D. HCOOH
Câu 22: Nhận định nào sau đây đúng?
A. Các nguyên tố có 9 electron hóa trị đều ở nhóm VIIIB.

B. Các nguyên tố nhóm VIA đều có số oxi hóa cao nhất là +6
C. Các nguyên tố ở nhóm VIIIA đều có 8 electron lớp ngoài cùng.
D. Các nguyên tố có 2 electron lớp ngoài cùng đều ở nhóm IIA hoặc IIB.
Câu 23: Hòa tan hết 2,72 gam hỗn hợp X gồm FeS 2, FeS, Fe, CuS và Cu trong 440 ml dung dịch HNO 3
1M, sau khi kết thúc các phản ứng thu được dung dịch Y và 0,07 mol một chất khí thoát ra. Cho Y tác
dụng với lượng dư dung dịch BaCl2 thu được 4,66 gam kết tủa. Mặt khác, dung dịch Y có thể hòa tan tối đa
m gam Cu. Biết trong các quá trình trên, sản phẩm khử duy nhất của N+5 là NO. Giá trị m là:
A. 2,64g
B. 6,52g
C. 7,68g
D. 8,32g
Câu 24: Một hỗn hợp X gồm axetilen, anđehit fomic, axit fomic và H 2. Lấy 0,25 mol hỗn hợp X cho qua
Ni, đốt nóng thu được hỗn hợp Y gồm các chất hữu cơ và H 2. Đốt cháy hoàn toàn hỗn hợp Y rồi hấp thụ
hết sản phẩm cháy bằng nước vôi trong dư, sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được 20 gam kết tủa
và dung dịch Z. Khối lượng dung dịch Z thay đổi so với khối lượng nước vôi trong ban đầu là
A. tăng 11,1 gam.
B. giảm 3,9 gam.
C. giảm 6,7 gam.
D. tăng 4,5 gam.
Câu 25: Hợp chất este X ( không chứa nhóm chức khác) có công thức phân tử C 5H8Ox, cho 0,1mol X tác
dụng với dung dịch NaOH vừa đủ thu được dung dịch Y, cho dung dịch Y tác dụng với dung dịch AgNO 3
dư trong NH3 đun nóng thu được 43,2 gam Ag. Số đồng phân cấu tạo của X là
A. 1.
B. 4.
C. 2.
D. 3.
Câu 26: Phát biểu nào sau đây là sai:
A. Tơ olon (nitrol) được điều chế bằng phản ứng trùng ngưng giữa các monome.
B. Tơ axetat là tơ bán tổng hợp.
C. Cao su lưu hoá có cấu trúc mạng không gian.

D. Khi lấy dư HCHO cho tác dụng với C6H5OH và dùng xúc tác bazơ ta thu được nhựa rezol.
Câu 27: Cho (x + y) mol Ba(OH) 2 vào dung dịch chứa x mol NH 4+, y mol Ba2+ và z mol HCO3-, đun nóng
nhẹ. Sau khi các phản ứng kết thúc thì thu được dung dịch
A. chứa Ba(HCO3)2 và NH4HCO3.
B. Ba(OH)2.
C. không chứa chất tan.
D. Ba(HCO3)2.
Câu 28: Để làm tăng tốc độ các qúa trình hóa học, một trong các cách là tăng diện tích tiếp xúc của chất
phản ứng. Quá trình nào dưới đây, tốc độ tăng không phải lí do tăng diện tích tiếp xúc.
A. Thức ăn khi xào nấu thường được cắt nhỏ
B. Khi làm than tổ ong người ta thường đục lỗ giữa viên than
C. Đập nhỏ đá vôi khi nung vôi.
D. Hầm thịt trong nồi áp suất
– Thư viện đề thi hóa học

Trang 2/4 - Mã đề thi 137


Câu 29: Hợp chất hữu cơ X (phân tử chỉ chứa một loại nhóm chức) tác dụng với dung dịch NaOH theo tỉ lệ
mol tương ứng là 1 : 2, thu được hai muối hữu cơ. Công thức phân tử của X có thể là
A. C5H8O2
B. C7H8O2
C. C3H4O4
D. C7H6O2
Câu 30: A là một ankin. Đốt cháy 6,5 gam A thu được 11,2 lít CO 2 (đktc). Cho A phản ứng với dd HCl ở
điều kiện thích hợp được sản phẩm Y. Đun nóng Y với dd NaOH loãng được dd Z.Cho Z phản ứng với
AgNO3 được kết tủa. Phát biểu không đúng là:
A. Dung dịch Z chứa NaCl.
B. Dd Z có thể tác dụng với Cu(OH)2 ở điều kiện thích hợp
C. Phân tử Y chứa một nguyên tử clo

D. A phản ứng được với AgNO3/ NH3
Câu 31: Đốt cháy hoàn toàn một amin X thu được CO 2 và H2O với tỉ lệ thể tích tương ứng là 2:3. Công
thức của amin là:
A. C6H5NH2
B. C2H5NH2
C. C3H7NH2
D. CH3NH2
Câu 32: Cho các cân bằng :
H2(k) + I2(k)  2HI(k)
(1)
2NO(k) + O2(k)  2NO2 (2)
CO(k) +Cl2(k)  COCl2(k)
(3)
N2 (k) + 3H2(k)  2NH3(k)
(4)
CaCO3 (r)  CaO (r) + CO2(k) (5)
CO(k) +H2O(k)  CO2(k) + H2(k) (6)
Các cân bằng chuyển dịch theo chiều thuận khi tăng áp suất là:
A. 3,4,5
B. 1,3
C. 2,3,4
D. 1,2,3
Câu 33: Những chất nào trong các chất sau làm mất màu dd Br 2 trong dung môi CCl4: (a) anđehit axetic,
(b) axit acrylic, (c) axetylen, (d) benzene, (e) phenol, (f) anilin
A. (a), (b), (c), (e), (f) B. (b), (c), (e), (f)
C. (b), (d), (e), (f)
D. (a), (c), (e), (f)
Câu 34: Cho các phát biểu sau:
1.Có thể phân biệt glucozo và saccarozo bằng phản ứng tráng bạc
2. Thủy phân hoàn toàn tinh bột, xenlulozo và sacarozo đều thu được một monomer duy nhất

3. Glucozo tan nhiều trong nước và có vị ngọt
4.Tinh bột và xenlulozơ là đồng phân của nhau
5. Chất giặt rửa tổnghợp có thể giặt rửa trong nước cứng.
6. Độ ngọt của các gluxit tăng theo thứ tự: glucozo < saccarozo < fructozo
Số phát biểu đúng là:
A. 4.
B. 6
C. 5.
D. 3.
Câu 35: Dung dịch Achứa 36,5 gam HCl và 22,56 gam Cu(NO 3)2. Thêm vào dd A m gam bột Fe, sau khi
phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được 0,75m gam hỗn hợp kim loại. Biết trong điều kiện phản ứng sản phẩm
khử của NO3- là khí NO duy nhất. Giá trị của m là:
A. 76,80g
B. 78,24g
C. 81,28g
D. 82,34g
Câu 36: Số proton và số nơtron có trong một nguyên tử nhôm (
) lần lượt là
A. 12 và 14.
B. 13 và 27.
C. 13 và 13
D. 13 và 14.
Câu 37: Cho các kết luận sau:
(1) Đốt cháy hiđrocacbon thu được n H2O > n CO2 thì hiđrocacbon đó là ankan.
(2) Đốt cháy hợp chất este thu được n H 2 O = n CO2 thì đó là este no, đơn chức mạch hở
(3) Các amin đơn chức đều có số nguyên tử H trong phân tử là số lẻ
(4) Tất cả các ankin đều có thể tham gia phản ứng thế bởi AgNO3/NH3.
(5) Anilin là chất lỏng, không màu, ít tan trong nước. Để lâu trong không khí, anilin có nhuốm màu đen vì
bị oxi hoá.
(6) Protein bị đông tụ bởi nhiệt và một số axit, bazo, muối .

Trong các kết luận trên, số kết luận đúng là:
A. 5.
B. 6.
C. 3.
D. 4.
Câu 38: Amin X có chứa vòng benzen và có công thức phân tử là C 7H9N. X không làm quỳ tím chuyển
xanh. X có bao nhiêu công thức cấu tạo phù hợp?
A. 5
B. 3
C. 1
D. 4
Câu 39: Nung m gam hỗn hợp Fe và S trong điều kiện không có không khí được hỗn hợp X. Chia X thành
hai phần bằng nhau. Phần 1 tác dụng với dd H2SO4 loãng, dư thu được 6,72 lít hỗn hợp khí (đktc). Phần hai
tác dụng với dung dịch H2SO4 đặc nóng dư thu được 43,68 lít khí SO2 duy nhất (đktc). Giá trị của m là:
A. 32,8g
B. 40,8g
C. 65,6g
D. 81,6g
Câu 40: Hỗn hợp A gồm một ancol và một axit A đều đơn chức. Chia m gam A làm 2 phần.
– Thư viện đề thi hóa học

Trang 3/4 - Mã đề thi 137


- Phần 1 tác dụng với Na dư thu được 3,36 lít H 2.Còn nếu đốt cháy hoàn toàn phần 1 thu được 39,6
gam CO2
Phần 2 đem đun nóng với H2SO4 đặc được 5,1 gam este có công thức C5H10O2 không có khả năng
tráng bạc (hiệu suất phản ứng =100%). Giá trị của m là
A. 26,8g
B. 20,8g

C. 31,2g
D. 30,2g
Câu 41: Cho các phản ứng sau:
(1) NaClO + HCl NaCl + HClO
(2) Fe + I2  FeI2
(3) AgNO3 + Fe(NO3)2  Fe(NO3)3 + Ag
(4) CuS + H2SO4  CuSO4 + H2S
(5) Cu + 2FeCl3  CuCl2 + 2FeCl2
(6) BaCl2 + 2NaHSO4  2NaCl + Ba(HSO4)2
(7) (NH4)2SO4 + Ba(OH)2  BaSO4 + 2NH3 + 2H2O.
Số phản ứng đúng là:
A. 6
B. 5
C. 4
D. 3
Câu 42: Có các nhận định sau:
1)Cấu hình electron của ion X3+ là 1s22s22p63s23p63d5. Trong bảng tuần hoàn, nguyên tố X thuộc chu kì
4, nhóm VIIIB.
2) Các ion và nguyên tử: Ar (Z=18) , K+(Z=19) , Cl−(Z=17) đều có cùng số electron.
3) Các nguyên tố trong cùng một chu kì có cùng số lớp e
4) Có duy nhất một nguyên tố có cấu hình e lớp ngoài cùng là 3s1
5)Tất cả các nguyên tố nhóm A đều có số e lớp ngoài cùng bằng STT nhóm. Số nhận định đúng là:
A. 2
B. 3
C. 4
D. 5
Câu 43: Cho 4,48 lít CO2 (đktc) qua 200 ml dd hỗn hợp NaOH 0,7M và Ba(OH) 2 0,4M. sau phản ứng khối
lượng kết tủa thu được là:
A. 19,70g
B. 29,55g

C. 39,40g
D. 15,76g
Câu 44: Cho 10,4 gam hỗn hợp CH3CHO và HCHO tráng bạc hoàn toàn thu được 108 gam Ag. % khối
lượng HCHO trong hỗn hợp là:
A. 42,34%
B. 50%
C. 57,69%
D. 66,7%
Câu 45: Hòa tan hết 23,2 gam hỗn hợp rắn X gồm FeO, Fe 2O3, Fe3O4 trong dung dịch HCl 1M, dư rồi cô
cạn dung dịch sau phản ứng thu được 45,2 gam muối khan. Thể tích dd axit HCl đã phản ứng là
A. 400 ml
B. 800 ml
C. 600 ml
D. 620 ml
Câu 46: Axit Malic (2-hiđroxy butanđioic) có trong quả táo. Cho m gam axit Malic tác dụng với Na dư
thu được V1 lít khí H2. Mặt khác, cho m gam axit Malic tác dụng với NaHCO3 dư thu được V2 lít khí
CO2 (Thể tích các khí đo ở cùng điều kiện). Mối quan hệ giữa V1 và V2 là:
A. V1 = 0,5V2.
B. V1 = 0,75V2.
C. V1 = V2.
D. V1 = 1,5V2.
Câu 47: Một hiđrocacbon X có CT (CH) n. 1 mol X phản ứng tối đa với 4 mol H 2 (Ni, t0) hoặc 1 mol dung
dịch Br2. X là
A. stiren.
B. 4-phenyl but-1-in. C. toluen.
D. benzen.
Câu 48: Cho 24,5 gam tripeptit X có công thức Gly-Ala-Val tác dụng với 600 ml dung dịch NaOH 1M, sau
phản ứng hoàn toàn được dung dịch Y. Đem Y tác dụng với dung dịch HCl dư rồi cô cạn cẩn thận dung dịch
sau phản ứng (trong quá trình cô cạn không xảy ra phản ứng hóa học) thì thu được khối lượng chất rắn khan


A. 48,65 gam.
B. 74,15 gam.
C. 70,55 gam.
D. 59,6 gam.
Câu 49: Phản ứng hóa học nào không xảy ra ở những cặp chất sau:
A. NH3 + dd NaOH
B. NH3+ dd FeCl3
C. NH3+ CuO (t0)
D. NH3 + dd HCl
Câu 50: Có 4 dung dịch loãng: KOH; H2S; NH3; AgNO3. Chất phản ứng với cả 4 dung dịch trên là:
A. HCl
B. Cu(NO3)2
C. Fe(NO3)3
D. FeCl3
----------- HẾT ----------

– Thư viện đề thi hóa học

Trang 4/4 - Mã đề thi 137



×