Tải bản đầy đủ (.docx) (4 trang)

BÀI tập LTĐH 2016

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (97.55 KB, 4 trang )

BÀI TẬP LTĐH 2016 – PHẦN HÓA 10 (20/12/2016)
Câu 1: Hai nguyên tố X, Y cùng một chu kỳ trong bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học, X thuộc nhóm
IIA, Y thuộc nhóm IIIA (ZX + ZY = 51). Phát biểu nào sau đây đúng ?
A. Kim loại X không khử được Cu2+ trong dung dịch.
B. Hợp chất có oxi của X có dạng X2O7.
C. Trong nguyên tử của nguyên tố X có 25 proton.
D. Ở nhiệt độ thường X không khử được nước.
Câu 2: Ion X2+ có cấu hình electron ở trạng thái cơ bản là 1s² 2s² 2p6. Nguyên tố X là
A. Ne (Z = 10).

B. Mg (Z = 12).

C. Na (Z = 11).

D. O (Z = 8)

Câu 3: Nguyên tử nguyên tố X có tổng số hạt bằng 82, số hạt mang điện nhiều hơn số hạt không mang điện
là 22. Tổng số electron trong ion X3+ là.
A. 26

B. 23

C. 30

D. 29

Câu 4: Hai nguyên tử X và Y có tổng số hạt cơ bản proton, nơtron, electron là 142. Trong đó tổng số hạt
mang điện nhiều hơn số hạt không mang điện là 42. Tỉ lệ số proton của ion X 2+ và ion Y3+ là 10/13. Ở trạng
thái cơ bản số e độc thân của nguyên tử X và ion Y3+ lần lượt là ?
A. 2 và 3.


B. 0 và 4.

C. 0 và 5.

D. 2 và 4.

Câu 5: Phân tử chất nào sau đây chỉ chứa liên kết cộng hóa trị phân cực ?
A. F2.

B. NaNO3.

C. CO2.

D. NH4Cl.

Câu 6: Khi nói về bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học. Có các nhận xét sau:
a) Các nguyên tố được sắp xếp theo chiều tăng dần điện tích hạt nhân.
b) Các kim loại kiềm và kiềm thổ là những nguyên tố s.
c) Trong một chu kỳ, đi từ trái sang phải bán kính nguyên tử tăng dần, tính phi kim giảm dần.
d) Trong một nhóm, đi từ trên xuống độ âm điện giảm dần, năng lượng ion hóa giảm dần.
e) Flo là nguyên tố có bán kính nguyên tử nhỏ nhất trong bảng tuần hoàn.
Số nhận xét sai là ?
A. 2.

B. 4.

C. 3.

D. 1.


C. Si.

D. Sb.

Câu 7: Nguyên tố nào sau đây thuộc nhóm VA ?
A. S.

B. O.
37
17

Câu 8: Trong tự nhiên clo có hai đồng vị bền:
37
17

Thành phần % theo khối lượng của
A. 27,42%.

35
17

Cl

chiếm 24,23% tổng số nguyên tử, còn lại là

Cl

.

Cl


trong CuCl2 là ?

B. 6,64%.

C. 13,29%.

D. 12,57%.

Câu 9 : Cho các nguyên tố sau : X (Z=37) ; Y (Z=20) ; T (Z=35). Phát biểu nào sau đây là đúng ?
A. Bán kính nguyên tử của X lớn hơn Y.

B. X, Y, T cùng chu kỳ trong bảng tuần hoàn.

C. Phân tử chất T là chất khí ở điều kiện thường.

D. Liên kết giữa X và T là liên kết cộng hóa trị.

Câu 10 : Cấu hình electron của nguyên tử nguyên tố X là 1s22s22p63s23p1. Số hiệu nguyên tử của X là
A. 14.

B. 15.

C. 13.

D. 27.


Câu 11: Cho cấu hình electron các nguyên tử của các nguyên tố sau:
(1) X: [He] 2s1


(2) Y: [He] 2s22p5

(3) Z: [Ne] 3s23p1

(4) T: [Ar] 4s2

Nguyên tử thuộc halogen là.
A. Z

B. Y

C. X

D. T

Câu 12: Cấu hình electron ở trạng thái cơ bản của nguyên tử nguyên tố X có tổng số electron trong các phân
lớp p là 8. Nguyên tố X là :
A. Al (Z = 13)

B. Cl (Z = 17)

C.O (Z = 8)

D. Si (Z = 14)

Câu 13: Hai ion X+ và Y- đều có cấu hình electron của khí hiếm Ar. Cho các nhận xét sau:
(1) Số hạt mang điện của một nguyên tử X nhiều hơn số hạt mang điện của một nguyên tử Y là 4.
(2) Oxit cao nhất của Y là oxit axit, còn oxit cao nhất của X là oxit bazơ.
(3) Hiđroxit tương ứng của X là bazơ mạnh, còn hiđroxit ứng với số oxi hoá cao nhất của Y là axit yếu.

(4) Bán kính của ion Y- lớn hơn bán kính của ion X+.
(5) X ở chu kì 3, còn Y ở chu kì 4.
(6) Hợp chất khí của Y với hiđro tan trong nước tạo thành dung dịch làm hồng phenolphtalein.
Số nhận xét đúng là
A. 3.

B. 4.

C. 2.

D. 5

Câu 14: A và B là hai nguyên tố thuộc nhóm A trong bảng tuần hoàn. Tổng số electron trong anion AB 32- là
40. Nhận xét đúng về vị trí của các nguyên tố A và B trong bảng tuần hoàn là ?
A. cả hai nguyên tố A và đều thuộc chu kì 2.
B. nguyên tố A thuộc chu kì 3, nguyên tố B thuộc chu kì 2.
C. nguyên tố A thuộc nhóm V A, nguyên tố B thuộc nhóm VI A.
D. cả nguyên tố A và nguyên tố B đều thuộc nhóm VI A.
Câu 15: Mỗi phân tử XY 3 có tổng số hạt proton, nơtron, electron bằng 196, trong đó số hạt mạng điện nhiều
hơn hạt không mang điện là 60. Số hạt proton của nguyên tử X ít hơn số hạt proton của nguyên tử Y là 4.
Thực hiện phản ứng: X + HNO3 → T + NO + N2O + H2O.
Biết tỉ lệ mol của NO và N2O là 3:1. Tổng hệ số (nguyên, tối giản) của các chất trong phản ứng trên là
A. 143.

B. 145.

C. 146.

D. 144.


Câu 16: X và Y là 2 nguyên tố thuộc chu kì 3, ở trạng thái cơ bản nguyên tử của chúng đều có 1 electron
độc thân và tổng số electron trên phân lớp p của lớp ngoài cùng của chúng bằng 6. X là kim loại và Y là phi
kim. Z là nguyên tố thuộc chu kì 4, ở trạng thái cơ bản nguyên tử Z có 6 electron độc thân.
Kết luận không đúng về X, Y, Z là
A. Hợp chất của Y với hiđro trong nước có tính axit mạnh.
B. Hiđroxit của X và Z là những hợp chất lưỡng tính.
C. Oxit cao nhất của X, Y, Z đều tác dụng được với dung dịch NaOH.
D. X và Z đều tạo được hợp chất với Y.


Câu 17: Ở trạng thái cơ bản, cấu hình electron lớp ngoài cùng của nguyên tử nguyên tố X là 3s23p1. Vị trí
(chu kì, nhóm) của X trong bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học là
A. chu kì 3, nhóm IIIB.

B. chu kì 3, nhóm IA.

C. chu kì 4, nhóm IB.

D. chu kì 3, nhóm IIIA.

Câu 18: Phân tử hợp chất M gồm 4 nguyên tử được tạo bởi 2 nguyên tố gồm phi kim Y và một nguyên tố R
(số hiệu nguyên tử của R nhỏ hơn số hiệu nguyên tử của Y). Tổng số hạt mang điện trong một phân tử M là
20. Nhận xét nào sau đây không đúng ?
A. Ở trạng thái kích thích, nguyên tử nguyên tố Y có 5 electron độc thân.
B. Trong phân tử hợp chất M, nguyên tử Y còn chứa 1 cặp electron tự do.
C. Cho M tác dụng với HCl tạo ra hợp chất có chứa liên kết ion.
D. Trong các hợp chất với các nguyên tố khác, R có thể có số oxi hóa bằng -1.
Câu 19: Nguyên tử R tạo được cation R +. Cấu hình electron ở phân lớp ngoài cùng của R + (ở trạng thái cơ
bản) là 3p6. Tổng số hạt mang điện trong R+ là
A. 19.


B. 38

C. 37.

D. 18.

Câu 20: Cho nguyên tử Crom (Z = 24), số electron độc thân của crom ở trạng thái cơ bản là
A. 7.

B. 5.

C. 4.
37
17

Câu 21: Trong tự nhiên clo có hai đồng vị bền:
37
17

47,3%. Tính % khối lượng của
A. 26,06%

D. 6.

35
17

Cl


35
17

Cl



Cl

. Biết % khối lượng của

trong CaCl2 là

Cl

trong hỗn hợp đồng vị ?

B. 73,94%

C. 25%

D. 75%

Câu 22: X và Y là hai nguyên tố thuộc cùng một chu kỳ, hai nhóm A liên tiếp. Số proton của nguyên tử Y
nhiều hơn số proton của nguyên tử X. Tổng số hạt proton trong nguyên tử X và Y là 39.
Nhận xét nào sau đây về X, Y là đúng?
A. Độ âm điện của X lớn hơn độ âm điện của Y.
B. Đơn chất X là chất khí ở điều kiện thường.
C. Lớp ngoài cùng của nguyên tử Y (ở trạng thái cơ bản) có 2 electron.
D. Phân lớp ngoài cùng của nguyên tử X (ở trạng thái cơ bản) có 1 electron.

Câu 23: Cấu trúc tinh thể của nguyên tử crôm là lập phương tâm khối, giả thiết rằng trong tinh thể các
nguyên tử crôm là nhưng hình cầu chiếm 68%, phần còn lại là các khe rỗng. Khối lượng riêng của Cr là 7,19
g/cm3và nguyên tử khối là 51,9961. Bán kính nguyên tử gần đúng của Cr là:
A. 1,25A0

B. 1,52A0

C. 1,07A0

D. 1,17A0

Câu 24: Phần trăm khối lượng của nguyên tố R trong hợp chất khí với hiđro (R có số oxi hóa thấp nhất)
và trong oxit cao nhất tương ứng là a% và b%, với a : b = 11 : 4. Phát biểu nào sau đây là đúng ?
A. Oxit cao nhất của R ở điều kiện thường là chất rắn.
B. Nguyên tử R (ở trạng thái cơ bản) có 6 electron s.
C. Trong bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học, R thuộc chu kì 3.
D. Phân tử oxit cao nhất của R không có cực.
Câu 25: X và Y là hai nguyên tố thuộc cùng một chu kỳ, hai nhóm A liên tiếp. Số proton của nguyên tử Y


nhiều hơn số proton của nguyên tử X. Tổng số hạt proton trong nguyên tử X và Y là 33.
Nhận xét nào sau đây về X, Y là đúng?
A. Độ âm điện của X lớn hơn độ âm điện của Y.

B. Đơn chất X là chất khí ở điều kiện thường.

C. Lớp ngoài cùng của nguyên tử Y (ở trạng thái cơ bản) có 5 electron.
D. Phân lớp ngoài cùng của nguyên tử X (ở trạng thái cơ bản) có 4 electron
Câu 26: Cho các nguyên tố với số hiệu nguyên tử sau: X (Z = 1); Y (Z = 7); E (Z = 12); T (Z = 19). Dãy
gồm các nguyên tố kim loại là:

A. X, Y, E.

B. X, Y, E, T.

C. E, T.

D. Y, T.

Câu 27 : Nguyên tử của nguyên tố X có tổng cộng 11 electron trên phân lớp p. Nguyên tử của nguyên tố Y
có tổng cộng 5 electron trên phân lớp s. Kết luận nào sau đây đúng ?
A. Hợp chất tạo bởi X và Y là hợp chất ion.
B. Bán kính nguyên tử của X lớn hơn so với Y.
C. X có độ âm điện bé hơn so với Y.
D. X và Y thuộc cùng 1 nhóm A.
Câu 28: X và Y (ZX < ZY) là hai nguyên tố thuộc cùng một nhóm A và hai chu kì liên tiếp trong bảng tuần
hoàn. Tổng số hạt proton của hai nguyên tử hai nguyên tố đó là 22. Nhận xét đúng về X, Y là
A. Đơn chất của X tác dụng được với đơn chất của Y.
B. Độ âm điện của Y lớn hơn độ âm điện của X.
C. Hợp chất của X với Hidro là phân tử phân cực.
D. Công thức oxit cao nhất của Y là YO3.
Câu 29: Khi so sánh NH3 với NH4+, phát biểu không đúng là :
A. Trong NH3 và NH4+ , nitơ đều có số oxi hóa -3.
B. NH3 có tính bazơ, NH4+ có tính axit.
C. Phân tử NH3 và iôn NH4+ đều chứa liên kết cộng hóa trị.
D. Trong NH3 và NH4+, nitơ đều có cộng hóa trị 3.
Câu 30: Khối lượng riêng của canxi kim loại là 1,55 g/cm 3. Giả thiết rằng trong tinh thể canxi các nguyên tử
là những hình cầu chiếm 74% thể tích tinh thể, phần còn lại là khe rỗng. Bán kính nguyên tử canxi tính theo
lý thuyết là:
A. 0,185 nm.


B. 0,196 nm.

C. 0,155 nm.
-Hết-

D. 0,168 nm.



Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×