Tải bản đầy đủ (.ppt) (178 trang)

Hướng dẫn tổng quát giải bài tập hóa học

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (509.45 KB, 178 trang )

TIỂU MÔĐUN I: TỔNG QUAN VỀ
BÀI TẬP
Mục đích
Cấu trúc
Học liệu
Triển khai môđun


TIỂU MÔĐUN I: TỔNG QUAN VỀ
BÀI TẬP
Mục đích
Cấu trúc
Học liệu
Triển khai môđun

- Về kiến thức
- Về kĩ năng
- Về thái độ


Về kiến thức:
- Phát biểu được khái niệm bài toán và bài tập.
- Phân tích được ý nghĩa của bài toán hoá học trong việc
thực hiện mục tiêu đào tạo ở trường phổ thông.
- Phân loại được các bài toán hoá học theo các tiêu chí khác
nhau.
- Nắm được nguyên tắc, bản chất của các phương pháp giải
bài toán hoá học: phương pháp bảo toàn, phương pháp quy
đổi, phương pháp đường chéo...

Mục đích




Về kĩ năng:
- Giải thành thạo những bài toán cơ bản, điển hình bằng các
phương pháp giải toán cơ bản nói trên .
- Hợp tác và làm việc theo nhóm.
- Tự học, tự nghiên cứu.

Mục đích


Về thái độ:
- Tự giác hoàn thành các nhiệm vụ tự học cá nhân.
- Tích cực tham gia hoạt động nhóm, tham gia thảo luận.
- Góp phần phát triển phong cách làm việc có kế hoạch, tư
duy phê phán.

Mục đích


TIỂU MÔĐUN I: TỔNG QUAN VỀ
BÀI TẬP
Mục đích
Cấu trúc
Học liệu
Triển khai môđun

- Chủ đề 1: Khái niệm, ý
nghĩa,
phân loại bài toán hoá học.

- Chủ đề 2: Các phương pháp
giải bài toán hoá học


TIỂU MÔĐUN I: TỔNG QUAN VỀ
BÀI TẬP
Mục đích
Cấu trúc
Học liệu
Triển khai môđun

- Nguyễn Xuân Trường (2006), Sử dụng
bài tập trong dạy học Hóa học ở
trường phổ thông, NXB ĐH Sư phạm,
Hà Nội.
- Nguyễn Thị Bích Hiền, Giáo trình: Rèn
kĩ năng sử dụng bài tập hóa học trong
dạy học, Trường ĐH Vinh.
- Nguyễn Ngọc Quang (1994), Lí luận
dạy học hóa học, NXB Giáo dục, Hà
nội.
- Nguyễn Cương (2007), Phương pháp
dạy học hóa học, NXB Giáo dục, Hà
Nội.
- Tuyển tập đề thi Olympic 30-4 : Hội
hóa học Việt Nam.


TIỂU MÔĐUN I: TỔNG QUAN VỀ
BÀI TẬP

Mục đích
Cấu trúc
Học liệu
Triển khai môđun


TỔNG QUAN VỀ BÀI TẬP
Chủ đề 1: Khái niệm, ý nghĩa, phân loại bài toán hoá
học
Chủ đề 2: Các phương pháp giải bài toán hoá học


TỔNG QUAN VỀ BÀI TẬP
Đánh giá sau khi học xong tiểu modun.
1.Phân tích vai trò của bài tập hóa học trong dạy học.
2. Dựa vào đặc điểm gì để phân loại bài tập thành bài tập
angorit, bài tập ơrixtic, hỗn hợp angorit và ơrixtic.
3. Bài toán ơrixtic có đặc điểm gì?
4. Phân tích những dấu hiệu của mỗi loại phương pháp giải.
5. Giải các bài tập hóa học sau:
Bài 1: Hòa tan vừa đủ 6 gam hỗn hợp X gồm 2 kim loại A, B
có hóa trị tương ứng là I, II vào dung dịch hỗn hợp 2 axit
HNO3 và H2SO4 thì thu được 2,688 lit hỗn hợp khí NO2,
SO2 duy nhất ở (dktc) nặng 5,88 gam. Cô cạn dung dịch sau
cùng thì thu được m gam muối khan. Tính giá trị m?


TỔNG QUAN VỀ BÀI TẬP
Bài 2: Hòa tan hoàn toàn 3,34g hỗn hợp 2 muối cacbonat
của kim loại hóa trị I và hóa trị II bằng dung dịch HCl dư

thu được dung dịch X và 0.896 l khí bay ra ở đktc. Tính m
của muối có trong dung dịch?
Bài 3:Cho 7,8 gam hỗn hợp rượu metylic, etylic, propylic.
Đem đun nóng với 30 gam axit axetic ( có mặt H2SO4 đặc
xúc tác). Tính tổng khối lượng este thu được, biết hiệu suất
các phản ứng este hóa đều bằng 80.
Bài 4: Cho 8,45g hỗn hợp bột Mg , Fe, Zn vào dung dịch
HCl dư và lắc đều cho đến khi phản ứng kết thúc thấy thoát
ra 4,48lít khí (đktc). Đun cô cạn hỗn hợp sau phản ứng và
nung khan trong chân không thu được khối lượng chất rắn
có khối lượng bằng bao nhiêu?
Môđun


Chủ đề 1: Khái niệm, ý nghĩa, phân loại bài toán
hoá học
Hoạt động 1: Nghiên cứu khái niệm bài tập, bài toán
Hoạt động 2:
Phân tích ý nghĩa của bài tập hóa học trong
dạy học hóa học
Hoạt động 3: Phân loại bài tập hóa học.
Môđun


Chủ đề 1: Khái niệm, ý nghĩa, phân loại bài toán
hoá học
- Thông tin phản hồi hoạt động 1: Phân biệt được khái niệm
bài tập và bài toán.
- Thông tin phản hồi hoạt động 2:
+ Tìm hiểu về các tác dụng của bài tập hóa học.

+ Tìm hiểu về chức năng, nhiệm vụ của nó để rút ra kết luận


Hoạt động 1: Nghiên cứu khái niệm bài tập, bài toán
- Nhiệm vụ 1: Đọc thông tin cơ bản1.1.1
Hình thức học: Học cá nhân, học ở nhà
- Nhiệm vụ 2: hãy phân biệt bài tập và bài toán hóa
học

Chủ đề 1


1.1.1. Bài toán, bài tập hóa học.
Trong sách giáo khoa và tài liệu tham khảo ở phổ thông
hiện nay, thuật ngữ “bài tập” chủ yếu được sử dụng theo
quan niệm: Bài tập bao gồm cả những câu hỏi và bài toán,
mà khi hoàn thành chúng học sinh vừa nắm được vừa hoàn
thiện một tri thức hay một kỹ năng nào đó, bằng cách trả lời
miệng, trả lời viết hoặc kèm theo thực nghiệm.
[M.V.ZUEVA] Bài toán đó là bài làm mà khi học sinh hoàn
thành chúng học sinh phải tiến hành hoạt động sáng tạo,
bất luận hình thức hoàn thành bài toán là trả lời miệng hay
viết, thực hành, thí nghiệm, bất cứ bài toán nào cũng được
xếp vào hai nhóm : bài toán định lượng (có tính toán) và bài
toán định tính.


1.1.1. Bài toán, bài tập hóa học.
Bài toán chỉ có thể thực sự là “bài toán” khi nó trở
thành đối tượng hoạt động của chủ thể, khi có một người

nào đó chọn nó làm đối tượng, mong muốn giải nó, tức là
khi có một “người giải”. Vì vậy, bài toán và người học có
mối liên hệ mật thiết tạo thành một hệ thống toàn vẹn, thống
nhất và liên hệ chặt chẽ với nhau


1.1.1. Bài toán, bài tập hóa học.
Sơ đồ cấu trúc của hệ bài toán:

Hoạt động 1


Hoạt động 2: Phân tích ý nghĩa của bài tập hóa
học trong dạy học hóa học.
- Nhiệm vụ 1: Đọc thông tin cơ bản1.1.2
Hình thức học: làm việc cá nhân
- Nhiệm vụ 2: Nêu tác dụng khái quát của bài tập
- Nhiệm vụ 3: Phân tích tác dụng của các bài tập sau
Hình thức học: thảo luận nhóm
- Nhiệm vụ 4: Kết luận về ý nghĩa , tác dụng của bài tập
trên.
Hình thức học: Thảo luận toàn lớp dưới sự hướng dẫn
của giáo viên.


Hoạt động 2: Phân tích ý nghĩa của bài tập hóa
học trong dạy học hóa học.
- Đánh giá hoạt động 2: Trên cơ sở kết luận cuối cùng của
giáo viên các thành viên tự cho điểm về kết quả làm việc của
mình. Sau đó tiến hành chấm chéo.

Tự đánh giá
Đánh giá lẫn nhau
GV đánh
giá
(họ và tên)

Chủ đề 1


1.1.2. Tác dụng của bài toán trong dạy học hoá
học.
Trong quá trình dạy học hoá học ở trường phổ thông
không thể thiếu bài toán, bài toán hoá học là một biện pháp
hết sức quan trọng để nâng cao chất lượng dạy – học, nó giữ
một vai trò lớn lao trong việc thực hiện mục tiêu đào tạo: Nó
vừa là mục đích, vừa là nội dung, lại vừa là phương pháp
dạy học hiệu nghiệm. Nó cung cấp cho học sinh kiến thức ,
con đường giành lấy kiến thức và cả hứng thú say mê nhận
thức.
Bài toán hoá học có những ý nghĩa tác dụng to lớn về
nhiều mặt:


1.1.2. Tác dụng của bài toán trong dạy học hoá học.
1.12.1. Tác dụng trí dục.
- Làm chính xác hoá các khái niệm hoá học. Củng cố, đào sâu
và mở rộng kiến thức một cách sinh động, phong phú, hấp
dẫn. Chỉ khi vận dụng được kiến thức vào giải bài tập thì học
sinh mới thực sự nắm được kiến thức một cách sâu sắc.
- Ôn tập, hệ thống hoá kiến thức một cách tích cực nhất. Khi ôn

tập học sinh dễ rơi vào tình trạng buồn chán nếu chỉ yêu cầu
họ nhắc lại kiến thức. Thực tế cho thấy học sinh rất thích giải
bài tập trong các tiết ôn tập.
- Rèn luyện kỹ năng hoá học như cân bằng phương trình phản
ứng, tính toán theo công thức hoá học và phương trình hoá
học … nếu là bài tập thực nghiệm sẽ rèn các kỹ năng thực
hành, góp phần vào việc giáo dục kỹ thuật tổng hợp cho học
sinh.
- Rèn luyện khả năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn đời
sống lao động sản xuất bảo vệ môi trường.


1.1.2. Tác dụng của bài toán trong dạy học hoá học.
- Rèn luyện kỹ năng sử dụng ngôn ngữ hoá học và các thao tác
tư duy. Bài tập hoá học là một phương tiện có tầm quan trọng
đặc biệt trong việc phát triển tư duy hoá học của học sinh, bồi
dưỡng cho học sinh phương pháp nghiên cứu khoa học. Bởi vì
giải bài tập hoá học là một hình thức làm việc tự lực căn bản
của học sinh. Trong thực tiễn dạy học, tư duy hoá học được
hiểu là kỹ năng quan sát hiện tượng hóa học, phân tích một
hiện tượng phức tạp thành những bộ phận thành phần, xác lập
mối liên hệ định lượng và định tính của các hiện tượng, đoán
trước hệ quả lý thuyết và áp dụng kiến thức của mình. Trước
khi giải bài tập học sinh phải phân tích điều kiện của đề tài, tự
xây dựng các lập luận, thực hiện việc tính toán, khi cần thiết có
thể tiến hành thí nghiệm, thực hiện phép đo… Trong những
điều kiện đó, tư duy logic, tư duy sáng tạo của học sinh được
phát triển, năng lực giải quyết vấn đề được nâng cao.



1.1.2. Tác dụng của bài toán trong dạy học hoá học.
1.1.2.2. Tác dụng phát triển.
Phát triển ở học sinh năng lực tư duy logic, biện
chứng khái quát, độc lập thông minh và sáng tạo. Cao
hơn mức rèn luyện thông thường, học sinh phải biết
vận dụng một cách linh hoạt, sáng tạo để giải quyết
bài tập trong những tình huống mới, hoàn cảnh mới,
biết đề xuất đánh giá theo ý kiến riêng bản thân, biết
đề xuất các giải pháp khác nhau khi phải xử lý một
tình huống… thông qua đó, bài tập hoá học giúp phát
hiện năng lực sáng tạo của học sinh để đánh giá, đồng
thời phát huy được năng lực sáng tạo cho bản thân.


1.1.2. Tác dụng của bài toán trong dạy học hoá học.
1.1.2.3. Tác dụng giáo dục.
Bài tập hoá học còn có tác dụng giáo dục cho học sinh
phẩm chất tư tưởng đạo đức. Qua các bài tập về lịch sử, có
thể cho học sinh thấy quá trình phát sinh những tư tưởng về
quan điểm khoa học tiến bộ, những phát minh to lớn, có giá
trị của các nhà khoa học tiến bộ trên thế giới. Thông qua
việc giải các bài toán còn rèn luyện cho học sinh năng lực
độc lập suy nghĩ, tính kiên trì, nhẫn nại, khắc phục khó
khăn, tính chính xác khoa học, hình thành cách thức cũng
như năng lực giải quyết vấn đề cho học sinh. Ngoài ra thông
qua việc giải bài toán hoá học còn khơi dậy ở các em niềm
say mê nghiên cứu, sáng tạo khoa học- một tố chất rất cần
thiết cho các chủ nhân tương lai của đất nước



1.1.2. Tác dụng của bài toán trong dạy học hoá học.
1.1.2.4. Tác dụng đánh giá thực trạng nhận thức của học sinh.
Bài tập hoá học là phương tiện rất có hiệu quả để kiểm
tra kiến thức, kỹ năng của học sinh một cách chính xác.
Trong quá trình dạy học, khâu kiểm tra đánh giá và tự kiểm
tra đánh giá việc nắm vững kiến thức, kỹ năng, kỹ xảo của
học sinh có một ý nghĩa quan trọng. Một trong những biện
pháp để kiểm tra đánh giá kết quả học tập của mình đó là
làm bài tập. Thông qua việc giải bài tập của học sinh, giáo
viên biết được hiệu quả của việc sử dụng phương pháp cũng
như đặc điểm nhận thức của từng học sinh để từ đó có kế
hoạch, chiến lược cụ thể cũng như sự điều chỉnh về mặt
phương pháp dạy học sao cho hiệu quả dạy học đạt kết quả
tốt.


×