Tải bản đầy đủ (.docx) (840 trang)

tổng hợp đề thi thử môn hóa giải chi tiết 247

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (6.03 MB, 840 trang )

TRƯỜNG THPT CHUYÊN LÊ KHIẾT
MÔN: HÓA HỌC
THỜI GIAN LÀM BÀI : 90P
Câu 1: Hợp chất Geraniol có trong tinh dầu hoa hồng có mùi hương đặc trưng. Là hương liệu quí dùng trong
công nghiệp hương liệu và dược phẩm giúp làm đẹp da, tạo mùi hương đang được sử dụng rộng rãi trên thị
trường. Khi phân tích định lượng Geraniol thì thu được thành phần % về khối lượng các nguyên tố có trong
hợp chất là % C = 77,92%; % H = 11,69%; còn lại là oxi. Công thức đơn giản nhất cũng là công thức phân
tử. Vậy công thức phân tử của Geraniol là
A. C10H20O

B. C10H18O

C. C20H30O

D. C20H28O

Câu 2: Cho 3,6 gam axit cacboxylic đơn chức X tác dụng hoàn toàn với 500 ml dung dịch gồm KOH 0,12M
và NaOH 0,12M. Cô cạn dung dịch thu được 8,28 gam hỗn hợp chất rắn khan. Công thức phân tử của X là
A. CH3COOH

B. HCOOH

C. C2H3COOH

2+

D. C2H5COOH
6

Câu 3: Cation M có cấu hình electron phân lớp ngoài cùng là 2p , vị trí M trong bảng HTTH là
A. chu kì 3, nhóm IA.



B. chu kì 2, nhóm VIA.

C. chu kì 3, nhóm IIA.

D. chu kì 2, nhóm VIIIA.

Câu 4: Các chất trong dãy chất nào sau đây đều có thể tham gia phản ứng tráng gương
A. Axit fomic; metyl fomat; benzanđehit

B. saccarozơ; anđehit fomic; metyl fomat

C. Metanol; metyl fomat; glucozơ

D. Đimetyl xeton; metanal; matozơ

Câu 5: Cho phản ứng : Br2 + HCOOH

2HBr + CO2

Nồng độ ban đầu của Brom là a (M). Sau 50(s), nồng độ Brom còn lại là 0,01M. Tốc độ phản ứng trên tính
-5
theo Brom là 4.10 (mol/l.s). Giá trị a là
A. 0,012

B. 0,018

C. 0,016

D. 0,014


Câu 6: Trong các phát biểu sau :
(1) Các kim loại kiềm thổ có nhiệt độ sôi và nhiệt độ nóng chảy cao hơn các kim loại kiềm.
(2) Kim loại Mg có kiểu mạng tinh thể lập phương tâm diện.
(3) Các kim loại Na, Ba, Be đều tác dụng với nước ở nhiệt độ thường.
(4) Thạch cao nung được dùng để nặn tượng, đúc khuông hay bó bột…
(5) Để điều chế kim loại Al có thể dùng phương pháp điện phân nóng chảy Al2O3 hay AlCl3.
(6) Kim loại Al tan được trong dung dịch HNO3 đặc, nguội. Số
phát biểu đúng là
A. 3

B. 4

C. 5.

D. 2
1/22


Câu 7: Một hỗn hợp X gồm Na và Al có tỉ lệ mol 1: 2 cho vào nước thì thu được dung dịch A, một chất rắn
B và 8,96 lit khí (đktc). Khối lượng chất rắn B và hỗn hợp X lần lượt là :
A. 2,7 và 13,5

B. 1,35 và 12

C. 5,4 và 15,4

D. 5,4 và 14,5

Câu 8: Chùa Shwedagon, còn gọi là chùa Vàng ở Myanmar cao chừng 100m, đường kính khoảng 240m.

Bao bọc ngôi bảo tháp của chùa này là 60 tấn vàng lá cùng với vô số kim cương và hồng ngọc dùng để trang
trí... tạo nên sự lung linh, huyền ảo. Yếu tố này tạo nên là do tính ánh kim của vàng. Nguyên nhân của tính
chất này là
A. vàng có nguyên tử khối lớn
B. các ion kim loại vàng có thể phản xạ hầu hết những tia sáng nhìn thấy được
C. các electron tự do trong mạng tinh thể vàng phản xạ hầu hết các tia sáng nhìn thấy được
D. nguyên tử vàng có cấu trúc đặc khít nên vàng phản xạ hầu hết các tia sáng nhìn thấy được
Câu 9: Cho các chất sau: propin, vinyl axetilen, glucozơ, saccarozơ, axit fomic, axit oxalic, andehit axetic.
+
Số chất khử được ion Ag trong dung dịch AgNO3/NH3 là
A. 4

B. 5

C. 2

D. 3

Câu 10: Trong các muối sau, muối nào dễ bị nhiệt phân nhất ?
A. LiCl

B. NaNO3

C. KHCO3
2-

D. KBr
+

-


+

Câu 11: Dung dịch X chứa 0,025 mol CO3 ; 0,1 mol Na ; 0,3 mol Cl ; còn lại là ion NH4 . Cho 270 ml
dung dịch Ba(OH)2 0,2M vào dung dịch X và đun nóng nhẹ. Hỏi sau khi phản ứng kết thúc, tổng khối lượng
hai dung dịch sau phản ứng giảm bao nhiêu gam ? (giả sử hơi nước bay hơi không đáng kể).
A. 6,761 gam

B. 4,925 gam

C. 6,825 gam.

D. 12,474 gam

Câu 12: Hợp chất nào sau đây chứa liên kết cộng hóa trị có cực ?
A. NaF

B. Cl2

C. CH4

D. CO2

Câu 13: Chọn phát biểu đúng trong các phát biểu sau :
A. Glucozơ và fructozơ đều có nhóm chức CHO trong phân tử.
B. Glucozơ và fructozơ là hai dạng thù hình của cùng một chất.
C. Glucozơ và fructozơ đều tồn tại chủ yếu ở dạng mạch hở.
D. Glucozơ và fructozơ đều tạo được dung dịch xanh lam khi tác dụng với Cu(OH)2.
Câu 14: Hỗn hợp X gồm axit axetic, axit fomic và axit oxalic. Khi cho m gam X tác dụng với NaHCO 3 dư
thì thu được 15,68 lít khí CO 2 (đktc). Mặt khác, đốt cháy hoàn toàn m gam X cần 8,96 lít khí O 2 (đktc), thu

được 35,2 gam CO2 và y mol H2O. Giá trị của y là
A. 0,6.

B. 0,2.

C. 0,8.

Câu 15: Khí nào sau đây có thể làm mất màu nước Brom ?

D. 0,3.


A. CO2

B. N2

C. SO2

D. O2

Câu 16: Điện phân 500 ml dung dịch AgNO3 với điện cực trơ, I = 20A cho đến khi catot bắt đầu có khí
thoát ra thì ngừng. Để trung hòa dung dịch sau điện phân cần dùng vừa đủ 800ml NaOH 1M. Nồng độ mol/l
của dung dịch AgNO3 và thời gian điện phân là
A. 0,8M; 3860 giây

B. 1,6M; 3860 giây

C. 3,2M; 360 giây

D. 0,4M; 380 giây


Câu 17: Khi thực hiện phản ứng tách nước đối với ancol X, chỉ thu được một anken duy nhất (không kể
đồng phân hình học). Oxi hoá hoàn toàn một lượng chất X thu được 5,6 lít CO2 (ở đktc) và 5,4 gam nước.
Có bao nhiêu công thức cấu tạo phù hợp với X ?
A. 4.

B. 3.

C. 2.

D. 5.

Câu 18: Cho hình sau :

Hình vẽ trên mô tả thí nghiệm điều chế khí nào sau đây :
A. CH4

B. C2H2

C. NH3

D. C2H4

Câu 19: Cho m gam hỗn hợp X gồm axit axetic, axit benzoic, axit adipic, axit oxalic tác dụng vừa đủ với
dung dịch NaOH thu được a (gam) muối. Nếu cũng cho m gam hỗn hợp X trên tác dụng với Ca(OH)2 vừa
đủ thì thu được b (gam) muối. Biểu thức liên hệ a, b, m là
A. 9m = 20a – 11b

B. 3m = 22b – 19a


C. 8m = 19a – 11b
+

D. m = 11b – 10a

Câu 20: Cho đồ thị biểu diễn mối liên hệ giữa lượng ion H và lượng kết tủa Al(OH)3 trong phản ứng của
+
2−
dung dịch chứa ion H với dung dịch chứa ion AlO như sau :


Với x là nồng độ mol/l của dung dịch HCl. Khối lượng kết tủa trong 2 trường hợp đều là a (gam).
Dựa vào đồ thị, giá trị của a là
A. 0,78.

B. 0,936.

C. 1,95.

D. 0,468.

Câu 21: X có CTPT C3H12N2O3. X tác dụng với dung dịch NaOH (đun nóng nhẹ) hoặc HCl đều có khí thoát
ra. Lấy 18,60 gam X tác dụng hoàn toàn với 400ml dung dịch NaOH 1M. Sau phản ứng cô cạn dung dịch
đến khối lượng không đổi thì được m (gam) rắn khan, m có giá trị là
A. 22,75

B. 21,20

C. 19,9


D. 20,35

Câu 22: X mạch hở có công thức C3Hy. Một bình có dung tích không đổi chứa hỗn hợp khí gồm X và O2 dư
ở 1500C, áp suất 2 atm. Bật tia lửa điện để đốt cháy X sau đó đưa bình về 1500C, áp suất bình vẫn là 2 atm.
Người ta trộn 9,6 gam X với 0,6 gam H2 rồi cho qua bình Ni nung nóng (H=100%) thì thu được hỗn hợp Y.
Khối lượng mol trung bình của Y là:
A. 30

B. 46,5

C. 48,5

D. 42,5

Câu 23: Hỗn hợp X gồm bột Al (dư), Fe3O4 và CuO. Nung nóng hỗn hợp X đến khi phản ứng hoàn toàn thu
được hỗn hợp Y. Hỗn hợp Y không phản ứng được với:
A. NaOH

B. H2

C. H2SO4 loãng

D. AgNO3

Câu 24: Cho các chất sau: axit glutamic; valin; lysin; alanin; trimetylamin; anilin. Số chất làm quỳ tím
chuyển màu hồng, màu xanh, không đổi màu lần lượt là
A. 2, 1, 3.

B. 1, 2, 3.


C. 3, 1, 2.

D. 1, 1, 4.

Câu 25: Đem nung nóng một lượng quặng hematit (chứa Fe2O3, có lẫn tạp chất trơ) và cho luồng khí CO đi
qua, thu được 300,8 gam hỗn hợp các chất rắn, đồng thời có hỗn hợp khí thoát ra. Cho hấp thụ hỗn hợp khí
này vào bình đựng lượng dư dung dịch xút thì thấy khối lượng bình tăng thêm 52,8 gam. Nếu hòa tan hết
hỗn hợp chất rắn trong lượng dư dung dịch HNO3 loãng thì thu được 387,2 gam một muối nitrat. Hàm lượng
Fe2O3 (% khối lượng) trong loại quặng hematit này là:


A. 60%

B. 40%

C. 20%

D. 80%

Câu 26: Nung nóng hỗn hợp gồm 31,6 gam KMnO 4 và 24,5 gam KClO3 một thời gian thu được 46,5 gam
hỗn hợp rắn Y gồm 6 chất. Cho Y tác dụng với dung dịch HCl đặc dư, đun nóng thu được khí clo. Hấp thụ
khí sinh ra vào 300 ml dung dịch NaOH 5M đun nóng thu được dung dịch Z. Cô cạn Z được m (gam) chất
rắn khan. Các phản ứng xảy ra hoàn toàn. Giá trị m là
A. 79,8 g

B. 66,5 g

C. 91,8 g

D. 86,5 g


Câu 27: Cho 13,36 gam hỗn hợp X gồm Cu và Fe3O4 vào dung dịch H2SO4 đặc nóng dư thu được V1 lít
SO2 và dung dịch Y. Cho Y phản ứng với dung dịch NaOH dư thu được kết tủa T, nung kết tủa này đến khối
lượng không đổi thu được 15,2 gam rắn Q. Nếu cũng cho lượng X như trên vào 400 ml dung dịch P chứa
HNO3 và H2SO4 thấy có V2 lít khí NO là sản phẩm khử duy nhất thoát ra, còn 0,64 gam kim loại chưa tan
hết. Các phản ứng xảy ra hoàn toàn, các khí đo ở đktc. Giá trị V1, V2 là
A. 2,576 và 0,224

B. 2,576 và 0,896

C. 2,912 và 0,224

D. 2,576 và 0,672

Câu 28: Phát biểu nào sau đây đúng
[1]. Phenol có tính axit mạnh hơn C2H5OH vì nhân benzen hút e của nhóm -OH, làm cho liên kết này phân
cực mạnh. Hidro trở nên linh động hơn.
[2]. Phenol có tính axit mạnh hơn C2H5OH được minh hoạ bằng phản ứng của phenol tác dụng với dung
dịch NaOH còn C2H5OH thì không phản ứng.
[3]. Tính axit của phenol yếu hơn H2CO3, vì khi sục khí CO2 vào dung dịch C6H5ONa ta sẽ thu được
C6H5OH kết tủa.
[4]. Phenol trong nước cho môi trường axit, làm quì tím hoá đỏ.
A. 2, 3.

B. 1, 2.

C. 3, 4.

D. 1, 2, 3.


Câu 29: Cho dãy chuyển hóa sau :

A5 có công thức là
A. HCOO-C6H4-CH2COOH

B. HO-C6H4-CH2OCOH

C. HCOO-C6H4-CH2OH

D. HO-C6H4-CH2COOH

2+

3+

Câu 30: Muối Fe làm mất màu dung dịch KMnO4 trong môi trường axít tạo ra ion Fe3+. Còn ion Fe tác
2+
3+,

dụng với I tạo ra I2 và Fe . Sắp xếp các chất oxi hoá Fe I2 và MnO4 theo thứ tự mạnh dần
3+



A. I2 < Fe < MnO4


B. MnO4
3+


C. Fe

< Fe

3+

< I2


< I2 < MnO4


D. I2 < MnO4

3+

< Fe


Câu 31: Khi nhiệt phân: NH4NO3, NH4NO2, NH4HCO3, CaCO3, KMnO4, NaNO3, Fe(NO3)2. Số phản ứng
thuộc phản ứng oxi hoá - khử là
A. 4.

B. 5.

C. 3.

D. 6.

Câu 32: Cho các nhận định sau :

(1) saccarozơ và glucozơ đều có phản ứng thủy phân.
(2) Không thể dùng Cu(OH)2 để nhận biết các lọ mất nhãn chứa các chất sau : glyxerol, glucozơ, etanal.
(3) axit axetic phản ứng được với dung dịch natri phenolat và dung dịch natri etylat.
(4) Protein là loại hợp chất cao phân tử thiên nhiên có cấu trúc phức tạp
(5) Bột ngọt là muối mononatri của axit glutamic
(6) Để rửa sạch ống nghiệm đựng anilin người ta tráng ống nghiệm bằng dung dịch kiềm loãng rồi sau đó
rửa lại bằng nước sạch.
Số nhận định sai là
A. 2

B. 1

C. 3

D. 4

Câu 33: Thuốc thử nào sau đây dùng để phân biệt các dung dịch : glucozơ, glixerol, etanol, lòng trắng trứng
?
A. Cu(OH)2 B. AgNO3/NH3 C. HNO3 D. NaOH
Câu 34: Cho sơ đồ phản ứng:

Z (là hợp chất của crom)
Chất Z trong sơ đồ trên là
A. Na2Cr2O7

B. Na2CrO4

Câu 35: Cho phản ứng: 4H2 (khí)

C. H2CrO4


+ Fe3O4 (rắn)

D. Na2CrO2

3Fe (rắn) + 4H2O (hơi)

Trong các biện pháp sau: (1) tăng áp suất, (2) thêm Fe3O4 vào hệ, (3) nghiền nhỏ Fe3O4, (4) thêm H2 vào hệ
. Có bao nhiêu biện pháp làm cho cân bằng hóa học chuyển dịch theo chiều thuận?
A. 2

B. 3

C. 1

D. 4

Câu 36: Cho các mệnh đề sau :
+6

-2.

(I). HI là chất có tính khử mạnh, có thể khử được S xuống S

(II). Nguyên tắc điều chế Cl2 là khử ion Cl-bằng các chất như KMnO4, MnO2, KClO3…
(III).
Phương pháp điều chế oxi trong phòng thí nghiệm là tiến hành điện phân các dung dịch như H2SO4,
HCl, Na2SO4, BaCl2…



(IV).

Lưu huỳnh tà phương và lưu huỳnh đơn tà là hai dạng thù hình của lưu huỳnh.

(V). HF vừa có tính khử mạnh, vừa có khả năng ăn mòn thuỷ tinh.
(VI). Ở nhiệt độ cao, N2 có thể đóng vai trò là chất khử hoặc chất oxi hóa.
Số mệnh đề đúng là
A. 3

B. 4

C. 5

D. 2

Câu 37: Cho các trường hợp sau:
(1) Sục khí O3 vào dung dịch KI
(2) Cho axit HF tác dụng với SiO2
(3) Sục khí SO2 vào nước clo
(4) Đun nóng dung dịch bão hòa gồm NH4Cl và NaNO2
(5) Đun dung dịch H2O2 có xúc tác MnO2
(6) CaC2 tác dụng với nước
Số trường hợp tạo ra đơn chất là
A. 2

B. 3

C. 5

D. 4


Câu 38: X là hỗn hợp gồm propan, xiclopropan, butan và xiclobutan. Đốt m gam X thu được 63,8 gam CO2
và 28,8 gam H2O. Thêm H2 vừa đủ vào m gam X rồi đun nóng với Ni thu được hỗn hợp Y có tỉ khối so với
H2 là 26,375. Tỉ khối của X so với H2 là:
A. 25,75

B. 22,89

C. 24,52

D. 23,95

Câu 39: Cho hỗn hợp gồm Na, Al, Fe, FeCO3, Fe3O4 vào dung dịch NaOH dư, sau phản ứng kết thúc thu
được phần rắn, lọc lấy phần rắn rồi chia làm 2 phần :
-

Phần 1: Tác dụng với dung dịch HNO3 loãng dư

- Phần 2: Hòa tan vừa hết với dung dịch HCl. Số
phản ứng oxi hóa khử tối đa có thể xảy ra là
A. 8

B. 6

C. 7

D. 5

Câu 40: Thủy phân hoàn toàn 21,12 gam este X (được tạo bởi axit cacboxylic Y và ancol Z) bằng dung dịch
NaOH thu được 23,04 gam muối và m gam hơi ancol Z. Từ Z bằng một phản ứng có thể điều chế được :

A. CH3Cl, C2H4, CH2=CH-CH=CH2

B. CO2, C2H4, CH3CHO

C. CH3COOH, C2H4, CH3CHO

D. HCHO, CH3Cl , CH3COOH

Câu 41: Đun nóng 0,2 mol este đơn chức X với 135 ml dung dịch NaOH 2M. Sau khi phản ứng xảy ra hoàn
toàn, cô cạn dung dịch thu được ancol etylic và 19,2 gam chất rắn khan. Công thức cấu tạo của X là :
A. CH3COOC2H5

B. C2H3COOC2H5

C. C2H5COOCH3

D. C2H5COOC2H5


Câu 42: Oxi hóa 0,08 mol một ancol đơn chức thu được hỗn hợp X gồm axit cacboxylic, andehit, ancol dư,
nước. Ngưng tụ toàn bộ hỗn hợp X rồi chia làm hai phần bằng nhau: Phần 1 cho tác dụng với Na dư thu
được 0,504 lít khí H2 (đktc). Phần 2 cho tham gia phản ứng tráng bạc hoàn toàn thu được 9,72 gam Ag. Phần
trăm khối lượng ancol bị oxi hóa là
A. 50,00 %

B. 31,25%

C. 62,50%

D. 40,00%


Câu 43: Hòa tan a gam tinh thể CuSO4.5H2O vào nước thu được dung dịch X. Điện phân dung dịch X với
điện cực trơ và cường độ dòng điện là 1,93 (A). Nếu thời gian điện phân là t (s) thu được kim loại ở catod và
156,8 (ml) khí ở anod. Nếu thời gian điện phân là 2t (s) thì thu được 537,6 (ml) khí ở cả hai điện cực. Biết
các khí đo ở đktc. Thời gian t và giá trị a lần lượt là
A. 1400 s và 4,5 gam

B. 1400 s và 7 gam

C. 1400 s và 7 gam

D. 700 s và 3,5 gam

Câu 44: Chất nào sau đây không phản ứng trong dung dịch kiềm khi đun nóng ?
A. axit fomic

B. metyl axetat

C. gly-ala

D. saccarozơ

Câu 45: Cho các phát biểu sau:
(1) Xà phòng hóa hoàn toàn chất béo thu được muối của axit béo và ancol.
(2) Phản ứng este hoá giữa axit cacboxylic với ancol (xt H2SO4 đặc) là phản ứng thuận nghịch.
(3) Ở nhiệt độ thường, chất béo tồn tại ở trạng thái lỏng (như tristearin...), hoặc rắn (như triolein...).
(4) Đốt cháy hoàn toàn este no mạch hở luôn thu được CO2 và H2O có số mol bằng nhau.
(5) Các axit béo đều là các axit cacboxylic đơn chức, có mạch dài và không phân nhánh. Số
phát biểu đúng là:
A. 5


B. 4

C. 3

D. 2

Câu 46: Trong danh mục tiêu chuẩn vệ sinh đối với lương thực, thực phẩm. Bộ y tế qui định có 5 chất ngọt
nhân tạo được dùng trong chế biến lương thực, thực phẩm, nhưng có qui định liều lượng sử dụng an toàn.
Thí dụ chất Acesulfam K, liều lượng có thể chấp nhận được là 0 -15 mg/kg trọng lượng cơ thể mỗi ngày.
Như vậy, một người nặng 60 kg, trong một ngày có thể dùng lượng chất này tối đa là
A. 12 mg

B. 10 mg

C. 1500 mg

D. 900 mg

Câu 47: Hỗn hợp X gồm Al và Fe2O3. Lấy 85,6 gam X đem nung nóng để thực hiện phản ứng nhiệt nhôm
(Giả sử chỉ xảy ra phản ứng khử oxit kim loại thành kim loại), sau phản ứng thu được chất rắn Y. Chia Y
làm 2 phần bằng nhau:
- Phần 1: Hòa tan trong dung dịch NaOH dư thấy thoát ra 3,36 lít khí (đktc) và còn lại m gam chất không
tan.
- Phần 2: Hòa tan hết trong dung dịch HCl thấy thoát ra 10,08 lít khí (đktc).
Giá trị m là
A. 16,8

B. 24,8


C. 32,1

D. Đáp án khác


Câu 48: Đun nóng m gam hỗn hợp gồm a mol tetrapeptit mạch hở X và 2a mol tripeptit mạch hở Y với 600
ml dung dịch KOH 1M (vừa đủ). Sau khi các phản ứng kết thúc, cô cạn dung dịch thu được 72,48 gam muối
khan của các amino axit đều có một nhóm -COOH và một nhóm -NH2 trong phân tử. Giá trị của m là
A. 54,96

B. 51,72

C. 42,12

D. 48,48

Câu 49: Nhiệt phân hoàn toàn hỗn hợp rắn KNO3, Cu(NO3)2, Fe(NO3)2 và AgNO3, sau phản ứng thu được
hỗn hợp sản phẩm rắn gồm:
A. KNO2, CuO, FeO và Ag.

B. KNO2, CuO, FeO và Ag2O.

C. KNO2, CuO, Fe2O3 và Ag.

D. K2O, CuO, Fe2O3 và Ag.

Câu 50: Sự so sánh nào sau đây đúng với chiều tăng dần tính axit
A. C6H5OH < p-CH3 - C6H4 - OH< p-O2N-C6H4 - OH< CH3COOH
B. C6H5OH < p- CH3 - C6H4 - OH < CH3COOH < p-O2N - C6H4 - OH
C. p-CH3-C6H4OH < C6H5OH < p-O2N-C6H4OH< CH3COOH

D. p-CH3-C6H4OH < C6H5OH < CH3COOH < p-O2N - C6H4 - OH


ĐÁP ÁN VÀ LỜI GIẢI CHI TIẾT
Câu 1
Đặt CTPT là CxHyOz
=> 12x : y : 16z = 77,92 : 11,69 : 10,39
=> x : y : z = 10 : 18 : 1 => CTDG : C10H18O
Công thức đơn giản nhất cũng là công thức phân tử.
=>B
Câu 2
+

Tổng Quát ta có : H + OH

-

H2O

=> theo DLBTKL ta có : mH2O = mX + m bazo – m muối = 1,08 g
=> nH2O =0,06 mol < n OH- ban đầu => bazo dư, axit hết
=> n X = nH2O =0,06 mol
=> M X =60g => CH3COOH
=>A
Câu 3
Cation M2+ có cấu hình electron phân lớp ngoài cùng là 2p6
=> M có cấu hình e phân lớp ngoài cùng là 3s2
=> n=3 => chu kì 3. Có 2 e phân lớp ngoài cùng => nhóm II
=>C
Câu 4

Những chất có nhóm CHO sẽ tham gia phản ứng tráng bạc
=>A
Câu 5
v = (C Brom trước - C Brom sau) / t

=> C Brom trước = a =0,012 M
=>A
Câu 6
(2) Kim loại Mg có kiểu mạng tinh thể lập phương tâm
diện. Sai. Do Mg có kiểu mạng tinh thể lục phương.


(3) Các kim loại Na, Ba, Be đều tác dụng với nước ở nhiệt độ
thường Sai. Do Be không tác dụng với nước.
(6) Kim loại Al tan được trong dung dịch HNO3 đặc, nguội.
Sai, Do Al thụ động trong dung dịch HNO3 đặc, nguội.
5) Để điều chế kim loại Al có thể dùng phương pháp điện phân nóng chảy Al2O3 hay AlCl3.
Sai. Chỉ áp dụng với Al2O3
=>D
Câu 7
Na + H2O → NaOH + 0,5 H2
mol x

x

0,5x

2Al + 2NaOH + 2H2O → 2NaAlO2 + 3H2
Mol


x

x

1,5x

=> nH2 = 2x = 0,04 mol => x= 0,02 mol
=> mB= m Al dư = 27x= 5,4g
=> mX = 0,02.23 + 0,04.27= 15,4 g
=>C
Câu 8
=>C
Câu 9
Các chất có phản ứng tráng bạc sẽ khử được ion bạc : glucozơ ; axit fomic ; andehit axetic
=>D
Câu 10
KHCO3 chỉ cần đun nóng nhẹ trong dung dịch cũng sẽ bị nhiệt phân tạo muối trung hòa và CO2
=>C
Câu 11
Theo DLBT điện tích : 2n CO32- + nCl- = nNa+ + nNH4+
=> nNH4+ = 0,25 mol
n Ba(OH)2 = 0,054 mol
Xảy ra các phản ứng :

Ba

2+

2-


+ CO3 → BaCO3


4+

NH

-

+ OH → NH3 + H2O

=>m giảm = m BaCO3 + m NH3 = 0,025. 197 + 0,054. 17 = 6,761 g
=>A
Câu 12
CO2 dù cả phân tử phân cực nhưng các liên kết C và O là phân cực
=> D
Câu 13
=>D
Câu 14
Ta có nCOOH(X) = nCO2 = 0, 7 mol
Khi đốt X có nO2 =0,4 mol ; nCO2 = 0,8 mol
Theo DLBT oxi có nO = 2 nCOOH(X) + 2nO2 = 2 nCO2 + n H2O
=> nH2O = y = 0,6 mol
=>A
Câu 15
SO2 + Br2 + 2H2O → H2SO4 + 2HBr
=>C
Câu 16
+


+Tại catot: Ag +1e → Ag
+

+ Tại anot : 2H2O → O2 + 4H +4e
=> nH+ = nNaOH =0,8 mol => ne trao đổi = nH+ = 0,8 mol
=> t=3860s
=>nAg+ = n e trao đổi = 0,8 mol
=>CM AgNO3 = 1,6M
=> B
Câu 17
Do nCO2=0,25 mol < nH2O =0,3 mol
=> ancol no
=> n ancol = nCO2 – nH2O = 0,05 mol


=>Trong 1 mol X có : 5 mol C và 12 mol H
=> X là C5H12O . CTCT thỏa mãn là:

n-C5H11-OH ; (CH3)2CH-CH2-OH
(C2H5)2CH-OH ; C2H5-CH(CH3)-OH

=>A
Câu 18
=>D
Câu 19
Gọi số mol COOH là x mol
Khi tác dụng với NaOH : -COOH + NaOH → -COONa + H2O
=> a – m = m-COONa – m -COOH = 22x (1)
Khi tác dụng với Ca(OH)2 : 2-COOH + Ca(OH)2 → (-COO)2Ca + 2H2O
=> b – m = m(-COO)2Ca – m -COOH = 20x (2)

=> từ 1 và 2 có m = 11b – 10a
=>B
Câu 20
Theo đồ thị ta có n AlO2− = n kết tủa max = 0,03 mol


=>TH1 AlO2 dư , còn TH2 thì kết tủa bị hòa tan 1 phần
=> n kết tủa = 0,025x = 1/3(4.0,03 – 0,175x)
=> x=0,48 mol
=> a = 0,025x .78 = 0,936 g
=>B
Câu 21
X có CTPT C3H12N2O3. X tác dụng với dung dịch NaOH (đun nóng nhẹ) hoặc HCl đều có khí thoát ra => X
chỉ có thể là NH4O-COONH3C2H5
NH4O-COONH3C2H5 + 2NaOH → NaO-COONa + NH3 + C2H5NH2 + 2H2O
nX= 0,15 mol ; nNaOH = 0,4 mol
=> NaOH dư 0,1 mol
=> m = mNaOH + m NaO-COONa =19,9g
=>C


Câu 22
C3Hy + (3 + 0,25y) O2 → 3CO2 + 0,5y H2O
Do áp suất không đổi => 1+3+0,25y = 3 +0,5y => y=4
Khi cộng Hidro thì nX = 0,24 mol > ½ nH2 =0,15 mol
=> C3H4 dư và H2 hết
=> m hh sau = mX + mH2
=> sau phản ứng số mol giảm 0,3 mol => n hh sau = 0,24 mol
=> Khối lượng mol trung bình của Y = 42,5g
=> D

Câu 23
3 =>
Do Al dư nên các oxit sẽ phản ứng hết tạo kim loại => Y gồm Fe,Cu ,Al và Al phản ứng2O
với
H 2 Do oxit nhôm không
=> B

Câu 24
chất làm quỳ tím chuyển màu hồng: axit glutamic màu xanh : lysin ; trimetylamin
không đổi màu : alanin ;anilin. ;valin
=>B
Câu 25
hh rắn + HNO3 → Fe(NO3)3
=> nFe(NO3)3 =387,2/242= 1,6mol
Bảo toàn nguyên tố Fe ta có Fe2O3 →2Fe(NO3)3
0,8----------1,6 mol

=> mbình xút tăngm=CO2
= 58,2 => nCO2=,2 mol
Bảo toàn C
Quặng+CO → hh rắn+CO2
-----------1.2---------------1.2 mol
AD định luật bảo toàn khối lương ta có
m quặng + mCO=m rắn+mCO2
=>m quặng=300,8+44.1,2-28.1,2=320 g
%mFe2O3=0,8.160.100/320=40%
=>B
Câu 26 Gọi hỗn hợp đầu là X.



Theo định luật bảo toàn e:
Nếu X + HCl đặc nóng thì  ( Y và x mol O (trong O2) )
Ta có DLBTKL mO2 = 16x = mX – mY => x= 0,6 mol
=> nCl2 (phản ứng của X) = nCl2 (phản ứng của Y) + nCl2(phản ứng của O)
+ 2H+ + O → H2O => nCl2(phản ứng của O)= nO = 0,6 mol..
2KMnO4 + 16HCl → 2KCl + 2MnCl2 + 5Cl2 + 8 H2O
Mol

0,2

1,6

KClO3 + 6HCl
Mol

0,2

0,5
KCl + 3Cl2 + 3H2O

1,2

0,6

=> nCl2 (phản ứng của Y) = 0,5 mol
Khi cho vào 300 ml dung dịch NaOH 5M đun nóng : 6NaOH + 3Cl2 → 5 NaCl + NaClO3 + 3H2O

Mol

10,5


5/61/6

=>m = mNaOH dư + m muối = 86,5 g
=>D
Câu 27
Giả Sử X gồm x mol Cu và y mol Fe3O4
=>Q chính là CuO và Fe2O3
=>m X= 64x + 232y = 13,36 M Q = 80x + 1,5y.160=15,2
=> x= 0,1 mol ; y= 0,03 mol
=> Coi X gồm 0,1 mol Cu; 0,09 mol Fe và 0,12 mol O
Khi Phản ứng với dung dịch H2SO4 đặc nóng dư có quá trình:
+ Cho e : Fe → Fe+3 + 3e

Cu → Cu

+2

+ 2e

+ nhận e: O + 2e → O
+6

S

+2e → S

-2

+4


=> Bảo toàn e : => n SO2 = 0,5.(3.0,09 + 2.0,1 – 2. 0,12)=0,115 mol
=> V1=2,576l


Khi Phản ứng với dung dịch H2SO4 đặc nóng ,HNO3 dư ,Do Cu dư nên Fe chỉ bị OXH lên số oxi hóa +2 ,có
quá trình:
+2

+ Cho e : Fe → Fe

Cu → Cu

+ 2e

+2

+ 2e

+ nhận e: O + 2e → O
+5

N

-2

+2e → N

+2


=> nNO= 1/3(2.0,09 +2. 0,09 – 2.0,12)=0,04 mol
=>V2=0,896 l
=>B
Câu 28
[4]. Phenol trong nước cho môi trường axit, làm quì tím hoá đỏ.
Sai . Do Phenol trong nước cho không cho môi trường axit, không làm quì tím hoá đỏ.
=>D
Câu 29
A1 : Br-C6H4-CH2OH
A2 : NaO-C6H4-CH2OH
A4 : NaO-C6H4-CH2ONa
A5 : HO-C6H4-CH2OCOH
=>B
Câu 30
2+

Muối Fe làm mất màu dung dịch KMnO4 trong môi trường axít tạo ra ion Fe3+.
3+



=> tính oxi hóa của Fe < MnO4
3+

-

2+

Còn ion Fe tác dụng với I tạo ra I2 và Fe .
3+


=> tính oxi hóa của I2 < Fe
=>A
Câu 31
NH4NO3 → N2O + H2O
NH4NO2 → N2 + H2O

KMnO4 → K2MnO4 +MnO2 + O2


NaNO3 → NaNO2 + O2
Fe(NO3)2 → Fe2O3 + NO2 + O2
=> B
Câu 32
(1) saccarozơ và glucozơ đều có phản ứng thủy phân.
Sai do chỉ saccarzo bị thủy phân
(2) Không thể dùng Cu(OH)2 để nhận biết các lọ mất nhãn chứa các chất sau : glyxerol, glucozơ, etanal.
Sai. Có thể nhận biết được
(6) Để rửa sạch ống nghiệm đựng anilin người ta tráng ống nghiệm bằng dung dịch kiềm loãng rồi sau đó
rửa lại bằng nước sạch.
Sai, dùng axit ,sau đó rửa lại bằng nước.
=>C
Câu 33
=>A
Câu 34
X là CrCl3 ; Y là NaCrO2
=> Z là Na2CrO4 ( phản ứng oxi hóa khử trong môi trường bazo)
=>B
Câu 35
Đó là (4) thêm H2 vào hệ

=>C
Câu 36
(I). HI là chất có tính khử mạnh, có thể khử được S+6 xuống S-2.
Đúng

(II). Nguyên tắc điều chế Cl2 là khử ion Cl-bằng các chất như KMnO4, MnO2, KClO3…
Sai, phải là oxi hóa.
(III). Phương pháp điều chế oxi trong phòng thí nghiệm là tiến hành điện phân các dung dịch như H2SO4, HCl,

Na2SO4, BaCl2…
Sai. Phương pháp điều chế oxi trong phòng thí nghiệm là tiến hành nhiệt phân
Chất oxi hóa có õi như KMnO4 , KClO3...


(IV). Lưu huỳnh tà phương và lưu huỳnh đơn tà là hai dạng thù hình của lưu huỳnh.

Đúng
(V). HF vừa có tính khử mạnh, vừa có khả năng ăn mòn thuỷ tinh.

Sai. HF cỏ tính khử yếu.
(VI). Ở nhiệt độ cao, N2 có thể đóng vai trò là chất khử hoặc chất oxi hóa.

Đúng
=>A
Câu 37
(1) Sục khí O3 vào dung dịch KI

=> O2

(4) Đun nóng dung dịch bão hòa gồm NH4Cl và NaNO2 => N2

(5) Đun dung dịch H2O2 có xúc tác MnO2

=> O2

=>B
Câu 38
Ta có nCO2 = 1,45 mol ; nH2O = 1,6 mol
=> mX = mC + mH = 1,45.12 + 1,6.2=20,6 g
Sau hidro hóa được Y gồm x mol C3H8 , y mol C4H10 có khối lượng mol trung bình = 52,75g
=> Áp dụng qui tắc đường chéo ta có 5x=3y
Lại có theo bảo toàn C thì nCO2 = nC (X)= nC(Y)= 3x +4y=1,45 mol
=> x= 0,15 mol ; y= 0,25 mol =>nX=nY=x+y=0,4 mol
=> khối lượng mol trung bình của X = 51,5g
=> Tỉ khối của X so với H2 = 25,75
=>A
Câu 39
Các phản ứng OXH-K là :
+ Cho vào NaOH dư : Na + H2O
Al + NaOH
+ Cho chất rắn vào HNO3 : Fe + HNO3
FeCO3 + HNO3
Fe3O4 + HNO3


+ Cho vào HCl : Fe + HCl
Fe + FeCl3
=> C
Câu 40
Gọi CT của X là R’COOR , khi phản ứng với NaOh thì tạo ra R’COONa
Do m muối > m este nên MNa > m R => R =15 g (CH3)

=> Z là CH3OH
=> D
Câu 41
Do este phản ứng tạo ancol etylic nên gọi Ct este là RCOOC2H5
Do este đơn chức nên phản ứng với NaOH theo tỉ lệ mol 1:1
=>nNaOH dư = 0,07 mol, n este = n muối = 0,2 mol
Có m rắn = m NaOH dư + m muối
=> M muối = R + 67 = 82 => R=15 (CH3)
=> X là CH3COOC2H5
=>A
Câu 42
Hỗn hợp X gồm ancol dư: x mol, andehit : y mol, axit cacboxylic : z mol, H2O : y +z mol → x+y + z = 0,08
Ta có nếu axit không tác dụng với AgNO3/NH3 → y = 0,09 mol > 0,08 mol (loại)
→ cả andehit và axit tham gia với AgNO3/NH3 → ancol là CH3OH
Phần 1 : 0,5z + 0,5x + 0,5 (y + z)=2n H2 =2. 0,225 mol = 0,045 mol
=> z= 0,01 mol
Phần 2: nAg = 4.0,5y + 2.0,5z = 0,09 mol => y=0,04 mol
=> x=0,03 mol => %CH3OH = (0,03/ 0,08). 100% = 31,25%
=> B
Câu 43
Gọi n CuSO4 = x mol
CuSO4 + H2O → Cu + H2SO4 + 1/2 O2
TH1 : n O2 = 0,007 mol => ne trao đổi = 4nO2 = 0,028 mol nên t = 1400s
TH2: có thêm H2O tham gia điện phân


H2O → H2 + 1/2 O2
y
y
mol

nên ta có : n e trao đổi = 2x + 2y = 0,056 mol
Lại có nO2 = 0,25 n e trao đổi = 0,14 mol
=> nH2 = n khí – n O2 = y = 0,01 mol => x= 0,18 mol
=> a= 4,5 g
=> A
Câu 44
Saccarozo không phản ứng với NaOH
=>D
Câu 45
(1) Xà phòng hóa hoàn toàn chất béo thu được muối của axit béo và
ancol. Sai, thu được glixerol và muối của axit béo.
(2) Phản ứng este hoá giữa axit cacboxylic với ancol (xt H2SO4 đặc) là phản ứng thuận nghịch.
Đúng
(3) Ở nhiệt độ thường, chất béo tồn tại ở trạng thái lỏng (như tristearin...), hoặc rắn (như
triolein...). Sai, Stearin tồn tại ở trạng thái rắn ở điều kiện thường.
(4) Đốt cháy hoàn toàn este no mạch hở luôn thu được CO2 và H2O có số mol bằng nhau.
Sai, phải thêm điều kiện đơn chức mới thỏa mãn
(5) Các axit béo đều là các axit cacboxylic đơn chức, có mạch dài và không phân
nhánh. Đúng
=>D
Câu 46
trong một ngày có thể dùng lượng chất này tối đa = 15.60 = 900 mg
=>D
Câu 47
Gọi a, b là số mol Al và Fe2O3 ==> 27a + 160b = 85,6 (1)
2 Al+ Fe2O3 ---> Al2O3 + 2 Fe
2x----- x------------x----- 2x (mol)
Y gồm: Al2O3 x mol, Al dư (a-2x) mol, Fe2O3 dư (b-x) mol và Fe 2x mol
Phần 1 :
Số mol khí = 1,5(a-2x) = 2.0,15 = 0,3 (2)



Phần 2:
số mol H2 = 1,5(a-2x) + 2x = 2.10,08/22,4 = 0,9 (3)
-

Từ 1,2,3==> x = 0,3 mol ; a = 0,8 mol ; b= 0,4 mol
trong Y có mFe = 56.2x = 56.0,6 = 33,6 g
mFe2O3 = 160(b-x)= 16 g
Phần 1, chất không tan là Fe và Fe2O3
=> m=0,5.(33,6 + 16)= 24,8 g
=>B
Câu 48
Ta có a mol tetrapeptit mạch hở X và 2a mol tripeptit mạch hở Y
Có nNaOH= 0,6 mol => 0,6= 4a + 3.2a =10a => a= 0,06 mol
=> khi phản ứng với NaOH thi tạo số mol nước bằng số mol X và Y ( do mỗi chất chỉ còn 1 nóm COOH)
=> nH2O = a + 2a = 0,18 mol
=> Theo DLBTKL : m + m NaOH = m muối + mH2O
=> m=42,12 g
=>C
Câu 49
Dựa vào qui tắc nhiệt phân muối SGK
=>C
Câu 50
Vòng benzen có đính nhóm hút e như NO2 thì tính axit tăng và ngược lại với các nhóm như –CH3 , axit
acetic có tính axit mạnh hơn phenol
=> C




TRƯỜNG ĐH SƯ PHẠM HÀ NỘI

ĐỀ THI THỬ THPT QUỐC GIA NĂM 2015

TRƯỜNG THPT NGUYỄN TẤT THÀNH

MÔN: HÓA HỌC
THỜI GIAN LÀM BÀI: 90P

Câu 1 Khi phân tích 1 mẫu nước tự nhiên thấy
+
+
2chứa các ion K ;Na ;HCO3 ;SO4 . Mẫu nước ở
trên thuộc loại:
A. nước cứng tạm thời
B. nước mềm
C.nước cứng toàn phần
D. nước cứng vĩnh cửu
Câu 2 Hòa tan hoàn toàn hỗn hợp Na,x mol Al,
y mol Al2O3 vào nước thu được z mol khí và
dung dịch chỉ chứa muối của natri. Biểu thức
liên hệ giữa x,y,z là
A. z= 2x+ 3y
B. z= x+ y
C. z= 2x+ y
D. z= 2x+ 2y
Câu 3 Khi nhỏ từ từ đến dư dung dịch NaOH
vào dung dịch a mol HCl và b mol AlCl3, kết
quả có trên đồ thị:


Mối liên hệ giữa a và b là
A. a=2b
C. a=b

B. 3a=2b
D. 3a=4b

Câu 4 Cây cao su là loại cây công nghiệp có giá
trị kinh tế cao được đưa vào trồng.

23/15


Chất lỏng thu được từ cây cao su gọi là
mủ cao su là nguyên liệu để sản xuất cao
su tự nhiên có tên gọi là
A. polistiren

B. Polietilen
C. Poliisopren
D.

Polibutadien
Câu 5 Alanin là
1
- amino axit có
phân tử khối
bằng 89, công
thức của alanin
là A.H2N-CH2COOH


B. H2NCH(CH3)-COOH
C. H2N-CH2-CH2-COOH
D. CH2=CH-COONH4
2+

Câu 6 Ion Pb khi nhiễm độc vào cơ thể
sẽ gây nguy hiểm tới sức khỏe và trí tuệ,
nếu hàm lượng chì lớn hơn 100ppm thì
đất bị ô nhiễm. Mẫu đất nào chưa bị ô
nhiễm:
A.đất chứa nước thải (2100ppm)
B. đất cánh đồng (80ppm)

24/15


C. đất nơi nấu chì (800ppm)

D. đất ven làng (400ppm)

Câu 7 dung dịch nào sau đây làm quì tím chuyển xanh?
A. methylamin
Câu 8 Cho sơ đồ : Alanin

B. Alanin
X

C.Anilin


D. Glyxin

Y (X,Y là chất hữu cơ, HCl dư). Công Thức Của Y là:

A.H2N-CH(CH3)-COONa

B. ClH3N-CH(CH3)-COONa

C. ClH3N-CH(CH3)-COOH

D. ClH3N-CH2-CH2-COOH

Câu 9 Dung dịch Y gồm FeSO4 và CuSO4. Cho NH3 dư vào Y, lọc kết tủa đem nung trong khí đến khối
lượng không đổi thu được chất rắn là
A. Fe2O3

B. FeO,CuO

C. FeO

D. Fe2O3,CuO

Câu 10 Hòa tan hết 2,24 g Fe trong 120ml dung dịch HCl 1M bị loãng được dung dịch X. Cho AgNO3 dư
vào X tạo m g kết tủa. Giá trị của m là
A. 19,40

B. 17,22

C. 21,54


D. 18,30

Câu 11 Hợp chất nào sau đây không tác dụng với NaOH:
A.Cr(OH)3

B. CrCl3

C. NaCrO2

D. CrO3

Câu 12 Cho 100 ml dd amino axit 0,4M loãng tác dụng với 100g dd NaOH 2% (dư 25% so với lượng
phản ứng), thu được dd Y. Cô cạn Y thu được 5,4 g Chất rắn khan.Công thức của X:
A.H2N-C2H4-COOH

B. H2N-C3H5-(COOH )2

C. (H2N)2-C4H7-COOH

D. H2N-C3H6-COOH

Câu 13 Cho sơ đồ chuyển hóa trong dd Cr(OH)3

X

Y

(X ,Y là hợp chất của Crom). X,Y lần lượt là
A. Na2CrO4 , CrBr3


B. Na2CrO4 , Na2Cr2O7

C. NaCrO2 , CrBr3

D. NaCrO2 , Na2CrO4

Câu 14 Hóa học là môn khoa học thực nghiệm ,thông qua thực hành chúng ta hiểu sâu kiến thức và gắn
với thực tiễn . trong giờ thực hành, để tiết kiệm hóa chất vầ bảo vệ môi trường, chúng ta không nên:
A.Sử dụng lượng hóa chất nhỏ

B. thu chất thải vào bình chứa

C. Đổ hóa chất vào nguồn nước

D. Xử lý chất thải phù hợp

Câu 15 Thủy tinh hữu cơ plexiglas là loại chất dẻo rất bền ,trong suốt, cho ánh sáng truyến qua nên được
dùng làm kính oto, máy bay . Nguyên liệu để chế tạo thủy tinh hữu cơ là:
A. poli(acrilonitrin)

B. Poli(etylen terephtalat)

C. Poli(metyl metacrylat)

D. Poli(hexametylen adipamit)


×